Như vậy, nhìn một cách tống quát tập thơ Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính đã đón nhận được nhiều sự quan tâm, nhận xét của bạn đọc và các nhà nghiên cứu. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng Lỡ bước sang ngang là tập thơ đánh dấu tên tuối và tiêu biểu cho hồn thơ đượm vẻ “chân quê” của ông. Trên cơ sở nhũng ý kiến quý báu có tính chất gợi mở, định hướng của các nhà nghiên cứu, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu về đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tập thơ Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính.
Trang 1THÉ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG
CỦA NGUYỄN BÍNH
Trang 2MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
1
Trang 3MỞ ĐÀU
1 Lí do chọn đề tài
1 Nguyễn Bính là một tác giả tài hoa Ồng cùng với Xuân Diệu và Huy
Cận trở thành ba đỉnh cao của phong trào thơ Mới (1932-1945) Trong khi biết
bao nhà thơ đi tìm tòi để cách tân, lạ hóa thơ mình và chịu ảnh huởng của rất
nhiều các truờng phái thơ ca nuớc ngoài thì Nguyễn Bính vẫn đắm say, mơ
mộng vói hồn quê, tình quê Ông vẫn mải miết tìm về với các thế thơ dân tộc
với lối ví von so sánh quen thuộc mà ý vị, đậm đà Vậy nên, tiếng thơ Nguyễn
Bính như một nốt nhạc nhẹ nhàng, bình dị, ngân nga trong bản họp tấu thơ
Mới đa thanh, đa điệu Cũng chính vì vậy mà đến hôm nay, thơ Nguyễn Bính
vẫn được nhiều người tìm đọc đế rồi say mê và tụng ca Trải qua bao thử thách
của thời gian, thơ ông ngày càng được khắng định Từng vần thơ của ông cứ
day dứt, ám ảnh khôn nguôi trong lòng độc giả bởi nó không chỉ là những vần
thơ thể hiện tài năng hay xúc cảm của riêng thi nhân mà nó đã chạm sâu tới
những ngõ ngách tâm tư sâu kín của lòng người Nghiên cứu về thơ Nguyễn
Bính chính là cơ hội để chúng ta được đắm mình trong thế giới thơ ca đích
thực và đồng thời góp một phần đế tiếng thơ ấy ngân nga vang vọng hơn nữa
2 Đặc biệt, tập thơ Lỡ bước sang ngang, ra đời năm 1940 đã trở thành
sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ Nguyễn Bính Có thế khẳng định tập thơ
là sự thăng hoa của tâm hồn người “thi sĩ giang hồ” với biết bao cung bậc cảm
xúc yêu thương, hờn ghen, xót xa, lờ dở Đồng thời, ở đó cũng là sự kết tinh
bao nét tài hoa trong nghệ thuật thơ Nguyễn Bính Lờ bước sang ngang đã trở
thành tập thơ tiêu biếu cho hồn thơ và phong cách thơ ông Tìm hiểu về thế
Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Trang 4giới nghệ thuật trong tập thơ chính là chìa khóa để mở cách cửa bước vào vườn
thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng
3 Không chỉ vậy, Nguyễn Bính là một tác giả văn học được giảng dạy
và học tập trong nhiều cấp bậc nhà trường từ trung học phố thông tới cao đắng,
đại học Việc nắm bắt thơ Nguyễn Bính như một chỉnh thể có quy luật vận
động nội tại sẽ giúp quá trình nghiên cún, học tập về thơ ông thuận lợi, hiệu
quả hơn
Như vậy, xuất phát tù' sự trân trọng thơ ca dân tộc, lòng yêu thích những
vần thơ mộc mạc mà đằm sâu ý tình, cũng như mong muốn góp một phần nhở
vào việc dạy học tác giả, tác phấm Nguyễn Bính trong nhà trường, chúng tôi
lựa chọn đề tài: Thế giói nghệ thuật trong tập thơ Lỡ bước sang ngang của
Nguyễn Bính.
2 Lịch sử vấn đề
Nguyễn Bính là tác giả có vị trí đặc biệt trong nền thơ ca Việt Nam hiện
đại nói chung và phong trào thơ Mới nói riêng Sự nghiệp thơ ca của ông được
coi là kho tài sản quý báu, có sức hấp dẫn mãnh liệt không chỉ đối với người
yêu thơ mà còn cả với các nhà nghiên cứu, phê bình văn học Trong đó, Lỡ
bước sang ngang là tập thơ tiêu biểu Tác phẩm được in năm 1940, đã đánh một
dấu mốc quan trọng trong sự nghiệp thơ và đưa tên tuối Nguyễn Bính vượt lên
trên nhiều tác giả đương thời khác Tập thơ, ngay tù' khi ra đời, đã nhận được
sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tác giả ở những phương diện khác nhau
nhưng do phạm vi nghiên cứu của khóa luận nên chúng tôi chỉ khảo sát một số
ý kiến đánh giá điển hình
Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, các tác giả Hoài Thanh và Hoài Chân đã
trân trọng giới thiệu Nguyễn Bính là gương mặt điển hình của phong trào thơ
Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Trang 5Mới và ngợi ca Nguyễn Bính là thi sĩ tài hoa “biết đánh thức người nhà quê
vẫn ấn áu trong tâm hồn ta” Rõ ràng, Hoài Thanh, Hoài Chân nhấn mạnh tói
yếu tố “chân quê”, “hồn quê”, “tình quê” trong những vần thơ mộc mạc của
Nguyễn Bính Đặc biệt trong công trình nghiên cứu này, số lượng bài thơ được
giới thiệu của ông chỉ xếp sau: Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, Quách
Tấn và vưọt trên cả nhũng tên tuối đang tỏa sáng trên thi đàn thơ Mới như: Thế
Lữ, Hàn Mạc Tử, Vũ Hoàng Chương
Cùng quan điếm với ý kiến đánh giá của các tác giả trong Thi nhân Việt
Nam, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà vãn Việt Nam hiện đại cũng
chỉ ra “thứ tình quê phác thực” tỏa ra trong thơ Nguyễn Bính Đây có thế coi là
những ý kiến đánh giá đầu tiên của các nhà nghiên cứu về thơ ông
Trong Thỉ pháp Nguyễn Bính, tác giả Thụy Khuê cho rằng: “Nguyễn Bính
nối tiếng ngay từ tập thơ đầu Lỡ bước sang ngang. Người Việt Nam từ nam chí
bắc thuộc Lỡ bước sang ngang■” Cũng theo Thụy Khuê, Nguyễn Bính đã “ nói
hộ một thế hệ đàn bà, một thế hệ lỡ bước” Như vậy, thơ ông đã trở nặng tâm
tư của bao người và nói lên trọn vẹn những nỗi niềm chua xót, trái ngang của
bao thân phận phụ nữ trong xã hội Vậy Lỡ bước sang ngang chính là tiếng lòng
chưa ngỏ của của bao người đàn bà sau lũy tre xanh được Nguyễn Bính đồng
cảm, xót thương
Trong công trình nghiên cứu “Nguyễn Bính, thi sĩ giang hồ” của Trần
Đình Thu, tác giả đã dày công phân tích một số bài thơ đặc sắc nhất của tập Lỡ
bước sang ngang. Với bài Lỡ bước sang ngang thì được ông đánh giá là “bài thơ
tạo ra hiệu ứng kì lạ nhất” Hay bài Mưa xuân ông nhận xét: “Thơ Nguyễn Bính
viết về xuân rất nhiều nhưng bài Mưa xuân này có một vẻ đẹp lung linh huyền
Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Trang 6diệu hơn cả” Có thể thấy, tập thơ Lỡ bước sang ngang có rất nhiều bài thơ có
giá trị, tạo được ấn tượng sâu sắc cho người đọc
Với chuyên luận “ Nguyễn Bính, thi sĩ của đồng quê ”, tác giả Hà Minh
Đức đã trình bày nhũng nhận định của mình về thơ Nguyễn Bính ở một số
phương diện cụ thể Tác giả cho rằng: “Nguyễn Bính đã miêu tả chân tình và
xúc động nhũng mối tình quê Hình ảnh nhũng cô gái quê trong thơ Nguyễn
Bính gây nhiều ấn tượng với người đọc Người con gái dệt cửi (Mưa xuân), cô
lái đò, cô hái mơ là những người lao động cần mẫn, có cuộc sống giản dị, kín
đáo và tế nhị trong đời sống tình cảm” Như vậy, người phụ nừ trong Lỡ bước
sang ngang luôn là những hình ảnh đẹp, chân phương mà lay động, day dứt
khôn nguôi trong lòng người đọc
Điểm lại lịch sử nghiên cứu thơ Nguyễn Bính, trong bài nghiên cứu
“Nguyễn Bính, thi sĩ của yêu thương ”, tác giả Lại Nguyên Ân lại có nhận xét
thú vị về tập thơ Lỡ bước sang ngang: “thơ Nguyễn Bính làm theo lối “thác lời”,
“làm lời” người khác, nói hộ chuyện người khác - một cô gái dệt cửi, một thiếu
phụ hái dâu, một người chị “lỡ bước sang ngang”, một cô lái đò, một bà mẹ
tiễn con gái về nhà chồng ông rất tài nhập vai người khác và nói rất đúng
giọng của họ” Như vậy, Lỡ bước sang ngang đã nói hộ tâm tư của bao người
Đọc tập thơ có lẽ mỗi người đều nhận ra ít nhiều tâm sự của mình trong đó
Ngoài ra, thơ Nguyễn Bính nói chung và tập thơ Lỡ bước sang ngang nói
riêng, còn được đề cập tới trong rất nhiều chuyên luận nghiên cún về văn
chương Một số công trình có giá trị phải kế đến như: Bon mươi năm văn học
(1986), Ngôn ngữ thơ Nguyễn Phan Cảnh (2001), Thơ với lời bình cuả Vũ Quần
Phương (1992), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thơ ca của Hà Minh Đức
Bên cạnh đó còn rất nhiều các bài báo đăng trên các tạp chí trong khoảng
Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Trang 7những năm 1986 và 1996 đế kỉ niệm hai mươi năm và ba mươi năm ngày mất
của Nguyễn Bính và nhiều đề tài khóa luận của sinh viên các trường đại học,
nhiều luận án tiến sĩ khoa học ngữ văn trong cả nước
Như vậy, nhìn một cách tống quát tập thơ Lỡ bước sang ngang của
Nguyễn Bính đã đón nhận được nhiều sự quan tâm, nhận xét của bạn đọc và
các nhà nghiên cứu Hầu hết các ý kiến đều cho rằng Lỡ bước sang ngang là tập
thơ đánh dấu tên tuối và tiêu biểu cho hồn thơ đượm vẻ “chân quê” của ông
Trên cơ sở nhũng ý kiến quý báu có tính chất gợi mở, định hướng của các nhà
nghiên cứu, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu về đề tài: Thế giới nghệ thuật trong tập
thơ Lỡ bước sang ngangcủa Nguyễn Bính.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cún
3.1 Mục đích
Với đề tài này, khóa luận của chúng tôi hướng tới mục đích sau:
- Tìm hiếu về thế giới nghệ thuật trong tập thơ Lỡ bước sang ngang ở cả
phưcmg diện nội dung và hình thức Qua đó, thấy được những đóng góp của
Nguyễn Bính trong quá trình hiện đại hóa thơ ca Việt Nam
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Khóa luận này hướng tới giải quyết các nhiệm vụ như:
- Khảo sát tập thơ Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính đế thấy được
nhũng nét đặc sắc trong thế giới nghệ thuật của tập thơ ở một số phương diện
như: cái tôi trữ tình, thời gian, không gian nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu
- Khẳng định những giá trị của tập thơ trên cả hai phương diện nội
dung và hình thức thê hiện
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cún
Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Trang 8Như tên gọi khóa luận, chúng tôi tìm hiếu thế giới nghệ thuật trong tập
thơ Lờ bước sang ngang của Nguyễn Bính
4.2 Phạm vi nghiên cún
Với khuôn khố là phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ khảo
sát ba mươi lăm bài thơ trong tập Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính, Nxb
Lê Cường, 1940
5 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân loại
- Phương pháp so sánh
Phương pháp phân tích, tổng họp
Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Trang 96 Đóng góp của khóa luận
- Tìm hiếu và làm sáng tỏ thế giói nghệ thuật trong tập thơ Lỡ bước
sang ngang của Nguyễn Bính ở hai phưong diện nội dung và hình thức nghệ
Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính
Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Trang 10NỘI DUNG CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Khái niệm thế giói nghệ thuật
Thế giới nghệ thuật của một tác phẩm là toàn bộ những sáng tạo nghệ thuật của tác giả Nó vừa phản ánh hiện thực, vừa thế hiện cái tôi của chủ thế sáng tạo vấn đề đặt ra là cần phải có một khái niệm về thế giới nghệ thuật vừa bao quát đầy đủ các ý nghĩa và có khả năng trở thành công cụ cho việc nghiên cứu, tìm hiểu các hiện tượng văn học Xuất phát từ nhu cầu đó, nhiều học giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu và đưa ra cách hiếu về khái niệm này
Trong Từ điến thuật ngữ văn học, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi cho rằng thế giới nghệ thuật là: “khái niệm chỉ tính chỉnh thế của sáng tác nghệ thuật (một tác phấm, một loại hình tác phấm, sáng tác của một tác giả, một trào lưu) Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ thuật là một thế giới riêng được sáng tạo ra theo nguyên tắc tư tưỏưg, khác với thế giới thực tại vật chất hay thế giới tâm lí của con người, mặc dù nó phản ảnh thế giới ấy Thế giới nghệ thuật có không gian riêng, thời gian riêng, có quy luật tâm lí riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng chỉ xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tác nghệ thuật” [5,302]
Trong luận án tiến sĩ khoa học “Sự hình thành và nhũưg vận động của chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn học Việt Nam hiện đại”, tác giả Nguyễn Trọng Nghĩa cho rằng: “thế giới nghệ thuật là một phạm trù mĩ học bao gồm tất cả các yếu tố của quá trình sáng tạo nghệ thuật và tất cả kết quả của quá trình hoạt động nghệ thuật của nhà văn Nó là một chỉnh thê nghệ thuật và là một giá trị thấm mĩ Thế giới nghệ thuật bao gồm hiện thực- đối tượng khách quan của nhận thức nghệ thuật, cá tính sáng tạo nhà văn hay chủ thế nhận thức nghệ thuật, ngôn ngữ hay chất liệu nghệ thuật Trong thế giói
Trang 11nghệ thuật chứa đựng sự phản ánh nghệ thuật, tu tuởng của nhà văn Thế giới nghệ thuật không chỉ tương đương với tác phấm nghệ thuật mà còn rộng hơn bản thân nó Nó có thế bao gồm tất cả các tác phẩm nghệ thuật của một nhà văn, một trào luu nghệ thuật, một thòi kì nhất định của văn học, một nền văn học của dân tộc hay nhiều nền dân tộc nhưng đồng thời cũng có thể liên quan tới nhiều yếu tố của sáng tạo nghệ thuật nhỏ hon khái niệm hiện tượng nghệ thuật.
Thế giới nghệ thuật là thế giới thứ hai được người nghệ sĩ tạo dụng, trong đó chứa đụng hiện thực và quan niệm về hiện thực, tự nhiên và con người là thế giới sinh động và đa dạng vô cùng, mỗi nhà văn, mỗi trào lưu văn học, mỗi dân tộc, mỗi thời kì lịch sử đều có thế giới nghệ thuật của riêng mình”
Như vậy, thế giới nghệ thuật là một chỉnh thế bao gồm mọi cấp độ của sáng tạo nghệ thuật Nó là đứa con tinh thần của nhà văn nên vừa phản ánh hiện thực vừa phản chiếu cái tôi của người nghệ sĩ Vì vậy, nó có sự độc đáo riêng biệt, không trùng lặp ở mỗi tác phẩm, mỗi tác giả cũng như trào lưu văn học Đặc biệt, trong thơ trữ tình, thế giới nghệ thuật là một thế giới phong phú,
đa dạng và luôn biến động vừa phản ánh vừa phụ thuộc vào thế giới tư tưởng, cảm xúc của chủ thể trữ tình
Thế giới nghệ thuật là một khái niệm rộng, bao gồm nhiều yếu tố, nhiều cấp độ nên việc phân tích, cắt nghĩa cụ thể, rõ ràng trong khuôn khổ một khóa luận là rất khó Vì vậy, trong khóa luận này, chúng tôi chỉ xin giới hạn các vấn
đề của thế giới nghệ thuật trên cơ sở tập trung làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản như: hình tượng cái tôi trữ tình, không gian, thời gian nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu Và vận dụng tìm hiếu các vấn đề này trong: tập thơ Lờ bước sang ngang của Nguyễn Bính
Trang 121.2 Tác giả Nguyễn Bính
1.2.1 Cuộc đời
Nguyễn Bính tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính, sinh vào năm 1918, tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Hới, nay thuộc xã Cộng Hòa tỉnh Nam Định Là con một nhà nho nghèo, Nguyễn Bính sớm theo cha dùi mài đèn sách, học chữ nho Cha Nguyễn Bính là thầy đồ Nguyễn Đạo Bình vốn tính điềm đạm, trọng người tài hoa nghĩa khí Ồng thường nhắn nhủ các con:
“Nhà ta coi chữ hơn vàng Coi tài hơn cả giàu sang ở đời”. Mẹ Nguyễn Bính là con gái một gia đình khá giả, tính tình nết na, hiền hậu Bà không may mất sớm khi mới hai tư tuối, đế lại ba người con còn nhỏ dại: Nguyễn Mạnh Phác (Trúc Đường) mới sáu tuổi, Nguyễn Ngọc Thụ mới ba tuổi, còn Nguyễn Trọng Bính vừa ba tháng tuối Đây là một mất mát lớn, ám ảnh suốt cuộc đời nhà thơ Ông tùng viết về gia đình với âm điệu vừa trân trọng nhung cũng ngậm ngùi, hờn tủi:
Thầy tôi dạy học chữ nho Dạy dăm ba đứa học trò loanh quanh Cỏ
gì, tiếng cả nhà thanh Cơm ăn đủ bữa, ảo lành đủ thay Còn tôi sống sót là may Mẹ hiền mất sớm, giời đày làm thơ
(Nhà tôi)
Mẹ mất sóm, cha lấy vợ kế, gia đình ngày càng sa sút nên ba anh em Nguyễn Bính được gửi về nhà ngoại nuôi nấng Ở thôn Vân, Nguyễn Bính được cậu là Bùi Trọng Khiêm nuôi dạy chu đáo Người cậu vốn nối tiếng văn hay, gioi ứng đối lại giàu lòng yêu nước Ớ với cậu, Nguyễn Bính có cơ hội được vun trồng vốn văn chương, mở rộng hiểu biết về nhân tình thế thái, bồi đắp lòng yêu mến, đắm say non nước quê hương
Trang 13Đen khi anh trai Trúc Đường đỗ thành chung, được dạy học ở một trường tư thục thuộc Hà Đông, Nguyễn Bính giã biệt ngôi nhà, mảnh vườn nhỏ
ở dưới quê đê theo anh lên kinh thành
Bo lại vườn cam, bỏ mái gianh Tôi đi dan díu với kỉnh thành
(Hoa vói rưọư)
Ớ với anh trai, Nguyễn Bính được học thêm tiếng Pháp và Pháp văn Nhà thơ có cơ hội tiếp xúc, va chạm với nhũng nét văn hóa mới mẻ, hiện đại Điều này đã tác động mạnh mẽ tới con người cũng như hồn thơ Nguyễn Bính sau này
Cuộc đời Nguyễn Bính là những chuyến đi dài Đi để thỏa chí ngao du bốn bể, đi để trải nghiệm, đi để tìm cảm húng cho thơ ca chắp cánh, đi để kết giao bè bạn và đi cũng còn là do hoàn cảnh “cơm áo không đùa với khách thơ” Trong những cuộc hành trình ấy, đồng hành với ông luôn là thơ và những người bạn văn chương cùng ôm giấc mộng lãng du Ông cùng nhiều bạn tri kỉ, bạn văn chương đi tới nhiều miền đất khác nhau như: Hà Nội, Thái Nguyên, Phú Thọ, Sài Gòn Ông đi sâu vào cực nam của Tố quốc và dừng chân lại ở
Hà Tiên Đầu 1945, ông lại đi Hậu Giang, Mĩ Tho, cần Thơ Khi Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Bính hồ hởi cùng hòa vào dòng thác của thời đại mới Ông hăng hái tham gia Cách mạng, gắn kết cuộc đời mình với đất và người Nam bộ
Từ sau ngày Hòa bình lập lại cho tới những ngày cuối cùng của cuộc đời, Nguyễn Bính trở về với miền bắc, mảnh đất quê hương, nơi gìn giữ bao kỉ niệm tuổi thơ Dầu trở về đất bắc nhưng một nửa trái tim vẫn hướng tới miền Nam với bao hoài niệm về một thời tuổi trẻ xông pha đầy nhiệt huyết, vói bao nhung nhớ gửi về gia đình nhỏ ở nửa kia Tố quốc Trong những năm tháng Mĩ
Trang 14leo thang bắn phá miền Bắc, Nguyễn Bính cùng gia đình mới của mình vẫn bám đất, bám làng, gắn chặt với thôn quê Tình yêu quê huơng đuợc thể hiện qua những vần thơ đầy tụ’ hào:
Quê hương tôi cỏ hát xòe hát đủm
Có hội xuân liên tiếp những đêm chèo
Có Nguyễn Trãi, có M ‘Bình Ngô đại cảo
”
Có Nguyễn Du và cỏ một “Truyện Kiều ”
(Bài thơ quê hương)
Nguyễn Bính như “cánh chim giang hồ” cả đời phiêu bạt muôn nơi nhưng khi mỏi mệt lại trở về với đất mẹ Ông ra đi đột ngột vào năm 1966 tại quê nhà Nam Định, trong một chiều giáp Tet, khi đang chơi xuân tại nhà một người bạn thơ Sự ra đi ấy như một ứng nghiệm cho câu thơ của ông:
Chén xuân chan chứa bao tình
Cỏ thơm xơ xác, con oanh thân thờ Sảng mai chàng đã đi chưa?
Xin đem nước mắt làm mưa giữ chàngỉ
Vậy là bốn tám mùa xuân đã khép lại, cánh chim giang hồ đã ngơi đôi cánh bay nhưng cái tình của thi sĩ vẫn sẽ trải tràn khắp các trang thơ, bay phủ khắp non nước và lòng người muôn đời sau
Trang 15miệng, Cô Son Trong đó thơ ca là mảng kết tụ đủ đầy tài năng và tinh huyết của cuộc đời ông Hành trình sáng tác của Nguyễn Bính có thế
Trang 16chia thành hai giai đoạn chính: trước và sau Cách mạng tháng Tám Ớ
mỗi giai đoạn sáng tác, bằng sự tài hoa của mình, Nguyễn Bính đều ghi lại
những dấu ấn sâu sắc
a Trước Cách mạng tháng Tám:
Nguyễn Bính là thi sĩ của làng quê, hồn quê Tiếng tho của ông góp một
sắc điệu riêng cho thế giới thơ lãng mạn, cho phong trào thơ Mới đương thời
Ông đến với thơ ca từ rất sớm Ngay từ khi đặt chân vào địa hạt ấy Nguyễn
Bính đã sớm nhận được sự chào đón, mến mộ Bài thơ đầu tiên ông viết khi
mới mười ba tuổi và đã đoạt giải nhất trong cuộc thi thơ ở hội Phủ Giày, Nam
Định Đây là minh chứng cho một hồn thơ dào dạt xúc cảm và cũng là minh
chứng cho cái duyên đến với thơ ca của thi nhân Năm 1937, bài thơ Cô hải mơ
xuất hiện đã đế lại nhiều ấn tượng sâu sắc
Giai đoạn từ năm 1937 tới 1942 là thời kì sáng tác sung sức của Nguyễn
Bính, là điếm sáng chói ngời trong hành trình thơ trước cách mạng của ông
Dau có rất nhiều nhà thơ viết về làng quê nhưng vói bút pháp tài hoa và hồn
thơ tinh tế, các sáng tác của Nguyễn Bính vẫn mang một sắc điệu, một dáng
dấp riêng không nhòa lẫn Bởi thơ ông không đơn thuần là bức tranh quê mà
cao hơn, sâu hơn đó là tiếng nói của những tâm hồn mộc mạc, dung dị chốn
quê nhà Chính vì vậy, Nguyễn Bính được coi là đại diện xuất sắc cho nhũng
cây bút say mê viết về làng quê Việt Nam Giai đoạn này, Nguyễn Bính có
nhiều tập thơ được đánh giá cao Sau thành cồng của bài thơ Cô hái mơ, tập thơ
Tâm hồn tôi tiếp tục được giải khuyến khích của Tự lực văn đoàn Từ đó ông
liên tiếp có thơ in trên các báo Đặc biệt năm 1940, có một sự kiện đánh dấu
mốc quan trọng trong hành trình sáng tác thơ ca và đưa tên tuổi Nguyễn Bính
lên đỉnh cao Đó là việc tờ Tiểu thuyết thứ năm giới thiệu bài thơ Lỡ bước sang
ngang. Đây là bài thơ “tạo ra nhiều hiệu ứng kì lạ nhất” Lờ bước sang ngang sau
đó đã trở thành tên một tập thơ nổi tiếng của Nguyễn Bính Với tập thơ này, tác
Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Trang 17giả đã khẳng định được tài năng và tạo dựng được phong cách riêng biệt cho
mình Năm 1941, Nguyễn Bính cho in liên tiếp hai tập thơ Một nghìn cửa sô và
Hương co nhân. Ngay sau đó năm 1942, Nguyễn Bính lại tiếp tục cho trình làng
ba tập thơ Người con gái ở lầu hoa, Mười hai bén nước, Mây Tần.
b Sau Cách mạng tháng Tám:
Từ một hồn thơ lãng mạn đa sầu, đa cảm Nguyễn Bính đã hòa vào dòng
thác của kháng chiến Neu trước Cách mạng, Nguyễn Bính là cây bút lãng mạn
tài hoa, là gương mặt tiêu biểu của phong trào thơ Mới thì sau cách mạng
Nguyễn Bính ghi danh vào lớp những nhà thơ chiến sĩ Nói như nhà văn Sơn
Nam, “Nguyễn Bính là thi nhân duy nhất có tên trong Thỉ nhân Việt Nam đã
tham gia kháng chiến tại miền duyên hải vùng Xiêm La” Trong những năm
tháng gian khổ và vĩ đại của dân tộc, như con tằm rút ruột nhả tơ, nhà thơ lại
dâng cho đời “những sợi tơ vàng óng” đế kịp thời phụng sự Tố quốc Thời kì
này Nguyễn Bính hăng say sáng tác phục sự Cách mạng Vào chiến khu tham
gia kháng chiến được hai tháng ông đã viết Tập thơ yêu nước sau đó là tập Sóng
biển cỏ. Đây là những sáng tác mang âm hưởng hào hùng, vừa ca ngợi vừa cố
vũ mạnh mẽ cho các chiến sĩ tả xung hữu đột nơi hòn tên mũi đạn Đặc biệt,
bài thơ Tiểu đoàn 307 của ông ngay từ khi ra đời đã được các chiến sĩ vô cùng
yêu thích, được nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí phổ nhạc và truyền bá rộng rãi khắp
toàn quân
Gắn bó sâu sắc với Cách mạng, ngòi bút Nguyễn Bính như được tiếp
thêm sức mạnh mới Ông say mê sáng tác và cho ra đời nhiều tập thơ yêu nước
như: Ông lão mài gươm, Trăng kia đã đứng ngang đầu, Những dòng tâm huyết,
Mừng Đảng ra đời.
Hòa bình lập lại cho tới những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời dù
hoàn cảnh sống gặp nhiều gian khó song bút lực nhà thơ vẫn dồi dào sống
giữa miền Bắc hòa bình lòng nhà thơ lại hướng về miền Nam đau thương
Nguyễn Bính làm thơ đế vạch trần tội ác của Mĩ Diệm, phản ánh ca ngợi và cố
Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Trang 18vũ tinh thần chiến đấu kiên cường của đồng bào miền Nam cũng như thế hiện
niềm thương nhớ, khát vọng thống nhất đất nước, non sông về một mối Năm
1955, Nguyễn Bính cho in liên tiếp ba tập thơ Đồng Tháp Mười, Trả ta về, Gửi
người vợ miền nam. Ba tập thơ như món quà dành tặng cho miền đất Nam Bộ
yêu thương, nơi nhà thơ gắn bó suốt một thời trai trẻ sục sôi nhiệt huyết
về sống giữa miền bắc, khát vọng hòa bình thống nhất đất nước càng
cuộn cháy trong lòng nhà thơ Nỗi niềm đó được gửi trọn trong những sáng tác
như: Tiếng trống đêm đêm xuân, Nước giếng thơi, Tình nghĩa đôi ta, Đêm sao sáng
Trong những ngày cuối đời, dẫu “cơm áo gạo tiền không đùa với khách thơ”,
dẫu đất nước vẫn chìm ngập trong đau thương, mất mát nhà thơ vẫn hòa mình
vào nhịp sống sục sôi của đất nước, gắn bó với xóm làng Tiếng thơ của ông
vẫn ngân vang đầy tha thiết, tự hào
Những ngày cuối năm 1966, Nguyễn Bính đến thăm nhà một người bạn
thơ ở xã Hòa Lí, huyện Lí Nhân Khi ra vườn ngắm cảnh, nhà thơ trúng gió
lạnh, thố huyết rồi không qua khỏi
Như vậy, tuy cuộc đời nhà thơ đã khép lại đột ngột và ngắn ngủi nhung
trong những năm tháng đó bằng tài năng và tâm huyết của một nhà thơ chân
thành, tha thiết với quê hương đất nước, Nguyễn Bính đã để lại cho muôn đời
sau một hành trình thơ gửi trọn tấm lòng của người con đất Việt Nhà lí luận
văn học Sedrin đã từng nói về sức sống bất diệt của văn chương chân chính:
“Văn học nằm ngoài nhũng quy luật của sự băng hoại Chỉ mình nó không thừa
nhận cái chết” Và theo chúng tôi, văn thơ của Nguyễn Bính chính là một minh
chúng sáng ngời Trải qua bao thăng trầm của lịch sử dân tộc, bao sàng lọc
nghiệt ngã của dòng thời gian, tiếng thơ Nguyễn Bính vẫn ngân nga, vang
vọng mãi
1.3 Tập tho’ Lỡ bước sang ngang
Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Trang 19Nguyễn Bính là nhà thơ có bút lực dồi dào Ông làm thơ tù’ rất sớm và
trong cuộc đời lao động nghệ thuật miệt mài của mình ông đã đế lại rất nhiều
tập thơ, truyện thơ, truyện, tùy bút Trong đó, có nhũng tác phấm nhu viên
minh châu rọi sáng suốt hành trình sáng tác đưa tên tuối nhà thơ lên tầm cao,
khắng định được tài năng, phong cách riêng của mình Lỡ bước sang ngang
chính là một tập thơ như vậy Ban đầu, Lỡ bước sang ngang là tên một bài thơ
dài được in trong ba kì liên tiếp của tờ Tiểu thuyết thứ năm Sau đó, Lỡ bước
sang ngang trở hành tên một tập thơ của Nguyễn Bính được nhà xuất bản Lê
Cường in năm 1940
Tập thơ gồm ba mươi lăm bài thơ viết bằng các thế thơ quen thuộc của
dân tộc như lục bát, thơ bẩy chữ, thơ năm chữ Trong đó, có những bài như
Mưa xuân, Lỡ bước sang ngang, Cô lải đò, Cô hái mơ, Viếng hồn trinh nữ đã đế
lại ấn tượng sâu sắc Ba mươi lăm bài trong tập thơ là những mảnh ghép ghi lại
hồn thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng Vói tập thơ này, Nguyễn Bính đã cất
cao tiếng nói thay cho tâm hồn những người dân quê hiền lành, mộc mạc Ông
thấu hiểu và sẻ chia những ngang trái trong thân phận của bao kiếp người phụ
nữ xưa Đồng thời, ấn sâu trong những câu thơ đó cũng là cảnh ngộ của nhà
thơ Đó là tâm tình của một thân phận lờ làng, cô lẻ đầy xót xa Yêu thương
đong đầy mà số phận thì trái ngang Đọc Lỡ bước sang ngang, chúng ta còn
nhận ra tình yêu quê hương đằm thắm của thi nhân đan cài sau những hình ảnh
thơ về đêm chèo, hội xuân, về hình ảnh người nhà quê nghèo khố mà nghĩa
tình, những hình ảnh thiên nhiên xóm làng quen thuộc Tất cả những điều đó
đã tạo dựng nên giá trị nhân văn sâu sắc cho tập thơ
Có thể thấy, Lỡ bước sang ngang đã khang định sự thành công trong nghệ
thuật thơ ca của Nguyễn Bính Vói tập thơ này, tác giả sử dụng lớp ngôn ngữ
nôm na giản dị, những hình ảnh thơ đặc sắc, những biện pháp nghệ thuật
quen thuộc, giọng điệu thơ gần gũi với âm điệu của ca dao dân ca Vậy mà,
khi tập hợp nhũng nét nôm na, giản dị, quen thuộc ấy lại, Nguyễn Bính đã in
sâu vào lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc Tập thơ Lỡ bước sang
Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Trang 20ngang trở thành minh chứng cho phong cách thơ tài hoa mà giản dị của “thi sĩ
đồng quê” - Nguyễn Bính
Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Trang 21CHƯƠNG 2: HÌNH TƯỢNG CÁI TÔI TRỬ TÌNH
TRONG TẬP THƠ LỠ BƯỚC SANG NGANG CỦA NGUYỄN BÍNH
Trong chuyên luận Thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990, tác giả Lê Luu Oanh
có đề cập đến thế giới nghệ thuật của thơ trữ tình Ớ đây, tác giả đã chi tiết hóa khái niệm này thông qua hình tượng cái tôi trữ tình Tác giả cho rằng: “cái tôi trữ tình là một thế giới nghệ thuật bởi thế giới nội cảm này là một thể thống nhất có ngôn ngữ và quy luật riêng phụ thuộc vào lịch sử cá nhân, thời đại Đi sâu vào thế giới nghệ thuật đuợc coi là một kênh giao tiếp với những mã số, kí hiệu, giọng nói, chương trình riêng cần có thao tác phù hợp Thế giới nghệ thuật của cái tôi trữ tình là một thế giới mang lại giá trị thấm mĩ”
Hình tượng cái tôi trữ tình là một kiếu nhân vật trong thế giới nghệ thuật thơ trữ tình Khác với tác phấm tự sự, thơ trữ tình là tiếng nói trực tiếp biếu lộ những suy tư, trăn trở, chiêm nghiệm của mỗi tác giả Vì vậy, cái tôi trữ tình trong thơ có biểu hiện vô cùng phong phú, đa dạng Đặc biệt, trong quá trình sáng tác, cái tôi nghệ sĩ bước vào nghệ thuật trở thành một hình tượng trọn vẹn Lúc này, cái tôi nghệ sĩ tương đồng vói chủ thế trữ tình đang tự’ bộc
lộ với toàn bộ sức mạnh nhân cách và khả năng của nó Tuy nhiên, cái tôi trữ tình cũng không hoàn toàn đồng nhất vói cái tôi tác giả Hình tượng cái tôi này chính là nhân vật trung tâm trong tác phấm thơ và mang những vẻ đẹp độc đáo, không lặp lại
Ở khóa luận này, chúng tôi nghiên cún hình tượng cái tôi trữ tình trong một tập thơ cụ thế của văn học lãng mạn Đó là Lỡ bước sang ngang của Nguyễn Bính Vì cái tôi trong thơ lãng mạn thường là cái tôi cô đon, đau buồn
và thiết tha khát khao giao cảm nên trong tập thơ Lỡ bước sang ngang, bên cạnh những nét chung thường gặp ấy, chúng tôi khảo sát thấy nối bật lên là: hình tượng cái tôi thôn dân và cái tôi lở dở
Trang 222.1 Cái tôi thôn dân
Quê hương luôn là miền đất thân thương, nơi lun giữ bao kỉ niệm Đe rồi mỗi con người dù có đi bốn phương trời vẫn luôn mong nhớ, khắc khoải ngày về Với Nguyễn Bính cũng vậy, quê ông là vùng đồng bằng chiêm trũng giản dị, thân quen như bao làng quê Việt Nam:
Quê tôi có gió bốn mùa Có trăng giữa thảng có chùa quanh năm Chuông hôm gió sớm trăng rằm Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi
2.1.1 Cái tôi thôn dân gắn bó với nếp sinh hoạt của làng quê xưa
Mảnh đất quê hương đã ghi sâu vào tâm trí và trải tràn trong mỗi dòng thơ của Nguyễn Bính Chính vì vậy, trong tập thơ Lỡ bước sang ngang, người đọc bắt gặp xiết bao tình cảm yêu mến, trân trọng của một người con dành cho miền đất mình sinh ra Trước hết đó là sự yêu mến và mong muốn gìn giữ nhũng nét đẹp trong phong vị sinh hoạt xưa của làng quê Việt Nam
Đi vào thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Bính trong Lỡ bước sang ngang,
ta được đắm mình trong không khí làng quê xưa với bao sinh hoạt giản dị như đêm hội chèo:
Trang 23Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ Mẹ bảo: thôn Đoài hát tối nay
Trang 24Hội chèo diễn ra vào mùa xuân, khi mưa xuân giăng mắc và hoa xoan
phủ khắp nẻo đường làng Đây vừa là sinh hoạt văn hóa của làng quê đế xua
vơi những lo toan, cực nhọc nhưng cũng là cơ hội, là bến duyên cho nam thanh
nừ tú hò hẹn:
Chờ mãi anh sang anh chăng sang Thế mà hôm nọ hát bên đàng Năm tao bây tuyết anh hò hẹn Đê
cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng.
(Mưa xuân)
Tiếng trống đêm hội đã gắn bó và trở thành món ăn tinh thần không thế
thiếu của người dân quê Đêm hội chèo làm tăng sự náo nức, nhộn nhịp cho
một làng quê yên lành Mỗi lứa tuôi lại tìm thấy cho mình một niềm riêng
trong đêm hội chung ấy Vì vậy, tiếng trống chèo vang xa như sự giục giã, mời
gọi con người tìm đến với nhau đế rồi vẫn tiếng trống ấy vẫn đoạn đường ấy
nhưng khi lờ hẹn, lòng cô thôn nữ có bao ngấn ngơ, ngậm ngùi Nguyễn Bính
đã tinh tường ghi lại cảm xúc của cô thôn nữ khi tình cảm mới chớm nở vừa
chân thành, tha thiết vừa e ấp, ngại ngùng
Trong thơ Nguyễn Bính, đám cưới dẫu nghèo khó nhưng vẫn đủ đầy
những tục lệ bao đời của làng quê Đó là hình ảnh cô dâu mới nước mắt ngập
đầy khóc thương cha mẹ trong tấm áo cưới chào họ hàng hai bên:
Gái lớn ai không phải lấy chồng Can gì mà khóc nín đi khôngỉ Nín đi mặc ảo ra chào họ Rõ quý con tôi cảc chị trôngỉ
(Lòng mẹ)
Cô dâu khóc trong hôn lễ, chào quan viên hai họ là những tập tục, nghi
lễ truyền thống của văn hóa làng quê xưa Bởi giọt nước mắt đó là biếu hiện
cho tấm lòng của người con biết hiếu kính với mẹ cha, của người chị, người
Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Trang 25em biết yêu thương, lo lắng cho mọi người, đó cũng là giọt nước mắt hân hoan,
hạnh phúc của cô dâu mới
Ngoài ra tiếng pháo và rượu mừng là điều không thế thiếu trong ngày
cưới dù đó là một đám cưới đong đầy nước mắt tủi hờn:
“Rượu hồng em uống cho say Vui cùng chị một vài giây cuối cùng”.
“Người ta pháo đỏ rượu hồng
Mà trong hồn chị một vòng hoa tang
(Lỡ bước sang ngang)
Những phong tục cưới hỏi còn hiện diện trong những món đồ người mẹ
chu đáo chuấn bị cho con gái:
Này ảo đồng lầm, quần lĩnh tía Này gương này lược này hoa tai
(Lòng mẹ)
Người mẹ đã sắm đủ áo đồng lầm, quần lĩnh tía, cả những vật dụng
thường ngày của người phụ nữ Đó là tấm lòng, tình cảm của người mẹ lo lắng
chu toàn dành cho con gái trước khi về nhà chồng Đồng thời cũng là nét đẹp
trong truyền thống cưới hỏi của người Việt Nam bao đời nay
Không chỉ gắn bó với những sinh hoạt của đời sống tinh thần, thơ
Nguyễn Bính còn nhắc nhớ tới công việc của người dân quê: trồng dâu, nuôi
tằm, ươm tơ, dệt vải Đây là những công việc quen thuộc của biết bao người
bà, người mẹ, người chị gái Ngày ngày họ lam lũ với vườn dâu, miệt mài bên
khung cửi, con thoi Những công việc ấy khiến cho ta liên tưởng về cuộc sống
của miền quê nghèo khó, vất vả nhưng yên bình, đậm sâu tình nghĩa Ớ nơi ấy,
có những người phụ nữ ngày đêm cần mẫn, tần tảo lo toan cho gia đình để
chồng vững tâm đèn sách, có người mẹ già đắng lòng, nuốt nước mắt mặn chát
trong ngày vu quy của con gái
Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Trang 26Viết về quê hương, Nguyễn Bính không đi sâu miêu tả những số phận
đắng cay của người dân bị bóc lột hay những cảnh đời lam lũ mà nhà thơ luôn
thế hiện sự gắn kết, thấu hiếu mỗi dáng nét thân thuộc của làng quê Hình bóng
quê hương trong Lỡ bước sang ngang luôn phảng phất buồn nhưng đầy thi vị
Đó là khuôn mặt làng quê riêng biệt gắn liền với cái tôi thôn dân nhưng cũng
là dáng hình làng quê Bắc bộ nói chung
2.1.2 Cái tôi thôn dân gắn bó với tâm hằn, suy nghĩ, tình cảm của người dân quê
Nguyễn Bính không chỉ dành tình cảm trân trọng, nâng niu, yêu mến nhũng
sinh hoạt đời thường của xóm thôn sau lũy tre xanh mà còn thế hiện nếp suy
nghĩ, tâm tư tình cảm của bao người dân quê ngàn đời Đây cũng chính là điếm
khác biệt giữa thơ Nguyễn Bính so với bao thi nhân khác viết về làng quê Ông
ít khi vẽ lại bức tranh quê, mà thường chỉ chạm khắc, chỉ bắt lấy phần hồn,
phần tình ấn sau mỗi cảnh quê ấy Đọc thơ ông, ta thấy hiển hiện sau mỗi câu
thơ là những nề nếp, những cách nghĩ, cách cư xử trong mối quan hệ người với
người Vì vậy, dù được coi là một trong ba đỉnh cao của phong trào thơ Mới,
cái tôi thi sĩ vẫn đi về, lun luyến với nét xưa của dân tộc
Trong tình yêu, nếu Xuân Diệu nồng nàn, đắm say tới cuống quýt thì
Nguyễn Bính vẫn đậm đà tình nghĩa trầu cau, muối mặn gừng cay Tình sâu thì
nghĩa nặng, son sắt thủy chung Vì vậy, trong tập Lỡ bước sang ngang Nguyễn
Bính đã nhắc tới với bao xúc động chân thành về nhũng mối tình quê Ta dễ
dàng bắt gặp cô thôn nữ thủy chung với lời hẹn “ năm tao bảy tuyết anh hò
hẹn” mà đội mưa, quên cả hội chèo đi tìm người thương rồi lại xót xa, ngậm
ngùi khi lõ' hẹn Thi nhân rất tinh tế khi nhận ra nhũng rung động đầu tiên của
mối tình vừa nhen lên trong lòng cô gái trẻ quanh năm chỉ quen dệt lụa với mẹ
già, lòng còn ngây thơ, trinh trắng như tấm lụa
Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Trang 27Lòng thấy giăng tơ một mối tình Em ngừng thoi lại giũa tay xinh
Mượn tích trầu cau, chàng trai đã ý tứ thể hiện khao khát được kết tình
chồng vợ Đó là sự chân thành, chín chắn trong tình cảm nhưng cũng chính là
nấc thang cao nhất trong tình yêu truyền thống Như vậy, trong trái tim mỗi
con người nơi đây luôn thắm thiết nghĩa tình Họ thủy chung trọn vẹn cho
nghĩa tình ấy Hạnh phúc khi có một gia đình đầm ấm là một nguyện ước vang
vọng, xuyên suốt Lỡ bước sang ngang. Đây là một ước nguyện giản dị về một
cuộc sống lứa đôi bình yên, hạnh phúc Ước nguyện ấy là minh chứng cho một
tâm hồn luôn khao khát một tìm được một mái ấm, một bến đỗ bình yên trong
cuộc đời Đó là khao khát là “giấc mộng vàng” có người vợ quay tơ dệt vải,
chồng làm thơ:
Thơ anh làm em hát
Tơ anh dệt em may
Ta xây đời bang mộng Như tiếng dệt con thoi.
(Thoi tơ) Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Trang 28Không chỉ vậy, mong ước có mái ấm còn trở thành lời hẹn thề của
chàng trai khi cất bước đi xa:
Ta sẽ là vợ chồng
Sẽ yêu nhau mãi mãi
Sẽ se sợi chỉ hồng
Sẽ hát ca ân ái.
(Hôn nhau lần cuối)
Có thể thấy trong tình cảm nam nữ, Nguyễn Bính vẫn thủy chung với
cách biếu lộ tình yêu truyền thống Đó là tình yêu gắn liền với nhớ nhung khắc
khoải “chín nhớ mười mong” và những giận hờn trách móc vì tương tư, là sự e
ấp ngậm ngùi, là sự hi sinh thầm lặng, chắt chiu vun vén cho gia đình đế chồng
vũng tâm đèn sách, là khao khát nên chồng nên vợ của bao trái tim mộc mạc
Neu trong tình yêu, giấc mơ của nhũng chàng trai, cô gái là nên duyên
chồng vợ thì trong tâm thức người dân quê còn hiện hừu một giấc mơ khác:
giấc mơ khoa cử Bởi lẽ nhũng người dân quê quanh năm lam lũ, quấn quanh
sau lũy tre làng Họ khao khát được đèn sách, đỗ đạt, vinh quy làm rạng danh
dòng họ, làng mạc Nguyễn Bính thấu đạt tâm lí ấy Vì vậy, trong Lỡ bước sang
ngang, tác giả dùng hình ảnh quan trạng vinh quy bái tố đế thỏa niềm mong
ước của nhũng người dân quê:
Chồng tôi cưỡi ngựa vinh quy Hai bên có lính hầu đi dẹp đường Tôi ra đứng tận góc làng Chồng tôi xuống ngựa cả làng
ra xem
(Thời trước)
Sinh ra ở thôn quê, sống trong cái nôi văn hóa truyền thống dân tộc,
Nguyễn Bính am hiếu sâu sắc cách suy tư, cách nghĩ, cách cảm của người dân
Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Trang 29quê Thi nhân đắng lòng, xa xót với những lời căn dặn của người chị với em
khi đi lấy chồng, gửi thân sang nhà người Bởi người chị đã sang ngang về làm
dâu nhà người nhưng vẫn nặng trĩu những lo toan cho gia đình
Chị từ lỡ bước sang ngang Trời giông bão giữa tràng giang lật thuyền Xuôi dòng nước chảy liên miên Đưa thân thế chị tới miền đau thương
(Lỡ bước sang ngang)
Nguyễn Bính thấu tỏ bao trăn trở, bao muộn phiền quặn thắt tâm can
của nguời chị phải xa mẹ già, em dại Ông cũng am hiểu tâm lí, tấm lòng
thưong con ấm áp của bà mẹ nông dân ấn đằng sau lời mắng đầy yêu thương
Ương ương dở dở quá đi thôi Cô còn thương tới chủng tôi Thì đứng lên nào Lau nước mắt Mình
cô làm bận mấy mươi người.
(Lòng mẹ)
Sau lời trách ấy là cả tấm lòng thương con và sự hi sinh lặng lẽ của
người mẹ nghèo Không chỉ có vậy, thi nhân hiếu cách nghĩ, hiếu cả những
điều khó nói nhất trong phút lâm chung người chồng trăng trối với vợ Tình
cầm sắt và lòng bao dung độ lượng của người chồng đã được tác giả khéo léo
gửi gắm trong từng lời dặn dò chu toàn trước sau từ việc kiêng thờ, tới việc
nuôi con nấng con cái và xa hon là lo lắng, dặn dò cả việc sang ngang của vợ
sau này
Tang tóc ba năm cho phải phép Miên sao thiên hạ khỏi chê cười
(Trăng trối) Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Trang 30Như vậy, trong Lỡ bước sang ngang, hiến hiện một cái tôi thôn dân chân
thành, tha thiết luôn gắn chặt với nếp sinh hoạt của dân quê lại vừa thấu hiếu
sâu sắc tâm tư, suy nghĩ mỗi người dân quê ấy
Tóm lại, cái tôi của Nguyễn Bính là cái tôi nội cảm nhưng cũng là tiếng
nói đồng vọng của bao thời đại, bao thế hệ, bao cảnh ngộ Có thế khắng định
cái tôi thôn dân của Nguyễn Bính đã nhập rất sâu vào tâm hồn của người dân
quê, hay nói khác đi, những yêu thương trăn trở của người dân cùng bắt nguồn
từ chính cảm xúc của thi nhân Vì vậy, Nguyễn Bính dễ dàng nói được tâm lí
dân quê trong thơ mình, biết trân trọng cội nguồn, gắn bó thủv chung với
những gì mộc mạc, giản dị mà thắm thiết tình người Qua những vần thơ của
mình, Nguyễn Bính đã khéo léo bộc lộ niềm yêu mến, trân trọng quê hương
dân tộc Đó là lòng yêu nước thầm kín của các nhà thơ Mới nói chung đồng
thời cũng là tấm lòng tha thiết hướng về dân tộc của bản thân nhà thơ Vì lẽ đó,
Lờ bước sang ngang nhận được nhiều sự đồng cảm, yêu thích cũng bởi tấm lòng
ấy của nhà thơ Đặc biệt hơn, đây còn là tiếng nói chung của bao người con
nặng lòng với Tố quốc Chính vì vậy, trong tâm sự của một người con xa quê,
Hoàng Chính có chia sẻ:
Mười một năm trời đi biệt xứ Em còn thương nhớ tiếng Việt Nam không Lòng còn xôn xao thơ Nguyên Bính Chuyện thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
(Gửi vãng trăng lưu lạc)
2.2 Cái tôi lõ’ dỏ’
Hình tượng cái tôi trữ’ tình là sự giao nhau giữa cái tôi thi sĩ và cái tôi
nghệ thuật Trong tập thơ Lỡ buớc sang ngang, sự giao nhau đó đạt tới đỉnh cao
đế tạo ra cái tôi của những yêu thương lỡ dở Bởi trước hết, Nguyễn Bính là
một “thiên tài lờ dở” Bản thân nhà thơ sinh ra đã gặp nhiều cảnh ngộ trái
Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Trang 31ngang, lớn lên là lờ dở trong tình duyên và sự nghiệp Nói như nhà nghiên cúu
Phan Ngọc: “Nguyễn Bính chỉ thiếu một hiểu biết Tây học nên không thành
nổi một nhà thơ đầu đàn ” Nhưng chính sự dang dở trong tình yêu, mơ ước
và sự nghiệp ấy đã đan cài vào nhau đế tiếng thơ buồn của Nguyễn Bính vút
cao, đế cái tôi trữ tình của thi nhân nở ra bao điều kì diệu, lay động lòng người
Bởi lẽ, chính từ sự lờ dở trong thân phận mình, thơ ông đã cất cao tiếng nói
cho nhũng thân phận ngang trái, éo le Chỉ có điều, ở Nguyễn Bính sự lỡ dở trở
thành bi kịch đắng đót, xót xa Từ bi kịch của mình thơ Nguyễn Bính cất tiếng
nói về một bi kịch bao trùm thời thế và mở rộng ra chính là bi kịch của cả cõi
nhân sinh
Lỡ bước sang ngang là tập thơ thế hiện rõ nét những thốn thức, bi ai của
cái tôi lờ dở ấy Dau rằng khi đi vào thơ ca cái tôi đã chịu tác động của quy
luật điển hình hóa, song cội nguồn của nó vẫn xuất phát từ con người nhà thơ
Bản thân Nguyễn Bính sinh ra trong gia đình có truyền thống nho học nên lí
tưởng của nho sinh thôn làng là đi học, đi thi và đỗ đạt Nhưng trải qua nhũng
biến thiên của gia đình và thời đại, Nguyễn Bính giã biệt quê hương đến với
chốn phồn hoa, tiếp xúc với một nền văn hóa mới Vì vậy, hình ảnh vườn dâu,
con đò, bến sông cùng ước mơ đỗ đạt lại lui về quá khứ, lùi lại thời trước Một
người sinh ra và nuôi mơ ước trong “thời trước” nhưng lại sống ở thời nay với
tất cả những ngốn ngang, bề bộn của cuộc đời Đây là điếm mấu chốt tạo ra bi
kịch lở dở Trong Lỡ bước sang ngang, bi kịch ấy biếu hiện ở nhũng khía cạnh:
cái tôi yêu thương lỡ dở và cái tôi của thân phận đon côi, độc bước, dở dang
2.2.1 Cái tôi của những yêu thương lỡ dở
Với cái tôi của nhũng yêu thưong lờ dỡ, thi nhân đã đồng cảm với bao
con người có hoàn cảnh trái ngang, lõ’ bước Trong Lỡ bước sang ngang người
đọc dễ dàng nhận ra sự ngang trái, dở dang ngay từ chính nhan đề của tập thơ
cũng như của một số bài thơ Nhũng nhan đề như: Lờ bước sang ngang, Bước
Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Trang 32thêm bước nữa, Ngược xuôi, Thỏi nàng ở lại, Hai lòng đã gợi sự suy tưởng về
nhũng điều đút gãy, những trớ trêu, ngang trái
Đặc biệt, nhan đề bài thơ Lỡ bước sang ngang cũng đã trở thành nhan đề
của cả tập thơ, gói trọn linh hồn thơ Đây là câu chuyện đầy nuớc mắt của cô
gái trong xã hội cũ chịu bao ràng buộc của định kiến, của phong tục mà không
có khả năng làm chủ cuộc hôn nhân của mình Ớ người chị gái tỏa rạng dáng
nét của một cô gái quê tình nghĩa, giàu yêu thương nhưng cuộc đời lại chịu
nhiều đớn đau
Chị giờ sống cũng bằng không Coi như chị đã sang sông đắm đò.
(Lỡ bước sang ngang)
Bài thơ có một cốt truyện nhỏ kể về bi kịch của một người nhưng đó lại
là câu chuyện khá tiêu biếu cho tình duyên của bao người con gái trong xã hội
cũ Hoàn cảnh xã hội và trực tiếp hơn là đời sống gia đình đã đẩy cô gái vào
cảnh ngộ bất hạnh Bước chân sang ngang về nhà chồng ngỡ tưởng là hạnh
phúc nhưng hoàn cảnh cô gái lại là lở bước vào chốn tang thương, không lối
thoát, là khép lại “tuổi son má dở môi hồng” trong xót xa, tủi hờn
Thế ỉà tàn một giấc mơ Thế là cả một bài thơ não nùng
Tuồi son má đỏ môi hồng Bước chân về tới nhà chồng là thôi
(Lỡ bước sang ngang)
Cái tôi trữ tình hướng trọn về những yêu thương lỡ dở Nhà thơ khóc
thương cho thân phận người trinh nữ xa lạ Tuy chang phải thân thuộc, chang
phải máu mủ ruột già, nhưng nhà thơ vẫn chạnh lòng xót thương Bởi lẽ, thân
phận cô gái kia xót xa quá, bẽ bàng quá Nàng còn son trẻ, xuân sắc, nàng còn
Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Trang 33mối tơ duyên chưa đi trọn mà đã lở bước về cõi ngàn thu đế lại sau lưng là mẹ
già, em nhỏ, là mối tình chưa trọn và cả tuổi xuân Đồng cảm với cảnh ngộ ấy,
Nguyễn Bính thương xót cho giai nhân Tấm lòng yêu thương rộng mở ấy
dường như có điểm tương giao với tấm lòng của Nguyễn Du dành cho người
con gái tài sắc Tiếu Thanh
Giai nhân tự cô như danh tướỉĩg Bất hứa nhân gian kiến bạch đầu.
(Lòng người trinh nữ)
Nhà thơ cũng đồng cảm với mối tình dang dở của cô lái đò đưa khách
qua sông Thời gian như chiếc thoi, tuối xuân con gái có thì, cô lái đã mòn mỏi
chờ đợi nhưng đợi sao được người đi biền biệt bốn phương Người con gái
đắng lòng nhận lấy sự dở dang duyên tình đế cất bước lấy chồng:
Chăng lẽ ôm lòng chờ đợi mãi Cô đành lỗi ước với tình quân
(Có lải đò)
Cái tôi yêu thương lờ dở đôi khi không soi lòng mình trong hoàn cảnh
của người khác mà tủi thẹn ngoái nhìn lại phận mình với bao ngậm ngùi xót
xa Nhà thơ tự nhận ra sự đơn lẻ, cô quạnh của mình khi nâng chén rượu xuân
chúc phúc cho cô gái mình thương:
Thấy tình duyên của đôi ta Đen đây là đến đây là là thôi
(Rượu xuân)
Câu thơ ngắt quãng như tiếng lòng nấc nghẹn Nhịp thơ trùng lại, vỡ tan
như mối tình, như tấm lòng thi nhân đang nát tan Người ta sẽ bớt đau đón khi
không nhận thức được nỗi bất hạnh của mình Ở đây, hon ai hết cái tôi trữ tình
của Nguyễn Bính thấu tỏ nỗi đau trong tâm can mình Đó là nỗi niềm cô đon,
bị yêu thưong dời bở
Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2
Trang 34Em đi dệt mộng cùng người
Lẻ loi xuân một góc trời riêng anh
(Rượu xuân)
Phải chăng cũng vì yêu thương quá nhiều, nỗi sợ dang dở quá lớn, nên
thường trực trong cái tôi thi sĩ là nỗi âu lo đấy lên đến ghen tuông vô cớ, có
phần hẹp hòi nhưng cũng cần được cảm thông:
Thế nghĩa là ghen quá đấy thôi Thể nghĩa là yêu quá mất rồi
(Ghen)
Chàng trai tự nhận mình đang ghen và mong muốn cô nhân tình bé nhỏ
là của riêng mình, nên mong cô đừng gieo rắc sự duyên dáng, nét yêu kiều
khắp nơi Chàng trai tụ’ giải thích cho việc ghen vô có’ của mình là xuất phát
từ tình yêu Đó là nét đáng yêu của chàng nhưng đồng thời ấn sau đó ta cũng
nhận ra một tâm hồn, một trái tim yêu nhạy cảm, nhiều lo lắng, hoài nghi
Nhưng đôi khi mặc cảm dở dang ám ảnh, theo sát hồn thơ, để người khước từ
cả yêu thương người khác dành tặng
Tôi giờ như một người tang tóc Chăng dám cùng ai dệt mộng vàng
(Thôi nàng ở lại)
Nỗi ám ảnh về sự dang dở, phân li cứ đeo bám dai dắng, đế chàng trai
phải lo sợ và chối tù' yêu thương Hon thế, chàng còn muốn người ở lại lãng
quên mình, muốn tự nhận mình là kẻ “vô duyên” là thân “cô lữ” trong dòng
đời ngược xuôi Tâm tư của chàng trai là biểu hiện của sự mặc cảm, sự lo lắng
đố vờ, dang dở trong tình cảm vì vậy mà chàng cố tìm sự lảng tránh, lãng
quên
Khóa luận tôt nghiệp Trường đại học sư phạm Hà Nội 2