Các giải pháp về thị tr−ờng:

Một phần của tài liệu Xuất Khẩu Công Nghiệp của Việt Nam Đánh giá cơ cấu, hoạt động, những cơ hội và thách thức.pdf (Trang 63 - 66)

Để chủ động thâm nhập thị tr−ờng quốc tế, duy trì và mở rộng thị phần trên các thị tr−ờng quen thuộc, khai thác thêm các thị tr−ờng mới, bảo đảm cơ cấu thị tr−ờng hợp lý theo nguyên tắc đa ph−ơng hoá các đối tác, cần đổi mới công tác thị tr−ờng ở tầm vĩ mô và vi mô theo các h−ớng sau:

a) Bộ Th−ơng mại:

- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Công nghiệp thực hiện có hiệu quả việc phát triển sản phẩm, thị tr−ờng và xúc tiến th−ơng mại. Cần đặc biệt chú trọng đảm bảo công tác thị tr−ờng và hoạt động xúc tiến th−ơng mại phù hợp với các chiến l−ợc, quy hoạch phát triển của từng ngành và toàn ngành công nghiệp, nhất là các ch−ơng trình xúc tiến th−ơng mại trọng điểm, các dự án lớn về phát triển

xuất khẩu. Định kỳ sáu tháng một lần tổ chức đánh giá hiệu quả và rút kinh nghiệm về hoạt động xúc tiến th−ơng mại cho các sản phẩm công nghiệp.

- Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế đối ngoại, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các cơ chế, chính sách nh−

thời sự hoá Danh sách các sản phẩm công nghiệp đ−ợc th−ởng xuất khẩu, −u đãi tín dụng xuất khẩu; quản lý và phân bổ hạn ngạch xuất nhập khẩu... theo h−ớng tập trung −u tiên nhiều hơn nữa cho các sản phẩm công nghiệp có hàm l−ợng chế tạo cao, tạo ra giá trị gia tăng cao, nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tăng kim ngạch xuất khẩu; có các biện pháp mở rộng, đa dạng hoá thị tr−ờng xuất khẩu, trong đó chú trọng các thị tr−ờng chủ yếu nh− Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, ASEAN, khôi phục các thị tr−ờng truyền thống đi đôi với mở thêm các thị tr−ờng mới (Trung Đông, châu Phi, Mỹ Latinh), đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triển th−ơng mại điện tử.

- Đẩy mạnh công tác hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có việc thúc đẩy đàm phán song ph−ơng và đa ph−ơng nhằm tạo hành lang pháp lý và mở cửa thị tr−ờng cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam; nghiên cứu xây dựng các hàng rào kỹ thuật đối với hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam và tìm giải pháp khắc phục các rào cản của n−ớc ngoài đối với hàng hoá Việt Nam xuất khẩu; mở rộng và nâng cao chất l−ợng công tác đào tạo chuyên môn phục vụ cho hội nhập kinh tế quốc tế.

- Cải tiến công tác thông tin thị tr−ờng, nâng cao năng lực dự báo về nhu cầu, giá cả cũng nh− các quy định pháp luật và rào cản của thị tr−ờng xuất khẩu. Mở rộng các kênh thông tin thị tr−ờng tới tận doanh nghiệp (qua việc thành lập Trung tâm t− vấn thị tr−ờng, xây dựng website thông tin thị tr−ờng, thông qua các ph−ơng tiện thông tin đại chúng, xuất bản các ấn phẩm...). Triển khai Đề án nghiên cứu, thống kê các rào cản th−ơng mại đối với những sản phẩm công nghiệp chủ lực khi xuất khẩu vào các thị tr−ờng chủ yếu. Thực hiện vai trò là đầu mối cung cấp thông tin, t− vấn, hỗ trợ doanh nghiệp khắc phục các hàng rào phi quan thuế, hàng rào kỹ thuật, chủ động nghiên cứu, chuẩn bị ph−ơng án đối phó và kịp thời xử lý các tranh chấp th−ơng mại phát sinh đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam.

- Tiếp tục nghiên cứu, mở rộng mạng l−ới trung tâm xúc tiến th−ơng mại các sản phẩm công nghiệp tại các thị tr−ờng lớn, thị tr−ờng nhiều tiềm năng. Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của các hoạt động tham dự hội chợ, triển lãm tại n−ớc ngoài. Củng cố, nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của hệ thống cơ quan đại diện th−ơng mại (th−ơng vụ) của Việt Nam tại n−ớc ngoài; nghiên cứu, đề xuất cơ chế cung cấp thông tin về n−ớc của các th−ơng vụ d−ới hình thức kênh thông tin bắt buộc (quy định rõ trách nhiệm của các th−ơng vụ phải báo cáo, cung cấp những nội dung thông tin định kỳ và đột xuất về n−ớc) và kênh thông tin tự nguyện (thông qua ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp, tổ chức trong n−ớc có nhu cầu về thông tin thị tr−ờng).

- Đẩy mạnh công tác quản lý thị tr−ờng, đấu tranh chống gian lận th−ơng mại, chống sản xuất và buôn bán hàng giả; xử lý nghiêm theo quy định của pháp

luật các hành vi vi phạm, gian lận th−ơng mại để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các doanh nghiệp.

b/ Bộ Công nghiệp:

- Phối hợp với Bộ Th−ơng mại và các Bộ, ngành có liên quan, chỉ đạo các Tổng công ty, công ty, doanh nghiệp và hiệp hội doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng công nghiệp xây dựng chiến l−ợc về thị tr−ờng xuất khẩu, trong đó xác định rõ thị tr−ờng mục tiêu cho từng loại sản phẩm trong từng giai đoạn, đặc điểm và các rào cản gia nhập thị tr−ờng, ph−ơng thức chiếm lĩnh thị tr−ờng; chú trọng đào tạo, bồi d−ỡng đội ngũ cán bộ làm công tác thị tr−ờng, xúc tiến th−ơng mại có đủ trình độ, năng lực chuyên môn; chủ động tìm kiếm, thu thập, phân tích và xử lý các thông tin thị tr−ờng, bao gồm cả thông tin về hệ thống pháp luật, tập quán kinh doanh, đặc điểm, giá cả thị tr−ờng...

- Chỉ đạo các doanh nghiệp chủ động nghiên cứu, xây dựng và tham gia các đề án xúc tiến th−ơng mại trọng điểm, đề án xây dựng th−ơng hiệu cho sản phẩm hàng hoá; đẩy mạnh xúc tiến th−ơng mại thông qua các hoạt động hội chợ triển lãm, xây dựng website và các hình thức quảng bá, giới thiệu doanh nghiệp và sản phẩm, mở các văn phòng đại diện và trung tâm giới thiệu sản phẩm tại n−ớc ngoài, tr−ớc mắt tập trung vào các thị tr−ờng trọng điểm nh− Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, ASEAN, Nga... Ngân sách Nhà n−ớc sẽ dành một phần hỗ trợ cho việc thành lập các trung tâm này.

- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thành lập, tham gia vào các Hiệp hội ngành hàng trong n−ớc; xây dựng cơ chế hỗ trợ cho các Hiệp hội này tham gia các Hiệp hội quốc tế hoặc các hình thức hiệp th−ơng quốc tế nhằm đảm bảo quyền lợi của nhà xuất khẩu Việt Nam trên thị tr−ờng thế giới.

c/ Bộ Ngoại giao:

- Chỉ đạo các cơ quan đại diện ngoại giao ở n−ớc ngoài chủ động cung cấp kịp thời thông tin về thị tr−ờng, pháp luật, tập quán kinh doanh ở các n−ớc cho các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng trong n−ớc; hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập quan hệ kinh tế – th−ơng mại, thực hiện các hoạt động xúc tiến th−ơng mại, đầu t− và các hoạt động hợp tác khác với n−ớc ngoài.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu t−, Bộ Th−ơng mại, Bộ Công nghiệp và các Bộ quản lý chuyên ngành khác, Phòng Th−ơng mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức các đoàn xúc tiến th−ơng mại, xúc tiến đầu t− tại n−ớc ngoài; phối hợp với Bộ Công an tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong việc cấp visa và thủ tục xuất nhập cảnh để thúc đẩy công tác xúc tiến th−ơng mại, xúc tiến đầu t−.

d/ Phòng Th−ơng mại và Công nghiệp Việt Nam có trách nhiệm: Phối hợp với Bộ Th−ơng mại, Bộ Ngoại giao đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của công tác xúc tiến thông mại, thông tin thị tr−ờng; cải tiến và nâng cao hiệu quả, đảm bảo tính chính xác, minh bạch trong công tác cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) cho hàng hoá xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Xuất Khẩu Công Nghiệp của Việt Nam Đánh giá cơ cấu, hoạt động, những cơ hội và thách thức.pdf (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)