1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá cơ hội và thách thức của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ.DOC

72 2,3K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 0,92 MB

Nội dung

Đánh giá cơ hội và thách thức của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ mang lại một lợi ích to lớnkhông chỉ về kinh tế mà còn về văn hóa xã hội So với những nhóm hàng khác,hàng thủ công mỹ nghệ được coi là nhóm hàng có tỉ lệ thực thu sau xuất khẩu rấtcao do sử dụng đến 95 % nguyên liệu sẵn có và rẻ tiền trong nước Thúc đẩyhàng thủ công mỹ nghệ còn tạo được công an việc làm cho rất nhiều người laođộng, đặc biệt là lao động nhàn rỗi, tại chỗ góp phần ổn định kinh tế nông thôn

và giảm tệ nạn xã hội, duy trì và bảo vệ nền văn hóa dân tộc Đây là những lợiích đem lại cho toàn nền kinh tế quốc dân và hoạt động này cũng có vai trò rấtquan trọng đối với Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm

Là một đơn vị với nghiệp vụ kinh doanh chính là xuất khẩu hàng thủ công

mỹ nghệ, thì đây được coi là vấn đề quan trọng nhất, luôn được đưa ra trongđịnh hướng chiến lược của Công ty Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đã manglại lợi nhuận cao cho công ty do Công ty có nhiều ưu thế về xuất khẩu mặt hàngnày Hầu hết các cán bộ nhân viên đều nắm rõ về mặt hàng này, công ty còn cómối quan hệ chặt chẽ và lâu đời với các cơ sở chân hàng, có mối quan hệ rộngvới nhiều cơ sở trong nước điều này giúp cho hàng thủ công mỹ nghệ của công

ty khá phong phú, đa dạng về mẫu mã, thu hút được sự chú ý của khách hàng Hoa Kỳ là một thị trường truyền thống và luôn đứng đầu về kim ngạch xuấtkhẩu sang các khu vực thị trường của công ty Đặc biệt trong những năm gầnđây thị trường này có nhu cầu rất lớn về hàng thủ công mỹ nghệ, họ rất chú ýđến mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, họ đánh giá cao về độ tinh xảotrong từng họa tiết hoa văn trên mỗi sản phẩm mang đậm sắc văn hóa dân tộc.Điều này cho thấy phát triển xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trườngHoa Kỳ là một cơ hội cho công ty

Trang 2

Song cũng phải nhìn nhận rằng việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sangthị trường Hoa Kỳ đã đặt ra rất nhiều thách thức cho công ty Cổ phần XuấtNhập Khẩu Tạp Phẩm Đó là thách thức về một thị trường Hoa Kỳ khó tính, là

hệ thống luật pháp chặt chẽ; là hệ thống rào cản chằng chịt…và còn vô vànnhững thách thức khác nữa cũng quan trọng không kém Vì vậy việc đánh giá,phân tích những cơ hội bên cạnh những thách thức mà môi trường kinh doanhđặt ra cho công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp phẩm trong lĩnh vực xuất khẩuhàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ để biến thách thức thành cơ hội,tận dụng cơ hội để phát triển hoạt động kinh doanh là điều rất đáng quan tâm.Sau một thời gian thực tập ở Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩmdưới sự hướng dẫn của TS Đàm Quang Vinh - giảng viên trường ĐH Kinh Tế

Quốc Dân và các cán bộ nhân viên trong công ty tôi đã chọn đề tài :"Đánh giá cơ hội và thách thức của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ”.

Với mục đích tìm hiểu , đánh giá những cơ hội và thách thức dành cho công tytrong thời gian gần đây, từ đó phân tích, tổng hợp, đề xuất một số giải pháp nhằmgóp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu của công ty hơn nữa trong thời gian tới

2 Đối tượng, mục tiêu và các nhiệm vụ nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: cơ hội và thách thức dành cho công ty trong lĩnh vựcxuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ

Mục tiêu nghiên cứu: nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu

Để đạt được mục tiêu đó cần thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu là:

 Tìm hiểu hoạt động xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ của công ty sang Hoa Kỳ

 Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệsang Hoa Kỳ, đánh giá những mặt được và chưa được của hoạt động xuất khẩuđó

Trang 3

 Đánh giá những cơ hội, thách thức của môi trường bên ngoài tạo ra; điểmmạnh, điểm yếu ngay từ môi trường bên trong công ty đối với hoạt động xuấtkhẩu đồ thủ công mỹ nghệ sang Hoa Kỳ.

 Đề ra các giải pháp để hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của hoạt động xuất khẩu

đồ thủ công mỹ nghệ sang Hoa Kỳ của công ty

3 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi thời gian: từ quý I năm 2007 đến hết quý I năm 2010

Phạm vi không gian: nghiên cứu đối với sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ,xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ

Giác độ nghiên cứu: giác độ Nhà nước và doanh nghiệp

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu về số liệu theo chuỗi ( từ 2007 đến quý I 2010)

5 Kết cấu của chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên

đề bao gồm 3 phần chính:

Chương 1: Tổng quan về Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm và các

yếu tố ảnh hưởng tới việc xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ của công ty sang thịtrường Hoa Kỳ

Chương 2: Những cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu đồ thủ

công mỹ nghệ của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm sang thị trườngHoa Kỳ

Chương 3: Các giải pháp đón bắt cơ hội và đương đầu thử thách đối với hoạt

động xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập KhẩuTạp Phẩm sang thị trường Hoa Kỳ

Trang 4

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC XUẤT KHẨU ĐỒ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY SANG THỊ

TRƯỜNG HOA KỲ

1.1.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM 1.1.1 Khái quát về lĩnh vực kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ

1.1.1.1 Khái niệm đồ thủ công mỹ nghệ

Đồ thủ công mỹ nghệ là các sản phẩm được làm từ nguyên liệu chính làmây tre, đất sét, gỗ… kết cùng với bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, tất cả làmnên một thứ sản phẩm đậm chất sáng tạo, tính nghệ thuật và tính sử dụng cao

Đồ thủ công mỹ nghệ được sử dụng làm vật trang trí làm đẹp cho nhiềuloại không gian sống khác nhau, thường có tuổi thọ và giá thành tương đối cao.Chúng ngày càng được ưa chuộng tại các thị trường lớn như châu Mỹ, châu Âu

và châu Á

Dưới đây là một số hình ảnh về đồ thủ công mỹ nghệ do công ty xuất khẩu.

Hàng mây tre đan

Trang 5

1.1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ trên thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ thịtrường châu Á, bởi chi phí sản xuất ở trong nước về lĩnh vực này thường caohơn hẳn ở thị trường châu Á, độ tinh xảo trong từng thiết kế cũng không thểsánh được với các sản phẩm đến từ châu Á như Trung Quốc, Việt Nam

Người dân Hoa Kỳ lại rất ưa chuộng các sản phẩm thủ công mỹ nghệbởi nó có nguồn gốc tự nhiên lại có tính nghệ thuật cao đồng thời họ lại có mứcsống rất cao

Theo thống kê, trên thị trường Hoa thị trường đỗ thủ công mỹ nghệđược chia ra như sau: 32,34% Trung Quốc, 8,55% cho Canada, 4,46% chonhập khẩu Italia và chỉ có khoảng 2% là dành cho Việt Nam

Hoa Kỳ là quốc gia nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nhiều nhất trênthế giới, chủ yếu là hàng mây tre, hàng gốm sứ, thảm, rèm mành, các sản phẩmthêu, đá quý mỹ nghệ… Các mặt hàng trên đều là những sản phẩm mà Việt Nam

có khả năng cạnh tranh tốt

Điều đó lý giải vì sao kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của Việt Namsang Hoa Kỳ ngày càng tăng, và đạt mức tăng cao nhất là 76% vào năm 2002,năm đầu tiên thực hiện BTA- Hiệp định Thương Mại Song Phương được kýgiữa Việt Nam và Hoa Kỳ Kim ngạch xuất khẩu loại hàng này của Việt Namsang Hoa Kỳ đã đạt 55,2 triệu USD năm 2004 so với con số 13,1 triệu USD năm

2000, và đạt mức 73,5 triệu USD trong 5 tháng đầu năm 2005 và được nhiềuchuyên gia nhận định rằng sẽ tăng trưởng hơn nữa

Điều này vẫn là một con số nhỏ bé song phần nào cũng chứng tỏ đượcrằng hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam là được tại Hoa Kỳ Hoa Kỳ là mộtthị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ

ở Việt Nam khai thác và phát triển

Trang 6

1.1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu

Tạp Phẩm

1.1.2.1 Lịch sử hình thành

Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm tiền thân là doanh nghiệpNhà Nước, trực thuộc Bộ Thương Mại ( nay là Bộ Công Thương), được thànhlập từ 05/03/1956 Năm 2006 công ty chuyển sang hình thức công ty cổ phần

Trong các thời kỳ khác nhau, sự phát triển kinh doanh mặt hàng xuấtnhập khẩu của công ty đã không ngừng phát triển và đáp ứng tương đối tốt cácnhu cầu kinh tế

Các thông tin chính về công ty:

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM Tên giao dịch: Vietnam National Sundries Import & Export Corporation Địa chỉ: 36 Bà Triệu, Hà Nội

Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm được thành lập năm 1956

và là 1 trong 13 đầu mối xuất nhập khẩu của cả nước khi đó Công ty chuyênkinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu: hàng gia dụng, giày da, sảnphẩm cao su, quần áo

Từ năm 1980-1990, hòa vào xu thế mở cửa của cả nước, công tychuyển sang lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp, đa dạng các mặthàng xuất nhập khẩu như : thủ công mỹ nghệ , hàng may mặc, nông sản, hải sản

và mở rộng thị trường sang các châu lục như Châu Âu, Châu Á, Mĩ, Canada,

Trang 7

Năm 2002, Công ty mở rộng phạm vi trên lĩnh vực xuất khẩu lao động,kinh doanh phát triển nhà và văn phòng, kinh doanh kho bãi và các dịch vụ hỗtrợ giáo dục

Công ty luôn lấy uy tín làm tôn chỉ trong tất cả các hoạt động kinh doanhcủa mình Chính vì điều đó, các đối tác của công ty luôn nhận được sự hài lòngtrong quan hệ, sản phẩm chất lượng và hiệu quả kinh tế cao Với hơn 50 năm kinhdoanh trong lĩnh vực ngoại thương, Công ty tin tưởng sẽ mang lại cho khách hàngsản phẩm chất lượng cao nhất, dịch vụ hoàn hảo nhất với giá cả cạnh tranh

Các chi nhánh của công ty:

Chi nhánh tại Hải Phòng:

 Địa chỉ: 96A Nguyễn Đức Cảnh, Tp Hải Phòng

 Điện thoại: +84 31 3700 752

 Fax: +84 4 3700 512

 Hoạt động chính: Kinh doanh, giao nhận các sản phẩm tại cảng Hải

Phòng

Chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh:

 Địa chỉ: A75/28 Đường Bạch Đằng, Quận Tân Bình, Tp Hồ Chí Minh

 Điện thoại: +84 4 38487956/ 3848 7957/ 3848 7958

 Fax: +84 4 3848 7955

 Hoạt động chính: Kinh doanh giao nhận nhập khẩu các sản phẩm tại Tp

Hồ Chí Minh – Kinh doanh xuất khẩu các mặt hàng nói chung

1.1.3 Lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm

Lĩnh vực kinh doanh của công ty gồm có:

Kinh doanh hàng nông sản, lâm sản, hải sản, thực phẩm, công nghệ phẩm,Kinh doanh sản phẩm dệt, may, da giày (trừ các loại lâm sản Nhà nước cấm)Kinh doanh vật tư, máy móc thiết bị , nguyên liệu, vật liệu xây dựng, hóa chất(trừ các loại Nhà nước cấm), kim khí , điện máy, phương tiện vận tải

Trang 8

Kinh doanh khách sạn và dịch vụ khách sạn.

Kinh doanh trong lĩnh vực đại lý bán buôn, bán lẻ hàng hóa (đồ uống, rượubia, nước giải khát không bao gồm kinh doanh quán bar, vũ trường, phòng hátkaraoke)/

Tổ chức gia công, chế biến, hợp tác đầu tư, liên doanh liên kết với các tổchức trong và ngoài nước

Kinh doanh ( không bao gồm kinh doanh quán bar)

Kinh doanh máy móc, vật tư, thiết bị y tế và máy móc, thiết bị ngành inMua bán sắt thép, phế liệu, phá dỡ tàu biển cũ làm phế liệu trong nước

Kinh doanh phân bón máy móc, vật tư phục vụ nông nghiệp( không baogồm thuốc bảo vệ thực vật)

Kinh doanh các dụng cụ, thiết bị và máy móc trong ngành dịch vụ

Kinh doanh các thiết bị phòng cháy, chữa cháy, cứu hộ, cứu nạn

Kinh doanh gỗ ép định hình, sản xuất mua bán hàng thêu, hàng may mặc

1.1.4 Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu

Tạp Phẩm

1.1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm

Trang 9

1.1.4.2 Hoạt động của các bộ phận trong bộ máy quản lý

Đại hội cổ đông : Bao gồm các cổ đông của Công ty là cơ quan có

thẩm quyền cao nhất, quyết định các vấn đề quan trọng của Công ty như sửa đổi,

bổ sung điều lệ Công ty, quyết định phương hướng hoạt động của Công ty,thông qua Báo cáo tài chính hàng năm, bầu hội đồng quản trị… ĐHĐCĐ họptheo định kỳ hàng năm và có thể được triệu tập bất thường trong các trường hợptheo quy định của Điều lệ Công ty

Hội đồng quản trị: Gồm 4 thành viên do ĐHĐCĐ bầu ra HĐQT có

nhiệm vụ triển khai thực hiện các Nghị quyết do Đại hội cổ đông đã đề ra.HĐQT có quyền quyết định các vấn đề về: kế hoạch phát triển SXKD và ngânsách hàng năm; xác định mục tiêu hoạt động và mục tiêu chiến lược trên cơ sởcác mục tiêu Đại hội cổ đông đề ra; quyết định cơ cấu tổ chức của Công ty; bổnhiệm, bãi nhiệm các chức danh Giám đốc, phó Giám đốc và Kế toán trưởngCông ty… Ngoài ra còn một số quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều

lệ hoạt động của Công ty

Ban kiểm soát: Gồm 3 thành viên do ĐHĐCĐ bầu ra BKS có quyền:

Được tham gia ý kiến chỉ định Công ty kiểm toán độc lập; thảo luận các vấn đềvới cơ quan kiểm toán về tính chất và phạm vi kiểm toán; Kiểm tra các báo cáotài chính hàng quý, sáu tháng hoặc 1 năm; Thảo luận các vấn đề khó khăn, tồntại của các cuộc kiểm tra…Ngoài ra BKS còn có một số quyền hạn và tráchnhiệm khác theo quy định tại Điều lệ hoạt động của Công ty

Tổng giám đốc: do HĐQT chỉ định ra và chịu trách nhiệm trước

HĐQT về mọi kết quả hoạt động SXKD của Công ty Tổng Giám đốc Công ty

là thành viên của Hội đồng quản trị, có quyền đề xuất với HĐQT quyết định về

cơ cấu tổ chức của Công ty, đề xuất nhân sự bộ máy giúp việc và quyết định cácvấn đề về hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Tổng Giám đốc là đạidiện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hoạt

Trang 10

động sản xuất kinh doanh do mình quyết định Ngoài ra Tổng Giám đốc còn cómột số quyền và nghĩa vụ khác theo quy định tại Điều lệ hoạt động của Công ty.

Phó Tổng giám đốc: Do HĐQT bổ nhiệm có trách nhiệm giúp việc cho

Tổng Giám đốc Công ty về điều hành một số mặt công tác theo phân công củaGiám đốc Phó Tổng Giám đốc Công ty có quyền tham gia vào việc xây dựngphương án kinh doanh của Công ty; có quyền thay Tổng Giám đốc Công tyquyết định các vấn đề liên quan theo phân công, ủy quyền của Tổng Giámđốc Trực tiếp phụ trách công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật và là Chủ tịch Hộiđồng BHLĐ; Có quyền đề nghị Tổng Giám đốc Công ty khen thưởng, kỷ luật,

bổ nhiệm, miễn nhiệm với các chức danh cán bộ quản lý sản xuất…và một sốquyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Công ty

Phòng tổ chức hành chính: Có trách nhiệm tham mưu giúp việc cho

Giám đốc Công ty về lĩnh vực tổ chức, lao động tiền lương và công tác hànhchính: bố trí sắp xếp cán bộ, tuyển dụng và đào tạo, thực hiện các chế độ chínhsách với người lao động…Là thường trực công tác Thi đua khen thưởng Côngty; quản lý lực lượng bảo vệ, nhà ăn ca và nhà trẻ Công ty

Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về việc

tổ chức các hoạt động nhằm tiêu thụ sản phẩm; Lập kế hoạch tiêu thụ cho từngtháng, quý và năm; tham mưu với Giám đốc về các biện pháp nhằm đẩy mạnhtiêu thụ

Các phòng kinh doanh xuất nhập khẩu

Phòng Xuất Nhập Khẩu 1

Điện thoại: +84 4 3825 4115

Lĩnh vực kinh doanh : Chuyên Xuất và Nhập khẩu giấy và bột giấy và cácsản phẩm khác bao gồm: báo, giấy viết, giấy carto, giấy duplex, giấy vệ sinh ,giấy ảnh, các thiết bị công nghiệp, thép ống, sản phẩm điện, điện tử

Trang 11

Phòng Xuất Nhập Khẩu 2

Điện thoại: +84 4 3825 3571

Lĩnh vực kinh doanh: văn phòng phẩm, hàng mỹ phẩm, thể thao, đồ gốm,thủy tinh, dụng cụ âm nhạc, đồ chơi trẻ em, vật liệu cho sản xuất điện (nhựa, dâyđồng tráng men, rotor,các sản phẩm cao su…), xe đạp, xe máy, lốp xe

Phòng Xuất Nhập Khẩu 3

Điện thoại: +84 4 3825 4257

Lĩnh vực kinh doanh: Sản phẩm dệt, may mặc, vải, sản phẩm làm từ len và

da, hàng thêu ren, trái cây tươi, sản phẩm nhựa , bánh kẹo

Phòng Xuất Nhập Khẩu 8

Điện thoại: +84 4 3825 3617/ +84 4 3825 3619

Trang 12

Lĩnh vực kinh doanh: Gốm sứ, sơn mài, các loại túi xách, gạo, nguyên liệusản xuất mì ăn liền, len, thảm, thiết bị vệ sinh, dụng cụ giáo dục, thiết bị thínghiệm , thép phế liệu…

1.1.5 Hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm 1.1.5.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty

Cung cấp nhiều mặt hàng trên nhiều thị trường để tránh rủi ro Có thể cụthể qua cơ cấu sản phẩm chính được cung cấp và thị trường xuất khẩu chính:

thu và 26,4 % lợi nhuận gộp; sản phẩm da giày, quần áo chiếm 59,53% doanhthu và 57,05% lợi nhuận gộp;thức ăn đóng hộp chiếm 18,63% doanh thu và13,94% lợi nhuận gộp; lĩnh vực xuất khẩu lao động chiếm 2,06% doanh thu và2,61 % lợi nhuận gộp

Xuất khẩu lao động

Nguồn: Phòng Xuất Khẩu

Hình 1.2 Cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của Công ty Cổ phần Xuất Nhập

Khẩu Tạp Phẩm giai đoạn 2007- 2010

 Cơ cấu thị trường xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2009 của công ty EU làthị trường chính với 26%, Mỹ 16,8%; Nhật Bản 17,5%; Hàn Quốc 7,3%; Asean5,1%; Trung Quốc 4,7 %

Trang 13

1.1.5.2 Mục tiêu, chiến lược, sứ mạng, nguyên tắc kinh doanh của Công ty 1.1.5.2.1 Mục tiêu

Trở thành nhà cung cấp chuyên nghiệp các sản phẩm xuất khẩu củamình trong đó có đồ thủ công mỹ nghệ sang các thị trường lớn như châu Mỹ,châu Âu, châu Á

Góp phần cho sự phát triển lớn mạnh của ngành thủ công mỹ nghệnước nhà

1.1.5.2.2 Chiến lược

Đối với những mặt hàng khó cạnh tranh bằng giá và số lượng nhưhàng thủ công mỹ nghệ thì cạnh tranh bằng tính độc đáo và khác biệt của sảnphẩm để thâm nhập và ổn định trên các thị trường ngách là chiến lược đượccông ty lựa chọn để khai thác tốt lợi thế cạnh tranh nổi bật của mình

Đối với những mặt hàng không khác so với hàng đang được tiêu thụtrên thị trường châu Mỹ, châu Âu và châu Á thì chiến lược đề ra là chứng minhcho họ thấy khả năng cung cấp ổn định về số lượng và chất lượng, và đảm bảothời gian giao hàng ít nhất như các bạn hàng hiện có của họ

Tăng cường và phát triển đội ngũ nhân lực xuất sắc

Cam kết liên tục cải tiến mẫu mã – chất lượng cung cấp

1.1.5.2.4 Nguyên tắc kinh doanh

Trung thành với cam kết về chất lượng

Cung cấp dịch vụ ngày càng hoàn hảo cho khách hàng

Nuôi dưỡng lòng tin của khách hàng về uy tín, sự đảm bảo củathương hiệu

Trang 14

1.1.5.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2007- 2010 Đơn vị: 1.000.000 VNĐ

Năm

Chỉ tiêu

Tỷ lệ lợi nhuận thuần

/doanh thu

Chú ý: số liệu của quý I năm 2010 được so sánh với quý I của năm 2009

Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán

Bảng 1.1 Kết quả hoạt động kinh của công ty trong giai đoạn 2010

2007-Năm 2008, mặc dù nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng công ty vẫn tăng trưởng một cách ngoạimục Doanh thu đạt 568 tỷ, tăng 54% và lợi sau thuế đạt 17,2 tỷ, tăng 44% sovới cùng kỳ năm 2007

Năm 2009 lại là một năm cực kỳ khó khăn với các doanh nghiệp ngành mỹnghệ Việt Nam, nên doanh thu của công ty năm 2009 ít nhiều cũng bị ảnhhưởng, mức doanh thu chỉ đạt 550 tỷ đồng và 16 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế,giảm 3,2% và 7% so với năm 2008

Trang 15

Quý I năm 2010, công ty đã có sự tăng trưởng trở lại trong doanh thu, sovới cùng kỳ năm 2009 tăng 5%, lợi nhuận tăng 69%, nếu tốc độ này được duy trìthì công ty có khả năng đạt được 660 tỷ đồng vào cuối năm nay.

1.1.6 Đánh giá chung về Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm

Với lịch sử hơn 50 năm hình thành và phát triển, công ty cổ phần Xuất nhậpkhẩu Tạp phẩm Hà nội đã có chỗ đứng khá vững chắc trên thị trường xuất khẩu.Lợi nhuận dương và được duy trì tăng đều qua các năm, công ty đang thể hiện

sự chiếm lĩnh trên rất nhiều lĩnh vực kinh doanh trong đó có lĩnh vực kinh doanh

đồ thủ công mỹ nghệ

1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC XUẤT KHẨU ĐỒ THỦ

CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

1.2.1 Các yếu tố bên ngoài Công ty

1.2.1.1 Môi trường kinh tế

1.2.1.1.1 Tỷ giá hối đoái

Hoa Kỳ hiện là thị trường số 1 của công ty CP XNK Tạp phẩm tronglĩnh vực đồ thủ công mỹ nghệ Đồng USD đã mất giá 50% so với đồng Euro khi

nó chính thức có mặt trên thị trường và 20% so với thời điểm năm 2004 Kể từsau 2004, đồng USD mới bắt đầu tăng giá trở lại

Chính vì việc đồng USD tăng giá trong thời gian qua đã giúp ngườitiêu dùng Hoa Kỳ, các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ mua được nhiều hàng hơn từnhững đồng tiền sẵn có của mình Đồng thời đồ thủ công mỹ nghệ là những mặthàng tinh sảo, có tính nghệ thuật, giá trị sử dụng cao nên tại thị trường Hoa Kỳluôn có nhu cầu rất lớn

 Việc này khiến nhu cầu về đồ thủ công mỹ nghệ của người tiêudùng cũng như các nhà nhập khẩu của Hoa Kỳ tăng lên, giúp đẩy mạnh hoạtđộng xuất khẩu của công ty vào thị trường Hoa Kỳ

1.2.1.1.2 Thuế

Trang 16

Thuế suất xuất khẩu

Tháng 5/ 2007, Việt Nam đã chính thức đặt vấn đề với Đại diệnThương mại Hoa Kỳ về việc xem xét trao GSP- Quy chế ưu đãi thuế phổ cậpcho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam và đã được chấp nhận GSP được Hoa

Kỳ đưa ra năm 1976 dành cho những nước đang phát triển với mức ưu đãi gầnnhư miễn thuế hoàn toàn với hàng hóa đạt yêu cầu chất lượng và kỹ thuật xuấtkhẩu vào Hoa Kỳ Đồ thủ công mỹ nghễ là một trong những thế mạnh xuất khẩucủa Việt Nam và được nằm trong đối tượng hưởng ưu đãi GSP

 Với mức thuế suất ưu đãi này, công ty đã tiết kiệm được một khoảnchi phí khá lớn bởi các sản phẩm gỗ mỹ nghệ thường có giá từ vài triệu đồngVNĐ đến vài tỷ VNĐ, trên mỗi đồng chi phí tiết kiệm được là khả năng cạnhtranh về giá của công ty với các doanh nghiệp kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ ở Hoa

Kỳ tăng lên Điều này tạo ra điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh việc xuất khẩu sảnphẩm đồ gỗ mỹ nghệ của công ty vào thị trường Hoa Kỳ trong giai đoạn 2007-

2010 với giá cạnh tranh

Thuế chống bán phá giá

Việc Hoa Kỳ đánh thuế chống bán phá giá khá cao đối với TrungQuốc trong lĩnh vực kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ, mà Trung Quốc cũng làmột trong những nước xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ sang Hoa Kỳ

 Điều này sẽ khiến cạnh tranh trở nên đỡ gay gắt hơn với công tyTạp phẩm, được đánh giá là một trong những lợi thế để công ty tăng cường xuấtkhẩu vào thị trường này

Trang 17

xử lý nghiêm những trường hợp cố ý gây cản trở các doanh nghiệp trong xuấtkhẩu các mặt hàng gỗ, mây tre…Đồng thời quy định cho đối với hàng gỗ thủcông mỹ nghệ, hàng gỗ cao cấp từ nhóm IA trở lên đã được chế biến hoàn chỉnh,khi xuất khẩu chỉ cần kê khai với cơ quan hải quan đầy đủ số lượng, chủng loại,không phải xuất trình nguồn gốc gỗ.

Tuy nhiên, công văn của Văn phòng Chính phủ không yêu cầu doanhnghiệp xuất trình nguồn gốc gỗ, tre, nứa… lại mâu thuẫn với Nghị định 32 màChính phủ ban hành trước đó Tại điểm a khoản 2 Nghị định 32/2006 của Chínhphủ quy định rõ: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại, gồmnhững loài thực vật, động vật rừng có giá trị đặc biệt về khoa học, môi trường

Ngay trong thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 32, Bộ Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn cũng quy định: “Cấm xuất khẩu sản phẩm làm từ

gỗ thuộc diện nguy cấp, quý, hiếm ” Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, saukhi có văn bản của Chính phủ, tình hình xuất khẩu gỗ diễn ra phức tạp Sốdoanh nghiệp và số lượng mở tờ khai xuất khẩu gỗ, đồ mỹ nghệ được sản xuất

từ gỗ thuộc nhóm IA và các loại gỗ thuộc nhóm IIA như trắc, gụ…tăng nhanhchóng

Tổng cục Hải quan cho biết để ngăn chặn tình trạng gian lận củadoanh nghiệp, Cục Điều tra chống buôn lậu đã có văn bản gửi Cục Kiểm lâmphối hợp và các chi cục kiểm lâm địa phương tiến hành kiểm tra, giám sát chấtlượng, chủng loại, xuất xứ các lô hàng gỗ xuất khẩu, nhập khẩu Tuy nhiên, theoCục Kiểm lâm không được giao nhiệm vụ giám định chất lượng, chủng loại,xuất xứ của lô hàng gỗ xuất khẩu, nhập khẩu

 Rõ ràng công văn nêu trên đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp xuấtkhẩu hàng thủ công mỹ nghệ Nhưng những quy định trái ngược và chưa đồngnhất trong các văn bản liên quan đến thủ tục xuất khẩu gỗ khiến nhiều công tyTạp Phẩm không tránh khỏi lúng túng

Trang 18

 Đối với với đạo luật Lacey, đối phó đã không phải là điều dễ dàngnay lại công thêm sự kiểm tra, giám sát chất lượng về nguồn gốc xuất xứ cácchất liệu làm nên sản phẩm thủ công mỹ nghệ một cách chặt chẽ, thì đúng là khókhăn lớn đặt ra cho Công ty giải quyết.

1.2.1.2 Môi trường chính trị

Tại Hoa Kỳ, Nhà nước đóng vai trò trung tâm trong hệ thống chính trịcủa mình Tuy nhiên, nhân tố có vai trò chi phối hoạt động của Nhà nước, là lựclượng điều khiển ở hậu trường lại là các đảng phái chính trị Sự hiện diện cùnglúc của nhiều đảng phái ở Hoa Kỳ đã làm cho hoạt động chính trị ở nước nàytrở nên hết sức sôi động và luôn trở thành tâm điểm của công luận và của giớitruyền thông

Ở đây luôn có sự nổi trội của hai chính đảng lớn nhất, tuy nhiều đảngphái được phép tự do hoạt động trong khuôn khổ pháp luật nhưng chỉ có haiđảng đối lập Đảng Dân Chủ cùng Đảng Cộng Hoà thay nhau cầm quyền

Chính trị Hoa Kỳ áp dụng học thuyết phân quyền một cách cứng rắn vàmạnh mẽ Sự tách biệt giữa hành pháp và lập pháp là rất đáng kể và đồng thờivới nó là sự độc lập rất lớn của ngành tư pháp Trong mọi thời điểm, Tổng thốngluôn là nhân vật trung tâm của bộ máy nhà nước với thực quyền to lớn

Chính trị Hoa Kỳ được nhận định là khá bất ổn, thường xuyên áp dụngnhiều chính sách cứng rắn để bảo vệ ngành kinh doanh trong nước

 Điều này tạo ra bất lợi cho việc xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ củacông ty vào thị trường Hoa Kỳ, biến động chính trị ở Hoa Kỳ có thể tạo ra rủi ro

về chính trị cho hàng hóa của công ty xuất về Hoa Kỳ cũng như rủi ro về tài sản( khi chuyển lợi nhuận về nước)

1.2.1.3 Môi trường luật pháp

Trang 19

Đạo luật mới của Hoa Kỳ (Lacey) bắt đầu có hiệu lực từ đầu năm 2010.Luật này quy định và kiểm soát rất chặt chẽ về nguồn gốc và tính hợp pháp củacác loại cây dùng làm nguyên liệu chế biến sản phẩm, vi phạm có thể bị trừngphạt Đồng thời cấm buôn bán lâm sản bất hợp pháp, trong đó có gỗ và sảnphẩm từ gỗ, mây tre, vào Hoa Kỳ, bắt buộc doanh nghiệp phải nộp tờ khai,chứng từ rõ ràng về tên, loại gỗ, quốc gia khai thác mây tre, gỗ, cách thức khaithác…, tức là phải có chứng nhận FSC (Forest Stewardship Council) của Hộiđồng quản lý rừng bền vững thế giới

Cụ thể:

 Sản phẩm phải có lý lịch rõ ràng

Đạo luật Lacey đòi hỏi chứng nhận quy trình truy xuất nguồn gốc sảnphẩm CoC (chain of custody) để nhà chức trách Hoa Kỳ có thể dễ dàng kiểm tratoàn bộ quy trình, từ khai thác lâm sản ở một nước, vận chuyển qua các cửakhẩu, cảng biển nào trước khi đến nhà máy chế biến mây, tre, gỗ ở Việt Nam…Đồng thời nhà chức trách Mỹ còn tiến hành điều tra thực tế đối với tính hợppháp của sản phẩm

 Nếu công ty sử dụng một phần mây tre nguyên liệu có nguồn gốc rõràng nhưng có dùng thêm nguyên liệu bất hợp pháp, không rõ nguồn gốc, từMalaysia chẳng hạn, để chế biến đồ thủ công mỹ nghệ xuất sang Hoa Kỳ thì nếu

bị phía Hoa Kỳ phát hiện sẽ bị tịch thu hàng hoá, phạt tiền; vi phạm nặng có thể

bị phạt đến 5 năm tù giam

 Ngoài yêu cầu của đạo luật trên, khách hàng trên thế giới hiện naycũng có tâm lý muốn dùng sản phẩm gỗ có nguồn gốc hợp pháp Chính vì vậy,sản phẩm thủ công mỹ nghệ nói chung trong thời gian tới sang các thị trườngchính và khó tính như Hoa Kỳ chắc chắn sẽ gặp khó khăn

1.2.1.4 Đặc điểm của thị trường Hoa Kỳ

Trang 20

1.2.1.4.1 Tập quán và thị hiếu tiêu dùng đồ thủ công mỹ nghệ của người dân

Hoa Kỳ

1.2.1.4.1.1 Tập quán tiêu dùng đồ thủ công mỹ nghệ của người dân Hoa Kỳ

Tập quán mua sắm của thị trường Hoa Kỳ được thể hiện qua 3 phongcách và xu hướng:

 Truyền thống với vẻ hiện đại

 Hiện đại thoải mái với sự ấm cúng

 Tự nhiên với màu sắc và chất liệu

Ở xu hướng truyền thống với vẻ hiện đại, người Hoa Kỳ sẽ chú trọngtới các họa tiết trên mỗi sản phẩm, họ thích các sản phẩm độ bóng thấp, ít chấtliệu men hơn và tinh khiết

Những sản phẩm có gam màu xanh từ xanh da trời chuyển sang xanh ngọcrồi sang màu xanh lam pha xanh lá cây nhạt hoặc những họa tiết, những hình ảnh

về chim, hình ảnh thiên nhiên với mẫu mã đơn giản cũng được ưa chuộng

Phong cách hiện đại thoải mái và sự ấm cúng nhắm vào giới trẻ với sựnăng động, mạnh mẽ (hiện đại) và những người sinh trong thập niên 50, nhữngngười đã già muốn có cảm giác thoải mái, ấm cúng trong ngôi nhà của mình

Phong cách tự nhiên đang là xu hướng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong ngườitiêu dùng Hoa Kỳ Nhận thức được những mối quan ngại về sinh thái nên sự tôntrọng đối với thiên nhiên ngày càng tăng, các chất liệu thuộc phong cách này làtre, vỏ dừa, vỏ sò và thậm chí cả vỏ hành cũng đã được sử dụng

 Điều này ảnh hưởng tới mẫu mã, họa tiết cũng như màu sắc của cácthiết kế về đồ thủ công mỹ nghệ, chúng phải phù hợp với tập quán của ngườiHoa Kỳ thì mới được chào đón ở thị trường nước này

tính văn hóa, dân tộc và các giá trị nghệ thuật khác trên trường sản phẩm củamình khi bán sang thị trường này

Trang 21

1.2.1.4.1.2 Thị hiếu tiêu dùng đồ thủ công mỹ nghệ của người dân Hoa Kỳ

Có 3 yếu tố quan trọng trong thị hiếu người tiêu dùng Hoa Kỳ là:

 Thời trang của sản phẩm: thay đổi rất nhanh

 Mẫu mã của sản phẩm: độc đáo

 Chất lượng của sản phẩm: tốt

 Sự thay đổi nhanh chóng theo thời gian của sản phẩm đồ thủ công

mỹ nghệ khiến công ty luôn phải tận dụng việc tham gia các hội chợ tại Hoa Kỳ

để tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, sẽ giúp công ty cập nhật về xu hướng thờigian của người dân nơi đây

 Về mẫu mã sản phẩm, các sản phẩm có mẫu mã độc đáo sẽ dễ dànghơn trong việc chinh phục lòng tin của khách hàng Mỹ Điều này ảnh hưởng tớicác mẫu sản phẩm công ty lựa chọn để phân phối sang thị trường Mỹ, chúngphải độc đáo, tinh xảo trong thiết kế

 Chất lượng của sản phẩm chính là thước đo của sự bền vững trongkinh doanh trên thị trường Hoa Kỳ Vì vậy, nếu chất lượng các sản phẩm đồ thủcông mỹ nghệ đặt tiêu chuẩn thì sản phẩm của công ty sẽ dễ dàng có chỗ đứngvững chắc trên thị trường Hoa Kỳ trong tương lai

1.2.1.4.2 Hệ thống phân phối đồ gỗ mỹ nghệ trên thị trường Hoa Kỳ

Hoạt động phân phối đồ thủ công mỹ nghệ trên thị trường Hoa Kỳ chủyếu nằm trong tay hai đại gia lớn tại Hoa Kỳ là Global Furniture USA và U.SFurniture Import Họ là các nhà nhập khẩu đồ gỗ mỹ nghệ từ Việt Nam và cácnước trong khu vực đồng thời là các nhà phân phối và các thương nhân, doanhnghiệp có khả năng hợp tác đầu tư và tiêu thụ số lượng lớn sản phẩm đồ gỗ tạiHoa Kỳ Sau đó họ bán tại các siêu thị đồ nội thất lớn hoặc các hệ thống bán lẻkhác

Thị trường Hoa Kỳ là thị trường có thể phân chia thành nhiều phânđoạn và có chỗ dành cho một số lượng lớn nhà bán lẻ độc lập có quy mô nhỏ vàtrung bình Không có những con số thống kê chính xác nên người ta ước tính

Trang 22

rằng có khoảng trên 38,000 cửa hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ ở nước Mỹ vàonăm 2003.

Cửa hàng bán các loại đồ thủ công mỹ nghệ chiếm khoảng 52% thịtrường Các chuỗi cửa hàng này gồm những gian hàng bán đồ thủ công mỹ nghệ

và những gian hàng trưng bày của các nhà sản xuất Trong những năm gần đâynhững nhà bán lẻ có quy mô nhỏ đã gây ảnh hưởng tới việc gia tăng áp lực từnhững chuỗi cửa hàng này Các phòng trưng bày chủ yếu tập trung vào thịtrường thiết kế đỗ thủ công mỹ nghệ đang mở cửa cho người tiêu dùng cuốicùng Vì vậy các phòng trưng bày đã tạo thành kênh phân phối quan trọng tạicác trung tâm thành phố lớn ( khoảng 3%) Khoảng 21% doanh số bán đồ nộithất là qua các cửa hàng bách hoá và bách hoá có giảm giá, các kho hàng ( 7 %),bán trực tiếp cho khách hàng tiêu dùng là 3% Tất cả đều là kênh phân phốikhông chuyên

 Nếu công ty tổ chức tốt kênh phân phối của mình thì vẫn có cơ hộichia miếng bánh thị phần về đồ thủ công mỹ nghệ tại Hoa Kỳ thành miếng tohơn cho mình

1.2.1.4.3 Hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ trên thị

trường Hoa Kỳ

Như đã nêu trong phần nhận đinh về thị trường kinh doanh đồ thủcông mỹ nghệ trên thị trường Hoa Kỳ là rất gay gắt, các nước như Canada,Trung Quốc đã nắm phần lớn thị trường Hoa Kỳ trong tay mình

Hơn thế kinh doanh đồ thủ công mỹ nghệ cũng đang lao đao vì cácđạo luật, rào cảo nhập cuộc cuộc cao nay rào cản rút khỏi ngành cũng cao.Chính việc bảo vệ người tiêu dùng cũng chính những chính sách về bảo hộngười sản xuất đồ mỹ nghệ tại Hoa Kỳ đã khiến cho rào cản nhập cuộc cao,cạnh tranh với cường độ quyết liệt

Trang 23

Cạnh tranh giành được khách hàng của thủ công mỹ nghệ không chỉdừng lại ở giá cả, mẫu mã đẹp tinh tế mà còn ở tính an toàn của sản phẩm đốivói sức khỏe của người sử dụng.

 Điều này khiến cho hàng thủ công mỹ nghệ của công ty phải tự hoànthiện hơn trên nhiều khía cạnh mới có thể cạnh tranh được, nếu không sẽ khólòng mà tìm được chỗ đứng trên thị trường mà mức độ cạnh tranh gay gắt nhưthế này

1.2.1.5 Quan hệ thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ trong giai đoạn 2007-2010

Từ năm 2000, Hoa Kỳ chấp nhận quy chế Quan hệ thương mại bìnhthường vĩnh viễn cho Việt Nam Sau 5 năm kể từ ngày Hiệp định thương mạisong phương BTA được kí kết, Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhấtViệt Nam và là một trong những nhà cung ứng đầu tư lớn nhất cho Việt Nam,còn Việt Nam trở thành một thị trường phát triển nhất của hàng xuất khẩu Hoa

Kỳ

 Quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ ngày càng phát triển xu hướng hợp táccùng có lợi trong giai đoạn 2007- 2010, điều này tạo tiền đề cho việc hợp táckinh tế song phương, trong đó có có lĩnh vực thương mại, xuất khẩu hàng hóa từViệt Nam sang Hoa Kỳ

 Đây có thể được coi như là một điều kiện thuận lợi dành cho các công

ty xuất khẩu nói chung và công ty Tạp Phẩm nói riêng

1.2.2 Các yếu tố bên trong Công ty

1.2.2.1 Mục tiêu chiến lược xuất khẩu

Năm 2010, công ty phấn đấu đưa doanh thu đưa doanh thu tăng 20%( khoảng 660 tỷ đồng ), lợi nhuận sau thuế tăng 69% ( khoảng 27 tỷ đồng) so vớinăm 2009 Đồng thời mức chi trả cổ phiếu không dưới 15%/ 1 năm

Mở rộng, tìm kiếm các thị trường mới, nâng con số từ 40 nước lên tới

50 nước năm 2010

Xuất khẩu tại chỗ

Trang 24

Tăng cường kiểm tra chất lượng khi sản xuất đảm bảo tính đồng bộ và

ổn định cho sản phẩm

 Để đặt được các mục tiêu này, việc xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệcàng phải được thúc đẩy mạnh, bởi doanh thu về xuất khẩu thủ công mỹ nghệgần như là cao nhất trong các lĩnh vực kinh doanh của công ty Hoa Kỳ lại làmột trong những thị trường chính về xuất khẩu chính của công ty, một thịtrường khó tính song đầy triển vọng

 Mục tiêu này khiến công ty càng phải chú ý nhiều hơn đến việc xuấtkhẩu đồ gỗ mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ Việc nghiên cứu đánh giá cơ hội,thách thức, cũng như điểm mạnh, điểm yếu của chính mình đề đề ra những chiếnlược kinh doanh hiệu quả là hoàn toàn nên làm

1.2.2.2 Tổ chức bộ phận xuất khẩu

Bộ phận xuất khẩu của công ty được chia ra thành 7 phòng, mỗi phòngđảm trách một mảng xuất nhập khẩu của công ty.Vì vậy tuy hoạt động trongnhiều lĩnh vực song công ty vẫn đảm bảo hướng tới tính chuyên doanh trên từnglĩnh vực

Riêng bộ phận xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ được chia ra làmnhiều ban như ban về nghiên cứu thị trường, ban về tìm kiếm sản phẩm, banxuất khẩu… để thực hiện các chức năng từ việc tìm ra khách hàng, tìm ra nguồnhàng đến việc đưa hàng hóa đến tay khách hàng một cách nhanh chóng, chấtlượng nhất

Có thể mô tả hoạt động của bộ phận xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ như sau:

 Các đại diện bán hàng, đại lý và khách hàng gửi đơn đặt hàng chocông ty Tạm Phẩm Bộ phận đặt hàng chuẩn bị hóa đơn và gửi bản sao cho các

bộ phận khác nhau Những mặt hàng trong kho hết sẽ được đặt làm Hàng gửi đi

có kèm theo chứng từ gửi hàng và vận đơn Những giấy tờ này cũng được sao

Trang 25

 Khách hàng ưa thích sự đảm bảo giao hàng kịp thời nên công ty cóquy định rằng các đại diện bán hàng gửi đơn đặt hàng của mình vào mỗi buổitối, và có những trường hợp phải gửi ngay lập tức Bộ phận thực hiện đơn hàngphải xử lý nhanh chóng các đơn hàng đó Kho phải xuất hàng ngay khi có thể.Các chứng từ hóa đơn cần được lập ngay tức thì

 Điều này giúp cho hoạt động xuất khẩu được thực hiện một cáchchuyên nghiệp, nhanh chóng, hiệu quả

1.2.2.3 Hệ thống thông tin phục vụ xuất khẩu

Thông tin phục vụ cho xuất khẩu của công ty có cả ưu điểm và nhượcđiểm rất rõ ràng

Về ưu điểm:

 Thông tin về tìm kiếm nguồn hàng, đối tác trong lĩnh vực mây tre đan,

đồ gỗ mỹ nghệ công ty làm khá tốt Bởi nguồn hàng và đối tác công ty hợp tác là

ở trong nước, với hơn 1000 làng nghề thủ công mỹ nghệ trên cả nước, thực sựđây là một kho tàng rất quý báu mà công ty có thể khai thác và khai thác tốt

 Thông tin về các làng nghề, các đối tác công ty có thể tìm kiếm qua cácHiệp hội như Hiệp hội xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam, các hội chợ,triển lãm như: Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ được tổ chức thường niên Đồngthời qua các phương tiện truyền thông như báo chí, truyền hình, truyền thanh vàđôi khi là qua cả các đối tác đã từng hợp tác

 Ưu điểm này có thể giúp công ty tìm được nhiều nguồn hàng giá cả cạnhtranh, mẫu mã đẹp, chất lượng tốt phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong đó

có cả các khách hàng khó tính như Hoa Kỳ Hàng thủ công mỹ nghệ của công ty

sẽ dễ dàng để mạnh được lượng xuất khẩu hơn

Về nhược điểm, thông tin về các khách hàng, công ty nắm bắt chưa đượctốt Có thể kể ra một vài nguyên nhân như: thiếu phương tiện, phương pháp thuthập thông tin về khách hàng, hoặc hình như thu thạp còn chưa chuyên nghiệp

Vì vậy những hiểu biết về thị hiếu, nhu cầu…của khách hàng, những thứ luôn

Trang 26

biến đổi hàng ngày, hàng giờ, công ty khó lòng kiểm soát được, khó có thể dùngnhững thông tin mang tính cảm tính để đong đếm, phân tích rạch ròi được.

 Nhược điểm này có thể làm tê liệt hệ thống phân phối hàng thủ công mỹnghệ nếu như thị trường tiêu thụ đột nhiên thay đổi nhu cầu và thị hiếu tiêudùng, nhất là với người dân Hoa Kỳ, thời trang cho các sản phẩm thủ công mỹnghệ của họ thay đổi rất nhanh chóng Công ty có thể bị thiệt hại lớn, nếu gomhàng theo những mẫu truyền thống, nay không thể tiêu thụ được trên thị trườngquen thuộc do nhu cầu của họ thay đổi Đây chính là một điều bất thuận lợi chocông ty, mà lại là một điều rất dễ xảy ra Do vậy, những giải pháp về cách thứctìm tin, xử lý thông tin về khách hàng cần được điều chỉnh cho hợp lý ở công ty

để công ty tránh được những rủi ro có thể xảy đến từ phía khách hàng

Trang 27

CHƯƠNG 2

NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐỒ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM SANG THỊ TRƯỜNG

HOA KỲ

2.1 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NỘI TẠI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT

NHẬP KHẨU TẠP PHẨM VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU ĐỒ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

2.1.1 Điểm mạnh của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm

2.1.1.1 Sản phẩm

Chất lượng sản phẩm là vấn đề rất quan trọng đối với tất cả các doanhnghiệp không riêng gì Công ty Tạp Phẩm Các cơ hội bán hàng, danh tiếng củacông ty đối với cộng đồng và thị trường đều phụ thuộc rất nhiều vào chất lượngsản phẩm

Các sản phẩm đồ thủ công mỹ nghệ của công ty đều được nhập từ cáclàng nghề tại Việt Nam Số lượng làng mỹ nghệ tại Việt Nam hiện có là hơn

1000 làng nghề Như vậy nguồn hàng nhập của công ty là khá phong phú

Thêm vào đó, các nghệ nhân trong các làng nghề truyền thống nàythường có tay nghề khá cao Các sản phẩm qua bàn tay khéo léo và tinh xảo củanghệ nhân ở các làng nghề truyền thống, trở thành các sản phẩm tiêu dùng vàxuất khẩu mang đậm bản sắc văn hoá và dân tộc Việt Nam

Trong khi đó, với tay nghề mỹ nghệ truyền thống, với cảm nhận của cácnhà mua hàng Hoa Kỳ, đồ thủ công mỹ nghệ Việt Nam được đánh giá là có tínhthẩm mỹ cao hơn hẳn đồ gỗ mỹ nghệ của Trung Quốc - một đối thủ đánh gờm chocác doanh nghiệp Việt Nam khi muốn xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ

Trang 28

Đơn cử trường hợp đồ gỗ khảm xà cừ của Việt Nam mà công ty xuấtkhẩu sang Hoa Kỳ là một mặt hàng cao cấp, độc đáo, không hề bị tác động bởicạnh tranh trên đất Hoa Kỳ

Các sản phẩm do công ty Tạp phẩm cung cấp chủ yếu được đặt hàngtheo những mẫu các khách hàng yêu cầu tại các làng thủ công mỹ nghệ nổi tiếngtrên cả nước như làng gỗ truyền thống Đồng Kỵ- Bắc Ninh, làng gốm Phù Lãng,Bát Tràng…nên chất lượng, mẫu mã sản phẩm là hoàn toàn có thể đáp ứng đượcnhu cầu phong phú của người dân Hoa Kỳ

Theo một điều tra thị trường gần đây nhất của phòng Xuất khẩu củacông ty năm 2009 trên 1 mẫu gồm 100 khách hàng về mẫu mã và chất lượng củamột số sản phẩm hàng thủ công mỹ nghệ của công ty như hàng mây tre đan vàgốm sứ, phòng Xuất khẩu của Công ty đã đưa ra một thống kê như sau:

 Về mẫu mã sản phẩm:

Nguồn: Phòng Xuất khẩu

Bảng 2.1 Mức độ độc đáo trong các thiết kế hàng thủ công mỹ nghệ của công ty

 Theo thống kê này, 80% khách hàng Hoa Kỳ được hỏi cho rằngcác mẫu mã hàng thủ công mỹ nghệ của công ty là độc đáo, tỷ lệ này là một con

số khá cao Điều đó cho thấy các thiết kế hàng thủ công nghệ mà công ty cungcấp được đánh giá khá cao trên thị trường này

 20% khách hàng được hỏi thì cho rằng các thiết kế của công ty bìnhthường, thậm chí còn không đẹp Điều này có thể liên quan tới cảm nhận riêngcủa từng cá nhân khác nhau Công ty nên tìm hiểu điều gì làm khách hàng chưahài lòng trong thiết kế mà công ty cung cấp để đưa ra những điều chỉnh cho phùhợp

Trang 29

 Song đây vẫn là phản hồi có tính chất khá tốt từ phía khách hàng.Công ty cần phát huy điều này để chinh phục được nhiều hơn nữa những kháchhàng khó tính của mảnh đất này.

Về chất lượng sản phẩm:

Nguồn: Phòng Xuất khẩu

Bảng 2.2 Mức độ hài lòng về chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ của công ty

 Cũng giống mức độ độc đáo trong các thiết kế của công ty, mức độhài lòng về chất lượng của hàng thủ công mỹ nghệ do công ty cung cấp đượcđánh giá khá cao Các nguyên liệu được sử dụng để sản xuất các sản phẩm này

có nguồn khá tự nhiên từ mây, tre, đất sét… cộng với quá trình sản xuất theotiêu chuẩn kỹ thuật của các làng nghề khá nghiêm ngặt nên sẽ không quá ngạcnhiên khi tỷ lệ khách hàng đánh giá cao về chất lượng sản phẩm do công ty cungcấp lên tới gần 80%

cung cấp còn chưa tốt Công ty cũng nên tìm hiểu những tiêu chí đánh giá củakhách hàng để điều chỉnh trong những lô hàng tiếp theo

Có thể nhìn nhận rằng sản phẩm là một trong bốn yếu tố quan trọng củamarketing, sản phẩm với chất lượng tốt chính là một cách đem thương hiệu củanhà phân phối đến được với khách hàng quốc tế Sẽ thật vô lý khi không xếpchất lượng, mẫu mã sản phẩm gỗ mỹ nghệ của công ty Tạp phẩm vào danh mụcnhững điểm mạnh của Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Tạp Phẩm

2.1.1.2 Dịch vụ khách hàng

Dịch vụ khách hàng cũng là một trong những chiêu thức các công ty sửdụng để lấy lòng khách hàng cũng như khẳng định tên tuổi của mình

Trang 30

Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Tạp Phẩm cũng vận dụng điều này

để tranh thủ sự đồng tình của khách hàng Công ty đã làm khá tốt khi bắt đầuxâm nhập vào thị trường này và cho đến giờ vẫn vậy

“Không có khách hàng sẽ không có bất cứ công ty nào tồn tại” Nhận định của nhà kinh tế nổi tiếng Erwin Frand đã cho thấy vai trò của khách hàng trong mọi hoạt động kinh doanh.

Công ty luôn ý thức được điều này, trong những thời kỳ kinh doanhsuy thoái, công ty đã phải đối mặt với sự sụt giảm đáng kể của doanh thu, kéotheo việc cắt giảm nhân viên và thu hẹp quy mô dịch vụ, vì vậy công ty lại cànghiểu hơn bao giờ hết đi kèm với chất lượng sản phẩm tốt phải là những sảnphẩm hoàn hảo Các dịch vụ do công ty cung cấp luôn hướng vào tiện ích đemlại cho khách hàng Cụ thể như:

 Tư vấn, giải đáp thắc mắc cho khách hàng về các sản phẩm thủ công

mỹ nghệ như: tính năng, công dụng, mẫu mã các sản phẩm đó

 Thái độ phục vụ khách hàng luôn lấy tiêu chí thân thiện, ấm áp đặt lênhàng đầu, lắng nghe ý kiến phản hồi để hiểu và làm cho khách hàng hài lònghơn Có thể lấy ví dụ như việc giao hàng đúng thời hạn của Công ty được đánhgiá khá cao, cũng qua cuộc điều tra trên 100 khách hàng như đã nói trong phần2.1.1.ta sẽ thấy rõ điều đó

Nguồn: Phòng Xuất khẩu

Bảng 2.3 Công tác giao hàng của công ty giai đoạn 2007- 2010

 Nhìn vào bảng thống kê ta có thể thấy rằng, công tác giao hàng củacông ty được diễn ra khá tốt, tỷ lệ giao hàng đúng thời hạn lên tới 93%, điều nàycần phải được phát huy để duy trì uy tín cho công ty cũng như làm thỏa mãnkhách hàng ít nhất là về mặt thời gian Người Hoa Kỳ luôn thích sự đúng giờ

Trang 31

 Tuy vậy, công ty vẫn còn tới 7% các đơn hàng là chưa giao đúngthời hạn, điều này cũng phải kể tới một số nguyên nhân, khách quan có, chủquan có Khách quan có thể đến phía thủ tục cho việc xuất khẩu cho cơ quanNhà nước, do những quy định ràng buộc của pháp luật, do nguồn hàng khôngkịp thời cung cấp… Chủ quan phải kể đến chính năng lực của công ty chưa cóbiện pháp đối phó hiệu quả với những điều khách quan đưa đến Vì vậy công tycần có những giải pháp để nâng cao hơn nữa năng lực giải pháp những tháchthức từ môi trường ngoài và điểm yếu từ chính bên trong của mình.

 Song qua bảng số liệu, Công ty vẫn rất đáng được khen ngợi vềthành tích này, xứng đáng được coi là một điểm mạnh của công ty

 Bên cạnh đó, công ty còn thường xuyên đưa vào hoạt động kinh doanhhàng thủ công mỹ nghệ này những chương trình khuyến mãi, tăng lợi ích chokhách hàng cũng như lượng bán cho công ty vào những thời điểm thích hợp

 Năm 2007, việc kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ trên thịtrường Hoa Kỳ khá là thuận lợi do kinh tế Hoa Kỳ lúc đó vẫn tăng trưởng đều

 Nhưng sau đến giai đoạn 2008-2009, khi kinh tế Hoa Kỳ lâm vàokhủng hoảng, lập tức sức mua của khách hàng Hoa Kỳ về mặt hàng này giảmhẳn Song không vì thế mà công ty ngồi yên chịu trận Những dịch vụ mà công

ty đính kèm với những sản phẩm của mình thật sự đã mang lại luồng sinh khímới, dù không thể đạt được những mức doanh thu cao chóng mặt nhưng ít racũng giúp công ty đứng vững và trải qua được giai đoạn khủng hoảng đó

 Các chính sách khuyến mãi được tung ra hàng loạt, công ty có kếthợp việc bán các sản phẩm mua với số lượng nhất định sẽ được tương ứng cácphiếu giảm giá loại đồ ăn nhanh của Mc Donal’s- một thương hiệu đồ ăn nhanhrất nổi tiếng và có uy tín tại Hoa Kỳ

 Vì thế công ty đã đạt được một mức lợi nhuận rất đáng khen ngợitrong những tháng cuối năm 2008 về hàng thủ công mỹ nghệ Ta có tham khảobiều đồ hình cột sau để thấy rõ điều đó

Trang 32

Triệu đồng

0 20 40 60 80 100 120

Tháng 9 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12

Lợi nhuận

Nguồn: Phòng Xuất khẩu

Hình 2.1 Lợi nhuận hàng thủ công mỹ nghệ của công ty cuối năm

2008 thị trường Hoa Kỳ

 Trước khủng hoảng xảy ra mức lợi nhuận của công ở khoảng mức

80 triệu đồng 1 tháng, tháng 9, 10 năm 2008 đánh dấu sự sụt giảm nhanh chóngcủa khủng hoảng Song với chính sách khuyến mãi của mình công ty đã lấy lạiđược mức tăng của lợi nhuận như trước khủng hoảng xảy ra

Nhiều cuộc nghiên cứu về khách hàng của các công ty marketing hàngđầu đã vén bức màn bí mật về những số liệu khách hàng cảm thấy không hạnhphúc với dịch vụ của các công ty: 96% khách hàng không thỏa mãn không baogiờ trực tiếp phàn nàn với nhà cung cấp; 90% khách hàng bất mãn sẽ khôngquay trở lại; một khách hàng không hạnh phúc sẽ kể về điều này với 9 ngườikhác

Vì vậy công ty luôn muốn làm tốt hơn nữa công tác dịch vụ khách hàngcủa mình để có thể giữ chân được khách hàng để những khách hàng của công tykhông rơi vào những con số thống kê trên

2.1.1.3 Kinh nghiệm xuất khẩu

Năm 1980, công ty bắt đầu chuyển sang lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa,

Trang 33

Theo chia sẻ của các nhân viên trong phòng xuất khẩu, những kinhnghiệm công ty đúc rút được khi giao dịch kinh doanh với người Hoa Kỳ đó là:sản xuất nhanh hàng mẫu; trả lời thư từ giao dịch ngay trong ngày (bằng email,fax, điện thoại); giao hàng đúng hạn (trễ chỉ khi có sự nhất trí trước với ngườimua); giao hàng đúng mẫu hay qui cách thỏa thuận; nguồn cung ổn định và đềuđặn; chất lượng cao, mức giá cạnh tranh… Ngoài ra, người giao dịch cần nói,viết tốt tiếng Anh,tiếng Pháp tùy theo yêu cầu của nhà nhập khẩu.

Phương thức và thái độ làm việc Người Hoa Kỳ rất tự do, ghét côngthức gò bó và rất coi trọng người có cá tính Nhưng người Hoa Kỳ rất tôn trọngpháp luật Họ tự do trong phạm vi luật pháp cho phép và người thực thi phápluật cũng có tinh thần tôn trọng pháp luật như mọi công dân bình thường Hiểuđược điều này công ty luôn coi trọng việc nghiên cứu luật pháp và tuân thủ luậtpháp của nơi đây khi xuất khẩu hàng hóa vào

Những kinh nghiệm quý báu này của công ty phần nào đã được thể hiệnqua những con số tăng lên của lợi nhuận và chỗ đứng ngày càng vững chắc hơntrên thị trường Hoa Kỳ

Đây có thể coi như là một điểm mạnh của công ty khi muốn thâm nhậpsâu hơn nữa vào thị trường đồ mỹ nghệ của Hoa Kỳ

2.1.2 Điểm yếu của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm

2.1.2.1 Công ty chưa có tiếng tăm lớn trên thị trường Hoa Kỳ

Với đặc thù là công ty cổ phần xuất nhập khẩu tạp phẩm, các mặt hàngkinh doanh xuất nhập khẩu rất phong phú đa dạng, nên việc định vị một hay mộtvài sản phẩm làm chủ lực xem ra khá khó khăn Trong lĩnh vực được công tychú trọng hướng tới nhất là các sản phẩm thủ công mỹ nghệ được xuất khẩusang Hoa Kỳ Tuy nhiên cho đến nay, tiếng tăm của công ty thông qua sản phẩmnày là chưa thực sự rõ ràng

Công ty xuất khẩu sản phẩm sang Hoa Kỳ và đến với người tiêu dùngthông qua nhà phân phối của họ Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, sự cạnh

Trang 34

tranh là rất gay go, việc không tạo dựng được thương hiệu mạnh trong tiềm thứccủa người dân Hoa Kỳ sẽ khiến cho công ty chịu những tổn thất không thể đolường được Người tiêu dùng có thể biết đến sản phẩm thủ công mỹ nghệ được sảnxuất từ Việt Nam và không biết công ty nào đã phân phối cho họ sản phẩm đó.

Trong trường hợp, phía đối tác của công ty chuyển sang làm ăn với mộtcông ty xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ khác của Việt Nam, người tiêu dùngvẫn cho rằng họ vẫn sử dụng các sản phẩm giống như trước đó, lúc đó, bỗng nhiêncông ty sẽ mất thị phần tại thị trường Hoa Kỳ Và cuối cùng công ty lại là người bịthiệt thòi nhất Có một thương hiệu mạnh tức là công ty đủ sức đương đầu vớinhững thách thức trong thời kỳ hội nhập, nếu không muốn bị đè bẹp

Lý giải cho việc chưa tạo dựng được tiếng tăm cho thương hiệu xuấtkhẩu của mình, công ty cho rằng người tiêu dùng Hoa Kỳ chưa thực sự cân nhắckhi lựa chọn sản phẩm cùng loại giữa các thương hiệu nội địa và nước ngoài, do

đó người tiêu dùng chưa tạo được động lực cho sự cạnh tranh và phát triển củadoanh nghiệp Tuy đã qua giai đoạn nhận thức, song công ty lại khá lúng túngkhi bắt tay vào công việc xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh

Đây có thể coi như một điểm yếu của công ty khi hòa mình vào một thịtrường có nhiều sự cạnh tranh to lớn như thị trường Hoa Kỳ trong lĩnh vực đồthủ công mỹ nghệ

2.1.2.2 Hoạt động quảng bá sản phẩm còn chưa chuyên nghiệp

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin nói chung vàInternet nói riêng đã đem lại những ứng dụng to lớn trong lĩnh vực kinh doanh.Internet được coi là công cụ hữu hiệu giúp bất kỳ một công ty nào đạt đượcnhững lợi ích sau:

 Rút ngắn khoảng cách: Nhờ có mạng trực tuyến vị trí địa lý không còn

là vấn đề quan trọng, người mua và người bán có thể bỏ qua khâu trung giantruyền thống

Trang 35

 Tiếp thị toàn cầu: Internet là công cụ hữu hiệu để nhà kinh doanh tiếpcận với thị trường khách hàng trên toàn thế giới

 Giảm thời gian, chi phí : Khách hàng có thể liên lạc tại bất kì thời điểmnào với mọi yêu cầu trong khả năng của công ty

Với những lợi ích trên, việc khai thác có hiệu quả công cụ Internet sẽkhiến cho công ty hoạt động một cách có hiệu quả hơn Nhưng thực tế cho thấyrằng, việc ứng dụng công nghệ mạng vào công ty là chưa được cao

 Công ty mới chỉ tạo lập được trang web riêng nhưng thông tin còn khánghèo nàn, không được cập nhật thường xuyên

 So với tiềm lực tài chính của công ty, hoạt động quảng cáo còn quá sơ sài

 Thông tin về sản phẩm còn mang tính chất chung chung, chưa có những

so sánh để thuyết phục rằng tại sao khách hàng nên mua sản phẩm của công ty

 Biển quảng cáo chưa được quy chuẩn

 Chọn phương tiện quảng cáo chưa thích hợp

 Quảng cáo mang tính chất tự phát không theo chiến lược cụ thể nào cả Điều này cũng giải thích vì sao mà danh tiếng của công ty chưa được biếtđến trên thị trường Hoa Kỳ, có sản phẩm tốt, chất lượng dịch vụ tốt mà khâuquảng bá, truyền thông làm không tốt thì cũng khó lòng mà kinh doanh tốt trênthị trường được Đây là một điểm yếu mà công ty cần phải khắc phục

2.1.2.3 Vấn đề nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ

Nghiên cứu thị trường là quá trình là quá trình thu thập, lưu giữ và phântích thông tin về khách hàng, đối thủ cạnh tranh và thị trường một cách có hệthống

Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp phân tích khách hàng về nhu cầucủa họ, nhận diện và xác định các cơ hội marketing, giám sát môi trường thịtrường, đối thủ cạnh tranh Đồng thời xem quá trình marketing có đáp ứng đượcnhu cầu của khách hàng hay không để đưa ra những điều chỉnh giải pháp đểhoàn thiện sản phẩm, dịch vụ một cách tốt nhất

Trang 36

Hiểu được lợi ích của việc nghiên cứu thị trường là như vậy, songkhông phải công ty nào cũng làm tốt vấn đề này Công ty Tạp Phẩm cũng là mộttrong những trong những công ty như thế.

Hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty chưa được tổ chức mộtcách khoa học, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu là chính.Công ty còn rất hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin, công cụ toánhọc, thống kê trong nghiên cứu thị trường Đa số các cơ sở thông tin thu thậpđược họ tiến hành phân tích bằng cảm tính rồi đưa ra dự báo Do khả năng tìmkiếm, khai thác và xử lý thông tin của cán bộ còn yếu, lợi ích đem lại không đủ

bù chi phí.Tình trạng phổ biến diễn ra là công ty không chủ động tiếp cận với thịtrường để chọn ra cho mình một thị trường mục tiêu, để từ đó có kế hoạch thâmnhập, giữ vững hay mở rộng thị trường

Thị trường Hoa Kỳ lại là một thị trường biến đổi nhu cầu không ngừng,những nhu cầu mới có tính đòi hỏi cao nên vấn đề nghiên cứu thị trường lại cầnhơn bao giờ hết

Vì vậy, đây được xem như một yếu điểm của công ty trên thị trường,công ty nên đưa ra những chính sách để nâng công tác nghiện cứu thị trường đạthiệu quả hơn

2.2 NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT

KHẨU ĐỒ THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU TẠP PHẨM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ

2.2.1 Những cơ hội đối với hoạt động xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ của

Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm sang thị trường Hoa Kỳ

2.2.1.1 Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường giàu tiềm năng trong lĩnh vực xuất khẩu thủ công mỹ nghệ

Người dân Hoa Kỳ rất ưa chuộng các loại hàng thủ công mỹ nghệ Mặtkhác giá nhân công tại nước này cao nên hầu hết các hàng hoá tiêu dùng là hàng

Ngày đăng: 07/09/2012, 14:47

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Dưới đây là một số hình ảnh về đồ thủ công mỹ nghệ do công ty xuất khẩu. - Đánh giá cơ hội và thách thức của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
i đây là một số hình ảnh về đồ thủ công mỹ nghệ do công ty xuất khẩu (Trang 4)
• Kinh doanh gỗ ép định hình, sản xuất mua bán hàng thêu, hàng may mặc 1.1.4.  Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu  Tạp Phẩm - Đánh giá cơ hội và thách thức của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
inh doanh gỗ ép định hình, sản xuất mua bán hàng thêu, hàng may mặc 1.1.4. Đặc điểm bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm (Trang 9)
Hình 1.2. Cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm giai đoạn 2007- 2010 - Đánh giá cơ hội và thách thức của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Hình 1.2. Cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm giai đoạn 2007- 2010 (Trang 13)
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh của công ty trong giai đoạn 2007-2010 - Đánh giá cơ hội và thách thức của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Bảng 1.1. Kết quả hoạt động kinh của công ty trong giai đoạn 2007-2010 (Trang 15)
Bảng 2.2. Mức độ hài lòng về chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ của công ty - Đánh giá cơ hội và thách thức của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Bảng 2.2. Mức độ hài lòng về chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ của công ty (Trang 31)
Bảng 2.3. Công tác giao hàng của công ty giai đoạn 2007-2010 - Đánh giá cơ hội và thách thức của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Bảng 2.3. Công tác giao hàng của công ty giai đoạn 2007-2010 (Trang 33)
Hình 2.1. Lợi nhuận hàng thủ công mỹ nghệ của công ty cuối năm 2008 thị trường Hoa Kỳ - Đánh giá cơ hội và thách thức của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
Hình 2.1. Lợi nhuận hàng thủ công mỹ nghệ của công ty cuối năm 2008 thị trường Hoa Kỳ (Trang 34)
Chiến lược kinh doanh rõ ràng có thể được xây dựng theo mô hình SWOT, mô hình có đề cập tới cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài  công ty cũng như điểm mạnh và điểm yếu từ chính trong nội bộ công ty, qua  việc phân tích chúng có thể đưa ra chiến l - Đánh giá cơ hội và thách thức của Công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Tạp Phẩm trong hoạt động xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Hoa Kỳ.DOC
hi ến lược kinh doanh rõ ràng có thể được xây dựng theo mô hình SWOT, mô hình có đề cập tới cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài công ty cũng như điểm mạnh và điểm yếu từ chính trong nội bộ công ty, qua việc phân tích chúng có thể đưa ra chiến l (Trang 57)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w