Xuất Khẩu Công Nghiệp của Việt Nam Đánh giá cơ cấu, hoạt động, những cơ hội và thách thức
Trang 1Diễn đàn Phát triển Việt Nam
Dự án Hợp tác Nghiên cứu giữa GRIPS and NEU
Bài Nghiên Cứu
Xuất khẩu Công nghiệp của Việt Nam:
Đánh giá cơ cấu, hoạt động, những cơ hội và thách thức
Nhóm nghiên cứu
Đỗ Hồng Hạnh M.A – Trưởng nhóm
Vụ kế hoạch Bộ Công nghiệp
Nguyễn Hồng Tâm & Lê Thị Lai, B.A – Những thành viên trong nhóm
Vụ Kế hoạch Bộ Công nghiệp
Hà Nội, tháng 9 năm 2004
Trang 2Mục Lục
chương 1: tình hình xuất khẩu hàng hoá giai đoạn 2001-2003 4
và 6 tháng đầu năm 2004 4
1 Tổng quan tình hình 4
2 Tình hình xuất khẩu phân theo cơ cấu 7
2.1 Cơ cấu xuất khẩu theo thành phần kinh tế 7
2.2 Cơ cấu xuất khẩu theo nhóm ngành công nghiệp 7
2.3 Cơ cấu xuất khẩu theo địa phương 11
2.4 Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường 11
3 Nhận xét và kết luận 13
3.1 Đánh giá về giá trị gia tăng của các ngành hàng xuất khẩu 13
3.2 Tình hình thực hiện xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công nghiệp: 13
1.4 Thị trường Trung Quốc 18
2 Xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng 18
2.1 Sản phẩm sản phẩm điện tử, tin học 19
2.2 Xuất khẩu thiết bị kỹ thuật điện, dây & cáp điện 23
2.3 Xuất khẩu máy móc, thiết bị và các sản phẩm cơ khí kim loại 25
2.4.Xuất khẩu xe đạp và phụ tùng: 26
2.5 Xuất khẩu của công nghiệp tàu thuỷ 26
3 Xuất khẩu các sản phẩm Công nghiệp tiêu dùng và thực phẩm 27
3.1 Sản phẩm Dệt may: 27
3.2 Nhóm sản phẩm da giày: 29
3.3 Sản phẩm nhựa 31
4 Xuất khẩu các sản phẩm nhóm nhiên liệu, khoáng sản 34
5 Đánh giá về các giải pháp và chính sách hỗ trợ xuất khẩu đã thực hiện 34
5.1 Mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu: 34
5.2 Các biện pháp hỗ trợ về tài chính, tín dụng: 35
5.3 Các biện pháp hỗ trợ hạ giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng hoá xuất khẩu 36
5.4 Công tác thị trường và xúc tiến thương mại 37
1.1 Bối cảnh kinh tế – thương mại trong và ngoài nước và những vấn đề đặt ra: 40
1.2 Đánh giá cơ hội đối với xuất khẩu Việt Nam 41
1.3 Định hướng phát triển xuất khẩu nói chung giai đoạn 2004 - 2005 với tầm nhìn tới 2010 41
1.4 Định hướng phát triển xuất khẩu sản phẩm công nghiệp giai đoạn 2004 – 2005 với tầm nhìn tới 2010 43
Trang 32 Định hướng về thị trường, mặt hàng công nghiệp xuất khẩu 46
2.1 Định hướng về mặt hàng: 46
Chương 4 Giải pháp, chính sách nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm công nghiệp Việt Nam 59
1 Chính sách đầu tư và chuyển dịch cơ cấu sản phẩm công nghiệp: 59
1.1 Bộ Công nghiệp và các doanh nghiệp ngành công nghiệp cần thực hiện: 59
1.2 Kiến nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành có liên quan thực hiện các giải pháp, chính sách sau: 60
Trang 4Bước sang năm 2002, kinh tế thế giới có sự hồi phục dần cùng với các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mà Chính phủ đề ra đã phát huy tác dụng, sau 06 tháng đầu xuất khẩu tăng -4,9%, những tháng cuối năm tốc độ tăng luỹ kế ngày càng cao (tới 9 tháng + 3,2%, tới 12 tháng + 11,2%) Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả năm 2002 đạt 16,53 tỷ USD - tăng 11,2% so với năm 2001 Riêng xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng cao - khoảng 15,6%, nhất là nhóm hàng công nghiệp chế biến, như dệt may (tăng 37,2%) và giày dép (tăng 17,3%) Riêng phần đóng góp của hai nhóm hàng dệt may và giày dép đối với tăng trưởng chung (11,2%) đã là 7,2% Chỉ có nhóm hàng sữa và dầu thực vật tăng thấp (khoảng 3%) do lệ thuộc vào thị trường Irắc thiếu ổn định Kết quả xuất khẩu năm 2002 nói chung và của nhóm sản phẩm công nghiệp nói riêng được
Nhóm SPCN XK chủ lực gồm dầu thô, than đá, dệt may, giày dép, máy tính và linh kiện điện tử, sản phẩm nhựa, dây và cáp điện, xe đạp phụ tùng
Trang 5đánh giá cao vì có sự tăng nhanh về lượng, chứ không chỉ phụ thuộc vào yếu tố tăng giá của thế giới So với các nước trong khu vực, tốc độ tăng xuất khẩu của ta là tương đối khá và Việt Nam là một trong số ít nước có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tương đương quy mô GDP, thể hiện tính mở và mức độ hội nhập ngày càng cao của nền kinh tế
Nguồn: Niờn giỏm thống kờ 2003 và Bộ Cụng nghiệp
Năm 2003, nhiều diễn biến thuận lợi đã giúp kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt mức cao kỷ lục – 19,87 tỷ USD, tăng 18,9% so với năm 2002, (trong đó giá xuất khẩu tăng 4,8%, lượng tăng 13,5%) Cơ cấu hàng xuất khẩu tiếp tục cú sự chuyển dịch tớch cực: tỷ trọng nhúm hàng cụng nghiệp nhẹ và tiểu thủ cụng mỹ nghệ tiếp tục tăng, từ 38,2% năm 2002 lờn đến 43% năm 2003 Nhúm hàng nhiờn liệu và khoỏng sản từ 31,2% năm 2002 xuống cũn 27,6% năm 2003, điều đú chứng tỏ chỳng ta đang giảm việc khai thỏc và sử dụng nguồn nguyờn liệu tự nhiờn cho xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu tăng là do thị trường thế giới đã bước đầu ổn định trở lại sau cuộc chiến Iraq làm giá xuất khẩu của nhiều mặt hàng tăng lên; các biện pháp khuyến khích hỗ trợ xuất khẩu của Chính phủ tiếp tục phát huy tác dụng và một nguyên nhân quan trọng là năng lực sản xuất hàng hoá xuất khẩu và sức cạnh tranh của hàng hoá nước ta đã có những tiến bộ rõ rệt, nhất là các mặt hàng công nghiệp (GTSX công nghiệp và xây dựng tăng 15,9%) Riêng xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp chủ lực tăng tới 40,42% - mức tăng cao nhất từ trước tới nay Riêng nhóm hàng công nghiệp chế biến tăng tới 43,75%, trong đó dệt may tăng 66,3%, giày dép 25%, hàng điện tử linh kiện máy tính 33,3%, sản phẩm nhựa 23,6%, đặc biệt dây và cáp điện tăng nhanh tới 56% Nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản kim ngạch tăng chủ yếu nhờ giá, còn lượng tăng thấp như: dầu thô tăng 4,6% về lượng, 35,7% về giá trị; than đá tăng 9,4%
Trang 6về lượng và 13,2% về giá trị Tuy nhiên, năm 2003 cũng là năm có mức nhập siêu cao nhất từ trước tới nay - lên tới 5,15 tỷ USD, tương đương 26% kim ngạch xuất khẩu Mặc dự nhập khẩu chủ yếu là may mặc, thiết bị, phụ tùng, nguyên, nhiờn liệu (tăng 34%) là cần thiết đối với một nước đang phát triển cần phải đẩy mạnh đầu tư và phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu như nước ta, nhưng nếu tình trạng này kéo dài quá lâu sẽ gây mất cân đối cán cân thương mại, thâm hụt ngoại tệ và không kích thích được các ngành sản xuất trong nước Do đó, vấn đề kiềm chế nhập siêu đã được đặt ra là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác xuất nhập khẩu thời gian tới.
Xuất khẩu của VN trong sự phát triển của kinh tế thế giới (%)
2000 2001 2002 2003 2004 (6 tháng)
2005
Tăng trưởng GDP trung bình của cả Thế giới
3,9 1,4 1,9 2,7 4,1 (EIU)
3,4 (EIU) Tăng trưởng GDP của
các nền kinh tế chuyển đổi
6,3 4,3 3,8 5,8 6,1 (EIU)
5,0 (EIU) Tăng trưởng GDP Châu
á & úc
4,0 2,1 2,6 4,2 5,7 (EIU)
4,2 (EIU) Tăng trưởng GDP của
Việt nam
6,8 6,9 7,1 7,3 7,5-8 (7,1)
-
Tăng trưởng xuất khẩu của Việt nam
25,5 3,8 11,2 20,8 19 (19,8)
-
Chú thích: (EIU) = Dự báo của Tổ chức Economic Intelligence Unit vào tháng 7/2004
Kinh tế thế giới năm 2004 đang phỏt triển mạnh mẽ Theo dự bỏo và phõn tớch của Tổ chức Economic Intelligence Unit (EIU) thỡ kinh tế thế giới đang phỏt triển với tốc độ cao nhất trong vũng 20 năm trở lại đõy Kinh tế thế giới phỏt triển mạnh tại tất cả cỏc chõu lục và khu vực Trong số cỏc quốc gia thỡ Mỹ, Trung Quốc, Thỏi Lan và Ấn Độ là những quốc gia cú tốc độ phỏt triển đặc biệt nhanh Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ 2 trờn thế giới cũng đang hồi phục Bối cảnh kinh tế toàn cầu phỏt triển mạnh đó cú những tỏc động tốt tới xuất khẩu của Việt Nam Sỏu thỏng đầu năm 2004, xuất khẩu của nước ta tiếp tục thu được những kết quả đỏng khớch lệ, lần đầu tiờn kim ngạch xuất khẩu của một thỏng đó vượt ngưỡng 2 tỷ USD Kim ngạch xuất khẩu hàng hoỏ nửa đầu năm ước đạt 11.798 triệu USD (theo số liệu của Tổng cục Thống kờ), tăng 19,8% so với cựng kỳ năm 2003 Như vậy xuất khẩu vẫn giữ được mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ, trong đó tăng về lượng là chủ yếu - khoảng 13%, tăng về giá xuất khẩu khoảng 3,9% Bỡnh quõn xuất khẩu 6 thỏng đầu năm đạt 1,925 tỷ USD/thỏng, so
Trang 7với mức bỡnh quõn của kế hoạch 2004 (1,87 tỷ USD/thỏng) thỡ trung bỡnh mỗi thỏng cao hơn 55 triệu USD
2 Tình hình xuất khẩu phân theo cơ cấu 2.1 Cơ cấu xuất khẩu theo thành phần kinh tế
Hình 1 Cơ cấu xuất khẩu theo thành phần kinh tế 2000 - 20030
Trong sỏu thỏng đầu năm 2004, cỏc doanh nghiệp 100% vốn trong nước xuất khẩu được 5.341 triệu USD, tăng 9,2%; cỏc doanh nghiệp cú vốn ĐTNN xuất khẩu được 6.457 triệu USD, tăng 30,2%, chiếm tới 54,7% tụưng kim ngạch xuất khẩu, thể hiện các doanh nghiệp FDI ngày càng vươn lên trở thành động lực
chính cho tăng trưởng xuất khẩu của nền kinh tế
2.2 Cơ cấu xuất khẩu theo nhóm ngành công nghiệp
Nếu xét theo nhóm ngành công nghiệp (nhóm công nghiệp khai thác, nhóm công nghiệp nặng, nhóm công nghiệp tiêu dùng), có thể thấy tương quan tăng trưởng và tỷ trọng xuất khẩu của ba nhóm này trong giai đoạn 2000 – 2003 diễn biến như sau:
Trang 8Hình 2 Tương quan XK công nghiệp theo nhóm ngành 2000 - 2003
CN nheCN nangKhai thac
Qua biểu đồ Hình 2, có thể thấy xuất khẩu nhóm ngành công nghiệp tiêu dùng luôn chiếm tỷ trọng chi phối trong tổng xuất khẩu của toàn ngành và liên tục tăng trưởng cao trong giai đoạn vừa qua (từ xấp xỉ 5 tỷ USD năm 2000 lên gần 8 tỷ USD năm 2003) Động lực tăng trưởng chủ yếu của nhóm này vẫn là sản phẩm dệt may, da giày, ngoài ra mới nổi lên nhóm sản phẩm nhựa và thủ công mỹ nghệ, đồ gỗ
Nhóm sản phẩm khai thác sau khi giảm sút năm 2001 đã có sự tăng trưởng trở lại từ năm 2002 tới nay, tuy nhiên nếu loại bỏ yếu tố về giá thì thực chất khối lượng xuất khẩu nhóm sản phẩm này, mà chủ yếu là dầu thô, tăng không đáng kể (từ 16,7 triệu tấn năm 2001 lên 16,9 triệu tấn năm 2002 và 17,5 triệu tấn năm 2003) Điều này cũng phù hợp với chủ trương khai thác và sử dụng có hiệu quả, đi đôi với bảo tồn nguồn tài nguyên năng lượng của đất nước Có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành còn phụ thuộc khá nhiều vào xuất khẩu dầu thô (chiếm tỷ trọng khoảng 1/3) và biến động giá thế giới, thể hiện tính thiếu bền vững của xuất khẩu nước ta
Nhóm sản phẩm công nghiệp nặng còn chiếm tỷ trọng nhỏ và tăng giảm thất thường trong tổng xuất khẩu toàn ngành Tốc độ tăng trưởng của nhóm này còn chậm, dẫn tới tỷ trọng của nhóm trong tổng xuất khẩu toàn ngành ngày càng giảm (từ khoảng 20% năm 2000 xuống còn 14% năm 2003) Ngoài sản phẩm xuất khẩu truyền thống là máy vi tính và linh kiện điện tử (chủ yếu là gia công lắp ráp và rất phụ thuộc vào thị trường thế giới), mới nổi lên là một số sản phẩm khác như dây và cáp điện, xe đạp phụ tùng, một số sản phẩm máy động lực và máy nông cụ
Nhìn lại ba năm qua, có thể thấy các mặt hàng công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng chi phối khoảng 70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước Điều này phần nào phản ánh sự chuyển dịch dần trong cơ cấu xuất khẩu (mặc dù còn chậm) từ nhóm các sản phẩm nông sản, nguyên liệu thô sang các sản phẩm chế biến tinh, có hàm lượng giá trị gia tăng cao
Tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp chế biến chủ lực (gồm dệt may, giày dép, hàng điện tử và linh kiện máy tính, hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm nhựa,
Trang 9thực phẩm chế biến, cơ khí điện ) ngày càng tăng (từ 36,3% năm 2001 tăng lên 39% năm 2002) ước năm 2003 nhóm này đạt kim ngạch khoảng 7,5 tỷ USD, tăng 15% so với năm 2002
Tuy nhiên, có thể thấy sự chuyển biến trên còn chậm, chưa mang tính đột phá, ngay trong nhóm hàng công nghiệp chế biến cũng chủ yếu là gia công (như dệt may, giày dép ), chưa làm chủ được khâu nguyên liệu đầu vào và tiếp cận được với người mua cuối cùng nên giá trị gia tăng thực tế trên một đơn vị sản phẩm không cao Nhiều mặt hàng kim ngạch tăng chủ yếu dựa vào biến động giá của thị trường thế giới nên sự tăng trưởng còn mang tính bất ổn, thiếu bền vững (nhất là nhóm nhiên liệu, khoáng sản) Tỷ trọng của nhóm sản phẩm công nghệ cao còn quá nhỏ, khả năng cạnh tranh thấp
Trong vòng 1 - 2 năm trở lại đây nổi lên một số mặt hàng mới có kim ngạch khá lớn, tốc độ tăng trưởng cao như dây và cáp điện (6 tháng đầu năm 2004 tăng 87,5% so cùng kỳ năm ngoái), sản phẩm nhựa (tăng 23,6%), xe đạp và phụ tùng (tăng 14,3%) Tuy nhiên, những mặt hàng mới như vậy chưa nhiều, thể hiện sự năng động trong chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu và nắm bắt thị trường chưa cao
* Về tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo:
Sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo được hiểu là tất cả các sản phẩm công nghiệp đã qua một hoặc nhiều giai đoạn chế biến, để phân biệt với các nguyên liệu thô hoặc bán thành phẩm Sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo bao gồm tất cả các sản phẩm công nghiệp trừ nhóm nhiên nguyên liệu thô (dầu thô, than đá, khoáng sản)2
Theo nghiên cứu của một số chuyên gia kinh tế nước ngoài, một trong những tiêu chí của một nước công nghiệp phát triển là có tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tạo trong tổng xuất khẩu đạt từ 75% trở lên Ví dụ, tỷ trọng này ở Nhật Bản và Đài Loan là từ 90% đến 100%; các nước như Hàn Quốc, Singapore và Malaixia cũng đạt từ 80 – 90% (xem biểu đồ dưới đây)
Một số nghiên cứu nước ngoài sử dụng phân loại theo SITC, trong đó sản phẩm CN chế biến bao gồm các nhóm
Trang 10Nhóm thứ hai
Nhóm đi sau Thái Lan
Hình 3 Xuất khẩu của ngành công nghiệp chế tạo các nước Đông á
(% trong tổng kim ngạch xuất khẩu)
Hình 4 cho thấy diễn biến về tỷ trọng này ở Việt Nam trong những năm qua
Hình 4 Tỷ trọng XK hàng CN chế biến, chế tạo của VN 2000 - 2003
CN chebien
Như vậy, thời gian qua, mặc dù tỷ trọng hàng công nghiệp chế biến, chế tạo trong tổng xuất khẩu có tăng, nhưng còn thấp, vẫn dao động quanh mức 40 – 50% và còn khá xa so với mục tiêu 75% Tỷ trọng này cũng phản ánh sự chậm chuyển biến trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam: Xuất khẩu dầu thô và
Trang 11các sản phẩm nông sản vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn (mỗi nhóm khoảng 25 – 30% trong tổng xuất khẩu)
2.3 Cơ cấu xuất khẩu theo địa phương
Nhìn chung, cơ cấu xuất khẩu theo địa phương ở nước ta chưa cân đối, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố, trung tâm kinh tế lớn Nếu không kể dầu thô, thì kim ngạch xuất khẩu của các trung tâm kinh tế lớn (gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương) đã chiếm hơn 73% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, trong đó thành phố Hồ Chí Minh chiếm gần 50% Còn 58 tỉnh/thành phố còn lại chiếm tỷ trọng chưa tới 30%
Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu của một số tỉnh/thành phố lớn trong thời gian qua như sau:
2002 2003 Tỉnh/
Thành phố Kim ngạch (Triệu USD)
Tỷ trọng
Kim ngạch (Triệu USD)
Tỷ trọng
2.4 Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường
Cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam phân theo thị trường các Châu
lục trong giai đoạn vừa qua (2000 – 2003) như sau (%):
Trang 12Trên phương châm đa phương hoá và đa dạng hoá thị trường nêu trên, các thị trường chủ lực của ta trong thời gian tới sẽ là thị trường châu á (Nhật Bản, ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông), châu Âu (chủ yêú là EU), Bắc Mỹ (Hoa kỳ, Canada) và châu Đại Dương (Australia) Ngoài ra cần tiếp tục khai thác, thâm nhập một số thị trường truyền thống hoặc thị trường mới như Nga và SNG, Trung Đông, Mỹ La tinh, châu Phi
a) Hoa Kỳ:
Hoa Kỳ là thị trường trường tiêu thụ hàng hoá lớn nhất thế giới với quy mô GDP gần 10.000 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ vào khoảng 1.400 tỷ USD (năm 2002) Nhập khẩu của Hoa Kỳ chiếm 17% tổng nhập khẩu toàn thế giới Với sức mua lớn, nhu cầu lại hết sức đa dạng, phong phú và đủ mọi cấp độ, Hoa Kỳ là thị trường tiềm năng đối với xuất khẩu của nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả các nước phát triển và đang phát triển
Sau khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực (ngày 10/12/2001), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ liên tục tăng với tốc độ cao Kim ngạch vào thị trường này năm 2002 đạt 2,42 tỷ USD, tăng hơn 2 lần so với năm 2001 Kim ngạch năm 2003 đạt 4,47 tỷ USD, đạt 22.5% của tổng kim ngạch xuất khẩu
b) EU:
Xuất khẩu vào EU vẫn đạt tăng trưởng tương đương trong thời kỳ 2002 Kim ngạch xuất khẩu vào EU năm 2002 đạt 3,16 tỷ USD, tăng 5,3% so với năm 2001 và chiếm tỷ trọng 18,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Kim ngạch năm 2003 đạt 3,85 tỷ USD chiếm 19,1% tổng kim ngạch xuất khẩu
Trang 132001-c) Nhật Bản:
Nhật Bản là thị trường tiêu thụ hàng hoá lớn thứ hai sau Mỹ, đồng thời cũng là nước nhập khẩu hàng hoá lớn với kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 300-400 tỷ USD Nhìn chung thị phần của Việt Nam tại Nhật Bản còn hết sức nhỏ bé so với một số nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippines
3 Nhận xét và kết luận
3.1 Đánh giá về giá trị gia tăng của các ngành hàng xuất khẩu
Nhìn chung, do còn phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu, hàm lượng gia công chế biến chưa cao mà chủ yếu là hàm lượng lao động giản đơn nên tỷ lệ giá trị gia tăng của các ngành hàng công nghiệp xuất khẩu nói chung chưa cao, cụ thể là:
- Ngành dệt may, da giày: Hiện nay, tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm dệt may và da giày khoảng 5,8 tỷ USD, trong khi tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào (bao gồm vải, bông, nguyên phụ liệu ) khoảng 3,4 tỷ USD Đó là chưa kể giá trị nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu ước tính sơ bộ giá trị gia tăng ngành dệt may khoảng 30 – 35%, ngành da giày khoảng 20 – 25%
- Ngành cơ khí: sản phẩm thiết bị toàn bộ có tỷ lệ nội địa hoá (NĐH) ngày càng cao, như: nhà máy xi măng lò quay 1,4 triệu tấn/năm (tỷ lệ NĐH 70% về khối lượng và 30% về giá trị), nhà máy bột giấy 60.000 tấn/năm (tỷ lệ NĐH 70% về khối lượng và trên 50% về giá trị), nhà máy cán thép đến 200.000 tấn/năm, nhà máy chế biến gỗ và ván sợi đến 15.000 m3/năm, nhà máy chế biến bông, xơ mọi công suất, nhà máy đường mía đến 3.000 tấn mía/ngày (tỷ lệ NĐH 60-65%) và công suất 3.000 - 8.000 tấn mía/ngày (tỷ lệ NĐH 50%)
3.2 Tình hình thực hiện xuất khẩu sản phẩm của các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công nghiệp:
Mặc dù xuất khẩu sản phẩm công nghiệp luôn chiếm tỷ trọng chi phối (khoảng 70%) trong tổng xuất khẩu của cả nước, nhưng tỷ trọng của các doanh nghiệp trực thuộc Bộ Công nghiệp trong tổng xuất khẩu toàn ngành công nghiệp còn khiêm tốn Nếu không kể dầu thô, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp trực thuộc Bộ năm 2001 chỉ đạt 0,93 tỷ USD – chiếm 12,6% tổng xuất khẩu toàn ngành công nghiệp; năm 2002 đạt 1,1 tỷ USD – chiếm 13%; năm 2003 đạt 1,2 tỷ USD – chiếm gần 12%
Các đơn vị đóng góp lớn nhất vào kim ngạch xuất khẩu của Bộ là TCT Dệt may (chiếm khoảng 58,3% tổng kim ngạch năm 2003 của cả Bộ), TCT Than (gần 14%), các đơn vị khối da giày (gần 9%), Công ty Sữa Việt Nam (khoảng 6,5%) Còn lại các đơn vị khác kim ngạch còn nhỏ bé, chưa đáng kể, tổng cộng chiếm chưa tới 12% tổng kim ngạch của cả Bộ Tuy nhiên, có một số đơn vị dù kim ngạch còn nhỏ bé nhưng đã bước đầu tăng trưởng mạnh trong mấy năm gần
Trang 14đây, cụ thể là TCT Thuốc lá (tăng 83%), TCT Thiết bị Kỹ thuật Điện (tăng 68%), Cty Dầu thực vật HLMP (tăng 82%)
Đáng lưu ý là ngoài mặt hàng than (do đặc thù ngành, gần như chiếm thị phần 100% trong tổng xuất khẩu toàn ngành) và dệt may (chiếm thị phần khoảng 20%), kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khác của các đơn vị trực thuộc Bộ còn quá nhỏ bé so với kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Ví dụ như mặt hàng da giày – chiếm chưa tới 5%, sản phẩm máy tính và linh kiện điện tử – chưa tới 3%, sản phẩm nhựa – khoảng 2%, dây và cáp điện – chưa tới 1% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành Nhiều mặt hàng trong những năm gần đây liên tục bị suy giảm, như sữa (năm 2003/2002 chỉ đạt 46%, dự kiến 2004/2003 chỉ đạt 39%), sản phẩm máy động lực và máy nông nghiệp (2003/2002 là 85%, 2004/2003 là 55%), sản phẩm điện tử tin học (2003/2002 và 2004/2003 đều chỉ đạt 75%) Điều này không chỉ phản ánh những khó khăn khách quan như thị trường tiêu thụ gặp khó khăn (ví dụ Iraq), cạnh tranh ngày càng tăng do mở cửa kinh tế mà cũng thể hiện sự chậm chạp và chưa quyết liệt trong việc đổi mới tổ chức sản xuất, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp Đây là một thách thức lớn mà các đơn vị trực thuộc Bộ Công nghiệp cần vượt qua để giữ vững vai trò và vị thế của mình trong toàn ngành công nghiệp
3.3 Một số nhận xét và kết luận
* Những kết quả đạt được:
- Kim ngạch xuất khẩu từ năm 2001 trở lại đây đã có sự tăng trưởng vượt bậc, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực được hình thành, hàng xuất khẩu vươn ra chiếm lĩnh được nhiều thị trường mới
- Tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, trong đó các mặt hàng công nghiệp chế biến đã vươn lên, chiếm tỷ trọng khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu
- Khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN đóng góp trên 50% kim ngạch xuất khẩu cả nước với tỷ lệ nhập siêu thấp nên việc kêu gọi, thu hút vốn ĐTNN có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu
* Những mặt chưa đạt:
- Mặc dù những thành quả đã đạt được là quan trọng nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam còn khá nhỏ bé so với nhiều nước trong khu vực; xuất khẩu hiện đóng góp khoảng 50% GDP nhưng tỷ trọng này còn khá nhỏ so với nhiều nước trong khu vực lấy xuất khẩu làm động lực phát triển kinh tế (như Thái Lan là 60%, Malaysia là 125%, )
- Cơ cấu xuất khẩu thay đổi còn chậm, thể hiện chưa có sự chuyển biến mạnh về chất, cụ thể là tỷ trọng của nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo có tăng nhưng không nhiều – từ năm 2000 tới nay vẫn dao động quanh mức xấp xỉ 50%, chưa có sự chuyển biến mang tính đột phá; xuất khẩu nhóm nguyên liệu thô vẫn chiếm tỷ trọng lớn
Trang 15- Xuất khẩu Việt Nam còn thiếu tính bền vững do còn phụ thuộc nhiều vào thị trường thế giới (bao gồm cả thị trường nguyên liệu) như ngành da giầy phải nhập khẩu 75 – 80% nguyên vật liệu, ngành nhựa phải nhập khẩu gần như 100% hạt nhựa Nhiều mặt hàng kim ngạch tăng chủ yếu dựa vào giá của thị trường thế giới nên sự tăng trưởng còn mang tính bất ổn, thiếu bền vững (nhất là nhóm sản phẩm dầu thô và nông sản) Giá trị gia tăng kim ngạch xuất khẩu thấp, xuất khẩu không bù đắp được nhập khẩu
- Chưa nhiều sản phẩm xuất khẩu gây dựng được thương hiệu, uy tín trên thị trường thế giới mà chủ yếu vẫn là gia công để gắn thương hiệu nước ngoài Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa thực sự chú trọng đúng mức tới công tác xây dựng, đăng ký và bảo hộ thương hiệu tại thị trường nước ngoài Năng suất lao động của Việt Nam còn thấp, như trong ngành dệt bằng 90 – 95% của Trung Quốc, chỉ bằng 85% của Thái Lan Nhiều cơ sở sản xuất hàng xuất khẩu do thiếu vốn, trình độ công nghệ lạc hậu, máy móc thiết bị cũ, cùng với nhận thức chưa sâu nên sản xuất còn gây ô nhiễm môi trường, dẫn tới dễ bị nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp kỹ thuật để hạn chế nhập khẩu ưu thế về lao động rẻ của Việt Nam đang mất dần, giá nhân công trong hai ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là dệt may và da giầy hiện đã bằng hoặc cao hơn so với một số nước trong khu vực Tất cả những điều này đã dẫn đến năng lực cạnh tranh của các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam trên trường quốc tế khá thấp
Trang 17Hàng công nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Hoa Kỳ
1.2 Thị trường EU
Xuất khẩu vào EU vẫn đạt được tăng trưởng dương trong thời kỳ 2002 nhưng tốc độ tăng trưởng đã chậm lại so với thời kỳ trước năm 2000 Kim ngạch xuất khẩu vào EU năm 2002 đạt 3,16 tỷ USD, tăng 5,3 % so với năm 2001 và chiếm tỷ trọng 18,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu Kinh tế EU năm 2003 khả quan hơn nhưng mức độ phục hồi chậm Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU năm 2003 đạt 3,85 tỷ USD Khó khăn chủ yếu trong xuất khẩu vào EU là xuất hiện nhiều hàng rào kỹ thuật mới, ngày càng tinh vi hơn, kể cả đối với các sản phẩm thô và sản phẩm chế biến EU cũng đang xem xét loại bỏ một số mặt hàng ra khỏi danh mục GSP từ năm 2003, trong đó dự kiến có một số mặt hàng như giày dép, quần áo, đồ gốm sứ, điện tử tiêu dùng, cao su
2001-Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực vào EU trong thời gian quan như sau:
Trang 18Hàng công nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang EU
như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Philippin
1.4 Thị trường Trung Quốc
Kim ngạch xuất khẩu vào Trung Quốcnăm 2002 ước đạt 1,495 tỷ USD, tăng 5,4% so với năm 2001 và vẫn thấp hơn kim ngạch của năm 2000 (1,53 tỷ USD), trong khi đó nhập khẩu từ Trung Quốc tăng 23% lên 2 tỷ USD Điều này cho thấy ta chưa phát huy được những lợi thế về vị trí địa lý và việc Trung Quốc gia tăng nhu cầu nhập khẩu để đẩy mạnh xuất khẩu , trong khi hàng hoá Trung Quốc đang thâm nhập mạnh vào thị trường Việt nam
Trong thời kỳ 2003-2005, Trung Quốc sẽ tiếp tục là một thị trường xuất khẩu quan trọng đối với Việt Nam Quan hệ ngoại giao cấp cao giữa hai nước được tăng cường là tiền đề quan trọng cho sự phát triển thương mại giữa hai nước trong thời kỳ tới Dự kiến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu bình quân trong thời kỳ 2003-2005 là 10-12%/năm
2 Xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nặng
Theo phân loại thống kê xuất nhập khẩu, xuất khẩu thuộc lĩnh vực công nghiệp nặng bao gồm các mặt hàng: dầu thô, khoáng sản và các sản phẩm từ khoáng sản, hóa chất và các sản phẩm hóa chất, các sản phẩm cơ khí chế tạo (hàng điện tử tin học, thiết bị và vật tư kỹ thuật điện, xe đạp và phụ tùng, các thiết bị cơ khí chế tạo và đồ dùng kim loại khác) Đề án này sẽ tập trung phân tích vào nhóm hàng mới nổi và được đánh giá là có nhiều tiềm năng để thúc đẩy tăng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian tới là nhóm hàng các sản phẩm cơ khí
Trang 19chế tạo, bao gồm: hàng điện tử và tin học, thiết bị vật tư kỹ thuật điện (dây điện và cáp điện), xe đạp và phụ tùng, tàu thủy và một số sản phẩm cơ khí khác
2.1 Sản phẩm sản phẩm điện tử, tin học
Đây là một trong số những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu mới nổi của ta trong những năm gần đây kể từ khi có thêm khu vực kinh tế đầu tư nước ngoài Trong Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 – 2010, sản phẩm điện tử, tin học được coi là nhóm hàng xuất khẩu mũi nhọn của ta Mục tiêu định hướng là đạt kim ngạch 2 tỷ USD vào năm 2005 và 6 tỷ USD vào năm 2010
a) Về kim ngạch:
Trong giai đoạn 1998-2000, kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện vi tính tăng bình quân khoảng 30% và đạt tới đỉnh cao 782 triệu USD vào năm 2000 Năm 2001, 2002 do ảnh hưởng của suy giảm kinh tế toàn cầu, nhu cầu đối với hàng điện tử, tin học giảm nên xuất khẩu bị giảm mạnh vào năm 2002, nhất là đối với linh kiện vi tính Sang năm 2003, kinh tế thế giới bắt đầu phục hồi và sức mua hàng điện tử cũng tăng lên, xuất khẩu của ta cũng tăng tuy chưa bằng mức của năm 2000 Số liệu xuất khẩu qua các năm như sau:
Xuất khẩu Sản phẩm Điện tử - Tin học
(Đơn vị: Triệu USD)
2000 2001 2002 2003 2004 KH
Nguồn: Thống kê xuất nhập khẩu hàng hoá của Tổng cục Thống kê, VEIC
Trong hai mặt hàng thì linh kiện vi tính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu, năm 2000 tăng gần 35% so với năm 1999, nhưng trong hai năm 2001, 2002 suy giảm lần lượt là –29% và - 28% Năm 2003 xuất khẩu đã phục hồi nhưng cũng chưa bằng mức 2000, cụ thể hàng điện tử tăng 51,5%, máy vi tính và linh kiện tăng 30,6% Trong số các doanh nghiệp xuất khẩu hàng điện
Trang 20tử - tin học thì kim ngạch của Công ty Fujitsu chiếm phần lớn, khoảng trên 80%, còn tỷ trọng xuất khẩu của Tổng Công ty Điện tử và tin học Việt Nam rất nhỏ (sẽ nói kỹ ở phần sau) Suy giảm xuất khẩu 2001 và 2002, một mặt do kinh tế thế giới suy giảm, sức mua giảm, mặt khác do Công ty Fujitsu có khó khăn về tài chính vào giữa 2001 nên cũng đã cắt giảm sản xuất không những ở các cơ sở sản xuất lắp ráp tại Việt Nam mà ở cả Philippin, Trung Quốc
b) Về thị trường hiện tại:
Theo số liệu hải quan, hàng điện tử và vi tính của Việt Nam được xuất sang khoảng 35 nước và lãnh thổ nhưng chủ yếu tập trung vào 3 nước châu á là Philippin, Thái lan và Nhật Bản Đối với linh kiện vi tính, 3 thị trường này chiếm tới khoảng 80-90% kim ngạch Bảng kê sau đây sẽ cho thấy tỷ trọng xuất khẩu hàng năm vào từng nước và mức độ tăng giảm của từng thị trường:
Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hoá 2001, Tổng cục TK
Thị trường ASEAN: Nhìn chung, hàng điện tử, vi tính của ta phần lớn
(khoảng 65-80%) được xuất khẩu sang thị trường tiêu thụ trung gian là các nước ASEAN (như Philippin, Thái Lan và gần đây là Singapor, Malaysia) Sức mua của khu vực này trong thời gian tới sẽ không có sự gia tăng cao cho xuất khẩu của ta, không những thế các doanh nghiệp của ta còn phải cạnh tranh gay gắt về chất lượng và giá cả để giữ vững thị phần hiện có
Thị trường Nhật Bản: Hàng điện tử xuất khẩu sang Nhật Bản những
năm qua đang tăng dần về tỷ trọng nhưng chưa vượt quá 20% và cũng rất khó có yếu tố tăng đột biến Gần đây một số sản phẩm đã được xuất khẩu sang Hàn Quốc, Đài Loan và kim ngạch đang dần tăng lên, tuy chưa lớn
Thị trường Mỹ: Mỹ cùng với Nhật Bản, EU là một trong ba thị trường
tiêu thụ cuối cùng với khối lượng lớn hàng điện tử, tin học, trong đó Mỹ là thị trường lớn nhất thế giới và là thị trường nhập khẩu hàng IT quan trọng nhất của các nước ASEAN, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc Do hiệu ứng của Hiệp định thương mại Việt – Mỹ, giống như nhiều hàng xuất khẩu khác, hàng điện tử, tin học của ta năm 2003 xuất sang Mỹ đã tăng hơn 10 lần so với năm 2002,
Trang 21(năm 2002 chỉ đạt 5,3 triệu USD, năm 2003 đạt 56 triệu USD) Đây chính là thị trường ẩn chứa nhiều tiềm năng cần được tập trung nghiên cứu và cần có nhiều biện pháp thúc đẩy nhằm tạo được mức tăng trưởng đột biến cho hàng điện tử tin học của ta Bộ Thương mại dự kiến kế hoạch xuất khẩu điện tử tin học sang Mỹ năm 2004 là 100 triệu USD và tăng lên 150 triệu USD vào năm 2005
c) Về tình hình sản xuất và khả năng cạnh tranh:
Xuất khẩu hàng điện tử - tin học trong thời gian qua chủ yếu do các doanh nghiệp FDI thực hiện, như Công ty Fujitsu (chiếm tỷ trọng lớn, hơn 80%), Daewoo, Samsung, Sony, Panasonic… Các doanh nghiệp Việt Nam chiếm tỷ trọng rất nhỏ Riêng kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử – tin học của Tổng Công ty Điện tử – Tin học Việt Nam VEIC năm cao nhất cũng chưa vượt 30 triệu USD và tỷ trọng năm cao nhất cũng chỉ chiếm 5% Tỷ trọng đó càng ngày càng giảm dần và đang có nguy cơ giảm cả thị phần tiêu thụ trên thị trường nội địa
Ngành điện tử – tin học là một ngành sản xuất phụ thuộc nhiều vào công tác nghiên cứu nâng cao trình độ công nghệ, kỹ thuật và phát triển không ngừng mẫu mã, tính năng sử dụng của từng chủng loại mặt hàng Theo một số tài liệu, các hãng điện tử hàng đầu thế giới thường dành 10 – 15% doanh thu khổng lồ của họ cho công tác nghiên cứu phát triển (R&D) chính vì vậy việc đổi mới mặt hàng, mẫu mã của họ diễn ra nhanh đến chóng mặt Tại Việt Nam, trừ Fujitsu là doanh nghiệp FDI có đầu tư lớn (200 triệu USD) cho sản xuất xuất khẩu, còn các công ty FDI khác có vốn đầu tư nhỏ, chỉ khoảng 5-6 triệu USD, tập trung chính cho việc lắp ráp và tiêu thụ các sản phẩm điện tử nghe nhìn tại thị trường nội địa, cạnh tranh thị phần quyết liệt với các công ty của Việt Nam Những doanh nghiệp FDI này trong những năm qua sống nhờ vào chính sách bảo hộ, lãi chỉ dành chuyển ra nước ngoài và một số doanh nghiệp sẽ hết hạn hoạt động trong vài năm tới Trong lúc đó các doanh nghiệp điện tử trong nước, nhất là các doanh nghiệp thuộc VEIC cũng không chú ý đầu tư phát triển năng lực sản xuất của ngành, nhiều doanh nghiệp lúng túng về chiến lược phát triển Giai đoạn 1996-2000 được đánh giá là giai đoạn hàng điện tử, tin học thế giới có tốc độ phát triển cao nhất Việt Nam cũng đã xếp ngành này vào thứ tự ưu tiên hàng đầu, ngành mũi nhọn, ngành chủ lực Tuy nhiên, mức vốn đầu tư phát triển dành cho ngành rất thấp: 5 năm 1996-2000 VEIC chỉ đầu tư tổng cộng 67,386 tỷ đồng (tương đương tỷ giá thời điểm đó khoảng 6 triệu USD) bằng 5,7% doanh thu, 2001-2003 ước đầu tư khoảng gần 50 tỷ đồng bằng 1,21% doanh thu Nhiều doanh nghiệp hầu như không có đầu tư mới trong suốt nhiều năm qua Kết quả là năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng giảm sút: chất lượng mẫu mã sản phẩm luôn đi sau thời đại, vừa lạc hậu vừa yếu thế; giá cả không còn cạnh tranh vì tới 65% linh kiện để lắp ráp phải nhập khẩu; năng lực tài chính yếu nên không có lợi thế về quảng cáo, dịch vụ sau bán hàng và điều kiện tín dụng cho đại lý Hiện nay, ngành có hai sản phẩm là ti vi màu (của Công ty Điện tử Hà Nội) và máy tính (VEIC) được Chính phủ đưa vào danh mục các sản phẩm công nghiệp trọng điểm được hưởng Chính sách hỗ trợ phát triển từ năm 2000 và 2001 Tuy nhiên, việc triển khai đầu tư phát triển hai sản phẩm này vẫn chậm và chủ yếu nhằm đáp ứng thị trường nội địa
Trang 22Việc xuất khẩu các sản phẩm điện tử tin học trong thời gian tới vẫn dựa chủ yếu vào các doanh nghiệp FDI Hiện tại, khu vực này thu hút lao động còn hạn chế, giá trị gia tăng còn thấp, tỷ lệ nhập khẩu linh kiện cao, mối liên kết giữa các nhà sản xuất trong ngành và liên kết với các ngành phụ trợ yếu Mặt khác do nhiều nguyên nhân, giá nhân công đang không ngừng tăng lên, các chi phí đầu vào cũng càng ngày càng tăng nên chi phí lắp ráp hàng điện tử tại Việt Nam quá cao so với các đối thủ cạnh tranh trong khu vực Theo một số tài liệu nghiên cứu: chi phí lắp ráp một ti vi ở Trung Quốc chỉ khoảng 1 USD, ở các nước ASEAN là 3 USD, trong khi ở Việt Nam là 6 -7 USD, thậm chí có doanh nghiệp lên tới 8 - 9 USD Rõ ràng cạnh tranh về giá cả đang là một thách thức lớn cho công nghiệp lắp ráp các sản phẩm điện tử xuất khẩu của ta
Phần mềm Việt Nam: Sẽ là khiếm khuyết khi nói về hàng điện tử – tin
học mà không điểm qua tình hình phần mềm Hiện nay, có khoảng 80-90 công ty sản xuất gia công phần mềm đang hoạt động Theo ước tính của Hiệp hội phần mềm Việt Nam, doanh số năm 2001 của ngành công nghiệp non trẻ này đạt khoảng 60 triệu USD, 2002 đạt khoảng 75 triệu USD Một số công ty đã có được hợp đồng gia công xuất khẩu phần mềm đóng gói cho nước ngoài, tuy nhiên, cho tới nay chưa có só liệu thống kê xuất khẩu về mặt hàng này
Trong 3 năm 2001-2003, đã có thêm 124 dự án FDI về lĩnh vực điện tử – tin học được cấp phép với tổng vốn đầu tư 394,77 triệu USD và 167,6 triệu USD vốn pháp định, trong đó phần lớn là các dự án gia công phần mềm Như vậy ước tính cả nước có khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện tử – tin học Theo đánh giá và kỳ vọng của nhiều chuyên gia đối với ngành công nghệ thông tin, gia công xuất khẩu phần mềm của Việt Nam có thể trở thành một ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực
d)Về triển vọng thị trường thế giới:
Theo một số tài liệu nghiên cứu về nhu cầu thị trường thế giới thì tổng kim ngạch ngoại thương toàn thế giới đối với hàng điện tử, tin học là rất lớn Chỉ tính riêng thị trường sản phẩm vi mạch đã đạt 150 tỷ USD Thị trường này đã có tốc độ phát triển khá cao từ 1996-2000, tuy có suy giảm trong năm 2001 và 2002, nhưng đang phục hồi Kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử - tin học của ta năm 2003 đạt 685 triệu USD, tỷ trọng trong tổng kim ngạch cả thế giới rất nhỏ, chưa đầy 0,05% Về lâu dài, ngành công nghiệp này vẫn được đánh giá là sẽ có mức tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn thế giới Tuy nhiên, thị trường hàng điện tử – tin học thế giới vẫn do các công ty đa quốc gia chi phối cả về kỹ thuật công nghệ và cả về phân định thị trường Về chủ quan, ta khó có những tác động trực tiếp để tăng xuất khẩu mặt hàng này, nhưng ta cũng có những tiềm năng phát triển nếu có những chính sách thúc đẩy phù hợp
Định hướng chính sách vĩ mô thúc đẩy xuất khẩu: Xuất khẩu hàng điện tử – tin học trong thòi gian tới chủ yéu vẫn tập trung vào ba mặt hàng chính: các sản phẩm điện tử hoàn chỉnh, linh kiện vi tính (phần cứng) và sản phẩm phần mềm tin học Khu vực sản xuất chủ yếu ba mặt hàng này vẫn là các doanh nghiệp FDI Vì vậy, chính sách vĩ mô chủ yếu vẫn phải tập trung vào tạo thuận lợi hơn nữa cho môi trường đầu tư
Trang 232.2 Xuất khẩu thiết bị kỹ thuật điện, dây & cáp điện
Các sản phẩm ngành thiết bị điện và vật tư kỹ thuật điện (bao gồm dây và cáp điện) ngày càng đáp ứng tốt hơn cho thị trường nội địa và tham gia xuất khẩu ngày càng tăng vào thị trường khu vực và thế giới
a Kim ngạch và mặt hàng:
Nhóm hàng thiết bị điện gồm thiết bị chạy bằng rôto, thiết bị biến đổi dòng điện, phụ tùng, thiết bị dùng để ngắt mạch bảo vệ điện, thiết bị phân phối điện và các thiết bị máy móc dùng điện khác (không kể đồ gia dụng chạy điện) Kim ngạch xuất khẩu của nhóm hàng này từ 111,4 triệu USD năm 1998 đã nhanh chóng tăng lên đạt 406,9 triệu USD năm 2001, với tốc độ tăng gấp gần 4 lần (Nguồn: Tổng cục thống kê: Xuất nhập khẩu hàng hoá VN năm 1998, 1999, 2000 và 2001), rõ ràng là một nhóm hàng có kim ngạch đáng kể
Về nhóm hàng dây và cáp điện có các loại: Dây và cáp điện dân dụng, dây
và cáp điện hạ thế Theo số liệu của Tổng cục thống kê mặt hàng này năm 2001 đạt 181 triệu USD, 2002 đạt 186 triệu USD, tăng 20,8% và 2003 đạt 290 triệu USD, tăng 55,9% Bảng dưới đây tổng hợp số liệu chưa đầy đủ từ Tổng cục Thống kê, phản ánh tăng trưởng xuất khẩu nhanh chóng của nhóm hàng thiết bị điện, vật tư kỹ thuật điện, dây và cấp điện đang nổi lên là mặt hàng xuất khẩu đầy tiềm năng:
Đơn vị: Triệu USD
Tổng KN XK, triệu USD
111,378 185,736 405,532 577,771 -
Tốc độ tăng trưởng % 100 166,76 218,34 142,47 -
XK của TCT TBị KTĐiện VEC
1.Tbị điện chạy bằng rôto và phụ tùng, tr.USD
2.Tbị biến đổi, điều chỉnh dòng điện và phụ tùng
3 Tbị ngắt mạch điện , bảo vệ mạch điện
4.Tbị khác để phân phối điện
5 Máy móc, T/bị dùng điện khác
6 Dây điện , cáp điện - - - 181,042 186 290Tốc độ tăng trưởng
XK dây điện, cáp điện, %
20,8 55,9
Trang 24Nguồn: Tổng cục Thống kê
Nhìn chung, không chỉ có mặt hàng dây & cáp điện mà tất cả các mặt hàng thiết bị điện và kỹ thuật điện xuất khẩu đều có tốc độ tăng trưởng khá cao và năm sau cao hơn năm trước bất chấp đà suy giảm của kinh tế thế giới trong 2001 và 2002 Một lần nữa, xuất khẩu của nhóm hàng này chủ yếu vẫn do các doanh nghiệp FDI thực hiện, nhất là các công ty có vốn đầu tư từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc như LG-Vina, Sumi-Hanel, ABB, TAKAOKA, Alpha Nam, E-HSin,… Riêng về kim ngạch xuất khẩu của Tổng Công ty Thiết bị kỹ thuật Điện chiếm tỷ trọng rất nhỏ, không đáng kể trong xuất khẩu chung của toàn ngành
a) Thị trường xuất khẩu:
Theo số liệu thống kê, các thiết bị điện, dây điện, cáp điện của Việt Nam đã xuất khẩu sang khoảng 30 nước khắp các châu lục Nhật Bản luôn là thị trường tiêu thụ lớn nhất Riêng mặt hàng dây điện, cáp điện sang Nhật đã chiếm tới 91-93% kim ngạch Theo Bộ Thương mại, tỷ trọng này đang có xu hướng giảm nhẹ: năm 2001 chiếm 94,3%; năm 2002 chiếm 93,6%; năm 2003 còn 91,5%, tuy nhiên về kim ngạch tuyệt đối vẫn tăng hàng năm Sỡ dĩ như vậy vì tỷ trọng xuất khẩu nhóm hàng này đang đần dần được tăng lên ở các thị trường khác như Hàn Quốc, Đài Loan, Jordani, Trung Quốc-Hồng Kông… Cũng như các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản, các doanh nghiệp FDI đang bắt đầu xuất khẩu trở về chính quốc các sản phẩm của mình do giá thành và chất lượng sản xuất tại Việt Nam tương đối cạnh tranh
b) Năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh:
Theo số liệu của TCT Thiết bị kỹ thuật Điện VEC, trước năm 2000 đã có 71 doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong lĩnh vực thiết bị kỹ thuật điện Trong ba năm 2001- 2003 có thêm 76 doanh nghiệp FDI được cấp phép sản xuất với tổng vốn đầu tư 131,6 triệu USD và vốn pháp định 56,8 triệu USD Như vậy có khoảng 150 doanh nghiệp đang kinh doanh sản xuất thiết bị điện, dây điện, cáp điện Các doanh nghiệp FDI đang tích cực khai thác những lợi thế của ngành sản xuất này như: nhu cầu tiêu dùng nội địa ngày càng cao, nhất là nhu cầu cho sự phát triển của ngành Điện lực Việt Nam, giá nhân công rẻ cộng với trình độ tay nghề cơ khí khéo léo của công nhân Việt Nam, nhiều nguyên liệu đầu vào trong nước đã sản xuất được như dây đồng, nhựa bọc cáp nên giá cả sản phẩm có khả năng cạnh tranh tốt Mặt khác, các doanh nghiệp FDI đã đầu tư công nghệ tương đối hiện đại của EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan nên sản phẩm có chất lượng tốt, đạt tiêu chuẩn IEC (Uỷ ban Điện Quốc tế); nhiều chủng loại mẫu mã đẹp, càng tăng tính cạnh tranh trên thị trường nội địa cũng như thị trường khu vực
Đối với các doanh nghiệp trong nước: Khác với lĩnh vực điện tử, các
doanh nghiệp tư nhân cũng như các doanh nghiệp nhà nước sản xuất trong lĩnh vực này khá năng động và nhanh nhạy trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường, nhất là thị trường nội địa Riêng VEC đã có một chiến lược phát triển rõ ràng ngay từ năm 1999 cả về đầu tư phát triển sản xuất và nâng cao kỹ thuật công nghệ cho từng nhóm sản phẩm của các đơn vị thành viên Nhờ vậy, sản phẩm
Trang 25của VEC đã đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước tới 70% và có tốc độ tăng trưởng từ 24% đến 55% Tuy xuất khẩu chưa lớn nhưng các sản phẩm xuất khẩu của Tổng công ty có khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới cả về chất lượng và giá cả vì hầu hết đã đạt được tiêu chuẩn của IEC (Uỷ ban Điện Quốc tế) Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong nước gặp một số bất lợi trong cạnh tranh với các doanh nghiệp FDI Cụ thể:
- Thiếu vốn nên không thể đầu tư dây chuyền máy móc, công nghệ sản xuất đồng bộ mà chỉ có thể đầu tư đổi mới từng phần công đoạn, nên tính ổn định của sản xuất kém, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm
- Một số vật tư đầu vào còn phải nhập khẩu nên ảnh hưởng tới giá thành sản xuất Một số vật tư đã sản xuất được thì chất lượng chưa cao, chưa ổn định như dây đồng, nhựa nên ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm , giảm tính cạnh tranh
- Chính sách thuế đối với một số vật tư đầu vào quá cao Sản phẩm trong nước còn bị hàng lậu trốn thuế cạnh tranh không bình đẳng
2.3 Xuất khẩu máy móc, thiết bị và các sản phẩm cơ khí kim loại
Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm cơ khí kim loại
5 Máy móc ngành dệt, da thuộc và phụ tùng
174,703 132,200 219,249 206,881 286,834
Trang 26sau/năm trước,%
Nguồn: Xuất nhập khẩu hàng hoá 2001, Tổng cục TK
Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu bình quân trong 05 năm 1997-2001 đạt 13,6%/năm
2.4 Xuất khẩu xe đạp và phụ tùng:
Kim ngạch xuất khẩu xe đạp và phụ tùng như sau
2001 2002 2003 2004
Xe đạp và phụ tùng (Triệu USD)
2.5 Xuất khẩu của công nghiệp tàu thuỷ
Xuất khẩu của ngành công nghiệp đóng tàu thủy bao gồm: tàu thuyền và cấu kiện nổi, sửa chữa và đóng mới tàu thủy Ngành hàng này năm 1997 đã xuất khẩu được trên 10 triệu USD, nhưng năm 1998 không có hợp đồng nào cả Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu tăng gấp đôi năm 1997, đạt 20,136 triệu USD Năm 2000 kim ngạch chỉ đạt 2,629 triệu USD và năm 2002 đạt 5,352 triệu USD Đây là một ngành công nghiệp non trẻ nhưng đã được nhà nước tập trung đầu tư kỹ thuật và thiết bị công nghệ mới tiên tiến Bước đầu ngành chỉ mới đặt mục tiêu làm dịch vụ sửa chữa tàu thủy cho nước ngoài và đóng mới một số tàu tải trọng nhẹ cho các đơn hàng trong nước Năm 2003, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã ký nhiều hợp đồng đóng mới và hoàn thành nhiều sản phẩm lớn như tàu hàng 6.500 tấn, tàu hàng 12.000 tấn, tàu container 13.000 tấn, tàu cao tốc các loại Đặc biệt, tàu ShineSun do Vinashin đóng đã chở hàng xuất nhập khẩu với hành trình dài hơn 80 ngày trên biển an toàn trở về, Chất lượng tàu được khẳng định đã tăng thêm uy tín cho ngành công nghiệp đóng tầu thủy của Việt Nam trên thị trường quốc tế Chỉ trong quý I/2004, Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã nhận được hợp đồng đóng mới 15 tàu vận tải biển cho Công ty đầu tư Graig của Anh với tổng trị giá 322 triệu USD, trọng tải tới 53.000tấn/tàu, khởi công đóng mới tàu H-134 sức chở 6.500 tấn hàng khô theo đơn hàng của Công ty vận tải biển NOMA (Nhật Bản)
Trang 273 Xuất khẩu các sản phẩm Công nghiệp tiêu dùng và thực phẩm
3.1 Sản phẩm Dệt may:
a) Tình hình xuất khẩu và thị trường
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2002 đạt 2,75 tỷ USD, tăng 39,3% so với năm 2001 (1,98 tỷ USD) Thuận lợi cơ bản của năm 2002 là thị trường Hoa kỳ được mở, giá xuất khẩu và giá gia công tăng khoảng 10-15% so với năm 2001 Năng lực sản xuất tăng mạnh do ngành dệt may đang thực hiện chiến lược tăng tốc Năm 2003, ngành dệt may ước đạt kim ngạch 3,2 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2002 Thị trường xuất khẩu chủ yếu là Hoa kỳ, EU Tuy nhiên, từ năm 2004, xuất khẩu hàng dệt may bắt đầu gặp khó khăn và có dấu hiệu chững lại – 6 tháng đầu năm 2004 chỉ tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2003, do Hoa Kỳ và EU áp đặt hạn ngạch nên lượng xuất khẩu bị giới hạn, trong khi việc mở ra các thị trường và mặt hàng mới chưa mạnh
TCT Dệt may Việt Nam Vinatex là đơn vị thuộc Bộ Công nghiệp đồng thời là một doanh nghiệp xuất khẩu lớn của ngành Kim ngạch xuất khẩu của Vinatex qua các năm lần lượt như sau: năm 2001 đạt 0,43 tỷ; năm 2002 đạt 0,54 tỷ; năm 2003 đạt 0,70 tỷ và năm 2004 phấn đấu đạt 0,85 tỷ USD (sáu tháng đầu năm đã xuất khẩu được 0,41 tỷ USD)
Về thị trường chính xuất khẩu hàng dệt may như sau:
- Hoa Kỳ: Năm 2002 xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ đạt 975,8 triệu USD,
tăng 20 lần so với năm 2001 (47,5 triệu USD) và chiếm 41% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta vào thị trường này Năm 2003, xuất khẩu đạt 1.950 triệu USD, chiếm 54% tổng kim ngạch XK dệt may cả nước
- EU: là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ hai (sau Hoa kỳ) Kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU năm 2001 đạt 610,4 triệu USD, năm 2002 đạt 560 triệu USD (giảm 9%), năm 2003 đạt 750 triệu USD (tăng 34%)
- Nhật Bản: Kim ngạch xuất khẩu giảm từ 590 triệu USD năm 2001 xuống
còn 490 triệu USD năm 2002 Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2002 nhiều doanh nghiệp đã chuyển hướng sang thị trường Hoa Kỳ để tận dụng cơ hội sau khi có hiệp định thương mại Kim ngạch xuất khẩu năm 2003 ước đạt 600 triệu USD, tăng 22% so với năm 2002
b) Năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh:
Khả năng cạnh tranh của hàng Dệt-May Việt Nam nhìn chung được đánh giá tích cực, tuy nhiên còn tồn tại một số vấn đề cần được tập trung giải quyết:
+ Hàng may mặc: Nhìn chung đã được đổi mới khá nhiều về thiết bị, công
nghệ, do đó chất lượng sản phẩm và giá thành có thể canh tranh được với các nước trong khu vực để đẩy mạnh xuất khẩu Tuy nhiên, hình thức chủ yếu vẫn là gia công xuất khẩu Việt Nam còn thiếu vải, chưa chủ động về một số nguyên phụ liệu và thị trường tiêu thụ 80% sản phẩm xuất khẩu đều phải thông qua
Trang 28nước thứ ba, nên khả năng bị ép cấp, ép giá thường xuyên xảy ra, gây nhiều thua thiệt cho các doanh nghiệp
Trong khi đó, nếu xuất khẩu theo hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm thì giá trị xuất khẩu tăng lên rất nhiều, thường gấp từ 4-5 lần, chưa kể nếu sử dụng được 100% vải sản xuất trong nước thì giá trị gia tăng từ xuất khẩu sẽ tăng lên gấp bội
+ Sản phẩm Tơ tằm: Hiện nay, tơ tằm được coi là mặt hàng có triển vọng
mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn cho Việt Nam trong những năm tới Vì thị trường tiêu thụ tơ tằm và các sản phẩm từ tơ tằm của thế giới rất lớn, Việt Nam có ưu thế của một nước nông nghiệp có nghề tơ tằm truyền thống từ lâu đời, lao động nhiều và rẻ, đất đai chưa được khai thác hết và khá thích hợp với nghề trồng dâu nuôi tằm
Hiện nay, hầu hết tơ sản xuất trong nước được dùng để xuất khẩu, lụa chủ yếu cũng để xuất khẩu, tiêu thụ trong nước chỉ chiếm 35%; Khả năng cạnh tranh của tơ Việt Nam chỉ kém tơ Trung Quốc, trong khi đó lụa lại có chất lượng cao hơn của Trung Quốc (do không pha nilon) Nhìn chung, sản phẩm tơ tằm của Việt Nam có thể cạnh tranh được với sản phẩm tơ tằm của các nước ASEAN và thị trường tiêu thụ tơ của Việt Nam đã tương đối phát triển, trong đó có các nước ASEAN Tuy nhiên, đối với lụa, thị trường tiêu thụ còn tương đối hạn chế, chưa có thị trường xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu chủ yếu bởi các liên doanh dệt lụa
+ Lĩnh vực sản xuất sợi: Hiện nay, trong nước mới chỉ sản xuất được sợi xơ ngắn với chất lượng có thể thay thế hàng nhập khẩu và 100% được tiêu thụ
trong nước, các sản phẩm sợi xơ dài vẫn phải nhập khẩu Hiện đã có một số liên doanh sản xuất sợi xơ dài với quy mô nhỏ Chỉ có sợi bông chải kỹ là có khả năng cạnh tranh và được xuất sang các nước Trung Đông, Lào, Cămpuchia hoặc phục vụ cho ngành Dệt
c) Cơ hội và thách thức đối với ngành Dệt may: * Cơ hội:
- Hiện nay giá nhân công của Việt Nam thấp nhất Đông Nam á (từ 0,16 - 0,35 USD/h) Đồng thời, ngành may mặc đã có thêm nhiều thị trường mới trong đó phải kể đến thị trường đầy tiềm năng như Hoa Kỳ, thị trường chủ lực EU, thị trường truyền thống: Nhật bản, các nước SNG
- Năm 2001 Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ thương mại trở lại bằng việc ký kết hiệp định thương mại song phương Có thể nói đây là cơ hội mới rất tốt cho thương mại Việt Nam trong đó có ngành may mặc Bởi Hoa Kỳ được xếp là nước có lượng nhập khẩu may mặc lớn nhất thế giới
- Các chính sách về thuế cũng có nhiều thay đổi theo hướng khuyến khích, tạo điều kiện cho Doanh nghiệp như chính sách về thuế GTGT, thuế thu nhập Doanh nghiệp, thuế XNK
* Thách thức:
Trang 29- Việc EU sẽ xoá bỏ hạn ngạch vào năm 2004 cho các nước thuộc tổ chức WTO đã gây một sức ép không nhỏ cho ngành may mặc Việt Nam
- Hiệp định về may mặc giữa Hoa Kỳ và Việt Nam được ký kết để thông qua đó áp dụng hạn ngạch
- Ngành hàng này quá phụ thuộc vào một vài thị trường, nên khi có biến động hoặc thay đổi ta sẽ hứng chịu hoàn toàn
- Kể từ 01/01/2005 Hiệp định ATC hết hiệu lực, hoạt động buôn bán hàng dệt may trên thế giới sẽ bước vào thời kỳ tự do hơn, chấm dứt chế độ hạn ngạch tồn tại suốt 30 năm qua Đây sẽ là thách thức lớn đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của nhiều nước, trong đó có Việt Nam
- Năng lực sản xuất ngành may mặc của ta còn yếu kém, phân tán, nguyên vật liệu hầu hết là nhập khẩu, ta không chủ động được nguồn hàng cũng như đáp ứng được tiến độ giao hàng mà điều này ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín đối với bạn hàng Một bất cập nữa đáng để nhắc đến là ngành dệt của ta phát triển không đồng bộ cùng ngành may Vì thế nó ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm may mặc
- Ngành may của ta chưa tạo ra được thương hiệu, chưa có mặt hàng chủ lực Vấn đề thuế, phí, lệ phí còn cao, góp phần làm tăng giá thành sản phẩm
3.2 Nhóm sản phẩm da giày:
a) Tình hình xuất khẩu và thị trường:
Xuất khẩu hàng giày dép năm 2002 đạt 1,876 tỷ USD, tăng 19,7% so với năm 2001 Năm 2003, xuất khẩu mặt hàng giày dép đạt 2,2 tỷ USD – tăng 17,8% so với năm 2002 và tiếp tục là mặt hàng xuất khẩu chủ lực 6 tháng đầu năm 2004, xuất khẩu đạt 1,29 tỷ USD và dự kiến cả năm nay đạt khoảng 2,65 tỷ USD – tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm da giầy của các doanh nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp năm 2001 đạt 0,12 tỷ; năm 2003 đạt 0,11 tỷ; năm 2003 đạt 0,11 tỷ và năm 2004 theo kế hoạch sẽ đạt 0,12 tỷ USD
EU vẫn là thị trường chính với tỷ trọng 81% Xuất khẩu vào Hoa kỳ tăng 72%, nâng tỷ trọng từ 6,9% vào năm 2001 lên 10,5% vào năm 2002 Việt Nam có lợi thế hơn so với các nước khác khi xuất khẩu giày dép vào thị trường EU, Mỹ: Xuất khẩu vào thị trường EU không bị hạn chế bởi hạn ngạch, không bị đánh thuế chống phá giá và được giảm thuế (từ 17,6% xuống còn 12,3%) do đạt tiêu chuẩn xuất xứ ưu tiên theo hiệp định thuế quan có hiệu lực chung của liên minh châu Âu (GSP) Xuất khẩu vào thị trường Mỹ được giảm thuế từ 40% xuống 3% theo Hiệp định thương mại Việt Mỹ
Về các thị trường xuất khẩu chủ lực của da giầy:
- Hoa Kỳ: Kim ngạch xuất khẩu giày, dép vào Hoa kỳ năm 2002 đạt 196
triệu USD, tăng 72% so với năm 2001 Kim ngạch năm 2003 đạt 330 triệu USD,
Trang 30- EU: là thị trường nhập khẩu giày dép lớn thứ 2 thế giới sau Hoa Kỳ
Xuất khẩu giày dép vào EU đã tăng khá nhanh trong thời gian qua và đạt 1330 triệu USD vào năm 2002, tăng 15% so với năm 2001, chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép cả nước Kim ngạch năm 2003 ước đạt 1500 triệu USD
- Nhật Bản: Xuất khẩu năm 2002 đạt 54 triệu USD, giảm 16% so với năm
2001, năm 2003 ước đạt 60 triệu USD Mục tiêu phấn đấu năm 2005 đạt kim ngạch 100-120 triệu USD
b) Năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh
Các loại giầy (giầy thể thao, giầy nữ) là những mặt hàng có thể cạnh tranh
được vì có thị trường tiêu thụ sản phẩm lớn Các loại giầy này được xuất khẩu sang hầu hết các thị trường, đặc biệt là những thị trường có sức tiêu thụ lớn (EU, Mỹ) và đã được các thị trường này chấp nhận về chất lượng, ngoài ra còn phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa với số lượng ngày càng tăng
Giầy vải từ thấp cấp đến cao cấp, giầy nữ trung và cao cấp tiêu thụ hầu hết các thị trường Giày thể thao trung và cao cấp cho thị trường EU, Bắc Mỹ, Nhật bản
Giầy dép luôn luôn là mặt hàng thời trang thay đổi theo thời gian và sở thích của người tiêu dùng ở các khu vực khác nhau Giầy thể thao, giầy vải còn phục vụ cho nhu cầu thể thao của mọi giới
Sản phẩm có giá cạnh tranh do giá nhân công hiện nay so với các nước Đông Nam á và khu vực gần thấp nhất Nếu tự sản xuất được nguyên vật liệu trong nước sẽ giảm được chi phí sản xuất (giá nguyên vật liệu giảm 15-20% so với nhập khẩu, giảm phí nhập khẩu, phí vận tải )
Công nghệ sản xuất giày ở Việt Nam hiện nay cũng là công nghệ mà các nước trên thế giới đang sử dụng Do đó khi thực hiện đầu tư có hiệu quả như đầu tư nâng công suất, đầu tư thiết bị mới , chuyên dùng để có thể sản xuất nhiều chủng loại giày trên cùng một dây chuyền , đầu tư các dây chuyền tiên tiến, đồng bộ sẽ giảm được tiêu hao nguyên vật liệu, giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm nên sẽ giảm được giá thành sản phẩm
c) Cơ hội và thách thức đối với ngành Da-Giày Việt Nam: * Cơ hội:
- Xuất khẩu vào thị trường Mỹ vẫn có thể tăng lên do trong năm 2002 nhiều doanh nghiệp được mở rộng SX và xây dựng mới hướng về thị trường này (đặc biệt doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và liên doanh)
- Các DN đã ý thức được sự cần thiết phải thực hiện tổ chức lại sản xuất, nâng cao đạo đức kinh doanh, tôn trọng quyền lợi người lao động, duy trì mối quan hệ bạn hàng, đáp ứng các yêu cầu của hội nhập
Trang 31- Các cơ chế chính sách của Chính phủ nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu trong năm 2003 và các năm tiếp theo sẽ phát huy tác dụng, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong ngành
* Thách thức:
- Việc tăng tiền lương tối thiểu sắp tới sẽ làm tăng chi phí tiền lương và bảo hiểm xã hội làm tăng giá thành và chi phí gia công trong bối cảnh giá gia công và giá bán vẫn tiếp tục bị ép giảm
- Tính cạnh tranh của ngành da-giày Việt Nam còn yếu so với các nước xuất khẩu giày-dép trong khu vực, đặc biệt là với nước xuất khẩu giày lớn (như Trung Quốc) do thiếu khả năng tự đảm bảo vật tư nguyên liệu trong nước, điều kiện kinh tế và hạ tầng dịch vụ còn thấp và giá không cạnh tranh
- Ưu thế về công lao động vẫn là nhân tố cạnh tranh lâu nay đang có những khó khăn và biến động bất lợi; Công tác đào tạo lao động lành nghề chưa đáp ứng kịp nhu cầu sản xuất
- Phần lớn các doanh nghiệp trong ngành có quy mô không lớn, chưa chủ động tiếp cận được với thị trường nên vẫn phải gia công qua trung gian, hiệu quả sản xuất kinh doanh bị hạn chế, sản xuất dễ bị biến động do không có khách hàng truyền thống
- Xu thế tiêu dùng mới được hồi phục, có thể sẽ giảm trở lại theo những biến động chính trị thế giới, tác động xấu đến sản xuất
3.3 Sản phẩm nhựa
a) Tình hình xuất khẩu và thị trường:
Tuy là một mặt hàng xuất khẩu mới nhưng kim ngạch xuất khẩu năm 2001 đã đạt 134 triệu USD Năm 2002, kim ngạch đạt gần 153 triệu USD, tăng 13,6% so với năm 2001 Năm 2003, kim ngạch đạt 170 triệu USD - tăng 11% so với năm 2002 Sáu tháng đầu năm 2004, xuất khẩu đạt 105 triệu USD và dự kiến cả năm đạt 220 triệu USD – tăng 29% so với năm 2003
Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của các doanh nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp năm 2001 đạt 3,2 triệu; năm 2003 đạt 3,9 triệu; năm 2003 đạt 3,6 triệu và năm 2004 theo kế hoạch sẽ đạt 3,6 triệu USD
Mặt hàng nhựa đã thâm nhập vào khá nhiều thị trường, trong đó có những thị trường yêu cầu cao như Nhật Bản, EU, Hoa kỳ Hai thị trường lớn nhất hiện nay là Nhật Bản và Đài Loan Về các thị trường xuất khẩu chủ lực:
- Hoa Kỳ: Kim ngạch xuất khẩu nhựa vào thị trường Hoa Kỳ năm 2002
đạt 4,6 triệu USD tăng gấp 3 lần so với năm 2001; năm 2003 đạt 8,5 triệu USD
- EU: Kim ngạch năm 2002 đạt 27 triệu USD, bằng năm 2001; năm 2003
đạt 31 triệu USD Mục tiêu xuất khẩu đối với mặt hàng nhựa là đạt khoảng
Trang 3260 Nhật Bản: Kim ngạch năm 2002 đạt 30 triệu USD, tăng 7% so với năm
2001 Dự kiến năm 2003 đạt 33 triệu USD Mục tiêu xuất khẩu đối với mặt hàng nhựa là khoảng 60-70 triệu USD vào năm 2005
b) Năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh:
Kết quả xuất khẩu sản phẩm nhựa trong những năm gần đây là đáng khích lệ Từ chỗ đáp ứng chủ yếu nhu cầu trong nước, nước ta đã bắt đầu xuất khẩu sang Campuchia, Lào, Trung Quốc và các nước Nam á như ấn Độ, Sri Lanka Mặt hàng chủ yếu là bạt nhựa và đồ nhựa gia dụng Trong những năm tới, cần có đầu tư thỏa đáng vào khâu chất lượng và mẫu mã để mở rộng thị phần trên các thị trường hiện có, tăng cường thâm nhập các thị trường mới như Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ Về sản phẩm, bên cạnh đồ nhựa gia dụng cần chú ý phát triển nhựa công nghiệp và đồ chơi bằng nhựa Nếu làm được những việc này, kim ngạch có thể đạt 200 triệu USD vào năm 2005 và 600 triệu USD vào năm 2010
c) Cơ hội và thách thức đối với ngành nhựa Việt Nam * Cơ hội:
Ngành nhựa được đánh giá là một ngành năng động, có triển vọng trong nền kinh tế quốc dân.do có những thuận lợi sau:
- Nguồn lao động dồi dào, giá thấp
- Nguồn tài nguyên về dầu lửa và trung tâm công nghiệp dầu lửa Dung quất đang được xây dựng
- Các chính sách mở cửa cho đầu tư nước ngoài ở Việt Nam - Xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam
- Sự tăng trưởng các tiêu chuẩn trong đời sống cũng như trong công nghiệp
- Sự tăng trưởng ổn định của nền kinh tế và an ninh xã hội ổn định * Thách thức:
- Hạ tầng cơ sở cho ngành công nghiệp nhựa còn yếu kém - Cơ cấu sản phẩm nhựa chưa hợp lý
- Cơ cấu theo vùng lãnh thổ còn mất cân đối
- Cơ cấu sở hữu chủ yếu thuộc các doanh nghiệp vừa và nhỏ - Khuôn mẫu, máy móc và thiết bị chưa đáp ứng nhu cầu
- Công tác tiêu chuẩn, và đo lường và chất lượng sản phẩm còn yếu - Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, công nghệ và môi trường chưa đáp ứng nhu cầu
- Nguyên liệu, hoá chất, phụ gia cho ngành nhựa hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu
Trang 33- ThÞ tr−êng cßn nghÌo nµn, kh¶ n¨ng c¹nh tranh thÊp, s¶n phÈm cña ngµnh nhùa phôc vô thÞ tr−êng trong n−íc lµ chÝnh; chØ tham gia xuÊt khÈu mét phÇn nhá
Mét sè sè liÖu tæng hîp vÒ t×nh h×nh xuÊt khÈu c¸c s¶n phÈm ngµnh c«ng nghiÖp tiªu dïng sang c¸c thÞ tr−êng chñ yÕu trong b¶ng d−íi ®©y:
S¶n phÈm c«ng nghiÖp TDTP ViÖt Nam xuÊt khÈu sang Hoa Kú
Trang 34Sản phẩm công nghiệp TDTP xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Đơn vị: triệu USD
(ước tính)
Tăng trưởng 2003/2001
4 Xuất khẩu các sản phẩm nhóm nhiên liệu, khoáng sản
Hiện nay, nhóm nhiên liệu, khoáng sản xuất khẩu chủ yếu gồm dầu thô và than đá - chiếm khoảng 20% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước
Do chủ trương hạn chế khai thác và xuất khẩu tài nguyên khoáng sản để bảo tồn và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên của đất nước, trong kế hoạch 5 năm 2001 – 2005 đã xác định mục tiêu xuất khẩu dầu thô và than đá khoảng 17 triệu tấn dầu thô và 3,5 triệu tấn than đá/năm
Nhờ biến động về giá dầu thô những năm gần đây nên kim ngạch xuất khẩu dầu thô tăng khá cao, từ 3,2 tỷ USD năm 2002 lên 3,7 tỷ USD năm 2003 và dự kiến 4,5 tỷ USD năm 2004 Riêng than đá, nhờ nhu cầu thị trường tăng, giá xuất khẩu tăng mạnh và để phục vụ mục tiêu cân đối ngoại tệ nhằm tái đầu tư, lượng xuất khẩu trên thực tế đã đạt 6 – 7 triệu tấn/năm và năm nay có thể lên tới 8 triệu tấn – tương đương 250 triệu USD Tuy nhiên, Chính phủ đã có chủ trương hạn chế xuất tận thu than đá nên dự kiến kim ngạch những năm tới sẽ giảm
Xuất khẩu các loại khoáng sản quặng khác còn nhỏ bé và chủ yếu theo
con đường tiểu ngạch
5 Đánh giá về các giải pháp và chính sách hỗ trợ xuất khẩu đã thực hiện
Nhìn chung, hệ thống các chính sách tạo môi trường kinh doanh liên quan tới các hoạt động xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá là khá thông thoáng Các giải pháp, chính sách khuyến khích xuất khẩu được áp dụng toàn diện, trải rộng từ đầu tư đến sản xuất và lưu thông, từ tài chính – tín dụng đến thị trường và xúc tiến, góp phần tích cực cho thành công chung của hoạt động xuất khẩu Cụ thể, tới nay đã tiến hành được các biện pháp nổi bật sau:
5.1 Mở rộng quyền kinh doanh xuất nhập khẩu:
Từ tháng 9/2001, quyền kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá đã được mở cho tất cả các thương nhân (trước đây chỉ mở đến doanh nghiệp) Phạm vi được phép kinh doanh xuất khẩu cũng không còn phụ thuộc vào ngành hàng ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ tháng 1/2002 cũng được quyền xuất khẩu hàng hoá gần như thương
Trang 35nhân Việt Nam Và tiến tới, doanh nghiệp sẽ chỉ phải đăng ký một mã số đồng thời là mã số thuế và mã số hải quan Đây là những biện pháp hết sức quan trọng, góp phần đa dạng hoá chủ thể xuất khẩu, qua đó khơi dậy tiềm năng xuất khẩu của mọi thành phần kinh tế
5.2 Các biện pháp hỗ trợ về tài chính, tín dụng:
Chế độ thưởng kim ngạch xuất khẩu, sau nhiều năm phát huy tác dụng, đã tiếp tục được duy trì trong năm 2003, trong đó có 02 mặt hàng công nghiệp là đồ nhựa và cơ khí Cơ chế thưởng cũng có sự cải tiến đáng kể, chuyển từ thưởng trực tiếp trên phần kim ngạch xuất đi sang thưởng trên phần kim ngạch xuất vượt so với năm trước, nhờ đó đã khuyến khích các doanh nghiệp phải nỗ lực tìm biện pháp không những đẩy mạnh xuất khẩu mà còn tìm kiếm các thị trường, mặt hàng mới để nâng cao kim ngạch hơn nữa Cơ chế thưởng kim ngạch xuất khẩu áp dụng đối với cả doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp ĐTNN
Cụ thể, các mặt hàng và mức thưởng được quy định cho phần kim ngạch năm 2003 vượt so với năm 2002 như sau:
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Thịt lợn các loại Rau quả các loại Chè các loại
Thịt gia súc gia cầm các loại… Gạo các loại
Hàng thủ công mỹ nghệ Hàng mây tre lá
Cà phê các loại Lạc nhân Hạt tiêu
Hạt điều (đã qua chế biến) Đồ nhựa
Hàng cơ khí
1.000 đồng/USD 1.000 đồng/USD 1.000 đồng/USD 1.000 đồng/USD 300 đồng/USD 300 đồng/USD 300 đồng/USD 300 đồng/USD 300 đồng/USD 300 đồng/USD 300 đồng/USD 300 đồng/USD 300 đồng/USD
Quy chế tín dụng hỗ trợ xuất khẩu, sau nhiều năm chuẩn bị, cũng đã được ban hành vào quý IV/2001 theo Quyết định số 133/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/9/2001 và phát huy tác dụng tích cực trong hai năm qua Trong đó, các mặt hàng công nghiệp gồm có sản phẩm tơ lụa, dệt kim, sản phẩm dây cáp điện, sản phẩm cơ khí trọng điểm, sản phẩm điện tử máy tính Cơ chế cấp tín dụng hỗ trợ xuất khẩu bao gồm:
- Tớn dụng hỗ trợ xuất khẩu trung và dài hạn, bao gồm: ắ Cho vay đầu tư trung và dài hạn;
ắ Hỗ trợ lói suất sau đầu tư; ắ Bảo lónh tớn dụng đầu tư