1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.doc

40 1,8K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 673,5 KB

Nội dung

Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA LƯ KHOA KINH TẾ - KỸ THUẬT

GV hướng dẫn : Nguyễn Thị Ánh Dương Thực hiện : Nhóm 3_ Đ1KTB

Tháng 9 năm 2011

Trang 2

Phần A Mục I Mô hình tăng trưởng kinh tế Cổ điển

Phần B Mục IV.2 Ô nhiễm môi trường

Phần A Mục IV Mô hình của Keynes

Phần B Mục IV.3 Khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng

Mục IV 4 Sự lão hoá dân số

7 Nguyễn Thu Huyền

Phần B Mục III Mục tiêu phát triển

8 Phạm Thị Hà Phương

Phần B Mục I Tổng quan về nền kinh tế Trung Quốc

9 Hoàng Thị Hải Yến

Phần B Mục IV 1.Mất cân đối vĩ mô

Mục V Kinh nghiệm cho Việt Nam

Trang 3

MỤC LỤC

Danh mục các từ viết tắt 5

Phần A Mô hình tăng trưởng kinh tế 6

I.Mô hình cổ điển 6

1 Xuất phát điểm của mô hình 6

2 Các yếu tố tăng trưởng kinh tế và quan hệ giữa chúng 7

3 Phân chia các nhóm người trong xã hội và thu nhập của họ .8 4 Quan hệ cung cầu và vai trò của Chính sách với tăng trưởng kinh tế 9

II Mô hình của K Marx 9

1 Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng 9

2 Các yếu tố tăng trưởng kinh tế 10

3 Sự phân chia giai cấp trong xã hội tư bản 10

4 Chu kì sản xuất và vai trò của chính sách kinh tế 11

III Mô hình Tân cổ điển 11

1. Những quan điểm giống mô hình Cổ điển 12

2. Những nội dung mới của mô hình Tân cổ điển 12

3. Hàm sản xuất Cobb – Douglas 13

IV Mô hình của Keynes 14

1. Nội dung cơ bản của mô hình 14

1.1 Sự cân bằng của nền kinh tế 14

1.2 Vai trò của tổng cầu trong việc xác định sản lượng 15

1.3 Vai trò của chính sách kinh tế tới tăng trưởng 15

2. Mô hình Harrod – Domar 16

3. Sự phê phán mô hình Harrod – Domar của Trường phái Tân cổ điển 16

3.1 Nguyên nhân 16

3.2 Mô hình Solow 17

Trang 4

V Lí Thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại 18

1 Nội dung cơ bản 18

1.1Sự cân bằng của nền kinh tế 18

1.2 Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế 19

2 Vai trò của Chính phủ trong tăng trưởng kinh tế 20

Phần B Tăng trưởng kinh tế của trung Quốc 21

I Tổng quan về nền kinh tế Trung Quốc 21

1 Đo lường tăng trưởng 21

2 Thành tựu cụ thể 23

II Chính sách của Trung Quốc 24

1. Nội dung cải cách 24

2. Thay đổi sâu sắc các chính sách vĩ mô 25

3. Cải tổ to lớn hệ thống ngân hàng 26

4. Cải cách doanh nghiệp Nhà nước 26

III Mục tiêu phát triển 27

IV Đằng sau sự tăng trưởng thần ki 30

1. Mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng 30

2. Ô nhiễm môi trường 32

3. Khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng 33

4. Sự lão hoá dân số 33

V Kinh nghiệm cho Việt Nam 34

Kết luận 38

Tài liệu tham khảo 39

Trang 5

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT

WB: World Bank – Ngân hàng thế giới

WTO: World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới

OECD: Organiation for Economic Co – operation and Development –

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

GDP: Gross Domestic Product – Tổng sản phẩm quốc nội

HDI: Human Development Index – Chỉ số phát triển con người

DNNN: Doanh nghiệp nhà nước

TQ: Trung quốc

Trang 6

PHẦN A CÁC MÔ HÌNH TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

I Mô hình cổ điển

( Nhà kinh tế tiêu biểu David Ricardo)

1 Xuất phát điểm của mô hình

David Ricardo được coi là tác giả cổ điển xuất sắc nhất là cha đẻ của

mô hình cổ điển về tăng trưởng kinh tế với tác phẩm: các nguyên tắc chính trị kinh tế học và thuế khoá Các quan diểm của D Ricardo đều xuất phát từ tư tưởng của nhà kinh tế học Adam Smith và T.R Malthus

Tác phẩm “Của cải của các nước” của Adam Smith được coi là tác phẩm dầi tiên trình bày một cách đầy đủ và có hệ thống nhất những luận điểm về kinh

tế học, với các học thuyết sau:

- Học thuyết “Giá tri lao động”: lao động là nguồn gốc cơ bản tạo ra mọị của cải cho đất nước

- Học thuyết “Bàn tay vô hình”: theo A Smith, tự người lao động biết

rõ nhất cái gì có lợi cho họ, do vậy nếu không bị Chính phủ kiểm soát lợi nhuận sẽ thúc đẩy người lao động sản xuất hàng hoá và dịch vụ Chính phủ không nên can thiệp vào nền kinh tế mà hãy để mọi việc tự xảy ra, thị trường

sẽ giải quyết tất cả

- Lí thuyết về phân phối thu nhập theo nguyên tắc ai có gì được nấy: tư bản có vốn thì có lợi nhuận, địa chủ có đất đai thu được địa tô, công nhân có sức lao đông thì nhận được tiền công A Smith cho rằng sự phân phối này là hợp lí

Cùng với tư tưởng kinh tế của Adam Smith, D Ricardo còn chịu ảnh hưởng của lí thuyết kinh tế về dân số của Malthus đó là: tiền công tăng khích thích kết hôn và sinh đẻ dẫn đến tăng dân số Khi dân số tăng lại đáp ứng nhu cầu lao động của nhà tư bản và tiền công lại giảm xuống ở mức đủ sống

Trang 7

2.Các yếu tố tăng trưởng và mối quan hệ giữa chúng

Theo D.Ricardo, nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất Ông cho rằng các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động, vốn Trong từng ngành với một trình độ nhất định thì các yếu tố này kết hợp với nhau theo một tỉ lệ cố định Ví dụ, để sản xuất một lượng lương thực là A thì cần một Ka vốn và La lao động Để sản xuất một lương thực B = 2A thì vốn

Kb = 2Ka và lao động Lb = 2La , vì thế đường đồng sản lượng có dạng chữ L

Hình 1 Đường đồng sản lượng

Hao phí của các yếu tố trong sản xuất có xu hướng khác nhau giữa nông nghiệp và công nghiệp Trong nông nghiệp khi nhu cầu lương thực thực phẩm tăng, sản xuất trên đất đai kém mầu mỡ làm chi phí sản xuất tăng lên và lợi nhuận giảm Trong công nghiệp sản xuất gia tăng theo quy mô thì lợi nhuận cũng tăng lên

Trong các yếu tố vốn lao động, đất đai thì đất đai là yếu tố quan trọng nhất và ông cho rằng đất đai là giới hạn của tăng trưởng Lí giải cho quan điểm trên như sau: khi nhu cầu về lương thực tăng lên thì phải canh tác trên

Trang 8

cả những mảnh đất kém màu mỡ điều này dẫn đến năng suất giảm Mà lương thực lại là phần quan trọng nhất đảm bảo đời sống cho công nhân do đó, khi lượng lương thực không đủ thì giá sẽ tăng lên và tiền công danh nghĩa cua công nhân phải tăng theo tương ứng lợi nhuận của nhà tư bản giảm Cứ tiếp tục như thế thì cho đến một lúc nào đó lợi nhuận hạ thấp không đủ bù đắp mọi rủi ro trong kinh doanh làm nền kinh tế trở nên bế tắc Như vậy, đất đai

là giới hạn của tăng trưởng

Trước tình hình đó, Ricardo manh nha hình thành mô hình hai khu vực kinh tế là công nghiệp và thương mại dịch vụ để phát triển sản xuất sản phẩm công nghiệp và xuất khẩu hàng hoá

3.Phân chia nhóm người trong xã hội và thu nhập của họ.

Tương ứng với các yếu tố tăng trưởng, Ricardo chia xã hội thành ba nhóm người: địa chủ, tư bản, công nhân Tương ứng với đó thì địa chủ có đất đai sẽ thu về địa tô, tư bản có vốn thì nhận được lợi nhuận còn công nhân với sức lao động bỏ ra sẽ nhận được tiền công Từ đó, tổng thu nhập của xã hội bao gồm lợi nhuận, địa tô và tiền công

Trong khâu sản xuất, nhà tư bản giữ vai trò quan trọng hơn cả Họ là người tổ chức sản xuất bằng việc kết hợp các yếu tố đầu vào đồng thời cũng

là người thực hiện tích luỹ phát triển sản xuất

Trong phân phối, nhà tư bản cũng là người chủ động Nhà tư bản nắm trong tay đặc quyền nên công nhân chỉ nhận được mức lương tối thiểu, đủ sống Khi các nhà tư bản tích luỹ nhanh chóng làm sản xuất phát triển thì họ

sẽ cạnh tranh với nhau trong việc thuê công nhân và làm tiền công tăng lên Nhưng sự tăng lên này chỉ là nhất thời vì theo lí thuyết của Malthus tiền công tăng kính thích kết hôn và sinh để làm sự gia tăng dân số sẽ thoả mãn nhu cầu lao động của nhà tư bản và tiền công lại giảm xống

Như vây, nhà tư bản giữ một vị trí quan trọng trong xã hội với việc chủ động trong sản xuất và phân phối

Trang 9

4.Quan hệ cung-cầu và vai trò của chính sách kinh tế với tăng trưởng

Các nhà kinh tế cổ điển cho rằng, thị trường có khả năng tự điều chỉnh những mất cân đối thông qua giá và tiền công Họ cho rằng “cung tạo nên cầu” Theo đó thì đường tổng cung tức là AS luôn thẳng đứng ở mức sản lượng tiềm năng, quyết định sản lượng và việc làm của nền kinh tế Còn tổng cầu AD là hàm cung tiền, được xác định bởi mức giá, không phụ thuộc vào sản lượng

Trong mô hình này, các nhà kinh tế còn cho rằng các chính sách của Chính phủ có khi còn hạn chế khả năng phát triển kinh tế Ví dụ, chính sách thuế: khi Chính phủ đánh thuế, tất cả các loại thuế đều được lấy từ lợi nhuận

sẽ làm giảm bớt nguồn tích luỹ hạn chế khả năng mở rộng sản xuất; khi thuế đánh vào nông sản làm tăng giá mặt hàng này làm tiền công tăng, tương ứng lợi nhuận giảm và theo đó tích luỹ cũng giảm giảm khả năng mở rộng sản xuất

Theo quan điểm của mô hình này, những người làm việc trong các lĩnh vực quản lí, an ninh quân đội do không trực tiếp hoặc gián tiếp tạo ra sản phẩm nên là những công nhân không sinh lời Do vậy, việc Chính phủ sử dụng một phần sản lượng quốc gia để chi tiêu cho cho những hoạt động đó là

đã giảm bớt tiềm lực phát triển kinh tế

II Mô hình của K Marx

- K.Marx chia hoạt động xã hội ra hai lĩnh vực: sản xuất vật chất và phi sản xuất

- Theo Marx chỉ có lĩnh vực sản xuất vật chất mới sáng tạo ra sản phẩm xã hội

- Dựa vào thuộc tính hai mặt của lao động chia sản phẩm xã hội thành hai hình thái: hiện vật và giá trị

Trang 10

1 Các chỉ tiêu tổng hợp phản ánh sự tăng trưởng

Để đánh giá hoạt động của nền kinh tế, Marx đưa ra hai chỉ tiêu đó là tổng sản phẩm xã hội và tổng thu nhập quốc dân:

- Tổng sản phẩm xã hội là toàn bộ sản phẩm được sản xuất ra trong một thời gian nhất định (thường là một năm) Về mặt hiện vật, tổng sản phẩm

xã hội gồm tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng Về mặt giá trị gồm tư bản bất biến, tư bản khả biến và giá trị thặng dư

- Thu nhập quốc dân là phần còn lại của tổng sản phẩm xã hội sau khi

đã trừ đi các chi phí trong sản xuất và toàn bộ tư liệu tiêu dùng Về mặt giá trị bao gồm tư bản khả biến và giá trị thặng dư

2 Các yếu tố tăng trưởng kinh tế

Các nhà kinh tế cổ diển cho rằng có ba yếu tố tăng trưởng kinh tế đó là: vốn, đất đai, lao động Theo Marx có thêm một yếu tố nữa là tiến bộ kĩ thuật

Trong các yếu tố trên ông quan tâm đặc biệt tới yếu tố lao động bởi lao động tạo ra giá trị thặng dư Sức lao động đối với nhà tư bản là một hàng hoá đặc biệt Nó giống với hàng hoá khác ở điểm cũng được mua trên thị trường

và tiêu thụ trong quá trình sản xuất Nhưng khác biệt với các hàng hoá khác

là có thể tạo ra giá trị lớn hơn giá trị bản thân nó, giá trị đó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư

Về yếu tố kĩ thuật, Marx phân tích: mục đích của nhà tư bản là tăng giá trị thặng dư Để tăng giá trị thặng dư nhà tư bản có thể tăng thời gian làm việc của công nhân, giảm tiền công hoặc nâng cao năng suất lao động bằng cải tiến kỹ thuật Nhưng tăng thời gian làm việc và giảm tiền công có giới hạn vì một ngày chỉ có 24h và người công nhân chỉ chấp nhận làm việc một thời gian nhất định; giảm tiền công cũng chỉ có giới hạn là mức tiền công tối thiểu nếu giảm hơn sẽ không thuê được công nhân vì vậy để tăng giá trị thặng

dư nhà tư bản chủ yếu dựa vào cải tiến kỹ thuật

Trang 11

Tiến bộ kĩ thuật là làm tăng số máy móc và dụng cụ lao động giành cho người thợ để làm được điều này nhà tư bản cần phải có nhiều vốn Cách duy nhất để gia tăng vốn là tiết kiệm, nhà tư bản không được tiêu dùng hết giá trị thặng dư Do vậy giá trị thặng dư được nhà tư bản chia làm hai phần một phần để tiêu dùng và một phần để tích luỹ phát triển sản xuất Đó là nguyên lí tích luỹ của CNTB

3.Sự phân chia giai cấp trong xã hội tư bản

Marx cũng cho rằng khu vực sản xuất ra của cải vật chất gồm 3 nhóm người:

- Địa chủ: địa tô

- Tư bản: lợi nhuận

- Công nhân: tiền công

Nhưng K Marx cho rằng sự phân phối thu nhập này mang tính chất bóc lột Vì ông dựa trên quan điểm của Adam Smith cho rằng lao động là nguồn gốc tạo ra mọi của cải Do vậy là vô lí khi người công nhân là người trực tiếp lao động mà chỉ nhận được mức tiền công tối thiểu Một phần tiền công lẽ ra người công nhân được hưởng đã bị địa chủ và tư bản chiếm không

Vì vậy Marx còn chia ba nhóm người này thành hai giai cấp: giai cấp bóc lột (tư bản và địa chủ) và giai cấp bị bóc lột là công nhân

4 Chu kì sản xuất và vai trò của chính sách kinh tế

Ông bác bỏ lý thuyết cổ điển về “Cung tạo nên cầu” và quan điểm đất đai là giới hạn đối với sự tăng trưởng Vì theo ông nguyên tắc cơ bản của sự vận động tiền và hàng trên thị trường là phải đảm bảo sự thống nhất giữa giá trị và hiện vật Lưu thông hàng hoá phải đảm bảo sự phù hợp giữa khối lượng hàng hoá mua và bán Nếu khối lượng cần bán và sức mua của người tiêu dùng không phù hơp sẽ dẫn đến khoảng cách, khoảng cách lớn thì gây ra

Trang 12

khủng hoảng Khủng hoảng của CNTB thường là khủng hoảng thừa, xảy ra khi cung vượt cầu quá nhiều, thiếu nhu cầu tiêu thụ.

Theo Marx, khủng hoảng là một giải pháp nhằm khôi phục thế thăng bằng đã bị rối loạn Để thoát khỏi tình trạng khủng hoảng các nhà tư bản phải tiến hành đổi mới tài sản cố định làm nền kinh tế trở nên phục hồi, hưng thịnh và như vậy quá trình phát triển kinh tế đã diễn ra theo chu kì Lúc này, các chính sách kinh tế của Nhà nước có vai trò quan trọng đặc biệt là chính sách nâng cao mức cầu hiện có

III Mô hình Tân cổ điển về tăng trưởng kinh tế.

- Ra đời cuối thế kỷ 19

- Đứng đầu trường phái là Alfred Marshall, tác phẩm chính của ông là

“Các nguyên lý của kinh tế học”

- Hoàn cảnh: Khoa học – kỹ thật có sự chuyển biến mạnh mẽ Hàng loạt các phát minh khoa học và các nguồn tài nguyên được khai thác phục vụ cho sản xuất

1 Những quan điểm giống mô hình cổ điển

Các nhà kinh tế cổ điển và Tân cổ điển đều cho rằng nền kinh tế luôn luôn đạt được sự cân bằng ở mức sản lượng tiềm năng

Họ cũng cho rằng, khi nền kinh tế có biến động thì sự linh hoạt của giá

cả và tiền công là nhân tố cơ bản khôi phục nền kinh tế về mức sản lượng tiềm năng với việc sử dụng hết nguồn lao động

Theo các nhà kinh tế thì các chính sách của chính phủ chỉ ảnh hưởng tới giá cả không thể tác động vào sản lượng do vậy vai trò của chính phủ là

mờ nhạt trong nền kinh tế

2 Những nội dung mới của mô hình Tân cổ điển

Trang 13

Khác với mô hình cổ điển cho rằng sản xuất trong một tình trạng nhất định đòi hỏi những tỷ lệ nhất định về lao động và vốn, họ cho rằng có nhiều cách khác nhau trong việc kết hợp các yếu tố đầu vào Đó là:

- Gia tăng vốn phù hợp với gia tăng lao động (công nghệ trung hoà): phát triển kinh tế theo chiều rộng

- Sử dụng công nghệ nhiều lao động

- Sử dụng công nghệ nhiều vốn: phát triển kinh tế theo chiều sâu

Các nhà kinh tế còn cho rằng tiến bộ kỹ thuật là yếu tố cơ bản để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xu hướng thay đổi trong kỹ thuật là các sáng chế có khuynh hướng dùng vốn tiết kiệm nhân công

3 Hàm sản xuất Cobb – Douglas

Hàm Cobb-Douglas được sử dụng để giải thích nguồn gốc của tăng trưởng Hàm số này nêu lên mối quan hệ giữa sự tăng lên của đầu ra với sự tăng lên của các yếu tố đầu vào: K (vốn), L (lao động), R (tài nguyên), T (khoa học-công nghệ), Y (đầu ra)

Y = f (K,L,R,T)

- Một dạng của kiểu phân tích này là hàm Cobb-Douglas có dạng :

Y =T.Kα.Lβ.Rγ

γβ

α, , là cá số luỹ thừa phản ánh tỷ lệ cận biên ﻷ của các yếu tố đầu vào

- Sau khi biến đổi Cobb-Douglas thiết lập được mối quan hệ theo tốc

độ tăng trưởng của các biến số

Trang 14

Ví dụ: giả sử các biến số của phương trình như sau:

g = 0.06 (tốc độ tăng trưởng của GDP là 6%)

γ = 0.1 (tài nguyên chiếm 10%)

Thay các số liệu vào phương trình ta có:

0.06 = t + (0.3 x 0.07) + (0.6 x 0.02) + (0.1 x 0.01)

t = 0.026 cho biết rằng trong số 6% tăng GDP thì tác động của khoa học công nghệ là 2.6%

Như vậy có 4 yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế và các nhà kinh

tế tân cổ điển cho rằng khoa học công nghệ có vai trò quan trọng nhất.

IV Lí thuyết của Keynes

Ra đời năm 1936 với tác phẩm “ Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất

và tiền tệ” Tác phẩm đã đánh dấu sự ra đời của một học thuyết kinh tế mới

1 Nội dung cơ bản của mô hình.

1.1 Sự cân bằng của nền kinh tế

Keynes cho rằng có thể đạt tới và duy trì một sự cân đối ở một mức sản lượng nào đó, dưới mức công ăn việc làm đầy đủ cho mọi người, tại nơi mà đầu tư được hình thành từ tiết kiệm

Theo ông, cân bằng của nền kinh tế không nhất thiết ở mức sản lượng tiềm năng, mà thông thường sản lượng thực tế đạt được ở mức cân bằng nhỏ hơn mức sản lượng tiềm năng(Y0 <Y*)

Trang 15

1.2 Vai trò của tổng cầu trong việc xác định sản lượng

Keynes đánh giá cao vai trò của tiêu dùng trong việc xác định sản lượng Thu nhập của các cá nhân sẽ được sử dụng cho tiêu dùng và tích luỹ Nhưng xu hướng chung là khi mức thu nhập tăng thì xu hướng tiêu dùng trung bình sẽ giảm và xu hướng tiết kiệm trung bình sẽ tăng.Việc giảm xu hướng tiêu dùng sẽ làm cho cầu tiêu dùng giảm dẫn đến sự trì trệ trong hoạt động kinh tế

Đầu tư đóng vai trò quyết định đến quy mô việc làm.Nhưng khối lượng đầu tư lại phụ thuộc vào lãi suất cho vay và hiệu suất cận biên của vốn

Keynes sử dụng lý thuyết về việc làm và sản lượng do cầu quyết định

để giải thích mức sản lượng thấp và thất nghiệp cao kéo dài trong những năm

30 ở các nước công nghiệp phương Tây.Do đó lý thuyết này còn được gọi là

lý thuyết trọng cầu

Vì vậy theo Keynes nên phát triển nhiều hình thức hoạt động để nâng cao tổng cầu và việc làm trong xã hội

1.3 Vai trò của chích sách kinh tế tới tăng trưởng

Qua phân tích tổng quan, Keynes đi đến kết luận muốn thoát khỏi khủng hoảng, thất nghiệp Nhà nước phải thực hiện điều tiết bằng các chích sách kinh tế nhằm tăng cầu tiêu dùng Gồm các chích sách như:

- Sử dụng ngân sách của Nhà nước để kích thích đầu tư thông qua các đơn đặt hàng và trợ cấp vốn cho các doanh nghiệp

- Thực hiện lạm phát có mức độ Tức là tăng lượng tiền trong lưu thông để kích thích đầu tư nhưng phải có mức độ

- Đánh giá cao vai trò của thuế khoá, công trái Nhà nước, qua đó góp phần bổ sung cho ngân sách

- Giảm lãi suất ngân hàng để khuyến khích đầu tư và đánh thuế thu nhập theo luỹ tiến làm cho phân phối trở nên công bằng hơn

- Tán thành việc đầu tư của chích phủ vào các công trình công cộng

Trang 16

2.Mô hình Harrod-Domar

Mô hình Harrod – Domar được nghiên cứu một cách độc lập bởi hai nhà kinh tế Roy Harrod và Evsay Domar dựa theo tư tưởng của Keynes Mô hình này giải thích mối quan hệ giữa sự tăng trưởng và thất nghiệp ở các nước phát triển

Theo mô hình thì dù là một công ty, một nghành công nghiệp hay toàn

bộ nền kinh tế thì đầu ra của nó đều phụ thuộc vào số vốn đầu tư nó nhận được

- Nếu gọi đầu ra là Y, tỷ lệ tăng trưởng của đầu ra là g:

- Vì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư cho nên về lý thuyết đầu tư

luôn bằng tiết kiệm: (S=I):

I Y I

Y I Y

k là hệ số gia tăng vốn đầu ra: vốn đươc tạo ra bằng đầu tư là yếu tố

cơ bản của tăng trưởng; tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư

3 Sự phê phán mô hình Harrod- Domar của trường phái Tân cổ điển.

3.1 Nguyên nhân

Mô hình Harrod – Domar bị phê phán vì họ cho rằng tăng trưởng kinh

tế là kết quả của tiết kiệm và đầu tư.Tuy nhiên thực tế thì có trường hợp:

Trang 17

- tăng trưởng không phải vì lý do đầu tư

- ngược lại đầu tư không có hiệu quả vẫn tăng trưởng kinh tế

- nếu đầu tư có hiệu quả thì sự gia tăng tỷ lệ tiết kiệm cũng chỉ

có thể tạo nên gia tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn chứ không thể đạt được trong dài hạn

3.2 Mô hình Solow

Năm 1956, dựa trên tư tưởng thị trường tự do của lý thuyết Tân cổ điển, Solow đã xây dựng nên mô hình tăng trưởng mang ý tưởng mới, còn được gọi là mô hình tăng trưởng Solow Mô hình Solow đã đưa thêm nhân tố: lao động và tiến bộ công nghệ vào phương trình tăng trưởng Mô hình đã cho biết thêm những nhân tố ảnh hưởng tới mức sản lượng và tốc độ tăng trưởng của một nền kinh tế là:

- tiết kiệm,

- sự gia tăng dân số

- tiến bộ công nghệ (là yếu tố quyết định)

Mô hình này đặc biệt quan tâm tới sự tác động của tiết kiệm đến tăng trưởng kinh tế Xét một hàm sản xuất Cobb – Douglas giản đơn chỉ có vốn (K), lao động (L) thì sản lượng Y sẽ là: Y = Kᾳ K1-ᾳ

Nếu tính mức sản lượng bình quân trên đầu người thì phương trình trên sẽ là:

y = kᾳ

Với y = Y/L (thu nhập bình quân công nhân) và k = K/L (mức vốn bình quân công nhân)

Ta có I = sY (I là đầu tư, s là tỉ lệ tiết kiệm quốc gia) Nếu chia cả hai vế cho

L ta có I/L = sY/L hay i = sy (i: mức đầu tư bình quân công nhân)

Tại mỗi thời điểm, lượng vốn là yếu tố quyết định sản lượng của nền kinh tế nếu vốn tăng theo thời gian dẫn tới tăng trưởng kinh tế Lượng vốn thay đổi được xác định bởi hai nhân tố đó là đầu tư và khấu hao Trong đó,đầu tư làm tăng lượng vốn và khấu hao làm giảm lượng vốn như vậy:

Trang 18

Lượng vốn thay đổi = Đầu tư – Khấu hao.

Mô hình Solow đã chứng minh rằng: nếu nền kinh tế nằm ở trạng thái

ổn định thì nó sẽ đứng nguyên ở đó, và nếu nền kinh tế chưa nằm ở trạng thái

ổn định thì nó sẽ có xu hướng tiến về trạng thái đó Do đó trạng thái ổn định

là cân bằng dài hạn của nền kinh tế

Mô hình Solow cho rằng nếu tỷ lệ tiết kiệm cao, thì nền kinh tế sẽ có mức sản lượng lớn hơn Nhưng tỷ lệ tiết kiệm cao chỉ đưa đến việc tăng trưởng nhanh trong một thời gian ngắn, trước khi nền kinh tế đạt tới trạng thái ổn định Nếu một nền kinh tế duy trì một tỷ lệ tiết kiệm cao nhất, sẽ duy trì được mức sản lượng cao nhưng không duy trì được tốc độ tăng trưởng cao.Đây là kết luận hoàn toàn khác với kết luận của mô hình Harrod- Domar

Nếu hai nền kinh tế do điều kiện lịch sử mà xuất phát với hai mức vốn khác nhau, vậy thì quốc gia có mức thu nhập thấp hơn tất yếu sẽ tăng trưởng nhanh hơn, dần đuổi kịp quốc gia có mức thu nhập cao hơn, nhờ tăng tỷ lệ tiết kiệm

V Lí thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại

Các nhà kinh tế của trường phái này ủng hộ xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp, tức là :

- Thị trường trực tiếp xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế

- Nhà nước tham gia điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường.(Thực chất của nền kinh tế hỗn hợp chính là kết hợp học thuyết tân cổ điển và học thuyết kinh tế của keynes.)

Những ý tưởng của học thuyết được trình bày trong tác phẩm “ Kinh tế học” của P.A Samuelson xuất bản năm 1948

1.Những nội dung cơ bản

1.1 Sự cân bằng của nền kinh tế

Trang 19

Kinh tế học hiện đại quan niệm về sự cân bằng kinh tế dựa theo mô hình của Keynes: sự cân bằng của nền kinh tế thường ở dưới mức sản lượng tiềm năng, trong điều kiện hoạt động bình thường nền kinh tế vẫn có thất nghiệp và lạm phát Nhà nước cần xác định tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên và mức lạm phát có thể chấp nhận được.

Sự cân bằng được xác định tại giao điểm của tổng cung và tổng cầu Tổng cung AS là khối lượng hàng hoá mà các ngành kinh doanh sẽ sản xuất

và bán ra trong điều kiện khả năng sản xuất, chi phí sản xuất và giá cả đã được xác định Tổng cầu AD là khối lượng hàng mà người tiêu dùng, các doanh nghiệp và Chính phủ sẽ mua trong điều kiện giá cả, mức thu nhập đã được xác định

1.2 Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế.

Lý thuyết tăng trưởng kinh tế hiện đại giống mô hình kinh tế cổ điển cho rằng tổng mức cung của nền kinh tế được xác định bởi các yếu tố đầu vào của sản xuất: nguồn lao động, vốn sản xuất, tài nguyên thiên nhiên và khoa học công nghệ

Y = f(K,L,R,T)

Về mối quan hệ của các yếu tố tăng trưởng, thống nhất với kiểu phân tích của hàm sản xuất Cobb-Douglas về sự tác động của các yếu tố đến tăng trưởng:

Y = T Kα.Lβ.Lγ

g = t + αk + βl + γr

Trong đó:

g: Tốc độ tăng trưởng của GDP

k, l, r: Tốc độ tăng trưởng của các yếu tố đầu vào

t: Phần dư còn lại, phản ánh tác động của khoa học công nghệ

Trang 20

Cũng thống nhất với mô hình cổ điển tức là các nhà sản xuất có thể lựa chọn kỹ thuật sử dụng nhiều vốn (phát triển kinh tế theo chiều sâu) hoặc sử dụng nhiều lao động (phát triển kinh tế theo chiều rộng).

Lí thuyết này cũng thống nhất với mô hình Harrod – Domar về vai trò của vốn đầu tư với tăng trưởng kinh tế Ngày nay hệ số ICOR vẫn được sử dụng để xác định tỉ lệ đầu tư cần thiết phù hợp với tốc độ tăng trưởng kinh tế

Samuelson cũng đề cập đến các yếu tố tác động đến tổng mức cầu như cách đề cập của Keynes: Y = (C,G,I,NX)

2.Vai trò của Chính phủ trong tăng trưởng kinh tế

Lí thuyết này cho rằng thị trường là yếu tố cơ bản điều tiết hoạt động của nền kinh tế Sự tác động qua lại giữa tổng mức cung và tổng mức cầu tạo

ra mức thu nhập thực tế, việc làm – thất nghiệp, mức giá – tỉ lệ lạm phát là cơ

sở để giải quyết ba vấn đề cơ bản của nền kinh tế

Khác với các nhà kinh tế cổ điển và Tân cổ điển các nhà kinh tế học hiện đậi ngày càng đề cao vai trò của Chính phủ trong đời sống kinh tế,Chính phủ có bốn chức năng cơ bản:

- Thiết lập khuôn khổ pháp luật

- Xác định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô

- Tác động vào việc phân bổ tài nguyên để cải thiện hiệu quả kinh tế

- Thiết lập các chương trình tác động tới việc phân phối thu nhập

Theo Samuelson chính phủ cần tạo ra môi trường ổn định cho các DN

và các hộ gia đình trong sản xuất vầ trao đổi Cần đưa ra những định hướng

cơ bản về phát triển kinh tế và ưa tiên cần thiết cho từng thời kỳ và sử dụng các công cụ như: thuế quan, chương trình tín dụng, trợ giá Thực hiện phân phối lại thu nhập của cải giữa các DN và và các hộ gia đình Thực hiện phúc lợi xã hội Đồng thời chính phủ cần khuyến khích một tỷ lệ tăng trưởng kinh

tế bền vững, chống lạm phát và giảm ô nhiễm môi trường

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Trang web: www.vietbao.com- BộThông tin và Truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: www.vietbao.com-
4. Trang web: www.vneconomy.vn- Thời báo Kinh tế Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: www.vneconomy.vn
5. Trang web: www.vietnamnet.vn- Báo điện tử Viêt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: www.vietnamnet.vn-
1. Giáo trình Kinh tế phát triển – ĐH Kinh tế Quốc dân – TS. Phạm Ngọc Linh và TS. Nguyễn Thị Kim Dung Khác
2. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - ĐH Kinh tế Quốc dân – GS.TS. Trần Bình Trọng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w