Chi phí sản xuất lúa vụ Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy,

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất vụ lúa hè thu tại huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 39 - 45)

Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)

Thuận lợi

Đủ vốn sản xuất 30 50,00

Được tập huấn kỹ thuật 15 25,00

Giao thông thuận lợi 50 83,33

Hệ thống thuỷ lợi phát triển 22 36,67

Chính sách mua bán (mua chịu) 19 31,67

Khó khăn

Thiếu vốn sản xuất 20 33,00

Giống lúa khó bán 4 6,67

Lao động khan hiếm 25 41,67

Thiếu thông tin kỹ thuật 18 30,00

Sản phẩm khó bảo quản 7 11,67

Giá đầu vào ngày càng tăng 55 91,67

Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2013

4.3 KẾT QUẢ SẢN XUẤT LÚA VỤ HÈ THU 2013 TẠI HUYỆN VỊ THỦY, TỈNH HẬU GIANG THỦY, TỈNH HẬU GIANG

4.3.1 Chi phí sản xuất lúa vụ Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang Hậu Giang

Chi phí sản xuất lúa đây là một trong những vấn đề được rất nhiều nông hộ quan tâm vì nó quyết định xem lợi nhuận của vụ sản xuất qua bảng 4.11 thấy chi phí lớn nhất trong quá trình sản xuất đó là chi phí phân bón voi mức trung bình 613.792 đồng/1000m2 kế đến là chi phí thuê máy móc với mức trung bình là 606.947 đồng/1000m2 bên cạnh đó còn có rất nhiều khoản chi phí khác như chi phí lao động , chi phí nông dược chi phí giống và các khoản khác. Có sự trên lệch giữa các hộ trong việc sử dụng các nguồn vốn để sản xuất, chi phí cho phân bón lớn nhất là 765.000 và chi phí nhỏ nhất là 392500 có sự chênh lệch là do cách các hộ sử dụng phân bón là khác nhau độ mầu mở có trong đất của từng diện tích là khác nhau.

Bảng 4.11: Chi phí sản xuất lúa vụ Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Đvt: đồng/1000m2

Chi phí Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Chi phí phân bón 765.000 392.500 613.792 70.529 Chi phí thuê máy móc 670.000 502.000 606.947 22.606

Chi phí LĐGĐ 412.500 44.000 212.894 127.833

Chi phí nông dược 210.000 150.000 180.417 16.216

Chi phí giống 240.000 78.000 149.132 39.018

Chi phí thuê LĐ 366.667 0,00 123.026 113.516

Tổng chi phí 2.524.167 1.243.940 1.886.208 389.718

Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2013

33%

32% 11%

10%

8% 6%

Chi phí phân bón 32,5 Chi phí máy móc 32,3 Chi phí LĐGĐ 11,3 Chi phí nông dược 9,6 Chi phí giống 7,9 Chi phí thuê LĐ 6,5

Hình 4.4 tỷ trọng các khoản chi phi sản xuất trong vụ lúa hề thu

Hình 4.4 thể hiện chi phí sản xuất lúa vụ Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Từ số liệu điều tra thấy tổng chi phí sản xuất trung bình là 1.886.208 đồng/1000m2, trong đó chi phí phân bón chiếm tỷ trọng cao nhất trong quá trình trồng lúa, chiếm 32,5% tổng chi phí, kế tiếp là chi phí máy móc chiếm 32,3% tổng chi phí, đến chi phí lao động gia đình 11,3%, chi phí nông dược chiếm 9,6%, chi phí giống chiếm tỷ lệ không cao lắm 7,9% tổng chi phí, chi phí thuê lao động chiếm 6,4%. Điều này cho thấy: phân bón, nông dược là yếu tố đầu vào quan trọng. Do quan niệm phân và thuốc có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cũng như lợi nhuận của nông hộ, tuy nhiên các khoản chi phí đầu vào khác cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ, cụ thể như sau:

Chi phí giống: Tuy chiếm tỷ lệ không cao nhưng giống là yếu tố đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của nông hộ. Chi phí giống trung bình vụ Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang được thể hiện qua bảng 4.12.

Bảng 4.12: Chi phí giống trung bình vụ Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Giống Lượng giống

(kg/công)

Đơn giá (đồng/kg)

Chi phí giống (đồng/công)

Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất IR50404 17 7.800 155.420 208.000 90.000

OM4218 17 11.647 209.646 287.000 119.000

OM5451 16 8.400 168.000 240.000 136.000

Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2013

Bảng số liệu điều tra cho thấy đơn giá giống OM4218 cao nhất 11.647 đồng/kg, OM5451 8.400 đồng/kg, kế tiếp là IR50404 7.800 đồng/kg, giá lúa IR50404 thấp nhưng lại được nông dân gieo trồng nhiều, do có ưu điểm là phù hợp với đất, năng suất cao, chi phí thấp.

Chi phí lao động gia đình: như đã phân tích trong phần đặc điểm của các nông hộ thì lao động tham gia sản xuất chủ yếu là lao động gia đình do đó chi phí lao động gia đình chiếm tỷ lệ 11,32% tổng chi phí. Huyện Vị Thủy là một huyện thuần nông nên chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, đặc điểm của sản xuất nông nghiệp là dư thừa lao động trong quá trình sản xuất, đa số người dân tận dụng sức nhà vào sản xuất, đến thời điểm thu hoạch đây là lúc cần nhiều lao động, lao động nhà không thể đáp ứng được mới thuê lao động.

Chi phí thuê lao động: phần lớn nông dân đều tận dụng lao động gia đình vào sản xuất, chỉ thuê mướn lao động vào điểm thu hoạch nên chi phí thuê lao động chiếm tỷ trọng không cao trong tổng chi phí.

Chi phí nông dược: Qua bảng 4.11 cho thấy chi phí thuốc trung bình cho vụ Hè Thu là 180.417 đồng/1000m2. Hầu hết tất cả nông hộ đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong vụ Hè Thu, các loại thuốc mà nông dân sử dụng chủ yếu là: thuốc trừ cỏ, thuốc trừ sâu, thuốc trừ và trị bệnh hại lúa, thuốc dưỡng cho cây.

Chi phí phân bón: phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất cũng như lợi nhuận của nông hộ. Giá các loại phân bón thông dụng mà nông hộ sử dụng trong vụ lúa Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang được thể hiện qua bảng 4.13.

Bảng 4.13: Giá bán của các loại phân thông dụng nông hộ sử dụng trong vụ lúa Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Đơn vị tính: đồng/kg

Tên phân Cao nhất Thấp nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Urea 12.000 10.000 10.708,86 1.618,7

DAP 17.000 14.400 15.229,94 2.678.8

Kali 15.500 13.000 14.063,89 3.574,6

20 – 20 - 15 17.000 15.000 15.938,89 2.296,7

Nguồn: số liệu điều tra thực tế 2013

Qua bảng số liệu cho ta thấy giá loại phân có sự chênh lệch. Cụ thể như sau: Phân Urea có giá cao nhất là 12.000 đồng/kg, giá thấp nhất là 10.000 đồng/kg, phân DAP cao nhất là 17.000 đồng/kg, thấp nhất là 14.400 đồng/kg, phân Kali có giá cao nhất là 15.500 đồng/kg, giá thấp nhất là 13.000 đồng/kg và phân hỗn hợp 20 – 20 – 15 có giá cao nhất là 17.000 đồng/kg, thấp nhất là 15.000 đồng/kg. Nguyên nhân có sự chênh lệch về giá phân là do sự chênh lệch giữa người mua phân trả tiền mặt và người mua phân chịu cuối vụ trả và do thời diểm mua phân khác nhau nên dẫn đến sự chênh lệch về giá.

Thông thường nông dân thường chia làm 4 lần bón phân trong một vụ lúa. Các lọai phân bón nông dân thường sử dụng trong vụ Hè Thu 2013 là: Urea, DAP, Kali, N – P – K (20 – 20 - 15).

Lần 1: nông dân tiến hành bón vào thời gian từ 7 đến 10 ngày sau sạ, phân bón chủ yếu được sử dụng trong lần này là Urea và DAP.

Lần 2: nông dân thường bón thúc cho lúa trong khoảng thời gian 20 – 25 ngày sau sạ, phân được sử dụng trong lần này là Urea, DAP và Kali.

Lần 3: nông dân bón chủ yếu là phân NPK 20 – 20 -15, Kali, thời điểm 40 – 45 ngày sau sạ. lần bón phân này chủ yếu nhằm đón đồng và giúp cứng cây.

Lần 4: khoảng 55 – 60 ngày sau sạ nông dân bón phân lần 4, phân được sử dụng chủ yếu là NPK 20 – 20 -15.

Lượng phân N, P, K được sử dụng trong vụ lúa Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang được thể hiện qua bảng 4.15. Qua bảng số liệu ta thấy lượng phân P và K sử dụng nhiều hơn so với mức khuyến cáo, lượng phân N sử dụng thấp hơn mức khuyến cáo. Đối với lượng N trung bình ở địa phương sử dụng là 10,72 kg/1000m2, trong khi mức khuyến cáo là 21 kg/1000m2. Mức khuyến cáo đối với lượng phân P là từ 34 kg/1000m2, lượng phân P mà nông dân sử dụng trung bình là 37,36 kg/1000m2, vượt quá mức khuyến cáo. Lượng phân K nông dân sử dụng trung bình là 6,63 kg/1000m2, trong khi mức khuyến cáo đối với lượng phân K là 5 kg/1000m2, cao hơn so với mức khuyến cáo. Lượng phân N của từng loại giống lúa sử dụng đều thấp hơn so với mức khuyến cáo, còn lượng phân P và K đều vượt mức khuyến cáo.

Bảng 4.15: Lượng phân bón trung bình trên công vụ lúa Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Đvt: kg/công

Giống Tần số (n) Lượng N Lượng P Lượng K

OM4218 & OM5451 27 10,71 35,87 6,02

IR50404 33 9,59 35,60 5,39

Trung bình 60 10,74 35,36 5,63

Khuyến cáo X 21 34 5

12.60%

5.60%

50.20% 16.70%

7.90%

Chi phí xới đất 12,60 Chi phí trục đất 5,60 Chi phí thu hoạch 50,20 Chi phí bơm nước 16,70 Chi phí khác 7,90

Hình 4.5 Tỷ trọng chi phí máy móc của nông hộ vụ hè thu tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Chi phí máy móc: Trong vụ Hè Thu chi phí máy móc là các khoản chi phí trục đất, xới đất, chi phí thu hoạch (máy gặt đập liên hợp), chi phí bơm nước vận chuyển. Hình 4.5 thể hiện chi phí máy móc trung bình vụ Hè Thu 2013 tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang. Qua bảng số liệu cho ta thấy, chi phí thu hoạch chiếm tỷ lệ cao nhất 50,2% trong tổng chi phí máy móc, tiếp theo là chi phí bơm nước 16,7%, chi phí trục và xới đất có tỷ lệ bằng nhau 12,6%, thấp nhất là chi phí vận chuyển chỉ chiếm 7,9% trong tổng chi phí máy móc.

Chi phí sản xuất lúa của nông thì chi phí trang thiết bị và chi phí thuê máy móc là tương đối lớn hộ phải đâu tư vào các khoản chi phí như chi phí xới đât chi phí trục, chi phí bơm nước. chi phí xới trục có sự khác biệt giữa các hộ là do vị trí của diện tích mà nông hộ đang canh tác nếu diện tích đất đó bằng phẳng thì chi phi cho việc làm đất sẽ giảm và ngược lại .

Bảng 4.16: Chi phí máy móc trung bình của nông hộ vụ Hè Thu tại huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang.

Đvt: đồng/1000m2

khoản mục Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình Độ lệch chuẩn

Chi phí xới đất 120.000 70.000 95.456 3.600 Chi phí trục đất 50.000 35.000 45.250 2.060 Chi phí thu hoạch 300.000 300.000 300.000 0 Chi phí bơm nước 123.076,92 120.000 99.947,44 15.775,14

Chi phí khác 70.000 20.000 47.600 9.859,62

Nguồn:số liệu điều tra thực tế 2013

Một phần của tài liệu phân tích kết quả sản xuất vụ lúa hè thu tại huyện vị thủy tỉnh hậu giang (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)