1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ảnh hưởng của yếu tố duy tình trong mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo tại Việt Nam

28 542 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 610,51 KB

Nội dung

Ở Việt Nam, với đặc trưng của nền văn minh lúa nước, người ta có thể dùng chữ Tình để đặt lên trên mọi mối quan hệ xã hội, và việc ảnh hưởng của văn hóa này tới mối quan hệ giữa nhân viê

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN

Chuyên ngành : Báo chí học

Mã số: 60.32.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội – 2013

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thanh Huyền

Phản biện 1: TS Phạm Thành Hưng

Phản biện 2: TS Đỗ Thị Thu Hằng

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại: Khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia

Hà Nội), lúc 16 giờ 00 ngày 31 tháng 5 năm 2013

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm thƣ viện Đại

học Quốc gia Hà Nội

Trang 3

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo là một trong những mối quan hệ thiết yếu của quan hệ xã hội nói chung và quan hệ truyền thông nói riêng Nó được nghiên cứu khá nhiều trên thế giới và có sự tác động mạnh mẽ tới

xã hội Tuy nhiên, khi được xây dựng và hình thành ở nền văn hóa nào thì mối quan hệ này sẽ chịu ảnh hưởng của đặc trưng văn hóa tại đó Ở Mỹ và nhiều nước phương Tây khác, mối quan hệ giữa các nhân viên QHCC và nhà báo được coi là không tốt, thiếu sự tin tưởng và thậm chí coi thường nhau Ngược lại, đối với văn hóa phương Đông, sự lấn át của quan hệ cá nhân đang ảnh hưởng tới mối quan hệ đặc biệt giữa này

Ở Việt Nam, với đặc trưng của nền văn minh lúa nước, người ta có thể dùng chữ Tình để đặt lên trên mọi mối quan hệ xã hội, và việc ảnh hưởng của văn hóa này tới mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo là không nằm ngoài quy luật Từ trước tới nay, đã có khá nhiều nghiên cứu chung về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và báo chí, tuy nhiên, việc đưa quan hệ cá nhân (yếu tố “duy tình”) vận dụng hiệu quả trong mối quan hệ chuyên nghiệp (giữa nhân viên QHCC và nhà báo) thì hầu như các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam chưa chưa được đề cập đến

Trang 4

Vậy, thực chất mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên quan hệ công chúng ở Việt Nam có đang tồn tại yếu tố

“duy tình” không? Nếu có thì nó đang ở mức độ nào và tương lai, khi công nghiệp truyền thông ở Việt Nam ngày càng phát triển mạnh, ta nên vận dụng hoặc tiết chế sự ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong các mối quan hệ này ra sao để đạt được hiệu quả cao nhất cho lợi ích của nhân viên QHCC và nhà báo? Một khi đã giải quyết triệt

để các vấn đề trên thì sẽ giúp chúng ta đưa ra được giải pháp xây dựng mối quan hệ hai chiều giữa nhân viên QHCC và nhà báo đạt hiệu quả tốt nhất Điều này rất hữu ích cho cả nhà báo, nhân viên QHCCvà sự phát triển của ngành truyền thông ở Việt Nam

Trên đây là những lý do khiến tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài này

2 Mục đích nghiên cứu

 Tổng hợp các cơ sở lý luận về các vấn đề xây dựng

và phát triển mối quan hệ nói chung, mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo nói riêng và những tác động của mối quan hệ này

 Tìm hiểu thực trạng mối quan hệ giữa nhà báo và quan hệ công chúng

 Khám phá ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam nói chung, của yếu tố tình cảm quan hệ cá nhân (ở đây là yếu tố “duy tình”) trong văn hóa Việt Nam nói riêng đến mối quan hệ của nhân viên QHCC và nhà báo

Trang 5

 Tìm ra phương pháp xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ 2 chiều giữa 2 nhóm: nhân viên QHCC

và nhà báo một cách có hiệu quả cao nhất cho lợi ích của hai bên

3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Luận văn là tài liệu tổng quan về mối

quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo, về những phương thức xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ nghề nghiệp giữa hai nhóm này Với ý nghĩa đó, luận văn

có thể góp phần xây dựng hệ thống lý luận về QHCC nói chung qua việc nghiên cứu cụ thể về hoạt động QHCC từ

bối cảnh thực tiễn của Việt Nam

Ý nghĩa thực tiễn:Luận văn là một đề tài nghiên cứu

mang tính ứng dụng cao hiện nay Thông qua những khảo sát, đánh giá cụ thể, luận văn xây dựng một tài liệu có hệ thống về thực trạng mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo Từ đó, luận văn đưa ra các giải pháp xây dựng và

phát triển mối quan hệ giữa họ hiệu quả hơn

4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ này

ở các bối cảnh văn hóa khác nhau như: khái quát mô hình các mối quan hệ giữa một tổ chức với các nhóm công chúng mục tiêu của nó (J.E Grunig, L.A Grunig và Dozier, 1995); khái quát các chiến lược khác nhau để một

tổ chức tiếp cận và xây dựng, phát triển mối quan hệ với các nhóm công chúng (Cutlip, 2000) hay Sriramesh và Yi-Hui Huang đi sâu nghiên cứu các thang đo mức độ thân thiết của các mối quan hệ, và các yếu tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các bên, trong đó đặc biệt nhấn

Trang 6

mạnh các yếu tố nền như bối cảnh văn hóa, chính trị, xã hội; Samsup Jo và Yungwook Kim (2004) thì quan tâm đến mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo ở các nền văn hóa phương Đông…

Tại Việt Nam, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thanh Huyền (2001) là một trong những nghiên cứu đầu tiên về QHCC với đề tài “Quan hệ công chúng và báo chí ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp” Năm 2009, Nguyễn Thị Thanh Huyền tiếp tục công bố kết quả nghiên cứu đồng định hướng (co-orentation study) về mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo ở Việt Nam thông qua luận

án tiến sĩ bảo vệ tại Hàn Quốc (Huyền, 2009) Ngoài ra, còn có một số công trình nghiên cứu về QHCC của Đinh Thị Thúy Hằng trong cuốn “PR kiến thức cơ bản và đạo đức nghề nghiệp” (2007), “Ngành PR tại Việt Nam” (2010), “PR lý luận và ứng dụng” hay cuốn “PR – phát triển báo chí” của Đỗ Thị Thu Hằng (2010) Ngoài ra, còn

có một số luận văn thạc sĩ nghiên cứu về các đề tài thuộc lĩnh vực PR khác

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận: Luận văn được thực hiện dựa trên nền tảng khoa học duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta Đồng thời, luận văn được nghiên cứu dựa trên kế thừa hệ thống lý thuyết về truyền thông, QHCC liên quan đến đề tài được công bố

Phương pháp cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu, luận văn

sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu gồm định tính và định lượng Cụ thể, luận văn sử dụng bảng hỏi để khảo sát hai nhóm đối tượng nghiên cứu là nhà báo và nhân viên QHCC Tác giả đã xử lý và phân tích số liệu

Trang 7

qua Excel Đồng thời, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 10 cặp nhân viên QHCC và nhà báo để có thêm những kết quả khách quan, đa dạng và chính xác nhất

6 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn chính là mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo dưới sự ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong văn hóa Việt Nam, trong bối cảnh truyền thông được phát triển mạnh mẽ tại các doanh nghiệp, tổ chức Phạm vi nghiên cứu của luận văn là các nhân viên quan QHCC và nhà báo đang tác nghiệp trên toàn lãnh thổ Việt Nam

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận về yếu tố “duy tình” trong văn hóa phương Đông và mối quan hệ giữa nhân viên Quan hệ công chúng với nhà báo

Chương 2: Khảo sát về sự ảnh hưởng của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo tại Việt Nam

Chương 3: Các biện pháp xây dựng mối quan hệ có tình

cảm tốt đẹp giữa nhân viên QHCC và nhà báo

Trang 8

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ YẾU TỐ “DUY TÌNH” TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NHÂN VIÊN QHCC VỚI NHÀ

BÁO 1.1 Yếu tố “duy tình” trong văn hóa phương Đông 1.1.1 Khái niệm “duy tình”

Khái niệm này nhằm nhấn mạnh một trong những đặc điểm của người Việt là coi trọng tình cảm Tâm lí coi trọng tình cảm và hành vi ứng xử thiên về tình cảm của người Việt được thể hiện trong tất cả các mối quan hệ: với

xã hội, với thiên nhiên

Cùng một văn hóa giao tiếp nhưng có 2 cách gọi tên là

“duy tình” và “trọng tình” Trong khuôn khổ luận văn này, tác giả chọn sử dụng thuật ngữ “duy tình” vì nó gợi

mở đến thuật ngữ “duy lý” “Duy tình” và “duy lý” là hai biểu hiện đặc trưng của văn hóa phương Đông và phương Tây

Văn hóa “duy tình” được thể hiện qua tâm lý coi trọng tình cảm, qua hành vi, qua cách ứng xử của người Việt trong tất cả các mối quan hệ với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội trong đó có quan hệ ứng xử giữa người với người Đó là lối sống, là cách ứng xử, giao tiếp thiên về khuynh hướng tình cảm, thân mật Bên cạnh đó là tính cộng đồng, trọng nghĩa, trọng tình, giữ thể diện cho nhau

1.1.2 Những biểu hiện của yếu tố “duy tình”

Trang 9

Lấy chữ Tình làm nguyên tắc ứng xử: Văn hóa duy

tình của người Việt được thể hiện qua tâm lý coi trọng tình cảm, qua hành vi, qua cách ứng xử của người Việt trong tất cả các mối quan hệ với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội trong đó có quan hệ ứng xử giữa người với người Đó là lối sống, là cách ứng xử, giao tiếp thiên về khuynh hướng tình cảm, thân mật Bên cạnh đó là tính cộng đồng, trọng nghĩa, trọng tình, giữ thể diện cho nhau Xuất phát từ văn hóa gốc nông nghiệp với đặc điểm

“trọng tình” (Trần Ngọc Thêm, 2000) đó đã dẫn người Việt Nam tới chỗ lấy tình cảm, lấy sự yêu sự ghét làm nguyên tắc ứng xử trong giao tiếp, từ đó người Việt dễ dàng dựa trên tình cảm mà bỏ qua cho nhau những lỗi lầm hay những bất đồng trong cuộc sống: “Yêu nhau chín bỏ làm mười” Người Việt ứng xử trong các mối quan hệ xã hội của mình bằng cái tình, khi cần cân nhắc giữa tình với

lý thì tình được đặt cao hơn lý: “Một bồ cái lý không bằng một tý cái tình” Cũng từ tâm lý trọng tình cảm này, người Việt rất hiếu khách, thích thăm viếng lẫn nhau, thích tặng quà và nhận quà, nói vòng vo tránh mất lòng…

Coi trọng cộng đồng: Trong quan hệ giữa người với

người, văn hoá phương Đông nặng về tính cộng đồng và cách ứng xử tình cảm, mềm dẻo Cả hai phẩm chất này, suy cho cùng, cũng là do loại hình văn hoá gốc nông nghiệp chi phối Đặc trưng này của văn hoá phương Đông khiến mỗi người khi hành động luôn luôn phải nghĩ đến

Trang 10

cộng đồng, đến tập thể, xã hội Vì tập thể, người ta sẵn sàng hi sinh lợi ích cá nhân Cũng vì thế mà người phương Đông thường đề cao nghĩa vụ, trách nhiệm (trong khi phương Tây thì coi trọng quyền lợi)

Giữ thể diện cho nhau: Trong truyền thống của người

Việt Nam, thể diện, danh dự là điều vô cùng quan trọng Tâm lý trọng danh dự đã ăn sâu vào trong suy nghĩ, lối sống của dân tộc ta: “Tốt danh hơn lành áo”, “Đói cho sạch, rách cho thơm” Có thể nói, thể diện được xem như

là một trong những yếu tố quan trọng làm nên một mối quan hệ xã hội và tác động đến việc xây dựng thành công mối quan hệ này

1.2 Mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm của mối quan hệ

Khái niệm mối quan hệ

Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (2009,

tr.799, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học) thì: “Quan

hệ là sự gắn liền về mặt nào đó giữa hai hay nhiều sự vật khác nhau, khiến sự vật này có sự biến đổi, thay đổi thì có thể tác động đến sự sự vật kia” Từ góc độ ảnh hưởng của

mối quan hệ, Ledingham and Bruning (1998) định nghĩa

mối quan hệ là “tình trạng tồn tại giữa một tổ chức và các

nhóm công chúng chủ yếu của nó trong đó hành động của mỗi bên đều ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội, chính trị hoặc đời sống văn hóa của bên kia” Từ góc độ đặc điểm của

mối quan hệ, Huang (1998) thì cho rằng mối quan hệ là

Trang 11

“mức độ mà một tổ chức và công chúng của nó tin tưởng lẫn nhau, chấp nhận việc bên nào có quyền gây ảnh hưởng đến bên kia nhiều hơn, mức độ hài lòng về nhau,

và cam kết hợp tác với nhau” [Huyen, 2009]

Đặc điểm của “Mối quan hệ”

Sự tin tưởng: Canary và Cupach (1988) đã quan niệm

sự tin tưởng như là “một sự sẵn sàng thử thách bản thân mình bởi vì các đối tác quan hệ được coi là nhân từ và trung thực” Sự tin tưởng cũng là một khái niệm quan trọng trong mối quan hệ giữa các cá nhân và các tổ chức Huang (1999) đã chứng minh rằng ngoài sự kiểm soát lẫn nhau, sự tin tưởng là yếu tố quan trọng thứ hai trong OPRA (Đánh giá QHCC trong tổ chức, doanh nghiệp) Niềm tin giữa một tổ chức và công chúng của tổ chức ấy

có thể gián tiếp điều chỉnh hiệu quả của các chiến lược giải quyết xung đột trong QHCC

Sự kiểm soát: Hai nhà nghiên cứu Stafford và Canary

(1991) đã định nghĩa sự kiểm soát lẫn nhau trong mối quan hệ giữa con người hoặc giữa các nhóm người là mức

độ mà người ta thỏa thuận xem ai là người nên quyết định các mục tiêu của mối quan hệ và phép ứng xử Nghiên cứu của Huang (1999) đã chỉ ra rằng sự kiểm soát lẫn nhau là một trong hai yếu tố chính tác động gián tiếp đến QHCC trong chiến lược giải quyết xung đột Tóm lại, kết luận được đưa ra trong các nghiên cứu trước đây là để mối quan hệ ổn định, tích cực, việc kiểm soát lẫn nhau giữa các bên nên tồn tại ở một mức độ nào đó

Sự cam kết: Quan hệ cam kết (Relational

commitment) trong mối quan hệ nhà báo và nhân viên

Trang 12

QHCC được Hon và J E Grunig (1999) được định nghĩa

là “mức độ mà một bên tin tưởng và cảm thấy rằng mối quan hệ là xứng đáng để duy trì và thúc đẩy” Sự cam kết được xem xét như là một chỉ số hiệu quả của các mối quan hệ nội bộ trong việc thiết lập các mối quan hệ Ví

dụ, sự cam kết lúc nào cũng gắn chặt với công dân có tính

tổ chức cao, việc tuyển dụng và tiến hành đào tạo và việc

hỗ trợ tổ chức (Morgan & Hunt, 1994)

Sự hài lòng: Hon và J E Grunig (1999) đã định nghĩa

sự hài lòng của các mối quan hệ là “mức độ mà một bên cảm thấy thỏa mãn với các bên khác do sự kỳ vọng theo hướng tích cực về mối quan hệ được tăng cường” Tầm quan trọng của sự hài lòng trong mối quan hệ nói chung

và mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo nói riêng là một đặc tính quan trọng quyết định đến tính thân mật, gắn kết của mối quan hệ, diều này đã được thừa nhận rộng rãi (Ferguson, 1984; Millar & Rogers, 1976; Stafford

& Canary, 1991)

Giữ thể diện cho nhau: Huang (2001) đã khái quát

lên đặc điểm thứ 5 này thông qua các công trình nghiên cứu của Bond và Hwang (1986), Yang (1981) về mối quan hệ trong xã hội Trung Hoa Cũng từ đó Huang khẳng định rằng những đặc trưng về quan hệ xã hội của các nền văn hóa nói chung, của văn hóa phương Đông nói riêng

có ảnh hưởng đến tính chất của các mối quan hệ ít nhiều Nghiên cứu này của Huang cũng cho thấy rằng, muốn xây dựng mối quan hệ với người khác thì tình cảm là thứ cần được cho đi Một trong những điều quan trọng nhất của việc giữ gìn và phát triển mối quan hệ đó là giữ thể diện, danh dự cho đối tác Đó là những điểm mấu chốt để tạo

Trang 13

dựng một mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội Trung Quốc nói riêng, cũng như một số nước phương Đông nói chung, trong đó có Việt Nam chúng ta

1.2.2 Ảnh hưởng của yếu tố văn hóa tới mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo

Hoạt động truyền thông của các doanh nghiệp, tổ chức trên thế giới cũng như ở Việt Nam đều chịu ảnh hưởng, tác động của nhiều yếu tố bên trong cũng như bên ngoài như chính trị, kinh tế, xã hội, truyền thông, cấu trúc… Mọi mối quan hệ của con người trong xã hội đều bị chi phối bởi các đặc trưng văn hóa trong xã hội mà con người

ta đang sống Chính tính cộng đồng này là nguyên nhân khiến người Việt Nam đặc biệt coi trọng việc giao tiếp

Sự giao tiếp tạo ra mối quan hệ và củng cố tình thân

Khi xây dựng được một mối quan hệ thân thiết, bền chặt với nhà báo, yếu tố tình cảm của mối quan hệ này sẽ giúp cho công việc của cả nhân viên QHCC và nhà báo gặp nhiều thuận lợi hơn Nhà báo có thể vì cái tình với nhân viên QHCC mà cố tình nhắc đến tên doanh nghiệp trong những tin bài của mình hay cố tình bỏ qua, làm ngơ hoặc “giơ cao đánh khẽ” đối với những vụ bê bối, khủng hoảng hay những vấn đề khúc mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải Và cũng vì cái tình của mối quan hệ, vì muốn giữ thể diện cho nhau nên nhà báo đi dự họp báo của doanh nghiệp, tham gia các hoạt động khai trương, động thổ, các ngày kỷ niệm quan trọng của doanh nghiệp và đưa tin, bài Có thể nói, tại mỗi quốc gia, vùng miền với môi trường văn hóa, xã hội đặc trưng thì lại có những đặc trưng riêng để xây dựng các mối quan hệ xã hội trong đó

có quan hệ nhà báo và nhân viên QHCC

Trang 14

Tiểu kết chương 1 và câu hỏi nghiên cứu

Nội dung chương 1 đã phần nào làm rõ khái niệm duy tình cùng những biểu hiện của nó trong các mối quan hệ

xã hội nói chung, đó là việc lấy chữ Tình làm trọng, giữ gìn thể diện cho nhau và coi trọng cộng đồng Mối quan

hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo cũng chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa trong hoạt động của mình, đặc biệt là văn hóa “duy tình”

Kết hợp giữa các vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn mỗi quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo trong chương

1, chương 2 và chương 3 sẽ giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:

CHNC 1: Có hay không sự hiện diện của yếu tố “duy tình” trong mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên quan

hệ công chúng tại Việt Nam? Nếu có thì yếu tố “duy tình”

đó đang ở mức độ như thế nào?

CHNC 2: Ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của yếu tố

“duy tình” trong mối quan hệ nghề nghiệp giữa nhà báo

và nhân viên quan hệ công chúng thể hiện như thế nào? CHNC 3: Nếu cần phải tiết chế sự ảnh hưởng của yếu

tố “duy tình” đó thì cần tiết chế như thế nào để giữ được hiệu quả cao nhất trong mối quan hệ giữa nhà báo và nhân viên quan hệ công chúng

Ngày đăng: 22/08/2014, 10:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

30/6/2012, bảng hỏi được phát qua các công cụ trực tuyến - Ảnh hưởng của yếu tố duy tình trong mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo tại Việt Nam
30 6/2012, bảng hỏi được phát qua các công cụ trực tuyến (Trang 16)
Bảng 2.2: Nguồn gốc của yếu tố tình cảm trong mối  quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo - Ảnh hưởng của yếu tố duy tình trong mối quan hệ giữa nhân viên quan hệ công chúng và nhà báo tại Việt Nam
Bảng 2.2 Nguồn gốc của yếu tố tình cảm trong mối quan hệ giữa nhân viên QHCC và nhà báo (Trang 17)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w