1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận triết học phương tây hiện đại - tiểu luận cao học

32 2,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 48,77 KB

Nội dung

Mở đầuĐến giữa thế kỷ XIX, với việc giai cấp tư sản nhiều nước Châu Âu lần lượt giành được chính quyền, triết học tư sản cận đại cũng hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó trong cách mạng tư sản. Từ sau đó, triết học này đã dần dần xa rời truyền thống duy vật và biện chứng của triết học Anh, Pháp, Đức, trong các thế kỷ XVII, XVIII, XIX. Nó chuyển hướng sang chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình nên không còn đưa ra một thế giới quan tích cực, giàu sức sống như nó đã từng thể hiện trong mấy thế kỷ trước. Từ đầu thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, triết học phương Tây hiện đại không ngừng phân hóa thành rất nhiều trường phái, nhưng xoay quanh hai trào lưu chủ yếu đó là chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghĩa nhân bản phi duy lý.Cuộc khủng hoảng nhiều mặt của chủ nghĩa tư bản đang diễn ra gay gắt – kể cả lĩnh vực tư tưởng. Điều đó thể hiện hết sức rõ ràng trong triết học tư sản hiện đại. Triết học tư sản hiện đại là thế giới quan của giai cấp suy tàn, không còn khả năng giải đáp được những vấn đề của cuộc sống đang đặt ra, nó quay lưng và thù địch hẳn với khoa học và tiến bộ xã hội. Vì vậy, việc phê phán triết học tư sản hiện đại, vạch trần bản chất phản động của nó là điều rất cần thiết.

Trang 1

Mở đầu

Đến giữa thế kỷ XIX, với việc giai cấp tư sản nhiều nước Châu Âu lần lượt giành được chính quyền, triết học tư sản cận đại cũng hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó trong cách mạng tư sản Từ sau đó, triết học này đã dần dần xa rời truyền thống duy vật và biện chứng của triết học Anh, Pháp, Đức, trong các thế kỷ XVII, XVIII, XIX Nó chuyển hướng sang chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình nên không còn đưa ra một thế giới quan tích cực, giàu sức sống như nó đã từng thể hiện trong mấy thế kỷ trước Từ đầu thế kỷ

XX, nhất là sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, triết học phương Tây hiện đại không ngừng phân hóa thành rất nhiều trường phái, nhưng xoay quanh hai trào lưu chủ yếu đó là chủ nghĩa duy khoa học và chủ nghĩa nhân bản phi duy lý

Cuộc khủng hoảng nhiều mặt của chủ nghĩa tư bản đang diễn ra gay gắt – kể cả lĩnh vực tư tưởng Điều đó thể hiện hết sức rõ ràng trong triết học tư sản hiện đại Triết học tư sản hiện đại là thế giới quan của giai cấp suy tàn, không còn khả năng giải đáp được những vấn đề của cuộc sống đang đặt ra,

nó quay lưng và thù địch hẳn với khoa học và tiến bộ xã hội Vì vậy, việc phê phán triết học tư sản hiện đại, vạch trần bản chất phản động của nó là điều rất cần thiết

Trang 2

Nội dung

1. Những đặc hiểm cơ bản của triết học tư sản hiện đại

1.1 Tính chất chống cộng là đặc điểm tập trung nhất của triết học tư sản hiện đại.

Thế kỷ 17,18 triết học tư sản đã từng có một vai trò tiến bộ nhất định, lúc bấy giờ nó là thế giới quan của giai cấp đang lên Các đại biểu xuất sắc của giai cấp tư sản thời đó đã giương cao ngọn cờ duy vật và chủ nghĩa vô thần chiến đấu chống lại giai cấp phong kiến và hệ tư tưởng phong kiến lỗi thời, góp phần tạo ra biến đổi cách mạng, hình thành phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa

Ngày nay địa vị của giai cấp tư sản đã hoàn toàn thay đổi, giai cấp tư sản đã trở thành phản động, đang ngăn cản bước tiến của xã hội Triết học tư sản hiện đại là sự phản ánh về mặt lý luận địa vị và quyền lợi của giai cấp tư sản lũng đoạn, đang tìm mọi cách duy trì chế độ tư bản, chống lại biến đổi cách mạng dẫn đến chủ nghĩa cộng sản Bằng nhiều trường phái khác nhau, các phương thức khác nhau, triết học tư sản cũng thể hiện xu hướng chung của giai cấp tư sản là:

“Do khiếp sợ trước giai cấp vô sản đang lớn lên và vững mạnh, đã duy trì tất cả những gì lạc hậu, già cỗi, trung cổ Giai cấp tư sản tàn tạ đang kết hợp với tất cả những lực lượng đã và đang lỗi thời để bảo vệ chế độ nô lệ làm thuê đang lung lay”

Đó là tính đảng, là thực chất chính trị - tư tưởng của mọi trào lưu triết học tư sản hiện đại Dù được che đậy bằng hang loạt thuật ngữ “thực chứng”,

“tự do lựa chọn”, “hiện sinh” … thì thực chất trên vẫn không thay đổi Mục đích cuối cùng và đối tượng trực tiếp của nó là chống lại hệ tư tưởng của giai cấp vô sản và chủ nghĩa cộng sản Điều này là nguyên nhân chính tạo ra tính chất phản động toàn diện trong triết học tư sản hiện nay Đó là lẽ tại sao triết

Trang 3

học tư sản đang chống lại tiến bộ xã hội, chống lại lý trí khoa học, chống lại cách mạng vô sản.

1.2 Chủ nghĩa duy tâm dưới các hình thức biến tướng của nó là đặc trưng về thế giới quan của triết học tư sản hiện đại.

Ngày nay, do lập trường giai cấp phản động của họ các nhà triết học tư sản hiện đại đã từ bỏ những trào lưu triết học tiến bộ trước kia, quay lại phục hồi và phát triển – dưới hình thức mới - những giáo điều duy tâm lỗi thời đã bị chủ nghĩa duy vật khoa học (triết học Mác-Lenin) đánh đổ từ lâu Do đó, triết học tư sản hiện đại dù có nhiều trào lưu, trướng phái khác nhau, thậm chí đối lập nhau, nhưng tất cả đều là những hình thức biến tướng cua chủ nghĩa duy tâm, nhất là chủ nghĩa duy tâm chủ quan Để che đậy lập trường duy tâm phản động của nó, triết học tư sản hiện đại như chủ nghĩa thực chứng mới, chủ nghĩa biện sinh, chủ nghĩa thực dụng v.v…, thường tìm cách lẩn tránh hoặc phủ nhận vấn đề cơ bản của triết học Chúng nấp dưới chiêu bài “con đường thứ ba” trong triết học, tự cho rằn triết học của mình không phải duy tâm cũng không phai duy vật mà vượt lên trên cả chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật Nhưng đã là triết học, với tư cách là thế giới quan của một giai cấp nhất định,

du muốn hay không, nó cũng phải giải quyết vấn đề cơ bản của triết học – vấn

đề quan hệ giữa vật chất và ý thức – bằng cách này hay cách khác

Triết học tư sản hiện đại là thế giới quan của giai cấp đã suy tàn, nó càng không dám công khai bày tỏ tính đảng phản động của nó mà phải che đậy bằng những lời lẽ xảo trá ngụy biện Xã hội và trí tệ loài người ngày nay

đã phát triển đến trình độ mà một nhà triết học không thể không tuyên bố rằng mình là “nhà thực tại luận” là “kẻ thù của chủ nghĩa duy tâm” Đây là một mâu thuẫn nan giải với triết học tư sản hiện đại, họ phải tuyên bố vứt bỏ chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm Nhưng tất cả bọn họ lại xuất phát từ kinh nghiệm, tư duy, lợi ích của “cái tôi” riêng biệt chủ quan, hoặc thứ lý trí tối cao nào đó để xây dựng các hệ thống triết học của họ Chính vì thế triết học tư sản không thể là cái gì khác ngoài chủ nghĩa duy tâm và chủ yếu là chủ nghĩa duy tâm chủ quan

Trang 4

1.3 Quay về với thần học và chủ nghĩa phi lý tính

Khác với các bậc tiền bối của mình trước đây đã từng tin tưởng mãnh liệt vào khoa học và lý trí của con người, đã từng coi lý tính, tư duy là thước

đo duy nhất cho mọi sự vật đang tồn tại, các nhà triết học tư sản ngày nay đã vứt bỏ truyền thống duy lý đó Họ không còn tin vào khoa học và lý trí lành mạnh của con người vì những cái đó trái với lập trường tư sản phản động hiện nay của họ Các nhà triết học tư sản hiện đại lại quay về với thần học và chủ nghĩa phi lý tính, mà các bậc tiền bối của họ trước đây đã vứt bỏ Nhiều người trong bọn họ đưa ra luận điệu cho rằng thời đại của trí tuệ loài người đã qua rồi, hiện nay chẳn còn cái mong muốn làm người có trí tuệ nữa và khuyên người ta hãy trở về cuộc sống phi lý tính

Các trào lưu và trường phái của triết học tư sản hiện đại – bằng nhiều cách khác nhau – cố chứng minh về mặt lý luận cho sự tồn tại của tôn giáo Đại biểu của chủ nghĩa duy tâm khách quan tuyên truyền tôn giáo dưới hình thức trắng trợn nhất là phái Tô-mát mới và phái nhân cách chủ nghĩa Nhưng chủ nghĩa du tâm khách quan không còn giữ vai trò cầm đầu trong triết học tư sản hiện đại nữa, nó công khai gắn liền với tôn giáo, tự mình đối lập với khoa học một cách quá lộ liễu vì vậy nhiều nhà triết học tư sản hiện đại thích khoác bộ áo duy tâm chủ quan để ủng hộ chủ nghĩa tín ngưỡng dưới một hình thức kín đáo, tinh vi hơn

Thí dụ : chủ nghĩa thực chứng mới đã biện hộ cho tôn giáo một cách tinh vi khi cho rằn chủ nghĩa Tô-mát mới là sự biểu hiện hợp lý của ý thức tôn giáo, mà ý thức này không thể bị bác bỏ bởi một khoa học nào hết, vì nó không phải là khoa học

Sự quay về với thần học và chủ nghĩa phi lý tính làm cho triết học tư sản hiện đại, thấm đầy tinh thần của chủ nghĩa hoài nghi và thuyết không thể biết nhằm phủ nhận quy luật khách quan, khả năng nhận thức và vận dụng những quy luật đó để cải tạo tự nhiên, xã hội

Trang 5

1.4 Phép siêu hình, chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện là đặc trưng và phương pháp luận của triết học tư sản hiện đại.

Triết học tư sản hiện đại luôn luôn gắn với phép siêu hình Mặc dù trong lời lẽ có lúc các nhà tư tưởn tư sản tựa như vận dụng phép siêu hình, xem xét

sự vật, hiện tượng trong trạng thái tĩnh tại, cô lập Phép biện chứng duy vật là điều đáng sợ đối với giai cấp tư sản hiện đại biểu tư tưởng của nó Triết học tư sản ngày nay phải làm nhiệm vụ bào chữa về mặt lý luận cho những cái không bào chữa được như sự tồn tại vĩnh viễn của chủ nghĩa tư bản v.v… phủ nhận điều không thể phủ nhận được như tính hợp quy luật của chủ nghĩa xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản v.v…Vì vậy các nhà triết học tư sản chẳng những sử dụng phép siêu hình mà còn cả chủ nghĩa chiết chung và thuật ngụy biện làm cơ sở phương pháp luận cho lý thuyết của họ họ coi bất cứ lý lẽ nào cũng có sức thuyết phục, miễn là nó tuyên truyền cho chủ nghĩa thần bí và phi lý tính nhằm xây dựng cơ sở triết lý cho chính sách bạo lực, để đạt mục đích với bất ký thủ đoạn nào của giai cấp tư sản lũng loạn Thí dụ : những người theo chủ nghĩa thực dụng đã dùng thuật ngụy biện phủ nhận chân lý khách quan và nêu ra một quan niệm hết sức chủ quan về chân lý Họ coi chân lý là cái gì đem lại những hậu quả có ích, cho nên bất cứ người nào cũng có chân lý riêng của mình Quan niệm đó hoàn toàn phản ánh tập trung chính sách bành trướng, xâm lược của các tập đoàn tư bản và bọn phản động hiện đại

Chủ nghĩa chiết trung và thuật ngụy biện đã làm cho các nhà triết học

tư sản, khi chứng minh những kết luận và những điều khái quát về lý luận của

họ, không thể không lâm vào tình trạng mâu thuẫn gay gắt với những tài liệu khoa học và thực tiễn xã hội

1.5 Khoác áo khoa học để xuyên tạc những thành tựu của khoa học theo lập trường của chủ nghĩa duy tâm.

Các nhà triết học tư sản hiểu rằng, ngày nay cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật đã gây ra nhiều sự đảo lộn trong đời sống cũng như trong nhận thức của con người, nếu chỉ dựa vào những tư tưởng phản động của thời trước

Trang 6

thì họ không thể chống được chủ nghĩa Mác – Lenin, nhất là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Vì vậy các nhà triết học tư sản không chỉ phục hồi đơn thuần những tư tưởng phản động của quá khứ mà cố gắng cải tạo chúng, vận dụng chúng << gắn >> với khoa học hiện đại, cố làm cho chúng có một << hình thái khoa học >> để xuyên tạc những thành tựu mới nhất của khoa học theo lập trường duy tâm của họ.

Chúng ta thấy chẳng những các phe phái của chủ nghĩa thực chứng

<<gắn>> với khoa học hiện đại như toán học, vật lý học v.v… mà cả chủ nghĩa Tô-mát mới, một thứ triết học thần học cũng tìm mọi cách bám lấy những phát hiện mới nhất của khoa học tự nhiện, giải thích phát hiện ấy một cách có lợi cho mình và tự khoác cho mình bộ áo khoa học hiện đại

Cho nên, nhiệm vụ của các nhà triết học Mác-Lenin là phải tiến hành một cuộc đấu tranh kiên quyết vạch trần tính chất duy tâm phản động của triết học tư sản hiện đại giả danh khoa học, bảo vệ một cách có hiệu quả và phát triển hơn nữa chủ nghĩa duy vật trên cơ sở khái quát đúng đắn những thành tựu mới nhất của khoa học hiện đại

Tóm lại những đặc điểm cơ bản của triết học tư sản hiện đại thể hiện một cách rõ ràng và sâu sắc bản chất giai cấp phản động của nó Là thế giới quan của một giai cấp đang giẫy chết, nhưng rất ngoan cố, triết học tư sản hiện đại với các trào lưu, trường phái lớn nhỏ của nó, đang ra sức đấu tranh chống lại chủ nghĩa Mác- Lênin – hệ tư tưởng cách mạng và khoa học của giai cấp công nhân – nhằm ngăn cản các trào lưu cách mạng của thời đại trong việc thực hiện các mục tiêu hòa bình, dân chủ, độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

2 Phê phán một số trào lưu của triết học tư sản hiện đại

2.1 Chủ nghĩa thực dân mới

Đặc trưng bề noài nổi bật nhất của chủ nghĩa thực chứng hiện đại là gắn chặt khoa học với kinh nghiệm, nhưng thực chất bên trong thì lại phản khoa học, thực hiện chủ nghĩa duy tâm chủ quan một cách triệt để

Trang 7

Hình thức đầu tiên của chủ nghĩa thực chứng ra đời vào những năm

30-40 của thế kỷ trước, người sáng lập là Ô-guýt Công tơ(1798-1857) Hình thức thứ hai của nó là chủ nghĩa thực chứng của bọn Ma-khơ (1838-1916) người

Áo, A-vơ-na-ri-uýt (1834- 1896), người Đức Hình thức thứ ba của nó ngày nay là chủ nghĩa thực chứng mới (còn gọi là chủ nghĩa thực chứng lô-gich, chủ nghĩa kinh nghiệm lô-gich) được sáng lập ở Áo do nhóm Viên vào khoảng 1922, đại biểu tiêu biểu là Slich và sau đó là Gác-náp, nhưng người có công phát triển và truyền bá rộng rãi hiện nay là Rút-xen (1872 - 1970) Chủ nghĩa thực chứng mới tuyên bố xóa bỏ mọi thứ “Siêu hình học” (triết học), cho rằng chân lý chỉ có trong phạm vi những thực chứng, kiểm tra được bằng con đường kinh nghiệm, chủ nghĩa duy vật lẫn chủ nghĩa duy tâm chỉ là những hệ thống “suy lý trừu tượng” cần vượt qua và xóa bỏ Cái nhà khoa học dựa vào và cần đến là sự vật, là kinh nghiệm chứ không phải là trừu tượng triết học Tất cả những vấn đề triết học mãi mãi vẫn là những vấn đề không iair quyết được và vô ích

Triết học và khoa học cụ thể có mối liên hệ bên trong với nhau, không thể thừa nhận mặt này mà bác bỏ mặt kia được Trong thực tế, chủ nghĩa thực chứng đã không thể vượt khỏi phạm vi của triết học, mà chỉ là một thứ triết học duy tâm chủ quan và thuyết không thể biết được che đậy bằng những từ ngữ khoa học giả hiệu mà thôi Truy đến nguồn gốc sâu xa của nó chúng ta sẽ gặp Béc-cơ-lây và Hi-um Từ Ô-guýt Công tơ đến F.Ma-khơ đều đã bị lịch sử khoa học loại bỏ, nhất là đã bị các tác giả kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lenin đạp tan nát Chủ nghĩa thực chứng mới dù có nhiều “sắc màu mới” nhưng cơ

sở chung của nó vẫn là cái mà các bậc tiền bối của nó đề ra Do đó về thực chất nó chỉ quay trở lại cái cũ lỗi thời chứ không tiến lên với sự phát triển của khoa học

Nội dung cơ bản có tính chất xuất phát điểm của chủ nghĩa thực chứng mới là những vấn đề:

Trang 8

Thứ nhất, nhiệm vụ cơ bản của triết học thực chứng mới là tách triết

học ra khỏi những vấn đề về thế giới quan, như về vật chất, tinh thần và quan

hệ của chúng, về bản chất thế giới, về tính khách quan và chủ quan, về việc có thể biết hoặc không thể biết được thế giới v.v… Họ cho đó là những vấn đề

“trừu tượng” “siêu hình” không có ý nghĩa gì Họ quy triết học chỉ còn chức năng “mô tả ngôn ngữ”, nghiên cứu “kết cấu ngữ nghĩa của ngôn ngữ khoa học” Những người theo chủ nghĩa thực chứng mới tự cho mình là đã tạo nên một cuộc cách mạng trong triết học với phương hướng và nội dung như trên

Thứ hai, triết học thực chứng mới chỉ giới hạn trong sự phân tích lô-gic

ngữ nghĩa có tính chất chủ quan gạt bỏ chức năng thế giới quan và phương pháp luận chung của triết học đối với khoa học So với triết học Mác - Lênin nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy – từ đấy

đề ra phương pháp luận chung cho sự nhận thức và cải tạo thế giới, thì triết học thực chứng mới trở nên nhỏ bé, sai lạc và bất lực biết bao

Thứ ba, làm thế nào để xây dựng được lô-gich có tính chất khoa học

nếu không xác định cơ sở xuất phát của nó là sự phản ánh đúng đắn những quan hệ hiện thực chứ không phải là sự kết cấu tùy tiện chủ quan Lô-gich phải là khoa học dẫn người ta đến nhận thức được hiện thực chứ không phải dẫn đến bịa đặt hay hoài nghi khả năng lý trí của con người Tất cả điều đó làm thế nào tách biệt, không xây dựng trên cơ sở những quan niệm chung của triết học được? Trong lịch sử khoa học, chính Hê-ghen rồi đến các giả kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lenin đã bác bỏ một cách xác đáng thứ lô-gich học như thế Chủ nghĩa thực chứng lô-gich là gì nếu không phải là một thứ chủ nghĩa duy tâm chủ quan, lấy ý thức chủ quan làm cơ sở cho lô-gich khi xác định rằng lô-gich chỉ là những quy ước chủ quan chứ không phải phản ánh những quan hệ khách quan và “cái gọi là khách quan không phải gì khác hơn

là những cấu tạo thần kinh đơn giản bên trong bộ óc chúng ta”

Thứ tư, trong lịch sử nhận thức của loài người, có lúc nào khoa học

phát triển ở bên ngoài sự chi phối và chỉ đạo của những vấn đề thế giới quan

Trang 9

và phương pháp luận chung không? Trong thực tế đã và sẽ không thể như vậy Việc nghiên cứu cái cụ thể, cái riêng biệt và nghiên cứu cái phổ biến, cái chun nhất vốn có trong bản thân mọi cái cụ thể, riêng biệt là hai mặt của một quá trình nhận thức khoa học Thời kỳ nào, hai mặt đó bị tách biệt, không thích ứng với nhau thì khoa học gặp khó khăn, thậm chí khủng hoảng Sự phát triển

vô cùng nhanh chóng của khoa học, nhất là từ đầu thế kỷ 20 trở đi đã chứng

tỏ rằng các tài liệu và thành quả của khoa học tự nhiên cần được khái quát về mặt triết học Sự khái quát đó đúng hay sai sẽ có ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với sự phát triển khoa học Cái triết học cũ đều trở nên lỗi thời, khoa học đòi hỏi phải tạo ra một thứ triết học có khả năng khái quát khoa học để hướng dẫn khoa học phát triển Điều đó đã dẫn đến sự hình thành của triết học Mác-Lenin Trong hơn một nửa thế kỷ qua, trừ những xuyên tạc, vu cáo do định kiến tư sản ra thì không có sự bác bỏ đúng đắn nào đối với triết học Mác-Lenin Triết học Mác - Lênin đã chứng tỏ là triết học duy nhất khoa học của thời đại hiện nay Vấn đề là phải xóa bỏ những quan niệm, hệ thống triết học lỗi thời chứ không thể xóa bỏ triết học nói chung Cho nên vấn đề chỉ có thể đặt ra đối với tư duy khoa học là xây dựng và chịu ảnh hưởng của thứ triết học nào mà thôi Những hệ thống triết học tuyên bố xóa bỏ triết học gặp một mâu thuẫn nan giải, chứng tỏ sự bất lực không thể giải quyết được những vấn

đề của chính bản thân mình Những hệ thống triết học tránh triết triết học đó trong lịch sử dù muốn hay không muốn cũng đã rơi vào chủ nghĩa duy tâm chống lại chủ nghĩa duy vật, chống lại khoa học

Nội dung cơ bản thứ hai của triết học thực chứng mới là luận đề về tính chất kinh nghiệm của mọi tri thức khoa học Họ xem mọi tri thức chỉ có ý nghĩa khoa học khi nó được kiểm tra bằng con đường kinh nghiệm trực tiếp, tức bằng con đường tri giác cảm tính

Họ cho rằng tri thức khoa học phải là những sự kiện được thu nhận trực tiếp bằng cảm giác Chỉ có những vấn đề như thế mới có tính chất “kiểm tra được”, có thể suy nghĩ không phải là viển vông mà là thực tế, nhận thức khoa

Trang 10

học về thế giới cần phải quy thành những “sự kiện trực tiếp”, tức thành sự kiện cảm tính của chủ đề nhận thức Do đó mà vấn đề lý luận chỉ là những vấn đề thuần túy của kinh nghiệm cảm tính trực tiếp và “tính kiểm tra được” dưới hình thức trực tiếp, cảm tính được xem là tiêu chuẩn chân lý của tri thức khoa học.

Các-náp viết : “tất cả những quan niệm đặt vào cái gì bên trên hay bên ngoài kinh nghiệm để có hiểu biết về một cái gì đều là siêu hình”

Mọi lý luận khoa học đều có cơ sở từ hoạt động kinh nghiệm- nhưng tuyệt đối hóa kinh nghiệm, chủ nghĩa thực chứng mới đã phạm sai lầm to lớn

là quy mọi sự kiện, lý luận khoa học thành những gì chỉ diễn ra trong kinh nghiệm cảm tính của chủ thể nhận thức, từ đấy mà giải thích kinh nghiệm như cảm xúc của chủ thể theo quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan

Những gì đang diễn ra trong kinh nghiệm thực chứng của chủ thể tự nó chưa xác minh hoàn toàn được chân lý hoặc sai lầm Mặt khác, bản thân kinh nghiệm mới là cơ sở chứ chưa phải trực tiếp là lý luận khoa học được Muốn

có lý luận khoa học thì phải hiểu kinh nghiệm trong trong chỉnh thể của nó – tức kinh nghiệm phải được so sánh, khái quát trong phạm vi rất rộng của thực tiễn xã hội nói chung chứ không phải là những gì chỉ xảy ra trong kinh nghiệm hiện có riêng biệt của từng cá thể nào đó

Hơn nữa, có rất nhiều tri thức khoa học mà chúng ta không thể dùng cảm giác ( và nhất là cảm giác cá nhân) để trực tiếp xác định được mà phải qua nhiều khâu trung gian, gián tiếp, phải dùng khái quát lý luận mới xác định được Tri thức khoa học là sự thống nhất hữu cơ giữa kinh nghiệm và khái quát lý luận Trong đó kinh nghiệm là cơ sở nhưng không được tách riêng biệt

cô lập với khái quát lý luận Khoa học sẽ không tiến lên được bước nào nếu không có khái quát lý luận, nhất là trong thời đại hiện nay Không phải chỉ tuyệt đối hóa sự khái quát lý luận mới dẫn đến chủ nghĩa duy tâm mà tuyệt đối hóa kinh nghiệm cũng dẫn đến chủ nghĩa duy tâm

Trang 11

Đối với những kể kinh nghiệm chủ nghĩa dù cũ, dù mới - đều là những

kẻ, như Ph.Ăng-ghen phê phán là chỉ “ biết thế nào là một giờ, một mét, nhưng không biết thế nào là thời gian và không gian” Vì họ “muốn nhận thức những trừu tượng ấy bằng cảm tính, muốn nhìn thấy thời gian và ngửi thấy không gian”

Nội dung cơ bản thứ ba của chủ nghĩa thực chứng mới là tính chất “quy ước” và tiên thiên của những quy luật, nguyên tắc lô-gich và toán học

Họ cho rằng lô-gich và toán học không phải là tri thức về hiện thực, nó không có nội dung hiện thực mà chỉ có những kết cấu lô-gich tự do về từ ngữ

và nguyên tắc lô-gich Ở đây không có vấn đề chân lý và sai lầm mà chỉ có sự chính xác và không chính xác về mặt hình thức lô-gich mà thôi Do đó trong lô-gich và toán không có sự tất yếu phổ biến do quan hệ hiện thực quy định

mà theo một thỏa thuận, có tính chất quy ước với nhau, “mỗi người có thể tạo

ra lô-gich của mình … như mình muốn” Và những quy luật, lý luận phổ biến chỉ là “những nguyên tắc hoặc lựa chọn sự chỉ dẫn để rút ra những phán đoán nhất định này từ những phán đoán nhất định khác” Hơn nữa, những mệnh đề chung đó ( quy luật phổ biến của toán và lô-gich) không phải được xây dựng trên cơ sở những sự kiện cảm tính… mà diễn ra bên ngoài nhận thức do thu nhận từ các giác quan Sự xác định có hay không có những quy luật toán lô-gich không phải bắt nguồn từ khách quan mà từ “tính chất của màng lưới thần kinh” - đúng nghĩa là có sẵn trong óc một cách tiên thiên

Đúng là lô-gich và toán học là những trừu tượng, nhưng không phải là những trừu tượng tùy tiên chủ quan mà là trừu tượng phản ánh những quan hệ hiện thực, do “ thực tiễn của con người lặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lần”, mà tạo nên Việc hình thức hóa trong toán học mang tính chất trừu tượng hết sức cao, đã và sẽ có tác dụng vô cùng to lớn trong sự phát triển của khoa học và thực tiễn Nhưng từ đấy không có cơ sở nào để rút ra kết luận về tính quy ước

và tiên thiên của những quy luật toán và lô-gich Trong lịch sử đời sống của con người, toán và lô-gich phát triển theo hướng phản ánh hiện thực, được

Trang 12

vận dụng vào kỹ thuật trong thực tiễn cải tạo hiện thực Dù trừu tượng và có tính chất hình thức đến đâu, nó cũng phải phản ánh một cái gì của hiện thực chứ không phải là những trò chơi được sắp xếp tùy tiện có tính chủ quan của từng cá nhân (Ví dụ phương trình Đi-rắc trong cơ học lượng tử và hạt pô-si-tơ-rông).

Những quan niệm cho lô-gich, toán học là những vấn đề hình thức thuần túy, phụ thuộc vào sự lựa chọn, sáng tạo thuần túy chủ quan đã và có từ lâu trong lịch sử triết học nhưng không chịu nổi sự phê phán của khoa học Ngay từ đầu thế kỷ trước, sự phát triển khoa học đã vượt qua giới hạn của những thứ lô-gich thuần túy hình thức, đòi hỏi xây dựng một lô-gich có nội dung Yêu cầu đó được C.Mác và Ph.Ăng-ghen đáp ứng trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, làm rõ được quan hệ thống nhất giữa lô-gich và hiện thực, làm rõ nội dung hiện thực được phản ánh thành những nguyên tắc và quy luật của lô-gich và toán học Từ đấy, một con đường mới đã được vạch ra cho những nhà nghiên cứu lô-gich và toán học có thái độ khoa học chân chính

Cần phải đấu tranh chống mọi thứ lý luận triết học tự biện, nhấn mạnh đến thực hiện khoa học, chú ý đúng đắn đến vai trò của lô-gich và toán học trong sự phát triển khoa học Nhưng chủ nghĩa thực chứng mới đề cập đến những vấn đề đó một cách phiến diện, cô lập nó khỏi những giới hạn và quan

hệ vốn có của nó, đem đối lập máy móc cái phổ biến với cái riêng biệt, lý luận

và kinh nghiệm, lô-gich và hiện thực… chuyền những vấn đề đó thành những vấn đề của ý thức chủ quan thuần túy

Cuối cùng, chủ nghĩa thực chứng mới xem triết học của mình không đề

ra “việc giải quyết số phận của con người”, và không xem triết học là công cụ nhận thức và cải tạo thế giới, vì “ tôi không thể thừa nhận thứ triết học mà tôi cho là rất nguy hiểm” Đấy là những quan niệm thể hiện rõ ràng bản chất phản động về mặt xã hội của chủ nghĩa thực chứng mới

Trang 13

Chủ nghĩa thực chứng mới luôn luôn được “hiện đại hóa” phát triển thành nhiều trường phái, thậm chí còn mâu thuẫn với nhau, nhưng nguồn gốc chung và những điểm xuất phát cơ bản đều thể hiện một cách triệt để quan niệm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, dưới sự chi phối của định kiến tư sản

về mặt xã hội

2.2 Chủ nghĩa hiện sinh.

Nếu nội dung chính của chủ nghĩa thực chứng mới là đề cập đến những vấn đề có liên quan với khoa học tự nhiên – thì nội dung trung tâm của chủ nghĩa hiện sinh là vấn đề tồn tại của con người Chủ nghĩa hiện sinh (từ chữ La-tinh existentia – tồn tại) chủ yếu bắt nguồn từ một thứ triết học có tính chất tôn giáo thần bí của Kiếc-kê-ga (1813-1855, Đan mạch), nhưng phát triển mạnh từ những năm 20 của thế kỷ này Những đại biểu tiêu biểu là Gu-

xe, Hây-đe-gơ, Gia-spe(Đức), J.P.Xác-tơ-rơ, A.Ca-muýt, Mác-xen(Pháp) Trào lưu triết học này không chỉ phát triển mạnh ở Đức, Pháp mà cả ở Mỹ, Nhật, Ý và nhiều nước tư bản phát triển khác Tầng lớp chịu ảnh hưởng nhiều

là thanh niên tiểu tư sản

Quan điểm xuất phát đầu tiên của chủ nghĩa hiện sinh là phủ nhận tồn tại hiện thực bên ngoài và phủ nhận triết học nói chung Họ xem triết học không phải là vấn đề nghiên cứu nhằm đạt đến những chân lý khách quan (vì triết học không thể đạt được điểm đó) mà chỉ là sự triết lý của những cá nhân đang tồn tại, thể hiện sự cảm xúc, sự tự ý thức của từng con người riêng biệt Chân lý ở đây không tách biệt được với cá nhân

Ta thấy rất rõ rằng loại triết học đó chỉ còn là những quan điểm chủ quan dựa vào ý muốn và lòng tin của từng cá nhân chứ không phải dựa vào suy lý khoa học phổ biến nữa Đây là cơ sở triết lý cho đa số các trường phái nghệ thuật suy đồi hiện nay ở các nước tư bản

Chủ nghĩa hiện sinh nghiên cứu về tồn tại, một mặt là tồn tại nói chung

và mặt khác là tồn tại của con người Nhưng theo quan niệm của họ thì tồn tại trước hết phải hiểu là tồn tại của con người vì rằng con người là tồn tại mà nó

Trang 14

có thể thể hiện, cảm xúc, nhận thức được tồn tại - do đó tạo ra ý nghĩa thật sự của tồn tại Cho nên tồn tại nói chung thực chất là tồn tại của con người Nếu A-vê-ne-ri-uýt cho rằng khách thể không thể tách khỏi chủ thể và quy khách thể thành chủ thể, thì chủ nghĩa hiện sinh cho rằng tồn tại nói chung không thể tách rời tồn tại của con người và quy tồn tại nói chung thành chỉ là tồn tại của con người, quy tất cả những gì tồn tại thành những gì mà từng cá nhân con người cảm xúc được từ trong bản thân mình Gia-spe nói : “ Tất cả những

gì tồn tại đều tập trung vào trong con người – đói với chúng ta tất cả sẽ rơi vào hư vô”

Tồn tại chỉ là tồn tại của con người – đó là cái nhân cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh Còn tồn tại nói chung đối với chủ nghĩa hiện sinh là cái hư

vô, về nguyên tắc là cái không thể hiểu được

Tồn tại của con người lại được quy thành những cảm xúc của cá nhân Cảm xúc tức là tồn tại Ở đây cảm xúc không phải là cái xảy ra do tác động với thế giới bên ngoài mà là những gì xảy ra ở bên trong, có tính riêng biệt, đơn nhất đối với từng người Chính cái đó tạo ra sự tồn tại (hiện sinh) Từng con người chỉ tồn tại trong chừng mực nó còn duy trì những cảm xúc bên trong đó, gạt bỏ tất cả những quan hệ tác động với bên ngoài J.Ortegay Gasset – một người theo chủ nghĩa hiện sinh ở Tây Ban Nha viết rằng : “Đời sống con người luôn luôn là đời sống của mỗi con người riêng biệt, là đời sống cá nhân, cá thể…” “Con người trong ý nghĩa riêng và đầu tiên của nó chỉ là ở chỗ tôi hành động tự bản thân tôi và trong ý thức của những mục đích riêng của mình” Và “xã hội hoặc tập thể - không phải là cái gì thuộc về người

“ Như vậy người chỉ là những cá thể người – còn xã hội thì không phải là cái

Trang 15

loại người theo quan điểm nhân bản của Phơ-bách Chủ nghĩa hiện sinh đã đem đối lập cá nhân từng con người với xã hội một cách siêu hình, không thấy được tính hiện thực và bản chất của mỗi cá nhân là do tổng hóa những quan hệ xã hội quy định Làm thế nào hiểu được đúng đắn những gì đang xảy

ra bên trong mỗi con người, nếu tách nó khỏi những quan hệ xã hội của chính

nó Chủ nghĩa hiện sinh phủ nhận một chân lý hiển nhiên là con người bao giờ cũng là thực thể xã hội chứ không phải là thực thể sinh vật riêng biệt

Một quan điểm cơ bản khác của chủ nghĩa hiện sinh là quan niệm cho rằng tồn tại là tồn tại dẫn đến cái chết Cái chết được xem là cơ sở của đời sống con người Tất cả những gì của đời sống con người phải được cô kết lại trên cơ sở sự chết chóc không thể tránh khỏi Sống một cách không có khí sắc

là sống với những quan hệ hiện thực bên ngoài, còn sống một cách thực sự - tức là sống một cách hiện sinh – là sống với nội tâm của chính mình trong trạng thái tuyệt vọng và khiếp sợ cái chết Đó là bản chất muôn thuở của mọi người, chính không nhận thức được cái chết là bản chất của sự sống nên con người thường rơi vào cuộc sống có tính chất bên ngoài Ca-muýt, một người theo phái hiện sinh tuyên bố rằng : “chỉ có một vấn đề nghiêm túc thực sự là vấn đề về tự sát, suy nghĩ xem đời sống có đáng sống hay không đáng sống –

có nghĩa là giải đáp vấn đề cơ bản của triết học Tất cả những vấn đề còn lại là

vô nghĩa, vì rằng trước hết phải trả lời vấn đề cơ bản” Theo trường phái này thì con người tồn tại trong trạng thái bi kịch dẫn đến cái chết Đó là điều vĩnh viễn tự nhiên trong mỗi con người và quy định cuộc sống của họ

Quan niệm trên thể hiện một thứ chủ nghĩa bi quan tuyệt đối, nó phản ánh tâm trạng về cuộc sống bế tắc của những con người trong xã hội tư bản không vượt khỏi giới hạn tư sản để tìm một tương lai tiến bộ Về mặt triết học thì đó là hệ thống tư tưởng của giai cấp tư sản một giai cấp tuyệt vọng trước

sự diệt vong không tránh khỏi, nó xem sự đau khổ, chết chóc đang diễn ra là cái vốn có trong bản chất con người, khuyên con người quay về đời sống nội tâm của riêng mình, chịu đựng những đau khổ như là điều tất yếu muôn thuở

Trang 16

Chủ nghĩa Mác không phủ nhận bi kịch của đời sống và sự chết chóc là điều không tránh khỏi đối với từng con người, nhưng bi kịch và sự chết chóc của từng cá thể người không quy định được nội dung phát triển của đời sống loài người Bằng tất cả sức mạnh tinh thần và vật chất do mình sáng tạo ra mỗi ngày một to lớn, con người hướng về tương lai với niềm lạc quan không giới hạn Hơn nữa bi kịch của đời sống không phải là điều muôn thuở mà trước hết và chủ yếu là bắt nguồn từ trong chế độ người bóc lột người Ngày nay, ngay trong thực tiễn, con người đã chứng minh được rằng, trong xã hội chủ nghĩa, khi mà mọi quan hệ bóc lột bị xóa bỏ thì nguồn gốc xã hội tạo ra những bi kịch trong đời sống cũng mất đi, nếu có hiện tượng nào đó mang tính bi kịch thì chủ nghĩa xã hội có đầy đủ khả năng khách quan để giải quyết Bản chất xã hội của chủ nghĩa xã hội bài trừ bi kịch của con người, ngược lại bản chất xã hội của xã hội tư bản sinh ra và bắt xã hội tồn tại trong trạng thái

Đây chỉ là một thứ phủ định siêu hình, một chủ nghĩa “hoài nghi tuyệt đối” Trong triết học, nó xóa nhòa ranh giới giữa chân lý và sai lầm, giữa thiện và ác, giữa chính và tà Trong thực tiễn chính trị, nó dẫn đến chủ nghĩa

tự do vô trách nhiệm và biến thành công cụ bào chữa cho những hành động đầy tội ác của các thế lực phản động và bọn đế quốc xâm lược

Ngày đăng: 26/08/2016, 17:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w