1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TRƯỜNG HỌC TT-HSTC

100 479 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong xu thế toàn cầu hoá, nước ta đang từng bước hội nhập quốc tế trong nhiều lĩnh vực; nền kinh tế đang chuyển đổi cơ cấu biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng trong nhiều lĩnh vực, đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần của nhân dân được cải thiện . Học sinh ngày nay được nuôi dưỡng và giáo dục tốt hơn, các em có điều kiện tiếp xúc với các luồng văn hoá đa chiều với hệ thống thông tin đa dạng, trí lực của các em phát triển nhanh, khả năng nhận thức tốt hơn. Do đó, ngành GD&ĐT phải có những đổi mới căn bản, mạnh mẽ, phải tìm kiếm những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng con người để vươn lên ngang tầm với sự phát triển chung của khu vực và thế giới. Vì thế, sự nghiệp GD&ĐT đóng vai trò quyết định vào việc bồi dưỡng trí tuệ khoa học, năng lực sáng tạo cho thế hệ trẻ. Đổi mới giáo dục là nhân tố then chốt đảm bảo cho sự thành công của sự nghiệp CNH- HĐH đất nước, cũng như sự thắng lợi trong cuộc cạnh tranh quốc tế. Điều này đã được khẳng định trong văn kiện Đại hội IX: “Phát triển GD&ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH- HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”. [4] Ngành GD&ĐT phải có những đổi mới căn bản, mạnh mẽ vươn lên ngang tầm với sự phát triển chung của thế giới và khu vực. Để đáp ứng được yêu cầu của giai đoạn mới, GD&ĐT phải tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nâng cao chất lượng con người. Văn kiện Đại hội X chỉ rõ: “Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, từ mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức, cơ chế quản lý để tạo được chuyển biến cơ bản và toàn diện của nền giáo dục nước nhà, tiếp cận với trình độ giáo dục của khu vực và thế giới”. [5] Kết luận của Bộ Chính trị về “Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khoá VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020” Số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 đã chỉ rõ bên cạnh những thành tích đạt được thì giáo dục nước ta vẫn còn nhiều hạn chế “ Việc giáo dục tư tưởng đạo đức, lối sống, về truyền thống văn hoá, lịch sử dân tộc, về Đảng, về quyền lợi và nghĩa vụ công dân cho HS, sinh viên chưa được chú ý đúng mức cả về nội dung và phương pháp; giáo dục phổ thông mới chỉ quan tâm nhiều đến “dạy chữ”, chưa quan tâm đúng mức đến “dạy người”, kỹ năng sống và “dạy nghề” cho thanh thiếu niên. Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chậm hiện đại hoá; nhà trường chưa gắn chặt với đời sống xã hội và lao động nghề nghiệp, chưa chú trọng phát huy tính sáng tạo, năng lực thực hành của HS, sinh viên; thi cử còn nặng nề, tốn kém .” [1] Trước kia, các nước đều xác định phát triển nguồn nhân lực là mục tiêu giáo dục quan trọng nhất. Thời gian gần đây, mục tiêu GD của các nước đã có sự thay đổi. Xu hướng các nước trên thế giới cải cách GD theo hướng tạo môi trường học tập an toàn, chú trọng đến phát huy tiềm năng cá nhân HS, đến tính sáng tạo, tính nhân văn. GD toàn diện song không quá nặng về thành tích học tập hay nội dung hàn lâm như: Luật GD Thái Lan quy định “GD nhằm mục đích phát triển toàn diện con người: thể lực, tinh thần, trí tuệ, kiến thức, đạo đức và cách sống hoà hợp với mọi người”. Ở Trung Quốc “Các nhà cải cách đang tìm cách khắc phục tính thiếu sáng tạo của học sinh, sự quá chú trọng đến thi cử, kiểm tra, học vẹt thay vì vận dụng kiến thức, và sự xa rời giữa việc học tập ở nhà trường với thực tế cuộc sống”. Ở Nhật Bản - Kế hoạch cải cách GD cho thế kỷ 21 (2001) Kế hoạch cầu vồng - 7 ưu tiên. - Nâng cao hiệu quả học tập của HS- thông qua sáng kiến “Một môi trường học tập mới cho thế hệ mới” - Sử dụng IT và quy mô HS/ lớp nhỏ. - Trau dồi HS trở thành những người cởi mở, nhiệt huyết thông qua các hoạt động cộng đồng. - Cải thiện môi trường học tập, làm cho việc đến trường trở thành niềm vui, niềm hạnh phúc. - Làm cho nhà trường trở thành địa điểm tin cậy đối với phụ huynh và cộng đồng. - Đào tạo giáo viên trở thành những “chuyên gia” về GD. - Xây dựng các trường Đại học đạt chuẩn quốc tế. - Hình thành triết lý GD phù hợp với kỷ nguyên mới. Hay như mục tiêu GD của Singapore “Tạo sự thoải mái hài lòng cho HS”. [14]. Việt Nam hiện nay đang tiến hành thực hiện phổ cập GD THCS trên toàn quốc và đã đạt nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, về mặt chất lượng GD vẫn còn có sự chênh lệch đáng kể giữa các vùng miền trong cả nước và giữa các nhóm dân cư. Trong những năm trở lại đây thực trạng trẻ bỏ học, bị xâm hại, bạo lực nhà trường đã trở thành những điểm đen cho nền GD nước ta. Nếu so sánh sản phẩm GD của nước ta với một số nước trong khu vực thì thấy có sự thua kém - Chỉ số phát triển EDI (Education for Development Index) trong một số năm gần đây của Việt Nam còn thua kém nhiều nước trong khu vực: Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, . và xếp hạng thấp so với nhiều nước trên thế giới. - Xếp hạng theo chỉ số HDI (Human Development Index) trong một số năm gần đây của Việt Nam còn thua kém nhiều nước trong khu vực: Thái Lan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Philippin, Indonêxia, Malayxia, . và xếp hạng thấp so với nhiều nước trên thế giới.[11] Trước thực trạng như vậy, Đảng và Nhà nước ta chỉ rõ “Mục tiêu GD Việt Nam là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [15] Nhà trường thân thiện là mô hình khá toàn diện đảm bảo các điều kiện dẫn tới sự GD có chất lượng. Đây là một mô hình trường học do Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc (UNICEP) đề xướng xây dựng và triển khai từ vài thập kỷ nay ở nhiều nước trên thế giới và đã thu được những kết quả tốt đẹp. Mô hình này nếu được thực hiện tốt sẽ đảm bảo được vấn đề tiếp cận GD, chất lượng và hiệu quả GD, môi trường GD và các vấn đề về bình đẳng và cùng tham gia. Xuất phát từ mục tiêu GD, học tập kinh nghiệm có chọn lọc của các nước trên thế giới, thực tiễn gần 10 năm thực hiện các dự án (Trường tiểu học bạn hữu, GD kỹ năng sống khoẻ mạnh, mô hình trường học thân thiện ở 50 trường THCS từ năm 2006-2007, .), theo nghiên cứu nhu cầu thực tiễn của phát triển GD Việt Nam, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã trực tiếp chỉ đạo xây dựng lên mô hình THTT-HSTC trong nhà trường phổ thông. Do đó, ngày 22/7/2008 Phó thủ tướng - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành chỉ thị số 40/2008/ CT- BGD&ĐT phát động phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" và kế hoạch số 307/ KH - BGD&ĐT để triển khai thực hiện phong trào này nhằm tạo nên một môi trường giáo dục (cả về vật chất lẫn tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho HS trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của HS, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học. Đây cũng là chủ đề trọng tâm của năm học 2008-2009. Trong cuộc vận động xây dựng THTT-HSTC vai trò của người Hiệu trưởng - con chim đầu đàn trong đội ngũ nhà giáo, tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo có ý nghĩa hết sức quan trọng. Chính vì vậy đề tài nghiên cứu của chúng tôi là "Quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường THPT thị xã Uông Bí - tỉnh Quảng Ninh". 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề xuất biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực của Hiệu trưởng các trường THPT ở thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường THPT. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp quản lý xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường THPT thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu thực hiện một cách đồng bộ, linh hoạt các biện pháp được đề xuất trong đề tài thì sẽ xây dựng được môi trường học tập thân thiện, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình học tập. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý xây dựng THTT-HSTC của Hiệu trưởng các trường THPT. 5.2. Khảo sát thực trạng vấn đề xây dựng THTT-HSTC ở các trường THPT thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. 5.3. Đề xuất các biện pháp quản lý xây dựng THTT-HSTC ở các trường THPT thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh 6. GIỚI HẠN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đề tài tập trung nghiên cứu các biện pháp quản lý xây dựng THTT- HSTC ở các trường THPT thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. - Do hạn chế về thời gian và nguồn lực, chúng tôi tập trung nghiên cứu ở 4 trường THPT nằm trên địa bàn thị xã Uông Bí (trường THPT Uông Bí, trường THPT Hồng Đức, trường THPT Hoàng Văn Thụ, trường THPT Đông Thành). 7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm 7.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học 7.2.3. Phương pháp chuyên gia 7.3. Phương pháp thống kê toán học 8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý xây dựng THTT-HSTC của Hiệu trưởng các trường THPT. Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng THTT-HSTC của Hiệu trưởng các trường THPT thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. Chương 3: Các biện pháp quản lý xây dựng THTT-HSTC của Hiệu trưởng các trường THPT thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. Kết luận và khuyến nghị. Tài liệu tham khảo. Phụ lục. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC 1.1. TỔNG QUAN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Từ đời xưa đến nay các nền giáo dục và nhà trường đạt đến giá trị đích thực và chân chính đều phải quán triệt sự khoan dung, sự thân thiện. “Khoan dung, thân thiện” phải là cốt lõi của giáo dục, của nhà trường, của sự dạy học tu dưỡng. Aristoste từng nói đến quan hệ thầy trò là quan hệ tình bạn đạo đức. Einstein nói đến mục tiêu của dạy học là truyền cho người học “ý thức sống động về cái gì là đẹp và cái gì là thiện” Hồ Chí Minh - Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới, nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc ta nhấn mạnh: “mỗi con người đều có cái thiện và cái ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi…”. Người còn nhắc nhở phải làm sao để “ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”. Chính vì vậy, xây dựng trường học thân thiện là tạo ra một trường giáo dục (cả về vật chất và tinh thần) an toàn, bình đẳng, tạo hứng thú cho HS trong học tập, góp phần đảm bảo quyền được đi học và học hết cấp của HS, nâng cao chất lượng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của nhà trường vì người học, với các mối quan tâm thể hiện tháí độ thân thiện và tinh thần dân chủ. Trong môi trường học thân thiện, trẻ em sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi việc học của mình vừa gắn với kiến thức trong sách vở, vừa thông qua sự thâm nhập, trải nghiệm của chính bản thân trong các hoạt động ngoại khoá, trong các trò chơi dân gian, các hoạt động tập thể vui mà học. Như thế mỗi ngày trẻ em đến trường là một ngày vui. Trường học thân thiện gắn bó chặt chẽ với việc phát huy tính tích cực của HS. Trong môi trường phát triển toàn diện đó, HS học tập hứng thú, chủ động tìm hiểu kiến thức dưới sự dìu dắt của người thầy, gắn chặt giữa học và hành, biết thư giãn khoa học, rèn luyện kỹ năng và phương pháp học tập, trong đó những yếu tố hết sức quan trọng là khả năng tự tìm hiểu, khám phá, sáng tạo. Trường học thân thiện là một mô hình trường học do Quỹ nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) đề xướng xây dựng và triển khai từ vài thập kỷ nay ở nhiều nước trên thế giới trong bối cảnh tăng cường vận động các quốc gia thực hiện tốt Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và thực hiện Tuyên ngôn giáo dục cho mọi người thực hiện Mục tiêu thiên niên kỷ. Thuật ngữ hệ thống giáo dục thân thiện và trường học thân thiện cho trẻ xuất hiện trên diễn đàn của UNICEF từ năm 1999. Từ đó có nhiều bài viết, nhiều hội thảo cho chủ đề này đều xuất phát từ “Công ước quyền trẻ em”, “Tuyên ngôn giáo dục cho mọi người” và “Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ”. Chúng thống nhất trong khung phương pháp luận như sau: “Trường học thân thiện tiếp cận trên cơ sở tôn trọng quyền trẻ em, đảm bảo cho HS khoẻ mạnh, hài lòng với việc học tập, được các giáo viên nhiệt tình dạy dỗ cùng với sự hỗ trợ của gia đình và cộng đồng để các em có thể phát triển hết tiềm năng của mình trong một môi trường an toàn và đầy đủ dinh dưỡng. Trường học thân thiện thực hiện giáo dục theo tính tổng thể về chất lượng. Yếu tố thân thiện trong trường học thể hiện ở việc động viên, khuyến khích HS, GV và các đối tượng liên quan tham gia xây dựng môi trường giáo dục với tình thương yêu và trách nhiệm nhằm đạt được các mục tiêu giáo dục của nhà trường”. Giáo dục Việt Nam tiếp cận vấn đề trường học thân thiện từ sự bắt nhập với ý tưởng của thế giới và xuất phát từ chính vấn đề của sự nghiệp đổi mới giáo dục của đất nước. Ngày 22/7/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số 40 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013. Phong trào thi đua này đặt trên nền tảng cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” gắn chặt với các cuộc vận động đã được phát động trong những năm học trước: cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; cuộc vận động “mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Phong trào thi đua này ở Việt Nam không chỉ giới hạn ở riêng các trường phổ thông mà là cho toàn ngành. Trong bức thư gửi các thầy giáo, cô giáo, cán bộ công nhân viên chức ngành giáo dục, các bậc cha mẹ, các học sinh sinh viên cả nước nhân dịp khai giảng năm học mới 2008-2009 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết - người đứng đầu Nhà nước Việt Nam đã khẳng định những công việc trọng tâm của ngành “đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. Đổi mới quản lý tài chính và triển khai phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Tư tưởng phát triển nhà trường Việt nam theo lý tưởng thân thiện đã được lãnh tụ của nhân dân Việt Nam - Bác Hồ kính yêu nói từ những năm đầu thập niên 40, thế kỷ trước. Năm 1941, nói chuyện với nhóm cán bộ giáo dục tại Pắcbó trong chiến khu (khi đó đã hình thành các lớp học của giáo dục cách mạng), Bác Hồ căn dặn “Làm thầy thì phải hiểu trò, các chú lên lớp mà cứ thao thao bất tuyệt chuyện trong nước và trên thế giới thì không ai hiểu cặn kẽ đâu. Ở đây già có, trẻ có ta phải tìm ra nội dung phương pháp thích hợp, dạy cái gì cho thiết thực dễ hiểu”. Sau này năm 1955, Người nói đến vấn đề “dân chủ trong nhà trường”, nền tảng để có được trường học thân thiện theo cách diễn đạt ngày nay. Người dạy “Trong trường cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề thày trò cùng nhau thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt thì hỏi lại cho thông suốt. Dân chủ nhưng trò phải kính thày, thày phải quý trò chứ không phải “cá đối bằng đầu”. Đồng thời thày và trò cần giúp đỡ những anh chị em phục vụ cho nhà trường. Các anh chị em nhân viên thì nên thi đua sao cho cơm lành canh ngon để học sinh ăn no học tốt”. Từ năm học 2000-2001 nhiều dự án cho một môi trường GD thân thiện đã được triển khai thực hiện, như dự án trường Tiểu học bạn hữu, Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS; Mô hình trường THCS thân thiện… Các chương trình xây dựng CSVC trường học như chương trình kiên cố hoá trường lớp học, xây dựng trường chuẩn quốc gia; cuộc vận động hai không với bốn nội dung trong đó nhấn mạnh yêu cầu “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học, sáng tạo” do Bộ GD&ĐT phát động và triển khai đã tạo nên một bước ngoặt quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục, góp phần lập lại trật tự, nền nếp, kỷ cương và nâng cao chất lượng giáo dục. Đây chính là cơ sở để chúng ta tiếp tục đẩy lên thành một phong trào rộng khắp trong toàn ngành về xây dựng trường học thân thiện, với mục đích đạt được là học sinh yêu trường, coi trường học thật sự là gần gũi, thân thiết, an toàn, hạnh phúc, học sinh ham muốn học tập, “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Tại các trường THPT thị xã Uông Bí mặc dù các Hiệu trưởng rất quan tâm, đã coi vấn đề này là quan trọng và cần thiết, nhưng lại chưa có những đề xuất các giải pháp hiệu quả, cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế ở từng trường, việc triển khai phong trào còn gặp nhiều lúng túng. Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu, áp dụng những biện pháp cụ thể của Hiệu trưởng nhằm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường THPT là rất cần thiết, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển giáo dục của thị xã Uông Bí nói riêng và của tỉnh Quảng Ninh nói chung. 1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.2.1. Nhà trường Từ cội nguồn lịch sử, người ta đã đưa ra định nghĩa về nhà trường như sau: “Nhà trường là một thiết chế chuyên biệt của xã hội, thực hiện chức năng kiến tạo các kinh nghiệm XH cần thiết cho một nhóm dân cư nhất định của XH đó. Nhà trường được tổ chức sao cho việc kiến tạo kinh nghiệm XH nói . sở lý luận về quản lý xây dựng THTT-HSTC của Hiệu trưởng các trường THPT. 5.2. Khảo sát thực trạng vấn đề xây dựng THTT-HSTC ở các trường THPT thị xã Uông. luận của vấn đề quản lý xây dựng THTT-HSTC của Hiệu trưởng các trường THPT. Chương 2: Thực trạng quản lý xây dựng THTT-HSTC của Hiệu trưởng các trường

Ngày đăng: 27/09/2013, 05:10

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Mục tiêu đào tạo MT Hình thức tổ chức đào tạo HT - TRƯỜNG HỌC TT-HSTC
c tiêu đào tạo MT Hình thức tổ chức đào tạo HT (Trang 16)
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quản lý nhà trường - TRƯỜNG HỌC TT-HSTC
Sơ đồ 1.1 Sơ đồ quản lý nhà trường (Trang 16)
Sơ đồ 1.2: Người Hiệu trưởng trường THPT hiện nay - TRƯỜNG HỌC TT-HSTC
Sơ đồ 1.2 Người Hiệu trưởng trường THPT hiện nay (Trang 31)
1. Kỹ năng phân tích tình hình nhà trường (Situation analysis). - TRƯỜNG HỌC TT-HSTC
1. Kỹ năng phân tích tình hình nhà trường (Situation analysis) (Trang 33)
Bảng phân tích SWOT được biểu thị như sau: - TRƯỜNG HỌC TT-HSTC
Bảng ph ân tích SWOT được biểu thị như sau: (Trang 33)
Sơ đồ 1.3: Hiệu trưởng - điểm hội tụ các nhân tố quản lý - TRƯỜNG HỌC TT-HSTC
Sơ đồ 1.3 Hiệu trưởng - điểm hội tụ các nhân tố quản lý (Trang 33)
Bảng phân tích SWOT được biểu thị như sau: - TRƯỜNG HỌC TT-HSTC
Bảng ph ân tích SWOT được biểu thị như sau: (Trang 33)
Trong những năm gần đây tình hình GD THPT của thị xã Uông Bí được đánh giá là ngày càng phát triển về quy mô trường lớp, sỹ số HS (trường Hồng Đức đã xây dựng thêm cơ sở 2 và đưa vào hoạt động từ năm học  2007-2008); có sự chuyển biến tích cực về chất lượ - TRƯỜNG HỌC TT-HSTC
rong những năm gần đây tình hình GD THPT của thị xã Uông Bí được đánh giá là ngày càng phát triển về quy mô trường lớp, sỹ số HS (trường Hồng Đức đã xây dựng thêm cơ sở 2 và đưa vào hoạt động từ năm học 2007-2008); có sự chuyển biến tích cực về chất lượ (Trang 44)
Bảng 2.1: Quy mô trường lớp, số lượng HS - TRƯỜNG HỌC TT-HSTC
Bảng 2.1 Quy mô trường lớp, số lượng HS (Trang 44)
Bảng 2.9: Thực trạng hoạt động dạy và học của GV và H Sở các trường THPT thị xã Uông Bí - TRƯỜNG HỌC TT-HSTC
Bảng 2.9 Thực trạng hoạt động dạy và học của GV và H Sở các trường THPT thị xã Uông Bí (Trang 56)
Bảng 2.9: Thực trạng hoạt động dạy và học của GV và HS ở các trường THPT thị xã Uông Bí - TRƯỜNG HỌC TT-HSTC
Bảng 2.9 Thực trạng hoạt động dạy và học của GV và HS ở các trường THPT thị xã Uông Bí (Trang 56)
Bảng 2.10: Quan điểm để học tốt của HS các trường THPT thị xã Uông Bí - TRƯỜNG HỌC TT-HSTC
Bảng 2.10 Quan điểm để học tốt của HS các trường THPT thị xã Uông Bí (Trang 57)
Bảng 2.10: Quan điểm để học tốt của HS các trường THPT thị xã Uông Bí - TRƯỜNG HỌC TT-HSTC
Bảng 2.10 Quan điểm để học tốt của HS các trường THPT thị xã Uông Bí (Trang 57)
Hình ảnh 2.1: Hoạt động ngoại khoá nhằm giáo dục KNS - TRƯỜNG HỌC TT-HSTC
nh ảnh 2.1: Hoạt động ngoại khoá nhằm giáo dục KNS (Trang 58)
Hình ảnh 2.1: Hoạt động ngoại khoá nhằm giáo dục KNS - TRƯỜNG HỌC TT-HSTC
nh ảnh 2.1: Hoạt động ngoại khoá nhằm giáo dục KNS (Trang 58)
Hình ảnh 2.2: Ủng hộ, giúp đỡ trẻ em tàn tật - TRƯỜNG HỌC TT-HSTC
nh ảnh 2.2: Ủng hộ, giúp đỡ trẻ em tàn tật (Trang 62)
Hình ảnh 2.2: Ủng hộ, giúp đỡ trẻ em tàn tật - TRƯỜNG HỌC TT-HSTC
nh ảnh 2.2: Ủng hộ, giúp đỡ trẻ em tàn tật (Trang 62)
Hình ảnh 2.3: HS tham gia quét dọn di tích. - TRƯỜNG HỌC TT-HSTC
nh ảnh 2.3: HS tham gia quét dọn di tích (Trang 64)
Hình ảnh 2.3: HS tham gia quét dọn di tích. - TRƯỜNG HỌC TT-HSTC
nh ảnh 2.3: HS tham gia quét dọn di tích (Trang 64)
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ của các biện pháp - TRƯỜNG HỌC TT-HSTC
Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ của các biện pháp (Trang 99)
Bảng 3.1: Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp - TRƯỜNG HỌC TT-HSTC
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp (Trang 100)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w