Nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.doc (Trang 32 - 40)

IV. Đằng sau sự tăng trưởng thần ki

2.nhiễm môi trường

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc từ lâu đã khiến các nước khác thèm muốn, nhưng việc mở rộng phát triển công nghiệp trong 3 thập kỷ qua cũng đang dần biến họ thành một trong những nước “độc hại” nhất thế giới. Vô số thành phố đang bị bao phủ bởi khói bụi trong khi hàng trăm triệu người không có cơ hội tiếp cận với nước sạch sinh hoạt.

Sự phát triển ồ ạt của các ngành công nghiệp đã gây ra sự tàn phá môi trường ở phạm vi rộng lớn. Trong 30 thành phố ô nhiễm nhất thế giới thì 20 là ở Trung Quốc. Và Trung Quốc hiện nay đã vượt qua Mỹ để trở thành nước xả khí thải cacbon lớn nhất thế giới.

Bên cạnh đó, với 70% hệ thống sông hồ bị ô nhiễm và hơn 300 triệu dân không có nước sạch để uống, sức khỏe của nhiều người dân, đặc

biệt là dân nghèo, đã bị ảnh hưởng nặng nề. Theo báo cáo năm 2007 của Ngân hàng thế giới, mỗi năm có 750.000 người Trung Quốc chết sớm do không khí và nước bị ô nhiễm. Hai phần ba số thành phố của Trung Quốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí và 10% số vụ tử vong của người lớn ở Thượng Hải có nguyên nhân từ ô nhiễm không khí. Để khắc phục khó khăn về năng lượng, chính phủ Trung Quốc đã đặt ra mục tiêu giảm lượng tiêu thụ điện 20% cho mỗi một đơn vị tăng trưởng - một mục tiêu có lẽ là quá xa vời.

Ngoài ra, Trung Quốc hiện nay cũng là một trong những trở lực lớn trong quá trình giải quyết các vấn đề liên quan đến môi trường. Trước nỗ lực chống biến đổi khí hậu toàn cầu, việc Trung Quốc từ chối các cam kết về mức độ cắt giảm khí thải CO2 cũng như sự giám sát của quốc tế trong quá trình thực hiện cắt giảm, đã góp phần ngăn cản các nước đi đến một hiệp định chung có tính pháp lý ràng buộc tại hội nghị về biến đổi khí hậu ở Copenhagen vừa qua.

3.Khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng:

Hệ số Gini (một thước đo về mức độ bất bình đẳng thu thập; hệ số này đi từ 0 đến 1, với con số càng cao thì mức độ bất bình đẳng càng cao) của Trung Quốc đã tăng liên tục trong nhiều năm qua, từ 0.257 trong năm 1990 lên đến 0.473 trong năm 2007. Giữa các thành phần trong xã hội, sự cách biệt nghiêm trọng nhất là giữa thành thị và nông thôn. Trung Quốc càng tăng trưởng thì khoảng cách về thu nhập giữa hai khu vực này càng rộng ra. Hiện

nay, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thành thị cao hơn gấp ba lần

khu vực nông thôn. Với hơn 700 triệu dân vẫn ở các vùng thôn quê, sự cách

biệt này đã và đang tạo ra hàng loạt các vấn đề nhức nhối trong phạm vi toàn xã hội. Theo thông báo của Cơ quan thống kê Quốc gia Trung Quốc, thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thành thị của nước này trong năm 2009 là 17.175 NDT (2.500 USD), trong khi ở nông thôn chỉ là 5.153 NDT. Tuy

chiếm có 10% dân số Trung Quốc, song tầng lớp trung và thượng lưu hiện kiểm soát tới 45% thu nhập toàn quốc.

4. Sự lão hóa dân số

Trung Quốc đã áp dụng chính sách một con để giảm áp lực của gia tăng dân số nhưng hệ quả là dân số lao động mỗi năm giảm 10 triệu từ năm 2005, và dân số trẻ từ 20-24 tuổi sẽ giảm 25% trong thập niên tới.

Trong khi lực lượng lao động trẻ giảm xuống, số người cao niên tăng

theo nhịp điệu lũy tiến: năm 2008, Trung Quốc có 169 triệu người trên 60 tuổi (13% dân số), dự kiến sẽ tăng lên 250 triệu trong 10 năm nữa và đến năm 2050, cứ 3 người dân thì có 1 người già. Vấn đề càng nghiêm trọng hơn là số người già sống đến 80 tuổi càng ngày càng đông, cứ 5 người già thì có 1 người già 80 tuổi vào năm 2050. Việc săn sóc và vấn đề an sinh người già là vấn đề trọng đại cho quốc gia và gia đình. Ngoài việc gồng gánh gia đình, người trẻ tuổi trong tuổi lao động hôm nay còn phải đóng góp quỹ hưu bỗng càng lúc càng nặng để nuôi người già càng lúc càng tăng. Năm 1980, 13 người làm việc để nuôi 1 người già, tỷ lệ này giảm xuống còn 3/1 năm 2030, và đến năm 2050, cứ 2 người làm việc để nuôi 1 người già. Đó là một viễn ảnh kinh tế đen tối mà chính phủ Trung Quốc phải đối diện.

Trung Quốc hiện nay có 41 000 nhà dưỡng lão, như vậy cứ 1000 người chỉ có thể đáp ứng được 11 chỗ nghĩ dưỡng trong khi đó tỷ lệ này ở các quốc gia phát triển là từ 50 đến 70 chỗ nghỉ.

V. Kinh nghiệm cho Việt Nam.

Theo nhiều cách khác nhau, Trung Quốc có vẻ như là một mô hình để Việt Nam học tập. Tương tự như Việt Nam, Trung Quốc là một nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường, chỉ khác là Trung Quốc chuyển đổi sớm hơn Việt Nam gần một thập kỷ. Thế nhưng liệu Trung Quốc có phải là một “tấm gương thần” mà mỗi khi muốn

biết trước tương lai của mình Việt Nam có thể soi vào? Trên phương diện các vấn đề chuyển đổi như sự trở lại với sản xuất nông nghiệp hộ gia đình, những vấn đề liên quan tới cải cách DNNN, và những khó khăn trong quá trình xây dựng nền tài chính hiện đại và lành mạnh, có nhiều điều Việt Nam có thể học từ kinh nghiệm của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực khác, Trung Quốc tỏ ra rất đặc biệt và do vậy, kinh nghiệm của Trung Quốc trong những lĩnh vực này tỏ ra không thích hợp với Việt Nam.

Trung Quốc đạt hiệu quả thu hút vốn đầu tư nước ngoài qua chính sách “xây tổ ấm đón Phượng hoàng”. Để thu hút vốn đầu tư nước ngoài Việt Nam cần tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư đó là: Tạo môi trường kinh doanh thuận lợi: về luật pháp, chính trị, chính sách đãi ngộ. Cải cách hành chính giảm bớt các thủ tục rườm rà, không cần thiết… tập trung hoàn thiện hệ thống luật pháp và cơ chế chính sách phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế đã cam kết, góp phần tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả các loại thị trường (bất động sản, vốn, dịch vụ, lao động và khoa học công nghệ). Theo dõi, giám sát việc thi hành pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh.

Việt Nam cần học tập việc Trung Quốc đã tận dụng rất tốt việc gia nhập WTO, đặc biệt là những quy định về chống phá giá hàng hoá. Thứ nhất, họ sử dụng những quy định của WTO để bảo vệ các lợi ích kinh tế của mình. Có thể thấy hầu hết các điều tra về chống bán phá giá đều nhằm trực tiếp vào Trung Quốc, nhưng Trung Quốc cũng chủ động điều tra nhằm vào các nước khác. Đó là một bài học có thể rút ra từ Trung Quốc, và một bài học nữa là Trung Quốc sử dụng các quy định của WTO nhưng cũng thay đổi chúng để tăng lợi thế cho mình. Có một bài học rất thú vị, và cũng là bài học cho Việt Nam, đó là khi đàm phán, nếu các nước công nhận Trung Quốc là nền kinh tế thị trường, điều sẽ có lợi trong các vụ kiện chống bán phá giá, Trung Quốc sẽ nhường một số điều khoản liên quan đến lợi ích kinh tế. Rõ ràng là Trung

Quốc không vi phạm các quy định của WTO, nhưng biến đổi chúng theo hướng có lợi cho mình. Đây là điều đáng để Việt Nam học tập vì trong các vụ kiện bán phá giá, việc chúng ta bị coi là nền kinh tế phi thị trường là một trở ngại lớn.

Việt Nam cần giảm số lượng và tăng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước. Đặc biệt trong chống tham nhũng, lãng phí – Hệ số ICOR của Việt Nam cao chủ yếu do tình trạng lãng phí, thất thoát và đục khoét vốn đầu tư còn rất lớn.

Áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại vào các lĩnh vực đặc biệt là nông nghiệp (vì hiện nay nông nghiệp của nước ta còn lạc hậu chủ yếu là thủ công) để nâng cao năng suất cũng như chất lượng nông sản tăng cường xuất khẩu thu ngoại tệ.

Rút ra bài học về tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, Việt Nam cần quan tâm tới sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến xã hội: tăng trưởng đi đôi với cân đối vĩ mô, bảo vệ môi trường.

Xây dựng cơ sở hạ tầng cần thiết cho sự tăng trưởng kinh tế và xu hướng đô thị hoá đặc biêt là mạng lưới giao thông. Hiện nay đường xá Việt Nam còn chưa đồng bộ, nhiều tuyến đường chủ chốt đã xuống cấp nghiêm trọng.

Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp trong nước. Đôi khi việc bảo hộ các doanh nghiệp trong nước của Chính phủ lại làm lãng phí nguồn lực và làm tăng tính ỷ lại, thụ động của các doanh nghiệp trong nước.

Phát huy lợi thế so sánh của nước ta : xuất khẩu nông sản (gạo,cà phê …) và du lịch. Yêu cầu đặt ra là không chỉ xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường ở các khu du lịch mà còn phát triển các dịch vụ đi kèm vừa tăng doanh thu vừa thu hút khách du lịch.

Việt Nam nâng cao chất lượng giáo dục để tạo ra một đội ngũ lao động có tri thức, có sáng tạo… Đó là lực lượng vô cùng quan trọng để phát triển đất nước. Trung Quốc cũng đã rất thành công trong việc xây dựng một nhóm trường đại học và viện nghiên cứu tinh hoa. Ngày nay, những trường đại học tốt nhất của Trung Quốc đang thực hiện nhiều nghiên cứu có tính tiên phong và ngày càng xây dựng được những mối liên kết hiệu quả với khu vực công nghiệp.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hiện nay, khi mà tài chính thế giới đang khủng hoảng, nhiều nước phải đối mặt với những thiên tai gây hậu quả nghiêm trọng như động đất, sóng thần, lũ lụt… hầu hết trên thế giới, tăng trưởng kinh tế chậm lại thậm chí có quốc gia rơi vào suy thoái. Sự kiện kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh và vươn lên là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là một điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu. Nhưng bước sang năm 2011, kinh tế Trung Quốc đang chững lại và lạm phát thì leo thang. Liệu sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có bền vững? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do giới hạn về tài liệu tham khảo và vốn kiến thức nên chúng tôi chưa phản ánh được đầy đủ tất cả những thông tin về kinh tế Trung Quốc trong bài tiểu luận. Mong Cô và các bạn cho y kiến để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Kinh tế phát triển – ĐH Kinh tế Quốc dân – TS. Phạm Ngọc Linh và TS. Nguyễn Thị Kim Dung.

2. Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế - ĐH Kinh tế Quốc dân – GS.TS. Trần Bình Trọng.

3. Trang web: www.vietbao.com- BộThông tin và Truyền thông

4. Trang web: www.vneconomy.vn- Thời báo Kinh tế Việt Nam

5. Trang web: www.vietnamnet.vn- Báo điện tử Viêt Nam

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc.doc (Trang 32 - 40)