Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa vụ Hè Thu của nông hộ

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất vụ lúa hè thu tại huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 47)

Năng suất lúa không chỉ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố đầu vào mà còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố từ tự nhiên như khí hậu, đất đai và thủy văn. Đề tài tập trung phân tích ảnh hưởng của số lượng giống, số lượng N, số lượng P2O5, số lượng K2O, chi phí làm đất, diện tích trồng lúa và mô hình sản xuất ảnh hưởng đến năng suất lúa vì những yếu tố trên là những yếu tố đầu vào quan trọng, có thể điều chỉnh.

Bảng 4.19: Kết quả phân tích hồi qui đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất Nhân tố Hệ số B Sig. Hằng số (constant) 531,854 Hàm lượng dưỡng chất N 2,014*** 0,006 Hàm lượng dưỡng chất P -0,442* 0,082 Hàm lượng dưỡng chất K ,248** 0,031 Số lượng giống -4,532** 0,020 Diện tích trồng lúa 1,340 ns 0,168 Chi phí làm đất 0,004* 0,042 Hệ số R2 0,460 Hệ số R2 hiệu chỉnh 0,413

Sig.F của mô hình 0.001

Kiểm định Durbin Watson 1.956

kết quả chạy hàm ở phụ lục A

Ghi chú: ***ý nghĩa 1% ** : ý nghĩa 5% * :ý nghĩa 10% ns : không có ý nghĩa

Qua bảng 4.19, ta thấy Sig.F của mô hình là 0,001 nhỏ hơn nhiều so với mức ý nghĩa α = 1% nên mô hình có ý nghĩa, các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. R2= 0,460 có nghĩa là sự biến thiên của năng suất lúa được giải thích bởi yếu tố số lượng giống, số lượng N, số lượng P, số lượng K, diện tích đất sản xuất, làm đất và mô hình sản xuất là 46,0%. Nguyên nhân vì sản xuất lúa bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tự nhiên và sâu bệnh nên các biến trên chỉ giải thích được 46,0% sự biến thiên của năng suất, còn lại là do các yếu tố khác ảnh hưởng.

Hệ số Durbin Watson là 1,96 và theo kết quả tra bảng ta có: dU <d< 4-dL

nên kết luận mô hình không có sự tương quan (Mai Văn Nam, 2008). Tiếp theo, yếu tố phóng đại phương sai (VIF) của các biến trong mô hình nhỏ hơn nhiều so với 10 nên chứng tỏ mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến (Mai Văn Nam, 2008).

Giải thích hàm năng suất (1) Yếu tố dưỡng chất N (X1):

Hệ số của biến N có ý nghĩa ở mức 1% nên lượng dưỡng chất N có ảnh hưởng đến năng suất lúa. Với mức ý nghĩa α = 1%, nếu các yếu tố khác không đổi, số lượng dưỡng chất N tăng 1đvt thì năng suất lúa tăng 2,014 đvt. Số lượng dưỡng chất N ảnh hưởng đến năng suất lúa là vì hộ sản xuất lúa tại huyện Vị Thủy chưa tập trung bón phân Ure nên lượng dưỡng chất N thiếu so với nhu cầu sử dụng của cây lúa. Bên cạnh đó, việc bón phân chưa đúng làm thất thoát lượng N gây ra lãng phí và ảnh hưởng đến sự phát triển của cây, nên việc tăng lượng dưỡng chất N đã làm giảm năng suất lúa.

Yếu tố dưỡng chất P (X2):

Hệ số của biến P có ý nghĩa ở mức α=10% cho thấy số lượng dưỡng chất P ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Với các yếu tố khác không đổi khi tăng hàm lượng dưỡng chất P lên thêm 1đvt sẽ làm năng suất lúa giảm 0,442 đvt. Lượng dưỡng chất P được nông hộ sử dụng khá nhiều.

Yếu tố dưỡng chất K (X3):

Hệ số của biến K có ý nghĩa ở mức α=5% chứng tỏ biến hàm lượng dưỡng chất K có ảnh hưởng đến năng suất lúa. Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tăng hàm lượng dưỡng chất K lên 1 đvt sẽ làm tăng năng suất lên ,248 đvt. Lượng dưỡng chất K rất ít được quan tâm, do ảnh hưởng của nó sẽ làm cứng cây, xanh lá làm tăng khả năng chống đổ ngã của cây vì thế làm tăng năng suất.

Yếu tố số lượng giống (X4)

Hệ số số lượng giống/1000m2 có ý nghĩa thống kê ở mức 5% chứng tỏ rằng số lượng giống trên 1000m2 có ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Với các yếu tố khác không đổi thì số lượng giống tăng thêm 1đvt sẽ làm giảm năng suất xuống 4,532 đvt. Sử dụng giống nhiều sẽ làm sâu bệnh phát triển, cây thiếu ánh nắng làm giảm năng suất của nông hộ.

Yếu tố diện tích trồng lúa(X5)

Hệ số b5 của X5 có ảnh hưởng đến năng suất nhưng về mặt thống kê thì không đủ cơ sở để kết luận yếu tố diện tích sản xuất có ảnh hưởng đến năng suất.

Yếu tố chi phí làm đất (X6)

Hệ số b6 của X6 có ý nghĩa ở mức α=10% nên chi phí làm đất có ảnh hưởng đến năng suất lúa, với điều kiện các yếu tố khác không đổi thì khi tăng chi phí làm đất lên 1 đvt sẽ làm tăng năng suất lên 0,004 đvt. Là do trước khi sản xuất các hộ chuẩn bị đất tốt hơn, đất tơi xốp, bằng phẳng sẽ có năng suất cao hơn những hộ ít quan tâm đến vấn đề này.

Ngoài các yếu tố được xem xét trên giải thích mối quan hệ của nó với năng suất thì còn có 531,854 lần các yếu tố khác không thuộc mô hình có tác động đến năng suất.

Vậy, số lượng dưỡng chất N, số lượng dưỡng chất P, số lượng dưỡng chất K, số lượng lúa giống, diện tích trồng lúa, chi phí làm đất có ảnh hưởng đến năng suất lúa của nông hộ tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Trong đó các biến hàm lượng dưỡng chất P, diện tích trồng lúa, số lượng giống làm giảm năng suất lúa. Hàm lượng K, lượng dưỡng chất N, chi phí làm đất làm tăng năng suất lúa.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN

Sản xuất lúa là hoạt động chính của nông dân ĐBSCL nói chung và người dân huyện Vị Thủy nói riêng. Vì vậy, thu nhập và đời sống của nông hộ chủ yếu dựa vào nguồn thu nhập chính là trồng lúa. Đây chính là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho người dân địa phương và góp phần vào tăng trưởng kinh tế nước nhà, an ninh lương thực quốc gia.

Đa phần các hộ nông dân có trình độ học vấn còn thấp, khả năng tiếp thu tiến bộ KHKT còn hạn chế, muốn bảo vệ hình thức canh tác truyền thống của gia đình, và do bảo thủ không muốn mạo hiểm để thay đổi tập quán sản xuất lúa. Đây là nguyên nhân quan trọng dẫn đến các hộ chưa mạnh dạn để áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Các hộ ở huyện canh tác chủ yếu theo kinh nghiệm của bản thân là chính. Có nhiều lớp tập huấn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác lúa nhưng mức độ áp dụng vẫn còn rất ít chỉ khoản 40%. Lực lượng cán bộ Bảo vệ thực vật còn mỏng, sự kết hợp giữa chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn đôi lúc chưa chặt chẽ nên quá trình bám sát đồng ruộng, tư vấn, hỗ trợ cho nông dân còn bị động, vẫn còn một bộ phận nông dân không có điều kiện tiếp nhận trực tiếp những quy trình sản xuất, thành tựu mới của khoa học.

Cùng với chính sách của nhà nước là cho nông dân vay vốn và được sự quan tâm của tỉnh, các hộ nông dân ở địa bàn dần dần được tiếp cận với nguồn vốn để đầu tư phát triển sản xuất. Tuy nhiên, thời gian vay chưa phù hợp với mục đích vay và khi vay phải có thế chấp, điều này gây khó khăn cho nông dân. Theo mẫu điều tra có tới 33% nông hộ thiếu vốn sản xuất

Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn thu nhập từ lúa là nguồn thu nhập chính và quan trọng của người dân, trong 60 hộ được phỏng vấn có 50 hộ có thu nhập từ lúa chiếm 90% tổng thu nhập, 9 hộ có thu nhập từ lúa chiếm từ 60% – 90% tổng thu nhập. Với thói quen canh tác theo kinh nghiệm tích lũy được, trình độ học vấn không cao nên khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế.

Chi phí đầu tư cho vụ Hè Thu là tương đối cao với chi phí trung bình là 1.886 ngàn đồng/1000m2 và lợi nhuận thu về bình quân là 1.127 ngàn đồng/1000m2.

Ngoài ra năng suất lúa của nông hộ phụ thuộc vào các yếu tố: hàm lượng dưỡng chất N, hàm lượng dưỡng chất P, hàm lượng dưỡng chất K lượng giống/1000m2, chi phí làm đất/1000m2, diện tích trồng lúa. Còn yếu tố như mô hình sản xuất tuy có ảnh hưởng đến năng suất nhưng về mặt thống kê không đủ cơ sở kết luận rằng nhân tố này ảnh hưởng đến năng suất lúa.

Lợi nhuận của nông hộ sản xuất lúa phụ thuộc vào các yếu tố: năng suất, giá bán, chi phí thuê lao động, chi phí thuốc BVTV, chi phí lãi vay, chi phí thuê đất và diện tích trồng lúa trong đó yếu tố năng suất, giá bán, diện tích trồng lúa tác động làm tăng thu nhập của nông hộ, còn chi phí lao động, chi phí thuốc BVTV, chi phí thuê đất, chi phí lãi vay làm giảm thu nhập của nông hộ.

5.2 Kiến nghị

5.2.1 Đối với nông hộ

Đối với các nông hộ sản xuất lúa cần luôn luôn học hỏi nâng cao kiến thức và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất lúa. Ngoài ra cần tăng cường đoàn kết giữa các hộ trong sản xuất nhằm khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún không hiệu quả và bị thương lái ép giá và vấn đề thiếu lao động làm giảm hiệu quả sản xuất. Nông hộ cần tích cực chủ động tham gia các lớp tập huấn, trình diễn giống lúa mới để nâng cao kiến thức, trình độ kỹ thuật sản xuất và lựa chọn giống lúa phù hợp, và cần tích cực tham gia vào các tổ chức hợp tác xã, nông hội nông nghiệp để tạo điều kiện liên kết, giúp đỡ nhau và tìm kiếm thông tin thị trường.

Thị trường là nơi quyết định đến giá cả của các sản phẩm đầu vào và đầu ra. Vì vậy, yếu tố giá bán ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của hộ sản xuất nông nghiệp. Về thị trường các yếu tố đầu vào, người nông dân không thể tác động vào thi trường làm giảm giá nên có thể áp dụng một số cách làm giảm thiểu chi phí mua vật tư như tận dụng nguồn phân bón từ chăn nuôi, hoặc nên tạo liên kết với nhà cung cấp, định lượng số lượng cần, mua sớm, hoặc liên kết với các hộ khác mua với số lượng lớn yêu cầu chiết khấu làm giảm giá mua. Về thị trường tiêu thụ, người nông dân nên chủ động tìm thông tin giá cả.

Nông dân nên mạnh dạn áp dụng những gì đã được tập huấn vào sản xuất nhằm nâng cao lợi nhuận.

Sử dụng liều lượng phân bón hợp lý, đúng loại phân và đúng liều lượng theo khuyến cáo nhằm giảm chi phí sản xuất và nâng cao lợi nhuận.

5.2.2 Đối với chính quyền địa phương

Cần duy trì công tác khuyến nông, tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân, biểu dương nhân rộng mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao thông qua báo đài địa phương, nhằm khuyến khích các hộ làm theo.

Đối với các cấp quản lý ngành có liên quan cần có những chính sách bồi dưỡng và không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật cho cán bộ khuyến nông, để phục vụ tốt công tác hướng dẫn sản xuất cho bà con nông dân. Cung cấp và hướng dẫn nông dân sử dụng hợp lý và cân đối phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đạt hiệu quả cao để góp phần gia tăng sản lượng, đảm bảo chất lượng.

Tăng cường công tác giới thiệu thêm nhiều giống mới có chất lượng cao hơn và phù hợp với điều kiện của địa phương. Chú trọng công tác khuyến nông cả về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật lẫn chuyển giao quản lý, thông tin giá cả kịp thời cho nông dân.

Khuyến khích nông dân sử dụng giống xác nhận, phổ biến lịch thời vụ đến từng tổ, từng ấp giúp nông dân nắm rõ lịch thời vụ và thực hiện có hiệu quả.

5.2.3 Đối với cơ quan quản lý Nhà nước

Cần tăng cường nhiều hơn các lớp tập huấn kỹ thuật, các chương trình hỗ trợ giá hay hổ trợ giống, phương tiện sản xuất cho nông hộ đặc biệt là tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thủy nội đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất.

Thành lập các trung tâm tư vấn cho nông dân trong việc lựa chọn giống, chăm sóc và thu hoạch.

Cần có các biện pháp đảm bảo cho nông dân không bị thiệt khi mua vật tư hoặc bán nông sản, giảm bớt những ảnh hưởng bất lợi nhất thời của thị trường đối với sản xuất bằng các chính sách về nông sản.

5.2.4 Đối với các nhà kinh doanh

Trước tiên là phải cung cấp chính xác thông tin thị trường cho nông dân, không lợi dụng sự thiếu thông tin của nông dân mà ép giá.

Các Doanh nghiệp là nhân tố trung tâm trong liên kết bốn nhà, do Doanh nghiệp có những thuận lợi nhất định về điều kiện liên kết so với hộ sản xuất, nhà khoa học và nhà nước. Vì vậy, doanh nghiệp cần chủ động liên kết với nông hộ nhiều hơn để phát huy những thuận lợi và khắc phục những hạn chế, khó khăn của nhau. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có những hỗ trợ và cho thấy những lợi ích thiết thực từ hợp đồng bao tiêu để nông hộ thực hiện đúng

hợp đồng và yên tâm sản xuất, đáp ứng đủ nhu cầu lúa cho doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp còn cung cấp giống, vật tư nông nghiệp thu mua sản phẩm cho người sản xuất để chế biến xuất khẩu. Như một phần trong hợp đồng, mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp vì thế 2 bên đều có lợi.

Doanh nghiệp cần phải đặt mục tiêu hoạt động vì sự tồn tại và phát triển của ngành lúa gạo trong tương lai chứ không chỉ vì mục tiêu lợi nhuận mà quên đi trách nhiệm với những hộ sản xuất lúa. những người trực tiếp mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp giúp doanh nghiệp tồn tại, duy trì hoạt động và phát triển.

5.2.5 Đối với nhà khoa học

Nghiên cứu ra nhiều giống mới có phẩm chất cao, chống chịu được với thời tiết, thích nghi với từng loại đất ở địa phương. Nghiên cứu ra những quy trình canh tác mới hiệu quả, những loại nông dược mới hiệu quả nhưng phải có lợi cho môi trường và cho thiên địch theo phương châm “ An toàn cho người sản xuất và thân thiện với môi trường”, nhằm giúp nông dân hạn chế được chi phí, nâng cao năng suất cũng như lợi nhuận cho người nông dân.

Về kỹ thuật:

Nên thường xuyên mở các lớp tập huấn, các buổi nói chuyện chuyên đề, chuyển giao KHKT tham quan học hỏi kinh nghiệm của các nông dân sản xuất giỏi và kết hợp với việc biểu dương khen thưởng những nông dân có thành tích trong sản xuất. Bên cạnh đó cần quan tâm một số vấn đề sau:

Về gíống:

Giống là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Nó quyết định năng suất, chất lượng của sản phẩm sau này. Cho nên cần phải chọn giống có chất lượng, thích hợp đối với từng vùng, từng mùa vụ, có khả năng kháng dịch bệnh. Điều này có tác dụng giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh tránh rủi ro, có khả năng đạt năng suất, chất lượng cao. Theo điều tra thì với số lượng sử dụng khoảng >170 kg/ha như hiện nay là quá nhiều so với khuyến cáo của các chuyên gia nếu hạt giống nảy mầm tốt thì lượng giống chỉ cần 120 kg/ha là đủ cho mật số cây/m2. Do đó các nông hộ cần thay đổi thói quen là giảm lượng giống xuống vì gieo nhiều giống làm mật độ sạ sẽ dày vừa tốn chi phí giống và tạo điều kiện cho sâu bệnh dễ dàng phát triển. Bên cạnh đó các nông hộ trồng quá nhiều giống lúa phẩm chất hạt kém có tới 55% hộ sử dụng giống lúa IR50404. Ngoài ra cần chú ý đến việc xử lý giống trước khi gieo sạ bằng hóa chất vì nó có tác dụng làm hạt nảy mầm mạnh và ngăn chặn côn trùng phá hoại.

Về phân bón:

Về nguyên tắc phân bón sẽ làm cho cây trồng phát triển nhưng bón với

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất vụ lúa hè thu tại huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)