1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHẤT HÀI TRONG SÁNG TÁC CỦA DI LI

21 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1

  • CHẤT HÀI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO VĂN CHƯƠNG CỦA DI LI

  • 1.1. Chất hài trong tư duy sáng tạo của Di Li

  • 1.1.1. Giới thuyết về cái hài

  • 1.1.1.1 Khái niệm cái hài

  • Cái hài là một phạm trù vốn có của đời sống, nó xuất hiện ở khắp mọi nơi với muôn hình vạn trạng khác nhau trong mọi lĩnh vực của xã hội. Đây là một hiện tượng xã hội được nhiều học giả chú ý và lí giải.

  • Từ các nhà mỹ học cổ đại Hi Lạp, các nhà triết học cổ điển Đức đến các nhà văn, nhà tư tưởng Nga cũng tham gia lí giải hiện tượng này. Theo Platon thì “thiếu hài hước không nhận định được cái nghiêm túc…Cái đối lập được nhận thức nhờ cái đối lập” [24, Tr.170]. Ông thừa nhận cái hài xuất phát từ cái đối lập giữa hai mặt của một sự việc. Còn nhà văn, tư tưởng Nga, Tsernyshevsky lại cho rằng: “Cái hài là sự trống rỗng và vô nghĩa bên trong được che đậy bằng một cái vỏ huênh hoang tự cho rằng có nội dung và ý nghĩa thực sự” [18, 30]. Hầu hết các nhận định trên đều thống nhất rằng: cái hài được sinh ra từ các mặt đối lập.

  • Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định cái hài là “phạm trù mỹ học phản ánh một hiện tượng phổ biến của thực tế đời sống vốn có khả năng tạo ra tiếng cười ở những cung bậc và sắc thái khác nhau. Đó là sự mâu thuẫn sự không tương xứng mà người ta có thể cảm nhận được về phương diện xã hội - thẩm mỹ (chẳng hạn giữa hình thức với nội dung, hành động với tình huống, mục đích và phương tiện, bản chất và biểu hiện v.v…)” [18, 29].

  • Trong cuốn Giáo trình mỹ học đại cương của PGS. TS NGuyễn Văn Huyên cũng cho rằng: “Cái hài là một hiện tượng thẩm mỹ khách quan, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Đó là những cái xấu đội lốt cái đẹp, bị phát hiện bất ngờ và gây ra tiếng cười tích cực, phê phán cái xấu dưới ánh sang của một lí tưởng thẩm mỹ tiến bộ” [24, 177].

  • Như vây, cái hài là một phạm trù thẩm mỹ của mỹ học, nó là một hiện tượng được sinh ra từ các mặt của sự đối lập, nó luôn gắn với tiếng cười. Tuy nhiên, không phải bất cứ tiếng cười nào cũng là biểu hiện của cái hài. Cái hài thường không phải là tiếng cười thiên về bản năng, sinh lí mà là cái cười gồm có một đối tượng cười (tức cái có thể gây cười và bị cười) và chủ thể cười.

  • 1.1.1.2 Đặc điểm và cấp độ của cái hài

  • Đặc điểm của cái hài

  • Cái hài là một sự nhận thức. Đặc điểm của nhận thức gắn với tiếng cười là sự khám phá một số loại mâu thuẫn nào đó trong sự vật, hiện tượng và quan sát chúng ở một số bình diện khác, từ một phía khác, từ góc độ của cái buồn cười. Đồng thời, cái hài cũng mang khuynh hướng xã hội, cười cái xấu là dám tin, dám khẳng định cái đẹp. Cái hài là một hình thức đánh giá, thể hiện trình độ con người làm chủ đối tượng, làm chủ bản thân mình, là vũ khí phương tiện để phê phán mặt trái của cuộc sống, để phủ định tất cả những gì xấu xa, giả dối, lỗi thời. Nó là một hình thức phê phán xã hội đặc biệt, phê phán bằng cảm xúc đối với những gì đối lập với lý tưởng xã hội.

  • Cái hài không giống cái buồn cười nên không phải mọi tiếng cười đều là cái hài. Chỉ có tiếng cười nhằm vào đối lượng cụ thể (đối tượng mang mâu thuẫn), có mục đích và ý nghĩa xã hội sâu sắc mới mang sắc thái của tiếng cười trong cái hài.

  • Cái hài trước hết nói đến cái xấu của con người, hoặc con người có điểm xấu hay nói đến cái xấu thuộc về đạo đức, lối sống, về lí tưởng xã hội thể hiện ở quan hệ thẩm mỹ. Nó luôn gắn với tiếng cười – tiếng cười tích cực.

  • Không chỉ gắn với tiếng cười cái hài còn gắn liền với yếu tố bất ngờ, nó là “yếu tố riêng biệt biểu thi biên độ sâu và rộng về không gian và thời gian của cái hài. Thiếu yếu tố bất ngờ thì không có có mối liên hệ giữa chủ thể và đối tượng của cái hài” [24, 175]. Cái bất ngờ luôn xoáy vào điểm yếu của con người và luôn bất ngờ bị vạch trần, bị đánh bại, lúc đó tiếng cười bật lên. Nếu vấn đề mà cái bất ngowg nêu ra có giá trị nhân loại và văn hóa, cái hài sẽ có ý nghĩa xã hội sâu và rộng hơn.

  • Cái cười mang tính hài đòi hỏi phải có một đối tượng cười, có nghĩa là cái có thể gây cười và bị cười. Trong cuộc sống, cái hài rất đa dạng, nó biểu hiện rất khác nhau nhưng nói chung nó đều là những cái có mâu thuẫn. Có thể hiểu nó là sự đối lập, không cân xứng, không hài hòa.

  • Trong lịch sử mỹ học, các nhà mỹ học thường gắn liền bản chất của cái hài đối với những đối tượng mang mâu thuẫn, cái hài là kết quả của những mâu thuẫn và các loại mâu thuẫn này bao giờ cũng chứa đựng những yếu tố bất ngờ, mới mẻ để tạo ra kịch tính. Cái hài chính là sự mâu thuẫn giữa cái bản chất xấu nằm trong vỏ bọc là cái đẹp hay cái máy móc nằm trong cái sinh động hay sự trống rỗng bên trong lại nằm trong cái vẻ ngoài khoa trương. Tuy, cái hài bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa cái đẹp và cái không phải cái xấu nào cũng là nguồn gốc của cái hài, chỉ có những cái xấu không đành phận xấu cố sức làm ra đẹp, tự nó tạo ra mâu thuẫn, đối lập với bản thân nó mới là nguồn gốc của cái hài.

  • Cái có thể gây cười còn lại chính là chủ thể cười. Đây là mặt chủ quan của cái hài, không có nó thì không có cái hài. Bản thân đối tượng cười không thể gây cười nếu chủ thể không thể nhận thức được những mâu thuẫn chứa đựng trong nó. Điều này giải thích tại sao có nhiều người xem tranh biếm họa, tranh vui, đọc truyện cười mà vẫn không cười, đến lúc hiểu ra thì mới bật cười.

  • Do vậy, cái hài là một phạm trù thẩm mĩ cơ bản dùng để nhận thức và đánh giá về một loại hiện tượng của đời sống, đó là những cái xấu nhưng lại cố sức chứng tỏ là đẹp. Khi mâu thuẫn này bị phát hiện đột ngột tạo nên tiếng cười tích cực, có ý nghĩa phê phán, phủ định cái xấu nhân danh cái đẹp. Tiếng cười trong cái hài – đó là sự chiến thắng của cái đẹp đối với cái xấu.

  • Cấp độ của cái hài

  • Trong cuộc sống cũng như văn học nghệ thuật cái hài được thể hiện qua nhiều cấp độ khác nhau: hài hước – dí dỏm, châm biếm - mỉa mai và đả kích.

  • Đầu tiên là hài hước, ở đây cái cười xuất phát từ mâu thuẫn bề ngoài và mang tính chất nhẹ nhàng, thoải mái nhằm xây dựng cho đối tượng, loại bỏ những điểm yếu của đối tượng ngày một hoàn thiện hơn. Hài hước thích hợp với nội bộ quần chúng nhân dân chứ không mang tính đối kháng. Nó là một hình thức phê phán nhẹ nhàng nhưng đầy thiện ý nhằm khéo léo vạch trần ra mâu thuẫn, thông qua tiếng cười vui vẻ giúp người ta nhận ra sự trớ trêu của tình huống nhờ đó mà phân biệt được đúng – sai. Nó là cấp độ thấp nhất của cái hài và được biểu hiện chủ yếu của cuộc sống, trong sinh hoạt thường ngày của con người.

  • Cấp độ cao nhất của cái hài là châm biếm, đả kích. Đối tượng của nó là cái cũ, là những hiện tượng lỗi thời, tiêu cực, phản động khi nó tỏ ran nguy hiểm về mặt xã hội.

  • Ở cấp độ châm biếm – mỉa mai, tiếng cười ở đây bắt đầu mang màu sắc phê phán có tính phủ định đối tượng nhưng mức độ còn nhẹ nhàng, chưa nhất thiết phải mang tính thù địch, nó dành cho những hiện tượng buồn cười, thậm chí mù quáng nhưng có thể sửa chữa được.

  • Riêng cấp độ đả kích thì tiếng cười đã thể hiện khuynh hướng xã hội mạnh mẽ nhất. Sự phê phán ở đây hoàn toan mang tính chất phủ định. Trong trường hợp này nó có thể không có tiếng cười hoặc chỉ cười một cách nghiêm chỉnh.

  • Như vậy, cái hài là rất cần thiết trong cuộc sống nói chung và trong văn học nói riêng. Thông qua cái hài, con người có thể bộc lộ những quan điểm, những ý kiến tích cực bằng tiếng cười nhẹ nhàng nhưng mang tính nhân văn.

  • 1.1.2 Vị trí của cái hài trong sáng tác của Di Li

  • Trước nay, văn học thế giới đã để lại cho chúng ta nhiều tác phẩm của

  • Các bậc thầy hài hước. đưa nụ cười vào văn chương, tạo niềm vui cho bạn đọc đã có từ những vở kịch của Moliere (Pháp), Azit Neshin (Thổ Nhĩ Kì)…Và ở nước ta, cái hài như một yếu tố không thể thiếu, nó xuất phát từ tiếu lâm, ca dao, tục ngữ, Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, hề chèo, hề tuồng… rồi đến Nguyễn Trãi, tiếp sau là Hồ Xuân Hương, là Nguyễn Khuyến, nhất là Tú Xương, Ba Giai Tú Xuất…một vệt cười lớn trong truyền thống văn học và văn hóa Việt Nam.

  • Đến văn học Việt Nam hiện đại, ta lại bắt gặp những tràng cười của Nguyễn Công Hoan, Tú Mỡ, Đồ Phồn, Lý Toét, Xã Xẹ của Tự Lực Văn Đoàn, Vũ Trọng Phụng…những tiếng cười mang đậm dấu ấn xã hội đương thời.

  • Và trên cái nền tảng cười của văn học dân tộc, Di Li cũng mang chất hài vào văn chương của cô ở các thể loại truyện ngắn, tản văn và bút kí. Tuy nhiên, chất hài trong sang tác của Di Li không phải mỉa mai châm biếm hay đả kích mà đó là sự hài hước, dí dỏm nhẹ nhàng.

  • Ở thể loại truyện ngắn của Di Li, người đọc hay bắt gặp các nhan đề, kiểu tên nhân vật, cách gọi sự vật một cách hài hước, hóm hỉnh. Ta bắt gặp các nhan đề như: Mối tình Khoai tây, Đồ mọt sách…rồi tên nhân vật : “hột cơm”, “Khoai tây Dễ thương”, “Khoai tây Trung Quốc”, “Cheocheo”, “sếp lớn”, “sếp bé”, “sếp út”… Cách đặt tên nhân vật, sự vật trong truyện ngắn Di Li bên cạnh mục đích cho người đọc cái nhìn khái quát về nhân vật, nó còn có mục đích tạo sự hóm hỉnh, hài hước. Có thể kể đến những cái tên: con tàu “Mũi Tên Trên Đại Dương” trong Hai người trên hoang đảo; “Hội Võ lâm truyền kỳ”, “Hội sưu tầm xe đạp cổ”, “Hội xài hàng Mango”, “Hội những người sợ lông mèo”, “Hội những người không thích rửa bát”, “Hội sưu tầm bánh xe đã cũ”, “Hội thảo Khoai tây”, “diễn đàn Khoai tây” trong Mối tình khoai tây, cửa hàng hoa “Nhanh một phút” trong Điện hoa. Đỉnh cao của tính hài hước trong việc đặt tên sự vật của Di Li là một loạt tên bó hoa đặt theo tên bài hát: “Chân tình”, “Người yêu dấu”, “Người tình mùa đông”, “Con yêu”, “Mẹ yêu”, “Trái tim bên lề”…Bên cạnh cách đặt tên nhan đề, nhân vật hay cách gọi sự vật Di Li còn tạo ra nhưng mâu thuẫn tiềm ẩn bên trong từng câu chuyện. Chính cái cách cô tạo ra mâu thuẫn bên trong mỗi tác phẩm là cơ sở khiến bạn đọc bật cười.

  • Nếu tiếng cười trong truyện ngắn Di Li được tạo nên bởi cách gọi tên độc đáo, các mâu thuẫn tiềm ẩn thì ở bút kí, tảp văn lại có tiếng cười thật khác.

  • Trong Thị thành ký gồm 28 câu chuyện thể hiện cái nhìn của tác giả về những buồn vui, thậm chí bi hài của nhiều vấn đề trong cuộc sống đương đại. Mỗi câu chuyện của cô ngồn ngộn những tư liệu, từ chuyện của bạn bè, đồng nghiệp, đến chuyện bên đất nước Mỹ… Nhưng tất cả chúng lại được kết nối với nhau bởi trải nghiệm, nhận định của tác giả. Chính bởi cái chân thật, cái hài hước nhẹ nhàng trong từng câu văn làm cho người đọc thấy thích thú.

  • Hay trong cuốn Gã Tây kia sao lấy được vợ Việt, Di Li tiếp tục có giọng văn được nhiều nhà phê bình tán dương, được nhiều bạn đọc săn đón. Cuốn sách là 25 câu chuyện viết một cách dí dỏm mà cũng thú vị, sâu cay về hôn nhân, tình yêu, gia đình, nữ quyền… Đây là những vấn đề rất nhạy cảm, nếu không chắc tay sẽ gây ra những làn sóng trái chiều, song Di Li rất khéo léo đưa tiếng cười nhẹ nhàng vào làm mọi thứ trở nên nhẹ nhàng bởi những lời phê bình, góp ý bằng tiếng cười sẽ khiến người ta dễ tiếp thu và nhớ lâu hơn.

  • Di Li đã dùng sự thấu hiểu và cách diễn đạt hóm hỉnh của mình để người đọc thay đổi. Sự chân thành khiến cho nhiều vấn đề được viết với giọng châm biếm nhưng không hề có sự cay độc, ngược lại chỉ thấy tình cảm thiết tha của cô dành cho mọi người. Những câu chuyện trong tản văn, bút kí luôn trẻ trung, văn phong trong sáng khác hoàn toàn với giọng văn lạnh lùng của Di Li ở các tiểu thuyết trinh thám, khác với giọng văn thông minh, sắc sảo trong các truyện ngắn.

  • Như vậy, dù ở thể loại truyện ngắn, hay tạp văn, bút kí nữ nhà văn Di Li luôn mang được tiếng cười vào trong tác phẩm. Chất hài này đã làm những trang sách của cô trở nên sinh động, vui vẻ và nhẹ nhàng. Đối với thể loại truyện ngắn, tiếng cười chính là nút mở khiến bạn đọc thích thú, làm cho câu chuyện vỡ òa bởi các yếu tố bất ngờ. Còn trong tản văn, bút kí, chất hài ấy là chất xúc tác làm bạn đọc thấu hiểu các vẫn đề xã hội. Nhiều vấn đề phức tạp đều được chất hài ấy làm đơn giản. Chính vậy, tản văn, bút kí của Di Li luôn được ngóng trông, chờ đón.

  • 1.2 Di Li – một hiện tượng trong nguồn mạch văn chương Việt Nam

  • 1.1.2. Nhà văn Di Li

  • Di Li tên thật là Nguyễn Diệu Linh - nữ nhà văn với nhiều cuốn sách best-seller của Việt Nam. Cô sinh ngày 3/9/1978 tại Hà Nội. Thuở nhỏ học tại trường PTTH Việt Đức, sau học đại học tại Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội (nay là ĐH Hà Nội), chuyên ngành Cử nhân tiếng Đức và Cử nhân tiếng Anh. Cô đã có bằng Thạc sĩ Quản lý giáo dục. Từ năm 2000 đến nay, cô là giảng viên văn hóa Anh - Mỹ, trường Cao đẳng Thương mại & Du lịch Hà Nội, giảng viên PR, trường ĐH Hoà Bình, Hà Nội và chuyên viên tư vấn quảng cáo & PR, MC. Ngoài ra, Di Li còn tham gia viết văn, viết báo và dịch thuật. Cô trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (từ 2010), hội viên Hội Nhà văn Hà Nội (từ 2011), hội viên Hội Nhà văn Châu Á- Thái Bình Dương (từ 2012).

  • Giới nhà văn nhà báo hiện tại đều dành cho Di Li những lời có cánh như: Đàn bà đẹp viết truyện kinh dị; “Kiều nữ” Di Li, hiện tượng lạ trong làng văn; Di Li-Cô gái “kinh dị”; Di Li: Người đẹp đa tài; Nhà văn Di Li-đa đoan nhàn hạ; Di Li-Người đẹp…kinh dị!; Người đẹp trong làng văn Việt…

  • Tác phẩm đã in:

  • - Truyện ngắn: Cocktail, Ma học trò, Tầng thứ nhất (NXB Hội nhà văn - 2007), Điệu Valse địa ngục (NXB Hội nhà văn - 2007), 7 ngày trên sa mạc (NXB Văn học - 2009), Tháp Babel trên đỉnh thác Ánh trăng (NXB Văn học - 2010), Đôi khi tình yêu vẫn hay đi lạc đường (NXB Phụ nữ - 2010), Chiếc gương đồng (NXB Phụ nữ - 2010), San hô đỏ (NXB Văn học - 2012).

  • - Tiểu thuyết: Trại hoa đỏ (NXB Công an Nhân dân - 2009), Câu lạc bộ số 7 (NXB Lao động – 2016)

  • - Bút ký: Đảo thiên đường (NXB Công an Nhân dân - 2009).

  • - Hồi ký: Nhật ký mùa hạ (NXB Văn học - 2011).

  • - Ký sự chân dung: Chuyện làng văn (NXB Văn học - 2012).

  • - Tản văn: Cocktail thị thành (NXB Phụ nữ - 2011), Adam & Eva (2013), Gã Tây kia sao lấy được vợ Việt (NXB Phụ Nữ - 2015). - Sách chuyên ngành: Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành Thương mại (NXB Hà Nội - 2007), Giáo trình Kỹ năng viết trong quan hệ công chúng (NXB Dân trí - 2011), Tôi PR cho PR (NXB Văn hóa Thông tin - 2013).

  • - Truyện dịch sang tiếng Anh: The Black Diamond (NXB Thế giới - 2012) - Truyện dịch: Người yêu dấu (Tiểu thuyết - Tác giả Sara Zarr, Mỹ) - 2008, Người làm chứng (Tiểu thuyết - Tác giả Tami Hoag, Mỹ) - 2009, Giết người đưa thư (Tiểu thuyết - Tác giả Tami Hoag, Mỹ) - 2009, Bóng đêm bao trùm (Tập truyện ngắn thế giới) - 2009, Rừng Răng-Tay (Tiểu thuyết - Tác giả Carrie Ryan, Mỹ) - 2010, Tàn tích (Tiểu thuyết – Tác giả Scott Smith, Mỹ)- 2012, Xác chết dưới nước (Tiểu thuyết - Tác giả Patricia Cornwell, Mỹ) - 2012.

  • Trong những sáng tác trên, chị đã đạt giải ba cuộc thi viết tiểu thuyết, truyện và ký về đề tài “Vì an ninh tổ quốc và bình yên cuộc sống 2007 - 2010” do Bộ Công an phối hợp cùng Hội Nhà văn tổ chức - tiểu thuyết Trại hoa đỏ, giải ba cuộc thi viết “Hà Nội trong tôi” do báo Kinh tế & Đô thị và Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức và giải Ba cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2005-2006 - Truyện ngắn Cocktail và Ma học trò.

  • Đến nay, Di Li đã ra mắt 28 đầu sách bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn, bút ký, sách chuyên ngành và sách dịch. Cô đã ra mắt hai tác phẩm trinh thám – kinh dị mang tên Trại Hoa Đỏ (2007) và Câu lạc bộ số 7 (2016). Đặc biệt, tiểu thuyết Trại hoa đỏ đã được tái bản 4 lần. Những tác phẩm của chị đã phần nào lột tả hết hiện thực đời sống, đồng thời nó còn phần nào cho bạn đọc thấy được cuộc sống của người phụ nữ xinh đẹp mà đầy tài năng này.

  • 1.2.2 Di Li – hiện tượng lạ trong làng văn

  • Trong dòng văn học hiện đại, Di Li xuất hiện và trở thành một hiện tượng văn học “hot” và có nhiều đóng góp cho văn học Việt Nam hiện đại. Di Li xứng đáng là một hiện tượng lạ trong làng văn.

  • Những cuốn sách của cô làm cho thị trường văn học chao đảo, luôn trong tình trạng “cháy sách”. Với lối viết ma mị, cô đã dấn thân trên nhiều thể loại như: Truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký, hồi ký, ký sự chân dung, tản văn…Hầu hết các cuốn sách của cô ở các thể loại này đều là những best – seller. Ở năm 2007, Di Li trình làng tác phẩm Tầng thứ nhất và Điệu Valse địa ngục với lối viết huyền hoặc, ma mị có phần ma quái khiến người đọc thích thú. Đến năm 2009, lúc này Di Li thật sự đóng một dấu mốc quan trong, tạo chỗ đứng vững chắc cho mình trên văn đàn văn học Việt Nam với tác phẩm Trại hoa đỏ. Cuốn sách được vinh danh giải Ba trong cuộc thi tiểu thuyết 2007 – 2010 do Bộ công An tổ chức. Khi xuất hiện Trại hoa đỏ khiến người đọc bị thôi thúc, bị lạc lối vào mê lộ, rồi luôn ngóng trông chờ đợi, luôn hi vọng rồi lại tuyệt vọng khi không đoán được kết thúc của tiểu thuyết. Sau đó là hàng loạt các cuốn sách khác cũng “cháy hàng” như: 7 ngày trên sa mạc, Đảo thiên đường hay Adam & Eva. Nếu Trại hoa đỏ là câu chuyện được Di Li tung hỏa mù khiến bạn dọc lạc lối thì những cuốn sách sau này đưa bạn đọc chu du khắp thế gian. Ở Đảo thiên đường người đọc được Di Li trò chuyện, trao đổi, rồi truyền lại những kinh nghiệm quý báu khi đi du lịch của cô. Có người đã từng khuyên nếu bạn muốn đi nước ngoài hãy đọc Đảo thiên đường vì nó có tất cả những thứ bạn cần cho một chuyến đi. Hay ở Adam & Eva bạn đọc được tiếp cận vấn đề bình đẳng giới một cách hài hước, dí dỏm. Tuy nhẹ nhàng nhưng tác phẩm để lại ấn tượng mạnh trong lòng bạn đọc.

  • Nếu chỉ có những cuốn sách best – seller, Di Li chưa thể trở thành một hiện tượng lạ của làng văn. Điều khiến Di Li trở nên đặc biệt chính là cách cô dấn thân đến một thể loại mà trước đây dường như đã đi vào quên lãng – thể loại tiểu thuyết trinh thám. Cô được coi là người hồi sinh cho thể loại tiểu thuyết trinh thám và là người mở đường cho tiểu thuyết trinh thám kinh dị.

  • Văn học trinh thám theo thời gian đã giành được một vị trí vững chắc không thể thiếu trong nền văn học phương Tây, đặc biệt là Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Nga, Mỹ… Ở châu Á, văn học trinh thám tuy không phát triển bằng nhưng ngày càng có nhiều tác giả tạo được trụ cột vững chắc cho thể loại này. Ở những năm đầu thế kỷ 21 như Lôi Mễ, Tang Thượng, Chu Hạo Huy (Trung Quốc), Jeong You Jeong (Hàn Quốc), Higashino Keigo, Yoshida Shuichi (Nhật Bản)… Tuy nhiên, ở Việt Nam tiểu thuyết trinh thám hầu như giẫm chân tại chỗ. Trải qua gần một thế kỷ, từ những tập truyện đầu tiên của Phạm Cao Củng theo trường phái của thám tử Sherlock Holmes cho đến Gói thuốc lá của Thế Lữ, trinh thám đã dừng lại nửa thế kỷ và nhà văn Di Li là tác giả đương đại đầu tiên tiếp nối truyền thống hiếm hoi này với hai cuốn tiểu thuyết Trại Hoa Đỏ và Câu lạc bộ số 7.

  • Để có thể viết được những tiểu thuyết trinh thám được sự đánh giá cao của dư luận, Di Li phải tự rèn thói quen tư duy thoát khỏi motif thông thường, thực sự nhập tâm vào nhân vật, tình tiết vụ án, cô còn đầu tư rất nhiều thời gian, công sức cho việc tìm kiếm tư liệu để tiểu thuyết của mình phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Ngoài ra cô đã phải tìm hiểu hàng trăm cuốn sách về tâm lý học tội phạm, luật hình sự, giám định pháp y và cả các tác phẩm trinh thám nổi tiếng trên thế giới. Di Li cũng đồng thời tận dụng lợi thế ngôn ngữ của mình để tham gia các diễn đàn nước ngoài với mục đích tìm kiếm thông tin.

  • Những tác phẩm của Di Li mang lại những dấu ấn khác nhau trong lòng độc giả. Tuy không nhẹ nhàng như tiểu thuyết trinh thám Pháp, cũng chưa hồi hộp như trính thám Mỹ, nhưng tiểu thuyết trinh thám của Di Li là những hiện thực gần gũi trong đời sống người dân Việt Nam. Những trang sách của cô chỉ là những phản ánh từ hiện thực và luôn bám sát vào logic trong cuộc sống. Mục đích Di Li muốn mang đến cho tác phẩm của mình là tìm ra ý nghĩa nhân bản trong từng vụ án, tập trung vào lý giải hành động của hung thủ, phân tích tâm lý hành vi bởi văn chương cuối cùng cũng tìm về với bản ngã của con người. Do vậy, độc giả có thể tìm thấy sự gần gũi, dễ hiểu khi theo dõi tác phẩm của nữ nhà văn.

  • Tuy dòng văn học trinh thám Việt đang phải đương đầu với những khó khăn khi chưa được phần đông độc giả tiếp nhận và yêu thích, song nhà văn Di Li vẫn luôn kỳ vọng nền văn chương đương đại Việt Nam sẽ ngày càng có thêm nhiều cây bút trinh thám sắc sảo, đưa loại hình này tới gần hơn với công chúng. Di Li từ chỗ dũng cảm khai phá một con đường mới, cô đã tạo dựng được cho mình chỗ đứng vững chãi trên mảnh đất văn chương trinh thám. Sau tất cả những li kì, thật giả đan cài, sự trân trọng những giá trị chân thật của cuộc sống luôn là điều đọng lại cuối cùng qua hai cuốn tiểu thuyết, với khát vọng đẩy lui những mảng tối của tham vọng, của thù hận, luôn hướng thiện để có cuộc sống tốt đẹp hơn. Di Li chính yếu tố đáng để hy vọng văn học trinh thám kinh dị sẽ có chỗ đứng với lượng độc giả đông đảo.

  • Nhà văn Nhà văn Mỹ Charles Waugh đã nhận xét:

  • Di Li đã bắt mạch được xã hội Việt Nam. Với một nhận thức sắc bén về truyền thống xưa cũ, các câu chuyện của cô đã phản ánh một cách tỉ mỉ những gì đang diễn ra ở một thế giới hiện tại bằng phong cách viết điềm tĩnh, lạnh lùng, châm biếm mà không kém phần hồi hộp. Nếu bạn muốn biết những gì đang diễn ra ở Việt Nam hiện nay, nếu bạn muốn được cười, được khóc, được rùng mình sợ hãi, hoặc suy ngẫm sâu hơn về thế giới đương đại, hãy đọc Di Li [76].

  • Thêm một lí do để khẳng định Di Li là một hiện tượng lạ của làng văn. Những sáng tác của cô bàn khá rộng, khá sâu vào những vấn đề rất mới của xã hội hiện đại. Đó là những chuyện về giới trẻ đang có lối sống lệch chuẩn, bỏ qua đạo lý truyền thống, bỏ qua sự quan tâm của các bậc cha, mẹ hiện nay. Một điều khác khá thú vị được Di Li lưu ý đến là những tác động của công nghệ tiên tiến vào đời sống con người. Không chỉ trẻ em suốt ngày say mê game, mà ngay cả những người lớn cũng bị các trò chơi trên mạng cuốn hút, làm cho mụ mị. Rồi hàng loạt các vấn đề khác được cô phơi bày trên trang giấy một cách nhẹ nhàng nhưng rất sâu cay. Đọc những trang sách của Di Li, bạn đọc đâu đó bắt gặp bản thân, gia đình, môi trường làm việc hay những người bạn của mình. Các nhân vật chính là tấm gương phản chiếu rõ hiện thực cuộc sống của con người hiện đại.

  • Di Li đã “kể” cho chúng ta những câu chuyện thường nhật của đời sống hàng ngày. Tuy không thể luồn sâu vào từng ngõ ngách nhỏ nhưng nhờ các tác phẩm của cô ta phần nào thấy được xã hội Việt Nam hiện nay.

  • 1.3 Cảm quan hiện thực hài hước trong các sáng tác của Di Li

  • Như chúng ta đã biết, văn học luôn luôn phản ánh hiện thực, đưa diện mạo của cuộc sống vào trong trang văn. Tuy nhiên, hiện thực trên mỗi trang sách của nhà văn lại khác nhau bởi cuộc sống được nhìn qua lăng kính của người nghệ sĩ. Có cùng một hiện thực, nhưng mỗi nhà văn lại mang đến cho bạn đọc cách cảm nhận khác.

  • Nhà văn Di Li, cũng đưa hiện thực cuộc sống vào trong trang văn. Ấn tượng đời sống, đối với Di Li lúc nào cũng quan trọng, nó giúp cô có những cuốn tạp văn, but kí chân thực, và đầy sức hút. Ngoài ra những ấn tượng đó còn giúp Di Li thỏa sức tưởng tượng, tao ra một thế giới khác trong những cuốn tiểu thuyết trinh thám. Tuy nhiên, Di Li nhìn hiện thực với cảm quan hài hước, điều đó đặc biệt thấy rõ trong các trang truyện ngắn, tạp văn và bút kí.

  • 1.3.1 Cảm quan hiện thực hài hước trong truyện ngắn của Di Li

  • Khi tiếp xúc vơi truyện ngắn của Di Li, ta sẽ bắt gặp các câu chuyện thuộc thể loại trinh thám và các câu chuyện về cuộc sống đời thường. Với các tác phẩm của thể loại trinh thám cô dùng giọng văn sắc lạnh, ma mị làm cuốn hút bạn đọc, đưa bạn đọc đến hết trang văn này tới trang văn khác. Bên cạnh giọng văn sắc lạnh, Di Li còn có giọng văn hài hước khi nói đến hiện thực đời sống vốn có của xa hội hiện nay. Những câu chuyện về nhân phẩm con người, về hôn nhân, tình yêu… được Di Li nhìn một cách rất hài hước, dí dỏm.

  • Ở Hai người trên hoang đảo, Di Li đã nhìn nhân phẩm con người một cách chân thật nhất. Câu chuyện xây dựng dựa trên tình huống nhân vật nam chính và nhân vật nữ chính lạc trên một hoang đảo. Nam chính và nữ chính đã trải qua những ngày tháng vất vả cho đến ngày trở về đất liền. ban đầu, theo sự tưởng tượng của các bạn trẻ đây sẽ là chất xúc tác tạo nên một tình yêu nồng nàn, say đắm nhưng theo cách nhìn, cách cảm của Di Li thì nó đã đi hoàn toàn ngược lại.

  • Ở trên đảo hoang, để sinh tồn, con người phải bất chấp tất cả, phải từ bỏ những phẩm chất lịch thiệp của thế giới văn minh, thay vào đó là sự ích kỉ, nhỏ nhen, là chiếm đoạt đôi khi phải dung đến vũ lực để đạt được thứ mình muốn. Hai nhân vật chính đã thương lượng mua bán thực phẩm, khâu vá, sửa hàng rào cho nhau… tất cả đều được tính toán sao cho có lợi nhất. Mâu thuẫn giữa nam chính và nữ chính không thể cứu vẫn chính là khi cả hai đều phát hiện ra chiếc xuồng cao su dạt vào đảo. Cả hai đều muốn mình có được chiếc xuồng. Cuối cùng, họ cầm vũ khí tấn công nhau bởi cái suy nghĩ nhỏ nhen, sợ đối phương chiếm đoạt chiếc xuồng làm của riêng. Mọi việc chỉ được giải quyết khi hai vị thuyền trưởng của hai con tàu San Hô Đen, Mũi Tên Trên Đại Dương cập đảo hoang để tránh bão. Nam chính và nữ chính hân hoan lên tàu. Câu chuyện tám tháng trôi dạt trên đảo hoang kết thúc không có tình yêu khi cả hai đều hạnh phúc tột cùng khi được tách khỏi nhau.

  • Bạn đọc sẽ bật cười khi tiếp xúc những trang văn miêu tả cái ích kỉ của hai nhân vật, cũng thở phào nhẹ nhõm khi họ không về chung một nhà. Quả thật, tình yêu không thể đẹp khi ta sống trong hoàn cảnh khó khăm. Sau khi đọc câu chuyện của Di Li, bạn đọc mỉm cười nhẹ nhàng vì nhận ra đâu đó bản thân bởi đôi khi ta cũng nhỏ nhen. Di Li truyền tải một thông điệp nhẹ nhàng bằng sự dí dỏm khiến chũng ta không thể làm ngơ.

  • Khác với câu chuyện tình chưa bắt đầu đã kết thúc của hai nhân vật chính trong Hai người trên hoang đảo, Pizza chiều thứ sáu là câu chuyện tình yêu của một đôi sinh viên muốn tận hưởng những tháng ngày sống thử ngọt ngào. Nhưng đời không như mơ, công việc đã chiếm hết thời gian của họ, sẽ không có những bữa cơm ăn chung mà chỉ là thức ăn nhanh – đó là Pizza. Pizza trở thành nỗi ám ảnh của chàng trai trong khi cô gái vẫn hào hứng, tôn sùng. Đỉnh điểm cao trào của xung đột khi chỉ vì hai phiếu khuyến mãi dùng pizza mà nàng phủ nhận mối tình của hai người. Vậy là cái mộng căn nhà nhỏ đầy tình yêu vỡ tan, giải thoát chàng trai với những chiếc bánh pizza chán ngấy để về với mái nhà có căn bếp ấm cúng của mẹ “với những đĩa cá quả chiên vàng ruộm, bát canh rau muống dầm sấu chua tê đầu lưỡi, liễn thịt kho dừa thơm ngậy, và những quả cả pháo giòn tan”.

  • Đâu đó trong cuộc sống ta vẫn bắt gặp những câu chuyện như trên, nhưng ta nhìn nó rất màu hồng, tình yêu sẽ làm mọi thứ trở nên dễ dàng. Những bước chân vào cuộc sống hôn nhân ta mới thấy khó khăn mới thầy màu hồng chỉ là tưởng tượng. Di Li đã rất khéo léo đưa câu chuyện muôn thở của sinh viên vào trang văn, đưa một lời khuyên sâu sắc qua giọng văn bông lơn khiến bạn đọc phải suy nghĩ. Qua câu chuyện của Di Li, ta nhận ra chỉ tiến tới hôn nhân khi đã thực sự trưởng thành.

  • Bên cạnh vấn đề sống thử, nữ nhà văn còn hướng ngòi bút đến vấn đề tình yêu online. Đồ mọt sách nói về nhân vật Biên tình cờ được đồng nghiệp trong cơ quan giới thiệu game, anh đắm mình trong thế giơi ảo, với các nhiệm vụ , rồi say mê cùng người con gái có nickname “Cheocheo” mà quên đi cuộc sống thực. Biên chỉ thực sự tỉnh ngộ để rồi hoá điên thật sự khi công ty chàng làm việc, gắn bó suốt chín năm chuyển đi nơi nào không biết, còn số điện thoại của nàng “Cheocheo” xinh đẹp chỉ là một số giả.

  • Lời cảnh tỉnh cho các bạn trẻ đang say mê trong các cuộc đọ sức của thế giới ảo, các bạn có khi nào nghĩ rằng ngôi nhà của mình cũng rời đi mà các bạn khônng hề hay biết như nhân vật Biên không? Hay có bao giờ các bạn thắc mắc, nàng “Cheocheo” của Biên là nam hay là nữ? Sau khi đọc xong câu chuyện của Di Li, nhiều bạn đọc chắc chắn sữ phá lên cười và cũng thầm nghĩ thế giới ảo và tình yêu online không bình yên như chúng ta vẫn nghĩ. Cả câu chuyện chỉ là sự giả định, nhưng Di Li đã làm người đọc tỉnh ra mà không một chút oán giận bởi cái văn phong hài hước – dí dỏm.

  • Quả thực, với cách nhìn hiện thực bằng con mắt hài hước, Di Li đã làm bạn đọc đi hết câu chuyện này đến câu chuyện khác, được cảm nhận rõ những vấn đề xã hội. Và mỗi bạn đọc đều nhận ra rằng, nếu ta nhìn cuộc đời như Di Li thì có lẽ cuộc sống đã vui vẻ, nhẹ nhàng hơn.

  • 1.3.2 Cảm quan hiện thực hài hước qua tạp văn, bút kí của Di Li

  • Cảm quan hiện thực hài hước không chỉ nằm trong các câu truyện ngắn của Di Li, mà nó còn theo chân cô đi chu du khắp thiên hạ, cảm nhận mọi vấn đề nhạy cảm của cuộc sống. Tât cả những góc nhìn trong các cuốn tạp văn, bút kí của nữ nhà văn đều mang cái cảm quan này.

  • Di Li là người thích chủ nghĩa xê dịch nên cô bỏ ra nhiều thời gian, tiền của để đặt chân đến nhiều nơi và thứ cô mang về nhiều hơn thế nữa. Những chuyến đi xa là nguồn cảm xúc vô tận và kỳ ảo, nó phần nào thỏa mãn cô với những khát khao phiêu lưu và khám phá thuở còn miên man trong thế giới cổ tích. Và tất cả nằm trong cuốn du ký Đảo thiên đường, cuốn sách ghi lại hành trình qua nhiều quốc gia của Di Li trong suốt 10 năm qua. Ấn tượng đầu tiên về cuốn sách là khả năng đi nhiều, đi miệt mài từ Đông sang Tây của Di Li, sau đó là lối dẫn dắt bởi một ánh mắt, lúc trầm tư, lúc bay bổng lãng mạn, lúc lại sục sạo vào mọi ngõ ngách của những mảnh đất xa lạ. Chính vì vậy, những chuyến đi trong Đảo thiên đường luôn hấp dẫn. Tác giả đã tỉ mỉ, chi tiết mang đến một lượng thông tin rất phong phú, từ những chuyện nhỏ nhặt như cách đi nhà ga, tàu điện; cách đối phó với thủ đoạn móc túi… đến những chuyện lớn, đòi hỏi cái nhìn khái quát hơn như mô hình du lịch Thái Lan, nghệ thuật bán hàng của người Trung Quốc...vv.

  • Di Li lại viết rất hóm hỉnh. Cô cách viết sao cho người đọc không bị xao lãng bởi câu chữ của mình mà chỉ tập trung vào nội dung thông tin chị chuyển tới. Chính vì vậy, cuốn sách sẽ như là lời chuyện trò dí dỏm với những ai, cũng như chị, đã đặt chân tới một mảnh đất nào đó, sẽ như là lời hướng dẫn tận tình với những ai sắp tới nơi mà chị đã đi qua.

  • Với cách quan sắt tỉ mỉ, Di Li đã nắm bắt được những nét gần như đặc sắc nhất của những miền đất xa lạ. Chị viết về Thái Lan với điểm đến 3S: Sea (Tắm biển), Shopping (Mua sắm) và Sex (Tình dục); Amsterdam với Tự do tình dục và ma túy; Trung Quốc với nghệ thuật bán hàng lừa bịp và những chiêu chèo kéo khách của người buôn bán… Xen giữa những quan sát rất sắc sảo, Di Li đôi lúc khiến người đọc bật cười bởi những nhận xét hài hước: "Ở một đất nước mà đạo Phật là quốc giáo nhưng có một điều mâu thuẫn, ấy là đi 10 m lại có một ngôi chùa nhưng cũng 10 m lại có một cô gái làm nghề quán bar" (Điểm đến ba chữ S - Thái Lan), "Các vụ trộm xe đạp xảy ra hàng ngày. Người ta trộm xe đạp không phải vì giá trị của nó mà chỉ vì bất kỳ khi nào cần sử dụng, họ liền chôm một chiếc xe dựng sơ hở, đi xong lại đem liệng xuống các kênh đào. Vì lẽ đó, cứ hàng năm, chính phủ lại cho làm vệ sinh các con kênh và lần nào cũng vớt lên được hàng trăm chiếc xe đạp đủ loại" (Amsterdam - đèn đỏ treo cao - Hà Lan).

  • Di Li không chỉ nhìn hiện thực của các nơi chị đi hài hước bôn lơn mà chị nhìn tuổi thơ của mình cũng không kém phần trong sang, hồn nhiên. Điều đó được thể hiện tất rõ qua Nhật kí mùa hạ, cuốn sách là tập hợp những câu chuyện từ thuở thơ bé tới khi học đại học của Di Li. Đó là những câu chuyện có thực, được chị kể lại với giọng điệu vui tươi, lôi cuốn.

  • Đọc Nhật ký mùa hạ, những đọc giả yêu quí Di Li hẳn sẽ phải kinh ngạc với một “tiểu Di Li” bướng bỉnh, đanh đá luôn “gây chiến đánh lộn” với đám con trai “đầu bò đầu bướu”. Cô “nàng” có mối tình đầu từ lớp 5, bắt đầu viết “thư hộc bàn” từ lớp 10, phải sống tự lập từ nhỏ và trở thành “nhiếp ảnh gia vườn” từ thời trung học… Sau đó, người đọc lại được dịp phì cười với cô bé chơi đồ hàng bằng cách bắc 3 viên gạch làm ba ông đầu rau và nhóm lửa lá khô nấu chảy nồi cơm nhựa. Ngộ nữa là Di Li bé cực yêu chó nhưng cũng thậm ghét mèo, có một “cuộc tình” hồi học tiểu học. Hay thật ngạc nhiên vì cô bé sẵn sàng cấu véo bất cứ tên con trai “đầu gấu” nào…

  • Những câu chuyện Nhật ký mùa hạ đã phác họa nên hình ảnh một cô bé trong trẻo, thẳng thắn, thông minh và bản lĩnh. Những câu chuyện hồi ức của nhà văn Di Li gần gũi với mỗi bạn đọc ở lòng tốt, niềm tin hồn nhiên, sự trong trẻo, chân thành của tuổi học trò. Người đọc sẽ mỉm cười chợt nhớ, chợt bâng khuâng về những tháng ngày đẹp đẽ xa xưa không bao giờ còn quay trở lại và rồi ước muốn có một chuyến tàu quay trở về với tuổi thơ.

  • Với lối diễn đạt tự nhiên, linh hoạt pha chút hài hước, hóm hỉnh nên mỗi câu chuyện trong Nhật ký mùa hạ đều có được sự vận động cốt truyện, tính văn học, tính rành mạch, điểm nhấn và tính nhân văn của Di Li nhẹ nhàng. Nhật ký mùa hạ trong trẻo nhưng mang lại cảm xúc mãnh liệt không chỉ ở từ ngữ mà còn ở vẻ đẹp của sự hoài niệm giản dị, yêu quý.

  • Gã Tây kia sao lấy được vợ Việt cũng là một cái nhìn khác lạ nữa của Di Li. Đây là 24 câu chuyện hài hước về những siêu tưởng của phụ nữ về đàn ông và của đàn ông về phụ nữ được góp nhặt. Những câu chuyện nói về “Những hotboy ế vợ”, “Hết duyên nhưng vẫn còn tình”, “Đàn ông hoàn hảo”, “Gã Tây kia sao lấy được vợ Việt”... và các câu chuyện khác là sự lật ngược hoàn toàn vấn đề của tác giả đối với những quan niệm thường thấy trước nay của số đông.

  • Đây là cuốn sách hướng thiện, hướng con người đến cuộc sống tốt hơn. Trong cuốn sách, Di Li đã đặt ra những vấn đề rất nóng hiện nay trong cuộc sống gia đình như người già 60, 70 tuổi có được yêu không? Khi chia tay nên có thái độ như thế nào với người “cũ”… Đó là những câu chuyện thường ngày của cuộc sống nhưng rất nhiều gia đình đã vấp phải và không thoát ra được. Những câu chuyện vụn vặt ấy rất sắc sảo, mạch lạc nhưng được bọc bởi một tấm vải lụa mềm mại, mượt mà.

  • Cuốn sách này không chỉ là một cuốn tản văn mà còn là một cuốn sách thống kê rất đầy đủ và chi tiết tỉ lệ ly hôn, tỉ lệ chênh lệch giới tính, bao nhiêu cô dâu Việt Nam lấy chồng nước ngoài đều được thống kê rất chính xác và đầy đủ. Chính những thông tin, số liệu của cuốn sách là những mảnh ghép của bức tranh xã hội đương đại.

  • Với giọng văn hài hước, hóm hỉnh, tác giả như trò chuyện, tâm tình, chia sẻ những khúc mắc trong đời sống hằng ngày, giúp người phụ nữ biết yêu bản thân hơn, tìm lại chính mình và đàn ông thêm hiểu phụ nữ để cùng họ xây dựng và vun đắp mái ấm gia đình.

  • Cuốn sách này của Di Li đã đi ngược lại với số đông nên nó đón nhận những cuộc tranh luận không có hồi kết, nhưng với cách nhìn hài hước, Di Li luôn biết cách biến những điều phức tạp trở nên giản đơn. Vì thế, cuốn sách đã nhận được những lời tán dương của các nhà phê bình cũng như bạn đọc. Đọc xong Gã Tây kia sao lấy được vợ Việt, bạn sẽ đổi mới tư duy.

  • Và cuốn Thị thành ký gồm 28 tản văn, là những câu chuyện ngắn được tác giả chứng kiến, nghe kể lại hoặc cảm nhận, như những lát cắt phản ánh nhiều chiều cuộc sống đô thị và tâm lý thị dân thời hiện đại. Đó là những câu chuyện vừa bi, vừa hài về tính cách người Việt như thích chê vùi dập, thích khen bốc giời, nghiện mua sắm, chỉ coi trọng “cửa trước” mà coi thường “cửa sau”...Những câu chuyện này cũng được Di Li nhìn bằng cảm quan hiện thực hài hước.

  • Có người cho rằng những câu chuyện của Di Li chẳng qua chỉ là lí sự, nhưng sau khi đọc xong tác phẩm ta thấy đây là 28 câu chuyện này thực ra không hoàn toàn là lý sự. Tết không còn như xưa, hay Ta ăn Tết tây thuần túy là những ghi chép dễ thương, những cảm nhận tinh tế, đầy nữ tính về những khoảng tĩnh lặng giữa những ồn ào trong đời sống của một thị dân trẻ tuổi. Nhưng, những ghi chép ấy chỉ là một hai nét điểm xuyết bất ngờ trong suốt tập sách này.

  • Phần còn lại của cuốn sách giống như một tập khảo luận về tâm lý và văn hóa thị dân đương đại. Rất nhiều vấn đề khác nhau xung quanh thói, tật của thị dân đương đại đã được Di Li đem ra để lý sự. Từ cơn sốt mua sắm đã trở thành ‘căn bệnh’ của tất cả nam, phụ, lão, ấu đến thói a dua chạy theo những giá trị vật chất tạm thời của người trẻ. Và cả những sự lai tạp, hổ lốn, thậm chí là hụt hẫng về văn hóa sống của giới văn nghệ, thậm chí là trí thức...Độ phổ rộng của những vấn đề được Di Linh đề cập trong cuốn sách này khiến chúng ta tin rằng bất cứ ai đọc qua cũng sẽ thấy bóng dáng của chính mình, những hành vi đã trở thành thói quen của bản thân đang bị người phụ nữ ấy kín đáo quan sát và phân tích.

  • Như vậy, cảm quan hiện thực hài hước là thứ không thể thiếu trong các sáng tác của Di Li. Nó làm cho các trang văn của cô nhẹ nhàng, hấp dẫn, khiến cho những trang văn của cô không quá khô khan. Chính cái cách Di Li nhìn cuộc đời hài hước, không đao to búa lớn, cứ tưng tửng mà viết, mà kể những chuyện để người đọc vừa cười tủm tỉm vì nó dí dỏm, nhưng cũng khiến ta phải suy nghĩ. Chính điều đó làm bạn đọc thêm mến mộ và tìm đến các sáng tác của cô.

  • Tiểu kết chương 1

  • Tóm lại, thể loại tản văn, bút kí đã có rất nhiều nhà văn thử nghiệm nhưng để lại dấu ấn bởi cái cảm quan hiện thực hài hước thì đâu đó trong văn học Việt Nam chỉ có vài người, trong đó có nữ nhà văn xinh đẹp mang tên Di Li, một hiện tượng lạ của làng văn Việt. Kế thừa chất hài của truyền thống, Di Li tiếp nối và đưa nó sâu vào từng thể loại khác nhau. Trong các sáng tác của cô, cái hài đi từ nhưng câu truyện ngắn đến những trang tạp văn sinh động và về bên những kí ức tươi đẹp ở thể loại bút kí. Qua đó, có thể thấy, chất hài trong tạp văn bút kí của Di Li chính là chất xúc tác khiến bạn đọc thích thú, say mê trên mỗi trang văn.

Nội dung

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ CHẤT HÀI TRONG SÁNG TÁC CỦA DI LIBÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ CHẤT HÀI TRONG SÁNG TÁC CỦA DI LIBÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ CHẤT HÀI TRONG SÁNG TÁC CỦA DI LIBÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VỀ CHẤT HÀI TRONG SÁNG TÁC CỦA DI LI

CHƯƠNG CHẤT HÀI VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO VĂN CHƯƠNG CỦA DI LI 1.1 Chất hài tư sáng tạo Di Li 1.1.1 Giới thuyết hài 1.1.1.1 Khái niệm hài Cái hài phạm trù vốn có đời sống, xuất khắp nơi với mn hình vạn trạng khác lĩnh vực xã hội Đây tượng xã hội nhiều học giả ý lí giải Từ nhà mỹ học cổ đại Hi Lạp, nhà triết học cổ điển Đức đến nhà văn, nhà tư tưởng Nga tham gia lí giải tượng Theo Platon “thiếu hài hước không nhận định nghiêm túc…Cái đối lập nhận thức nhờ đối lập” [24, Tr.170] Ông thừa nhận hài xuất phát từ đối lập hai mặt việc Còn nhà văn, tư tưởng Nga, Tsernyshevsky lại cho rằng: “Cái hài trống rỗng vô nghĩa bên che đậy vỏ huênh hoang tự cho có nội dung ý nghĩa thực sự” [18, 30] Hầu hết nhận định thống rằng: hài sinh từ mặt đối lập Từ điển thuật ngữ văn học khẳng định hài “phạm trù mỹ học phản ánh tượng phổ biến thực tế đời sống vốn có khả tạo tiếng cười cung bậc sắc thái khác Đó mâu thuẫn khơng tương xứng mà người ta cảm nhận phương diện xã hội - thẩm mỹ (chẳng hạn hình thức với nội dung, hành động với tình huống, mục đích phương tiện, chất biểu v.v…)” [18, 29] Trong Giáo trình mỹ học đại cương PGS TS NGuyễn Văn Huyên cho rằng: “Cái hài tượng thẩm mỹ khách quan, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc Đó xấu đội lốt đẹp, bị phát bất ngờ gây tiếng cười tích cực, phê phán xấu ánh sang lí tưởng thẩm mỹ tiến bộ” [24, 177] Như vây, hài phạm trù thẩm mỹ mỹ học, tượng sinh từ mặt đối lập, ln gắn với tiếng cười Tuy nhiên, tiếng cười biểu hài Cái hài thường tiếng cười thiên năng, sinh lí mà cười gồm có đối tượng cười (tức gây cười bị cười) chủ thể cười 1.1.1.2 Đặc điểm cấp độ hài Đặc điểm hài Cái hài nhận thức Đặc điểm nhận thức gắn với tiếng cười khám phá số loại mâu thuẫn vật, tượng quan sát chúng số bình diện khác, từ phía khác, từ góc độ buồn cười Đồng thời, hài mang khuynh hướng xã hội, cười xấu dám tin, dám khẳng định đẹp Cái hài hình thức đánh giá, thể trình độ người làm chủ đối tượng, làm chủ thân mình, vũ khí phương tiện để phê phán mặt trái sống, để phủ định tất xấu xa, giả dối, lỗi thời Nó hình thức phê phán xã hội đặc biệt, phê phán cảm xúc đối lập với lý tưởng xã hội Cái hài không giống buồn cười nên tiếng cười hài Chỉ có tiếng cười nhằm vào đối lượng cụ thể (đối tượng mang mâu thuẫn), có mục đích ý nghĩa xã hội sâu sắc mang sắc thái tiếng cười hài Cái hài trước hết nói đến xấu người, người có điểm xấu hay nói đến xấu thuộc đạo đức, lối sống, lí tưởng xã hội thể quan hệ thẩm mỹ Nó ln gắn với tiếng cười – tiếng cười tích cực Khơng gắn với tiếng cười hài gắn liền với yếu tố bất ngờ, “yếu tố riêng biệt biểu thi biên độ sâu rộng không gian thời gian hài Thiếu yếu tố bất ngờ khơng có có mối liên hệ chủ thể đối tượng hài” [24, 175] Cái bất ngờ ln xốy vào điểm yếu người bất ngờ bị vạch trần, bị đánh bại, lúc tiếng cười bật lên Nếu vấn đề mà bất ngowg nêu có giá trị nhân loại văn hóa, hài có ý nghĩa xã hội sâu rộng Cái cười mang tính hài đòi hỏi phải có đối tượng cười, có nghĩa gây cười bị cười Trong sống, hài đa dạng, biểu khác nói chung có mâu thuẫn Có thể hiểu đối lập, khơng cân xứng, khơng hài hòa Trong lịch sử mỹ học, nhà mỹ học thường gắn liền chất hài đối tượng mang mâu thuẫn, hài kết mâu thuẫn loại mâu thuẫn chứa đựng yếu tố bất ngờ, mẻ để tạo kịch tính Cái hài mâu thuẫn chất xấu nằm vỏ bọc đẹp hay máy móc nằm sinh động hay trống rỗng bên lại nằm vẻ khoa trương Tuy, hài bắt nguồn từ mâu thuẫn đẹp xấu nguồn gốc hài, có xấu không đành phận xấu cố sức làm đẹp, tự tạo mâu thuẫn, đối lập với thân nguồn gốc hài Cái gây cười lại chủ thể cười Đây mặt chủ quan hài, khơng có hài Bản thân đối tượng cười gây cười chủ thể nhận thức mâu thuẫn chứa đựng Điều giải thích có nhiều người xem tranh biếm họa, tranh vui, đọc truyện cười mà khơng cười, đến lúc hiểu bật cười Do vậy, hài phạm trù thẩm mĩ dùng để nhận thức đánh giá loại tượng đời sống, xấu lại cố sức chứng tỏ đẹp Khi mâu thuẫn bị phát đột ngột tạo nên tiếng cười tích cực, có ý nghĩa phê phán, phủ định xấu nhân danh đẹp Tiếng cười hài – chiến thắng đẹp xấu Cấp độ hài Trong sống văn học nghệ thuật hài thể qua nhiều cấp độ khác nhau: hài hước – dí dỏm, châm biếm - mỉa mai đả kích Đầu tiên hài hước, cười xuất phát từ mâu thuẫn bề ngồi mang tính chất nhẹ nhàng, thoải mái nhằm xây dựng cho đối tượng, loại bỏ điểm yếu đối tượng ngày hoàn thiện Hài hước thích hợp với nội quần chúng nhân dân khơng mang tính đối kháng Nó hình thức phê phán nhẹ nhàng đầy thiện ý nhằm khéo léo vạch trần mâu thuẫn, thông qua tiếng cười vui vẻ giúp người ta nhận trớ trêu tình nhờ mà phân biệt – sai Nó cấp độ thấp hài biểu chủ yếu sống, sinh hoạt thường ngày người Cấp độ cao hài châm biếm, đả kích Đối tượng cũ, tượng lỗi thời, tiêu cực, phản động tỏ ran nguy hiểm mặt xã hội Ở cấp độ châm biếm – mỉa mai, tiếng cười bắt đầu mang màu sắc phê phán có tính phủ định đối tượng mức độ nhẹ nhàng, chưa thiết phải mang tính thù địch, dành cho tượng buồn cười, chí mù qng sửa chữa Riêng cấp độ đả kích tiếng cười thể khuynh hướng xã hội mạnh mẽ Sự phê phán hoàn toan mang tính chất phủ định Trong trường hợp khơng có tiếng cười cười cách nghiêm chỉnh Như vậy, hài cần thiết sống nói chung văn học nói riêng Thơng qua hài, người bộc lộ quan điểm, ý kiến tích cực tiếng cười nhẹ nhàng mang tính nhân văn 1.1.2 Vị trí hài sáng tác Di Li Trước nay, văn học giới để lại cho nhiều tác phẩm Các bậc thầy hài hước đưa nụ cười vào văn chương, tạo niềm vui cho bạn đọc có từ kịch Moliere (Pháp), Azit Neshin (Thổ Nhĩ Kì)… Và nước ta, hài yếu tố thiếu, xuất phát từ tiếu lâm, ca dao, tục ngữ, Trạng Quỳnh, Trạng Lợn, chèo, tuồng… đến Nguyễn Trãi, tiếp sau Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Ba Giai Tú Xuất…một vệt cười lớn truyền thống văn học văn hóa Việt Nam Đến văn học Việt Nam đại, ta lại bắt gặp tràng cười Nguyễn Công Hoan, Tú Mỡ, Đồ Phồn, Lý Toét, Xã Xẹ Tự Lực Văn Đoàn, Vũ Trọng Phụng…những tiếng cười mang đậm dấu ấn xã hội đương thời Và tảng cười văn học dân tộc, Di Li mang chất hài vào văn chương cô thể loại truyện ngắn, tản văn bút kí Tuy nhiên, chất hài sang tác Di Li khơng phải mỉa mai châm biếm hay đả kích mà hài hước, dí dỏm nhẹ nhàng Ở thể loại truyện ngắn Di Li, người đọc hay bắt gặp nhan đề, kiểu tên nhân vật, cách gọi vật cách hài hước, hóm hỉnh Ta bắt gặp nhan đề như: Mối tình Khoai tây, Đồ mọt sách…rồi tên nhân vật : “hột cơm”, “Khoai tây Dễ thương”, “Khoai tây Trung Quốc”, “Cheocheo”, “sếp lớn”, “sếp bé”, “sếp út”… Cách đặt tên nhân vật, vật truyện ngắn Di Li bên cạnh mục đích cho người đọc nhìn khái quát nhân vật, có mục đích tạo hóm hỉnh, hài hước Có thể kể đến tên: tàu “Mũi Tên Trên Đại Dương” Hai người hoang đảo; “Hội Võ lâm truyền kỳ”, “Hội sưu tầm xe đạp cổ”, “Hội xài hàng Mango”, “Hội người sợ lơng mèo”, “Hội người khơng thích rửa bát”, “Hội sưu tầm bánh xe cũ”, “Hội thảo Khoai tây”, “diễn đàn Khoai tây” Mối tình khoai tây, cửa hàng hoa “Nhanh phút” Điện hoa Đỉnh cao tính hài hước việc đặt tên vật Di Li loạt tên bó hoa đặt theo tên hát: “Chân tình”, “Người yêu dấu”, “Người tình mùa đơng”, “Con u”, “Mẹ u”, “Trái tim bên lề”…Bên cạnh cách đặt tên nhan đề, nhân vật hay cách gọi vật Di Li tạo mâu thuẫn tiềm ẩn bên câu chuyện Chính cách cô tạo mâu thuẫn bên tác phẩm sở khiến bạn đọc bật cười Nếu tiếng cười truyện ngắn Di Li tạo nên cách gọi tên độc đáo, mâu thuẫn tiềm ẩn bút kí, tảp văn lại có tiếng cười thật khác Trong Thị thành ký gồm 28 câu chuyện thể nhìn tác giả buồn vui, chí bi hài nhiều vấn đề sống đương đại Mỗi câu chuyện cô ngồn ngộn tư liệu, từ chuyện bạn bè, đồng nghiệp, đến chuyện bên đất nước Mỹ… Nhưng tất chúng lại kết nối với trải nghiệm, nhận định tác giả Chính chân thật, hài hước nhẹ nhàng câu văn làm cho người đọc thấy thích thú Hay Gã Tây lấy vợ Việt, Di Li tiếp tục có giọng văn nhiều nhà phê bình tán dương, nhiều bạn đọc săn đón Cuốn sách 25 câu chuyện viết cách dí dỏm mà thú vị, sâu cay nhân, tình yêu, gia đình, nữ quyền… Đây vấn đề nhạy cảm, không tay gây sóng trái chiều, song Di Li khéo léo đưa tiếng cười nhẹ nhàng vào làm thứ trở nên nhẹ nhàng lời phê bình, góp ý tiếng cười khiến người ta dễ tiếp thu nhớ lâu Di Li dùng thấu hiểu cách diễn đạt hóm hỉnh để người đọc thay đổi Sự chân thành khiến cho nhiều vấn đề viết với giọng châm biếm khơng có cay độc, ngược lại thấy tình cảm thiết tha dành cho người Những câu chuyện tản văn, bút kí ln trẻ trung, văn phong sáng khác hoàn toàn với giọng văn lạnh lùng Di Li tiểu thuyết trinh thám, khác với giọng văn thông minh, sắc sảo truyện ngắn Như vậy, dù thể loại truyện ngắn, hay tạp văn, bút kí nữ nhà văn Di Li mang tiếng cười vào tác phẩm Chất hài làm trang sách cô trở nên sinh động, vui vẻ nhẹ nhàng Đối với thể loại truyện ngắn, tiếng cười nút mở khiến bạn đọc thích thú, làm cho câu chuyện vỡ òa yếu tố bất ngờ Còn tản văn, bút kí, chất hài chất xúc tác làm bạn đọc thấu hiểu đề xã hội Nhiều vấn đề phức tạp chất hài làm đơn giản Chính vậy, tản văn, bút kí Di Li ln ngóng trơng, chờ đón 1.2 Di Li – tượng nguồn mạch văn chương Việt Nam 1.1.2 Nhà văn Di Li Di Li tên thật Nguyễn Diệu Linh - nữ nhà văn với nhiều sách best-seller Việt Nam Cô sinh ngày 3/9/1978 Hà Nội Thuở nhỏ học trường PTTH Việt Đức, sau học đại học Trường ĐH Ngoại ngữ Hà Nội (nay ĐH Hà Nội), chuyên ngành Cử nhân tiếng Đức Cử nhân tiếng Anh Cơ có Thạc sĩ Quản lý giáo dục Từ năm 2000 đến nay, cô giảng viên văn hóa Anh - Mỹ, trường Cao đẳng Thương mại & Du lịch Hà Nội, giảng viên PR, trường ĐH Hồ Bình, Hà Nội chun viên tư vấn quảng cáo & PR, MC Ngồi ra, Di Li tham gia viết văn, viết báo dịch thuật Cô trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (từ 2010), hội viên Hội Nhà văn Hà Nội (từ 2011), hội viên Hội Nhà văn Châu Á- Thái Bình Dương (từ 2012) Giới nhà văn nhà báo dành cho Di Li lời có cánh như: Đàn bà đẹp viết truyện kinh dị; “Kiều nữ” Di Li, tượng lạ làng văn; Di Li-Cô gái “kinh dị”; Di Li: Người đẹp đa tài; Nhà văn Di Li-đa đoan nhàn hạ; Di Li-Người đẹp…kinh dị!; Người đẹp làng văn Việt… Tác phẩm in: - Truyện ngắn: Cocktail, Ma học trò, Tầng thứ (NXB Hội nhà văn 2007), Điệu Valse địa ngục (NXB Hội nhà văn - 2007), ngày sa mạc (NXB Văn học - 2009), Tháp Babel đỉnh thác Ánh trăng (NXB Văn học 2010), Đơi tình u hay lạc đường (NXB Phụ nữ - 2010), Chiếc gương đồng (NXB Phụ nữ - 2010), San hô đỏ (NXB Văn học - 2012) - Tiểu thuyết: Trại hoa đỏ (NXB Công an Nhân dân - 2009), Câu lạc số (NXB Lao động – 2016) - Bút ký: Đảo thiên đường (NXB Công an Nhân dân - 2009) - Hồi ký: Nhật ký mùa hạ (NXB Văn học - 2011) - Ký chân dung: Chuyện làng văn (NXB Văn học - 2012) - Tản văn: Cocktail thị thành (NXB Phụ nữ - 2011), Adam & Eva (2013), Gã Tây lấy vợ Việt (NXB Phụ Nữ - 2015) - Sách chuyên ngành: Giáo trình Tiếng Anh chuyên ngành Thương mại (NXB Hà Nội - 2007), Giáo trình Kỹ viết quan hệ cơng chúng (NXB Dân trí - 2011), Tơi PR cho PR (NXB Văn hóa Thơng tin - 2013) - Truyện dịch sang tiếng Anh: The Black Diamond (NXB Thế giới - 2012) - Truyện dịch: Người yêu dấu (Tiểu thuyết - Tác giả Sara Zarr, Mỹ) 2008, Người làm chứng (Tiểu thuyết - Tác giả Tami Hoag, Mỹ) - 2009, Giết người đưa thư (Tiểu thuyết - Tác giả Tami Hoag, Mỹ) - 2009, Bóng đêm bao trùm (Tập truyện ngắn giới) - 2009, Rừng Răng-Tay (Tiểu thuyết Tác giả Carrie Ryan, Mỹ) - 2010, Tàn tích (Tiểu thuyết – Tác giả Scott Smith, Mỹ)- 2012, Xác chết nước (Tiểu thuyết - Tác giả Patricia Cornwell, Mỹ) - 2012 Trong sáng tác trên, chị đạt giải ba thi viết tiểu thuyết, truyện ký đề tài “Vì an ninh tổ quốc bình yên sống 2007 2010” Bộ Công an phối hợp Hội Nhà văn tổ chức - tiểu thuyết Trại hoa đỏ, giải ba thi viết “Hà Nội tôi” báo Kinh tế & Đô thị Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội tổ chức giải Ba thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân đội năm 2005-2006 - Truyện ngắn Cocktail Ma học trò Đến nay, Di Li mắt 28 đầu sách bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn, tản văn, bút ký, sách chuyên ngành sách dịch Cô mắt hai tác phẩm trinh thám – kinh dị mang tên Trại Hoa Đỏ (2007) Câu lạc số (2016) Đặc biệt, tiểu thuyết Trại hoa đỏ tái lần Những tác phẩm chị phần lột tả hết thực đời sống, đồng thời phần cho bạn đọc thấy sống người phụ nữ xinh đẹp mà đầy tài 1.2.2 Di Li – tượng lạ làng văn Trong dòng văn học đại, Di Li xuất trở thành tượng văn học “hot” có nhiều đóng góp cho văn học Việt Nam đại Di Li xứng đáng tượng lạ làng văn Những sách cô làm cho thị trường văn học chao đảo, tình trạng “cháy sách” Với lối viết ma mị, cô dấn thân nhiều thể loại như: Truyện ngắn, tiểu thuyết, bút ký, hồi ký, ký chân dung, tản văn… Hầu hết sách cô thể loại best – seller Ở năm 2007, Di Li trình làng tác phẩm Tầng thứ Điệu Valse địa ngục với lối viết huyền hoặc, ma mị có phần ma quái khiến người đọc thích thú Đến năm 2009, lúc Di Li thật đóng dấu mốc quan trong, tạo chỗ đứng vững cho văn đàn văn học Việt Nam với tác phẩm Trại hoa đỏ Cuốn sách vinh danh giải Ba thi tiểu thuyết 2007 – 2010 Bộ công An tổ chức Khi xuất Trại hoa đỏ khiến người đọc bị thúc, bị lạc lối vào mê lộ, ngóng trơng chờ đợi, ln hi vọng lại tuyệt vọng khơng đốn kết thúc tiểu thuyết Sau hàng loạt sách khác “cháy hàng” như: ngày sa mạc, Đảo thiên đường hay Adam & Eva Nếu Trại hoa đỏ câu chuyện Di Li tung hỏa mù khiến bạn dọc lạc lối sách sau đưa bạn đọc chu du khắp gian Ở Đảo thiên đường người đọc Di Li trò chuyện, trao đổi, truyền lại kinh nghiệm quý báu du lịch Có người khun bạn muốn nước đọc Đảo thiên đường có tất thứ bạn cần cho chuyến Hay Adam & Eva bạn đọc tiếp cận vấn đề bình đẳng giới cách hài hước, dí dỏm Tuy nhẹ nhàng tác phẩm để lại ấn tượng mạnh lòng bạn đọc Nếu có sách best – seller, Di Li chưa thể trở thành tượng lạ làng văn Điều khiến Di Li trở nên đặc biệt cách cô dấn thân đến thể loại mà trước dường vào quên lãng – thể loại tiểu thuyết trinh thám Cô coi người hồi sinh cho thể loại tiểu thuyết trinh thám người mở đường cho tiểu thuyết trinh thám kinh dị Văn học trinh thám theo thời gian giành vị trí vững khơng thể thiếu văn học phương Tây, đặc biệt Anh, Pháp, Đức, Thụy Điển, Nga, Mỹ… Ở châu Á, văn học trinh thám không phát triển ngày có nhiều tác giả tạo trụ cột vững cho thể loại Ở năm đầu kỷ 21 Lôi Mễ, Tang Thượng, Chu Hạo Huy (Trung Quốc), Jeong You Jeong (Hàn Quốc), Higashino Keigo, Yoshida Shuichi (Nhật Bản)… Tuy nhiên, Việt Nam tiểu thuyết trinh thám giẫm chân chỗ Trải qua gần kỷ, từ tập truyện Phạm Cao Củng theo trường phái thám tử Sherlock Holmes Gói thuốc Thế Lữ, trinh thám dừng lại nửa kỷ nhà văn Di Li tác giả đương đại tiếp nối truyền thống hoi với hai tiểu thuyết Trại Hoa Đỏ Câu lạc số Để viết tiểu thuyết trinh thám đánh giá cao dư luận, Di Li phải tự rèn thói quen tư khỏi motif thông thường, thực nhập tâm vào nhân vật, tình tiết vụ án, đầu tư nhiều thời gian, cơng sức cho việc tìm kiếm tư liệu để tiểu thuyết phù hợp với bối cảnh Việt Nam Ngồi phải tìm hiểu hàng trăm sách tâm lý học tội phạm, luật hình sự, giám định pháp y tác phẩm trinh thám tiếng giới Di Li đồng thời tận dụng lợi ngôn ngữ để tham gia diễn đàn nước ngồi với mục đích tìm kiếm thơng tin Những tác phẩm Di Li mang lại dấu ấn khác lòng độc giả Tuy khơng nhẹ nhàng tiểu thuyết trinh thám Pháp, chưa hồi hộp trính thám Mỹ, tiểu thuyết trinh thám Di Li thực gần gũi đời sống người dân Việt Nam Những trang sách cô phản ánh từ thực bám sát vào logic sống Mục đích Di Li muốn mang đến cho tác phẩm tìm ý nghĩa nhân vụ án, tập trung vào lý giải hành động thủ, phân tích tâm lý hành vi văn chương cuối tìm với ngã người Do vậy, độc giả tìm thấy gần gũi, dễ hiểu theo dõi tác phẩm nữ nhà văn Tuy dòng văn học trinh thám Việt phải đương đầu với khó khăn chưa phần đơng độc giả tiếp nhận yêu thích, song nhà văn Di Li kỳ vọng văn chương đương đại Việt Nam ngày có thêm nhiều bút trinh thám sắc sảo, đưa loại hình tới gần với công chúng Di Li từ chỗ dũng cảm khai phá đường mới, cô tạo dựng cho chỗ đứng vững chãi mảnh đất văn chương trinh thám Sau tất li kì, thật giả đan cài, trân trọng giá trị chân thật sống điều đọng lại cuối qua hai tiểu thuyết, với khát vọng đẩy lui mảng tối tham vọng, thù hận, ln hướng thiện để có sống tốt đẹp Di Li yếu tố đáng để hy vọng văn học trinh thám kinh dị có chỗ đứng với lượng độc giả đông đảo Nhà văn Nhà văn Mỹ Charles Waugh nhận xét: Di Li bắt mạch xã hội Việt Nam Với nhận thức sắc bén truyền thống xưa cũ, câu chuyện cô phản ánh cách tỉ mỉ diễn giới phong cách viết điềm tĩnh, lạnh lùng, châm biếm mà không phần hồi hộp Nếu bạn muốn biết diễn Việt Nam nay, bạn muốn cười, khóc, rùng sợ hãi, suy ngẫm sâu giới đương đại, đọc Di Li [76] Thêm lí để khẳng định Di Li tượng lạ làng văn Những sáng tác cô bàn rộng, sâu vào vấn đề xã hội đại Đó chuyện giới trẻ có lối sống lệch chuẩn, bỏ qua đạo lý truyền thống, bỏ qua quan tâm bậc cha, mẹ Một điều khác thú vị Di Li lưu ý đến tác động công nghệ tiên tiến vào đời sống người Không trẻ em suốt ngày say mê game, mà người lớn bị trò chơi mạng hút, làm cho mụ mị Rồi hàng loạt vấn đề khác cô phơi bày trang giấy cách nhẹ nhàng sâu cay Đọc trang sách Di Li, bạn đọc bắt gặp thân, gia đình, mơi trường làm việc hay người bạn Các nhân vật gương phản chiếu rõ thực sống người đại Di Li “kể” cho câu chuyện thường nhật đời sống hàng ngày Tuy luồn sâu vào ngõ ngách nhỏ nhờ tác phẩm cô ta phần thấy xã hội Việt Nam 1.3 Cảm quan thực hài hước sáng tác Di Li Như biết, văn học luôn phản ánh thực, đưa diện mạo sống vào trang văn Tuy nhiên, thực trang sách nhà văn lại khác sống nhìn qua lăng kính người nghệ sĩ Có thực, nhà văn lại mang đến cho bạn đọc cách cảm nhận khác Nhà văn Di Li, đưa thực sống vào trang văn Ấn tượng đời sống, Di Li lúc quan trọng, giúp có tạp văn, but kí chân thực, đầy sức hút Ngồi ấn tượng giúp Di Li thỏa sức tưởng tượng, tao giới khác tiểu thuyết trinh thám Tuy nhiên, Di Li nhìn thực với cảm quan hài hước, điều đặc biệt thấy rõ trang truyện ngắn, tạp văn bút kí 1.3.1 Cảm quan thực hài hước truyện ngắn Di Li Khi tiếp xúc vơi truyện ngắn Di Li, ta bắt gặp câu chuyện thuộc thể loại trinh thám câu chuyện sống đời thường Với tác phẩm thể loại trinh thám cô dùng giọng văn sắc lạnh, ma mị làm hút bạn đọc, đưa bạn đọc đến hết trang văn tới trang văn khác Bên cạnh giọng văn sắc lạnh, Di Li có giọng văn hài hước nói đến thực đời sống vốn có xa hội Những câu chuyện nhân phẩm người, nhân, tình yêu… Di Li nhìn cách hài hước, dí dỏm Ở Hai người hoang đảo, Di Li nhìn nhân phẩm người cách chân thật Câu chuyện xây dựng dựa tình nhân vật nam nhân vật nữ lạc hoang đảo Nam nữ trải qua ngày tháng vất vả ngày trở đất liền ban đầu, theo tưởng tượng bạn trẻ chất xúc tác tạo nên tình yêu nồng nàn, say đắm theo cách nhìn, cách cảm Di Li hoàn toàn ngược lại Ở đảo hoang, để sinh tồn, người phải bất chấp tất cả, phải từ bỏ phẩm chất lịch thiệp giới văn minh, thay vào ích kỉ, nhỏ nhen, chiếm đoạt phải dung đến vũ lực để đạt thứ muốn Hai nhân vật thương lượng mua bán thực phẩm, khâu vá, sửa hàng rào cho nhau… tất tính tốn cho có lợi Mâu thuẫn nam nữ khơng thể cứu hai phát xuồng cao su dạt vào đảo Cả hai muốn có xuồng Cuối cùng, họ cầm vũ khí công suy nghĩ nhỏ nhen, sợ đối phương chiếm đoạt xuồng làm riêng Mọi việc giải hai vị thuyền trưởng hai tàu San Hô Đen, Mũi Tên Trên Đại Dương cập đảo hoang để tránh bão Nam nữ hân hoan lên tàu Câu chuyện tám tháng trơi dạt đảo hoang kết thúc khơng có tình yêu hai hạnh phúc tách khỏi Bạn đọc bật cười tiếp xúc trang văn miêu tả ích kỉ hai nhân vật, thở phào nhẹ nhõm họ khơng chung nhà Quả thật, tình u khơng thể đẹp ta sống hồn cảnh khó khăm Sau đọc câu chuyện Di Li, bạn đọc mỉm cười nhẹ nhàng nhận thân ta nhỏ nhen Di Li truyền tải thông điệp nhẹ nhàng dí dỏm khiến chũng ta khơng thể làm ngơ Khác với câu chuyện tình chưa bắt đầu kết thúc hai nhân vật Hai người hoang đảo, Pizza chiều thứ sáu câu chuyện tình yêu đôi sinh viên muốn tận hưởng tháng ngày sống thử ngào Nhưng đời không mơ, công việc chiếm hết thời gian họ, khơng có bữa cơm ăn chung mà thức ăn nhanh – Pizza Pizza trở thành nỗi ám ảnh chàng trai cô gái hào hứng, tôn sùng Đỉnh điểm cao trào xung đột hai phiếu khuyến dùng pizza mà nàng phủ nhận mối tình hai người Vậy mộng nhà nhỏ đầy tình yêu vỡ tan, giải thoát chàng trai với bánh pizza chán ngấy để với mái nhà có bếp ấm cúng mẹ “với đĩa cá chiên vàng ruộm, bát canh rau muống dầm sấu chua tê đầu lưỡi, liễn thịt kho dừa thơm ngậy, pháo giòn tan” Đâu sống ta bắt gặp câu chuyện trên, ta nhìn màu hồng, tình u làm thứ trở nên dễ dàng Những bước chân vào sống nhân ta thấy khó khăn thầy màu hồng tưởng tượng Di Li khéo léo đưa câu chuyện muôn thở sinh viên vào trang văn, đưa lời khuyên sâu sắc qua giọng văn lơn khiến bạn đọc phải suy nghĩ Qua câu chuyện Di Li, ta nhận tiến tới hôn nhân thực trưởng thành Bên cạnh vấn đề sống thử, nữ nhà văn hướng ngòi bút đến vấn đề tình u online Đồ mọt sách nói nhân vật Biên tình cờ đồng nghiệp quan giới thiệu game, anh đắm giơi ảo, với nhiệm vụ , say mê người gái có nickname “Cheocheo” mà quên sống thực Biên thực tỉnh ngộ để hoá điên thật cơng ty chàng làm việc, gắn bó suốt chín năm chuyển nơi khơng biết, số điện thoại nàng “Cheocheo” xinh đẹp số giả Lời cảnh tỉnh cho bạn trẻ say mê đọ sức giới ảo, bạn có nghĩ ngơi nhà rời mà bạn khơnng hay biết nhân vật Biên khơng? Hay có bạn thắc mắc, nàng “Cheocheo” Biên nam nữ? Sau đọc xong câu chuyện Di Li, nhiều bạn đọc chắn sữ phá lên cười thầm nghĩ giới ảo tình u online khơng bình n nghĩ Cả câu chuyện giả định, Di Li làm người đọc tỉnh mà không chút oán giận văn phong hài hước – dí dỏm Quả thực, với cách nhìn thực mắt hài hước, Di Li làm bạn đọc hết câu chuyện đến câu chuyện khác, cảm nhận rõ vấn đề xã hội Và bạn đọc nhận rằng, ta nhìn đời Di Li có lẽ sống vui vẻ, nhẹ nhàng 1.3.2 Cảm quan thực hài hước qua tạp văn, bút kí Di Li Cảm quan thực hài hước không nằm câu truyện ngắn Di Li, mà theo chân cô chu du khắp thiên hạ, cảm nhận vấn đề nhạy cảm sống Tât góc nhìn tạp văn, bút kí nữ nhà văn mang cảm quan Di Li người thích chủ nghĩa xê dịch nên cô bỏ nhiều thời gian, tiền để đặt chân đến nhiều nơi thứ cô mang nhiều Những chuyến xa nguồn cảm xúc vơ tận kỳ ảo, phần thỏa mãn cô với khát khao phiêu lưu khám phá thuở miên man giới cổ tích Và tất nằm du ký Đảo thiên đường, sách ghi lại hành trình qua nhiều quốc gia Di Li suốt 10 năm qua Ấn tượng sách khả nhiều, miệt mài từ Đông sang Tây Di Li, sau lối dẫn dắt ánh mắt, lúc trầm tư, lúc bay bổng lãng mạn, lúc lại sục sạo vào ngõ ngách mảnh đất xa lạ Chính vậy, chuyến Đảo thiên đường hấp dẫn Tác giả tỉ mỉ, chi tiết mang đến lượng thông tin phong phú, từ chuyện nhỏ nhặt cách nhà ga, tàu điện; cách đối phó với thủ đoạn móc túi… đến chuyện lớn, đòi hỏi nhìn khái qt mơ hình du lịch Thái Lan, nghệ thuật bán hàng người Trung Quốc vv Di Li lại viết hóm hỉnh Cơ cách viết cho người đọc không bị xao lãng câu chữ mà tập trung vào nội dung thơng tin chị chuyển tới Chính vậy, sách lời chuyện trò dí dỏm với ai, chị, đặt chân tới mảnh đất đó, lời hướng dẫn tận tình với tới nơi mà chị qua Với cách quan sắt tỉ mỉ, Di Li nắm bắt nét gần đặc sắc miền đất xa lạ Chị viết Thái Lan với điểm đến 3S: Sea (Tắm biển), Shopping (Mua sắm) Sex (Tình dục); Amsterdam với Tự tình dục ma túy; Trung Quốc với nghệ thuật bán hàng lừa bịp chiêu chèo kéo khách người buôn bán… Xen quan sát sắc sảo, Di Li đôi lúc khiến người đọc bật cười nhận xét hài hước: "Ở đất nước mà đạo Phật quốc giáo có điều mâu thuẫn, 10 m lại có ngơi chùa 10 m lại có cô gái làm nghề quán bar" (Điểm đến ba chữ S - Thái Lan), "Các vụ trộm xe đạp xảy hàng ngày Người ta trộm xe đạp giá trị mà cần sử dụng, họ liền chôm xe dựng sơ hở, xong lại đem liệng xuống kênh đào Vì lẽ đó, hàng năm, phủ lại cho làm vệ sinh kênh lần vớt lên hàng trăm xe đạp đủ loại" (Amsterdam - đèn đỏ treo cao - Hà Lan) Di Li khơng nhìn thực nơi chị hài hước bôn lơn mà chị nhìn tuổi thơ khơng phần sang, hồn nhiên Điều thể tất rõ qua Nhật kí mùa hạ, sách tập hợp câu chuyện từ thuở thơ bé tới học đại học Di Li Đó câu chuyện có thực, chị kể lại với giọng điệu vui tươi, lôi Đọc Nhật ký mùa hạ, đọc giả yêu quí Di Li hẳn phải kinh ngạc với “tiểu Di Li” bướng bỉnh, đanh đá “gây chiến đánh lộn” với đám trai “đầu bò đầu bướu” Cơ “nàng” có mối tình đầu từ lớp 5, bắt đầu viết “thư hộc bàn” từ lớp 10, phải sống tự lập từ nhỏ trở thành “nhiếp ảnh gia vườn” từ thời trung học… Sau đó, người đọc lại dịp phì cười với bé chơi đồ hàng cách bắc viên gạch làm ba ông đầu rau nhóm lửa khô nấu chảy nồi cơm nhựa Ngộ Di Li bé cực yêu chó ghét mèo, có “cuộc tình” hồi học tiểu học Hay thật ngạc nhiên cô bé sẵn sàng cấu véo tên trai “đầu gấu” nào… Những câu chuyện Nhật ký mùa hạ phác họa nên hình ảnh bé trẻo, thẳng thắn, thông minh lĩnh Những câu chuyện hồi ức nhà văn Di Li gần gũi với bạn đọc lòng tốt, niềm tin hồn nhiên, trẻo, chân thành tuổi học trò Người đọc mỉm cười nhớ, bâng khuâng tháng ngày đẹp đẽ xa xưa không quay trở lại ước muốn có chuyến tàu quay trở với tuổi thơ Với lối diễn đạt tự nhiên, linh hoạt pha chút hài hước, hóm hỉnh nên câu chuyện Nhật ký mùa hạ có vận động cốt truyện, tính văn học, tính rành mạch, điểm nhấn tính nhân văn Di Li nhẹ nhàng Nhật ký mùa hạ trẻo mang lại cảm xúc mãnh liệt khơng từ ngữ mà vẻ đẹp hoài niệm giản dị, yêu quý Gã Tây lấy vợ Việt nhìn khác lạ Di Li Đây 24 câu chuyện hài hước siêu tưởng phụ nữ đàn ông đàn ông phụ nữ góp nhặt Những câu chuyện nói “Những hotboy ế vợ”, “Hết dun tình”, “Đàn ơng hồn hảo”, “Gã Tây lấy vợ Việt” câu chuyện khác lật ngược hoàn toàn vấn đề tác giả quan niệm thường thấy trước số đông Đây sách hướng thiện, hướng người đến sống tốt Trong sách, Di Li đặt vấn đề nóng sống gia đình người già 60, 70 tuổi có u khơng? Khi chia tay nên có thái độ với người “cũ”… Đó câu chuyện thường ngày sống nhiều gia đình vấp phải khơng Những câu chuyện vụn vặt sắc sảo, mạch lạc bọc vải lụa mềm mại, mượt mà Cuốn sách không tản văn mà sách thống kê đầy đủ chi tiết tỉ lệ ly hơn, tỉ lệ chênh lệch giới tính, dâu Việt Nam lấy chồng nước ngồi thống kê xác đầy đủ Chính thông tin, số liệu sách mảnh ghép tranh xã hội đương đại Với giọng văn hài hước, hóm hỉnh, tác trò chuyện, tâm tình, chia sẻ khúc mắc đời sống ngày, giúp người phụ nữ biết yêu thân hơn, tìm lại đàn ơng thêm hiểu phụ nữ để họ xây dựng vun đắp mái ấm gia đình Cuốn sách Di Li ngược lại với số đơng nên đón nhận tranh luận khơng có hồi kết, với cách nhìn hài hước, Di Li ln biết cách biến điều phức tạp trở nên giản đơn Vì thế, sách nhận lời tán dương nhà phê bình bạn đọc Đọc xong Gã Tây lấy vợ Việt, bạn đổi tư Và Thị thành ký gồm 28 tản văn, câu chuyện ngắn tác giả chứng kiến, nghe kể lại cảm nhận, lát cắt phản ánh nhiều chiều sống đô thị tâm lý thị dân thời đại Đó câu chuyện vừa bi, vừa hài tính cách người Việt thích chê vùi dập, thích khen bốc giời, nghiện mua sắm, coi trọng “cửa trước” mà coi thường “cửa sau” Những câu chuyện Di Li nhìn cảm quan thực hài hước Có người cho câu chuyện Di Li chẳng qua lí sự, sau đọc xong tác phẩm ta thấy 28 câu chuyện thực khơng hồn tồn lý Tết khơng xưa, hay Ta ăn Tết tây túy ghi chép dễ thương, cảm nhận tinh tế, đầy nữ tính khoảng tĩnh lặng ồn đời sống thị dân trẻ tuổi Nhưng, ghi chép hai nét điểm xuyết bất ngờ suốt tập sách Phần lại sách giống tập khảo luận tâm lý văn hóa thị dân đương đại Rất nhiều vấn đề khác xung quanh thói, tật thị dân đương đại Di Li đem để lý Từ sốt mua sắm trở thành ‘căn bệnh’ tất nam, phụ, lão, ấu đến thói a dua chạy theo giá trị vật chất tạm thời người trẻ Và lai tạp, hổ lốn, chí hụt hẫng văn hóa sống giới văn nghệ, chí trí thức Độ phổ rộng vấn đề Di Linh đề cập sách khiến tin đọc qua thấy bóng dáng mình, hành vi trở thành thói quen thân bị người phụ nữ kín đáo quan sát phân tích Như vậy, cảm quan thực hài hước thứ thiếu sáng tác Di Li Nó làm cho trang văn cô nhẹ nhàng, hấp dẫn, khiến cho trang văn cô không khô khan Chính cách Di Li nhìn đời hài hước, không đao to búa lớn, tưng tửng mà viết, mà kể chuyện để người đọc vừa cười tủm tỉm dí dỏm, khiến ta phải suy nghĩ Chính điều làm bạn đọc thêm mến mộ tìm đến sáng tác Tiểu kết chương Tóm lại, thể loại tản văn, bút kí có nhiều nhà văn thử nghiệm để lại dấu ấn cảm quan thực hài hước văn học Việt Nam có vài người, có nữ nhà văn xinh đẹp mang tên Di Li, tượng lạ làng văn Việt Kế thừa chất hài truyền thống, Di Li tiếp nối đưa sâu vào thể loại khác Trong sáng tác cô, hài từ câu truyện ngắn đến trang tạp văn sinh động bên kí ức tươi đẹp thể loại bút kí Qua đó, thấy, chất hài tạp văn bút kí Di Li chất xúc tác khiến bạn đọc thích thú, say mê trang văn ... dành cho Di Li lời có cánh như: Đàn bà đẹp viết truyện kinh dị; “Kiều nữ” Di Li, tượng lạ làng văn; Di Li- Cô gái “kinh dị”; Di Li: Người đẹp đa tài; Nhà văn Di Li- đa đoan nhàn hạ; Di Li- Người... tản văn, bút kí, chất hài chất xúc tác làm bạn đọc thấu hiểu đề xã hội Nhiều vấn đề phức tạp chất hài làm đơn giản Chính vậy, tản văn, bút kí Di Li ln ngóng trơng, chờ đón 1.2 Di Li – tượng nguồn... tảng cười văn học dân tộc, Di Li mang chất hài vào văn chương cô thể loại truyện ngắn, tản văn bút kí Tuy nhiên, chất hài sang tác Di Li mỉa mai châm biếm hay đả kích mà hài hước, dí dỏm nhẹ nhàng

Ngày đăng: 29/04/2020, 23:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w