Yếu tố thần kì trong truyền thuyết và truyện cổ tích người Việt ở Nam Trung Bộ
Trang 1VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA
-
NGUYỄN ĐỊNH
YẾU TỐ THẦN KÌ
TRONG TRUYỀN THUYẾT
VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH NGƯỜI VIỆT
Trang 2VIỆN NGHIÊN CỨU VĂN HÓA
VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học
Có thể tìm đọc luận án tại:
- Thư viện Viện Nghiên cứu văn hóa
- Thư viện Quốc gia
Trang 3MỞ ĐẦU
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ nhằm góp phần tìm ra đặc trưng di sản văn hoá dân gian vùng duyên hải này; đồng thời, còn nhằm cung cấp tài liệu bổ ích đối với việc giảng dạy và học tập phần văn học dân gian địa phương của giáo viên và học sinh, nhất là giáo viên và sinh viên ngành văn ở các trường cao đẳng và đại học trên vùng đất Nam Trung Bộ
Nhận thức được ý nghĩa khoa học và thực tiễn của việc nghiên cứu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ như đã trình bày, trong phạm vi bản luận án, chúng tôi khảo sát yếu tố thần kì của truyền thuyết và truyện cổ tích thần kì người Việt ở vùng đất này
2 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn) là bộ
sách có ghi chép truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ
sớm nhất và duy nhất thế kỉ XIX Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam
(Nguyễn Đổng Chi) là bộ sách có ghi chép truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ sớm nhất thế kỉ XX
Tiếp theo là những cuốn địa phương chí các tỉnh Nam Trung
Bộ của một số nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ như: Quách Tấn, Nguyễn Đình Tư, Phạm Trung Việt…xuất hiện vào hai thập niên 60,
70 của thế kỉ XX Truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ được đề cập trong các cuốn địa phương chí của những tác giả nêu trên, chủ yếu là ở góc độ sưu tầm và ít nhiều cũng có sự nghiên cứu
Dù vậy, trước 1975, công trình nghiên cứu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ chưa xuất hiện
Những truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ được
biên chép trong tập V sách Kho tàng truyên cổ tích Việt Nam của
Nguyễn Đổng Chi có thể được coi là kết quả sưu tầm đầu tiên thời kì sau năm 1975 Tiếp theo là những kết quả đáng phấn khởi trong
Trang 4những năm cuối thập niên 70 đến thập niên 90 của thế kỉ XX Khoảng trên 10 năm này, gần như sách sưu tầm văn học dân gian của nhiều địa phương Nam Trung Bộ xuất hiện liên tục Tiêu biểu có
Những mẫu chuyện về Tây Sơn (nhiều tác giả); Hòn Vọng Phu (Đào Văn A); Văn nghệ dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng, tập I (Nguyễn Văn Bổn); Văn nghệ dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng, tập II
(Nguyễn Văn Bổn chủ biên, Tôn Thất Bình, Trương Giảng, Trần
Hoàng, Võ Văn Thắng); Truyện cổ dân gian Phú Khánh (Trần Trung
Thành, Trần Việt Kỉnh, Chu Thị Thanh Bằng, Nguyễn Thành Thi).v.v
Trong những tập sách nêu trên, có công trình, tác giả của nó không những quan tâm đến việc sưu tầm mà còn đầu tư vào việc
nghiên cứu Tiêu biểu là bộ sách 2 tập Văn nghệ dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng do Nguyễn Văn Bổn chủ biên Trong phần nghiên
cứu của tập II bộ sách này, về thi pháp, tác giả cho rằng, truyện cổ dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng “mang sắc thái của những truyện cổ
ở một vùng đất mới rất rõ Được hình thành khi xã hội con người ở nước ta đã được tổ chức theo chế độ phong kiến, thời kì xây dựng và bảo vệ quốc gia phong kiến độc lập và tiếp tục mở nước, nên trình độ chinh phục thiên nhiên của con người đã tiến bộ khá cao, vì thế trong các truyện cổ dân gian, các yếu tố thần kì không còn đậm nét…Tính
kế thừa trong phong cách xây dựng hình tượng nhân vật của truyện
cổ dân gian Quảng Nam – Đà Nẵng cũng là một đặc điểm”
10 năm cuối thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI là chặng đường nở rộ kết qủa sưu tầm, nghiên cứu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ Trên 15 năm qua (1990 - 2006), giới folklore học nước ta đã cho ra đời hàng loạt công trình ở nhiều phương diện khác nhau Sách và bài viết dành riêng cho việc sưu tầm, nghiên cứu
truyện cổ dân gian có Chuyện xưa học sinh (Ngô Sao Kim); Quảng Ngãi giai thoại - truyền thuyết, tập II, (Thế Kỉ, Hà Thanh); Truyện cổ
Trang 5thành Đồ Bàn vịnh Thị Nại, Các ngôi sao Tây Sơn (Nguyễn Xuân Nhân); Truyện cổ Tuy Hoà (Nguyễn Hoài Sơn); Huyền thoại Phú Yên (Đoàn Việt Hùng); Về hiện tượng nhầm lẫn của tác giả dân gian khi lưu truyền các truyện kể về Cao Biền, Về những kết quả chủ yếu của việc sưu tầm, nghiên cứu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ, Hình ảnh sông nước trong truyền thuyết dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ (Nguyễn Định)…Sách sưu tầm, biên soạn văn học dân gian có phần truyện cổ dân gian như Văn học dân gian Tây Sơn (Nguyễn Xuân Nhân); Văn học dân gian Quảng Nam (miền biển) (Nguyễn Văn Bổn); Văn học dân gian Sông Cầu (Nguyễn Định
chủ biên, Lê Đức Công, Lê Bạt Sơn)…
Ở kết quả nêu trên đã xuất hiện bài nghiên cứu có đề cập đến yếu tố thần kì hay có tính chất tổng kết quá trình sưu tầm và nghiên cứu truyện cổ dân gian người Việt phạm vi cả vùng Nam Trung Bộ
(Hình ảnh sông nước trong truyền thuyết dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ, Về những kết quả chủ yếu của việc sưu tầm, nghiên cứu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ) Bàn về yếu tố thần
kì trong truyền thuyết Việt ở Nam Trung Bộ, tác giả bài Hình ảnh sông nước trong truyền thuyết dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ
viết: “ Trong thế giới nghệ thuật của truyền thuyết, hầu hết các hình ảnh về loài vật ở sông nước đều được thần kì hoá (27/31 trường hợp, 87,1%), ngược lại, biện pháp thần kì hoá rất ít được sử dụng đối với hình ảnh về con người (ngư dân - người đánh cá, người lái đò) và hình ảnh các sự vật liên quan đến sông nước, nhưng do con người làm ra (cầu, thuyền, sa, đập) Nước và các loài vật của nước, khi được thần hoá thì cát thần chiếm đa phần (28/36 trường hợp; 77,8%), hung thần chỉ là thiểu số (8/36 trường hợp; 22,2%)…Nhưng vì sao hình ảnh cát thần lại nhiều hơn hung thần ? Phải chăng, đó là một cách để con người biểu hiện ước mơ tìm hiểu giới tự nhiên còn nhiều điều ở ngoài tầm hiểu biết của mình, khi định cư trên vùng đất mới !
Trang 6Hơn thế nữa, từ trong hiện tượng này, ta còn thấy thấp thoáng khát vọng về sự “chung sống”, về sự “hòa điệu” với thiên nhiên; thái độ đòi hỏi thiên nhiên phải đem lại sự yên bình trong cuộc sống của ông cha ta ngày trước”
Nếu năm 1984, tác giả sách Văn nghệ dân gian Quảng Nam –
Đà Nẵng, tập II đã đề cập thoáng qua yếu tố thần kì trong truyện cổ
dân gian người Việt phạm vi một tỉnh của Nam Trung Bộ thì năm
2006, tác giả bài Hình ảnh sông nước trong truyền thuyết dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ đã đề cập một khía cạnh của yếu tố thần
kì trong truyền thuyết người Việt phạm vi cả vùng Nam Trung Bộ
Đó là những kết quả, tuy còn ở mức rất khiêm tốn, nhưng đáng trân trọng, đã được chúng tôi tiếp thu và kế thừa khi nghiên cứu đề tài
3 GIỚI HẠN VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đối tượng khảo sát của luận án là yếu tố thần kì trong truyền thuyết và truyện cổ tích thần kì của người Việt ở Nam Trung Bộ Với đối tượng được xác định như thế, những mục đích nghiên cứu đề tài như sau: Khảo sát, mô tả những khía cạnh cơ bản của yếu tố thần kì trong truyền thuyết và cổ tích thần kì người Việt ở Nam Trung Bộ
Từ đó, luận án chỉ ra một số nét riêng về yếu tố thần kì của truyền thuyết và truyện cổ tích thần kì người Việt ở Nam Trung Bộ so với yếu tố thần kì của truyền thuyết và truyện cổ tích thần kì người Việt
ở những vùng, miền khác (Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Bộ…) Mục đích chủ yếu của luận án là góp phần tìm hiểu đặc trưng di sản văn hoá dân gian Nam Trung Bộ
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chúng tôi chủ yếu sử dụng ba phương pháp sau để nghiên cứu
đề tài: Phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh và phương pháp
tổng hợp
Trang 75 BỐ CỤC LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình của tác
giả, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia làm 3 chương:
CHƯƠNG 1: Khái niệm “yếu tố thần kì”, khái quát về tiểu vùng văn hoá và tổng quan về tư liệu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ
CHƯƠNG 2: Yếu tố thần kì trong truyền thuyết người Việt ở
Nam Trung Bộ
CHƯƠNG 3: Yếu tố thần kì trong truyện cổ tích thần kì người Việt ở Nam Trung Bộ
CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM “YẾU TỐ THẦN KÌ”,
KHÁI QUÁT VỀ TIỂU VÙNG VĂN HÓA
VÀ TỔNG QUAN VỀ TƯ LIỆU TRUYỆN CỔ DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT Ở NAM TRUNG BỘ
1.1 Khái niệm “yếu tố thần kì”
1.1.1 Ý nghÜa cña kh¸i niÖm "yÕu tè thÇn k×"
Trong khái niệm “yếu tố thần kì”, tính từ “thần kì” có 2 nét nghĩa chủ yếu: thần thánh và kì lạ Nó gần nghĩa với các tính từ “kì ảo”, “hoang đường”, “huyền ảo” và đồng nghĩa với các tính từ “kì diệu”, “thần diệu”, “huyền diệu” Sự xác định ý nghĩa khái niệm
“yếu tố thần kì” như vậy là tìm đến ý nghĩa gốc của nó, còn thực tế
sử dụng khái niệm này với tính cách là một thuật ngữ khoa học, thì không phải bao giờ cũng đúng với ý nghĩa gốc đó, bởi vì sự biểu hiện của yếu tố thần kì trong văn học là cực kì phong phú, đa dạng
và phức tạp Lúc thì thiên về tính chất kì ảo – hư ảo – hoang đường – huyền ảo; khi thì thiên về tính chất kì diệu – thần diệu – huyền diệu Tuy nhiên, cho dù có biểu hiện và việc gọi tên các biểu hiện ấy có
Trang 8phong phỳ, đa dạng, phức tạp đến mức độ nào chăng nữa, thỡ trong văn học dõn gian, nhất là trong truyện cổ dõn gian, nú thường được gọi là yếu tố thần kỡ
1.1.2 Nguồn gốc của yếu tố thần kì trong văn học dân gian
Thế giới quan thần linh của người nguyên thuỷ là nguồn gốc (trực tiếp) của yếu tó thần kì trong thần thoại và là nguồn gốc (sâu xa) của yếu tố thần kì trong tất cả các thể loại văn học dân gian ra đời sau thần thoại
1.1.3 Vai trò của yếu tố thần kì trong truyền thuyết và truyện cổ tích thần kì
Trong truyền thuyết, yếu tố thần kì có vai trò chủ yếu là huyền ảo hoá các nhân vật và sự kiện lịch sử Trong truyện cổ tích thần kì, yếu tố thần kì có vai trò chủ yếu là giải quyết xung đột truyện
1.2 Khỏi quỏt về tiểu vựng văn hoỏ Nam Trung Bộ
Nam Trung Bộ gồm tỏm tỉnh và thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngói, Bỡnh Định, Phỳ Yờn, Khỏnh Hoà, Ninh Thuận và Bỡnh Thuận Đõy là vựng đất cú đầy đủ mọi yếu tố của thiờn nhiờn Việt Nam gồm sụng biển, đồng bằng và rừng nỳi
Nếu tớnh từ 1306 – năm Chế Mõn dõng đất chõu ễ (phớa nam chõu ễ ngày xưa thuộc thành phố Đà Nẵng ngày nay) và chõu Lớ của Chiờm Thành cho Nhà Trần để cưới Huyền Trõn cụng chỳa đến 1693 – năm Đại Việt cú thờm đất Bỡnh Thuận, thỡ người Việt định cư tại Nam Trung Bộ, sớm nhất là ở Đà Nẵng, đó khoảng 7 thế kỉ, muộn nhất là ở Bỡnh Thuận, đó khoảng trờn 3 thế kỉ
Sinh sống ở vựng đất này, ngoài tộc người Việt, cũn cú cỏc tộc người khỏc như: Hoa, Gia Rai, ấ Đờ, Ba Na, Chăm, Cơ Ho, Xơ Đăng, Hrờ, Ra Glai, Cơ Tu, Giộ Triờng, Co, Chu Ru…Sau ngày đất
Trang 9nước thống nhất, có thêm người Tày, Nùng từ phía Bắc di cư vào Người Việt và người Hoa chủ yếu sống ở đồng bằng Các tộc người khác chủ yếu sống ở miền núi Riêng địa bàn cư trú của người Chăm
có đặc biệt hơn Ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên dân số người Chăm ít hơn nhiều so với các tộc người khác Ngược lại, từ Khánh Hoà đến các tỉnh cực nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận) dân số người Chăm đông hơn các tộc người Hoa, Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Xơ Đăng…
Nhiều tộc người cùng sinh sống nên đời sống văn hoá nơi đây bên cạnh sự thống nhất còn có sự đa dạng Có văn hoá Chăm và văn hoá các tộc người thiểu số khác mà thành tựu của nó không kém phần rực rỡ Người Việt trong mối quan hệ sâu sắc với các tộc người anh em, từ vốn văn hoá mang theo nơi đất cội nguồn, cũng đã tạo nên đời sống văn hoá riêng phong phú, đa dạng và đặc sắc, trong đó,
bộ phận văn hoá dân gian chiếm vị trí khá quan trọng Văn hoá dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ cũng có đủ các thành tố cơ bản: nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn và ngữ văn dân gian Ngữ văn dân gian người Việt ở vùng đất này gồm các thể loại: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn, giai thoại, tục ngữ, câu đố, vè, ca dao, dân ca, kịch bản sân khấu Nó là tấm gương phản ánh thiên nhiên, xã hội và đời sống con người Nam Trung Bộ Với cách biểu hiện riêng, ngữ văn dân gian người Việt ở vùng đất này có đầy đủ các đặc trưng cơ bản về thi pháp của ngữ văn dân gian Việt Nam
1.3 Tổng quan về tư liệu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam
Trung Bộ
1.3.1 Khái niệm “truyện cổ dân gian”
Trang 10“Truyện cổ dân gian” là khái niệm được dùng để chỉ một bộ phận của văn học dân gian, bộ phận này gồm tất cả các thể loại thuộc mảng “văn xuôi” dân gian như thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn và giai thoại Khái niệm “truyện
cổ tích” từng được sử dụng với hai ý nghĩa chủ yếu: 1) (cũng) để chỉ một bộ phận của văn học dân gian, trong trường hợp này, khái niệm
“truyện cổ tích” tương đương với khái niệm “truyện cổ dân gian”; 2)
để chỉ truyện cổ tích - một thể loại của bộ phận truyện cổ dân gian trong văn học dân gian Để tránh lẫn lộn hai khái niệm, chúng ta chỉ
sử dụng khái niệm “truyện cổ tích” trong trường hợp để chỉ riêng thể loại truyện cổ tích; sử dụng khái niệm “truyện cổ dân gian” với ý nghĩa khái quát tất cả các thể loại thuộc mảng “văn xuôi” dân gian như đã nêu ở trên
1.3.2 Tổng quan về tư liệu truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ
Nam Trung Bộ không có thần thoại, mảng truyện cổ dân gian chỉ gồm các thể loại: truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ ngôn và giai thoại
Truyền thuyết là thể loại có số lượng truyện nhiều nhất Đa phần tác phẩm của thể loại này là truyền thuyết địa danh và truyền thuyết nhân vật Nội dung phản ánh của truyền thuyết chủ yếu gắn liền với các sự kiện lịch sử thời kì chống ách Bắc thuộc, thời kì quân Tây Sơn đánh nhau với quân Nguyễn Ánh, thời kì chống thực dân phương Tây xâm lược Đối với thể loại truyện cổ tích, phần lớn số lượng truyện thuộc về cổ tích thần kì, truyện cổ tích loài vật có số lượng ít nhất So với Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ, ở Nam Trung Bộ có rất ít truyện cổ tích mang nội dung phản ánh mâu thuẫn xã hội, khai thác các tình thế tương phản giữa tốt với xấu, giữa thiện với ác, giữa
Trang 11hạnh phúc với bất hạnh Trong truyện cổ dân gian người Việt ở Nam Trung Bộ, truyện cười và truyện ngụ ngôn là hai thể loại có số lượng truyện ít nhất Ở thể loại truyện cười, phần lớn tác phẩm thuộc tiểu loại truyện không kết chuỗi
CHƯƠNG 2 YẾU TỐ THẦN KÌ TRONG TRUYỀN THUYẾT NGƯỜI VIỆT
Ở NAM TRUNG BỘ 2.1 Định nghĩa truyền thuyết và việc phân loại truyền thuyết
2.1.1 Định nghĩa truyền thuyết
Có nhiều định nghĩa về truyền thuyết Ở Việt Nam, Kiều Thu Hoạch là nhà folklore học đưa ra định nghĩa dễ được chấp nhận Ông viết: “Truyền thuyết là một chuyện kể truyền miệng, nằm trong loại hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương, phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình, sinh hoạt xã hội và số phận
cá nhân, mà thường phản ánh những vấn đề thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn; nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng”
Khi khảo sát đề tài luận án này, chủ yếu chúng tôi tiếp thu và hiểu truyền thuyết theo định nghĩa trên đây của Kiều Thu Hoạch
2.1.2 Việc phân loại truyền thuyết
Nổi bật lên trong các cách phân loại truyền thuyết là cách phân loại của tác giả Kiều Thu Hoạch: chia truyền thuyết thành 3 loại lớn:
Trang 121) Truyền thuyết nhõn vật, 2) Truyền thuyết địa danh, 3) Truyền thuyết phong – vật Ở mỗi loại lớn lại tuỳ theo đề tài, chức năng của nội dung truyện kể mà phõn chia tiếp thành cỏc tiểu loại
Quỏ trỡnh khảo sỏt yếu tố thần kỡ trong truyền thuyết người Việt ở Nam Trung Bộ, chủ yếu, chỳng tụi cũng theo quan điểm phõn loại truyền thuyết của Kiều Thu Hoạch
2.2 Yếu tố thần kỡ trong truyền thuyết địa danh
2.2.1 Yếu tố thần kỡ trong truyền thuyết địa danh tự nhiờn
2.2.1.1 Hầu hết truyền thuyết giải thích nguồn gốc địa danh theo đặc
điểm tự nhiên có yếu tố thần kỡ dạng hữu hỡnh
Đề cập đến truyền thuyết địa danh tự nhiờn là chủ yếu núi về truyền thuyết giải thớch nguồn gốc cỏc địa danh theo đặc điểm tự nhiờn Trong truyền thuyết địa danh của người Việt ở Nam Trung
Bộ, hầu hết tỏc phẩm mang nội dung giải thớch tờn gọi địa danh theo đặc điểm tự nhiờn cú yếu tố thần kỡ thuộc dạng hữu hỡnh và được xõy
dựng thành hỡnh ảnh trung tõm Đú là Sự tớch đốo Cổ Mó (ngựa
thần), Yờu Xà Thạch (móng xà, thần nhõn), Hắc Xà (rắn thần)…
2.2.1.2 Yếu tố thần kỡ trong Sự tớch Ngũ Hành Sơn – một truyền thuyết địa danh tự nhiờn đặc biệt ở Nam Trung Bộ
Tỏc dụng tạo ra niềm tin trong tõm thức người nghe là tớnh
chất chung của yếu tố thần kỡ ở mọi truyền thuyết mà Sự tớch Ngũ Hành Sơn cú thể được coi là một trong số ớt trường hợp vừa tiờu
biểu, lại vừa đặc biệt Đặc biệt là vỡ yếu tố thần kỡ – hỡnh tượng trung
tõm (Long Quõn, Tiờn Nữ, trứng thần) trong truyền thuyết là do
dõn gian vay mượn từ yếu tố thần kỡ (Long Quõn, Âu Cơ, trứng thần)
ở một truyền thuyết khỏc – Lạc Long Quõn và Âu Cơ, nhưng cũng chớnh yếu tố thần kỡ được vay mượn ấy lại làm cho Sự tớch Ngũ Hành Sơn vừa thấm đẫm màu sắc thần kỡ, vừa khụng tỏch rời thực tế lịch
Trang 13sử dân tộc, ta có thÓ nãi chắc điều đó vì bao đời nay, nhân dân ta luôn sâu sắc một niềm tin rằng, bố Long Quân lấy mẹ Âu Cơ sinh ra dân tộc Việt Nam
2.2.2 Yếu tố thần kì trong truyền thuyết địa danh xã hội
2.2.2.1 Yếu tố thần kì thuộc dạng hữu hình
Đáng chú ý đầu tiên là những yếu tố thần kì dạng hữu hình có vai trò kì diệu hoá - linh thiêng hóa các địa danh Yếu tố thần kì có
vai trò như thế xuất hiện trong các truyền thuyết tiêu biểu như: Sự
tích đất Gò Nổi (con chim), Thiên Lộc Tự - Miếu Bà Sáu (Long
thần)…Dạng yếu tố thần kì tiếp theo là hình ảnh các con vật thần kì
như rắn thần, rái cá…trong các truyền thuyết tiêu biểu: Miếu Xà,
Miếu Bà Trang…Vai trò của các yếu tố thần kì này là huyền ảo hóa
các nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử
2.2.2.2 Yếu tố thần kì thuộc dạng vô hình
Đáng chú ý nhất là những yếu tố thần kì biểu hiện dưới các hình thức: sự kì lạ, sự linh thiêng; âm binh – âm tướng và bóng ma
có vai trò linh thiêng hoá các địa danh trong các truyền thuyết tiêu
biểu: Mả quan thất trận (sự linh nghiệm), Mộ Ông Khám (sự linh
thiêng), Miếu Phò Giá Đại Vương (âm binh – âm tướng)…Bên
cạnh đó còn có những truyền thuyết mang yếu tố thần kì vô hình giữ vai trò huyền ảo hoá các nhân vật và sự kiện lịch sử, trong đó có hai
tác phẩm tiêu biểu: Sự tích cầu Quân Sư (lời tiên tri) và Sự tích địa danh Cam Ranh (sự linh ứng)
2.3 Yếu tố thần kì trong truyền thuyết phong vật
Phần này chủ yếu khảo sát truyền thuyết phong vật giải thích
nguồn gốc các tục thờ: Thiên Ya Na, ba Cô, Cố Hỉ Phu nhân, ông
Húc, rái cá, cá voi - cá Ông, thần Hổ
2.3.1 Nữ thần Thiên Ya Na