Diện tích trồnglúa vụ Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất vụ lúa hè thu tại huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 30 - 35)

Giang

Theo số liệu điều tra, trung bình diện tích đất trồng lúa là 9.070m2 hộ có diện tích nhỏ nhất chỉ có 2.000m2 và hộ có diện tích nhiều nhất cũng chỉ khoảng 22.000m2 .Tuy nhiên diện tích này không phải hoàn toàn là đất nhà, một số nông hộ trồng lúa phải thuê đất do thiếu đất canh tác.Bảng 4.2 sẽ cho thấy rõ hơn về diện tích trồng lúa

Bảng 4.2: Diện tích trồng lúa vụ Hè Thu năm 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Đvt: 1000m2 Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn Đất nhà 22 2 8,93 5,34 Đất thuê 6 0 0,14 0,81 Tổng diện tích 22 2 9,07 5,24

Bảng 4.2 thể hiện quy mô sản xuất lúa vụ Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Kết quả cho thấy diện tích canh tác trung bình là 8,93 công, trong đó hộ có diện tích lớn nhất là 22 công và hộ có diện tích nhỏ nhất là 2 công, chênh lệch diện tích canh tác giữa các nông hộ với nhau khá cao.

4.1.3 Tỷ trọng thu nhập từ sản xuất lúa vụ Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang

Bảng 4.3: Tỷ trọng thu nhập từ sản xuất lúa vụ Hè Thu 2013 tại huyện.

Thu nhập lúa/Tổng thu nhập (%) Số hộ Tỷ trọng (%) Từ 90 – 100 50 83.33 Từ 60 – 90 9 15,00 Từ <60 1 1.67 Tổng X 60 100

Nguồn : số liệu điều tra thực tế 2013

Bảng 4.3 thể hiện tỷ trọng thu nhập từ lúa trên tổng thu nhập của nông hộ. Qua bảng cho ta thấy 83% nông hộ ở huyện Vị Thủy, tỉnh H ậ u G i a n g có t h u nhập c h í n h là từ hoạt động trồng lúa. Điều này nói lên tầm quan trọng của cây lúa đối với các nông hộ trong huyện, vì vậy việc tìm ra các mô hình, giải pháp sản xuất lúa mới đạt hiệu quả cao và giúp người nông dân tăng thu nhập ròng là rất cần thiết.

Như ta đã biết, giống lúa là một yếu tố đầu vào không thể thiếu trong bất kì hoạt động sản xuất nông nghiêp nào. Đối với sản xuất lúa cũng vậy việc chọn giống lúa của nông hộ cũng có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Cơ cấu giống vụ Hè Thu năm 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang được thể hiện qua hình 4.2.

55.89% 28.79% 15.32% IR50404 OM5451 OM4218

Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2013

Hình 4.2: Cơ cấu giống lúa vụ Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Nhìn vào hình 4.2 ta thấy các giống lúa được gieo sạ chủ yếu là IR50404, OM5451, OM4218. Trong đó, diện tích gieo sạ giống IR50404 là nhiều nhất 55,89% tổng diện tích, giống IR50404 được trồng nhiều là do dê trăm sóc năng suất cao tốn chi phi thấp và có nhiều hộ canh tác tuy nhiên việc sủ dụng giống IR50404 quá nhiều sẽ mang lại nhiều khó khăn cho xuất khẩu lúa gạo, nền nông nghiệp gì chất lượng gạo không được tốt khó xuất khẩu giá bán không cao. kế tiếp là OM5451 chiếm 28,79% tổng diện tích, giống OM4218 chiếm 15,32% tổng diện tích. Hai giống lúa OM5451 và OM4218 cũng được trồng khá phổ biến vì bán được giá cao chất lượng gạo tốt.

Hình 4.3 thể hiện tỷ lệ nguồn giống lúa vụ Hè Thu 2013. Ta thấy trong vụ lúa Hè Thu 2013 có đến 52% nông hộ sử dụng giống mua từ người quen, 28% nông hộ sử dụng giống mua từ các cửa hàng trung tâm khuyến nông, và 20% nông hộ canh tác sử dụng giống của các vụ trước để lại. Việc mua giống từ người quen chiếm tơi 52%. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí giống thấp và cũng do thói quen làm theo phong trào, hộ này mua giống của người quen trồng đạt năng suất cao thì đi giới thiệu cho hộ khác và cứ thế người dân chỉ mua từ những người quen để canh tác. Nhưng tình trạng này dần được cải thiện bằng chứng là có tới 28% các hộ mua giống từ trung tâm khuyến nông. cho thấy nông hộ tại huyện đang chuyển hướng sử dụng từ giống truyền thống sang sản xuất các giống có năng suất cao đạt chất lượng xuất khẩu.

Tự để giống 20%

Mua từ TTKN 28% Mua từ người quen

52%

Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2013

Hình 4.3: Tỷ lệ nguồn giống lúa vụ Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Mật độ gieo xạ của giống lúa cũng ảnh hưỡng đến năng suất và chi phí. Qua bảng 4.4 cho thấy mật độ gieo xạ của huyện là cao hơn so với khuyến cáo với mức trung bình là khoản 17.78 khá cao so với khuyến cáo là 10 – 12 kg/1000m2

việc mật độ gieo xạ cao sẽ làm tăng chi phí gieo xạ và làm giảm năng suất lúa. Cần phải giảm mật độ gieo xạ hạ chi phí sản suất.

Bảng 4.4: Mật độ gieo sạ lúa vụ Hè Thu năm 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Đvt: kg/1000m2

Giống Cao nhất Thấp nhất Trung Bình Độ lệch chuẩn

IR50404 22 15 17,94 1,97

OM4218 19 13 17,08 1,90

OM5451 22 13 16,64 3,08

Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2013.

Bảng 4.4 thể hiện mật độ gieo sạ lúa vụ Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Giống lúa gieo sạ với mật độ cao nhất là IR50404 và OM5451 22kg/1000m2 cao hơn so với giống lúa OM4218 có mật độ gieo sạ trung bình 17,08 kg/1000m2

Nguyên nhân chọn giống của nông hộ tại huyên Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang được thể hiện qua bảng 4.5. Cho thấy nguyên nhân giống lúa được nông hộ chọn chủ yếu là do giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao và nông dân có kinh nghiệm gieo trồng, dễ bán, năng suất cao. Đối với giống lúa lai IR50404 nguyên nhân chủ yếu là năng suất cao chi phí thấp dễ bán và các

hộ xung quanh đều trồng. Đối với giống lúa OM4218 và OM5451 nguyên nhân được nông hộ chọn để gieo trồng là dễ bán., cơm ngon. Do giống lúa IR50404 có nhiều ưu điểm hơn nên được các hộ nông dân trồng nhiều nhất. Bảng 4.5: Nguyên nhân chọn giống vụ lúa Hè Thu năm 2013 tại huyện Vị

Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Đvt: %

Nguyên nhân chọn giống

Lúa IR50404 (n=33) OM4218 (n=17) OM5451 (n=10) Tổng (n=60) Thời gian ngắn 87,88 23,53 0,00 78,33 Chi phí giống thấp 72,73 35,29 30,00 55,00 Có kinh nghiệm 75,76 23,53 0,00 48,33 Dễ bán 66,67 47,06 60,00 60,00

Năng suất cao 90,91 88,2 30,00 66,67

Cơm ngon, có mùi thơm 3,03 58,82 70,00 30,00

Giá cao 0,00 47,06 90,00 28,33

Các hộ xung quanh đều trồng 57,58 0,00 20,00 35,00

Ít sâu bệnh 54,55 0,00 10,00 31,67

Không bị đỗ ngã 24,50 23,53 20,00 23,33

Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2013

Nguyên nhân chọn giống có tới 78,33% hộ sử dụng giống là vì thời gian ngắn việc thời gian gieo sạ và thu hoạch ngắn sẽ tránh được tình trạng đỗ ngã, tránh được các điền kiện thời tiết bất lợi. Tiếp theo thi năng suất cao là 1 trong những yếu tố quan trọng chiếm tới 66,67%. Qua bảng 4.5 có đến 60% số nông hộ cho biết các giống lúa này dễ bán .chi phí giống thấp sẽ làm giảm một phần chi phí và tăng thêm lợi nhuận bên cạnh đó cũng có các nguyên nhân khác như, có kinh nghiệm 48,33%, có nhiều hộ xung quanh đều trồng 35% ít sâu bệnh cũng là một nguyên nhân khá quan trọng 31,67% và cơm ngon 30% bán được giá cao chiếm 28,33%, không bị đỗ ngã 23,33 đây là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm chắt hạt gạo.

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất vụ lúa hè thu tại huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)