Hè Thu năm 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang
Tập huấn kỹ thuật trong sản xuất là rất cần thiết. tuy nhiên trong hoạt động sản xuất lúa, hầu hết các nông hộ sữ dụng kinh nghiêm của bản thân là chủ yếu công tác tập huấn chưa thật sự mạng lại kết quả như mong muốn. Kết quả điều tra từ bảng 4.7 thì chỉ có khoản 40% hộ sau khi tham gia tập huấn áp dụng vào sản xuất.
Bảng 4.7 : Tình hình tham gia tập huấn của nông hộ vụ lúa Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
Tình hình tham gia tập huấn
Số quan sát Tỷ trọng (%)
Không tham gia tập huấn 50 83,33
Tham gia tập huấn 10 16,67
+ Áp dụng vào sản xuất 4 40,00
+ Không áp dụng sản xuất 6 60,00
Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2013
Bảng 4.7 mô tả tình hình tham gia tập huấn của nông hộ sản xuất lúa vụ Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Kết quả cho thấy số lượng nông dân tham gia tập huấn rất thấp, chỉ có 16,67% nông dân có tham gia tập huấn kỹ thuật.
Tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất của nông hộ vụ Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy thể hiện qua bảng 4.8. Qua bảng cho ta thấy trong 60 hộ thì có rất ít hộ nông dân biết đến kỹ thuật mới, chỉ có 6 hộ biết đến kỹ thuật giống lúa mới (tương đương 10%), 4 hộ biết đến kỹ thuật lúa – thủy sản (6,67%), 1 hộ biết đến chương trình IPM (1,67%), 10 hộ biết đến kỹ thuật 1 phải – 5 giảm (16,67%), 40 hộ biết đến kỹ thuật 3 giảm – 3 tăng (66,67%), 60 hộ biết đến kỹ thuật sạ hàng (100%). Do trình độ hiểu biết về các chương
trình kỹ thuật của nông hộ còn hạn chế nên chưa mạnh dạn áp dụng vào sản xuất. Mặt khác do thói quen canh tác theo kinh nghiệm của nông hộ nên chưa kịp thời thích ứng được với kỹ thuật mới và do lo ngại khi áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất kết quả đem lại không cao nên nông dân không áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất.
Bảng 4.8: Tình hình áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất vụ Hè Thu