Kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.doc (Trang 34 - 40)

Theo nhiều cách khác nhau, Trung Quốc có vẻ như là một mô hình để Việt Nam học tập. Tương tự như Việt Nam, Trung Quốc là một nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, chỉ khác là Trung Quốc chuyển đổi sớm hơn Việt Nam gần một thập kỷ. Thế nhưng liệu Trung Quốc có phải là một “tấm gương thần” mà mỗi khi muốn

biết trước tương lai của mình Việt Nam có thể soi vào? Trên phương diện các vấn đề chuyển đổi như sự trở lại với sản xuất nông nghiệp hộ gia đình, những vấn đề liên quan tới cải cách DNNN, và những khó khăn trong quá trình xây dựng nền tài chính hiện đại và lành mạnh, có nhiều điều Việt Nam có thể học từ kinh nghiệm của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực khác, Trung Quốc tỏ ra rất đặc biệt và do vậy, kinh nghiệm của Trung Quốc trong những lĩnh vực này tỏ ra không thích hợp với Việt Nam.

Trung Quốc đạt hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua chính sách “xây tổ ấm đón Phượng hoàng”. Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đó là: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi: về luật pháp, chính trị, chính sách đãi ngộ. Cải cách hành chính giảm bớt các thủ tục rườm rà, không cần thiết… tập trung hoàn thiện hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đã cam kết, góp phần tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả các loại thị trường (bất động sản, vốn, dịch vụ, lao động và khoa học công nghệ). Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh.

Việt Nam cần học tập việc Trung Quốc đã tận dụng rất tốt việc gia nhập WTO, đặc biệt là những quy định về chống phá giá hàng hoá. Thứ nhất, họ sử dụng những quy định của WTO để bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình. Có thể thấy hầu hết các điều tra về chống bán phá giá đều nhằm trực tiếp vào Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng chủ động điều tra nhằm vào các nước khác. Đó là một bài học có thể rút ra từ Trung Quốc, và một bài học nữa là Trung Quốc sử dụng các quy định của WTO nhưng cũng thay đổi chúng để tăng lợi thế cho mình. Có một bài học rất thú vị, và cũng là bài học cho Việt Nam, đó là khi đàm phán, nếu các nước công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường, điều sẽ có lợi trong các vụ kiện chống bán phá giá, Trung Quốc sẽ nhường một số điều khoản liên quan đến lợi ích kinh tế. Rõ ràng là Trung

Quốc không vi phạm các quy định của WTO, nhưng biến đổi chúng theo hướng có lợi cho mình. Đây là điều đáng để Việt Nam học tập vì trong các vụ kiện bán phá giá, việc chúng ta bị coi là nền kinh tế phi thị trường là một trở ngại lớn.

Việt Nam cần giảm số lượng và tăng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước. Đặc biệt trong chống tham nhũng, lãng phí – Hệ số ICOR của Việt Nam cao chủ yếu do tình trạng lãng phí, thất thoát và đục khoét vốn đầu tư còn rất lớn.

Áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại vào các lĩnh vực đặc biệt là nông nghiệp (vì hiện nay nông nghiệp của nước ta còn lạc hậu chủ yếu là thủ công) để nâng cao năng suất cũng như chất lượng nông sản tăng cường xuất khẩu thu ngoại tệ.

Rút ra bài học về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, Việt Nam cần quan tâm tới sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến xã hội: tăng trưởng đi đôi với cân đối vĩ mô, bảo vệ môi trường.

Xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế và xu hướng đô thị hoá đặc biêt là mạng lưới giao thông. Hiện nay đường xá Việt Nam còn chưa đồng bộ, nhiều tuyến đường chủ chốt đã xuống cấp nghiêm trọng.

Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp trong nước. Đôi khi việc bảo hộ các doanh nghiệp trong nước của Chính phủ lại làm lãng phí nguồn lực và làm tăng tính ỷ lại, thụ động của các doanh nghiệp trong nước.

Phát huy lợi thế so sánh của nước ta : xuất khẩu nông sản (gạo,cà phê …) và du lịch. Yêu cầu đặt ra là không chỉ xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường ở các khu du lịch mà còn phát triển các dịch vụ đi kèm vừa tăng doanh thu vừa thu hút khách du lịch.

Việt Nam nâng cao chất lượng giáo dục để tạo ra một đội ngũ lao động có tri thức, có sáng tạo… Đó là lực lượng vô cùng quan trọng để phát triển đất nước. Trung Quốc cũng đã rất thành công trong việc xây dựng một nhóm trường đại học và viện nghiên cứu tinh hoa. Ngày nay, những trường đại học tốt nhất của Trung Quốc đang thực hiện nhiều nghiên cứu có tính tiên phong và ngày càng xây dựng được những mối liên kết hiệu quả với khu vực công nghiệp.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hiện nay, khi mà tài chính thế giới đang khủng hoảng, nhiều nước phải đối mặt với những thiên tai gây hậu quả nghiêm trọng như động đất, sóng thần, lũ lụt… hầu hết trên thế giới, tăng trưởng kinh tế chậm lại thậm chí có quốc gia rơi vào suy thoái. Sự kiện kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh và vươn lên là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu. Nhưng bước sang năm 2011, kinh tế Trung Quốc đang chững lại và lạm phát thì leo thang. Liệu sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có bền vững?

Do giới hạn về tài liệu tham khảo và vốn kiến thức nên chúng tôi chưa phản ánh được đầy đủ tất cả những thông tin về kinh tế Trung Quốc trong bài tiểu luận. Mong Cô và các bạn cho y kiến để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế phát triển – ĐH Kinh tế Quốc dân – TS. Phạm Ngọc Linh và TS. Nguyễn Thị Kim Dung.

2. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - ĐH Kinh tế Quốc dân – GS.TS. Trần Bình Trọng.

3. Trang web: www.vietbao.com- BộThông tin và Truyền thông

4. Trang web: www.vneconomy.vn- Thời báo Kinh tế Việt Nam

5. Trang web: www.vietnamnet.vn- Báo điện tử Viêt Nam

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.doc (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w