1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển truyền thông thương hiệu cho sản phẩm 1OFFICE của công ty cổ phần workway

45 251 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 45
Dung lượng 451,48 KB

Nội dung

Đề xuất giải pháp cho hoạt động truyền thông thương hiệu 1OFFICE của Công ty Cổ phần WorkWay Trên cơ sở lý thuyết và thực trạng về quản trị thương hiệu cho phần mềm quản lýdoanh nghiệp 1

Trang 1

TÓM LƯỢC

Qua thời gian thực tập tại công ty CP Workway, cùng sự hướng dẫn tận tình củaTh.S Lê Thị Duyên và những nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi của bản thân, tôi đã hoànthành khóa luận tốt nghiệp với đề tài:

“Phát triển truyền thông thương hiệu cho sản phẩm 1OFFICE của công ty cổphần WorkWay” như sau:

Chương 1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển hoạt động truyền thông thương hiệu

Chương 2 Phân tích và đánh giá thực trạng về hoạt động truyền thông thương hiệu 1OFFICE của WorkWay

Chương 3 Đề xuất giải pháp cho hoạt động truyền thông thương hiệu 1OFFICE của Công ty Cổ phần WorkWay

Trên cơ sở lý thuyết và thực trạng về quản trị thương hiệu cho phần mềm quản lýdoanh nghiệp 1Office của công ty CP Workway để đưa ra những thành công và một sốtồn tại, nguyên nhân của những tồn tại đó Dựa vào các dự báo triển vọng, nhữngphương hướng và mục tiêu công ty đề ra để đề xuất một số giải pháp và kiến nghị đểphát triển truyền thông thương hiệu cho sản phẩm phần mềm quản lý doanh nghiệp1Office của công ty CP Workway

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian thực tập tại Công ty Cố phần WorkWay, bản thân em đã có cơ hộitiếp cận được với môi trường thực tế kinh doanh và đã hoàn thành khóa luận tốtnghiệp

Lời đầu tiên, xin cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới ban chủ nhiệmkhoa Marketing trường Đại học Thương Mại đã tạo điều kiện giới thiệu em tham giathực tập thực tế Cùng với đó là sự tri ân đối với đội ngũ giảng viên của khoa, của nhàtrường đã cung cấp kiến thức lý thuyết chuyên ngành để em có đủ hành trang trước khivận dụng vào công việc Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của CôTh.s Lê Thị Duyên cùng các thầy cô khoa Marketing đã giúp đỡ em trong suốt quátrình thực hiện khóa luận

Em cũng bày tỏ lòng biết ơn đối với ban lãnh đạo và các anh chị làm việc tạiCông ty Cổ phần WorkWay đã hướng dẫn, đồng hành cùng em trong suốt thời gianthực tập và thực hiện đề tài khóa luận

Do thời gian và năng lực bản thân còn có hạn chế nên đề tài khó tránh khỏinhững thiếu sót Em rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để bài viết đượchoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 3 tháng 12 năm 2019

Sinh viên Phạm Thị Ngọc Ánh

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ v

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài: 1

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu: 2

3 Các câu hỏi nghiên cứu trong đề tài 3

4 Các mục tiêu nghiên cứu 3

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 3

7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 4

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU 5

1.1 Khái quát về thương hiệu và truyền thông thương hiệu 5

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về truyền thông thương hiệu 5

1.1.2 Khái niệm phát triển truyền thông thương hiệu 6

1.2 Phân định nội dung của phát triển truyền thông thương hiệu 6

1.2.1 Các công cụ truyền thông thương hiệu 6

1.2.2 Quy trình truyền thông thương hiệu 10

Trang 4

1.3.1 Các nhân tố vĩ mô 11

1.3.2 Các nhân tố vi mô 13

Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU CHO SẢN PHẨM 1OFFICE CỦA WORKWAY 14

2.1 Khái quát về thương hiệu 1OFFICE của Công ty Cổ phần Workway 14

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Workway 14

2.1.2 Giới thiệu về thương hiệu 1OFFICE 15

2.2 Phân tích tác động các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển truyền thông thương hiệu 18

2.2.1 Các yếu tố vĩ mô 18

2.2.2 Các yếu tố vi mô 20

2.3 Kết quả phân tích thực trạng phát triển truyền thông thương hiệu của công ty 21

2.3.1 Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp 21

2.3.2 Kết quả phân tích dữ liệu sơ cấp 24

2.4 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu đánh giá thực trạng 26

2.4.1 Những thành công và nguyên nhân 26

2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân 27

Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU 1OFFICE CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN WORKWAY 29

3.1 Dự báo triển vọng ngành phần mềm quản doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam và phương hướng hoạt động của công ty 29

3.1.1 Dự báo về môi trường ngành 29

Trang 5

3.1.2 Phương hướng hoạt động của công ty đến năm 2025 30

3.2 Đề xuất giải pháp hoạt động truyền thông thương hiệu 1OFFICE tại công ty

cổ phần Workway 31

3.2.1 Hoàn thiện hoạt động truyền thông thương hiệu qua quảng cáo thương hiệu 31 3.2.2 Hoàn thiện hoạt động truyền thông thương hiệu qua quan hệ công chúng 32 3.2.3 Hoàn thiện hoạt động truyền thông thương hiệu qua các công cụ truyền thông khác 32

3.2 Kiến nghị chủ yếu 33 KẾT LUẬN 35 PHỤ LỤC

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ biểu diễn chi phí quảng cáo của WorkWay 21

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1.1 Logo 1OFFICE 14Hình 2.1.1 Logo 1OFFICE 16Hình 2.3.1: Hội thảo tour 01 – Nền tảng quản trị nguồn nhân lực ứng dụng trí tuệ nhântạo đầu tiên tại Việt Nam 23Hình 2.3.2: Hội thảo tour 02 – Xu hướng tất yếu của doanh nghiệp xứ Thanh 23Hình 2.3.3: Hội thảo tour 03 – Từ xu thế đến thực tiễn triển khai 24

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài:

Toàn cầu hóa là đang là xu hướng tất yếu của thời đại và ngày càng mở rộng Nó

là cơ hội tốt cho sự phát triển của nền kinh tế Song song với những cơ hội thì nó cũng

là thách thức cho nền kinh tế nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng Các doanhnghiệp Việt Nam ngày càng có nhiều cơ hội để giao lưu, hội nhập cùng phát triển.Nhưng để trở thành một doanh nghiệp phát triển tốt và nổi bật trên thị trường thìthương hiệu của doanh nghiệp cần có sự vượt trội hơn so với những thương hiệu tươngđương trên thị trường Vậy nên thời đại số ngày nay, các doanh nghiệp không chỉ còntập trung vào sản phẩm của mình mà còn cần phải phát triển thương hiệu đó trong tâmtrí khách hàng, và sẽ là lựa chọn đầu tiên khách hàng nghĩ tới khi cần một loại, mộtdòng sản phẩm, dịch vụ nào đó Để làm được điều này thì doanh nghiệp cần có mộtcách thức truyền thông thương hiệu sao cho hiệu quả và đạt được kì vọng đặt ra

“Truyền thông thương hiệu” ngày nay đã không còn là điều xa lạ đối với cácdoanh nghiệp Nó chính là làm nổi bật lên thương hiệu – “tài sản vô hình” của doanhnghiệp Tạo sự nhận biết rộng rãi cho thương hiệu, từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh chodoanh nghiệp trong thời đại mà khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn cho cùng mộtphân khúc sản phẩm Vì thế mà truyền thông thương hiệu sẽ là điều mà các doanhnghiệp đã, đang và sẽ cần lưu tâm trong thời buổi nền thị trường mở như hiện nay đểgóp phần mang lại thành công cũng như danh tiếng cho doanh nghiệp

Công ty Cổ phần WorkWay là một công ty công nghệ và sản phẩm mà công tymang tới cho khách hàng của mình là một phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể.Công ty đã đạt được những thành công nhất định trên thị trường, tuy nhiên vẫn chưathực sự có độ phủ thương hiệu quá rộng mở, tỷ lệ khách hàng biết đến chưa đạt được

kì vọng của công ty Công ty cần phát triển truyền thông thương hiệu sản phẩm mạnh

mẽ hơn nữa, tạo lợi thế cạnh tranh nổi bật và dành được nhiều thị phần hơn trên thịtrường Mang đến một lượng khách hàng lớn hơn góp phần tạo nên sự phát triển bềnvững cho công ty, cũng như một ấn tượng mạnh về thương hiệu 1OFFICE trong tâmtrí khách hàng khi nghĩ về một phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể

Nhận thức được vấn đề này, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển truyền thông thương hiệu cho sản phẩm 1OFFICE của Công ty Cổ phần WorkWay” để nghiên cứu, phân

tích cách thức truyền thông mà công ty đang sử dụng để từ đó rút ra được những điểm

đã làm tốt và những điểm cần thay đổi hay thêm mới nhằm phát triển phương thứcWorkWay sử dụng trong truyền thông thương hiệu mình tới khách hàng, và đề xuấtmột số ý kiến để hoàn thiện cách thức truyền thông của công ty, phần nào góp vào sựphát triển của công ty

Trang 8

2.Tổng quan tình hình nghiên cứu:

Những vấn đề nghiên cứu về chất lượng của hoạt động truyền thông đã được cáctác giả quan tâm và nghiên cứu rất nhiều Có rất nhiều tài liệu tham khảo về phát triểntruyền thông của thương hiệu Có thể tìm được một vài tài liệu nghiên cứu về vấn đềnày như:

Cuốn sách “Branding 4.0”, năm 2017, NXB Lao động, tác giả Piyachart

Isarabhakdee là tác phẩm mới nhất, tiên phong trong việc phân tích những đặc điểmmới mẻ của marketing và xây dựng thương hiệu (branding) tại thời điểm chuyển mìnhđầy sôi nổi Tác phẩm giúp bạn đánh giá lại tầm quan trọng của xây dựng thương hiệutrong tiến trình Marketing 4.0 và làm thế nào để thương hiệu của bạn nổi bật + dễ nhớ+ khó quên trong xã hội bùng nổ thông tin

Cuốn sách "Spin Sucks" với tựa là Truyền thông và quản lý danh tiếng trong thời đại số, năm 2014, tác giả: Gini Dietrich Cuốn sách này đã hỗ trợ cho tôi cái nhìn về

hiệu quả của hoạt động PR trong thời đại Internet phát triển hiện nay

Cuốn sách “Chiến lược thương hiệu Châu Á” của Martin Roll, năm 2009, Dịch

giả Bảo Bình, NXB Lao động – Xã hội: Cuốn sách phân tích mọi khía cạnh về cácthương hiệu và quá trình xây dựng thương hiệu Châu Á như một công cụ chiến lược.Những câu chuyện thành công và thách thức đối với sự tăng trưởng trong tương laigiúp người đọc có cái nhìn tổng thể nhất về chiến lược xây dựng thương hiệu trongkhu vực Châu Á

Cùng với một số đầu sách, công trình nghiên cứu của một số tác giả trong nướcnhư:

“Giáo trình Quản trị thương hiệu” trường Đại học Thương mại, Nguyễn Quốc

Thịnh, năm 2018, NXB Thống kê Cuốn giáo trình cung cấp những lý thuyết nền tảng

về quản trị thương hiệu như: tổng quan về thương hiệu, khái quát các nội dung liênquan đến quản trị thương hiệu, bảo vệ, truyền thông và phát triển thương hiệu củadoanh nghiệp Nội dung về phát triển thương hiệu được làm rõ trong chương 6, baogồm phát triển truyền thông thương hiệu, mở rộng thương hiệu, làm mới thương hiệu,phát triển thương hiệu ngành hàng,

Khóa luận tốt nghiệp “Phát triển truyền thông thương hiệu cho dịch vụ website QTS của công ty cổ phần đầu tư và thương mại quốc tế” của sinh viên Nguyễn Thị

Hường, khoa Quản trị thương hiệu, năm 2018, do Ths.Lê Thị Duyên hướng dẫn Khóaluận tốt nghiệp này là kết quả của quá trình nghiên cứu, tổng hợp, phân tích và đánhgiá hoạt động truyền thông thương hiệu cho dịch vụ website QTS của công ty dựa trênnguồn thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp của doanh nghiệp

Các công trình nghiên cứu trên được em thu thập và tìm hiểu để làm tài liệu tham

Trang 9

ty Cổ phần WorkWay” Công trình nghiên cứu của em có tính độc lập hoàn toàn so với

các công trình đó

3 Các câu hỏi nghiên cứu trong đề tài

Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm các vấn đề sau:

Thực trạng hoạt động truyền thông thương hiệu 1OFFICE của Công ty Cổ phầnWorkWay?

Giải pháp hiệu quả để phát triển hoạt động truyền thông thương hiệu của Công ty

Cổ phần WorkWay?

4 Các mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chung: Phân tích thực trạng truyền thông thương hiệu của Công ty Cổ

phần WorkWay Từ đó tìm điểm mạnh, điểm yếu và cách hạn chế cho hoạt độngtruyền thông thương hiệu Đề xuất và có định hướng phát triển hoạt động này của côngty

Mục tiêu cụ thể:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thương hiệu và truyền thông thương hiệu

- Nghiên cứu và phân tích thực trạng hoạt động truyền thông thương hiệu củacông ty, phát huy điểm mạnh, lợi ích hoạt động, bên cạnh đó có những mặt hạn chế màcông ty gặp phải trong phát trieent truyền thông thương hiệu

- Đề xuất, định hướng phát triển hoạt động truyền thông thương hiệu công ty

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Công ty Cổ phần WorkWay.

Phạm vi nghiên cứu

-Phạm vi không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại các thị trường của công ty

và trụ sở của CTCP WorkWay Trụ sở chính tại: Tầng 4, tháp 2 Time Tower số 35đường Lê Văn Lương, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, TP.Hà Nội), Websitecủa công ty: http://1office.vn/ Ngoài ra em còn tham khảo và nghiên cứu qua các bàibáo trên Internet

-Phạm vi thời gian: Nghiên cứu dữ liệu và thông tin có liên quan đến hoạt động

quản trị, truyền thông, phát triển thương hiệu của công ty trong 03 năm gần đây nhất:2016-2018

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

-Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:

Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã thu thập dữ liệu thứ cấp là các thông tin nội

bộ của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tổng kết, báo cáo kinh doanh, tài liệuthống kê, được cung cấp trong thời gian đi thực tập Ngoài ra, các công trình nghiên

Trang 10

cứu khoa học đã thực hiện trước đó, các thông tin trên internet , cũng là nguồn dữliệu hữu ích cho khóa luận.

-Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp :

Đối tượng thu thập: Đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có

nhu cầu quản trị doanh nghiệp một cách tổng thể

Để thu thập sữ liệu sơ cấp, tôi dử dụng phương pháp sau:

Phương pháp nghiên cứu định tính: Phỏng vấn lãnh đạo và một số nhận viên

trong công ty để tìm hiểu về thực trạng và kế hoạch phát triển hoạt động marketing nóichung và vấn đề truyền thông thương hiệu nói riêng

Phương pháp quan sát: Quan sát hành vi, tác phong làm việc, hoạt động phong

trào, cách cư xử, giải quyết vấn đề của nhân viên trong công ty với nhau và với kháchhàng Ngoài ra, còn chú ý quan sát, theo dõi hoạt động truyền thông và giao tiếp củakhách hàng thông qua các kênh như: website, fanpage, cách bày trí văn phòng,

6.2 Phân tích và xử lý dữ liệu:.

Các phương pháp xử lý dữ liệu được sử dụng trong đề tài bao gồm:

Phương pháp so sánh: áp dụng phương pháp so sánh để đánh giá kết quả kinh

doanh giữa 3 năm gần đây, qua đó có cái nhìn tổng quát về tình hình phân bổ chi phí,nguồn lực, đưa ra những phù hợp, hạn chế đồng thời đề xuất giải pháp

Phương pháp phân tích, tổng hợp: dùng phương pháp này tổng hợp các kết quả

thu được, giải thích nguyên nhân và đưa ra sự liên quan giữa các dữ liệu thu thậpđược, từ đó khái quát thực trạng và vấn đề cụ thể

7 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài lời mở đầu, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, các từ viết tắt, tài liệutham khảo thì bài khóa luận chia làm 3 chương như sau:

Chương 1 Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển truyền thông thương hiệucho Công ty Cổ phần WorkWay

Chương 2 Phân tích và đánh giá thực trạng về phát triển truyền thông thươnghiệu cho sản phẩm 1OFFICE của Công ty Cổ phần WorkWay

Chương 3 Đề xuất giải pháp phát triển truyền thông thương hiệu tại Công ty Cổphần

Trang 11

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN HOẠT

ĐỘNG TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU

1.1 Khái quát về thương hiệu và truyền thông thương hiệu

1.1.1 Một số khái niệm cơ bản về truyền thông thương hiệu

1.1.2.1 Khái niệm truyền thông thương hiệu

Truyền thông thương hiệu thực chất là một hoạt động trong những hoạt động

truyền thông marketing, theo đó “Truyền thông thương hiệu (Brand Communication)

là quá trình tương tác và chia sẻ thông tin về thương hiệu giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, cộng đồng và các bên có liên quan”.

(Nguồn: Nguyễn Quốc Thịnh (2018), Giáo trình quản trị thương hiệu, NXB Thống kê)

Như vậy, truyền thông thương hiệu như là hoạt động giao tiếp chủ yếu nhất củadoanh nghiệp (hoặc một tổ chức, cá nhân, địa phương) với các bên liên quan tronghoạt động của mình, gồm cả bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp/ tổ chức đó

1.1.2.2 Vai trò của truyền thông thương hiệu

Hoạt động truyền thông thương hiệu có vài trò quan trọng trong sự phát triển củathương hiệu và của doanh nghiệp Đây là hoạt động không thể thiếu để xây dựngthương hiệu của doanh nghiệp và phát triển doanh nghiệp

Truyền thông thương hiệu giúp gia tăng nhận thức về thương hiệu trong cộngđồng: Công chúng và người tiêu dùng sẽ khó có thể biết đến và nhận thức đầy đủ hơnkhi một thương hiệu ít được truyền thông Nhận thức về thương hiệu trước hết là mức

độ nhận biết đối với thương hiệu, cao hơn nữa là những hiểu biết, tình cảm của côngchúng đối với thương hiệu

Truyền thông thương hiệu giúp truyền tải thông điệp định vị, gia tăng các liêntương thương hiệu: Ý tưởng, định vị được doanh nghiệp nỗ lực triển khai trong thựctiễn hoạt động và kinh doanh Từ đó, khách hàng dần hình thành những liên tưởngnhất định đến với thương hiệu và tạo được những kết nối bền vững giữa thương hiệu

và bộ nhớ khách hàng Thông qua quá trình truyền tải, thông điệp định vị được củng

cố sẽ dần tạo ra sự khác biệt của thương hiệu so với các thương hiệu cạnh tranh khác.Hoạt động truyền thông thương hiệu góp phần hình thành phong cách và bản sắcthương hiệu: Thúc đẩy quá trình mua của người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy tăngtrưởng và phát triển Khách hàng sẽ hiểu rõ hơn về hoạt động cung ứng và giá trị cốtlõi mà thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng và công chúng Những giá trịriêng, cam kết thương hiệu, sự khác biệt hóa và những yếu tố của bộ nhận diện thươnghiệu sẽ tạo nên một có tính cho thương hiệu, từ đó dần hình thành phong cách riêng và

đó là bản sắc của thương hiệu

Trang 12

Hoạt động truyền thông thương hiệu tạo dựng hình ảnh thương hiệu bền vữnghơn trong nhóm khách hàng mục tiêu: Một thương hiệu bền vững khi đi thẳng vàotiềm thức, tâm trí khách hàng về thông điệp và hình ảnh thông qua hoạt động truyềnthông hiệu quả Nếu doanh nghiệp không thực hiện hoạt động này thường xuyên thìkhó có thể cạnh tranh được khi các thương hiệu đối thủ liên tục tiến hành quảng báhình ảnh rộng rãi đến công chúng.

1.1.2 Khái niệm phát triển truyền thông thương hiệu

Phát triển truyền thông thương hiệu là các hoạt động nhằm làm cho truyền thông thương hiệu đạt hiệu quả cao hơn trong toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Có quan điểm cho rằng phát triển truyền thông thương hiệu là việc thực hiện đồng bộ, có kế hoạch các công cụ truyền thông nhằm tạo cầu nối chia sẻ thông tin về thương hiệu đối với người tiêu dùng, thông qua đó khai thác tối đa những thế mạnh của doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy hành vi mua và định vị thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng

(Nguồn: Luận văn tốt nghiệp,năm 2018)

1.2 Phân định nội dung của phát triển truyền thông thương hiệu

1.2.1 Các công cụ truyền thông thương hiệu

1.2.1.1 Quảng cáo thương hiệu

a, Khái niệm: Quảng cáo là hoạt động quan trọng trong hoạt động quảng bá,

truyền thông thương hiệu không chỉ trong giai đoạn đầu xâm nhập thị trường mà nócòn góp phần từng bước duy trì nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu trongquá trình phát triển của doanh nghiệp Quảng cáo tạo ra sự nhận thức, sự hiểu biết, dẫnđến quyết định sản phẩm mang thương hiệu và dần hình thành lòng trung thành thươnghiệu

b, Một số phương tiện quảng cáo:

- Quảng cáo trực tiếp thông qua kênh bán hàng trực tiếp cá nhân: Thông qua

nhân viên bán hàng có kinh nghiệm tiếp xúc và giới thiệu sản phẩm cho khách hàng.Chủ yếu dùng nhiều trong các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, phụ kiện,…

- Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, quảng cáo này có ưu điểm là tácđộng mạnh, phạm vi ảnh hưởng rộng và phong phú Bao gồm quảng cáo trên truyềnhình, Internet, Radio, báo, tờ rơi, … Tùy vào ngân sách và mục tiêu quảng cáo màdoang nghiệp có thể chọn phương tiện phù hợp

- Quảng cáo trực tiếp: Quảng cáo được gửi qua điện thoại, email, cataloge, bưuđiện Quảng cáo này có ưu điểm tiết kiệm chi phí và thường được dùng nhiều với cáckhách hàng quen thuộc Ví dụ các shop thời trang gửi thông báo các chương trìnhkhuyến mãi cho khách hàng qua điện thoại

Trang 13

- Quảng cáo phân phối: Băng rôn, pano, áp phích, phương tiện giao thông Cácphương tiện này được tận dụng tối đa kích cỡ, hình dạng nhưng sức thu hút ngườinhận tin kém Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã sử dụng các vật dụng như ô, áo mưa,bút, vở làm quà tặng cho khách hàng.

- Quảng cáo tại điểm bán: Dùng người giao hàng tại các trung tâm thương mạitận dụng lối đi, quầy kệ để có thể tác động đến người mua

- Quảng cáo điện tử: Quảng cáo trên các kênh truyền thông của doanh nghiệpnhư website, fanpage, email để có thể tiếp cận tới khách hàng mục tiêu

c, Ưu nhược điểm quảng cáo:

STT Phương tiện

quảng cáo

1 Quảng cáo trên

truyền hình

Phương tiện này có tínhnăng động, sáng tạo, khảnăng tiếp cận thị trườngrộng lớn, xu hướng tiếpnhận thông tin cao

Khả năng chọn lọc đốitượng thấp, chi phí ban đầucao, quá ngắn gọn

2 Quảng cáo tạp chí

Đầu tư chi phí tương đối

rẻ, hình ảnh và thông tinđặc sắc, lôi cuốn, mức độlặp lại cao

Hạn chế về phạm vi tiếp cận

và tần suất giới hạn, thờigian chuẩn bị và đăng kýdài

3 Quảng cáo qua

internet

Khả năng tương tác cao,việc lựa chọn được kháchhàng tiềm năng, khả năngtheo dõi và thay đỏi linhhoạt, nắm bắt thông tin dễ

Thông tin quảng cáo trànlan do chưa được kiểm soátkỹ

4 Quảng cáo qua báo

Chi phí rẻ nhất, là phươngtiện có tinh thâm nhập thịtrường, có tính chọn lọcđịa lý, khả năng thu hútđược sự quan tâm của độcgiả

Phương tiện này bị hạn chếtrong khâu sản xuất, thờigian tồn tại ngắn và nhiềunhiễu tạp

5 Quảng cáo ngoài

Trang 14

1.2.1.2 Quan hệ công chúng(PR)

a, Khái niệm: Quan hệ công chúng là những hoạt động marketing giao tiếp của

công ty nhằm xác định và đánh giá thái độ của các nhóm công chúng có liên quan, cácyếu tố ảnh hưởng đến lợi ích của các nhóm này, thực hiện các chương trình hành độngnhằm giành được sự hiểu biết và tin tưởng của công chúng đối với hoạt động kinhdoanh của công ty

b, Đặc điểm quan hệ công chúng:

Chi phí không cao: Chi phí liên quan đến các chương trình PR (sự kiện, bài báo

giới thiệu, tài trợ…) tính trên số lượng khán giả tiếp cận thì thấp hơn rất nhiều so vớiquảng cáo và xúc tiến bán hàng

Độ tin cậy cao: Do tính chất phi thương mại nên khán giả thường cảm thấy thông

điệp QHCC tin cậy hơn nhiều so với quảng cáo Đây là một trong những mặt mạnhcủa QHCC

Khó kiểm soát trực tiếp: Ban biên tập của các phương tiện truyền thông mới là

người quyết định việc phát hành thông điệp Công ty chỉ có thể ảnh hưởng ít nhiều bởigiá trị độc đáo của tin tức và mối quan hệ của mình với giới báo chí, xuất bản

Các hình thức PR

- Tuyên truyền

Tuyên truyền là các bản tin hay thông điệp mang tính thông tin mà công ty khôngphải trả tiền thuê phương tiện, bản tin được phương tiện truyền thông xuất bản thaymặt công ty

- Tài trợ và sự kiện

Tài trợ (sponsorship), về bản chất, là một giao dịch kinh tế nhằm đem lại lợi íchcho cả người tài trợ và người được tài trợ Khi tài trợ là doanh nghiệp bỏ tiền hoặc cácnguồn lực khác để đối tác thực hiện một chương trình (sự kiện, dự án) nào đó có lợicho tất cả các bên liên quan

- Hoạt động cộng đồng

Theo quan điểm xúc tiến thương hiệu hiện đại, với mục tiêu xây dựng hình ảnhđẹp, công ty phải có trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng, quan tâm tới những vấn đềcủa thời đại Hình ảnh về tấm lòng bác ái của công ty dành cho cộng đồng … các hoạtđộng phát triển cộng đồng, từ thiện nhằm góp phần thay đổi thế giới và giúp cuộc sốngngày một tích cực, tươi đẹp hơn đang được nhìn nhận như một phương pháp quan hệcông chúng hiệu quả và thành công

- Giải quyết khủng hoảng

Quan hệ công chúng đôi khi còn để đối đầu với những khiếu nại, kiện cáo củakhách hàng, những dư luận bất lợi Trong việc xây dựng thương hiệu, xử lý những sự

Trang 15

cố, những đợt khủng hoảng làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu cũng quan trọngkhông kém việc tạo ra ảnh hưởng tích cực cho thương hiệu.

Với một đội ngũ PR, các công ty cũng tránh được không ít những rắc rối do phátngôn không chuẩn xác hoặc những rắc rối do một vài sự cố gây nên

Công việc của các PR là quan hệ công chúng, tạo hình ảnh cho công ty, liên kếtvới khách hàng và cộng đồng Do đó hơn ai hết, PR là những người hiểu khách hàngnhất Họ có thể phân loại từng nhóm khách hàng để hướng dẫn một cách cụ thể, chitiết

d, Nhược điểm:

Trong một số trường hợp, những thông tin này có thể bị thất lạc hay sai sót trongquá trình thực hiện dẫn đến những hậu quả vông cùng nghiêm trọng và gây mất niềmtin cho khách hàng cũng như các đối tác

Để làm được nghề PR, bạn cần có rất nhiều kỹ năng và việc tuyển chọn cũng vôcùng khắt khe Vì nếu bạn làm việc không cẩn thận hoặc để xảy ra bất kỳ sai sót gì cóthể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng và hủy đi công sức làm việc của rất nhiềungười Điều quan trọng là hình ảnh của công ty sẽ bị xấu đi trong mắt công chúng màkhông dễ dàng thay đổi được

Sai sót này rất hiếm khi xảy ra vì các PR thường làm việc theo nhóm Tuy nhiên,trong một vài trường hợp, do một vài nguyên nhân nào đó mà có thể có sự khác nhaugiữa các thông tin được truyền đi và điều này gây nên những hoang mang trong côngchúng

1.2.1.3 Các công cụ truyền thông khác

Marketing trực tiếp: là hình thức truyền thông sử dụng thư, điện thoại và những

công cụ liên lạc gián tiếp khác để thông tin cho khách hàng hiện có, khách hàng tiềmnăng và yêu cầu họ có thông tin phản hồi lại

Bán hàng cá nhân: Là quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và

khách hàng triển vọng nhằm tư vấn, giới thiệu, thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm củacông ty

Product Placement: là việc khi doanh nghiệp chi trả một số tiền cho nhà sản

xuất phim nhằm khuếch trương sản phẩm và thương hiệu của mình trong phim, là cách

Trang 16

sử dụng tích hợp giữa sản phẩm hay thương hiệu cần quảng cáo với kênh truyền thônggiải trí không nhằm mục đích tiếp thị đối với sản phẩm.

1.2.2 Quy trình truyền thông thương hiệu

Để tiến hành hoạt động truyền thông, trước hết người gửi cần có ý tưởng muốntruyền đến cho các đối tượng khác nhau, đương nhiên, để truyền tải được , ý tưởng cần

và phải được mã hóa thành thông điệp Chỉ có thông điệp mới có thể truyền đi trên cáckênh truyền khác nhau và đến được người nhận và để hiểu ý tưởng người gửi cần phảigiải mã thông điệp Quá trình tiếp diễn với các phản hồi từ phía người nhận và cácthông tin bổ sung Trong quá trình mã hóa, truyền tải đến giải mã, phản hồi và bổ sungthông tin luôn có những tác nhân gây nhiễu cản trở và làm giảm kết quả của quá trìnhtruyền thông

a, Xác định mục tiêu, ý tưởng và thông điệp truyền thông

Mục tiêu truyền thông thương hiệu trước hết nhằm tạo dựng hình ảnh, ấn tượng

và uy tín cho thương hiệu Thông thường các mục tiêu đặt ra đối với hoạt động truyềnthông thương hiệu là: Nâng cao nhận thức về thương hiệu (mức độ biết đến thươnghiệu, nhận thức và tình cảm đối với thương hiệu); nâng cao giá trị cảm nhận của kháchhàng và công chúng đối với sản phẩm mang thương hiệu, tạo dựng hình ảnh bền vững

về thương hiệu trong tâm trí khách hàng và công chúng; hình thành bản sắc và phongcách thương hiệu

Ý tưởng truyền thông được xác lập cần dựa vào ý tưởng định vị cho thương hiệu

và sản phẩm, giá trị cốt lõi sản phẩm mang thương hiệu và của thương hiệu mà doanhnghiệp muốn truyền tải, những khác biệt so với đối thủ cạnh tranh khác và lợi íchkhách hàng có thể nhận được khi tiếp xúc và tiêu dùng các sản phẩm mang thươnghiệu Ngoài ra, chú ý tránh trường hợp lạm dụng việc truyền thông với ý tưởng đề cậpquá nhiều đến công dụng, đặc tính sản phẩm hoặc những lượi ích về tài chính

Quá trình mã hóa ý tưởng thành thông điệp thực sự quan trọng và đòi hỏi nănglực cao của các nhà quản trị thương hiệu Thông điệp cần phải bám sát ý tưởng truyềntải, người nhận hiểu rõ ý đồ của doanh nghiệp muốn truyền tải Phù hợp với đối tượngtiếp nhận sẽ tạo điều kiện tốt để người nhận giải mã và hiểu rõ hơn ý tưởng của ngườigửi Ngăn gọn, dễ hiểu là nguyên tắc tối thiểu để cách tiếp cận thông điệp hiệu quảhơn Độc đáo, có tính thuyết phục dẫn đến sự tò mà, hấp dẫn cho các đối tượng tiếpnhận Đảm bảo tính văn hóa phù hợp phong tục luôn là vấn đề lớn trong quá trình mãhóa ý tưởng để thiết lập thông điệp truyền thông thương hiệu

Biểu mẫu này có thể được dùng không chỉ trong các chiến dịch truyền thông quy

mô lớn, mà ngay cả các hoạt động, dự án truyền thông định kỳ hoặc đột xuất theo từngtình huống cũng có thể dùng

Trang 17

b, Tiến hành truyền thông qua các công cụ khác nhau

Khi kế hoạch hóa chương trình quảng cáo với các bước chuẩn bị chi tiết, công tytiến hành thực hiện chương trình Trong quá trình thực hiện cần tạo ra một cơ chế phảnhồi hữu hiệu để nắm bắt thường cuyên các tác động của chương trình

Có thể nhanh chóng đánh giá các tác động của một chương trình quảng cáo tớidoanh số bán hàng trong ngắn hạn, nhưng việc một thương hiệu được quảng cáo trướcnhiều năm vẫn có nhiều ảnh hưởng cho các thế hệ sau do hình ảnh thương hiệu đã nằmsâu trong nhận thức người tiêu dùng Coca cola là một ví dụ, các quảng cáo 50 nămtrước của họ chắc chắn không phải tiêu tốn nhiều chi phí mà vẫn có những ảnh hưởng

về mặt nhận thức đến ngày nay Do vậy, đánh giá chương trình quảng cáo là đánh giáthái độ nhận thức của người tiêu dùng đối với thương hiệu thông qua thông điệp quảngcáo trong các giai đoạn ngắn hạn và dài hạn Những nỗ lực xây dựng hình ảnh thươnghiệu một cách tích cực và bền bỉ là điều vô cùng quan trọng Rất khó để xác lập vị trítốt trong tâm trí khách hàng nhưng rủi ro thì luôn xảy ra để khách hàng “tẩy chay”thương hiệu Cần xây dựng “niềm tin” đối với thương hiệu trong chương trình quảngcáo khi mà xu thế hiện nay, người tiêu dùng ngày càng ít tin vào quảng cáo Giá trị củaniềm tin sẽ tạo dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu, từ đó gia tăng

uy tín của thương hiệu và ảnh hưởng đến các quyết định mau tích cực

c, Đánh giá kết quả truyền thông thương hiệu

Đánh giá chất lượng của một chương trình quảng cáo theo các yếu tố định tínhthường mang tính chủ quan của người đánh giá, vì vậy, các yếu tố định tính chỉ đượcthể hiện thông qua các phạm vi như tính phù hợp của thị trường mục tiêu với phươngtiện được chọn lựa, sự phù hợp giữa chiến lược thông điệp và phương tiện, hiệu quảcủa tần số tích lũy và cuối cùng là cơ hội tiếp nhận quảng cáo của khách hàng

Đánh giá theo các yếu tố định lượng bằng các nhân tần suất quảng cáo, phạm viquảng cáo, cường độ tác động Mối quan hệ giữa các thông số trên với nhau được tínhđến trong tổng số lần tiếp xúc với trọng số

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển truyền thông thương hiệu

1.3.1 Các nhân tố vĩ mô

Chính trị, pháp luật:

Các nhà quản trị chiến lược muốn phát triển thị trường cần phải nhạy cảm vớitình hình chính trị ở mỗi khu vực địa lý, dự báo diễn biến chính trị trên phạm vi quốcgia, khu vực, thế giới để có các hoạt động truyền thông hiệu quả

Việc tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh hay không lành mạnh hoàn toànphụ thuộc vào yếu tố pháp luật và quản lý nhà nước về kinh tế Việc ban hành hệthống luật pháp có chất lượng là điều kiện đầu tiên đảm bảo môi trường kinh doanh

Trang 18

bình đẳng cho các doanh nghiệp Nó có thể vừa tạo ra cơ hội, cũng tồn tại khó khănđối với hoạt động truyền thông Ví dụ: chính sách về ngân sách quảng cáo, loại hìnhquảng cáo, thời hạn quảng cáo, trên mỗi phương tiện truyền thông khác nhau.

Kinh tế:

Đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân, là lạm phát, thất nghiệp, lãi suất ngânhàng Các yếu tố kinh tế này ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của người dân, củaChính phủ và các doanh nghiệp, và do vậy cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt độngtruyền thông thương hiệu của doanh nghiệp Ngoài ra, chính sách kinh tế hướng tớimục tiêu nhà nước muốn đạt được định hướng cho các hoạt động truyền thông ưu tiêncho các ngành nghề lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh khi xâm nhập thị trường mới Tạođiều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh để tạo lập vị thế củamình trên thị trường, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập, Việt Nam gia nhập hiệp WTO,FTA, TPP có ý nghĩa quan trọng

Văn hóa xã hội

Môi trường văn hóa, xã hội thể hiện các thái độ xã hội và các giá trị văn hóa Nóbao gồm yếu tố nhân khẩu, tốc độ tăng dân số, cơ cấu dân số, quan điểm sống, quanđiểm về thẩm mỹ, các giá trị, chuẩn mực đạo đức,… Khi có sự thay đổi về các yếu tốnày sẽ tạo sự thay đổi rất lớn về nhu cầu tiêu dùng sản phẩm Việc nắm bắt các yếu tốnày sẽ giúp doanh nghiệp có sự thích ứng nhanh chóng với những yêu cầu của kháchhàng, có hoạt động sản xuất hoặc marketing phù hợp Ví dụ, xu hướng già hóa dân số

sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ y tế, du lịch cácnhà dưỡng lão,…Trình độ học vấn gia tăng sẽ có thể làm tăng chất lượng nguồn nhânlực quốc gia, một trong những nghiệp tố tạo nên lợi thế về năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp khi tham gia hoạt động trên thị trường quốc tế

Công nghệ

Đối với một doanh nghiệp sử dụng hoạt động truyền thông để thúc đẩy, gia tănggiá thị thương hiệu thì việc sử dụng internet để làm một trong số công cụ góp phầntruyền thông thương hiệu là điều dễ hiểu Môi trường công nghệ thay đổi đồng nghĩavới việc doanh nghiệp cũng cần đưa ra những chiến lược mới cho hoạt động truyềnthông của mình đi vào chiều hướng tích cực hơn Mặt khác nếu như doanh nghiệp đingược lại so với công nghệ thì điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đó đi vào

"ngõ cụt" Do đó, trong thời buổi kinh tế phát triển, công nghệ toàn cầu phát triển,công việc của mỗi nhà chiến lược marketing trong doanh nghiệp đó là làm sao tậndụng được cơ hội phát triển của công nghệ để không chậm tiến so với đối thủ cạnhtranh mà vẫn giữ được phong thái vững vàng trên thị trường bằng công cụ này đem lại

Trang 19

Đối thủ cạnh tranh

Doanh nghiệp luôn phải cạnh tranh với rất nhiều thương hiệu khác nhau Vì thế nếukhông hiểu rõ đối thủ cạnh tranh trong nghành cũng như không bắt kịp xu hướng thìdoanh nghiệp khó có thể đứng trụ trên thị trường Việc tìm hiểu đối thủ cạnh tranh là việclàm hết sức cần thiết và quan trọng giúp doanh nghiệp có những phương hướng phát triểnthương hiệu đúng đắn và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Trong truyền thông,người có chiến lược tốt, dễ nắm bắt xu hướng thị trường tốt sẽ có những kế hoạch triểnkhai thành công và đảm bảo thu hút khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng

1.3.2 Các nhân tố vi mô

Nguồn nhân lực

Nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về phát triển truyền thông thương hiệu:Đây là nhân tố quan trọng quyết định có phát triển, mở rộng thương hiệu của doanhnghiệp hay không Nếu ban lãnh đạo nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của pháttriển thương hiệu thì đó sẽ là cơ sở để thương hiệu đó khẳng định lợi thế cạnh tranh sovới đối thủ, và thương hiệu của doanh nghiệp được phát triển bền vững

Đội ngũ cán bộ nhân viên công ty: Là bộ phận thực hiện những chiến lược phát triểncông ty đưa ra, muốn chiến lược được thực thi cần có sự đồng bộ phối hợp thực hiện củatất cả các cán bộ, nhân viên công ty trong tất cả các phòng, ban, bộ phận chức năng

Tài chính

Tài chính là điều kiện chi phối toàn bộ các hoạt động truyền thông thương hiệu

và ảnh hưởng đến quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.Nguồn tài chính mạnh sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng một thương hiệu mạnh Ví dụnhư: khi có khả năng tài chính doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động truyền thôngthương hiệu thông qua các phương tiện truyền thông như quảng cáo trên truyền hình,tạp chí, tổ chức các chương trình sự kiện, giúp sản phẩm và thương hiệu của doanhnghiệp được khách hàng biết đến nhiều hơn từ đó định vị và nâng cao hình ảnh củadoanh nghiệp trở thành một thương hiệu mạnh

Sản phẩm

Sản phẩm luôn là cốt lõi của mỗi doanh ngiệp Doanh nghiệp không thể cóthương hiệu mạnh nếu không có một sản phẩm tốt hoặc đem lại giá trị gia tăng khác.Một sản phẩm có chất lượng tốt và ổn định sẽ là một yếu tố đương nhiên cho sự tồn tạicủa sản phẩm và thương hiệu đó trên thị trường Khi một sản phẩm của doanh nghiệpkhông có những thuộc tính nổi bật, có sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh thì sẽkhông thu hút được khách hàng Doanh nghiệp phải tạo ra sản phẩm có thuộc tính haycông dụng mới nhằm tạo ra sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh thì mới thu hút đượckhách hàng Khách hàng sẽ bị thu hút bởi tên thương hiệu dễ nhớ, logo đặc trưng, đơngiản, thiết kế sản phẩm tiện lợi và bắt mắt

Trang 20

Chương 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG THƯƠNG HIỆU CHO SẢN PHẨM 1OFFICE CỦA

WORKWAY

2.1 Khái quát về thương hiệu 1OFFICE của Công ty Cổ phần Workway

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Workway

- Tên công ty: Công ty Cố phần WorkWay

- Tên giao dịch: WORKWAY JOINT STOCK COMPANY

- Trụ sở chính: Tầng 3, G2, Tòa nhà FiveStar, số 2 Kim Giang, P Kim Giang,

Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội, Việt Nam

- Logo công ty:

Workway là nhà phát triển, cung cấp và triển khai giải pháp công nghệ thông tin.

Đó là một công ty khởi nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin Đượcthành lập năm 2015 tiền thân là công ty cổ phần giải pháp tối ưu số DOS (thành lậpnăm 2009)

Tầm nhìn

Trở thành công ty công nghệ phát triển giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể

số 1 Việt Nam và mang sản phẩm tới thị trường Đông Nam Á

 2025: Trở thành nhà cung cấp dịch vụ quản trị doanh nghiệp lớn nhất ViệtNam

 2030: Tiến tới các thị trường các nước Đông Nam Á

Trang 21

Sứ mệnh

Tạo ra một phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể, là công cụ hỗ trợ đắc lực

và toàn diện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

 Cung cấp các giải pháp quản lý doanh nghiệp dựa trên nền tảng công nghệđiện toán đám mây và mô hình SMAC (Social Mobility Analytics Cloud)

 Tạo dựng xu hướng công nghệ mới, dịch vụ mới, sản phẩm mới

 Giúp cho nhân viên có cuộc sống đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần,

an toàn về mọi mặt Xây dựng một môi trường giáo dục trong sáng, lành mạnh, thúcđẩy sự phát triển toàn diện của nhân viên cũng như các thành viên trong gia đình củahọ

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2016-2018.

(Đơn vị: VNĐ)

Doanh thu thuần 1,469,864.000 2,187,127,000 3,827,349,550Chi phí kinh doanh 1,340,491,558 1,671,745,170 3,171,780.947Lợi nhuận trước thuế 129,372,442 515,381,830 655,568,603Lợi nhuận sau thuế 129,372,442 515,381,830 655,568,603

Nhận xét:

Thông qua bản báo cáo trên, cho thấy tình hình kinh doanh hiệu quả trong 3 nămgần đây của Công ty Cổ phần WorkWay Doanh thu hàng năm tăng nhanh và ổn định.Năm 2017 tăng 67% so với năm 2016 và năm 2018 tăng 57% so với năm 2017 Điều

đó cho thấy những chiến lược, kế hoạch phát triển của Công ty đang bước tiền dần đều

và đúng đắn trong việc đạt mục tiêu đặt ra với thị trường đầy tiềm năng hiện nay vềphần mềm quản trị tổng thể cho 1 doanh nghiệp

Chi phí kinh doanh năm 2018 tăng gấp đôi so với năm 2017 nhưng lợi nhuận sauthuế lại tăng không nhiều cho có thay đổi bộ máy nhân sự toàn công ty Công ty cầnxác định rõ thị trường tiềm năng và chú trọng về khách hàng tiềm năng cũng như quảntrị quá trình triển khai sản phẩm cho khách hàng sao cho nhanh và hiệu quả cao Mởrộng thị trường cũng như thúc đẩy các hoạt động quảng cáo, truyền thông, xúc tiến bán

để gia tăng gấp nhiều lần doanh thu và lợi nhuận

2.1.2 Giới thiệu về thương hiệu 1OFFICE

Tên thương hiệu

Công ty Cổ phần WorkWay đã xem xét rất cẩn thận khi đưa ra tên thương hiệu là1OFFICE

Có thể thấy “1OFFICE” là một cái tên đơn giản, dễ đọc và dễ lưu lại trong trínhớ khách hàng Nó dễ phát âm, đánh vần nên dễ truyền miệng và tạo nên ấn tượng

Trang 22

trong trí nhớ Yếu tố dễ đọc làm cho khách hàng cảm thấy thoải mái và tự nhiên khiđọc tên thương hiệu.

Tên “1OFFICE” cũng đã giúp liên tưởng đến ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh

cụ thể của công ty Với gần 10 năm hoạt động công ty đã đạt được nhiều thành tựutrong phát triển phần mềm quản trị cho các doanh nghiệp, giai đoạn đầu sẽ tạo nhữngphần mềm chuyên biệt cho từng khách hàng riêng, nhưng sau khi đã tạo ra nhiều phầnmềm riêng thì ban lãnh đạo nhận thấy những điểm chung giống nhau đều cần phải có ởcác doanh nghiệp vừa và nhỏ nên đã đổi hướng sang phát triển một phần mềm chung,khái quát nhất, đáp ứng được 70% - 80% nhu cầu quản trị của một doanh nghiệp thôngthường

Hình 2.1.1 Logo 1OFFICE

Logo công ty:

Bên cạnh tên thương hiệu những yếu tố mang tính đồ họa như logo hay biểutương cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nên giá trị thương hiệu

Số “1” với hình ảnh một mảnh ghép đang được ghép vào một khối vuông tạo nênmột hình khối thống nhất Biểu chưng cho 1OFFICE chính là mảnh ghép hoàn hảo đểtạo nên một môi trường doanh nghiệp chuyên nghiệp, ổn định và thống nhất

“OFFICE” dịch sát nghĩa nhất là “văn phòng”, 1OFFICE sẽ cung cấp cho kháchhàng một môi trường làm việc trực tuyến và gần gũi nhất với môi trường làm việc bênngoài của doanh nghiệp nhưng thân thiện, hiện đại và phù hợp với thói quen của cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam nói riêng và Đông Nam Á nói chung

Khẩu hiệu:

Công ty cổ phẩn WorkWay có câu khẩu hiệu “Leading on digital

tranformation- dẫn đầu về chuyển đổi số cho doanh nghiệp” Câu khẩu hiệu được

xem như cách thức quảng bá thương hiệu rất tốt vì nó là công cụ ngắn gọn, súc tích và hiệu quả trong việc tạo dựng giá trị thương hiệu WorkWay thực hiện phương châm vàcách thức hoạt động của toàn công ty, liên hệ trực tiếp và mãnh mẽ tới lợi ích khi dùngsản phẩm Câu khẩu hiệu giúp khách hàng hiểu rõ về công ty về mục đích, mục tiêu,

Ngày đăng: 15/05/2020, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w