1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CTTW của Ban Bí thư “Về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”

8 142 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 84 KB

Nội dung

Báo cáo Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CTTW của Ban Bí thư “Về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN

HUYỆN

Số: /BC-UBND

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

., ngày tháng năm 2020

BÁO CÁO Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư “Về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá,

hiện đại hoá đất nước”

Thực hiện Văn bản số ………-CV/BTGTU ngày ………/2020 của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và ý kiến chỉ đạo của Huyện ủy về việc phối hợp xây dựng báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX

Ủy ban nhân dân huyện báo cáo kết quả 15 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư “Về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, cụ thể như sau:

PHẦN THỨ NHẤT TÌNH HÌNH 15 NĂM THỰC HIỆN CHỈ THỊ 50-CT/TW

I NHỮNG KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC

1 Tình hình tổ chức và triển khai thực hiện chỉ thị

1.1 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện của các cấp ủy

đảng, chính quyền.

Ngay sau khi Chỉ thị số 50-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa

IX và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy về việc thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW, UBND huyện đã tích cực tham mưu cho Huyện ủy ban hành kế hoạch, chương trình hành động, tổ chức hội nghị cán bộ chủ chốt để tuyên truyền, học tập, quán triệt quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Chỉ thị Thành phần gồm các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ, trưởng, phó các ban ngành, đoàn thể, Ban Thường vụ Đảng ủy cơ sở, Bí thư, phó bí thư chi bộ

cơ sở Tham mưu cho Huyện ủy chỉ đạo các chi bộ, Đảng bộ trực thuộc phổ biến, quán triệt các quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp nêu trong chỉ thị đến toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân dân

1.2 Công tác tuyên truyền, phổ biến quán triệt nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của công nghệ sinh học đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Căn cứ các nhiệm vụ giải pháp đã nêu tại Chỉ thị 50 của Ban Bí thư, 15 năm qua, các cơ quan, đơn vị, UBND các xã, thị trấn đã có nhiều hình thức tuyên truyền phù hợp nhằm phổ biến rộng rãi Chỉ thị số 50-CT/TW Đài truyền thanh thường xuyên xây dựng các chuyên mục, phóng sự về các kết quả ứng

Trang 2

dụng và triển khai công nghệ sinh học trên địa bàn huyện: Ứng dụng công nghệ

vi sinh sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến nấm ăn; Xây dựng mô hình ứng dụng chế phẩm sinh học để xử lý các phế phụ phẩm nông nghiệp, mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao…phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan

xây dựng các chuyên mục thuộc lĩnh vực chuyên môn, trong đó có nội dung ứng

dụng công nghệ sinh học

Tham gia và cử cán bộ chuyên môn tham gia các cuộc hội thảo, tập huấn với mục đích trao đổi, thảo luận về vấn đề ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế-xã hội của huyện

Sau khi quán triệt Chỉ thị 50-CT/TW của Ban Bí thư, nhận thức của cán

bộ, đảng viên và một bộ phận nhân dân đã có bước chuyển biến rõ rệt; bước đầu tạo ra phong trào ứng dụng công nghệ sinh học vào cuộc sống Một bộ phận người dân đã mạnh dạn ứng dụng các sản phẩm của công nghệ sinh học vào đời sống, nhất là các giống cây, giống con và các chế phẩm sinh học

Công tác ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học được các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận và đoàn thể các cấp quan tâm hơn Sự phối hợp hoạt động của của các cấp, các ngành với doanh nghiệp trong quá trình ứng dụng công nghệ sinh học ngày càng nhiều và hiệu quả hơn

1.3 Tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp

1.3.1 Hoàn thiện cơ chế, chính sách:

Tổ chức triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương, tỉnh, cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học lồng ghép trong các đề án, quyết định cho từng giai đoạn nhằm thúc đẩy sự phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực: Nông nghiệp, công nghiệp chế biến, y tế,…Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và đời sống

1.3.2 Đa dạng hóa đầu tư:

Tranh thủ các nguồn vốn từ Ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác để hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác

xã ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

1.3.3 Thúc đẩy nghiên cứu:

Kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ: Hội đồng khoa học và công nghệ huyện được tổ chức, sắp xếp và kiện toàn thường xuyên Xây dựng quy chế hoạt động, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ theo hướng tinh gọn; phân công rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ:

01 lãnh đạo UBND huyện, 01 lãnh đạo và 01 chuyên viên phòng Kinh tế và Hạ tầng phụ trách và quản lý lĩnh vực khoa học và công nghệ

1.3.4 Phát triển nguồn nhân lực:

Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu, ứng dụng công nghệ sinh học cho cán bộ quản lý khoa học và công nghệ cấp huyện

Trang 3

Hàng năm, cử cán bộ quản lý khoa học và công nghệ tham gia các lớp tập huấn chuyên đề do cấp trên tổ chức

1.3.5 Đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất:

Đã quan tâm hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất để phục vụ công tác phát triển công nghệ sinh học trong các lĩnh vực: Nông nghiệp, bảo vệ môi trường, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân

II KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ THỊ 50-CT/TW

1 Một số kết quả ứng dụng công nghệ sinh học vào một số lĩnh vực cụ thể

1.1 Trên lĩnh vực nông nghiệp:

Ủy ban nhân dân huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn tham mưu

triển khai nhiều chủ trương, chính sách của tỉnh, huyện để từng bước ứng dụng công nghệ sinh học vào quá trình sản xuất nông nghiệp Nhờ vậy, những năm gần đây, trong lĩnh vực nông nghiệp đã có một số kết quả đáng kể

* Trồng trọt:

Đối với giống lúa: Ứng dụng được nhiều bộ giống có năng suất, chất lượng

đưa vào sản xuất đại trà; đồng thời khuyến khích người dân sử dụng các loại giống có nguồn gốc rõ ràng, kháng hoặc ít nhiễm sâu bệnh, sử dụng giống xác nhận, giống lai có năng suất cao nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích Theo đó, đã nghiên cứu, lựa chọn xây dựng các mô hình trình diễn cánh đồng một giống chất lượng cao Hầu hết các mô hình về giống lúa mới đều đạt được yêu cầu về năng suất, sản lượng tăng so với đối chứng từ 10-15%, một số giống có nhiều triển vọng để phát triển và đưa vào sản xuất diện rộng như: Giống lúa CLC J02, BC15, Hương Thơm 1, J01, Thiên ưu 8, TBR25 sử dụng rộng rãi vào sản xuất Mô hình sản xuất giống lúa mới bằng phân hữu cơ vi sinh đã nâng cao chất lượng, giá thành trong sản xuất lúa đồng thời giảm dư lượng thuốc BVTV trong sản phẩm

Đối với giống chè: Hàng năm, trồng mới, trồng lại diện tích chè cằn xấu,

già cỗi, năng suất thấp bằng các giống chè mới có năng suất, chất lượng cao LDP1, LDP2, PH1, chè Bát Tiên Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư thâm canh, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất; sản xuất chè đen, chè xanh theo hướng sản xuất chè an toàn vừa tăng năng suất vừa nâng cao chất lượng chè

Cây ăn quả: Tập trung phát triển các mô hình trồng cây ăn quả chất lượng

cao như cam V2 (Valencia-2), cam CT 36, thanh long ruột đỏ, bưởi diễn, bưởi

da xanh, dứa, mít, xây dựng mô hình chuối tiêu hồng với cây giống được sản xuất từ công nghệ nuôi cây mô…có giá trị kinh tế, phát triển mang tính bền vững để nhân rộng trên địa bàn Đến năm 2019, diện tích cây ăn quả toàn huyện: … ha; trong đó diện tích cây ăn quả chất lượng cao ………ha

Đối với giống ngô, sắn, lạc: đưa các giống lạc, ngô, sắn cho năng suất,

chất lượng cao, ổn định, ít sâu bệnh và thích nghi với điều kiện sinh thái và cơ cấu mùa vụ ở địa phương, góp phần tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên các vùng khô hạn của huyện

* Chăn nuôi:

Trang 4

để bảo vệ cho đàn gia súc khỏi bị dịch bệnh đe dọa như bệnh tụ huyết trùng ở lợn, lở mồm long móng, bệnh tai xanh

Đối với đàn lợn: Đưa các giống lợn lai ngoại có năng suất, chất lượng, rút ngắn chu kỳ chăn nuôi vào sản xuất, tỷ lệ lợn lai trên tổng đàn chiếm trên 90%;

Đàn gia cầm: chuyển giao và ứng dụng có hiệu quả nhiều giống gia cầm

có năng suất chất lượng tốt vào thực tiễn sản xuất như gà đen H’mong, gà Mía,

gà ri lai

Đàn đại gia súc: tiếp tục đưa các giống lai, giống chất lượng cao vào chăn nuôi như Bò lai Shin, bò lai 3/4 máu Zebu, bò BBB, …nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của thị trường, tỷ lệ giống bò lai hiện đạt 87,3%

Đối với lĩnh vực thủy sản:

Ứng dụng và chuyển giao thành công các giống mới, đem lại giá trị kinh

tế cao như: cá Lăng, cá Tầm, cá chép lai, cá rô phi đơn tính, cá Trê lai tỷ lệ con giống thủy sản chất lượng cao chiếm trên 60%

Đối với giống cây lâm nghiệp:

Đã ứng dụng, chuyển giao thành công các giống tiến bộ được sản xuất bằng công nghệ sinh học như cây keo lai mô, cây keo tai tượng nhập ngoại góp phần thúc đẩy nhanh việc trồng rừng thâm canh, đưa năng suất và chất lượng gỗ rừng trồng tăng lên

1.2 Kết quả ứng dụng công nghệ sinh học trên lĩnh vực bảo vệ môi trường nông thôn.

Áp dụng công nghệ sinh học trong sản xuất một số sản phẩm thực phẩm ; ứng dụng chế phẩm sinh học trong xử lý ô nhiễm chuồng, trại chăn nuôi, xử lý môi trường thủy sản, các chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật có khả năng thay thế hóa chất có tính độc hại cao đối với môi trường sinh thái, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, như:

Hỗ trợ người chăn nuôi ứng dụng công nghệ hầm bioga và sử dụng các loại chế phẩm, đệm lót sinh học để xử lý chất thải, nước thải tại các hộ gia đình, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, các trang trại chăn nuôi gia súc, hướng dẫn người dân chế biến thức ăn chăn nuôi bằng công nghệ ủ men vi sinh

Với công tác bảo vệ thực vật, chỉ đạo các cơ quan chuyên môn định hướng cho bà con nhân dân sử dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, ít độc hại đến môi trường như: Tasieu 5.WG, Reasgant, Muskardin…, áp dụng các chế phẩm sinh học hay nấm đối kháng, ứng dụng chế phẩm Emyla trong sản xuất chè tại xã ………… tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo cho nông dân phương pháp ủ phân hữu cơ làm phân bón cho cây trồng, tổ chức các đợt diệt chuột tập trung bảo vệ mùa màng, trong đó sử dụng các loại thuốc sinh học

an toàn như ratkill 2%DP, ranpart 2%D, Rat K 2%DP…

1.3 Kết quả ứng dụng công nghệ sinh học vào công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân.

Trang 5

Tổ chức phát động tới toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành y phát huy tinh thần nghiên cứu khoa học, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật của ngành; ứng dụng công nghệ sinh học trong khám chữa bệnh và công tác y tế dự phòng; đẩy mạnh phong trào “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, nói đi đôi với làm” ; từng bước ứng dụng các đề tài, sáng kiến vào thực tiễn khám chữa bệnh

và phòng chống dịch bệnh hiệu quả

Ngành y tế huyện đã triển khai ứng dụng hiệu quả các loại vaccine mới sử dụng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng phòng chống bệnh trẻ em nhỏ: bệnh bại liệt, uốn ván trẻ sơ sinh, bạch hầu, ho gà, sởi, thuỷ đậu, rubella, quai bị, viêm gan siêu vi…; đã tiếp cận chuyển đổi một số loại vaccine thế hệ mới: viêm não nhật bản, viêm gan siêu vi B, bệnh dại Sử dụng các men vi khuẩn sống trong điều trị loạn khuẩn đường ruột Ứng dựng phản ứng gắn kết men trong chuẩn đoán một số bệnh virut: viêm gan siêu vi B, HIV Ứng dụng các KIT chuẩn đoán thiết bị sinh hóa máu phục vụ chẩn đoán bệnh kịp thời

- Các nhiệm vụ ứng dụng công nghệ sinh học nhìn chung được triển khai thực hiện có sự gắn kết với công tác chăm sóc sức khoẻ, đáp ứng cơ bản yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân; chất lượng khám chữa bệnh từ huyện đến cơ sở từng bước được nâng cao; số lượt bệnh nhân đến khám, chữa bệnh tại các cơ sở

y tế trong huyện được tăng lên rõ dệt

3 Đóng góp của công nghệ sinh học trong thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

3.1 Ưu điểm:

Việc triển khai ứng dụng công nghệ sinh học trên địa bàn huyện đã tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội Đặc biệt, trong lĩnh vực nông nghiệp, việc ứng dụng công nghệ sinh học đã đem lại một số kết quả quan trọng Việc triển khai ứng dụng công nghệ sinh học đã góp phần hạn chế dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi, tạo điều kiện thuận lợi cho việc dập dịch, tiêu độc khử trùng; Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực Từng bước nâng cao tính ổn định, giảm dần tính phụ thuộc vào thời tiết trong sản xuất nông nghiệp; nâng cao giá trị sản xuất/đơn vị diện tích canh tác; góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Ứng dụng công nghệ sinh học đã góp phần thay đổi tập quán canh tác của nông dân từ lạc hậu, thủ công thay đổi dần bằng tập quán canh tác hiện đại, áp dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất; sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, nguồn gốc sinh học, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường, đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng Ngành chăn nuôi đã có nhiều chuyển biến cả về cơ cấu, chất lượng đàn cũng như những thay đổi về phương thức tập quán chăn nuôi Hệ thống giống lợn, bò, gia cầm và một số vật nuôi khác đã được cải tiến: Tỷ lệ

Trang 6

máu ngoại trong tổng đàn được nâng lên, quy mô và công nghệ cũng có nhiều chuyển biến

II HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

- Một số cấp ủy đảng, chính quyền nhận thức chưa đầy đủ về vị trí, tầm quan trọng của khoa học công nghệ nói chung, công nghệ sinh học nói riêng, chưa coi việc nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ là nhiệm vụ chính trị trọng tâm

- Những kết quả ứng dụng công nghệ sinh học vào các lĩnh vực sản xuất, đời sống thời gian vừa qua đã bước đầu phát huy hiệu quả Tuy nhiên, do tâm lý của người dân còn hoài nghi công nghệ sinh học nên chưa mạnh dạn đầu tư vào sản xuất, phần nào ảnh hưởng đến kết quả triển khai và ứng dụng công nghệ sinh học Ngoài ra, đời sống của nhân dân đa số còn rất nhiều khó khăn nên việc đầu tư áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, chăn nuôi còn hạn chế, chủ yếu nhờ sự hỗ trợ của các chương trình, dự án ngân sách nhà nước

- Việc thực hiện chỉ thị số 50 – CT/TW mới chỉ dừng lại ở việc ứng dụng các thành quả từ công nghệ sinh học, thiếu sự hợp tác với các tổ chức khoa học và công nghệ để nghiên cứu, triển khai các tiến bộ trong lĩnh vực công nghệ sinh học

- Việc bố trí kinh phí nhằm khuyến khích, thúc đẩy việc phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học còn hạn chế Với tổng kinh phí huy động được trong thời gian qua từ nguồn kinh phí của tỉnh, của huyện quá thấp so với nhu cầu thực tiễn

- Công tác phổ biến, tuyên truyền về chủ trương, chính sách, định hướng của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về phát triển khoa học công nghệ nói chung, công nghệ sinh học nói riêng còn hạn chế

PHẦN THỨ HAI ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC

GIAI ĐOẠN 2020 - 2030

1 Quan điểm, mục tiêu

- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nghiêm túc, đồng bộ 3 nhiệm vụ và các giải pháp Chỉ thị số 50–CT/TW đã đề ra

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản, đặc biệt là công nghệ sinh học trong bảo quản, chế biến thực phẩm nói chung, các sản phẩm rau, củ quả, thịt, cá nói riêng…đảm bảo an toàn thực phẩm, đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện

- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm môi trường tại cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và chất thải sinh hoạt trong các khu dân cư Tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực y, dược

2 Các giải pháp đột phá để phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học giai đoạn đến năm 2030

2.1 Xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học công nghệ

Trang 7

Phát triển nguồn nhân lực: Đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản

lý trong lĩnh vực công nghệ sinh học bằng nhiều hình thức như: đào tạo cao học, thực tập sinh để định hướng và dẫn dắt nhiệm vụ nghiên cứu triển khai, có khả năng tiếp cận, sáng tạo và ứng dụng

Tổ chức hợp tác với các tổ chức khoa học – công nghệ để tiếp cận, nghiên cứu, triển khai ứng dụng các kết quả đã được khẳng định trong và ngoài khu vực

2.2 Đẩy mạnh triển khai và ứng dụng công nghệ sinh học trên các lĩnh vực

Ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả công nghệ sinh học trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ chuyển dịch

cơ cấu kinh tế nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; xây dựng các chương trình phát triển nông nghiệp hiệu quả dựa vào công nghệ sinh học để thích ứng với biến đổi khí hậu Triển khai thực hiện hiệu quả các quy trình công nghệ tiên tiến vào chăn nuôi, trồng trọt, quản lý rừng, khai thác và nuôi trồng, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản Ưu tiên xây dựng một số sản phẩm có lợi thế của huyện nhà

Ứng dụng các giải pháp công nghệ sinh học và chế phẩm sinh học trong xử lý

ô nhiễm môi trường từ chất thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp để khắc phục

ô nhiễm môi trường Chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý đất bị ô nhiễm do tập quán canh tác lạm dụng các sản phẩm hóa học độc hại Tăng cường xây dựng các mô hình canh tác thích ứng với biến đổi khí hậu Đẩy mạnh công tác bảo tồn đa dạng sinh học, cụ thể là lưu giữ, bảo tồn các nguồn gen quý của địa phương, các giống loài bản địa có giá trị

2.3 Tuyên truyền nâng cao nhận thức

Tăng cường các chuyên mục về công nghệ sinh học phát trên sóng Đài truyền thanh huyện và hệ thống loa phát thanh ở cơ sở, phổ biến các kết quả ứng dụng, nâng cao chất lượng các chuyên mục và chuyên trang; tuyên truyền ứng dụng công nghệ sinh học vào cuộc sống thông qua các hội nghị, các phóng sự, bài viết trên trang thông tin điện tử huyện và các phương tiện thông tin đại chúng

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn áp dụng các biện pháp

kỹ thuật về chăn nuôi như chọn giống, chế biến thức ăn và phòng trừ dịch bệnh

Các tổ chức đoàn thể, chính trị xã hội từ cấp huyện đến cơ sở lồng ghép vào các hoạt động chuyên môn để tuyên truyền ứng dụng và phát triển công nghệ sinh học đến các đối tượng trong hoạt động của đơn vị mình

3 Đề xuất, kiến nghị với Trung ương, tỉnh

3.1 Cấp Trung ương:

Đề nghị Trung ương Đảng, Nhà nước, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các bộ ngành liên quan tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học; Định hướng có trọng tâm, trọng điểm phù hợp với điều kiện kinh tế

-xã hội của từng địa phương

Trang 8

Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và tăng cường công tác quản lý nhà nước về nghiên cứu, ứng dụng, phát triển công nghệ sinh học nói chung, trong từng lĩnh vực đặc thù nói riêng

3.2 Cấp tỉnh

Tiếp tục ban hành các văn bản nhằm cụ thể hóa các nhiệm vụ, xây dựng

cơ chế, chính sách cụ thể, thiết thực phù hợp để hướng dẫn, chỉ đạo sát thực, khả thi hơn việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị số 50 – CT/TW

Xây dựng các kế hoạch, đề án, chương trình trọng điểm về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn trong giai đoạn tiếp theo

Trên đây là báo cáo tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 04/3/2005 của Ban Bí thư “Về việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” Ủy ban nhân dân huyện trân trọng báo cáo./

Nơi nhận:

- TT Huyện ủy (b/c);

- Chủ tịch, PCT (b/c);

- Ban Tuyên giáo Huyện ủy (t/h);

- Lưu: VT.

TM ỦY BAN NHÂN DÂN

KT CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH

Ngày đăng: 19/05/2020, 08:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w