Sản phẩm Dệt may:

Một phần của tài liệu Xuất Khẩu Công Nghiệp của Việt Nam Đánh giá cơ cấu, hoạt động, những cơ hội và thách thức.pdf (Trang 27 - 29)

3. Xuất khẩu các sản phẩm Công nghiệp tiêu dùng và thực phẩm

3.1Sản phẩm Dệt may:

a) Tình hình xuất khẩu và thị tr−ờng

Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2002 đạt 2,75 tỷ USD, tăng 39,3% so với năm 2001 (1,98 tỷ USD). Thuận lợi cơ bản của năm 2002 là thị tr−ờng Hoa kỳ đ−ợc mở, giá xuất khẩu và giá gia công tăng khoảng 10-15% so với năm 2001. Năng lực sản xuất tăng mạnh do ngành dệt may đang thực hiện chiến l−ợc tăng tốc. Năm 2003, ngành dệt may −ớc đạt kim ngạch 3,2 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2002. Thị tr−ờng xuất khẩu chủ yếu là Hoa kỳ, EU. Tuy nhiên, từ năm 2004, xuất khẩu hàng dệt may bắt đầu gặp khó khăn và có dấu hiệu chững lại – 6 tháng đầu năm 2004 chỉ tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2003, do Hoa Kỳ và EU áp đặt hạn ngạch nên l−ợng xuất khẩu bị giới hạn, trong khi việc mở ra các thị tr−ờng và mặt hàng mới ch−a mạnh.

TCT Dệt may Việt Nam Vinatex là đơn vị thuộc Bộ Công nghiệp đồng thời là một doanh nghiệp xuất khẩu lớn của ngành. Kim ngạch xuất khẩu của Vinatex qua các năm lần l−ợt nh− sau: năm 2001 đạt 0,43 tỷ; năm 2002 đạt 0,54 tỷ; năm 2003 đạt 0,70 tỷ và năm 2004 phấn đấu đạt 0,85 tỷ USD (sáu tháng đầu năm đã xuất khẩu đ−ợc 0,41 tỷ USD).

Về thị tr−ờng chính xuất khẩu hàng dệt may nh− sau:

- Hoa Kỳ: Năm 2002 xuất khẩu dệt may vào Hoa Kỳ đạt 975,8 triệu USD, tăng 20 lần so với năm 2001 (47,5 triệu USD) và chiếm 41% tổng kim ngạch xuất khẩu của ta vào thị tr−ờng này. Năm 2003, xuất khẩu đạt 1.950 triệu USD, chiếm 54% tổng kim ngạch XK dệt may cả n−ớc.

- EU: là thị tr−ờng nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ hai (sau Hoa kỳ). Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU năm 2001 đạt 610,4 triệu USD, năm 2002 đạt 560 triệu USD (giảm 9%), năm 2003 đạt 750 triệu USD (tăng 34%).

- Nhật Bản: Kim ngạch xuất khẩu giảm từ 590 triệu USD năm 2001 xuống còn 490 triệu USD năm 2002. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2002 nhiều doanh nghiệp đã chuyển h−ớng sang thị tr−ờng Hoa Kỳ để tận dụng cơ hội sau khi có hiệp định th−ơng mại. Kim ngạch xuất khẩu năm 2003 −ớc đạt 600 triệu USD, tăng 22% so với năm 2002.

b) Năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh:

Khả năng cạnh tranh của hàng Dệt-May Việt Nam nhìn chung đ−ợc đánh giá tích cực, tuy nhiên còn tồn tại một số vấn đề cần đ−ợc tập trung giải quyết:

+ Hàng may mặc: Nhìn chung đã đ−ợc đổi mới khá nhiều về thiết bị, công nghệ, do đó chất l−ợng sản phẩm và giá thành có thể canh tranh đ−ợc với các n−ớc trong khu vực để đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, hình thức chủ yếu vẫn là gia công xuất khẩu. Việt Nam còn thiếu vải, ch−a chủ động về một số nguyên phụ liệu và thị tr−ờng tiêu thụ. 80% sản phẩm xuất khẩu đều phải thông qua

n−ớc thứ ba, nên khả năng bị ép cấp, ép giá th−ờng xuyên xảy ra, gây nhiều thua thiệt cho các doanh nghiệp.

Trong khi đó, nếu xuất khẩu theo hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm thì giá trị xuất khẩu tăng lên rất nhiều, th−ờng gấp từ 4-5 lần, ch−a kể nếu sử dụng đ−ợc 100% vải sản xuất trong n−ớc thì giá trị gia tăng từ xuất khẩu sẽ tăng lên gấp bội.

+ Sản phẩm Tơ tằm: Hiện nay, tơ tằm đ−ợc coi là mặt hàng có triển vọng mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn cho Việt Nam trong những năm tới. Vì thị tr−ờng tiêu thụ tơ tằm và các sản phẩm từ tơ tằm của thế giới rất lớn, Việt Nam có −u thế của một n−ớc nông nghiệp có nghề tơ tằm truyền thống từ lâu đời, lao động nhiều và rẻ, đất đai ch−a đ−ợc khai thác hết và khá thích hợp với nghề trồng dâu nuôi tằm.

Hiện nay, hầu hết tơ sản xuất trong n−ớc đ−ợc dùng để xuất khẩu, lụa chủ yếu cũng để xuất khẩu, tiêu thụ trong n−ớc chỉ chiếm 35%; Khả năng cạnh tranh của tơ Việt Nam chỉ kém tơ Trung Quốc, trong khi đó lụa lại có chất l−ợng cao hơn của Trung Quốc (do không pha nilon). Nhìn chung, sản phẩm tơ tằm của Việt Nam có thể cạnh tranh đ−ợc với sản phẩm tơ tằm của các n−ớc ASEAN và thị tr−ờng tiêu thụ tơ của Việt Nam đã t−ơng đối phát triển, trong đó có các n−ớc ASEAN. Tuy nhiên, đối với lụa, thị tr−ờng tiêu thụ còn t−ơng đối hạn chế, ch−a có thị tr−ờng xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu chủ yếu bởi các liên doanh dệt lụa.

+ Lĩnh vực sản xuất sợi: Hiện nay, trong n−ớc mới chỉ sản xuất đ−ợc sợi

xơ ngắn với chất l−ợng có thể thay thế hàng nhập khẩu và 100% đ−ợc tiêu thụ trong n−ớc, các sản phẩm sợi xơ dài vẫn phải nhập khẩu. Hiện đã có một số liên doanh sản xuất sợi xơ dài với quy mô nhỏ. Chỉ có sợi bông chải kỹ là có khả năng cạnh tranh và đ−ợc xuất sang các n−ớc Trung Đông, Lào, Cămpuchia hoặc phục vụ cho ngành Dệt.

c) Cơ hội và thách thức đối với ngành Dệt may: * Cơ hội:

- Hiện nay giá nhân công của Việt Nam thấp nhất Đông Nam á (từ 0,16 - 0,35 USD/h). Đồng thời, ngành may mặc đã có thêm nhiều thị tr−ờng mới trong đó phải kể đến thị tr−ờng đầy tiềm năng nh− Hoa Kỳ, thị tr−ờng chủ lực EU, thị tr−ờng truyền thống: Nhật bản, các n−ớc SNG....

- Năm 2001 Việt Nam và Hoa Kỳ đã thiết lập quan hệ th−ơng mại trở lại bằng việc ký kết hiệp định th−ơng mại song ph−ơng. Có thể nói đây là cơ hội mới rất tốt cho th−ơng mại Việt Nam trong đó có ngành may mặc. Bởi Hoa Kỳ đ−ợc xếp là n−ớc có l−ợng nhập khẩu may mặc lớn nhất thế giới.

- Các chính sách về thuế cũng có nhiều thay đổi theo h−ớng khuyến khích, tạo điều kiện cho Doanh nghiệp nh− chính sách về thuế GTGT, thuế thu nhập Doanh nghiệp, thuế XNK...

- Việc EU sẽ xoá bỏ hạn ngạch vào năm 2004 cho các n−ớc thuộc tổ chức WTO đã gây một sức ép không nhỏ cho ngành may mặc Việt Nam.

- Hiệp định về may mặc giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đ−ợc ký kết để thông qua đó áp dụng hạn ngạch.

- Ngành hàng này quá phụ thuộc vào một vài thị tr−ờng, nên khi có biến động hoặc thay đổi ta sẽ hứng chịu hoàn toàn.

- Kể từ 01/01/2005 Hiệp định ATC hết hiệu lực, hoạt động buôn bán hàng dệt may trên thế giới sẽ b−ớc vào thời kỳ tự do hơn, chấm dứt chế độ hạn ngạch tồn tại suốt 30 năm qua. Đây sẽ là thách thức lớn đối với hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may của nhiều n−ớc, trong đó có Việt Nam.

- Năng lực sản xuất ngành may mặc của ta còn yếu kém, phân tán, nguyên vật liệu hầu hết là nhập khẩu, ta không chủ động đ−ợc nguồn hàng cũng nh− đáp ứng đ−ợc tiến độ giao hàng mà điều này ảnh h−ởng không nhỏ đến uy tín đối với bạn hàng. Một bất cập nữa đáng để nhắc đến là ngành dệt của ta phát triển không đồng bộ cùng ngành may. Vì thế nó ảnh h−ởng trực tiếp tới chất l−ợng, mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm may mặc.

- Ngành may của ta ch−a tạo ra đ−ợc th−ơng hiệu, ch−a có mặt hàng chủ lực. Vấn đề thuế, phí, lệ phí còn cao, góp phần làm tăng giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu Xuất Khẩu Công Nghiệp của Việt Nam Đánh giá cơ cấu, hoạt động, những cơ hội và thách thức.pdf (Trang 27 - 29)