MỤC LỤC
Theo Marx: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn thì ít nhiều cần đến một sự chỉ đạo điều hoà những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Theo tác giả Trần Kiểm: Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” và “Quản lý.
Khái quát lại, nội hàm của khái niệm quản lý GD chứa đựng những nhân tố đặc trưng, bản chất sau: Phải có chủ thể quản lý GD, ở tầm vĩ mô là sự quản lý của nhà nước mà cơ quan trực tiếp quản lý là Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT; ở tầm vi mô là quản lý của Hiệu trưởng nhà trường. Quản lý trường phổ thông thực chất và trọng tâm là quản lý quá trình đào tạo, nó bao gồm các nhân tố: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, quản lý lực lượng đào tạo (thầy), đối tượng đào tạo (trò) và quản lý các nhân tố khác như: Điều kiện, hình thức, quy chế đào tạo, bộ máy, môi trường GD.
Trường học thân thiện thì không thể thiếu sân chơi, bãi tập đối với lứa tuổi “học mà chơi, chơi mà học” chứ không thể để lớp học thiếu ánh sáng, bàn ghế không đúng quy cách, nhà vệ sinh buộc HS phải bịt mũi, bặm môi mà vào..Ngược lại, trường học phải được xây dựng khang trang, xanh, sach, đẹp, đúng yêu cầu sư phạm. Tóm lại, trường học thân thiện phải là nơi mà mọi thành viên đều là bạn, là đồng chí, là anh em; GV nêu cao tinh thần “càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu”; mọi hoạt động GD trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, hấp dẫn mọi người, nhất là người học; Trường học gắn bó mật thiết với địa phương, và.
Kế hoạch phải mang tính cụ thể, tức là phải xác định mục tiêu cần đạt được, dự kiến được nguồn lực để thực hiện (nhân lực, vật lực, tài lực), phân. bố thời gian hợp lý và quyết định các biện pháp có tính khả thi để thực hiện. b) Tổ chức hoạt động xây dựng THTT, HSTC. Tổ chức hoạt động xây dựng THTT, HSTC là quá trình phân hoá và sắp xếp nguồn lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu về xây dựng THTT, HSTC đã đề ra. Chức năng tổ chức có vai trò hiện thực hoá các mục tiêu và tạo nên sức mạnh của tập thể, nếu việc phân phối và sắp xếp các nguồn lực được tổ chức một cách khoa học, hợp lý. Để thực hiện vai trò này, Hiệu trưởng các trường cần phải hình thành một cấu trúc tổ chức tối ưu của hệ thống quản lý. Đó là sự phân quyền, phân nhiệm cho Phó hiệu trưởng và các tổ chuyên môn, nghiệp vụ, Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn; là những quy định về cơ chế hoạt động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể đóng trên địa bàn cùng đảm bảo một mục tiêu đề ra. Là sự phân bố nguồn lực và quy định thời gian cho các bộ phận nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã định. Trong quá trình hoạt động của nhà trường Hiệu trưởng cần phải xác định và giải quyết tốt các mối quan hệ bên trong nhà trường, cũng như mối quan hệ nhà trường với cộng đồng xã hội. c) Chỉ đạo hoạt động xây dựng THTT, HSTC. Chỉ đạo hoạt động xây dựng THTT, HSTC là quá trình tác động của Hiệu trưởng tới mọi thành viên của nhà trường, nhằm biến những yêu cầu chung về xây dựng THTT, HSTC của nhà trường thành nhu cầu của mỗi người. Trên cơ sở đó mọi người tích cực, tự giác tham gia và đem hết khả năng của mình để làm việc. Do vậy chức năng chỉ đạo là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu xây dựng THTT, HSTC. Hiệu trưởng thực hiện chức năng chỉ đạo là thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai việc xây dựng THTT, HSTC. Thường xuyên liên kết, động viên, khuyến khích và giám sát mọi người cùng các bộ phận thực hiện tốt kế hoạch theo sự sắp xếp đã xác định trong từng bước tổ chức. d) Kiểm tra hoạt động xây dựng THTT, HSTC. Một Hiệu trưởng có thể là một người xây dựng kế hoạch giỏi, biết tổ chức một cách khoa học, luôn coi trọng sự kiểm tra, đánh giá theo chuẩn mực, nhưng người đó cũng có thể thất bại trong hoạt động quản lý của mình nếu không biết khuyến khích, động viên, tạo động lực cho mọi thành viên cùng hoạt động vì động viên kịp thời chính là nhân tố thúc đẩy, định hướng và duy trì hoạt động của mỗi người.
Đó là cơ cấu về bộ máy quản lý, các bộ phận chuyên môn và nghiệp vụ của nhà trường, đó là đội ngũ CBQL, GV, HS, nhân viên phục vụ, các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (Đảng, Đoàn thanh niên, Công đoàn..) và các lực lượng khác tham gia giáo dục. Hiệu trưởng khi giao nhiệm vụ và quyền hạn cho từng người, từng bộ phận phải rừ ràng, hợp lý, khụng cú sự chồng chộo, quyền hạn phải tương đương với trách nhiệm. Hoạt động của nhà trường có diễn ra đồng bộ hay không, tất cả các tác động có được cộng hưởng thuận chiều để tạo nên sức mạnh của tâp thể hay không, phụ thuộc rất nhiều vào sự sắp xếp, bố trí bộ máy tổ chức một cách khoa học, hợp lý. Bộ máy tổ chức và nhân lực là yếu tố quyết định để thực hiện xây dựng THTT, HSTC. c) Nguồn tài lực và vật lực. Là nguồn tài chính, là CSVC-TBDH được huy động và sử dụng để xây dựng môi trường học tập thân thiện, kích thích tính chủ động, tích cực, sáng. tạo của HS. Mô hình THTT, HSTC đòi hỏi HS phải tăng cường thực hành nhiều hơn, phải tự lực hoạt động khám phá nhiều hơn, phải tích cực hoạt động nhận thức nhiều hơn. Do đó, không thể thực hiện “HS tích cực” nếu không đủ các điều kiện thiết yếu về CSVC và thiết bị dạy học. Vì vậy, nguồn tài lực, vật lực chính là phương tiện thiết yếu để thực hiện xây dựng mô hình THTT, HSTC. d) Hệ thống thông tin và môi trường. Đó chính là những hiểu biết về thể chế và quy định GD&ĐT, về năng lực hoạt động của bộ máy, về nhu cầu, khả năng đáp ứng và hiệu suất sử dụng nguồn tài lực, vật lực, về thông tin khoa học giáo dục, về những tác động thuận lợi và không thuận lợi của môi trường bên trong và bên ngoài nhà trường đối với quá trình xây dựng THTT, HSTC.
Hiệu trưởng là điểm hội tụ nhân tố quản lý theo chiều dọc từ Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và các cơ quan hữu quan (bằng các chủ trương – chính sách – pháp quy) và các nhân tố quản lý theo chiều ngang (chính quyền cộng đồng, các tổ chức chính trị, chính trị - xã hội, xã hội của cộng đồng, cha mẹ HS, các lực lượng giáo dục của nhà trường) và từ chính chủ thể của cuộc vận động là HS nhà trường. Hiệu trưởng phải quán triệt các chuẩn tiêu chí, minh chứng này trong quá trình điều hành nhà trường làm cho mọi thành viên của trường áp dụng nghiêm chỉnh các chuẩn đã ban hành thích hợp với tình hình, hoàn cảnh của nhà trường.
Tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS vừa là mục đích của phong trào xây dựng THTT, HSTC nhưng nó cũng chính là điều kiện để THTT, HSTC trở thành hiện thực. Mô hình THTT, HSTC đòi hỏi dưới sự chỉ đạo của GV, HS phải có những phẩm chất và năng lực như: phải có động cơ học tập đúng đắn; tự giác tích cực trong học tập; có ý thức trách nhiệm; có phương pháp tự học tích cực; đặc biệt phải có những kỹ năng sống cần thiết.
Chính vì vậy, chúng tôi cho rằng việc nghiên cứu, áp dụng những biện pháp cụ thể của Hiệu trưởng nhằm xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ở các trường THPT là rất cần thiết, góp phần tích cực thúc đẩy sự phát triển giáo dục. Trong đề tài này, trường học thân thiện được hiểulà nơi mà mọi thành viên đều là bạn, là đồng chí, là anh em; GV nêu cao tinh thần “càng yêu người bao nhiêu, càng yêu nghề bấy nhiêu”; mọi hoạt động GD trở nên nhẹ nhàng, vui tươi, hấp dẫn mọi người, nhất là người học; Trường học gắn bó mật thiết với địa phương, và có chất lượng GD toàn diện với hiệu quả GD không ngừng được nâng cao.
Giá trị sản xuất, kinh doanh các ngành CN, xây dựng, thương mại, du lịch, giao thông vận tải, thu ngân sách tăng trưởng khá. Thực hiện đầu tư kinh doanh, đầu tư cơ sở hạ tầng đỳng hướng..Lĩnh vực văn hoỏ xó hội cú nhiều tiến bộ rừ nột: Cụng tỏc xó hội hoá giáo dục, y tế được quan tâm; nhiều vấn đề bức xúc ở khu dân cư được tập trung giải quyết có hiệu quả thiết thực.
Tuy nhiên một số trường còn thiếu GV, chất lượng chưa mạnh, còn thiếu GV nòng cốt; số đông là GV trẻ mới ra trường, kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và giáo dục HS còn hạn chế; cơ cấu bộ môn chưa đồng bộ: có môn thừa, môn thiếu GV. - Chất lượng tuyển đầu vào lớp 10 có sự chênh lệch nhau đang kể, chính vì vậy chất lượng HS của các trường là rất khác nhau: Trường THPT Uông Bí có điểm tuyển cao nhất (năm học 2008-2009 lấy điểm đầu vào là 13 điểm), trong khi trường THPT Hồng Đức chỉ thực hiện hình thức xét tuyển.
(Nguồn Sở GD&ĐT Quảng Ninh) Bảng 2.2: Chất lượng GD-ĐT của các trường THPT thị xã Uông Bí Nhìn vào bảng 02 ta thấy: Về hạnh kiểm của HS năm học sau tiến bộ hơn năm học trước, tỷ lệ HS xếp loại hạnh kiểm yếu của các trường đã giảm đáng kể. Về học lực ta thấy tỷ lệ HS giỏi không tăng mà giảm hơn so với năm 2005-2006 nguyên nhân là do các trường hưởng ứng tốt cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, từ năm 2006-2007 có sự thay đổi về đánh giá xếp loại và thực hiện nội dung chương trình sách giáo khoa mới theo yêu cầu đổi mới GD.
Đặc biệt UBND tỉnh đã ban hành những chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực, tăng cường công tác bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ; có chế độ khuyến khích GV đi học nâng cao trình độ (GV đi học thạc sỹ được giữ nguyên lương và hỗ trợ thêm 20.000.000 VNĐ/người). Nhìn vào bảng 05 ta thấy: Qua kết quả thanh tra giờ dạy, số lượng giờ dạy của GV được xếp loại khá tốt đã tăng lên, số giờ dạy trung bình giảm, đặc biệt không có giờ dạy yếu.
Ngay từ đầu năm học 2008-2009, phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã được sự ủng hộ rộng rãi và mạnh mẽ của toàn ngành giáo dục và đào tạo cũng như các ban ngành, đoàn thể, lực lượng xã hội tại thị xã Uông Bí vì tất cả đều thấy được ý nghĩa tích cực của phong trào này trong việc thiết lập các mối quan hệ tốt đẹp giữa thầy với trò, giữa trò với trò, giữa nhà trường với gia đình - xã hội; giữa dạy chữ với dạy người…. Tuy vậy, đó mới chỉ là những chuyển động bước đầu và chủ yếu ở trên bề rộng, nếu đi vào chiều sâu thì vẫn còn nhiều khó khăn cần phải có thời gian và cả sức người, sức của thì mới có thể giải quyết được.
Nhưng hầu hết các trường đều gặp khó khăn ngay nội dung đầu tiên là “Xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp - an toàn”, và khó khăn dễ nhận thấy đó là chưa trường nào có đủ nhà vệ sinh (NVS) đạt yêu cầu vì đều quá tải (các trường có số lượng học sinh đông nhưng chỉ có 2 NVS nhỏ một cho nữ và một cho nam); nhiều bồn cầu trong NVS hư hỏng vì nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là do học sinh thiếu ý thức tự giác giữ gìn vệ sinh (nhiều NVS mới xây đã bị tắc, hỏng vì học sinh bỏ các loại giấy, băng vệ sinh vào bồn cầu); số lượng lao công phục vụ ở các trường ít, lương thấp không đủ sức lực và nhiệt tình phục vụ…. Do vậy, hiện nay các nhà trường có 75% giáo viên soạn bài bằng giáo án điện tử (mới chỉ dừng lại ở việc giáo án được đánh máy tính). Ban giám hiệu các nhà trường cũng luôn tôn trọng, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của học sinh và phụ huynh học sinh để có những điều chỉnh, động viên, khuyến khích kịp thời giáo viên trong việc giảng dạy, giáo dục học sinh…nên đã góp phần tạo nên sự gần gũi, tình cảm trong quan hệ thầy- trò và niềm tin yêu của phụ huynh. Bên cạnh những kết quả đó, việc dạy và học của giáo viên và học sinh tại các trường THPT thị xã Uông Bí vẫn còn có những tồn tại như sau:. a) Về hoạt động dạy của GV.
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN, HỌC SINH TÍCH CỰC CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT. Từ những căn cứ lý luận và thực tiễn đã nêu (trong chương 1và chương 2), việc đề xuất những biện pháp quản lý xây dựng mô hình trường học thân thiện, học sinh tích cực của hiệu trưởng ở các trường THPT thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh phải đảm bảo các nguyên tắc sau.
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ XÂY DỰNG THTT, HSTC CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT THỊ XÃ UÔNG BÍ TỈNH QUẢNG NINH. Từ những căn cứ về lý luận và thực tiễn trong hoạt động quản lý của Hiệu trưởng trường THPT, dựa trên các nguyên tắc trong việc đề xuất các biện pháp đã nêu, chúng tôi xin đưa ra các biện pháp quản lý chủ yếu của Hiệu trưởng các trường THPT nhằm xây dựng THTT, HSTC.
Do đó, Hiệu trưởng phải nghiên cứu trước và kỹ hơn những điều cần biết về THTT, HSTC (mục đích, nội dung, yêu cầu của THTT, HSTC; các văn bản, chỉ thị của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT..) để có thể nắm vững một cách sâu sắc về sự cần thiết và đúng đắn của phong trào này, trên cơ sở đó phổ biến tới toàn thể GV, NV, HS ,CMHS để mọi người cùng hiểu về phong trào. Khi Hiệu trưởng đã nắm vững một cách sâu sắc vấn đề này thì có thể lường trước những tình huống xảy ra, từ đó thận trọng và có cách giải thích hợp lý trước những thắc mắc của GV, NV, CMHS, HS về mô hình này cũng như hướng dẫn của cấp trên trong quá trình triển khai thực hiện.
Trong nhà trường Hiệu trưởng phải thiết lập được môi trường dạy học an toàn cho thầy và trò, phát triển tiếp là môi trường xanh, sạch, đẹp, có giá trị giáo dục thẩm mĩ cao cho HS. - Ngoài vườn cây của trường, Hiệu trưởng nên nhận với địa phương chăm sóc vườn cây công ích của địa phương; kết hợp việc chăm sóc vườn cây công ích với việc cho HS học tập thêm các kiến thức về sinh học, địa lý.
Việc đổi mới PPGD trong bối cảnh của cuộc vận động xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" lần này cần xuất phát từ việc Hiệu trưởng giúp cho GV trong trường phân biệt sự khác nhau giữa dạy học quyền uy (kiểu cũ) và dạy học hợp tác (kiểu mới), giúp GV nhận thức được mối liên hệ của ba nhân tố Tri - Trò - Thầy. Muốn nâng cao chất lượng quá trình dạy học phải nâng cao chất lượng của từng thành tố như mục đích, nhiệm vụ, nội dung, hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học, đánh giá, môi trường văn hoá - chính trị - xã hội, gia đình, nhà trường và cộng đồng.
Hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo cho GV chủ nhiệm, GV bộ môn cùng phối hợp tuyên truyền cho mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường nhận thức các tác hại của tệ nạn XH, hình thành ở họ quyết tâm phòng chống, đẩy lùi tệ nạn XH ra khỏi môi trường sư phạm; thực hiện việc ký cam kết giữa HS - gia đình HS - GV chủ nhiệm với quyết tâm phòng chống tệ nạn XH. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường các hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp, vì các hoạt động này có vai trò hỗ trợ to lớn cho hoạt động nội khoá trong mục tiêu phòng chống tệ nạn XH (thực hiện giáo dục đồng đẳng, những. gì chưa đủ điều kiện thời gian nói ở hoạt động nội khoá có thể đưa sang hoạt động ngoại khoá, hoạt động ngoài giờ lên lớp).
Chú ý công tác tư vấn học đường; mỗi nhà trường cần có phòng tư vấn với GV hoặc nhân viên hiểu biết tinh tế về tâm lý của các em giải đáp các thắc mắc giúp các em vượt qua bối rối, thử thách, không để các em vào vùng xoáy của tệ nạn XH. Hiệu trưởng cùng toàn thể các thành viên trong trường nên sưu tầm các trò chơi dân gian đang có tại địa phương hoặc du nhập từ nơi khác về cải tiến, chỉnh lý làm cho trò chơi này phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nhà trường; tổ chức giới thiệu và thực hiện trong trường thông qua tổ chức Đoàn thanh niên.
Với phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực lần này Bộ GD&ĐT lấy tiêu chí "HS tham gia tìm hiểu chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương" là một hướng đi rất tích cực; nó tạo ra cơ hội thuận lợi để nhà trường khắc phục sự bất cập về giáo dục lịch sử đất nước dân tộc cho HS. 2 - Mỗi trường có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả HS; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch.
Nhà trường cần có kế hoạch và tổ chức giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc và tinh thần cách mạng một cách hiệu quả cho tất cả HS; phối hợp với chính quyền, đoàn thể và nhân dân địa phương phát huy giá trị của các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương và khách du lịch. Hiệu trưởng phải xỏc định rừ trỏch nhiệm của từng cỏ nhõn, tổ chức và nội dung phối hợp của từng lực lượng trong phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; đồng thời Hiệu trưởng nhà trường cũng phải biết cách huy động tối đa các nguồn lực ngoài nhà trường tạo điều kiện tốt nhất cho một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực.
Thông qua việc cho HS viết những bản sơ yếu lý lịch đầu năm học, nhà trường sẽ có được những thông tin để quản lý HS, biết được bố mẹ các em công tác ở đâu, có thể phối hợp cùng nhà trường phát hiện, khai thác những khả năng phục vụ công tác GD&ĐT cho chính nơi con em mình đang theo học, từ việc hỗ trợ nhà trường trong các hoạt động ngoại khoá, tham quan,. Công đoàn nhà trường: Tổ chức triển khai phong trào thi đua cho các công đoàn viên của mình, phát hiện và tổ chức báo cáo điển hình người tốt, việc tốt; tổ chức các cuộc thi giới thiệu sáng kiến, nhân rộng điển hình; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần, tăng cường các hoạt động tập thể, vui chơi giải trí, bảo đảm sức khoẻ và điều kiện làm việc, nghỉ ngơi cho công đoàn viên; xây dựng tập thể giáo viên đoàn kết.
Giúp đỡ cha mẹ trong công việc nhà, chăm lo các em, quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, gúp phần cựng với cộng đồng giữ gỡn vệ sinh đường làng, ngừ xúm, khu phố và môi trường xung quanh được xanh, sạch, đẹp. Lựa chọn các môn thể thao (đá cầu, cầu lông, bóng bàn, bóng đá, …) hay trò chơi dân gian mà mình yêu thích để đề xuất với lớp hoặc Đoàn lập các câu lạc bộ và tham gia tích cực duy trì bền vững các câu lạc bộ đó. f) Tích cực tuyên truyền về an toàn giao thông, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, chống ma tuý, buôn bán trẻ em, phụ nữ ở gia đình và địa phương.
Lựa chọn các môn thể thao (đá cầu, cầu lông, bóng bàn, bóng đá, …) hay trò chơi dân gian mà mình yêu thích để đề xuất với lớp hoặc Đoàn lập các câu lạc bộ và tham gia tích cực duy trì bền vững các câu lạc bộ đó. f) Tích cực tuyên truyền về an toàn giao thông, giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, chống ma tuý, buôn bán trẻ em, phụ nữ ở gia đình và địa phương. * Huy động tối đa các nguồn lực ngoài nhà trường tạo điều kiện tốt nhất cho một môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực. c) Hằng ngày nên dành thời gian thích hợp để kiểm tra việc học bài, làm bài tập ở nhà nhưng tránh gây áp lực cho con em mình. Xem sổ liên lạc, định kì liên hệ với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để nắm tình hình học tập và hỗ trợ kịp thời việc học tập, rèn luyện của con em mình. d) Phân công và hướng dẫn con em mình đảm nhận một số việc thích hợp trong gia đình, qua đó rèn luyện ý thức tự lập và kĩ năng sống. Tạo điều kiện cho con mình có ít nhất một dụng cụ để hoạt động thể thao hoặc chơi trò chơi dân gian như quả cầu, vợt cầu lông, dây nhảy dây, bàn cờ…. e) Hỗ trợ theo khả năng các hoạt động chăm sóc, bảo vệ và phát huy giá trị các công trình, di tích lịch sử, văn hoá, bảo vệ môi trường ở địa phương.
Biện pháp giáo dục kỹ năng sống, biện pháp tổ chức các hoạt động vui chơi lành mạnh, biện pháp tổ chức cho HS tham gia tìm hiểu và phát huy giá trị của các di tích lịch sử, cách mạng ở địa phương: Đây chính là các biện pháp cần có nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục HS phát triển toàn diện của trường học thân thiện, học sinh tích cực. Hệ thống các biện pháp mà chúng tôi đưa ra là kết quả của quá trình nghiên cứu lý luận, tìm hiểu và phân tích thực trạng công tác quản lý xây dựng THTT, HSTC của Hiệu trưởng các trường THPT thị xã Uông Bí tỉnh Quảng Ninh, kết quả thống kê tại bảng phụ lục cho thấy hầu hết CBQL đều cho rằng các biện pháp đưa ra là cần thiết và khả thi.