10. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Về cấu trúc
Tổng quan cấu trúc của chương trình Sinh học 10 được bố cục như sau: Phần 3 sinh học VSV được xây dựng theo hệ thống của chương trình sinh học phổ thông, phù hợp với mối tương quan với kiến thức cũ đã học ở trung học cơ sở, là tiền đề để người học tiếp thu các chương sau. Tính hệ thống thể hiện ở sự phù hợp với nhận thức của người học, phù hợp với mối tương quan với những môn khoa học khác. Đồng thời phần III: Sinh học VSV thể hiện tính khoa học sâu sắc (các phương thức hoạt động sống được sắp xếp theo trình tự từ thấp tới cao, từ đơn giản tới phức tạp, từ cái riêng tới cái chung, từ cấu trúc tới chức năng).
Tính hợp lý của bố cục chương mục khiến nội dung Sinh học VSV không bị tách rời khỏi toàn chương trình Sinh học của 3 năm phổ thông.
Nội dung này kế thừa kiến thức của 2 phần trước đó, đồng thời mang tính hệ thống và theo cấu trúc đồng tâm mở rộng, mở rộng nhưng theo trục chung: Từ tiền nhân -> nhân thật -> đơn bào, tới các lớp sau sẽ tiến tới cơ thể – quần thể – quần xã – cuối cùng là hệ sinh thái. HS sau khi có những kiến thức cơ bản nhất về cấu trúc, chức năng và các hoạt động sống của tế bào sẽ lấy đó làm cơ sở để tìm hiểu các hoạt động sống của sinh vật, bao gồm 4 đặc trưng sống: Trao đổi chất và năng lượng, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản (đây là 4 nội dung của chương trình sinh học 11). Bốn đặc trưng này cũng có ở VSV và được trình bày theo đúng thứ tự nêu trên: từ trao đổi chất và năng lượng (chương I) tới sinh trưởng và phát triển (chương II), cảm ứng được trình bày lồng ghép trong chương II (đặc biệt trong Bài 27: các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của VSV). Các bài thực hành được bố trí ở mỗi cuối chương phù hợp với xu thế hiện nay, giúp HS “học đi đôi với hành”,
37
khắc sâu tri thức hơn. Khác với chương trình sách giáo khoa được xây dựng trước năm 1990, tất cả các bài thực hành đều xếp ở cuối sách giáo khoa. Ở đây, bài thực hành của mỗi chương đều được sắp xếp vào cuối chương, vừa mang tính logic trong xây dựng nội dung vừa thể hiện tính nguyên tắc trong việc thực hiện chương trình do Bộ quy định.
Ngoài ra, nội dung sinh học VSV 10 cũng tuân theo tính cơ bản: những đặc điểm chủ yếu nhất của VSV, về đặc điểm cấu tạo, hình thái, cách thức sinh trưởng và sinh sản của VSV; những đặc điểm này giúp HS lý giải được tại sao VSV mặc dù không có cấu tạo hoàn thiện của một tế bào mà vẫn có những hoạt động sống bình thường.
Tính hiện đại mà thực tiễn được thể hiện rõ trong nội dung sinh học VSV 10 bởi trong nội dung đã lồng ghép những thành tựu khoa học, ứng dụng vào thực tiễn. Đảm bảo thực tiễn gắn với lý thuyết, khiến cho môn học trở nên gần gũi với HS. Chính điều này tạo hứng thú tìm hiểu cho người học,ví dụ: Vận dụng quá trình lên men lactic và etilic chúng ta có thể tự chế món sữa chua nếp cẩm tại nhà, vừa ngon lại vừa an toàn.
Với chương I, HS sẽ được tìm hiểu khái niệm VSV, điều này giúp người học có những hiểu biết ban đầu về những sinh vật khó có thể quan sát bằng mắt thường. VSV có những hình thức dinh dưỡng nào, quá trình hô hấp và lên men ở VSV xảy ra làm sao, trao đổi chất và năng lượng của VSV có gì khác so với các sinh vật còn lại của sinh giới. Kết thúc chương I, HS sẽ học bài 24 với nội dung thực hành, bài thực hành này được triển khai trong 2 tiết học. Đây là nội dung thích hợp để GV tổ chức hoạt động nhóm cho HS.
Tuân theo tính khoa học và kế thừa. Chương II giúp người học tìm hiểu quá trình sinh trưởng và sinh sản ở VSV (2 trong 4 đặc trưng sống của mỗi sinh vật), hai quá trình đó chịu ảnh hưởng ra sao từ các yếu tố bên ngoài (gồm các yếu tố hóa học và lý học). Kết thúc chương II là bài 28 thực hành, giúp HS có thể quan sát thấy hình dạng một số vi khuẩn mà khó có thể nhìn được bằng mắt thường.
38
Chương III giới thiệu tới người học Virut – thực thể có kích thước nhỏ hơn cả vi khuẩn. Cụ thể: bài 29 trình bày về cấu trúc của virut, bài 30 giải thích chu trình nhân lên của virut (làm tăng số lượng của virut nhưng không được coi là sinh sản). Bài 31, 32 mang tính thực tiễn cao, giúp HS tìm hiểu ý nghĩa của Virut trong thực tiễn, để từ đó HS hình thành cái nhìn nhân sinh quan đúng đắn về Virut.
Nội dung của Phần III :VSV tưởng chừng như rất đơn giản, chỉ mang tính giới thiệu và liên hệ nhiều với thực tế nhưng đây không phải là phần kiến thức dễ giảng dạy, có nhiều khái niệm mà yêu cầu người GV phải vững các kiến thức chuyên môn về Hóa Sinh, Lý sinh mới giải thích cặn cẽ cho người học hiểu. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thế Hưng đây là nội dung có những kiến thức mới và khó [17]. Các nội dung khó bao gồm: Phân loại kiểu dinh dưỡng ở VSV (căn cứ vào nguồn C và nguồn năng lượng, người ta chia ra làm 4 nhóm với các hình thức dinh dưỡng khác nhau). Giới thiệu chung về Virut, sự đa dạng của Virut (nơi kí sinh, cấu tạo, cách lây truyền và cách tác động của nó với đời sống). Để có thể giảng dạy tốt nội dung sinh học VSV 10 yêu cầu GV cần tích cực học hỏi, nâng cao kiến thức chuyên ngành, đổi mới PPDH và hình thức tổ chức dạy học hiệu quả mới có thể nâng cao chất lượng dạy học.
Tuy là nội dung khó giảng dạy nhưng VSV lại là nội dung phù hợp để lồng ghép tổ chức các hoạt động học tập và giáo dục khác để giúp người học hình thành và rèn luyện các năng lực sống, hình thành cách nhìn đúng đắn về nhân sinh quan. Chúng tôi nhận thấy có thể tận dụng hiệu quả những giờ học về nội dung này nhằm hiện thực hóa mục tiêu dạy học năng lực cho HS. 2.3. Nguyên tắc áp dụng phương pháp dạy học nhóm
Khi áp dụng phương pháp dạy học theo nhóm cần đảm bảo các nguyên tắc chung như: Đảm bảo mục tiêu, chương trình môn học, đảm bảo tính khoa học, đảm bảo tính sư phạm, đảm bảo tính khả thi.. Ngoài ra phương pháp này cũng có những đặc điểm khác với các PPDH khác nên cần tuân theo một số nguyên tắc riêng sau:
39
2.3.1. Nguyên tắc thứ nhất: Đảm bảo mối quan hệ biện chứng giữa vai trò chủ đạo trong tổ chức điều khiển hoạt động nhóm của GV với tính tích cực chủ đạo trong tổ chức điều khiển hoạt động nhóm của GV với tính tích cực chủ động và tự giác của HS
Sự thống nhất giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò là quy luật tất yếu và cơ bản của quá trình dạy học, hai hoạt động này gắn liền với nhau, có mối tác động qua lại lẫn nhau.
Theo định hướng dạy học tích cực nói chung và PPDH theo nhóm nói riêng, GV luôn đóng vai trò là người tổ chức và điều khiển hoạt động của HS. HS là chủ thể của hoạt động học, có tính chủ động tích cực tham gia học tập thông qua nhóm học tập để thu nhận và tự mình chiếm lĩnh lấy tri thức.
Do đó, quy trình hoạt động nhóm cũng luôn phải được xây dựng sao cho việc tổ chức, điều khiển của GV hài hòa với hoạt động học tập của HS.
2.3.2. Nguyên tắc thứ hai: Đảm bảo sự hài hòa giữa hình thức học cá nhân và hình thức học nhóm, mở rộng ra học tập thể và hình thức học nhóm, mở rộng ra học tập thể
Căn cứ vào tính chất mối quan hệ của cá nhân trong quá trình học tập, người ta phân chia hình thức hoạt động dạy học thành ba loại cơ bản là: dạy học cá nhân, học nhóm và học tập thể. Một giờ lên lớp sẽ đơn điệu và hiệu quả thấp nếu chỉ áp dụng riêng lẻ một trong ba hình thức nêu trên.
PPDH theo nhóm là PPDH tích cực cần có sự phối hợp hài hòa của 2 hình thức học tập cá nhân và học tập nhóm, trên cơ sở đó tiến tới mở rộng ra học tập thể. Trong đó, hình thức học nhóm đóng vai trò chủ đạo nhưng học tập cá nhân lại không thể thiếu, nếu không có hoạt động cá nhân thì hoạt động nhóm bị trì trệ, nếu chỉ chú trọng hoạt động nhóm mà không quan tâm đến hoạt động cá nhân thì sẽ xuất hiện thành phần ỷ lại, ăn theo… còn nếu không chú trọng hoạt động nhóm thì không thể đánh giá rút kinh nghiệm và trao đổi ý kiến giữa các thành viên. Mở rộng ra sẽ là sự trao đổi học hỏi giữa các nhóm học tập với nhau trong tập thể. Bởi vậy, khi áp dụng PPDH theo nhóm cần phải đảm bảo cứ kết hợp hài hòa giữa 3 hình thức học tập này với nhau.
40
2.3.3. Nguyên tắc thứ ba: đảm bảo tính hệ thống cấu trúc
PPDH theo nhóm phản ánh hoạt động tổ chức điều khiển của GV và cách thức tiến hành hoạt động của nhóm HS. Như nguyên tắc một đã nói, hai hoạt động dạy và học có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau,.Muốn đạt được mối quan hệ biện chứng đó yêu cầu hoạt động nhóm phải tuân theo trật tự cấu trúc nhất định.
Muốn quy trình học tập nhóm đảm bảo tính hệ thống cấu trúc thì phải phân chia quy trình đó thành các giai đoạn, mỗi giai đoạn gồm các bước các thao tác cụ thể, mỗi thao tác phản ánh tính logic của quá trình dạy học. Đối với PPDH theo nhóm, tính hệ thống cấu trúc được thể hiện ở quy trình thực hiện một tiết học hoặc có tính nối tiếp, logic giữa những tiết học liên tiếp.
2.3.4. Nguyên tắc thứ tư: Phải đảm bảo tính thực tiễn
Một phương pháp sẽ được công nhận là hiệu quả khi và chỉ khi nó được kiểm chứng bởi thực tiễn thông qua kết quả kiểm tra đánh giá chính xác. Ngoài ra, thực tiễn còn là cơ sở, mục đích, động cơ của mọi hoạt động dạy học. Đó là lý do PPDH theo nhóm cần được vận dụng một cách linh hoạt sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường phổ thông, tương ứng với trình độ của GV, đặc điểm của đội ngũ GV và đặc điểm của HS (cả về năng lực học tập và đặc điểm tâm lý lứa tuổi).
2.3.5. Nguyên tắc thứ năm: đảm bảo tính toàn diện trong quy trình tổ chức hoạt động nhóm hoạt động nhóm
Quá trình dạy học sử dụng hoạt động nhóm phải tác động tới tất cả các thành tố của quá trình dạy học, làm cho các thành tố ấy vận động và phát triển nhằm tạo ra hiệu quả dạy học cao trên nhiều phương diện.
Hiệu quả về giáo dục: phải giúp người học chủ động lĩnh hội tri thức,
năng lực với hiệu suất cao nhất, đồng thời phát triển ở họ những phẩm chất trí tuệ, những năng lực xã hội cần được hình thành và rèn luyện xuyên suốt trong quá trình dạy học.
41
Hiệu quả kinh tế: sử dụng phương pháp này có thể không cần quá nhiều
chi phí từ bất kỳ cá nhân nào của nhóm hay của GV, đồng thời không cần sự đầu tư tốn kém trang thiết bị phức tạp từ nhà trường nhưng lại góp phần đào tạo những con người có năng lực đáp ứng được những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế nước nhà.
2.4. Quy trình tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học
Thứ tự các bước và nội dung các bước của quy trình tổ chức hoạt động nhóm được mô tả theo bảng sau:
Bảng 2.2. Quy trình của hoạt động nhóm trong dạy học
Các
bước Tên Nội dung
Bước 1
Chia nhóm
Có thể chia nhóm ngẫu nhiên hay nhóm chủ định, phụ thuộc vào mục đích của việc hoạt động nhóm. Trong đó:
Số thành viên trong nhóm: phụ thuộc nhiệm vụ của bài
học, số lượng các thiết bị phục vụ cho bài học.
Thời gian hoạt động nhóm: nếu thời gian ít thì nhóm
nhỏ sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhóm lớn vì với ít thành viên thì trách nhiệm mỗi cá nhân cao hơn, cần ít thời gian hơn cho công tác quản lý , thông thường những nhóm nhỏ từ 2 đến 6 người sẽ cho hiệu quả cao đối với thời lượng một tiết học trên lớp.
Trong điều kiện các trường phổ thông ở nước ta hiện nay: bàn ghế cố định (bàn cố định luôn với ghế hoặc cồng kềnh khó di chuyển), mỗi bàn từ 2 đến 4 HS,do đó việc chia nhóm khi ghép 2 bàn cạnh nhau theo chiều dọc lớp sẽ thuận lợi và dễ thuận lợi cho trao đổi và làm việc.
42 Bước 2 Giao nhiệm vụ
GV giao nhiệm vụ cho nhóm phải cụ thể rõ ràng, xác định rõ được mục tiêu về kiến thức và năng lực cần đạt được. Tốt nhất nên giao nhiệm vụ cho HS trên bảng hoặc dùng máy chiếu cho toàn lớp xem nếu có điều kiện. Như vậy các nhóm sẽ biết mình cần phải làm gì, có sự nhìn nhận về nhiệm vụ các nhóm khác, đồng thời sơ bộ hình dung nhóm mình cần có những chuẩn bị gì, điều này thuận lợi cho mỗi nhóm tự làm việc hoặc có thể giúp đỡ lẫn nhau giữa các nhóm.
Quy định thời gian làm việc cho nhóm, cần dự tính thời gian thích hợp để HS di chuyển và thảo luận.
Đưa ra hình thức kiểm tra đánh giá hoạt động nhóm công khai trước toàn lớp, tiêu chí để đánh giá cần rõ ràng, chi tiết cho từng hoạt động. Sao cho khi mỗi nhóm tiến hành nhiệm vụ cũng có thể tự đánh giá được kết quả của nhóm mình.
Đồng thời yêu cầu luôn về hình thức trình bày kết quả nhóm. Bước 3 Làm việc trong nhóm
GV nên để các nhóm tự bầu ra nhóm trưởng, thư ký và tự phân công nhiệm cụ của từng thành viên. GV lúc này trong vai trò theo dõi và bao quát hoạt động của nhóm, theo dõi nhóm hoạt động ra sao và có sự giúp đỡ kịp thời tới người học.
Sau khi mỗi thành viên trong nhóm nhận nhiệm vụ, HS sẽ tự thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động giao tiếp chia sẻ và yêu cầu sự giúp đỡ từ các thành viên còn lại trong nhóm hoặc từ các nhóm khác.
43 Bước
4
Báo cáo kết quả
Đại diện nhóm lên trình bày kết quả (có thể chỉ là một thành viên bất kỳ hoặc luân phiên nhau để phát huy hiệu quả đối với nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm).
Cách trình bày phổ biến nhất hiện nay là HS thuyết trình, GV và các nhóm khác trong lớp lắng nghe. Cách này sẽ rèn luyện cho HS năng lực thuyết trình trước đám đông tuy nhiên nếu lớp có nhiều nhóm và có nhiều nội dung kiến thức thì cách này khá mất thời gian. Một cách khác để trình bày kết quả là GV chia bảng ra làm nhiều phần, mỗi nhóm sẽ cử thành viên của nhóm mình lên viết và minh họa nhiệm vụ của nhóm bằng sơ đồ hoặc hình vẽ. Ngoài ra còn có thể sử dụng một số phương pháp sau đây:
Phương pháp thị trường : các nhóm sẽ trình bày kết quả của nhóm mình trên giấy khổ A0 rồi treo lên tường lớp học tại vị trí của nhóm ngồi. (gần tương tự như buổi triễn lãm tranh). Các HS sẽ tự đi xem xét kết quả của các nhóm khác, nghe họ giải thích và đặt câu hỏi nếu có thắc mắc. GV sẽ trong vai trò theo dõi và quản lý để tránh tình trạng ồn ào, mất trật tự trong lớp học.
Phương pháp hội chợ: Nhóm tự phân công cá nhân nào sẽ ở lại trình bày bài của nhóm, còn lại các thành viên khác chia nhau tới các nhóm còn lại để thảo luận và thu nhận ý kiến và trở về bổ sung cho bài của nhóm mình,