1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SÁNG tạo NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN sự TÍCH NHỮNG NGÀY đẹp TRỜI của hòa VANG trương thị như huệ CH VHVN k19

9 626 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 119,5 KB

Nội dung

PHẦN I MỞ ĐẦU SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN SỰ TÍCH NHỮNG NGÀY ĐẸP TRỜI CỦA HÒA VANG (Trương Thị Như Huệ Lớp Cao học Văn học Việt Nam K19) I MỞ ĐẦU Ngay từ thuở mới lọt lòng, chúng ta đã được.

Trang 1

SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN

SỰ TÍCH NHỮNG NGÀY ĐẸP TRỜI CỦA HÒA VANG

(Trương Thị Như Huệ - Lớp Cao học Văn học Việt Nam K19)

I MỞ ĐẦU

Ngay từ thuở mới lọt lòng, chúng ta đã được đắm chìm trong thế

giới truyện cổ từ lời ru, lời kể của bà, của mẹ Dòng sữa tinh thần ngọt

ngào ấy đã tắm mát tâm hồn ta, đưa ta đến với những con người hết sức

bình thường, quen thuộc trong đời sống hằng ngày như các dũng sĩ, người

mồ côi, người nghèo khổ…Trải qua tháng năm, ta hiểu ra rằng, đằng sau

mỗi câu chuyện ấy, người xưa còn gửi gắm những bài học nhân sinh quý

giá về cách đối nhân xử thế, về tình làng nghĩa xóm hay lòng hiếu thảo với

mẹ cha Cũng chính vì những giá trị tốt đẹp này mà truyện cổ tích được

người dân các thế hệ luôn gìn giữ, truyền lại để răn dạy cho con cháu

Ngày nay, có rất nhiều tác giả đã viết lại truyện cổ Bởi vì, sáng tạo mới là

một yêu cầu tất yếu của mọi thứ văn học đã thành văn Sáng tạo của truyện

cổ viết lại, trước tiên, phải là sáng tạo một cái nhìn mới so với những gì đã

cũ Chính điều này đã làm nên diện mạo mới mẻ cho những câu chuyện cổ

trong văn học Việt Nam hiện đại Những câu chuyện này vẫn lưu giữ được

điệu hồn dân tộc từ những gì thân quen, gần gũi trong đời sống hàng ngày

Truyện ngắn Sự tích những ngày đẹp trời của Hòa Vang ra đời đã để lại

dấu ấn khó quên trong lòng độc giả phải chăng bởi những sáng tạo nghệ

thuật của nhà văn?

II NỘI DUNG

Sự tích những ngày đẹp trời của Hòa Vang ra đời năm 1996 đã đưa

đến cho độc giả luồng gió mới về cái nhìn con người và cuộc sống đa diện,

đa chiều Trong câu chuyện, độc giả thấy được một phong cách Hòa Vang

rất hiện đại nhưng cũng rất dân tộc

1 Về cốt truyện

1.1 Để phù hợp với hình thức lưu truyền bằng miệng, cốt truyện

dân gian thường ngắn gọn, đơn giản Truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh kể theo

hành động tuyến tính của nhân vật: Hùng Vương thứ mười tám có một

người con gái tên là Mỵ Nương, sắc đẹp tuyệt trần Trong buổi vua cha kén

rể, Sơn Tinh và Thủy Tinh đến cầu hôn Một người là thần núi, một người

là thần biển, ai cũng có tài năng hơn người Vua cha bảo: “Ngày mai ai

đem đồ sính lễ đến đây trước: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nếp bánh

chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao thì được rước dâu

về” Sơn Tinh đến trước được lấy Mỵ Nương Thủy Tinh đến sau nổi giận

làm mưa, làm gió đánh Sơn Tinh và gây ra lũ lụt hằng năm

Trang 2

So với truyện cổ dân gian, Sự tích những ngày đẹp trời có cốt truyện

phức tạp hơn Hòa Vang xoay quanh câu chuyện tình yêu giữa Thủy Tinh

và Mỵ Nương Mỵ Nương – người con gái lấy chồng xa nhớ nhà da diết

Một hôm được sự đồng ý của chồng, nàng trở về thăm quê một mình

Nàng lại có dịp tới tận con suối nhỏ đầu nguồn, nơi nàng nhớ mình đã tắm

lần đầu, từ khi biết nhớ, biết nghĩ, từ khi mình còn là một cô bé Nàng đã

gặp Thủy Tinh Hòa Vang khéo léo đan cài những mô típ quen thuộc của

truyện cổ dân gian như: vua Hùng kén rể, Sơn Tinh đến trước và chiến

thắng được rước dâu về núi Tản, Thủy Tinh đến sau nên thất bại, hiện

tượng lũ lụt xảy ra…vào trong lời thoại của hai nhân vật Mỵ Nương và

Thủy Tinh Trong những lời thoại ấy còn ẩn chứa tình yêu tha thiết của

Thủy Tinh giành cho Mỵ Nương và tình cảm khá sâu đậm của Mỵ Nương

đối với Thủy Tinh Trong cốt truyện mới, tác giả hiện đại còn hé lộ cho

người đọc thấy được Thuỷ Tinh quả bị oan Chàng cũng là một người có

tài năng ngang bằng Sơn Tinh, có tình cảm sâu nặng với Mỵ Nương nhưng

do thua thiệt đủ đường từ lễ vật đến khoảng cách nên chàng thua Sơn Tinh

là lẽ đương nhiên Vì cảm thông cho nỗi niềm của Mị Nương và Thuỷ

Tinh, như một sự bù đắp “Một ngày đẹp trời” xuất hiện mỗi năm cho hai

người gặp nhau Tác giả của văn học viết cũng hướng người đọc theo một

cách hiểu khác truyện cổ dân gian là nguyên nhân của những trận lũ lụt

hàng năm không phải do cơn tức giận ngút ngàn của Thủy Tinh mà do

nguyên nhân khác: thứ nhất, chàng khóc vì không lấy được Mỵ Nương chứ

không hề oán hận Sơn Tinh; thứ hai, do thấy cảnh Sơn Tinh đón mất Mỵ

Nương nên chàng vừa rùng mình lần đầu, thấy mất hết sức mạnh lần đầu,

thì cũng lúc ấy, cả thuồng luồng, ba ba, cá ngựa đã cùng thoắt rùng mình

trút lốt, hiện lại nguyên hình Những thân hình mạnh mẽ duyên dáng khi

uốn lượn giữa sóng nước ấy nay đột ngột chềnh ềnh ra trên cạn, trông

quằn quại, nhãy nhợt, gớm ghiếc, tanh tưởi lắm Thủy Tinh bị người dân

Phong Châu đi xem đám cưới đã cười nhạo Chàng ra hiệu cho các bầy tôi

quay trở lại biển khơi(…)Nhưng không được, các bầy tôi, đàn em vốn đều

là những Thủy thần, Thủy quái có uy lực nhất định Những kẻ đã sẵn sàng

hóa thân vì chàng nay hoàn toàn có lý phẫn nộ trước vị thủ lĩnh thất bại và

cam bó tay, nước mắt chan hòa, đầu cúi, chân rã rời lê bước về chỗ xuất

phát Thủy Tinh đã một mình về biển Và Thuồng luồng, Ba ba, Cá ngựa

cùng muôn loài Thủy quái đã phẫn nộ ào ạt dâng nước lên Ta thấy, Hòa

Vang đã khéo léo thêm thắt một số tình tiết làm cho diễn biến của câu

chuyện vừa căng thẳng hơn, vừa hợp lý hơn

1.2 Mở đầu và kết thúc của truyện ngắn Sự tích những ngày đẹp

trời của Hòa Vang theo một lối đi khác Cách mở đầu không phải bằng mô

típ Ngày xửa ngày xưa… như trong truyện cổ tích dân gian quen thuộc hay

Trang 3

Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mỵ Nương… mà

bắt đầu một cách mới : “Như mọi người đều biết: trong hội thi kén rể của

Hùng Vương, phần thắng về Sơn Tinh, Thủy Tinh là người bại Rồi theo

cái lẽ thắng thua, định phận, định phần ấy mà Mỵ Nương theo Sơn Tinh về

núi Tản, nên vợ nên chồng Còn nước các triền sông lớn thì cứ hằng năm,

đến kỳ, lại sôi sục, cuồn cuộn dâng lên như ghen cuồng, uất hận khôn

nguôi (…)Lại cứ theo thế mà suy, ai cũng coi là cố nhiên, không còn gì

phải đôi hồi, bàn cãi(…) mà sự thực quả đúng như thế” Kiểu mở đầu này

gây cho người đọc cảm giác như đã quen biết, đã thuần thục hết Điểm

sáng tạo ở ngòi bút của Hòa Vang là nén kết quả của câu chuyện cổ dân

gian Sơn Tinh – Thủy Tinh trong mấy dòng ngắn gọn để chuyển qua sáng

tạo một cốt truyện mới Vẫn có mặt đầy đủ các nhân vật: Hùng Vương, Mỵ

Nương, Sơn Tinh, Thủy Tinh…Chỉ có điều hai vị thần Sơn Tinh và Thủy

Tinh đã được trần thế hóa Hòa Vang đã lấy cuộc sống đời thường làm

điểm tựa xây dựng tính cách nhân vật Thủy Tinh là một vị thần nhưng

cũng có lúc thất bại cay đắng trong tình yêu Chàng cũng có lúc yếu mềm,

xúc động, gửi gắm nỗi đắng cay vào những giọt nước mắt khi số phận gặp

phải bất trắc, sóng gió Đó là hình ảnh của con người trần thế chứ không

phải là thần linh oai phong, lẫm liệt Mỵ Nương sống nơi lầu son, gác tía

và có những chia sẻ, cảm thông thật mãnh liệt: “Nhưng nếu không có

chàng thì ngọn Hỏa Tâm ấm nóng, sức sống, tiếng gọi hóa thân ở biển sẽ ở

đâu, biển còn trong sạch, phóng khoáng, đẹp, quyến rũ, tràn đầy tình yêu

nữa hay không? Biển có còn đáng hướng tới nữa hay không?” Tình cảm

của Mỵ Nương dành cho Thủy Tinh là tình cảm của một người phụ nữ đã

có chồng Đó là khát vọng về một tình yêu đã bị đánh mất

Phần kết thúc trong truyện cổ viết lại Sự tích những ngày đẹp trời

vẫn mang hơi thở của cuộc sống hiện đại nhưng lại đẹp lung linh như trong

truyện cổ tích: “Trong ánh sáng trầm tư trong như lọc của núi, ngọn gió

thơm mát bay dọc theo suối, ùa tới cánh đồng rộng, vập vào những triền đê

cao vững chắc - những triền đê che chắn bình yên một thời, và cũng che

khuất tầm mắt một thời - ngọn gió rướn lên, bay dọc triền đê, hồ hởi ào

theo những con sông tới biển” Khác với phần kết trong câu chuyện cổ dân

gian, cơn giận của Thủy Tinh ngày một lớn: “ không năm nào Thủy Tinh

không làm mưa bão, dâng nước lên đánh Sơn Tinh và lần nào Thủy Tinh

cũng thua, phải bỏ chạy” thì trong phần kết của câu truyện cổ viết lại Sự

tích những ngày đẹp trời lại rất nhẹ nhàng, thanh thoát Sự chiếm ưu thế

những yếu tố ngoại cảnh trong phần kết đã làm cho câu chuyện thấm đẫm

màu sắc lãng mạn, trữ tình Yếu tố huyền thoại vẫn xen vào trong câu

chuyện hiện đại đã làm cho phần kết mang màu sắc cổ xưa như: Ngọn gió

ấy chính là Mỵ Nương đấy! Điểm sáng tạo của Hòa Vang ở phần kết của

Trang 4

câu chuyện còn giúp người đọc thấy được rằng trong cuộc sống rất cần sự

đồng cảm, sẻ chia vì chính điều này sẽ làm cho con người sống thanh thản,

hạnh phúc hơn nhiều Câu chuyện chứa đựng một vẻ đẹp nhân văn thật sâu

sắc.Tình yêu của con người có thể hóa giải mọi oán hận, tội lỗi ở đời,

mang lại vẻ đẹp thanh bình, yên ả cho thiên nhiên và cuộc sống: “Biển

mênh mông, xanh thẳm đến tận mí trời, cợn lên những cụm hoa trắng

muốt, trải đến tận bờ đón ngọn gió nhỏ Những tiếng rì rào khe khẽ lặn vào

tĩnh mịch vô biên ”

2 Về hệ thống nhân vật

2.1 Về tên gọi và các tuyến nhân vật, Hòa Vang vẫn giữ nguyên tên gọi

của nhân vật như : Hùng Vương, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mỵ Nương và chia

thành hai tuyến nhân vật chính diện và nhân vật phản diện Nhưng điểm

sáng tạo trong câu truyện hiện đại này là mức độ “phản diện” của nhân vật

Thủy Tinh không gay gắt như trong truyện dân gian mà đằng sau gương

mặt hung thần Thủy Tinh cất giấu phẩm giá tốt đẹp, đấy là tình yêu (thực

chất là ái tình) đích thực của con người Thủy Tinh hành động bạo liệt

bằng một tình yêu dữ dội, nóng bỏng, không hề khoan nhượng, nửa vời,

toan tính, đắn đo Sơn Tinh lại được lợi thế của sự sắp đặt, sống rất nhạt

nhẽo, vô thủy vô chung

2.2 Về ngôn ngữ nhân vật, ta thấy truyện Sơn Tinh – Thủy Tinh sử dụng

lớp ngôn ngữ chung, không có dấu ấn cá nhân thì ở Sự tích những ngày

đẹp trời, Hòa Vang đã không ngần ngại để nhân vật tự biểu thị trạng thái

cảm xúc cụ thể của mình Có thể quan sát điều này qua những dẫn chứng

sau: “Trời, Thủy Tinh Sau biết bao nhiêu năm rồi ”(Lời của Mỵ

Nương); “Mỵ Nương em có nhận ra tôi không?” và “Vậy thì tôi là ai ? Em

hãy gọi tên tôi Hãy gọi tên tôi một lần”(Lời của Thủy Tinh) “Chàng đã

không tin em rồi…”(Lời của Mỵ Nương) ; “Cảm ơn, cảm ơn em Đó, tôi

và em cứ có những cái giống nhau, những cái trùng nhau vô bổ, vô tích sự,

những cái tương hợp chẳng để làm gì ấy như thế đấy ” (Lời của Thủy

Tinh)…Cách biểu lộ cảm xúc trực tiếp này khiến cho nhân vật mang

đường nét tính cách của con người hiện đại: cất lên lời yêu trực tiếp chứ

không phải theo kiểu e ấp, gián tiếp như con người trong thời cổ xưa Con

người thời xưa yêu là phải mượn trăng, sao… nói hộ tình ý của mình như:

“Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng/ Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?”

Truyện cổ viết lại của Hòa Vang còn có cả một hệ thống từ ngữ hiện

đại, khẩu ngữ quen thuộc mà lớp trẻ thời hiện đại thường hay sử dụng

Người đọc dễ dàng bắt gặp trong Sự tích những ngày đẹp trời những từ

ngữ như thế: “nụ cười hơn hớn”, “không để cợn cạo trong cái dòng chung

huy hoàng, chu đáo, tuyệt hảo ấy”, “nàng nhảy ào, trằn mình uốn lượn giữa

Trang 5

dòng suối”, “Thôi thì tôi sẽ đè bẹp nốt cả cái mong muốn cứ chốc lát lại

được nghe tiếng em”…

Đặc biệt, trong truyện cổ dân gian Sơn Tinh – Thủy Tinh, ngôn ngữ

đối thoại rất ít xuất hiện, chỉ duy nhất một lần là lời nói của Hùng Vương

trong buổi kén rể: “Hai người đều vừa ý ta cả, nhưng ta chỉ có một người

con gái, biết gả cho người nào? Ngày mai hễ ai đem đồ sính lễ đến đây

trước: một trăm ván cơm nếp, hai trăm nếp bánh chưng, voi chin ngà, gà

chín cựa, ngựa chín hồng mao thì được rước dâu về” Còn lại chủ yếu là

hành động của các nhân vật Nhưng trong truyện cổ viết lại Sự tích những

ngày đẹp trời, đối thoại được khai thác triệt để nhằm diễn tả lại những suy

nghĩ, lời nói, hành động của nhân vật Nhìn chung, những đoạn đối thoại

trong cổ viết lại của Hòa Vang có đặc điểm chung là rõ ràng cả về nội

dung lẫn hình thức biểu đạt Chủ yếu là lời đối thoại của hai nhân vật Mỵ

Nương và Thủy Tinh Chẳng hạn như:

- Mỵ Nương em có nhận ra tôi không?

- Dạ

- Vậy thì tôi là ai? Em hãy gọi tên tôi Hãy gọi tên tôi một lần

- Chàng đã không tin em rồi

Sự xuất hiện của những đoạn đối thoại như vậy có tác dụng làm cho tác

phẩm của Hòa Vang dù mang hơi thở của truyện cổ dân gian nhưng vẫn

mang phẩm chất của truyện ngắn hiện đại vì những lời đối thoại ấy mang

những nét diễn biến tâm lí rõ rệt của hai nhân vật Mỵ Nương và Thủy

Tinh

2.3 Về tâm lí nhân vật, Hòa Vang đã để cho nhân vật tự bộc lộ và giãi bày

suy nghĩ Trong lời nói của Thủy Tinh, người đọc vừa thấy được nỗi đau

khổ, thất vọng ê chề của chàng khi Sơn Tinh lấy được Mỵ Nương: “Tôi

khóc như một người thường Tôi quên mất mình là thần Biển, thần Nước ;

vừa là nỗi nhục nhã, xấu hổ của một kẻ thua cuộc: “Tôi vĩnh viễn trở thành

kẻ gian manh, giả trá, kẻ làm đồ giả đầu tiên, từ phút ấy Thật kinh khủng

Một thần nhân mà đang tâm lừa vua, dối Chúa, toan cướp đoạt công chúa

đẹp xinh nhất nước bằng quỷ kế, bằng thủ đoạn đốn mạt, lập lờ đánh lận

con đen” Có lúc, Thủy Tinh bày tỏ tình yêu trực tiếp với Mỵ Nương một

cách nồng nàn, say đắm: “Nhưng tôi yêu Tôi đã yêu em, từ lâu lắm rồi

cho đến mãi mãi Từ khi em còn là một cô bé con Ngày ấy, ngày em lần

đầu tiên lên tắm ở tận con suối đầu nguồn này, em còn bé và tôi còn trẻ

lắm, tuy cũng đã là Chúa Biển rồi Ngày ấy, tôi đã biết em, đã tan hòa

trong những giọt nước, nô giỡn, cười vui thỏa thích cùng em(…)Tôi sẽ mất

em, nỗi nhớ em, lòng mong muốn hướng về em, mất hết, mất vĩnh viễn.”

Hay là lời tự thú của chàng: “Còn tôi: một kẻ bị muôn đời gớm ghiếc,

nguyền rủa và cô đơn Nỗi cô đơn mênh mông, cồn cào, như cả xứ sở đầy

Trang 6

sóng gió, biển cả và đại dương của tôi” Hoặc nỗi đau khổ của Thủy Tinh

được miêu tả trực tiếp: “Tôi về biển, lòng rầu rĩ, thẫn thờ(…) Tôi chỉ đau

xót cho tôi Tôi đứng chết sững, và không thể cầm được nước mắt ào ào

dâng lên, túa ra giàn giụa Tôi khóc như một người thường” Hay tấm lòng

thanh thản của Thủy Tinh khi Mỵ Nương biết được tình yêu mãnh liệt của

mình giành cho nàng: “Chỉ biết rằng chưa chắc tôi đã có thể trở nên có ích

hơn, nhưng sẽ được sống thanh thản hơn, nhẹ nhõm hơn”

Về nhân vật Mỵ Nương, đầu tiên là nỗi nhớ nhà da diết của người

con gái lấy chồng xa nhà: “riêng nhỏ âm thầm, cái lẽ cố nhiên trong lòng

những người con gái lấy chồng xa: nỗi nhớ nhà” Đó là niềm vui sướng

hân hoan khi nàng được một mình về thăm quê hương ruột thịt: “Mỵ

Nương đi như gió chạy, nhẹ bỗng, tung tăng Miệng chỉ chực cười, chực

reo, chực hát” Cái giây phút xúc động nghẹn ngào, thỏa thèm cơn khát

nhớ nhung khi được chạy gấp tới, ùa vào lòng cha mẹ, mặc những giọt

nước mắt mừng tủi ứa ra Nàng sung sướng khi để cho dòng suối trong veo

mơn man da thịt: “Khoang suối trong vắt như vành gương trước mặt Hơi

nước lượn vờn như sương khói khơi vơi huyền ảo Cái mát tinh khôi thấm

vào da thịt Tự nhiên Mỵ Nương nghẹn ngào Diềm mi ấm dội lên, nước

mắt ứa ra Mà môi nàng là nét cười , nét cười thơ dại, ngây ngây” Đó còn

là tâm trạng hồi hộp của nàng khi đứng sau rèm lén xem vua cha “kén rể”:

“chàng lại là người mà em biết trước, biết tên, nhìn được mặt, được người

trước” Hay giây phút xao xuyến khi nàng nhìn lại phía sau lúc theo chồng

về núi Tản Viên: “khẽ vén rèm kiệu nhìn về phía chàng lần cuối thì thấy

trên mái kiệu của em, tiếng nước rơi, tiếng mưa mỗi lúc một dồn dập, rào

rào ” Đặc biệt, Mỵ Nương được sống với một tình yêu tự do thực sự khi

nàng cảm thấy dòng suối đang ôm xiết vuốt ve lấy thân thể nàng là một đôi

tay cường tráng mà đắm đuối, dịu dàng của một da thịt, một con người

Mỵ Nương vừa có cái e dè, thẹn thùng của người phụ nữ truyền

thống, lại vừa có cái cảm xúc mãnh liệt, chủ động tìm đến tình yêu của

người phụ nữ hiện đại Nhưng giữa Thủy Tinh và Mỵ Nương vẫn có một

khoảng cách đủ để cho người đời trân trọng nàng là một người phụ nữ đã

có chồng: “Suối cuộn sóng, một bồng nước dâng, đưa Mỵ Nương giạt lên

bờ, ở chỗ lúc nãy nàng ngồi” Chỗ ngồi của nàng đến con suối không xa đủ

để cho nàng cảm nhận được hơi thở thơm mát từ Thủy Tinh Từ chỗ nàng

ngồi, Thủy Tinh cũng thổ lộ được tình yêu nồng nàn, say đắm của mình

Hơn nữa, chàng còn nói lên những cảm xúc yêu đương rất thật: “Hãy ngồi

yên đó và nghe tôi thôi Không thì không sao tôi bình tĩnh nổi Tôi hoàn

toàn hiểu rằng chỉ có lần gặp gỡ này thôi, muôn đời tôi sẽ không còn gặp

được em nữa Tôi hiểu em là gái đã có chồng, em sống tuyệt vời hạnh phúc

và mẫu mực” Thủy Tinh không chỉ yêu mà còn trân trọng Mỵ Nương.

Trang 7

Tình cảm chân thành đó hoàn toàn không còn “tì vết” của nỗi oán hận khi

chàng đến chậm chỉ có “bốn khắc” thôi đành để mất Mỵ Nương Tình yêu

của Thủy Tinh vừa đằm thắm, da diết; lại vừa biết quý trọng, nâng niu “tổ

ấm” hạnh phúc của Mỵ Nương trong hiện tại Đó là tình cảm cao thượng

của con người trần thế được ẩn mình trong bóng dáng uy nghi của một vị

thần

3 Về không gian nghệ thuật

Trong Sự tích những ngày đẹp trời, ta sẽ nhận ra không gian thiên

nhiên rất thơ mộng, trữ tình Tác giả tập trung miêu tả không gian của

những con suối Ở đây, tiếng con suối như biết nói, biết vỗ về và đánh thức

kí ức tuổi thơ tươi đẹp của Mỵ Nương: “Tiếng róc rách như cả tuổi thơ

thóc mách, giòn giã mà thổn thức, đang đợi nàng đã bao nhiêu

năm Khoang suối trong vắt như vành gương trước mặt Hơi nước lượn

vờn như sương khói khơi vơi huyền ảo Cái mát tinh khôi thấm vào da thịt”

Bên cạnh đó, tiếng suối còn làm nền để tôn lên vẻ đẹp trần thế của

Mỵ Nương : “Những giọt nước tí xíu vẫn đang trôi bịn rịn trên da thịt

nàng, trước khi tuột hẳn, nhập lại vào dòng suối Những giọt nước ấy ánh

sắc hồng ngọc, dần tụ lại và đột khởi, trong không gian tĩnh lặng, như dội

cả dòng suối lên(…) Những đọt nắng sớm xuất hiện, tãi ấm trên xiêm y,

thân thể nàng Những giọt nước óng ánh trên tóc Mỵ Nương, như châu

ngọc li ti”

Có khi ngoại cảnh lại góp phần biểu hiện tâm lí con người Trong

trường hợp này, tiếng suối tham gia vào một trò chơi “ú tim” cùng nhân

vật: “Mỵ Nương thoáng nghe thấy, lọc qua tiếng nước rì rào, róc rách, có

tiếng đập gấp gáp rộn ràng, như dưới đáy suối có một trái tim bồi hồi Tự

nhiên, Mỵ Nương giang rộng đôi tay ôm nước, như đón nhận rồi đột ngột

quẫy mình,quay ngoắt vào bờ,với lấy váy áo(…) Nhưng chỉ bền gan được

chừng mươi bước chân, Mỵ Nương quay phắt lại Làn sương ấm đã cuồn

cuộn thành một bồng mây óng ánh ngũ sắc chợt tan biến Gương suối lặng

tờ Thủy Tinh đã tan biến mất”

Có lúc, ngoại cảnh tham gia vào việc diễn tả nỗi nhớ da diết của Mỵ

Nương hướng về biển cả: “Những giọt mưa Thủy Tinh ấy nhỏ bé, tí xíu mà

vẫn trọn vẹn mang hồn biển, nên nó rây bột muối lên cả thành cửa sổ, làm

mặn cả ngoài hiên( ) Hằng giờ, hằng ngày, nàng áp má vào vách gỗ phía

đông ấy, nghe, mà cồn cào tưởng đến biển, mà khao khát được thấy biển

một lần…”

Ngoại cảnh còn là nơi giao hòa cuộc gặp gỡ của các nhân vật: “Chút

bụi trắng tinh lấp lánh giữa lòng bàn tay, Mỵ Nương đưa lên môi Vị mặn

Trang 8

của muối Mỵ Nương mấp máy, gọi thầm: "Thủy Tinh! Thủy Tinh! " Đó

là sự hóa thân của tình yêu nồng nàn, tha thiết

Theo Hòa Vang, tình yêu chỉ thực sự thăng hoa khi con người được

sống trong tự do Ở đó có không gian xinh đẹp và thơ mộng Không gian

tràn đầy chất thơ lãng mạn, bay bổng như thế đã đóng vai trò trở thành tác

nhân quan trọng chắp cánh cho tình yêu nảy nở Giây phút nhí nhảnh,

ngúng nguẩy ở lần đầu của tình yêu thật xốn xang: “Mỵ Nương bước đi và

lắng nghe sau lưng mình, tịnh không có một tiếng động Chỉ một làn sương

bụi nước ấm thơm ngát bỗng lan tỏa, hồng hồng bao lấy Mỵ Nương mà

không lấp, không che lối về của nàng Nhưng chỉ bền gan được chừng

mươi bước chân, Mỵ Nương quay phắt lại” Sợ Thủy Tinh tan biến mất,

Mỵ Nương đã chạy ào xuống suối, thảng thốt: “ Ôi, Thủy Tinh…” Ngoại

cảnh thiên nhiên là nhân tố quan trọng trong sáng tạo nghệ thuật của

truyện cổ viết lại Nó không chỉ đóng vai trò làm nền cho câu chuyện mà

còn khơi sâu vào tâm hồn của người đọc chất lãng mạn trữ tình Mất nhân

tố này, câu chuyện kể lại nhiều khi khó vượt qua cái lõi cốt truyện vốn có

của truyện dân gian

III KẾT LUẬN

1 Hòa Vang đã đem đến cho người đọc một bức thông điệp rất ý nghĩa

thông qua câu chuyện Sự tích những ngày đẹp trời: bên cạnh cái nhìn

đồng cảm còn là lời khẩn cầu về một lẽ công bằng cho cuộc sống, tình

yêu và hạnh phúc Hơn cả là cần chiêu tuyết, minh oan cho Thủy Tinh

Nhà văn cố gắng làm thay đổỉ cái nhìn đơn giản, một chiều, duy lý về

nhân vật luôn bị xem là tội đồ đáng nguyền rủa

2 Ông muốn cùng với độc giả mở rộng biên độ tầm nhìn về cuộc sống, về

con người đa diện, đa chiều, đa thanh: Con người chỉ thực sự hạnh phúc

khi được tự do đến với tình yêu Tình yêu có thể hóa giải mọi tội lỗi và làm

cho cuộc sống trở nên thanh cao, nhẹ nhõm biết nhường nào Thông điệp

mà nhà văn muốn gửi tới độc giả như ngọn gió mát lành thổi vào tâm hồn

ta những điều thư thái, nhẹ nhõm, thanh cao Mãi muôn đời, ta luôn trân

trọng một phong cách Hòa Vang rất hiện đại nhưng cũng rất dân tộc

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Cừ, (2009), Truyện cổ tích Việt Nam, Nxb Hà Nội.

2 Chu Xuân Diên (1989), Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học,

Nxb Trường Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 9

3 Lê Nhật Ký, Các thể loại truyện viết cho thiếu nhi, Trường Đại học

Quy Nhơn

Trương Thị Như Huệ

Học viên Cao học K19 – Lớp Văn học Việt Nam

Email: nhuhue785@gmail.com

Số điện thoại: 0984628442

Ngày đăng: 18/10/2022, 15:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w