YẾU TỐ THẦN KÌ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH HIỆN ĐẠI NGUYÊN HƯƠNG. Truyện cổ tích hiện đại của Nguyên Hương. Phân tích những yếu tố thần kì có ảnh hưởng tới truyện cổ tíhc Nguyên Hương.YẾU TỐ THẦN KÌ TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH HIỆN ĐẠI NGUYÊN HƯƠNG. Truyện cổ tích hiện đại của Nguyên Hương. Phân tích những yếu tố thần kì có ảnh hưởng tới truyện cổ tíhc Nguyên Hương.
Trang 1MỞ ĐẦU
Văn học dân gian được chắt lọc, mài giũa qua không gian và thời gian khi đến với chúng ta, đã trở thành những viên ngọc sáng Nhiều tác phẩm đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật để cho chúng ta học tập Những truyện kể dân gian làm cho “ từ đứa trẻ đầu xanh đến cụ già tóc bạc đều truyền tụng và yêu dấu” ( tựa sách Lĩnh Nam chích quái) Những lời ca tiếng hát ân tình ngày xưa vẫn còn làm say đắm lòng người hôm nay và cả mai sau
Nhờ có giá trị nghệ thuật to lớn như vậy nên trong nhiều thế kỉ, khi văn học viết mới hình thành, văn học dân gian đóng vai trò chủ đạo Khi văn học viết đã phát triển, văn học dân gian vẫn là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết Trong tiến trình lịch sử, văn học dân gian đã phát triển song song cùng văn học viết, làm cho nền văn học Việt Nam trở nên phong phú,
đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc
Trong kho tàng văn học dân gian vô cùng quý giá và phong phú đó, truyện cổ tích đóng một vai trò quan trọng bởi sức cuốn hút và giá trị giáo dục của nó “Trẻ em thời hiện đại vẫn say mê đọc truyện cổ tích Vì vậy, bên cạnh việc sưu tầm, xuất bản các truyện kể dân gian, hoạt động sáng tác truyện
cổ tích mới cũng được quan tâm, khuyến khích” (7, tr.1) Thế nhưng một thực tế đáng buồn, “thời gian gần đây, người viết cổ tích cho thiếu nhi xem ra nhiều phần thưa vắng Thành tựu thể loại không có gì nổi bật, “thua chị, kém
em […] Trong bối cảnh ấy, thật bất ngờ, nữ nhà văn Nguyên Hương, chỉ trong một thời gian ngắn, từ cuối năm 2014 đến đầu năm 2015 này, đã xuất bản liền 40 truyện cổ tích, bố trí thành 8 tập ” (7, tr.1)
Bộ truyện ra đời đã tạo được sự chú ý và được đánh giá cao, tiến sĩ Nguyễn Nhật Kí đã nhận xét “bộ truyện nói trên có ý nghĩa về nhiều mặt Nhưng trước hết, đó là một món quà tinh thần, một liên khúc cổ tích nhiều phép màu, sinh động và thú vị mà bất cứ trẻ em nào khi nhận được đều lấy làm thích thú” Vì những giá trị và thành công đó, tôi đã chọn truyện cổ tích của Nguyên Hương để làm đề tài cho bài nghiên cứu nhỏ của mình Trong
Trang 2bài tiểu luận này tôi xin đi vào tìm hiểu Yếu tố thần kì trong truyện cổ tích Nguyên Hương.
1 Khái lược về truyện cổ tích thân kì và yếu tố thần kì trong truyện cổ tích
1.1 Truyện cổ tích thần kì
Truyện cổ tích được chia làm 3 loại: Truyện cổ tích về loài vật, truyện
cổ tích thần kì và truyện cổ tích sinh hoạt (cổ tích thế tục) Trong đó, cổ tích thần kì có nội dung phong phú và chiếm số lượng nhiều nhất
Đặc trưng quan trọng của cổ tích thần kì là sự tham gia của các yếu tố thần kì vào tiến trình phát triển của câu chuyện Truyện cổ tích thần kì thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người
Thần kỳ là một khái niệm có nhiều cách gọi khác nhau: huyền thoại,
kỳ ảo hay huyền ảo, hoang đường Nhưng tên gọi cổ tích thần kỳ được sử dụng phổ biến hơn
Yếu tố thần kì bao gồm: nhân vật thần kì (tiên, bụt, thánh thần, ma quỷ, chim thần…), sự biến hóa thần kì (chết đi sống lại, vật hóa thành người…), những vật có phép màu ( gậy thần, đàn thần, gương thần…)
Truyện cổ tích thần kì chia làm ba nhóm nhỏ:
-Nhóm truyện về các nhân vật tài giỏi, dũng sĩ :
Nhân vật có tài đặc biệt, phi thường về một lãnh vực nào đó (bắn cung, lặn, võ nghệ, chữa bệnh ) Nội dung kể lại những cuộc phiêu lưu ly kỳ của nhân vật chính Cuối cùng nhân vật chính lập chiến công, diệt cái ác, bảo vệ cái thiện, mưu cầu hạnh phúc cho con người (Thạch Sanh, Người thợ săn và
mụ chằng)
- Nhóm truyện về các nhân vật bất hạnh :
Nhân vật bất hạnh thường là người mồ côi, người em út, người con riêng, người đi ở, người xấu xí Về mặt xã hội, họ bị ngược đãi, bị thiệt thòi
về quyền lợi Về mặt tính cách, họ trọn vẹn về đạo đức nhưng thường chịu
Trang 3đựng (biểu hiện xu hướng hoài cổ) trừ nhân vật xấu xí mà có tài ( Sọ Dừa, Lấy vợ Cóc ) Nhân vật chính trải qua thử thách ( thử thách của các trở lực
và có khi của nhân vật trợ thủ ) và đổi đời, được hạnh phúc dài lâu
- Bên cạnh nhân vật chính còn có nhân vật đế vương và lực lượng thần kỳ.
Nhân vật đế vương có liên quan tới phần thưởng dành cho nhân vật chính lực lượng thần kỳ ( bên thiện ) là nhân vật trợ thủ, có khi phải thử thách nhân vật chính trước khi giúp đỡ
1.2 Vai trò yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì
Nội dung chính của truyện cổ tích thần kỳ là đời sống xã hội và số phận con người Ðối tượng chính của sự miêu tả, phản ánh là con người Nhân vật thần kỳ không phải và không thể là đối tượng chính ( Nếu vai trò của nhân vật thần kỳ lớn hơn con người thì truyện kể sẽ trở thành thần thoại ) Tuy nhiên, yếu tố thần kì giữ một vai trò quan trọng trong sự diễn biến và đi đến kết thúc của câu chuyện
Truyện cổ tích thần kì thể hiện ước mơ cháy bỏng của nhân dân lao động về hạnh phúc gia đình, về lẽ công bằng xã hội, về phẩm chất và năng lực tuyệt vời của con người
Thế giới trong cổ tích thần kỳ là thế giới huyền ảo và thơ mộng, có sự xâm nhập lẫn nhau giữa thế giới trần tục và thế giới siêu nhiên Ở đó, con người có thể đi vào giới siêu nhiên, thần linh có thể xuất hiện trong thế giới trần tục
Đọc cổ tích ta thấy không vắng bóng được hình ảnh của ông bụt, bà tiên đó là lực lượng thần thánh, siêu nhiên mang lại sự huyền bí, lạ kì và thúc đẩy tình tiết truyện phát triển Yếu tố thần kì này có vai trò nói lên khát vọng của con người trước hiện thực bế tắc không lối thoát Trước hiện thực ấy không biết làm gì chỉ còn biết gửi gắm những nỗi niềm vào ước mơ, khát vọng Yếu tố thần kì lại góp phần thể hiện khát vọng ước mơ chiến thắng cái
ác, cái xấu, áp bức bất công của nhân dân lao động Nhờ vậy mà đưa đến kết
Trang 4thúc có hậu cho câu truyện, điều này phù hợp với tâm lí truyền thống nhân đạo xưa nay của dân tộc ta
Như vậy, yếu tố kì diệu siêu nhiên chính là thủ pháp nghệ thuật gắn với nội dung lãng mạn của truyện Tác giả dân gian cũng như thính giả dân gian để cho trí tưởng tượng bay bổng theo những sự kiện kì diệu trong truyện không phải vì thực tâm tin - ít ra thì cũng không hoàn toàn tin - rằng những
sự kiện đó là có thực nhưng chủ yếu là vì những sự kiện đó cần thiết cho việc giải quyết những vấn đề mà thực tế cuộc sống trong xã hội cũ chưa cho phép giải quyết hoàn toàn như ý muốn như ước vọng của nhân dân Yếu tố thần kì trong cổ tích xét cho kĩ không phải chủ yếu là sản phẩm của đầu óc mê tín mà
là phương diện cần thiết cho tác giả dân gian có thể đưa sự phát triển tình tiết theo ý muốn của mình Nhờ vậy mà nhân vật chính đã thể hiện được tất cả những gì mà tác giả dân gian gửi gắm Đó là khát vọng, ước mơ, là quan niệm triết lí về cuộc sống, cuộc đời với quy luật nhân quả từ nghìn đời nay của cha ông
2 Yếu tố thần kì trong truyện cổ tích Nguyên Hương
Lấy cảm hứng từ các nhân vật cổ tích quen thuộc trong và ngoài nước, nhà văn Nguyên Hương kể với độc giả những câu chuyện mới bằng một phong thái khác - nhân nghĩa, dí dỏm, cảm động, hồn hậu và thuần túy Việt Nam
- Sự tích cầu vồng: Tập sách gồm 5 truyện: Sự tích đèn ngôi sao, Sự tích
nấm hương, Vì sao con nhện có 8 chân, Sự tích cầu vồng, Mèo mun.
- Vùng đất bị phù phép: Tập sách gồm 5 truyện: Con mèo đi guốc; Vùng đất
bị phù phép; Hai điều ước; Chiếc mũ bốn mùa; Thử giày
- Chiếc áo tàng hình: Tập sách gồm 5 truyện: Thục Sanh và Lý Thanh, Quà
tặng của Cá Vàng, Chiếc áo tàng hình, Nồi thần, Biến nhập! Biến xuất!
- Đôi hài vạn dặm: Tập sách gồm 5 truyện: Cây bút kỳ diệu, Những chiếc
đèn thần, Đôi hài vạn dặm, Ăn táo trả vàng, Sáu lần biến hóa
Trang 5- Tấm thảm bay: Tập sách gồm 5 truyện: Chữ A và chữ E; Cha, mẹ, con và
Cá Vàng, Hai viên ngọc ước, Vịt đẻ trứng vàng, Tấm thảm bay
- Gương thần: Tập sách gồm 5 truyện: Lá thần, Những nàng tiên cá, Bài học
cho Tiên Nhỏ, Quà tặng của phù thủy, Gương thần
- Bịt mắt bắt kẻ nói dối: Tập sách gồm 5 truyện: Bài học của Thần Xui Xẻo,
Bịt mắt bắt kẻ nói dối, Ai xứng đáng?, Sự trừng phạt của Thần Gió, Công chúa trong chum
- Viên ngọc bùa mê: Tập sách gồm 5 truyện: Công chúa ngủ trong vườn,
Khăn Xanh và Khăn Đỏ, Nàng Út ống trúc, Nàng Ly và quái vật, Viên ngọc bùa mê
Trong 40 truyện thì có đến 90% truyện Nguyên Hương sử dụng yếu tố
kì ảo Và chúng tôi tạm thời chia làm ba nhóm:
Tập truyện Tên truyện
Nhân vật thần kì
Sự biến hóa thần kì
Vật/ con vật thần kì
Sự tích cầu
vồng
Sự tích đèn ngôi sao X
Vì sao con nhện có 8 chân X X
Vùng đất bị
phù phép
Con mèo đi guốc
Vùng đất bị phù phép X
Thử giày
Trang 6Chiếc áo
tàng hình
Thục Sanh và Lý Thanh
Đôi hài vạn
dặm
Tấm thảm
bay
Chữ A và chữ E
Gương
thần
Những nàng tiên cá X Bài học cho Tiên Nhỏ X Quà tặng của phù thủy X
Bịt mắt bắt
kẻ nói dối
Bài học của Thần Xui Xẻo X Bịt mắt bắt kẻ nói dối
Trang 7Ai xứng đáng? X
Sự trừng phạt của Thần Gió X Công chúa trong chum X
Viên ngọc
bùa mê
Công chúa ngủ trong vườn X Khăn Xanh và Khăn Đỏ X
Nàng Ly và quái vật
2.1.Nhân vật thần kì
2.1.1 Nhân vật thần tiên
Nhân vật thần tiên trong cổ tích (tiên, bụt, thánh thần…) luôn có pháp lực vô biên, không rõ xuất thân từ đâu, chốn ở nơi nào, chỉ biết khi người hiền gặp nạn thì trợ giúp với pháp lực vô biên Trong 40 truyện cổ tích Nguyên Hương, có rất nhiều truyện có nhân vật thần tiên
1 Sự tích đèn ngôi sao Tiên Chị, Tiên Nhỏ
2 Sự tích nấm hương Bà Tiên
3 Sự tích cầu vồng Thần Mây, Thần Gió
4 Vùng đất bị phù phép Nàng Tiên
6 Chiếc mũ bốn mùa Thần Bốn Mùa
Trang 89 Những chiếc đèn thần Thần Đèn
12
Hai viên ngọc ước Tiên Nhỏ, Tiên Già,
Tiên Vương
16 Những nàng tiên cá Nàng tiên cá
17 Bài học cho Tiên Nhỏ Tiên Nhỏ, tiên già
18 Quà tặng của phù thủy Bà Tiên
20 Bài học của Thần Xui
Xẻo
Thần Xui Xẻo
22 Sự trừng phạt của Thần
Gió
Thần Gió
Đọc cổ tích ta thấy không vắng bóng được hình ảnh của ông bụt, bà tiên đó là lực lượng thần thánh, siêu nhiên mang lại sự huyền bí, lạ kì và thúc đẩy tình tiết truyện phát triển, ông bụt, bà tiên thường hiền từ độ lượng, như người cha, người mẹ, chỉ có điều là họ có khả năng vô tận, có thể đem đến mọi điều may mắn mà người cha, người mẹ bình thường không phải bao giờ cũng đem đến cho con cái được Sự xuất hiện của yếu tố thần kì này góp
Trang 9phần thể hiện ước mơ khát vọng của nhân dân ta: Những ông Bụt, ông Thần,
bà Tiên hiện ra, ban những điều ước tốt lành cho con người Nhờ bà Tiên Gìa ban điều ước mà sau sáu lần biến hóa, từ một trưởng làng, biến thành một người trồng rau, rồi đến một dòng sông, những ngọn núi và cả con ngựa, cuối
cùng chàng Kha tìm lại chính mình (Sáu lần biến hóa) Tiên Thảm Bay , sau
khi chứng kiến sự chăm chỉ, kiên trì và cả tốt bụng của chang Linh thì tặng cho chàng Linh Tấm thảm Tình Yêu để chàng sống hạnh phúc cùng người vợ
yêu dấu của mình (Tấm thảm bay) Thần Gió vì cảm thương cho sự hiếu
thảo của chàng trai nghèo cũng như tấm lòng của một người mẹ, thần đã tặng cho bà mẹ già của chàng trai nghèo một con vịt thần kì Con vịt này đẻ trứng vàng, trứng bạc để bà mẹ già kia giúp đỡ mọi người hàng xóm, láng giềng
xung quanh kia (Vịt đẻ trứng vàng) Trong truyện Sự tích nấm hương, Bà
Tiên ban tặng cho dân làng một loại nấm quý Tất cả các các nấm trong rừng đều trở thành một vị thuốc đặc biệt, có thể chữa được những bệnh do rắn và
côn trùng cắn Đến với Lá thần, bạn đọc sẽ thấy được sự kì diệu của món
quà mà Thần Rừng tặng chàng Lâm - lá cây thần để chữa bệnh cho mọi người Nhờ có chiếc lá thần kì kia mà chàng Lâm đã cứu sống không biết bao nhiêu người Và rồi, chàng đã dùng cả tính mạng của mình để mang hạnh phúc, bình an đến cho mọi người
Nhưng trong truyện cổ tích của Nguyên Hương bên cạnh những nhân vật thần tiên có pháp lực vô biên lưu cứu nhân độ thế, thì cũng có những Tiên Nhỏ lười học, mắc sai lầm như:
- Hai viên ngọc ước: Tiên Nhỏ đã không đánh giá đúng con người nên đã
ban viên ngọc ước để thưởng , phạt nhầm người Điều này làm cho truyện cổ tích của Nguyên Hương khác với truyện cổ tích dân gian Trong truyện cổ tích, tất cả nhân vật phân thành hai tuyến thiện- ác rất rõ và không cần tìm
hiểu, phân tích Nhưng ở truyện Hai viên ngọc ước của Nguyên Hương vì
Trang 10chỉ đánh giá bên ngoài qua một lần gặp gỡ nên hai lần Tiên Nhỏ tặng ngọc đều sai cả hai, đến cả Tiên Vương cũng không thể thu hồi ngọc, vì vậy mà tác giả giải thích vì sao trần gian còn những nơi sỏi đá và chiến tranh Điều này
đã đem đến cho truyện cổ tích của Nguyên Hương hơi thở hiện đại Bởi con người không phải lúc nào cũng đơn giản, một chiều vì vậy phải nhìn nhận đa diện, nhiều chiều mới có thể đánh giá đúng con người và sự vật
-Truyện Sự tích đèn ngôi sao Tiên Nhỏ lười biếng nên không thể sử dụng
phép thuật, nên cây đũa thần chỉ có thể dùng để gắn ngôi sao băng và làm thành chiếc đèn ông sao
Như vậy, với những nét đổi mới, Nguyên Hương đã đưa nhân vật thần tiên trở nên gần gũi với con người hơn Tiên cũng phải học hành, lúc nhỏ cũng mắc sai lầm như con người
Trong một số truyện cổ tích của Nguyên Hương, yếu tố thần kì không phải yếu tố quyết định cho sự vượt qua khó khăn để tiến đến hạnh phúc mà
nằm ở trí thông minh và tấm lòng của con người Chẳng hạn như truyện Hai điều ước, Thần Núi ban cho hai anh em mỗi người một điều ước, và hạnh
phúc không phải là đích đạt được mà con đường đến với đích đó Hay các
truyện trong tập Bịt mắt bắt kẻ nói dối: Bài học của thần xui xẻo, Ai xứng đáng , Sự trừng phạt của Thần Gió, Công chúa trong chum Chính trí thông
minh, tấm lòng, ý chí của con người đã giúp nhân vật vượt lên khó khăn, để
có lựa chọn đúng đắn đm đến hạnh phúc cho mình
2.1.2 Nhân vật phù thủy
Trong truyện cổ tích, nhân vật phù thủy luôn luôn xấu, đem lại mọi tai ương, rắc rối cho nhân vật chính Trong truyện cổ tích của Nguyên Hương,
cũng có những truyện phù thủy độc ác như truyện Gương thần, Nguyên
Hương đã lấy cảm hứng từ những câu chuyện cổ tích Bạch Tuyết và bảy chú
lùn và Công chúa thiên nga để viết nên chuyện Gương thần, mụ phù thủy
Đỏm Dáng là một con chuột chù, đã lấy cắp nhan sắp của một trăm công
Trang 11chúa, tiểu thư, hoàng hậu để làm đẹp cho mình, biến học thành vịt Gương thần đã nhận ra mình sai khi khen chuột chù đẹp nhất thế gian nên trút tiếng thở dài và vỡ tan Thế giới phù thủy mang đến những mầm họa, tai ương và
cả những lời nguyền độc ác cho con người Phù thủy đã hóa phép cho công chúa ngủ mê man trong rừng, đợi đến khi có hoàng tử tốt bụng đến cứu mới thoát khỏi kiếp nạn Phù thủy dùng ngọc bùa mê để mê hoặc hoàng tử, đã đe dọa quan tể tướng để được làm hoàng hậu
Thế nhưng Nguyên Hương không đi vào đổ lỗi mọi tai ương cho phù thủy, mà Nguyên Hương cũng chỉ ra lỗi do sự tham lam của con người
- Cũng có truyện phù thủy độc ác là do sự tham lam của con người như
truyện Quà tặng của phù thủy, Thủy Thần ngủ quên, phù thủy ăn cắp hết
vàng và kim cương trong kho, đúc thành guốc, ủng làm quà tặng- trừng phạt những kẻ lừa dối, dẫn đến tàn phá ngôi làng yên ấm
- Vùng đất bị phù phép, phù thủy thỏa ước nguyện cho tên phú hộ tham lam
biến vùng đất ông ta không có đêm, bất chấp hậu quả cho người khác
- Bài học cho Tiên Nhỏ, phù thủy còn nhỏ ranh ma, nhiều trò lừa gạt con
người
Nhưng cũng có nhiều truyện phù thủy không phải là kẻ ác, như truyện
Sự tích nấm hương nhân vật phù thủy hoàn toàn không xấu, cũng không ác,
muốn giúp dân nhưng vô tình tạo ra đau khổ
-Truyện Vì sao con nhện 8 chân phù thủy Xí Xọn không hề ác, muốn sống
chung với loài người, Xí Xọn cũng đã cố gắng
Nguyên Hương xây dựng thế giới nhân vật phù thủy cũng rất đa dạng
và phong phú, nhiều tầng bậc Phù thủy cũng giống như con người, cũng có
kẻ xấu, kẻ tốt
2.2 Những vật, con vật thần kì
Những con vật thần kì như