Tình hình áp dụng KHKT Giống mới Lúa – TS CT IPM 1P5G 3G3T Sạ hàng
Không biết kỹ thuật mới 54 56 58 50 20 0
Biết kỹ thuật mới 6 4 1 10 40 60
+ Áp dụng vào sản xuất 0 0 0 8 27 23
+ Không áp dụng vào sản xuất 6 4 1 2 33 37
Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2013
Cần phải đẩy mạnh các chương trình tập huấn, và thành lập nhiều mô hình thí điểm cho mọi người đến tham quan học hỏi. nhằm mục đích đưa các tiến bộ khoa học và kỹ thuật mới đến nông hộ.
4.2.3. Thị trường tiêu thụ lúa vụ Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang Hậu Giang
Tình hình tiêu thụ lúa vụ Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang được thể hiện qua bảng 4.9. Nhìn chung tình hình tiêu thụ lúa tại huyện gặp nhiều khó khăn, nông dân không được bao tiêu sản phẩm mà phải tự tìm đầu ra cho sản phẩm của mình, nguồn thông tin giá cả mà nông dân biết được chủ yếu là qua thương lái (66,67%), từ người quen 55%, 11,67% nông hộ biết thông tin giá qua phương tiện truyền thông. Trong số 60 hộ được phỏng vấn thì tất cả đều bán lúa ước ngay tại ruộng, do thương lái đến tận ruộng mua lúa và do việc vận chuyển lúa từ ruộng về nhà cũng như đến lò xấy lúa thì rất xa làm tăng thêm nhiều chi phí cũng như tốn rất nhiều thời gian nên nông dân bán lúa ngay tại ruộng sau khi thu hoạch.
Bảng 4.9: Thông tin về giá tiêu thụ lúa của nông hộ tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)
Phương tiện truyền thông 7 11,67
Thương lái 40 66,67
Người quen 33 55,00
Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2013
Bảng 4.10 thể hiện những thuận lợi và khó khăn của nông hộ trong sản xuất lúa vụ Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Kết quả cho thấy có 50% nông hộ đủ vốn để sản xuất, 25% nông hộ được tập huấn kỹ thuật, giao thông thuận lợi 83,33% và hệ thống thủy lợi phát chuyển mạnh 36,67% huyện Vị Thủy với hệ thống kênh rạch chằng chịt giúp cho việc cung cấp nước cho lúa và vận chuyển. ngoài ra các nông hộ còn được các tiệm vật tư nông nghiệp bán chịu tới mùa 31,67% đây cũng là một yếu tố giúp cho các nông hộ thiếu vốn an tâm sản xuất. Bên cạnh những thuận lợi nêu trên thì nông dân cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình sản xuất, có 33% nông hộ thiếu vốn để sản xuất nhưng không có điều kiện vay vốn nguyên nhân là do diện tích canh tác nhỏ và do thuê mướn nên họ không có tài sản thế chấp cho ngân hàng, nên phải vay vốn từ bên ngoài hoặc mua chịu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật từ chính sách mua bán chịu của cửa hàng để hạn chế số vốn cần phải có, tuy nhiên họ phải chịu mức lãi suất từ 2 – 6% tùy thuộc vào cửa hàng nên làm giảm lợi nhuận của nông hộ. Giống lúa khó bán 6,67%, lao động khan hiếm có 41,67% số hộ gặp khó khăn trong việc thuê lao động giai đoạn thu hoạch, khan hiếm này là do việc thu hoạch đồng lọat nên dẫn đến tình trạng thiếu nguồn lao động trong giai đoạn thu hoạch nhưng lại dư thừa lao đông lúc nông nhàn. Các nông hộ chủ yếu sản xuất dựa trên kinh nghiệm nên việc đưa khoa học, kỹ thuật mới vào sản xuất 30%. Bảo quản lúa sau khi thu hoạch cũng là một vấn đề được các nông hộ quan tâm theo điều tra có 11,67% việc hạn trế thất thoát và đảm bảo chất lượng trong khi bao quản là cần phải được quan tâm nhiều hơn, vấn đề lớn nhất nông hộ gặp phải đó là các khoản chi phi đầu vào ngày càng tăng khiến cho việc sản xuất của hộ gập nhiều khó khăn qua bảng 4.10 ta thấy có tới 91,67% nói rằng giá đầu vào ngày càng tăng.
Bảng 4.10: Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất vụ Hè Thu 2013 tai huyên Vị