Mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.doc (Trang 30 - 32)

IV. Đằng sau sự tăng trưởng thần ki

1. Mất cân đối vĩ mô nghiêm trọng

So với các nước đang phát triển cũng có ảnh hưởng tương đối lớn như Ấn Độ và Brazil thì: Trung Quốc có tỉ lệ công nghiệp trong GDP cao hơn nhưng lại có tỉ lệ dịch vụ trong GDP nhỏ hơn rất nhiều. Để thúc đẩy cho sự tăng trưởng ồ ạt của thành phần công nghiệp, Trung Quốc đã đưa ra những chính sách hỗ trợ không những làm méo mó sự phân bổ tài nguyên kinh tế mà còn kìm hãm khả năng phát triển của nhu cầu tiêu thụ nội địa. Ví dụ: sự hạn chế mức tăng trưởng tiền lương sẽ giúp các nhà sản xuất nhưng lại cản trở khả năng tăng thu nhập của công nhân để họ có thể tăng mức tiêu thụ).

Chủ tịch Ngân hàng xây dựng Trung Quốc - ngân hàng lớn thứ hai cả nước xếp về tổng giá trị tài sản mới đây đã đưa ra cảnh báo về những hiểm họa mà sự tăng trưởng kinh tế quá nhanh có thể gây ra cho Trung Quốc. Đó là sự bùng nổ tín dụng của năm 2009 khi mà các ngân hàng, dưới sự bảo trợ từ gói kích thích kinh tế khổng lồ của chính phủ đã "vung tay" cho vay, đưa tổng dư nợ tín dụng mới của nước này trong năm 2009 lên tới con số kỷ lục 9600 tỷ NDT, tương đương với 1400 tỷ đôla Mỹ, tăng gấp đôi so với năm 2008.

Trong khi đó, thị trường bất động sản sôi động đã dẫn đến mức tăng mạnh về doanh thu bán đất trong năm 2009 ở Trung Quốc, khiến sự kỳ vọng giá nhà sẽ còn tăng cao hơn nữa. Nhiều công ty, đặc biệt là các tập đoàn quốc doanh với quỹ dồi dào, có xu hướng đầu tư vào bất động sản để kiếm lợi nhuận nhanh chóng. Bản thân chính quyền địa phương còn “dựa dẫm” vào chuyện bán đất để có nguồn thu tài chính, họ cũng không muốn kiềm chế tình trạng giá tăng chóng mặt.

Ở khía cạnh khác, Trung Quốc còn phải đối mặt với gánh nặng nợ nần của các địa phương. Nhận định của nhóm các chuyên gia tài chính, đứng đầu là Giáo sư Kenneth Rogoff của Đại học Harvard cho rằng, bong bóng khổng lồ tạo nên bởi gói kích thích kinh tế cùng với kỷ lục cho vay 1.400 tỉ đô la Mỹ riêng năm 2009 của chính quyền các địa phương đã khiến lạm phát trở nên khó kiểm soát và tạo nên “bong bóng nợ” (debt-fueled bubble).

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc có thể gặp nguy hiểm nếu các cơ quan tài chính do chính quyền ở các địa phương thành lập để đầu tư vào địa ốc và hạ tầng cơ sở không thể trả nổi món nợ quá cao. Ðiều này có thể đưa đến các rủi ro, vì một số cơ sở có sự hậu thuẫn tài chính của chính quyền địa phương, nhưng nhiều chính quyền địa phương rất khó khăn trong việc cân bằng cán cân ngân sách của họ.

Theo giới truyền thông Trung Quốc, các công ty tài chính trực thuộc chính quyền địa phương đã vay khoảng 6 ngàn tỉ NDT ( tương đương 880 tỉ USD). Tuy nhiên, một nhà nghiên cứu ở Mỹ, ông Victor Shih tại trường Đại học Northwestern Univesity, ước lượng rằng con số các chính quyền địa phương Trung Quốc vay mượn từ năm 2004 đến 2009 lên đến 12 ngàn tỉ NDT (khoảng 1,6 ngàn tỉ USD).

Không chỉ dừng lại ở phạm vi trong nước, sự tăng trưởng mất cân đối của Trung Quốc cũng đang gây ra những khó khăn trên trường quốc tế. Trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, vấn đề thường hay được nhắc đến là chính sách tỉ giá của Trung Quốc. Từ nhiều năm, nhiều nước đã chỉ trích việc Trung Quốc cố giữ đồng NDT (NDT) yếu so với đồng đô la nhằm thúc đẩy xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu.

Ngoài ra, những chính sách hỗ trợ công nghiệp đã duy trì sự tồn tại của các doanh nghiệp nhà nước kém hiệu quả và dẫn đến hiện tượng dư thừa công sức không những gây ra lãng phí mà còn tạo sức ép bán rẻ sang các nước khác.

Hơn nữa, sự tập trung vào các ngành công nghiệp nặng, tiêu thụ nhiều năng lượng (chẳng hạn như thép, nhôm, và hóa chất) buộc Trung Quốc phải tìm kiếm không ngừng nghỉ các nguồn cung cấp năng lượng trong nước cũng như khắp nơi trên thế giới. Điều này làm quá trình tăng trưởng thiếu tính chất bền vững và không hài hòa với bối cảnh kinh tế toàn cầu.

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.doc (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w