1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư (khóa IX)

12 595 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 132,5 KB

Nội dung

Thực hiện công văn số 1597/UBND-VHXH ngày 27/3/2020 của UBND tỉnh về việc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới. Sở Y tế báo cáo kết quả thực hiện như sau:

Trang 1

BÁO CÁO Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 54 của Ban Bí thư (khóa IX)

Thực hiện công văn số 1597/UBND-VHXH ngày 27/3/2020 của UBND tỉnh

về việc tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban Bí thư (khóa IX) về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới Sở Y tế báo cáo kết quả thực hiện như sau:

I Tình hình triển khai, quán triệt, học tập Chỉ thị số 54-CT/TW

1 Tình hình triển khai, quán triệt, học tập Chỉ thị số 54-CT/TW

Sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) ban hành Chỉ thị 54-CT/TW vào ngày 30/11/2005, Thông báo số 27-TB/TW của Bộ Chính trị ngày 09/5/2011 về việc sơ kết Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 30/11/2005 của Ban bí thư (Khóa IX), Tỉnh ủy Long An ban hành Chương trình hành động số 01-CTr-TU ngày 21/12/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khóa VIII) thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng , đến ngày 27/10/2011 ban hành tiếp Đảng văn số 592-CV/TU về việc tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới

Nhằm tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh, vào tháng 01/2006, Sở Y tế đã tham mưu Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS

và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (Gọi tắt là Ban chỉ đạo) tổ chức Hội nghị với sự tham dự của các đồng chí lãnh đạo Chính quyền, Sở ngành, đoàn thể các cấp nhằm quán triệt các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS Hàng năm, Sở Y tế đã tham mưu Trưởng Ban chỉ đạo tổ chức họp tổng kết, đánh giá công tác triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn đồng thời quán triệt các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ nhằm tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS, đồng thời xem công tác phòng chống HIV/AIDS là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng nhằm đảm bảo tính ổn định về kinh tế và xã hội trên địa bàn tỉnh, góp phần cùng với cả nước đạt được mục tiêu chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS theo từng giai đoạn 2006-2010, 2011-2015, 2016-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS, đồng thời quán triệt nâng cao nhận thức các Sở, ngành, đoàn thể trên địa bàn về 6 nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu được đề ra trong Chỉ thị 54-CT/TW về về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới

Trong 5 năm gần đây, mặc dù tình hình dịch HIV/AIDS trên địa bàn có xu hướng ổn định nhưng các Sở, ngành, đoàn thể tỉnh vẫn duy trì sự phối hợp với ngành

Y tế trong việc đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS, đồng thời tạo sự đồng thuận, thống nhất từ các cấp chính quyền, đoàn thể và người dân về các chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cho những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao trong cộng đồng, góp

Trang 2

phần hạn chế sự lây lan của đại dịch <0,3% theo mục tiêu chiến lược quốc gia vào năm 2020

2 Nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức, cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể

Trong 15 năm từ 2005-2020, công tác triển khai thực hiện Chỉ thị 54 – CT/TW, Chương trình hành động số 01-CTr-TU và Đảng văn số 592-CV/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới đã đạt những kết quả nhất định trong việc huy động các ngành, các cấp và toàn xã hội trong công tác phòng, chống HIV/AIDS Nhận thức của các cấp ủy cũng như đảng viên về vai trò lãnh đạo của Đảng trong phòng, chống HIV/AIDS được nâng cao và những nhiệm vụ cụ thể được triển khai gắn liền với chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

3 Sự phối hợp tham gia của ban ngành, đoàn thể

Thực hiện nhiệm vụ đẩy mạnh thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi trong Chương trình hành động số 01-CTr-TU và Đảng văn số 592-CV/TU của Ban thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/ AIDS trong tình hình mới, từ năm 2006 đến nay, hàng năm các ngành, đoàn thể: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động, Công an, Bộ đội biên phòng tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa-Thể thao và

Du lịch; Sở Lao động, Thương binh, Xã hôi, Cơ sở Cai nghiện ma túy, Trại giam Thạnh Hòa, Trại Giam Long Hòa –Cục C10 – Bộ Công an (đóng trên địa bàn tỉnh), Báo Long An, Đài Phát thanh Truyền hình đều có kế hoạch phối hợp với Sở Y tế tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về hiểm họa HIV/AIDS, hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cho người dễ phơi nhiễm HIV và hoạt động chăm sóc, điều trị HIV/AIDS

Công tác giáo dục truyền thông được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức phong phú như hội nghị, hội thảo, hội thi, tập huấn, phân phát tài liệu truyền thông, phát sóng các chương trình phóng sự, trực tiếp truyền hình gây thu hút sự chú ý của cộng đồng, qua đó làm nâng cao nhận thức và kỹ năng của các tầng lớp nhân dân về phòng chống HIV/AIDS, giảm sự phân biệt và kỳ thị đối xử với người nhiễm HIV/AIDS Trong giai đoạn 2016-2020 tăng cường truyền thông về ý nghĩa quan trọng của công tác triển khai các hoạt động nhằm đạt mục tiêu 90-90-90 Chính phủ đã cam kết với Liên Hợp quốc tiến tới kết thúc đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030 (90% số người nhiễm HIV biết được tình trạng nhiễm của họ, 90% số người đã chẩn đoán nhiễm HIV được điều trị ARV, và 90% số người điều trị ARV có tải lượng vi rút HIV dưới ngưỡng ức chế)

Các hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông trong những năm qua đã có tác động rất lớn trong việc nâng cao nhận thức phòng tránh HIV cho các nhóm nguy

cơ cao, người dân trong cộng đồng, học sinh, người lao động trong các doanh nghiệp

và cán bộ, công chức, viên chức; đồng thời góp phần giảm lây lan HIV từ người

Trang 3

nhiễm HIV/AIDS ra cộng đồng, sự phân biệt đối xử với người nhiễm HIV cũng giảm đáng kể

Công tác giám sát các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và triển khai Chỉ thị

số 54-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chương trình hành động số

01-CTr-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khóa VIII), Đảng văn số 592-CV/01-CTr-TU về việc tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới cũng được một

số các ngành đoàn thể phối hợp với Sở Y tế tiến hành tại các địa bàn trọng điểm có nhiều người nhiễm HIV, người nghiện ma túy như huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Giuộc và các Trường, Trại đóng trên địa bàn Qua giám sát đã phát hiện những khó khăn, thách thức ở các đơn vị trong công tác phòng, chống HIV và tham mưu đề xuất với cơ quan chức năng giải quyết

II Kết quả thực hiện

1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Để triển khai đạt kết quả tốt về 6 nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu được đề

ra trong Chỉ thị số 54-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chương trình hành động số 01-CTr-TU, Đảng văn số 592-CV/TU về việc tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới của của Ban Thường vụ Tỉnh ủy

Hội đồng nhân dân và UBND tỉnh đã ban hành những văn bản chỉ đạo như sau:

- Về tổ chức hệ thống phòng, chống HIV/AIDS

+ Ngày 23/12/2005, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 5031/2005/QĐ-UBND thành lập Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS trực thuộc Sở Y tế

+ Ngày 02/4/2018, UBND tỉnh ban hành lại Quyết định số 1023/QĐ-UBND thành lập lại Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm trên địa bàn tỉnh Long An

- Về công tác phòng, chống HIV/AIDS

+ Ngày 15/7/2015 Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 203/2016/ NQ-HĐND ngày 15/7/2015 về phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Long An, giai đoạn 2015-2020

+ Ngày 08/12/2017 Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 74/2017/ NQ-HĐND về mức giá dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại các cơ sở điều trị của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An

+ Ngày 08/11/2013, UBND tỉnh ban hành Quyết định 3886/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch triển khai chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại tỉnh Long An giai đoạn 2013-2015

+ Ngày 22/4/2014, UBND tỉnh ban hành Công văn 1236/UBND-VX về việc đẩy mạnh triển khai chương trình điều trị Methadone

Trang 4

+ Ngày 10/11/2014, UBND tỉnh ban hành Công văn số 3874/UBND-VX về việc thực hiện Kế hoạch Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, tỉnh Long An, giai đoạn 2015-2020” theo Quyết định 1899/QĐ-TTg ngày

16 tháng 10 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020”

+ Ngày 27/11/2014, UBND tỉnh ban hành Công văn số 4178/UBND-VX về việc thực hiện Chỉ thị 32/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh điều trị Methadone

+ Ngày 17/8/2015, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 40/2015/QĐ-UBND

về việc ban hành kế hoạch thực hiện Đề án bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Long An, giai đoạn 2015-2020

+ Ngày 05/01/2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 01/2018/QĐ-UBND

về việc ban hành mức giá dịch vụ điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone tại các cơ sở điều trị của Nhà nước trên địa bàn tỉnh Long An

+ Ngày 15/02/2019, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 573/QĐ-UBND về việc phê duyệt kế hoạch đảm bảo kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV/AIDS và hỗ trợ phần cùng chi trả thuốc kháng HIV (ARV) cho bệnh nhân có thẻ BHYT tỉnh Long An đến năm 2020

Ngoài những văn bản nêu trên, trong 15 năm (2005-2020), UBND tỉnh đã ban hành một số văn bản đề nghị Bộ Y tế, Ban quản lý dự án phòng, chống HIV/AIDS trung ương tiếp nhận dự án và hỗ trợ tỉnh triển khai các dự án và chương trình, phòng chống HIV/AIDS gồm: Dự án VAAC-US.CDC và Dự án Quỹ toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS về lĩnh vực Dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, Dự án

HAARP Việt Nam về lĩnh vực Tư vấn, xét nghiệm HIV và điều trị Methadone, Dự

án nâng cao năng lực, Phòng chống HIV/AIDS khu vực Tiểu vùng Mê Công mở rộng (ADB tài trợ) về Nâng cao năng lực phòng, chống HIV/AIDS và dự án tăng cường hỗ trợ kỹ thuật phòng, chống HIV/AIDS tại Việt Nam (EPIC) về xét nghiệm tìm ca HIV kết nối điều trị ARV nhằm thực hiện mục tiêu 90-90-90

2 Đẩy mạnh thông tin, giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS

Hàng năm, các Sở ngành, đoàn thể tỉnh đã phối hợp ngành Y tế triển khai đạt kết quả tốt các chương trình truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS

và dự phòng lây nhiễm HIV cho các đối tượng có nguy cơ dễ lây nhiễm HIV ngoài cộng đồng Một số chương trình phòng, chống HIV/AIDS do cơ quan cấp trung ương chỉ đạo thực hiện đã được các Sở, ngành phối hợp triển khai đạt kết quả tốt

- Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và phối hợp tổ chức triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”

- Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp tổ chức tập huấn cho giáo viên về chống kỳ thị phân biệt HIV/AIDS đối với trẻ em

Trang 5

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp tổ chức triển khai chương trình bao cao su dự phòng lây nhiễm HIV tại cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch theo Quyết định số 2859/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

- Hội Liên hiệp Phụ nữ phối hợp tổ chức triển khai Tháng Cao điểm dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con hội viên Hội phụ nữ các cấp

- Trại Giam Thạnh Hòa, Trại Giam Long Hòa và Cơ sở Cai nghiện ma túy phối hợp tổ chức xét nghiệm HIV và khám, điều trị ARV cho phạm nhân và học viên

- Đài phát thanh, truyền hình và Báo Long An phối hợp đưa tin hoạt động phòng, chống HIV/AIDS và nhiều chương trình trực tiếp truyền hình gây tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi nhận thức phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng

- Công an tỉnh và Sở Lao động-Thương binh-Xã hội phối hợp điều tra quản lý bệnh nhân nghiện ma túy và phối hợp tổ chức điều trị Methadone theo Nghị định số 90/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế

Sau 15 năm công tác truyền thông phòng, chống HIV/AIDS được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng đã tác động nâng cao nhận thức và kỹ năng của các tầng lớp nhân dân về phòng chống HIV/AIDS, giảm sự phân biệt và kỳ thị đối xử với người nhiễm HIV/AIDS Số người nhiễm HIV được chẩn đoán và điều trị ARV ngày càng tăng, góp phần thực hiện mục tiêu 90-90-90 tỉnh đã cam kết với

Bộ Y tế

Kết quả điều tra nghiên cứu vào tháng 11 năm 2012 trên 634 người dân

15-49 tuổi ở 30 xã, phường của tỉnh cho thấy hiểu biết của người dân về kiến thức cơ bản HIV/AIDS như sau: Tỷ lệ hiểu đúng về đường lây HIV qua đường tình dục 98,2%, đường máu 96, 3%, mẹ nhiễm HIV truyền sang con 80,2%, người dân đồng ý chăm sóc người thân nhiễm HIV tại nhà 92,4%

Đối với các chương trình can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV,

tỷ lệ người dân đồng thuận khá cao, 64,6% ủng hộ chương trình phân phát bơm kim tiêm sạch cho người nghiện chích ma túy, 86,8% ủng hộ phân phát rộng rãi bao cao su và 70,5% ủng hộ giải pháp điều trị chất thay thế Methadone cho người nghiện ma túy

Đối với nhóm người có hành vi lây nhiễm HIV cao như bệnh nhân nghiện

ma túy và phụ nữ bán dâm, sau 15 năm tác động của Chương trình truyền thông thay đổi hành vi và can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cũng có những thay đổi khá tích cực về nhận thức phòng, chống HIV/AIDS

Kết quả điều tra bản đồ điểm nóng và điều tra hành vi tiến hành ở 2 huyện Đức Hòa và Bến Lức vào tháng 9/2014 cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân nghiện ma túy sử dụng bơm kim tiêm mới trong lần chích gần đây nhất chiếm 91%, tỷ lệ sử dụng bơm kim tiêm mới trong 1 tháng qua chiếm 50%, tỷ lệ quan hệ tình dục với phụ

nữ bán dâm trong tháng qua chỉ chiếm 15%, trong đó 70% sử dụng bao cao su, tỷ

lệ bệnh nhân nghiện chích ma được xét nghiệm HIV chiếm 88%

Trang 6

Đối với nhóm phụ nữ bán dâm, tỷ lệ nhận bao cao su trong 1 tháng qua chiếm 41%, tỷ lệ sử dụng BCS với khách làng chơi trong 1 tháng qua chiếm 73%, với người yêu/chồng chiếm 10%, tỷ lệ xét nghiệm HIV chiếm 69%

Các hoạt động can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS như: Cung cấp bơm kim tiêm cho bệnh nhân nghiện ma tuý, cung cấp bao cao su cho phụ

nữ bán dâm , điều trị dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con bằng các thuốc điều trị đặc hiệu, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone…đạt kết quả tốt, góp phần làm hạn chế tốc độ gia tăng của đại dịch HIV/AIDS

Ngoài chương trình truyền thông, can thiệp giảm tác hại cho cộng đồng dân

cư, và các đối tượng có nguy cơ cao, chương trình phòng, chống HIV/AIDS còn kết hợp với bộ đội biên phòng tỉnh triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho

bộ đội và nhân dân ở 20 xã khu vực biên giới, vùng sâu, vùng xa theo quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 25/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phối hợp Ban chỉ huy Quân

sự lấy mẫu máu xét nghiệm HIV và Heroin cho thanh niên khám tuyển ngĩa vụ quân

sự, đáp ứng nhiệm vụ “Kết hợp quân y và dân y trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và các lực lượng vũ trang, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo

3 Đẩy mạnh thực hiện pháp luật và chính sách phòng, chống HIV/AIDS

Để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm trong Chương trình hành động của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh thực hiện pháp luật và chính sách phòng, chống HIV/AIDS Các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Sở ngành, đoàn thể đã quan tâm chỉ đạo

và triển khai, quán triệt các chính sách phòng, chống HIV/AIDS do Quốc hội, Chính phủ và các Bộ ngành trung ương ban hành, qua đó đã nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm và sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền tạo thuận lợi cho trong việc triển khai các Chương trình phòng, chống HIV/AIDS tỉnh đạt mục tiêu

đề ra, cụ thể là mục tiêu về chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, tư vấn và xét nghiệm HIV, can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV cho người có nguy cơ cao, điều trị Methadone cho bệnh nhân nghiện ma túy là những chương trình đem lại hiệu quả cao trong công cuộc phòng, chống HIV/AIDS ở tỉnh nhà

Trong 15 năm 2006-2020, được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của UBND tỉnh và sự phối hợp các cơ quan chức năng như Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các chính sách phụ cấp đặc thù cho lực lượng cán bộ phụ trách công tác phòng, chống HIV/AIDS của ngành y tế được giải quyết đầy đủ, kịp thời theo tinh thần Nghị định 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập Đối với người nhiễm HIV/AIDS đều được chăm sóc điều trị miễn phí từ nguồn hỗ trợ kinh phí, thuốc men của các dự án , đối với trẻ nhiễm và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS ngoài chính sách chăm sóc và điều trị miễn phí, các cháu còn được hỗ trợ về kinh phí và tạo

Trang 7

điều kiện tốt để được cắp sách đến trường, mỗi năm các cháu đều được tổ chức vui Tết Trung thu và nhận quà từ nguồn kinh phí các dự án

Nhìn chung, các Chính sách phòng, chống HIV/AIDS đã được các cơ quan chức năng phối hợp triển khai kịp thời và rộng rải, vì vậy đã tác động đến sự tham gia, sự đồng thuận và phối hợp tích cực của các Sở, ngành đoàn thể và tổ chức quần chúng, qua đó đã đạt được kết quả phòng, chống HIV/AIDS ngày càng hiệu quả, một trong những kết quả đạt được có ý nghĩa là sự phân biệt kỳ thị đối với người nhiễm HIV đã giảm đáng kể, số bệnh nhân bị nhiễm HIV đã tiếp cận các dịch vụ chăm sóc,

hỗ trợ đều trị mỗi năm đều tăng, tình hình lây nhiễm HIV không còn bùng phát mạnh

4 Kiện toàn bộ máy tổ chức phòng, chống AIDS

Thực hiện Quyết định số 61/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ vể việc thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm, UBND tỉnh ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo phòng, chống AIDS và phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm trên địa bàn tỉnh Long An Đối với 15 huyện, thị, thành phố Tân An và 192 xã, phường, thị trấn UBND địa phương đã ban hành Quyết định thành lập Ban chỉ đạo

Về tổ chức phòng, chống HIV/AIDS, thực hiện Quyết định 25/2005/QĐ-BYT ngày 05/9/2005 của Bộ Y tế quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu

tổ chức của Trung tâm phòng, chống HIV/AIDS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngày 23/12/2005, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 5031/2005/QĐ-UBND thành lập Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS trực thuộc Sở Y tế

Căn cứ Thông tư liên tịch số 51/2015/TTLT-BYT-BNV ngày 11/12/2015 của Liên

Bộ Y tế, Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của

Sở Y tế thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Phòng Y tế thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thông tư

số 26/2017/TT-BYT ngày 26/6/2017 của Bộ Y tế hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ngày 09/5/2018 UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1502/QĐ-UBND về việc hợp nhất Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm Truyền thông-Giáo dục sức khỏe, Trung tâm Y tế dự phòng và Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản thành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Với sự thay đổi về cơ cấu tổ chức để tinh giản bộ máy và nhân sự, từ tháng 5 năm 2018 chỉ còn 01 Khoa Phòng, chống HIV/AIDS trực thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật gồm 7 biên chế phụ trách điều hành toàn bộ các lĩnh vực phòng, chống HIV trên địa bàn

Đối với hệ thống cán bộ phụ trách phòng chống HIV/AIDS tuyến cơ sở chưa thật sự ổn định do kiêm nhiệm nhiều công tác và hay thay đổi nên kết quả triển khai các chương trình ở một số địa phương chưa đạt kết quả tốt

5 Tăng cường chăm sóc và điều trị bệnh nhân HIV/AIDS

Trang 8

Từ năm 2005-2020, được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh và sự hỗ trợ của các dự án, Tỉnh Long An đã triển khai các cơ sở dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS như sau:

- 5 Cơ sở Tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện (VCT) triển khai tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa huyện Đức Hòa, Trung tâm Y tế 3 huyện Bến Lức, Cần Giuộc và Cần Đước

- 3 cơ sở đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định HIV dương tính: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa và Trung tâm Y tế huyện Bến Lức

- 5 Cơ sở Chăm sóc, điều trị nhiễm HIV/AIDS triển khai tại Bệnh viện Đa

khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa, Đồng Tháp Mười và Trung tâm Y

tế huyện Bến Lức và Cần Đước Trong 15 năm (2005-2019)

- 4 Cơ sở Điều trị Methadone cho bệnh nhân nghiện ma túy: Đến nay, toàn

tỉnh đã triển khai 4 Cơ sở điều trị Methadone cho bệnh nhân nghiện ma túy, trong đó

Cơ sở 1 triển khai tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn TP Tân An phục vụ bệnh nhân tại TP Tân An và các huyện lân cận Bến Lức, Thủ Thừa, Châu Thành, Tân Trụ, Cơ sở 2 triển khai tại huyện Đức Hòa phục vụ cho cả bệnh nhân huyện Đức Huệ và Cơ sở 3 triển khai tại huyện Cần Giuộc phục vụ cho cả bệnh nhân huyện Cần Đước

- 5 cơ sở điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) cho người nguy cơ cao nhưng chưa nhiễm HIV tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực Hậu Nghĩa và Trung tâm Y tế các huyện Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc

Trong 15 năm (2015-2019) nhờ đẩy mạch công tác dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tỉnh đã đạt nhiều thành quả đáng kể trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, có 80,6% người nhiễm HIV trong cộng đồng được phát hiện, 82,9% người nhiễm HIV được kết nối điều trị ARV và 96,1% người điều trị ARV đạt tải

lượng HIV dưới ngưỡng không lây lan trong cộng đồng qua đường tình dục Đến cuối

năm 2019 toàn tỉnh có 2.053 bệnh nhân được điều trị ARV gồm 1.917 BN điều trị tại 5 cơ

sở y tế và 136 BN tại 2 Trại giam (Long Hòa: 63, Thạnh Hòa 73) đạt tỷ lệ 103,7% so với kế hoạch và 98,7% so với số bệnh nhân còn sống đang quản lý trong cộng đồng Tổng số bệnh nhân tham gia bảo hiểm y tế 1.828/1.917, đạt tỷ lệ 95,4%, số bệnh nhân chưa có thẻ bảo hiểm y tế do thẻ hết hạn đang chờ cấp thẻ mới Về điều trị Methadon, toàn tỉnh còn

460 bệnh nhân đang được điều trị, so với chỉ tiêu Chính phủ giao (650 BN) chỉ mới

đạt 70,7% Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP), đến ngày 31/12/2019, cả tỉnh

đang điều trị cho 107 khách hàng đạt 133,8% chỉ tiêu kế hoạch

Nhìn chung, công tác dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS đã đạt được những thành tựu rất có ý nghĩa, góp phần cải thiện sức khỏe và giảm bớt gánh nặng cho bệnh nhân và gia đình, qua đó góp phần hạn chế lây nhiễm HIV từ người bệnh ra cộng đồng

6 Tăng cường đầu tư kinh phí phòng, chống HIV/AIDS

Trang 9

Trong 15 năm (2005-2020), nguồn kinh phí triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong tỉnh chủ yếu từ nguồn kinh phí các dự án và chương trình mục tiêu quốc gia, kinh phí địa phương chiếm tỷ trọng rất thấp dưới 10%

Nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách địa phương chủ yếu là kinh phí cấp để triển khai công tác xét nghiệm HIV và Heroin cho thanh niên khám tuyển nghĩa vụ quân sự và xét nghiệm HIV cho thai phụ

Đối với nguồn viện trợ nước ngoài thông qua các Dự án: Tỉnh có 3 nguồn kinh phí Dự án chính gồm Dự án LIFE-GAP triển khai từ năm 2004 (năm 2013 đổi tên là

Dự án VAAC-US-CDC, năm 2019 đổi tên thành Dự án EPIC), Dự án Quỹ toàn cầu

PC HIV/AIDS (tài trợ năm 2009) và Dự án PC HIV/AIDS khu vực tiểu vùng Mê Công mở rộng (ADB tài trợ từ năm 2013) Kinh phí các nguồn Dự án đã đóng góp cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh rất lớn trong việc triển khai để đạt các mục tiêu về chăm sóc, điều trị HIV/AIDS, can thiệp giảm tác hại, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện Tuy nhiên, kể từ năm

2012 kinh phí các Dự án đã bắt đầu giảm dần trong khi nhu cầu mở rộng các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS ngày càng tăng

7 Tăng cường xã hội hóa công tác phòng, chống HIV/AIDS

Hầu hết, nguồn kinh phí để triển khai công tác PC HIV/AIDS ở tỉnh đều do các Dự án tài trợ và nguồn kinh phí của Chương trình mục tiêu quốc gia cấp hàng năm, kinh phí triển khai ở tuyến huyện và các ngành, đoàn thể hầu như phụ thuộc vào nguồn kinh phí điều phối từ Chương trình mục tiêu quốc gia Kinh phí huy động từ các tổ chức xã hội, từ thiện, mạnh thường quân, doanh nghiệp, sự đóng góp của bệnh nhân khi tiếp cận dịch vụ HIV/AIDS không đáng kể

Để đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, những năm qua việc triển khai các giải pháp huy động kinh phí từ các nguồn trong cộng đồng gặp nhiều khó khăn, việc thành lập Quỹ hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS theo Quyết định số 60/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 07/5/2007 khó thực hiện vì áp lực gây Quỹ của nhiều Hội, Đoàn thể được triển khai thường xuyên, việc huy động kinh phí từ các đơn vị, doanh nghiệp cũng gặp khó khăn do phải đối mặt với tình hình suy thoái kinh tế và kinh doanh không hiệu quả, ngoài ra hầu hết các doanh nghiệp đều được các ngành, đoàn thể triển khai nhiều phong trào nên công tác huy động kinh phí chỉ mang tính phong trào với từng hoạt động cụ thể Đối với tuyến huyện, xã dù đã hình thành Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS nhưng việc huy động kinh phí cũng khó có thể thực hiện vì hầu hết các địa phương không chủ động cân đối kinh phí, chỉ trông chờ Tỉnh phân bổ từ nguồn ngân sách Chương trình mục tiêu quốc gia

Từ năm 2012, các nguồn kinh phí viện trợ và nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia ngày càng thu hẹp, vì vậy để duy trì tính bền vững trong công tác phòng, chống HIV/AIDS những năm tiếp theo cần tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa, huy động nguồn lực tài chính từ nhiều nguồn để bảo đảm thực hiện các mục tiêu

Trang 10

chiến lược phòng, chống HIV/AIDS, trong đó xác định nguồn đầu tư từ ngân sách địa phương là chính Trong năm 2014, thực hiện Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020”

Sở Y tế phối hợp với các Sở ngành liên quan như Sở Tài chính, Sở Kế hoạch-Đầu tư phối hợp xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tỉnh Long An giai đoạn 2015-2020” với nhu cầu kinh phí trên 24 tỷ đồng Kế hoạch đã được UBND tỉnh thống nhất và đưa vào nội dung xây dựng Chương trình Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh năm 2015

III Đánh giá chung

1 Mặt đạt được

Trong 15 năm qua, việc tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khoá IX về tăng cường sự lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới, Chương trình hành động số 01-CTr-TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khóa VIII) thực hiện Chỉ thị số 54-CT/TW, Đảng văn số 592-CV/TU về việc tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới đã được các Các cấp úy Đảng, Chính quyền, các Sở, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở tiến hành nghiêm túc, rộng khắp với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, tạo được sự chuyển biến nhận thức về vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của các Cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác phòng, chống HIV/AIDS

Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của UBND tỉnh và sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, ngành đoàn thể đã tác động khá tích cực trong việc triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS đạt hiệu quả cao, các chương trình chăm sóc, điều trị ARV (thuốc kháng vi rút) cho bệnh nhân AIDS, điều trị Methadone cho bệnh nhân nghiện

ma túy, xét nghiệm và điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, dự phòng lây nhiễm HIV đối với những người có hành vi nguy cơ cao như nghiện ma túy, phụ nữ bán dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM); Điều trị PrEP dự phòng lây nhiễm HIV cho người nguy cơ cao đã phát huy những kết quả rất có ý nghĩa, đó là giảm tử vong đối với người nhiễm HIV, giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con, giảm lây nhiễm HIV đối với phụ nữ bán dâm, bệnh nhân nghiện chích ma túy từ đó giảm lây nhiễm HIV trong cộng đồng Sự phân biệt, kỳ thị, xa lánh đối với người nhiễm HIV/AIDS cũng giảm rõ rệt Những thành quả này sẽ góp phần tích cực thực hiện thành công Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội

2 Khó khăn, tồn tại, hạn chế

- Kinh phí các dự án và kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ngày càng cắt giảm nhưng nguồn ngân sách địa phương chưa kịp đáp ứng, ngoài ra Ban chỉ đạo phòng, chống HIV/AIDS các địa phương chưa chủ động cân đối ngân sách để bổ sung cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa

Ngày đăng: 17/05/2020, 09:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w