Định h−ớng về mặt hàng:

Một phần của tài liệu Xuất Khẩu Công Nghiệp của Việt Nam Đánh giá cơ cấu, hoạt động, những cơ hội và thách thức.pdf (Trang 46 - 59)

2. Định h−ớng về thị tr−ờng, mặt hàng công nghiệp xuất khẩu

2.1. Định h−ớng về mặt hàng:

2.1.1. Nhóm nguyên nhiên liệu:

Hiện nay nhóm này, với hai mặt hàng chính là dầu thô và than đá, đang chiếm khoảng trên 20% kim ngạch xuất khẩu của n−ớc ta.

Về dầu thô, sau khi các nhà máy lọc hoá dầu trong n−ớc đi vào hoạt động sẽ sử dụng phần lớn l−ợng dầu thô khai thác trong n−ớc nên l−ợng dầu thô xuất khẩu sẽ giảm dần. Do việc xây dựng Nhà máy lọc dầu Dung Quất bị chậm tiến độ so với kế hoạch đề ra, nên Việt Nam vẫn phải dựa vào xuất khẩu dầu thô trong khoảng 2 –3 năm tới. Dự kiến năm 2005 l−ợng dầu thô xuất khẩu vẫn ở mức khoảng 16 triệu tấn. Tới năm 2010 có hai ph−ơng án, tùy thuộc vào l−ợng khai thác:

- Nếu khai thác 14 - 16 triệu tấn thì sẽ sử dụng trong n−ớc khoảng 6 – 7 triệu tấn, xuất khẩu 7 – 8 triệu tấn;

- Nếu khai thác 20 triệu tấn thì có khả năng xuất khẩu khoảng 12 – 13 triệu tấn.

Dù theo ph−ơng án nào thì kim ngạch dầu thô cũng sẽ giảm vào năm 2010 (theo ph−ơng án 1 thì tỷ trọng dầu thô trong giá trị xuất khẩu dự kiến sẽ chỉ còn khoảng 3,5% so với 17% hiện nay; theo ph−ơng án 2 thì tỷ lệ đó sẽ còn khoảng 7 - 8%). Thị tr−ờng xuất khẩu chính vẫn là Ôxtrâylia, Singapore, Nhật Bản và Trung Quốc, có thể thêm Hoa Kỳ.

Về than đá, dự kiến nhu cầu nội địa sẽ tăng đáng kể do xây các nhà máy

nhiệt điện mới nên dù sản l−ợng khai thác có thể lên tới 15 triệu tấn/năm (hiện nay là 10-12 triệu tấn/năm) xuất khẩu cũng sẽ chỉ dao động ở mức 5 - 6 triệu tấn/năm trong 1 – 2 năm tới và sau đó giảm xuống còn khoảng 4 triệu tấn/năm trong 10 năm tới do chủ tr−ơng hạn chế xuất khẩu tài nguyên, mang lại kim

ngạch mỗi năm khoảng 120-150 triệu USD. Nhìn chung, giá xuất khẩu than khó có khả năng tăng đột biến do nguồn cung trên thị tr−ờng thế giới t−ơng đối dồi dào, vả lại vì lý do môi tr−ờng nên cầu có xu h−ớng giảm. Nhiệm vụ chủ yếu trong những năm tới là cố gắng duy trì những thị tr−ờng đã có nh− Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Âu... và tăng c−ờng thâm nhập vào thị tr−ờng Thái Lan, Hàn Quốc...

Về các loại khoáng sản khác, khả năng tăng xuất khẩu để bù vào thiếu hụt

của dầu thô là rất hạn chế. Cho đến năm 2010, quặng apatit khai thác ra chỉ có thể đáp ứng một phần cho nhu cầu sản xuất phân bón, ch−a có khả năng tham gia xuất khẩu. Khả năng sản xuất và xuất khẩu alumin sẽ tùy thuộc vào việc triển khai dự án (nếu có thì chỉ từ sau 2005). Quặng sắt khó có khả năng xuất khẩu với số l−ợng lớn bởi nhu cầu trong n−ớc sẽ tăng mạnh, khả năng khai thác quặng Thạch Khê còn ch−a rõ nét. Đất hiếm tuy có nh−ng trữ l−ợng th−ơng mại không nhiều, việc xuất khẩu lại rất khó khăn do công nghệ chế biến phức tạp, cung cầu thế giới đã ổn định. Các loại quặng khác trữ l−ợng đều không đáng kể.

Nh− vậy, tới năm 2005, nhóm nguyên nhiên liệu vẫn có khả năng đóng góp đ−ợc khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu; nh−ng đến năm 2010, tỷ trọng của nhóm này sẽ giảm xuống còn khoảng 4% (khoảng 1,9 tỷ USD) hoặc 8% (khoảng 3,8 tỷ USD), tùy theo ph−ơng án khai thác dầu thô. Vì vậy, việc tìm ra các mặt hàng mới để thay thế là một thách thức lớn đối với việc gia tăng xuất khẩu.

2.1.2. Nhóm sản phẩm công nghiệp chế biến và chế tạo:

Nhóm này đ−ợc phân ra thành hai phân nhóm chính là các sản phẩm công nghiệp nhẹ (dệt may, da giày, nhựa) và các sản phẩm công nghiệp nặng (cơ khí, linh kiện điện tử máy tính, dây và cáp điện).

a. Nhóm sản phẩm công nghiệp nhẹ: * Sản phẩm dệt may:

Hạt nhân của nhóm, cho tới năm 2010, vẫn sẽ là hai mặt hàng dệt may và giầy dép, là những lĩnh vực có thể thu hút nhiều lao động. Chiến l−ợc tăng tốc ngành dệt may may giai đoạn 2001-2010 đ−ợc Thủ t−ớng Chính phủ phê duyệt đã xác định kim ngạch xuất khẩu đến năm 2005 đạt 5 tỷ USD, đến 2010 đạt từ 8- 9 tỷ USD, tỷ lệ tăng tr−ởng bình quân là 15%/năm.

Sau khi Hiệp định Th−ơng mại Việt Nam - Hoa kỳ đ−ợc ký kết, xuất khẩu hàng dệt may vào thị tr−ờng Hoa Kỳ tăng mạnh. Tuy nhiên, cũng chính vì sự tăng tr−ởng quá nhanh và mạnh này, trong 2 năm trở lại đây, Hoa Kỳ đã bắt đầu áp dụng hạn ngạch để hạn chế xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Xuất khẩu hàng dệt may vào EU cũng bị hạn chế bởi hạn ngạch, dù rằng mức hạn ngạch đã đ−ợc mở rộng hơn so với tr−ớc. Đặc biệt là kể từ ngày 01/01/2005, theo Hiệp định ATC, chế độ hạn ngạch dệt may sẽ đ−ợc xoá bỏ đối với các n−ớc thành viên WTO, trong đó có Trung Quốc. Khả năng cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc, trong đó có dệt may và giày dép, vốn đã rất mạnh, sẽ đ−ợc nâng lên do đ−ợc

h−ởng những −u đãi mới trên các thị tr−ờng rộng lớn nh− Hoa Kỳ và EU, gây khó khăn không nhỏ cho hàng hóa của ta.

Để khắc phục khó khăn, đẩy mạnh xuất khẩu, h−ớng phát triển cơ bản của hai ngành dệt may và giày dép trong 10 năm tới là gia tăng nỗ lực thâm nhập các thị tr−ờng mới, đặc biệt là thị tr−ờng Mỹ, Trung Đông và châu Đại D−ơng; ổn định và tăng thị phần trên các thị tr−ờng quen thuộc nh− EU, Nhật Bản, đặc biệt là Nhật Bản bởi đây là thị tr−ờng phi quota; chuyển dần từ hình thức gia công là chính sang hình thức mua nguyên liệu, bán thành phẩm trên cơ sở tăng c−ờng đầu t− sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào, tạo nhãn hiệu có uy tín; chuyển mạnh sang bán FOB; thu hút mạnh đầu t− n−ớc ngoài, nhất là đầu t− từ EU, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan... để tăng c−ờng năng lực thâm nhập trở lại các thị tr−ờng này và đi vào các thị tr−ờng khác. Chính sách th−ơng mại của Nhà n−ớc, mà cụ thể là chính sách thuế, chính sách thị tr−ờng, cần hỗ trợ đắc lực cho tiến trình này.

Cụ thể, định h−ớng xuất khẩu hàng dệt may cho năm 2004 – 2005 nh−

sau: (i) Thị tr−ờng Hoa Kỳ năm 2004 đạt khoảng 2 tỷ USD (trong đó có khoảng 500-600 triệu USD là các mặt hàng không hạn ngạch, chủ yếu là mặt hàng áo jacket bằng chất liệu sợi nhân tạo Cat. 634/635 và quần áo trẻ em sơ sinh Cat. 239), chiếm 48% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 1,3% so với năm 2003. Dự kiến năm 2005, Hoa Kỳ sẽ chiếm tỷ trọng khoảng 50 – 55% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (t−ơng đ−ơng khoảng 2,5 tỷ USD), chủ yếu thông qua việc đẩy mạnh xuất các mặt hàng phi quota. (ii) Thị tr−ờng EU năm 2004 đạt

900 - 950 triệu USD (trong đó khoảng 100-150 triệu USD là các mặt hàng không hạn ngạch), chiếm 22% tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng 55% so với năm 2003. Hiệp định điều chỉnh đã đ−ợc hai bên thực thi, theo đó hạn ngạch của Cat. “nóng” (có nhu cầu cao) tăng 50-70% so với mức hạn ngạch cũ (phần hạn ngạch tăng thêm và hạn ngạch 2003 dùng không hết chuyển sang 2004 −ớc khoảng 350 tr. đô). Nếu tính cả 10 n−ớc EU mới kim ngạch xuất khẩu đạt 1 tỷ USD. Tổng số n−ớc hiện nay của EU mở rộng là 25, thị tr−ờng nhập khẩu đ−ợc mở rộng hơn. Tuy nhiên, hạn ngạch EU dành cho Việt Nam rất ít so với năng lực sản xuất và thấp so với các n−ớc trong khu vực. Việc yêu cầu EU bỏ hạn ngạch một số mặt hàng và tiếp tục tăng hạn ngạch các chủng loại hàng (cat.) năm 2004 và năm 2005 là điều cần thiết để rộng thị tr−ờng vào EU. Trong thời gian tới các vấn đề cần giải quyết kịp thời là tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, bảo đảm sử dụng hết phần hạn ngạch mới điều chỉnh bổ sung một cách có hiệu quả. Đồng thời đàm phán để tăng mức hạn ngạch của 10 n−ớc thành viên mới của EU. (iii) Thị tr−ờng Nhật Bản năm 2004 dự kiến đạt 550 - 600 triệu USD, chiếm 13%, tăng

15-25% so với năm 2003. Thị tr−ờng này có xu h−ớng tăng tr−ởng trong năm nay do nền kinh tế Nhật Bản có dấu hiệu phuc hồi. Kim ngạch hàng dệt may vào Nhật trong 6 tháng đầu năm 2004 −ớc đạt 260 triệu USD, tăng 20% so với cùng kỳ 2003. Trong những năm tới, dự báo xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Nhật Bản còn khó khăn, khả năng tăng xuất khẩu vẫn ở mức thấp do sự cạnh tranh quyết liệt của hàng Trung Quốc... Muốn giữ vững và phát triển xuất khẩu hàng dệt may sang thị tr−ờng Nhật, theo kinh nghiệm của Trung Quốc, các doanh nghiệp phải tăng c−ờng hợp tác với các nhà sản xuất và kinh doanh hàng

dệt may của Nhật để tận dụng thế mạnh công nghệ, nguyên phụ liệu và thị tr−ờng của họ để gia tăng xuất khẩu vào thị tr−ờng Nhật và các thị tr−ờng khác; đồng thời cần theo dõi động thái để Chính phủ có tác động kịp thời để tránh việc đơn ph−ơng áp đặt hạn ngạch đối với mặt hàng khăn bông, hiện nay đang đ−ợc các nhà sản xuất Nhật Bản kiến nghị. (iv) Các thị tr−ờng khác dự kiến năm 2004

đạt 600 triệu USD, chiếm 14% kim ngạch xuất khẩu.

* Nhóm hàng giày dép:

Thị tr−ờng xuất khẩu da giày rộng lớn và tiềm năng với nhu cầu tiêu dùng giày dép, các đồ dùng từ da, giả da thế giới ngày càng gia tăng. Dự báo đến năm 2005 sản l−ợng giày dép thế giới sẽ đạt 14,061 tỷ đôi, trong đó các n−ớc Châu á

chiếm tỷ trọng tới 75% tổng sản l−ợng giầy thế giới với 10,6 tỷ đôi, tiếp theo là Châu Âu chiếm 11% với 1,5 tỷ đôi, Mỹ La Tinh 6% với 864 triệu đôi, Bắc và Trung Mỹ chiếm 5% với 670 triệu đôi và Châu Phi 3% với 369 triệu đôi. Nằm trong khu vực châu á, Việt Nam có thể tranh thủ lợi thế này để đẩy nhanh tốc độ phát triển, đ−a ngành da giày trở thành một trong những ngành mũi nhọn h−ớng ra xuất khẩu và thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong n−ớc, tạo nhiều việc làm cho xã hội, nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và quốc tế. Mặt khác, đến năm 2006, tiến trình hoà nhập AFTA, hàng rào thuế quan đối với hàng da giày nhập khẩu vào Việt Nam sẽ hoàn toàn cắt bỏ, đòi hỏi ngành da giày phải đẩy nhanh tốc độ phát triển từ nay đến 2005 mới có năng lực cạnh tranh ở giai đoạn sau năm 2006.

Quy hoạch phát triển ngành da giày giai đoạn 2001-2010 đã đ−ợc Chính phủ phê duyệt với các mục tiêu cụ thể phải đạt đ−ợc nh− sau:

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2005 2010

Kim ngạch xuất khẩu Tr. USD 3.100,00 6.200,00

Sản phẩm chủ yếu

- Giày dép các loại Tr. đôi 470,00 720,00 - Cặp túi xách các loại Tr. chiếc 51,70 80,70 - Da thuộc thành phẩm Tr. Sqft 40,00 80,00

Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành da-giày Việt Nam đến năm 2010

Cụ thể, định h−ớng xuất khẩu mặt hàng da giày trong năm 2004 và 2005, tầm nhìn đến năm 2010 nh− sau:

(i) Thị tr−ờng EU vẫn tiếp tục là thị tr−ờng xuất khẩu giày dép chủ lực của Việt Nam. Đến nay giày dép của Việt Nam vẫn đ−ợc h−ởng −u đãi thuế quan của EU và không bị hạn chế về số l−ợng xuất khẩu, trong khi đó hàng của một số n−ớc nh− Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia không tiếp tục đ−ợc h−ởng GSP của EU hoặc bị định hạn ngạch. Đây là lợi thế của sản phẩm giày dép của Việt Nam xuất khẩu sang thị tr−ờng EU. Hàng năm EU 15, với dân số trên 365 triệu ng−ời, tiêu thụ khoảng 1,5 tỷ đôi giầy dép các loại trong đó gần 60% giầy dép nhập khẩu từ các n−ớc ngoài EU, số còn lại từ các n−ớc trong cộng đồng. Mức tăng

tr−ởng nhập khẩu giầy dép từ ngoài cộng đồng hàng năm t−ơng đối ổn định là 10%. Nếu EU duy trì đ−ợc ở mức này thì dự kiến đến năm 2010 số l−ợng nhập khẩu từ ngoài cộng đồng sẽ vào khoảng 1,8 tỷ đôi. (ii) Thị tr−ờng Mỹ là n−ớc có mức sống cao, mức tiêu thụ lớn với mức bình quân tính theo đầu ng−ồi cao nhất thế giới 6 đôi/ng−ời/năm, là thị tr−ờng hấp dẫn của các n−ớc xuất khẩu giầy. Những năm gần đây, kim ngạch xuất nhập khẩu giày dép của Việt Nam vào Mỹ có chiều h−ớng gia tăng. Năm 2002, kim ngạch xuất khẩu giày dép vào Mỹ đạt 196,5 triệu USD, năm 2003 kim ngạch đạt 305,28 triệu USD. Sau khi Hiệp định Th−ơng mại Việt-Mỹ đ−ợc ký kết, Mỹ đã trở thành một trong những thị tr−ờng tiềm năng đối với các DN giầy Việt Nam. Sau khi có qui chế tối huệ quốc, xuất khẩu giầy dép từ Việt Nam tăng lên nhanh chóng, các sản phẩm xuất khẩu chính vào thị tr−ờng Mỹ sẽ là giầy thể thao, giầy da nam nữ, dép đi trong nhà, dép đi biển. (iii) Thị tr−ờng Nhật Bản có mức tiêu thụ giày dép bình quân theo đầu

ng−ời cao trên 3 đôi/ng−ời/năm. Hiện nay, Nhật Bản và Việt Nam dành cho nhau quy chế tối huệ quốc, dự kiến đến năm 2010 giầy dép Việt Nam sẽ tăng tỷ lệ xuất khẩu vào Nhật và các n−ớc Đông Nam á. Các sản phẩm chủ yếu xuất khẩu từ Việt Nam sang các thị tr−ờng này giầy thể thao, giầy da nam nữ, dép đi trong nhà. (iv) Các thị tr−ờng khác gồm thị tr−ờng các n−ớc Liên bang Nga, Đông Âu, Trung Đông, Châu Phi cũng là những thị tr−ờng mà ngành giầy Việt Nam cần mở rộng xuất khẩu vì thị tr−ờng này không quá cầu kỳ về mẫu mã và chất l−ợng.

* Sản phẩm nhựa:

Kết quả xuất khẩu sản phẩm nhựa trong những năm gần đây là đáng khích lệ. Từ chỗ đáp ứng chủ yếu nhu cầu trong n−ớc, n−ớc ta đã bắt đầu xuất khẩu sang Campuchia, Lào, Trung Quốc và các n−ớc Nam á nh− ấn Độ, Sri Lanka. Mặt hàng chủ yếu là bao bì nhựa và đồ nhựa gia dụng. Trong những năm tới, cần có đầu t− thỏa đáng vào khâu chất l−ợng và mẫu mã để mở rộng thị phần trên các thị tr−ờng hiện có, tăng c−ờng thâm nhập các thị tr−ờng mới nh− Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ. Về sản phẩm, bên cạnh đồ nhựa gia dụng cần chú ý phát triển nhựa công nghiệp và đồ chơi bằng nhựa.

Dự báo nhu cầu thị tr−ờng xuất khẩu nh− sau:

+ Bao bì nhựa: Khả năng xuất khẩu gián tiếp các loại bao bì nhựa rất lớn. Hiện nay, các n−ớc phát triển đang giảm dần sản xuất bao bì nhựa do không có hiệu quả kinh tế cao. Chính điều này đã mở ra một tiềm năng lớn xuất khẩu trực tiếp bao bì nhựa. Trong nhóm mặt hàng bao bì nhựa thì bao bì mềm đơn lớp, đa lớp và bao dệt PP có khả năng xuất khẩu cao do có các đặc điểm không cồng kềnh khi vận chuyển so với bao bì rỗng và két nhựa. Bao bì rỗng và các loại két nhựa hầu nh− không có xuất khẩu. Bao bì với kiểu dáng đẹp, màu sắc trang trí rực rỡ đã góp phần tăng khả năng xuất khẩu của sản phẩm Việt Nam nh− nông sản, gạo, cà phê, hạt điều, thực phẩm chế biến, mì ăn liền, hải sản đông lạnh, giày dép, quần áo. Mục tiêu đến năm 2010, ngành bao bì nhựa xuất khẩu −ớc đạt 500 triệu USD.

+ Nhựa gia dụng: Các sản phẩm nhựa gia dụng còn nhiều tiềm năng, không chỉ nhắm vào các n−ớc chậm phát triển ở lân cận nh− Lào, Campuchia mà còn cần đ−ợc quan tâm đẩy mạnh tiếp thị ở các quốc gia công nghiệp nh− các n−ớc Âu châu, Bắc Mỹ, Nga, Nhật… do khả năng cạnh tranh về chi phí lao động sản xuất ở Việt Nam thấp, do xu h−ớng tập trung đầu t− sản xuất các sản phẩm kỹ thuật yêu cầu công nghệ cao và chuyển dịch dần việc sản xuất mặt hàng nhựa gia dụng sang các n−ớc khác. Cơ cấu các mặt hàng nhựa gia dụng xuất khẩu tập trung vào hai loại là đồ nhựa gia dụng và giày dép nhựa. Dự báo kim ngạch xuất

Một phần của tài liệu Xuất Khẩu Công Nghiệp của Việt Nam Đánh giá cơ cấu, hoạt động, những cơ hội và thách thức.pdf (Trang 46 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)