1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tieu luan triet hoc phuong tay hien dai

20 155 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 37,35 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Trong xã hội những Khủng hoảng giá trị xuất hiện, hay nhưHegel ưa thích nói, “buổi hoàng hôn bắt đầu”, Nietzsche thì diễn tả là “Ngàytàn của châu Âu”, Husserl thì nói rõ hơn “Khủng hoảng của loài người”. Bảnthân họ không thể tự mình luận giải thực trạng ấy và tìm ra lối thoát ra khỏithực trạng ấy. Triết học xuất hiện như “cứu cánh”, như “đấng cứu thế”. Bắtđầu từ thời cận hiện đại, toàn bộ loài người ở phương Tây hào hứng bước vàovà sống trong kỷ nguyên khải hoàn của lý tính khoa học cùng với nhữngchuẩn mực tương ứng được triết học duy lý tạo dựng và luận chứng. Có cảmtưởng là con người đã đạt được tất cả mọi mong ước của mình, trở thành chủnhân của thế giới, có được một cuộc sống thật sự dư thừa của cải vật chất,được giải phóng khỏi mọi lực lượng đã từng nô dịch họ. Song, họ lại phải đốimặt với một sự thực phũ phàng là “lý tính kiêu ngạo vô cùng nguy hiểm”, lốisuy nghĩ và hành động duy lý cực đoan đem lại nhiều hệ quả tai hại, triệt tiêunhững gì cao quý nhất, mà chính là tự do và trách nhiệm của con người. Triếthọc hiện sinh là một trào lưu triết học dành những suy tư của mình cho chínhvấn đề cốt tử này của loài người phương Tây hiện đại.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Trong xã hội những Khủng hoảng giá trị xuất hiện, hay như Hegel ưa thích nói, “buổi hoàng hôn bắt đầu”, Nietzsche thì diễn tả là “Ngày tàn của châu Âu”, Husserl thì nói rõ hơn “Khủng hoảng của loài người” Bản thân họ không thể tự mình luận giải thực trạng ấy và tìm ra lối thoát ra khỏi thực trạng ấy Triết học xuất hiện như “cứu cánh”, như “đấng cứu thế” Bắt đầu từ thời cận hiện đại, toàn bộ loài người ở phương Tây hào hứng bước vào

và sống trong kỷ nguyên khải hoàn của lý tính khoa học cùng với những chuẩn mực tương ứng được triết học duy lý tạo dựng và luận chứng Có cảm tưởng là con người đã đạt được tất cả mọi mong ước của mình, trở thành chủ nhân của thế giới, có được một cuộc sống thật sự dư thừa của cải vật chất, được giải phóng khỏi mọi lực lượng đã từng nô dịch họ Song, họ lại phải đối mặt với một sự thực phũ phàng là “lý tính kiêu ngạo vô cùng nguy hiểm”, lối suy nghĩ và hành động duy lý cực đoan đem lại nhiều hệ quả tai hại, triệt tiêu những gì cao quý nhất, mà chính là tự do và trách nhiệm của con người Triết học hiện sinh là một trào lưu triết học dành những suy tư của mình cho chính vấn đề cốt tử này của loài người phương Tây hiện đại

Chủ nghĩa hiện sinh là một trong những trào lưu triết học nổi tiếng ở thế

kỷ XX Chủ nghĩa hiện sinh không chỉ đem đế một luồng gió mới trong tư tưởng

và phương thức tư duy của nhân loại mà nó còn để lại dấu ấn sâu sắc trong đời sống xã hội văn hoá phương Tây hiện đại Với sự nở rộ và phát triển mạnh mẽ, chủ nghĩa hiện sinh không chỉ dừng lại ở các học thuyết triết học mà còn trở thành một lối sống hiện sinh phát triển rất mạnh ở phương Tây, đặc biệt ở Đức, Pháp

Trang 2

Không chỉ là một trào lưu triết học mang tính thuần nhất mà nó đầy phức tạp phong phú: có bao nhiêu nhà hiện sinh có bấy nhiêu chủ nghĩa hiện sinh

Có thể nói, trong các nhà hiện sinh, Jean-Paul Satre là triết gia nổi bật, người đã tạo ra tiếng vang lớn, tư tưởng của ông có sức ảnh hưởng mạnh mẽ tới phong trào hiện sinh trên thế giới Tư tưởng tồn tại hiện sinh – tồn tại tự do là vấn đề nổi bật trong tư tưởng của ông, hơn nữa triết gia hiện sinh chủ nghĩa lừng danh này còn được xem là đại diện của người “Trí thức phái tả phương Tây” với tất cả ý nghĩa chân thực và lương thiện của cụm từ này Thật vậy, với ông: “Nhà văn buộc phải đứng về phe đông đảo nhất, phe của hai tỷ người nghèo đói…nếu không, y chỉ là người làm mướn cho giai cấp tư sản và cũng bóc lột như giai cấp này” Phải nói ông không chỉ hạn định nhiệt huyết của mình cho hai tỷ người nghèo khổ mà cho tất cả con người nói chung – “Con người động vật bị nạn”

Trang 3

NỘI DUNG

1 Khái quát về chủ nghĩa hiện sinh

1.1 Chủ nghĩa hiện sinh là gì?

Chủ nghĩa hiện sinh là một trong những trào lưu tư tưởng triết học phương tây hiện đại xem con người là một bản thể độc đáo, có một không hai, có khả năng tự quyết định số phận của mình Chủ nghĩa hiện sinh ra đời vào giữa hai cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất và chiến tranh thế giới thứ hai và kéo dài đến cuối những năm 60 của thế kỷ XX Chủ nghĩa hiện sinh ra đời góp phần vào sự phát triển của triết học phương tây hiện đại và hệ tư tưởng của chủ nghĩa tư sản Tư tưởng hiện sinh không chỉ ảnh hưởng đến đời sống tinh thần ở châu âu nơi nó ra đời mà còn có tầm ảnh hưởng trên cả thể giới, không chỉ lúc no ra đời mà còn tận tới ngày nay

1.2 Nguồn gốc ra đời chủ nghĩa hiện sinh

1.2.1 Nguồn gốc kinh tế - chính trị - xã hội

Chủ nghĩa hiện sinh phản ánh bức tranh hiện thực về sự khủng hoảng tột

độ của chủ nghĩa tư bản chuyển vào giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, là sự phản ứng tiêu cực của giới trí thức tư sản đối với sự tha hoá xã hội và mặt trái của khoa học

kỹ thuật

Kinh tế-xã hội:

Đây là giai đoạn mà kinh tế tư bản phát triển đến giai đoạn phồn thịnh nhất, nền sản xuất tư bản được áp dụng những thành tựu của khoa học kỷ thuật nên tạo ra năng suất cao hơn như C.Mác nói “phương thức sản xuất tư bản đã tạo ra lượng của cải nhiều gấp mấy làn các phương thức sản xuất trước đã tạo ra” Nhưng lượng của cải này không phải là lượng của cải của toàn xã hội mà tập trung trong tay cảu giai

Trang 4

cấp tư sản giai cấp thống trị xã hội Giai cấp công nhân và nhân dân lao động chính

là những người tạo ra nguồn của cải khổng lồ của chủ nghĩa tư bản nhưng chính họ lại là những người suống dưới mức nghèo khổ chiếm phần lớn của xã hội còn giai cấp tư sản chỉ chiếm một số lượng rất í nhưng lại chiếm phần lớn của cải xã hội, không những thế giai cấp công nhân vào những người lao động họ không biết sẽ bị đẩy ra ngoài đường lúc nào không biết, nguy cơ thất nghiệp là rất lớn

Mọi người trong xã hội đặt ra câu hỏi răng khoa học kỷ thuật phát triển tạo

ra một lượng cuẩ cải khổng lồ những nền kinh tế tư bản lại không mang lại cho mọi người cuộc sống ấm no, mà giai cấp công nhân và nhân dân lao động vẫn sống cuộc sống nghèo khổ sống trong những khu nhà ổ chuột Họ đang sống trong nền kinh tế

tư bản đầy bất công sự giàu có thì có thừa nhưng sao họ không được hưởng thụ và

đó cũng là những công sức mà họ làm ra

Kinh tế phát triển nhưng kế quả của sự phát triển đó là chiến tranh xảy ra liên miên chỉ chưa đầy 1/4 thế kỷ mà đã có hai cuộc chiến tranh xảy ra trên phạm vi thế giới Chiến tranh đẩy nhân dân vào vòng lầm than, khổ ải Những cuộc chiến nãy xảy ra không một chút chính nghĩa nào chỉ là để chứng tỏ “xem ai là kẻ đi ăn cướp được nhiều nhất” kẻ nào thể hiện được bản chất ăn cướp của mình nhất.Vì chiến tranh mà đã làm cho tất cả mọi thứ ở trên đời này không con dù chỉ là một chút nghĩa lý nào cả, tất cả đều vô nghĩa, con người mất đi niềm tin vào cuộc sống Đây chính là một chủ đề mà được các tác phẩm văn chương hay triết học trong giai đoạn này đều mô tả và đề cập đến Qua các tác phẩm này mỗi mỗi tác gia đều trở thành những nhà hiện sinh, họ đều muốn tìm vào một nơi nào đó để chia sẻ sự chán chường về cuộc sống thực tại đầy đau khổ, không lối thoát, mọi thứ trên đời trở nên phi lý buồn bã, sự đảo lộn của xã hội, nhân sinh quan về cuộc sống của con người trong giai đoạn này, và những tác phẩm đó họ muốn lối thoát, họ muốn chứng minh

sự tồn tại của họ với xã hội

Trang 5

Chính trị:

Trong xã hội tư bản quyền lực chính trị tập trung trong tay của giai cấp tư sản, những tài phiệt tư bản đã biến quyền lực chính trị trong tay mình như những trò

hề, là con rối.Các nhà tư sản có tiền thì đồng nghĩa với việc có quyền lực,và các đảng phái tư sản thay nhau cầm quyền thống trị giai cấp công nhân và nhân dân lao động.Giai cấp tư sản thực hiện các quyền lực chính trị chỉ để nhằm mục đích có lợi cho giai cấp tư sản chữ không quan tâm đến lợi ích của các giai tầng khác trong xã hội

1.2.2 Nguồn gốc lý luận

Chủ nghĩa hiện sinh đã mượn ở Kierkegaard khái niệm “hiện sinh” ; quan niệm về “tư duy hiện sinh” và sự đối lập của nó với tư duy khoa học Theo quan niệm này, không phải tư duy khoa học mà chỉ có tư duy hiện sinh mới có thể nhận thức được và thâm nhập được và thế giới nội tâm của con người và tồn tại con người với tư cách là hiện sinh

Chủ nghĩa hiện sinh đã mượn một số yếu tố trong triết học đời sống, chẳng hạn mượn ở Dilthey phương pháp chú giải học như một phương pháp đặc biệt khác với các phương pháp khoa học, các phương pháp logic để nhận thức được cái tinh thần hay “mượn” ở Nitzsche thái độ hạ thấp coi thường khoa học và tư duy khoa học trong việc nhận thức đời sống bất tận với tư cách là một hiện thực đặc biệt, hay

“mượn ở Bergson với thuyết trực giác, bằng tình cảm, so với nhận thức bằng trí tuệ

lý tính và khoa học Chủ nghĩa hiện sinh còn đi xa hơn triết học đời sống Nếu triết học đời sống coi tư duy khoa học là thô thiển, nhưng vẫn là phương tiện để thích nghi với cuộc sống, thì trái lại chủ nghĩa hiện sinh khẳng định sự bất lực của nó trong việc giải quyết vẫn đề tồn tại của con người

Trang 6

Chủ nghĩa hiện sinh đã sử dụng phương pháp hiện tượng học của Husserl, phương pháp hướng vào việc nhìn thấu một cách trực tiếp bản chất của sự vật trong quá trình trải nghiệm sự vật đó sau các giai đoạn quy giảm hiện tượng học và quy giảm tiên nghiệm trên cơ sở phân tích ý hướng tính Chủ nghĩa hiện sinh đã bản thể luận hóa hiện tượng học của husserl hay hiện tượng học hóa bản thể luận của kierkegaard, cố gắng qua đó tìm ra được cấu trúc tiên nghiệm của tồn tại con người

Kierkegaard xem xét tồn tại con người, hiện sinh như một đối tượng triết học, ông xác định cấu trúc hiện sinh với khái niệm “sợ hãi”, “sự tuyệt vọng” và “tính cương quyết” Theo Kierkegaard, chỉ có tư duy hiện sinh, chữ không phải là lý tính,

tư duy khoa học có khả năng tiếp cận nhận thức thế giới nội tâm của con người và thâm nhập được vào tồn tại con người với tư cách hiện sinh, bởi vì tư duy khoa học chỉ xuất phát từ sự quan tâm thuần túy, trừu tượng và vô tình, còn tư duy hiện sinh liên quan đến những tình cảm khởi thủy nhất của con người và đời sống nội tâm của con người Chủ nghĩa hiện sinh sau này đã tiếp nhận ở kierkegaard luận điểm này

Do vậy kierkegaard đã thực sự trở thành cha đẻ của chủ nghĩa hiện sinh nói chung

Triết học đời sống là một xu hướng triết học phi lý ở Đức và Pháp từ nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, cố gắng làm sáng tỏ các vẫn đề về ý nghĩa, mục tiêu

và giá trị của cuộc sống Triết học đời sống, xem xét mọi tồn tại như là biểu hiện của cuộc sống, biểu hiện của một khởi nguyên nào đó không đồng nhất với cả vật chất lẫn tinh thần và hiện thực đó có thể là nhận thức được nhờ trực giác

Triết học đời sống có thể xem là một cố gắng khắc phục những hạn chế của duy vật máy móc đó từ lập trường của chủ nghĩa duy tâm, từ quan điểm của chủ nghĩa phi duy lý, chủ nghĩa hư vô, chủ nghĩa bài khoa học Như vậy, triết học đời sống bênh vực tình cảm, bản năng chống lại lý trí, trí tuệ, bênh vực trực giác chống lại khái niệm, bênh vực cái sáng tạo chống lại cái máy móc

Trang 7

Có hai nhóm chủ yếu trong triết học đời sống : Nhóm thứ nhất gồm có các đại diện tiêu biểu chủ yếu như A.Schopenhauer (1788-1860), F.Nitzsche(1844-1900).W.Dilthey(1833-1911) Nhóm này xem cuộc sống như là ý chí, cảm tính bên trong, như là trò chơi phi lý của các thế lực tinh thần Nhóm này chống lại việc xem xét các hiện tượng tinh thần, ý thức từ quan điểm của khoa học tự nhiên Nhóm thứ hai với đại diện là Bergson (1859-1941) xem xét cuộc sống dưới góc độ sinh học cho toàn bộ hiện thực Đưa ra thuyết trực tính, khoa học Chủ nghĩa hiện sinh đã tiếp nhận ít nhiều các yếu tố này ở các đại biểu khác nhau của triết học đời sống

Về mặt nhận thức, chủ nghĩa hiện sinh là sự phản ứng đối với chủ nghĩa duy

lý với các hình thái khác nhau của nó như tư tưởng khai sáng châu Âu và tư tưởng triết học cổ điển Đức Theo các nhà tư tưởng hiện sinh, đặc trưng cơ bản của tư duy duy lý là ở chõ nó xuất phát giữa chủ thể và khách thể, chia thế giới thành hai lĩnh vực là khách quan và chủ quan Kết quả là, đối với nhà duy lý, toàn bộ thế giới hiện thực, kể cả con người chỉ được xem như một đối tương hay bản chất nào đó của nền khoa học và triết học khách quan Sự tồn tại đặc thù của con người như một nhân cách tư do đã không hề được chú ý đến Nguồn nhận thức của tư tưởng hiện sinh chính là sự khủng hoảng của nền khoa học, sự bất lực của nó đối với về ý nghĩa của con người

Một xu hướng cho rằng khoa học vai trò vạn năng của khoa học, khoa học

có thể giải quyết tất cả các vẫn đề về nhân sinh, rằng vũ trụ không có gì là huyền nhiệm, với sự phát triển của khoa học kỷ thuật thì nhất định con người có thể thỏa mãn tất cả các nhu cầu về tinh thần và vật chất Tuy nhiên sự phát triển của khoa học

kỷ thuật không đồng nhất với sự phát triển của xã hội Lý trí khoa học đã không cải thiện được nhân sinh Khoa học bị rơi vào cuộc khủng hoảng nền tảng sâu sắc Cuộc khủng hoảng này gắn liền với cuộc khủng hoảng trong vật lý và sự ra đời của thuyết tương đối của Anxtanh Khoa học còn tỏ ra bất lực trước vẫn đề tồn tại của con

Trang 8

người, trước cảm giác sợ hãi, chán chường và bế tắc, bất lực của con người Đặc biệt khoa học và lý tính bị tố cáo là sai lầm, vì đã xem con người là một hiện tương vật lý thuần túy, không thấy được vị trí đặc biệt của con người Yếu tố này đã đặt cơ sở cho

tư tưởng hiện sinh- chủ nghĩa hiện sinh ra đời, xu hướng nghiên cứu tồn tại đặc biệt của con người, vẫn đề tự do, vẫn đề ý nghĩa sự tồn tại của con người, giải đáp các vẫn đề ý nghĩa tồn tại của con người, giải đáp các vẫn đề khủng hoảng xã hội v.v…

Vì vậy, sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện sinh đã có sưc hấp dẫn kỳ lạ đối với các tầng lớp trí thức trẻ, nhất là giới sinh viên, vì nó đánh trúng tâm tư nguyện vọng của họ muốn lý giải và thay đổi số phận của mình, không muốn tiếp tục tha hóa khỏi bản chất của mình trong một thế giới buồn chán và phi lý, phá bỏ mọi quy tác trật tự của xã hội tư bản chủ nghĩa, để đặt được tự do tuyệt đối cho cá nhân, đặt được bản săc cá nhân độc đáo của mình

1.3 Những đặc điểm chính của chủ nghĩa hiện sinh

Xuất phát điểm của chủ nghĩa hiện sinh là hiện sinh với tư cách là hạt nhân của cái tôi, của tồn tại con người Để tiếp cận đến được tính độc đáo, tính không lặp lại bản sắc riêng của hiện sinh, của đời sống, của đời sống nội tâm của cái tôi cá nhân theo chủ nghĩa hiện sinh, không thể dựa vào khoa học, vào sự phân tích lý tính Việc nhận thức bản thân mình với tư cách là hiện sinh ở con người chỉ có thể trong những tình huống đặc biệt nhất của cuộc đời, tình huống giới hạn, chẳng hạn như thời điểm con người bị hấp hối phương pháp thâm nhập vào thế giới của hiện sinh chính là trực giác hay linh cảm, là thông hiểu Ở chủ nghĩa hiện sinh có thể nhận thấy sự kế thừa phương pháp hiện tượng học cảu husserl được lý giải theo hướng phi duy lý

Chống lại phương pháp tư duy duy lý, chủ nghĩa hiện sinh đưa ra phương pháp và hình thức thể hiện độc đáo Các nhà tư tưởng hiện sinh thường có xu hướng trình bày các tư tưởng của mình chủ yếu thông qua các phương pháp, các loại hình

Trang 9

nghệ thuật, thơ, kịch, nhật ký v.v , chứ không phải không phải ở dang lý thuyết hệ thống thế nên các nhà nghiên cứu hiện sinh cho rằng có bao nhiêu nhà hiện sinh thì

có bấy nhiêu nhà chủ nghĩa hiện sinh Nhờ đó, mà tư tưởng hiện sinh dễ đi vào lòng người, đễ phổ cập trong lòng xã hội, và sức lan tỏa rộng lớn Vì thế mà mặc dù cũng

là các luân điểm triết học nhưng chủ nghĩa hiện không khô khan như các tư tương triết học khác

Chống lại quan điểm coi con người chỉ là những đồ vật hay phương tiện nào

đó, chủ nghĩa hiện sinh cho rằng với tính cách là một phương thức sống hay thái độ sống độc đáo ở con người là cái có trước bản chất, hơn nữa, còn sinh ra bản chất, có thể tạo cho mình bản chất nào đó Theo các nhà hiện sinh, khác biệt căn bản của con người với các sự vật các sinh vật khác được xác định trước là ở điểm này : nếu só phận và bản chất trong quá trình tồn tại của mình.Nói khác đi, nếu ở các sự vật hay sinh vật, bản chất có trước tồn tại, thì ở con người sáng tao ra bản thân,bản chất của mình một cách tự do, chẳng hạn người ta tự do tạo cho mình một bản chất là một kẻ hèn nhát hay bản chất một người anh hùng Theo tư tưởng hiện sinh, chính mỗi cong người chữ không phải do hoàn cảnh lịch sử xã hội quyết định bản chất của mình Số phận con người nằm trong tay mình và do chính mình quyết định bản chất của mình thông qua các dự án của cá nhân, các thiết kế, các chương trình hành động cho cuộc đời mình Để nâng cao tính chủ quan tuyệt đối và bản sắc độc đáo của con người cá nhân, tư tưởng hiện sinh lên tiếng chống lại kiểu con người đại chúng, con người không có bản sắc riêng, con người bị tha hóa khỏi cuộc sống đích thực của mình

Trong tư tưởng hiện sinh, vấn đề tự do có vị trí đặc biệt Với tính cách là sự lựa chọn một trong vô số các khả năng, tự do năng lực đặc biệt chỉ có ở con người, một đặc trưng phân biệt con người với các đồ vật và sinh vật khác.Nhấn mạnh tính siêu việt của con người, đòi hỏi luôn vượt lên chinh mình để đạt được tự do của bản thân, tư tưởng hiện sinh đòi hỏi tự do tuyệt đối cho mỗi cá nhân, thoát khỏi mọi sự

Trang 10

ràng buộc của quy tắc và trật tự xã hội Tự do tuyệt đối là cái cao nhất của con người Tư do gắn liền với hiện sinh, với trách nhiệm về những gì mà bản thân đã chọn và thực hiện Con người không thể biện minh cho sai lầm của mình bằng hoàn cảnh Tự do không thể giải thích bằng lý trí

Tư tưởng hiện sinh dương như xuất phát từ cái nhìn bi quan về thân phận của co người Con người được xem là con vật bị bỏ rơi, bị ruồng rẫy, bị ném vào trong thế giới một cách bơ vơ, cô đơn với nỗi kinh hoàng khủng khiếp, để rồi lặng lẽ

đi vào cái chết hay sống tuyệt vong, vì không lý giải được về sự tồn tại của mình trong cuộc sống này được coi là vô nghĩa và phải tự lo liêu về số phận của minh, sự khủng hoảng về cuộc sống Điều này ta có thể nhận thấy rất rõ những bài hát của Trịnh Công Sơn đầy rẫy những tâm lý tuyệt vọng về cuộc sống một cuộc sống lặng

lẽ rồi “cát bụi trở về với cát bụi”

Tư tưởng hiện sinh không thừa nhận sự tách rời giữa chủ thể và khách thể Con người không tách biệt với thế giới, mà gắn liền với thế giới riêng của mình Đó

là quan hệ lưỡng hợp của chủ thể và khách thể, trong đó đối tượng bị quy định bởi tình ý hướng của chủ thể, của ý thức và ý thức bao giờ cũng là ý thức về đối tượng

2 Chủ nghĩa hiện sinh của Jean-Paul Satre

2.1 Cuộc đời và sự nghiệp của Jean-Paul Satre

Jean-Paul Sartre (21/06/1905 - 15/4/1980) là một trong những nhà triết học nổi tiếng nhất của thế kỷ XX Ông đã tưng đoạt giải Nobel văn hoc năm 1964, là nhà văn nhà triết học người Pháp Jean-Paul Sartre được trao giải vì sự nghiệp sáng tác chứa đựng những ý tưởng phong phú, tinh thần tự do xuyên suốt, những kiếm tìm chân lí không mệt mỏi có ảnh hưởng to lớn đến thời đại chúng ta

Ngày đăng: 24/04/2020, 14:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w