Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 46 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
46
Dung lượng
420,5 KB
Nội dung
Tuần 27: Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2010 Tập đọc Tranh làng Hồ I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hiểu các từ ngữ khó trong bài: làng Hồ, tranh tố nữ, nghệ sĩ tạo hình, thuần phác, tranh lợn ráy, khoáy âm dương, lĩnh, màu trắng điệp, . - Hiểu nội dung bài: ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết coi trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc. 2. Kỹ năng: - Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của những bức tranh. - Đọc diễn cảm toàn bài. 3. Thái độ: Giữ gìn những nét đẹp trong văn hóa dân tộc. II) Chuẩn bị: Tranh trong SGK, bảng phụ. III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc bài Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và trả lời câu hỏi về nội dung bài: - Nhận xét, cho điểm HS. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài * Luyện đọc - Gọi HS đọc bài. - Yêu cầu HS chia đoạn. - Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài (2 lượt). GV chú ý sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS. - Gọi HS đọc phần Chú giải. - Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Gọi HS đọc toàn bài. - GV đọc mẫu với giọng vui tươi, rành Hoạt động của trò - 4 HS nối tiếp nhau đọc bài và lần lượt trả lời câu hỏi theo SGK. - 1 HS đọc. - Bài chia 3 đoạn. - HS đọc bài theo trình tự: + HS 1: Từ ngày còn ít tuổi .và tươi vui. + HS 2: Phải yêu mến .gà mái mẹ. + HS 3: Kĩ thuật tranh làng Hồ .dáng người trong tranh. - 1 HS đọc. - 2 HS ngồi cùng bàn đọc nối tiếp từng đoạn (đọc 2 vòng). - 1 HS đọc thành tiếng cho cả lớp nghe. 1 mạch, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh dân gian làng Hồ. * Tìm hiểu bài + Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam. - Giảng: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên khắc, vẽ tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy nghề truyền thống của làng. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền với cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam. + Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt? + Tìm những từ ngữ ở 2 đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ? + Tại sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ? + Dựa vào phần tìm hiểu, em hãy nêu nội dung chính của bài. - Ghi nội dung chính của bài lên bảng. + Trả lời: Tranh vẽ lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ. - Lắng nghe. + Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ rất đặc biệt: Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm nếp, cói chiếu, lá tre của mùa thu. Màu trắng điệp làm bằng bột vỏ sò trộn với hồ nếp “nhấp nhánh muôn ngàn hạt phấn” + Những từ ngữ: Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt, chăn nuôi lắm, rất có duyên, kĩ thuật đạt tới sự trang trí tinh tế, là một sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ. + Vì các nghệ sĩ đã đem vào cuộc sống một cái nhìn thuần phác, lành mạnh, hóm hỉnh, vui tươi. Những bức tranh làng Hồ với các đề tài và màu sắc gắn với cuộc sống của người dân Việt Nam. * Nội dung: Bài ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những tác phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quý trọng, giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc. - 2 HS nhắc lại nội dung chính của bài. - Kết luận: Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung sinh động, vui tươi gắn liền với cuộc sống của người dân Việt Nam. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Màu sắc không phải pha bằng thuốc mà bằng chất liệu thiên nhiên. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Những người tạo nên bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng: Những nghệ sĩ tạo hình của nhân dân. 2 c. Đọc diễn cảm - Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp từng đoạn của bài. HS cả lớp theo dõi tìm cách đọc hay. - Tổ chức HDHS đọc diễn cảm đoạn 1: + Treo bảng phụ có đoạn văn cần luyện đọc. + Đọc mẫu. + Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp. - Tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. - Nhận xét, cho điểm HS. - Cả lớp trao đổi thống nhất về cách đọc. + Theo dõi. + 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc. - 3 HS đọc diễn cảm đoạn văn. 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học. Nhắc học sinh về đọc bài và chuẩn bị bài sau. Toán Tiết 131: Luyện tập I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Củng cố cách tính vận tốc (của một chuyển động đều). 2. Kỹ năng: Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau. 3. Thái độ: Tích cực học tập II) Chuẩn bị: Bảng phụ. III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi 4 HS lên bảng tính vận tốc (mỗi em làm 1 ý). - GV nhận xét, ghi điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS làm bài tập: - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. + Để tính vận tốc của con đà điểu chúng ta làm như thế nào? - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào phiếu. Hoạt động của trò - Viết vào ô trống cho thích hợp: S 120km 90km 102m 1560m t 2,5giờ 1giờ30phút 12 giây 5phút v 48km/giờ 60km/giờ 8,5m/giây 312m/phút Bài 1 (139): - 2 HS nêu. + Để tính vận tốc của con đà điểu chúng ta lấy quãng đường nó có thể chạy chia cho thời gian cần để đà điểu chạy hết quãng đường đó. Bài giải: Vận tốc chạy của đà điểu là: 3 - Gọi HS nhận xét làm trên phiếu. - GV nhận xét, cho điểm. - Gọi HS nêu yêu cầu của bài. - Gắn bảng phụ kẻ sẵn nội dung của bài tập 2 lên bảng. - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, nhắc HS chú ý ghi tên đơn vị của vận tốc cho đúng. - Gọi HS tiếp nối nhau lên bảng chữa bài. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, cho điểm. - Gọi HS đọc đề bài. + Để tính vận tốc của ô tô chúng ta cần biết những gì? - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào phiếu. - Cùng cả lớp chữa bài trên phiếu. - GV nhận xét, cho điểm. - Gọi HS đọc đề bài. - Yêu cầu 1 HS tóm tắt bài toán. + Để tính vận tốc của ca nô chúng ta làm như thế nào? - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào phiếu. - Thu vở của 1 bàn để chấm. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét, cho điểm. 5250 : 5 = 1050 (m/phút) Đáp số: 1050 m/phút Bài 2 (140): Viết vào ô trống (theo mẫu): - 2 HS nêu. - Làm bài và chữa bài. S 130 km 147 km 210 m 1014 m t 4 giờ 3 giờ 6 giây 13 phút v 32,5km/giờ 49km/giờ 35m/giây 78m/phút - Nhận xét bài làm của bạn. Bài 3 (140): - 2 HS đọc. + Để tính vận tốc của ô tô chúng ta cần biết quãng đường đi và thời gian đi bằng ô tô của người đó. Bài giải: Quãng đường đi bằng ô tô là: 25 – 5 = 20 (km) Thời gian đi bằng ô tô là: nửa giờ = 0,5 giờ hay 2 1 giờ Vận tốc của ô tô là: 20 : 0,5 = 40 (km/giờ) Đáp số: 40 km/ giờ Bài 4 (140): - 2 HS đọc. + Tính thời gian ca nô đi. + Tính vận tốc của ca nô. Bài giải: Thời gian ca nô đi được 30 km là: 7 giờ 45 phút – 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ Vận tốc của ca nô đó là: 30 : 1,25 = 24 (km/giờ) Đáp số: 24 km/giờ 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa luyện tập. 4 Chính tả (nhớ – viết) Cửa sông I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Tiếp tục ôn cách viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài. 2. Kỹ năng: - Nhớ - viết 4 khổ thơ cuối của bài: Cửa sông - Làm đúng bài tập chính tả 3. Thái độ: Tích cực học tập. II) Chuẩn bị: - Học sinh: Nháp. - Giáo viên: Bảng nhóm III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ - Gọi HS lên bảng đọc cho 2 HS viết trên bảng lớp. HS dưới lớp viết vào nháp các từ ngữ là tên người, tên địa lí nước ngoài. - Nhận xét chữ viết của HS. - GV yêu cầu: Nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài. - Nhận xét câu trả lời của HS. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn viết chính tả - Gọi HS đọc thuộc lòng bài thơ. + Cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào? - Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả. - Yêu cầu HS luyện viết các từ trên. - Hướng dẫn HS cách trình bày. + Đoạn thơ có mấy khổ? Cách trình bày mỗi khổ thơ như thế nào? - Yêu cầu HS viết bài. - Yêu cầu HS soát lỗi. - Thu bài và chấm Hoạt động của trò - Đọc và viết các từ: Ơ-gien Pô-chi-ê, Pi-e Đơ-gây-tê, Công xã Pa-ri, Chi-ca-gô. - 1 HS trả lời. - 2 HS nối tiếp nhau đọc thuộc lòng bài thơ. + Cửa sông là nơi biển tìm về với đất, nơi nước ngọt hoà lẫn nước mặn, nơi cá vào đẻ trứng, tôm búng càng, nơi tàu ra khơi, nơi tiễn người ra biển. - Nêu các từ ngữ khó. Ví dụ: con sóng, nước lợ, nông sâu, đẻ trứng, tôm rảo, uốn cong, lưỡi sóng, lấp loá, núi non. + Đoạn thơ có 4 khổ. Lùi vào 1 ô, rồi mới viết chữ đầu mỗi dòng thơ. Giữa các khổ thơ để cách 1 dòng. - Viết bài theo trí nhớ. - Tự soát lỗi. 5 c. Hướng dẫn làm bài tập chính tả - Gọi HS đọc yêu cầu của bài và 2 đoạn văn. - Yêu cầu HS tự làm bài. Nhắc HS dùng bút chì gạch chân dưới các tên riêng đó. - Gọi HS phát biểu. - Gọi HS nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn. - Kết luận về lời giải đúng. Bài 2(90): - 1 HS đọc thành tiếng trước lớp. - 2 HS làm bài trên bảng lớp, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập. - 2 HS nối tiếp nhau nêu các tên riêng và giải thích cách viết các tên riêng có trong bài. - Nhận xét bài làm của bạn. Tên riêng Giải thích cách viết Tên người: Cri-xtô-phô-rô, Cô-lôm-bô, A-mê-gi-gô, Ve-xpu-xi, Et-mân, Hin-la- ro, Ten-sinh No-rơ-gay. Tên địa lí: I-ta-li-a, Lo-ren, A-mê-ri- ca, Ê-vơ-rét, Hi-ma-lay-a, Niu Di-lân Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong mỗi bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối. Tên địa lí: Mĩ, ấn Độ, Pháp Viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam (viết hoa chữ cái đầu của mỗi chữ), vì đây là tên riêng nước ngoài nhưng được phiên âm theo âm Hán Việt. 3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét giờ học. - Nhắc HS về nhà luyện viết nhiều và xem lại những lỗi mình hay viết sai. Đạo đức: Em yêu hòa bình (Tiết 2) I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Học sinh biết các hoạt động bảo vệ hòa bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới - Củng cố lại nhận thức về giá trị của hòa bình và những việc làm bảo vệ hòa bình cho học sinh. 2. Kỹ năng: Vẽ tranh, múa, hát, đọc thơ, … về chủ đề hòa bình 3. Thái độ: Yêu hòa bình, bảo vệ hòa bình II) Chuẩn bị: Giấy, bút để vẽ tranh, tư liệu. III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: 6 - Gọi HS đọc ghi nhớ. - Nhận xét. 2. Bài mới : a) Giới thiệu bài: b) Nội dung * Hoạt động 1: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được - Yêu cầu học sinh giới thiệu trước lớp các tranh ảnh, bài báo về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh mà các em sưu tầm được - Nhận xét, kết luận HĐ1 * Hoạt động 2; Vẽ “Cây hòa bình” - Chia nhóm và hướng dẫn học sinh các nhóm vẽ “cây hòa bình” ra khổ giấy lớn - Tổ chức cho các nhóm trình bày. - Nhận xét, kết luận về giá trị của hòa bình và những việc học sinh cần phải làm để bảo vệ hòa bình * Hoạt động 3: Hát, múa, đọc thơ … về chủ đề: Em yêu hòa bình - Yêu cầu học sinh hát, múa, đọc thơ, … về chủ đề trên. - 2 HS đọc. - Giới thiệu trong nhóm, trước lớp. - Lắng nghe - Các nhóm vẽ tranh - Đại diện từng nhóm giới thiệu tranh, lớp nhận xét. - Lắng nghe, ghi nhớ - Đọc thơ, hát múa, … 3. Củng cố, dặn dò: - Củng cố bài, nhận xét giờ học. - Nhắc HS tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2010 Toán Tiết 132: Quãng đường I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều. 2. Kỹ năng: Thực hành tính quãng đường. 3. Thái độ: Tích cực học tập. II) Chuẩn bị Bảng phụ III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: 7 Hoạt động của thầy 1. Kiểm tra bài cũ - Một ô tô khởi hành từ A lúc 7 giờ 30 phút và đến B lúc 10 giờ 15 phút. Tính vận tốc của ô tô, biết quãng đường AB dài 145 km. - GV nhận xét, cho điểm. 2. Bài mới a. Giới thiệu bài b. Hướng dẫn HS hình thành cách tính quãng đường của một chuyển động đều * Bài toán 1: - Gắn bảng phụ viết sẵn bài toán 1 lên bảng, yêu cầu HS đọc đề bài. + Em hiểu: vận tốc ô tô là 42,5 km/giờ như thế nào? + Ô tô đi trong thời gian bao lâu? - Yêu cầu HS tính quãng đường ô tô đi được. - Hướng dẫn HS nhận xét để rút ra quy tắc tính quãng đường. + 42,5 km/ giờ là gì của chuyển động của ô tô? + 4 giờ là gì của chuyển động của ô tô? + Trong bài toán trên, để tính quãng đường ô tô đã đi được chúng ta đã làm như thế nào? - Giới thiệu quy tắc tính quãng đường - Yêu cầu HS nối tiếp nhắc lại quy tắc. - Yêu cầu HS viết công thức tính quãng đường dựa theo quy tắc. * Bài toán 2: - Gắn bảng phụ viết sẵn bài toán 2 lên bảng, yêu cầu HS đọc đề bài. Hoạt động của trò Bài giải: Thời gian ô tô đi từ A đến B là: 10 giờ 15 phút - 7 giờ 30 phút = 2 giờ 45 phút (hay 2,75 giờ) Vận tốc của ô tô là: 154 : 2,75 = 56 (km/giờ) Đáp số: 56 km/giờ - Một ô tô đi trong 4 giờ với vận tốc 42,5 km/giờ. Tính quãng đường đi được của ô tô? + Tức là mỗi giờ ô tô đi được 42,5 km. + Ô tô đi trong 4 giờ. - HS trình bày lời giải của bài toán. Bài giải: Quãng đường ô tô đi được là: 42,5 × 4 = 170 (km) Đáp số: 170 km - HS làm theo hướng dẫn của GV. + Là vận tốc của ô tô (là quãng đường ô tô đi được trong 1 giờ). + Là thời gian ô tô đã đi. + Ta lấy vận tốc (quãng đường ô tô đi được trong 1 giờ) nhân với thời gian ô tô đã đi. * Quy tắc: Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian. - HS nối tiếp nhau đọc nội dung quy tắc. * Công thức: S = v × t trong đó: S: quãng đường v: vận tốc t: thời gian - 2 HS đọc. 8 - Yêu cầu HS tóm tắt bài toán. + Muốn tính quãng đường người đó đi xe đạp chúng ta làm như thế nào? + Vận tốc của xe đạp được tính theo đơn vị nào? + Vậy thời gian đi phải tính theo đơn vị nào mới phù hợp? - Yêu cầu HS làm bài vào nháp, 1 HS làm bài vào phiếu. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét bài làm của HS. c. Luyện tập – Thực hành - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu 1 HS tóm tắt bài toán. + Để tính được quãng đường ca nô đã đi chúng ta đã làm như thế nào? - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào phiếu. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, cho điểm. - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu 1 HS tóm tắt bài toán. + Để tính được quãng đường người đó đi được chúng ta làm như thế nào? + Em có nhận xét gì về đơn vị của vận tốc và đơn vị của thời gian ? + Vậy ta phải đổi các đơn vị thế nào cho phù hợp ? - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào phiếu. - Gọi HS nhận xét. - GV nhận xét, cho điểm. - Tóm tắt: Vận tốc: 12 km/giờ Thời gian: 12 giờ 30 phút Quãng đường: .km ? + Muốn tính quãng đường người đó đi xe đạp chúng ta lấy vận tốc nhân với thời gian đã đi. + Vận tốc của xe đạp được tính theo đơn vị km/giờ. + Thời gian đi phải tính theo đơn vị giờ. Bài giải: 2 giờ 30 phút = 2,5 giờ Quãng đường người đó đi được là: 12 × 2,5 = 30 (km) Đáp số: 30 km Bài 1 (141): - 2 HS đọc. - Tóm tắt: Vận tốc: 15,2 km/giờ Thời gian: 3 giờ Quãng đường: . km? + Để tính được quãng đường ca nô đã đi chúng ta lấy vận tốc của ca nô nhân với thời gian ca nô đã đi theo vận tốc đó. Bài giải: Quãng đường ca nô đã đi được là: 15,2 × 3 = 45,6 (km) Đáp số: 45,6 km Bài 2 (141): - 2 HS đọc + Để tính được quãng đường người đó đi được chúng ta lấy vận tốc nhân với thời gian. + Vận tốc tính theo đơn vị km/giờ, còn thời gian tính theo đơn vị phút. + Có thể đổi đơn vị phút ra đơn vị giờ, giữ nguyên đơn vị của vận tốc, cũng có thể đổi vận tốc thành km/phút. - HS làm theo yêu cầu của GV. Cách 1: 15 phút = 0,25 giờ Quãng đường xe đạp đi được là: 12,6 × 0,25 = 3,15 (km) Đáp số: 3,15 km Cách 2: 1 giờ = 60 phút 9 - Yêu cầu HS đọc đề bài. - Yêu cầu 1 HS tóm tắt bài toán. + Để tính được quãng đường AB chúng ta phải biết những gì? + Vậy trước hết chúng ta phải tính gì? - Yêu cầu cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bài vào phiếu. - Thu vở của 1 bàn để chấm. - Gọi HS nhận xét bài trên bảng. - GV nhận xét, cho điểm. Nếu tính vận tốc theo đơn vị km/phút thì vận tốc của người đi xe đạp là: 12,6 : 60 = 0,21 (km/phút) Quãng đường xe đạp đi được là: 0,21 × 15 = 3,15 (km) Đáp số: 3,15 km Bài 3 (141): - 2 HS đọc. + Để tính được quãng đường AB chúng ta phải biết vận tốc và thời gian xe máy đi từ A đến B. + Ta cần tính thời gian xe máy đã đi. Bài giải: Thời gian xe máy đi từ A đến B là: 11 giờ – 8 giờ 20 phút = 2 giờ 40 phút 2 giờ 40 phút = 3 8 giờ Quãng đường từ A đến B là: 42 × 3 8 = 112 (km) Đáp số: 112 km 3. Củng cố, dặn dò: - GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học. Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Truyền thống I) Mục tiêu: 1. Kiến thức: Mở rộng, hệ thống hóa, tích cực hóa vốn từ về Truyền thống. 2. Kỹ năng: Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng: Thực hành làm các bài tập. 3. Thái độ: Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. II) Chuẩn bị: - Học sinh: Vở bài tập; Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam (nếu có). - Giáo viên: Bảng nhóm để học sinh làm bài tập 1 III) Các hoạt động dạy học chủ yếu: 10