1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự giống nhau và khác nhau giữa triết học phương đông cổ đại và triết học phương tây cổ đại -tiểu luận cao học

17 3,4K 22

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 97,5 KB

Nội dung

1. Lí do lựa chọn đề tàiTrong quá trình vận động và phát triển của lịch sử văn hóa nhân loại nói chung và tư tưởng triết học nói riêng, triết học phương Đông và triết học phương Tây có nhiều nội dung phong phú,đa dạng. Những giá trị của nó đã để lại dấu ấn đậm nét và có ảnh hưởng lớn đối với lịch sử loài người. Triết học phương Đông và triết học phương Tây không thể thoát ly những vấn đề chung của lịch sử triết học. Mặc dù vậy giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây vẫn có những đặc điểm đặc thù của nó. Nghiên cứu về triết học phương Đông và triết học phương Tây, đặc biệt là so sánh sự khác nhau của nó là một vấn đề phức tạp nhưng cũng rất bổ ích, vì qua đó ta có thể hiểu biết sâu sắc thêm những giá trị về tư tưởng văn hóa của nhân loại. Mặt khác bản sắc văn hóa Việt Nam ảnh hưởng khá sâu sắc bởi nền triết học phương Đông, do đó nghiên cứu những đặc điểm của triết học phương Đông trong mối quan hệ với triết học phương Tây, đặc biệt là những tư tưởng nhân văn cao đẹp sẽ giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc văn hóa Việt Nam. Vì vậy, tôi lựa chọn vấn đề “Sự giống nhau và khác nhau giữa triết học phương Đông cổ đại và triết học phương Tây cổ đại” làm đề tài nghiên cứu trong tiểu luận của mình.II. Mục đích nghiên cứuPhân tích đặc điểm của lịch sử triết học phương Đông và phương Tây qua đó rút ra những đặc điểm giống và khác nhau giữa chúng để hiểu sâu sắc hơn lịch sử hai nền triết này.III. Phương pháp và phạm vi nghiên cứuĐề tài sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp.Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm của lịch sử triết học phương Đông và phương Tây cổ đại.IV. Kết cấu đề tàiTiểu luận gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Trong đó nội dung gồm có hai chương.

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do lựa chọn đề tài

Trong quá trình vận động và phát triển của lịch sử văn hóa nhân loại nói chung và tư tưởng triết học nói riêng, triết học phương Đông và triết học phương Tây có nhiều nội dung phong phú,đa dạng Những giá trị của nó đã để lại dấu ấn đậm nét và có ảnh hưởng lớn đối với lịch sử loài người Triết học phương Đông và triết học phương Tây không thể thoát ly những vấn đề chung của lịch sử triết học Mặc dù vậy giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây vẫn có những đặc điểm đặc thù của nó Nghiên cứu về triết học phương Đông và triết học phương Tây, đặc biệt là so sánh sự khác nhau của

nó là một vấn đề phức tạp nhưng cũng rất bổ ích, vì qua đó ta có thể hiểu biết sâu sắc thêm những giá trị về tư tưởng văn hóa của nhân loại Mặt khác bản sắc văn hóa Việt Nam ảnh hưởng khá sâu sắc bởi nền triết học phương Đông,

do đó nghiên cứu những đặc điểm của triết học phương Đông trong mối quan

hệ với triết học phương Tây, đặc biệt là những tư tưởng nhân văn cao đẹp sẽ giúp chúng ta hiểu biết sâu sắc văn hóa Việt Nam Vì vậy, tôi lựa chọn vấn đề

“Sự giống nhau và khác nhau giữa triết học phương Đông cổ đại và triết học phương Tây cổ đại” làm đề tài nghiên cứu trong tiểu luận của mình.

II Mục đích nghiên cứu

Phân tích đặc điểm của lịch sử triết học phương Đông và phương Tây qua đó rút ra những đặc điểm giống và khác nhau giữa chúng để hiểu sâu sắc hơn lịch sử hai nền triết này

III Phương pháp và phạm vi nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp

Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm của lịch sử triết học phương Đông và phương Tây cổ đại

IV Kết cấu đề tài

Tiểu luận gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận Trong đó nội dung gồm có hai chương

Trang 2

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI VÀ PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI

I Đặc điểm của triết học phương Đông cổ đại

1.1 Những đặc điểm cơ bản của triết học Ấn Độ cổ đại

Từ trong hoàn cảnh và truyền thống Vêda, triết học Ấn Độ cổ đại đã hình thành và phát triển Chính Upanisat – tác phẩm Vêda xuất hiện muộn nhất đã thể hiện những triết lý sâu sắc của người Ấn Độ Những triết lý này tạo thành một mạch suối ngầm phát sinh ra nhiều dòng chảy tư tưởng triết học tôn giáo của Ấn Độ Upanisat cố lý giải những vấn đề về bản thể - nhân sinh,

sự sống – cái chết có ảnh hưởng sâu đậm đến đời sống tinh thần của người dân Ấn Độ nói riêng, của nhiều dân tộc phương Đông nói chung

Dù cùng được hình thành từ trường phái triết học Vêda, nhưng các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại luôn xung đột lẫn nhau và sự xung đột này lại kéo dài đến hết thời Trung đại Tùy thuộc vào việc có thừa nhận hay không trường phái triết học của Vêda mà các trường phái triết học được chia thành

hệ thống chính thống và không chính thống Hệ thống triết học chính thống bao gồm 6 trường phái thừa nhận uy quyền của Vêda là Vêdanta, samkhuya, mimansa, yoga, niaja và vaisesica; hệ thống triết học không chính thống bao gồm 3 trường phái không thừa nhận uy quyền của Vêda là Nokhayiata, jaina

và đạo phật

Mặc dù có nhiều trường phái triết học khác nhau nhưng nhìn chung triết học Ấn Độ có những đặc điểm cơ bản sau:

1.1.1 Do chịu ảnh hưởng của tinh thần Vêda mà triết học Ấn Độ không thể phân chia rõ rang thành chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm hay phương pháp biện chứng hay phương pháp siêu hình như triết học phương Tây mà chủ yếu được chia thành các hệ thống chính thống và không chính thống Trong các trường phái triết học cụ thể có sự đan xen giữa chủ nghĩa

Trang 3

duy vật và chủ nghĩa duy tâm, phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình với nhau

1.1.2 Do chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tư tưởng tôn giáo mà triết học

Ấn Độ cổ đại thường là một bộ phận lý luận quan trọng tạo nên nội dung giáo

lý của các tôn giáo lớn Tuy nhiên tôn giáo Ấn Độ không có xu hướng hướng ngoại để tìm kiếm sức mạnh nơi thượng đế mà có xu hướng hướng nội đi sâu tìm hiểu đời sống tâm linh, tinh thần để phát hiện sức mạnh của cá nhân con người Vì vậy triết học Ấn Độ cổ trung đại mang đậm tính chất duy tâm chủ quan và thần bí

1.1.3 Triết học Ấn Độ đặt ra nhiều vấn đề song nó rất quan tâm đến việc giải quyết những vấn đề thuộc lĩnh vực nhân sinh nhằm tìm kiếm con đường giải thoát chúng sinh ra khỏi thực tế khắc nghiệt của cuộc sống do chế độ đẳng cấp tạo ra

1.2 Đặc điểm của triết học Trung Quốc Cổ đại

Triết học Trung Quốc là một hệ thống đồ sộ bao quát nhiều vấn đề triết học Nhưng nó chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề do thực tiễn đạo đức chính trị xã hội của thời đại đặt ra

Triết học Trung Quốc cổ đại bàn nhiều về vấn đề con người, đặc biệt là vấn đề nguồn gốc, số phận, bản tính của con người

Trung Quốc cổ đại chính là thời kỳ lịch sử từ thế kỷ thứ VIII đến thế

kỷ thứ II trước công nguyên (Tr.CN) mà theo cách phân lỳ lịch sử truyền thống gọi là thời Xuân thu (770 – 481 Tr CN) và thời Chiến Quốc (480 –

221 Tr CN) cũng gọi là thời Chu mạt; về lịch sử văn hóa và tư tưởng cũng còn được gọi là thời “Tiên Tần” Từ giai Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh là giai đoạn lịch sử phong kiến Trung Hoa, cũng còn gọi là giai đoạn trung đại của lịch sử tư tưởng Trung Hoa

Trung Hoa cổ đại là thời kỳ tan rã suy tàn của một mô hình kinh tế

-xã hội cũ theo truyền thống thị tộc Đó là mô hình kinh tế “Tỉnh điền” của nhà Chu

Trang 4

Sự tan rã này có nguyên nhân sâu xa từ sự phát triển của lực lượng sản xuất Đó là việc sử dụng công cụ bằng sắt và dùng bò kéo xe Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc khai khẩn đất hoang và dẫn thủy nhập điền trong công việc thủy lợi Hàng loạt những nghề mới ra đời và phát triển nhanh chóng như luyện kim, đúc, rèn kim loại, mộc, xây cất, thuộc da, gốm….sự phát triển của các ngành nghề này không hoàn toàn phụ thuộc vào quyền sở hữu ruộng đất của nhà nước Nhưng sự phát triển tất yếu dẫn tới sự hình thành sở hữu tư nhân Đồng thời sự suy yếu của thế lực chính trị nhà Chu đã khiến cho các thế lực địa phương thực hiện chiếm của công làm của tư Điều

đó càng thúc đẩy nhanh chóng sự ra đời của sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất ở thời kỳ cổ đại Trung Hoa Lực lượng kinh tế tư hữu ra đời là một thế lực đối chọi với chế độ sở hữu đất đai nhà Chu Tương ứng với cơ sở kinh tế mới đó là những lực lượng chính trị mới, đó là thế lực địa chủ ở các địa phương Xu hướng chính trị mới của các thế lực này là thâu tóm quyền lực, tập trung uy quyền và mở rộng sự thống trị lật đổ triều đại nhà Chu Hệ quả

xã hội của xu hương này thật tàn khốc, những cuộc nội chiến kéo dài diễn ra Thời Xuân thu có 438 cuộc chiến phát lẫn nhau giữa các thế lực chính trị, đó

là “Ngũ bá đồ vương”, sang thời Chiến Quốc có “ thất bá tranh hùng” Những cuộc chiến tranh như vậy đã làm đảo lộn các thiết chế nghi lễ truyền thống nhà Chu, làm xã hội ở tình trạng loạn lạc phá hoại sức sản xuất ghê gớm Đương thời Khổng Tử đã tham rằng: Vua không ra đạo vua, bề tôi không làm đúng đạo bề tôi, cha chẳng ra đạo cha, con chẳng làm đúng đạo làm con, còn Mạnh Tử thì nhận xét: đánh nhau tranh thì giết người thây chất đầy thành, đánh nhau giành đất thì giết người thây chất đầy đồng

Chính trong sự biến động sôi động ấy của xã hội, hàng loạt vấn đề xã hội về triết học đã được đặt ra buộc các nhà tư tưởng đương thời phải quan tâm, một loạt các trường phái triết học ra đời, mỗi trường phái đưa ra một kế sách quản lý xã hội, tạo nên một không khí sôi động trong đời sống tinh thần của xã hội Trung Hoa Lịch sử gọi thời kỳ này là thời kỳ “ Bách gia chư tử”

Trang 5

Chính trong hoàn cảnh xã hội đó đã nảy sinh những nhà tư tưởng lớn, hình thành nên những hệ thống triết học khá hoàn chỉnh Triết học Trung Quốc về

cơ bản có những đặc điểm sau:

1.2.1 Đây là nền triết học đặc biệt quan tâm đến các vấn đề chính trị, đạo đức Bởi đây là thời kỳ đảo lộn của xã hội lúc bầy giờ nên triết học đã đặc biệt quan tâm, suy tư, tìm cách lý giải và tìm ra những triết lý và biện pháp nhằm khắc phục hiện tượng xã hội biến động trong lịch sử chính trị cai trị của các triều đại Từ đó làm xuất hiện nhiều học thuyết chính trị tư tưởng, đạo đức khác nhau như nho gia, Mặc gia, Pháp gia Ngay cả những học thuyết mà theo tôn chỉ mục đích của nó là xa rời chính trị nhưng thực tế vẫn bàn về chính trị và đạo đức như phái đạo gia của Lão tử và Trang Tử thời cổ đại Học thuyết Âm dương – Ngũ hành vốn là học thuyết của của chủ trương luận và những vấn đề nguyên lý biến đổi của trời đất, vạn vật cũng được vận dụng để

lý giải những vẫn đề chính trị, đạo đức của xã hội, con người

Mặc dù phong phú, đa dạng nhưng nhìn chung các học thuyết triết học tập trung vào các vấn đề: làm thế nào để thống nhất đất nước; làm thế nào để

ổn định xã hội và các chuẩn mực đạo đức mà con người phải tuân thủ Tùy theo lập trường chính trị khác nhau mà có cách giải đáp khác nhau về một vấn

đề chính trị đạo đức Do đó nó tạo nên tính vừa phong phú và vừa sâu sắc của triết học Trung Hoa cổ đại Chẳng hạn đó là vấn đề triết lý về bản tính con người, Khổng Tử và Mạnh Tử theo xu hướng khẳng định bản tính thiện của con người Ngược lại Tuân Tử và Hàn Phi Tử lại chủ trương biện luận về bản tính bất thiện của con người, còn Lão Tử và Trang Tử lại đưa ra luận thuyết

về bản tính người như thế là điểm xuất phát cho tư duy triết lý về những phương cách coi trọng giáo dục hay pháp trị trong đạo trị nước của các học thuyết khác nhau

Triết học Trung Hoa lấy triết học nhân sinh làm hạt nhân Một loạt triết học về con người được đề cập sâu sắc

Trang 6

Quan niệm về bản chất con người, đường đời, số phận, quan hệ chính trị, rường mối, chuẩn mực đạo đức, đạo làm người Để lại nhiều triết lý về đạo làm người nhưng có hạn chế trong việc vượt ra thế giới để chinh phục Điều này cắt nghĩa cho khoa học kỹ thuật của Trung Quốc không phát triển

Để lại triết lý về học: Nhân nghĩa – trí – học; tu thân- tề gia – trị quốc, học để làm quân tử, nhưng người quân tử không biết sản xuất

1.2.2 Triết học Trung Hoa không có sự phân biệt rạch ròi giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, không có đấu tranh biện chứng giữa các thuyết triết học Điều này tạo nên đặc điểm tính thiếu triệt để, tính thiếu nhất quán Chẳng hạn, trong phái Nho gia, thế giới quan của Khổng Tử dao động giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, giữa chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa hữu thần Một mặt ông xem trời là giới tự nhiên, có sự vận hành của tự nhiên, ông nói “Trời nói lên tất cả”, bốn mùa vận hành, trăm vật sinh ra Nhưng mặt khác ông lại cho rằng trời một lực lượng vô hình chi phối vận mệnh của xã hội và con người, “sống chết có mệnh, giàu sang tại trời” Ông chủ trương thờ phụng quỷ thần, kính trọng quỷ thần, nhưng lại xa lánh quỷ thần, “quỷ thần thì đáng kính nhưng chớ có gần”

1.2.3 Trong quá trình phát triển của mình, các trường phái triết học Trung Hoa không chỉ phê phán, xung đột nhau mà còn biết hấp thụ những tư tưởng của nhau để bổ sung, hoàn chỉnh lý luận của chính mình và chịu ảnh hưởng ít nhiều bởi tư tưởng biện chứng trong kinh dịch

II Những đặc điểm của triết học phương Tây cổ đại

2.1 Những đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại

2.1.1 Hoàn cảnh lịch sử

Triết học Hy lạp cổ đại diễn ra trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và sâu sắc các quan hệ xã hội Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử - chế độ chiếm hữu nô lệ

Trang 7

Hy lạp cổ đại trước đây là một vùng lãnh thổ rộng lớn bao gồm phần đất liền và vô số hòn đảo lớn nhỏ trên biển Egie, vùng duyên hải Ban căng và Tiểu Á

Sự thuận lợi về thiên nhiên, địa lý đã tạo điều kiện cho Hy Lạp nhanh chóng phát triển tất cả các lĩnh vực, mở rộng bang giao, tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa Vì vậy, nơi đây đã hội tụ đầy đủ những điều kiện để tư duy con người có dịp bay bổng, đẻ thoả sức sáng tạo ra những giá trị triết học có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại, xứng đáng là chiếc nôi của nền văn minh Châu Âu và của cả nhân loại Đúng như Ph Ănghen nhận xét: “Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hy lạp, không có chế độ nô lệ thì không có

đế quốc La Mã mà không có cái cơ sở là nền văn minh Hy lạp và đế quốc La

Mã thì không có Châu Âu hiện đại được”

Sự hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp không diễn ra một cách ngẫu nhiên mà là kết quả tất yếu của việc kế thừa những di sản tinh túy của truyền thống trong sáng tác dân gian, trong thần thoại, trong các mầm mống của tri thức khoa học

Hy Lạp cổ đại là đất nước của thi ca thần thoại Thần thoại không chỉ là nơi để con người tưởng tượng diễn giải các hiện tượng thiên nhiên kỳ bí, mà còn là nơi thể hiện đời sống tâm linh, sự hình thành số phận cũng như muôn mặt của đời sống thường ngày Thần thoại là nơi đầu tiên để tư duy triết học

ra đời và từng bước triết học tách ra khỏi thần thoại, tự mình để tư duy về tự nhiên, đại đức, về xã hội, về lẽ sống, về chân lý, về con người…

Những tinh hoa về toán học, thiên văn học, địa lý, hệ thống đo lường, lịch pháp,…đã xuất hiện do nhu cầu buôn bán, vượt biển đến các nước phương Đông và nhiều vùng đất khác

Như vậy có thể thấy rằng sự ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại là một tất yếu, đó là kết quả nội sinh của cả một dân tộc, một thời đại Các Mác viết:

“Các nhà triết học không phải những cây nấm mọc trên đất Họ là sản phẩm

Trang 8

của thời đại mình, dân tộc mình mà những tinh lực tinh tế nhất, quý giá nhất

và khó nhìn thấy nhất đã được suy tư trong các khái niệm triết học

Triết học Hy Lạp cổ đại phát triển qua 3 thời kỳ: Triết học thời kỳ tiền Xôcrat (thời kỳ sơ khai), Triết học thời kỳ Xôcrat (thời kỳ cực thịnh), Triết học thời kỳ Hy Lạp hóa

2.1.2 Đặc điểm của triết học Hy Lạp cổ đại

Triết học Hy Lạp cổ đại được coi là đỉnh cao của nền văn minh cổ đại và

là một trong những điểm xuất phát của lịch sử triết học thế giới Nền triết học này có những đặc điểm sau:

2.1.2.1 Triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị Nó là công cụ lý luận để giai cấp này duy trì trật xã hội, củng cố vai trò thống trị của mình

2.1.2.2 Trong triết học Hy Lạp cổ đại có sự phân chia và đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái duy vật - duy tâm, siêu hình – biện chứng,

vô thần – hữu thần trong đó điển hình là cuộc đấu tranh giữa trào lưu duy vật Đêmôcrit và trào lưu duy tâm của Platôn, trường phái siêu hình của Páclêmít

và trường phái biện chứng của Hêraclit

2.1.2.3 Triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên

để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau nhằm xây dựng bức tranh về thế giới như một hình ảnh chính thể thống nhất mọi sự vật, hiện tượng xảy ra trong nó Do trình độ tư duy lý luận còn thấp nên khoa học tự nhiên chưa đạt tới trình độ mổ xẻ, phân tích tự nhiên để đi sâu vào bản chất sự vật mà nó mới nghiên cứu tự nhiên trong tổng tể để dựng nên bức tranh tổng quát về thế giới Vì vậy các nhà triết học đồng thời là các nhà khoa học tự nhiên, họ quan sát, tổng hợp các hiện tượng tự nhiên để rút ra những kết luận triết học

2.1.2.4 Triết học Hy Lạp cổ đại đã xây dựng nên phép biện chứng chất phác Các nhà triết học Hy Lạp cổ đại nghiên cứu phép biện chứng nâng cao nghệ thuật hùng biện để bảo vệ quan điểm triết học của mình, để tìm ra chân

Trang 9

lý Họ đã phát hiện ra nhiều yếu tố của phép biện chứng nhưng chưa trình bày chúng như một hệ thống lý luận chặt chẽ

2.1.2.5 Triết học Hy Lạp đã đưa ra nhiều quan niệm khác nhau về con người Cố lý giải vấn đề khác nhau về quan hệ giữa tinh thần và thể xác, về đời sống chính trị đạo đức của họ Dù có nhiều bất đồng song nhìn chung các triết gia đều khẳng định con người là tinh hoa cao quý nhất của tạo hóa

Trang 10

CHƯƠNG II SỰ GIỐNG NHAU VÀ KHÁC NHAU CỦA TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG CỔ ĐẠI VÀ PHƯƠNG TÂY CỔ ĐẠI

1 Giống nhau

Cả triết học phương Đông và phương Tây đều là những tư tưởng nội dung thể hiện quan niệm của con người về tự nhiên, xã hội và con người

Cả triết học phương Đông và phương Tây đều được hình thành và phát triển trên những điều kiện lịch sử tương ứng

Cả triết học phương Đông và phương Tây đều đề cập đến các lĩnh vực căn bản của triết học như đều có những quan niệm về thế giới, con người, chính trị, xã hội

2 Khác nhau

Thứ nhất, đó là triết học phương Đông nhấn mạnh sự thống nhất trong mối quan hệ giữa con người và vũ trụ với công thức thiên địa nhân là một nguyên tắc thiên nhân hợp nhất Cụ thể là: Triết học Trung Quốc là nền triết học có truyền thống lịch sử lâu đời nhất, hình thành cuối thiên niên kỷ II đầu thiên niên kỷ I Tr CN Đó là những kho tàng tư tưởng phản ánh lịch sử phát triển của những quan điểm của nhân dân Trung Hoa về tự nhiên, xã hội và quan hệ giữa con người với thế giới xung quanh, họ coi con người là tiểu vũ trụ trong hệ thống lớn trời đất với ta cùng sinh, vạn vật với ta là một Như vậy con người chứa đứng tất cả những tính chất, những huyền bí của vũ trụ bao la

Từ điều này cho ta thấy hình thành ra các khuynh hướng duy tâm của Mạnh

Tử thì cho rằng vũ trụ vạn vật đều tồn tại tron ý thức chủ quan và trong ý niệm đạo đức trời phú cho con người Ông đưa ra quan điểm vạn vật đều có đầy đủ trong ta, ta tự xét mình mà thành thực, thì có cái thú vui nào lớn hơn nữa Ông dạy mọi người không phải đi tìm chân lý ngoài thế giới khách quan

mà chỉ càn suy xét ở trong tâm ‘tận tâm” của mình mà thôi Như vậy, theo ông chỉ cần tĩnh tâm quay lại với chính mình thì mọi sự vật đều yên ổn, không

có gì vui thú hơn Còn theo Thiện Ung thì cho rằng: Vũ trụ ở trong lòng ta,

Ngày đăng: 29/07/2016, 16:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w