10. Cấu trúc của luận văn
1.2.1. Thực tiễn sử dụng hoạt động nhóm trong dạy học Sinh học phần III:
VSV, sinh học 10 - THPT
Thông qua phiếu thăm dò, chúng tôi thực hiện khảo sát thực trạng dạy bộ môn Sinh học 10 trường THPT Đà Bắc trong tổng số 35 tiết học, kết hợp với phỏng vấn HS về sử dụng nhóm học tập; thu được tỉ lệ sử dụng PPDH theo nhóm như bảng sau:
26
Bảng 1.1: Tỷ lệ sử dụng PPDH theo nhóm trong dạy và học Sinh học 10
Mức độ Các tiêu chí Thường xuyên Thỉnh thoảng Không sử dụng SL tiết % SL tiết % SL tiết % GV hướng dẫn HS tổ chức hoạt động nhóm Dạy học kiến thức mới 14 40 13 37,15 8 22,85 Dạy học củng cố và ôn tập 21 60 9 25,72 5 14,28 Kiểm tra đánh giá 8 22,85 11 31,42 16 45,71 HS tự hình thành nhóm học tập Tìm hiểu kiến thức mới 7 20 18 51,53 10 28,57 Củng cố và ôn tập kiến thức 23 65,73 11 31,42 1 2,85 Tự kiểm tra và đánh giá 3 8,58 16 45,71 16 45,71
Chúng tôi cũng tiến hành nhiều buổi dự giờ, trao đổi với GV có trình độ chuyên môn vững vàng nhằm thu thập các dữ liệu làm cơ sở thực tiễn cho đề tài nghiên cứu.
1.2.1.1. Tình hình GV sử dụng hoạt động nhóm trong dạy học Sinh học 10
Trong dạy học hình thành kiến thức mới
Hoạt động nhóm là phương pháp được nhiều GV sử dụng trong dạy học bộ môn Sinh học, nhất là trong việc dạy học hình thành kiến thức mới. Tuy nhiên việc tổ chức nhóm ra sao, hoạt động nhóm trong dạy học kiến thức mới sao cho đạt hiệu quả cao thì không phải người dạy nào cũng thực hiện được.
Nhiều GV có tâm huyết với nghề đã chủ động tìm kiếm, học hỏi để đưa PPDH theo nhóm vào giảng dạy sao cho khoa học và hợp lý. GV thường áp dụng hoạt động nhóm cho những bài học có kiến thức mới mẻ, nhưng thường
27
chỉ dừng ở mức, tập hợp những HS ngồi kế cận nhau cho HS thảo luận trong thời gian ngắn, đưa ra những ý kiến nhanh, những thắc mắc ban đầu làm cơ sở để đưa ra vấn đề mới cho bài học, từ đó dẫn dắt vào bài học. Việc các em có thực sự thảo luận, những thắc mắc ý kiến mang tính tích cực bộc lộ năng lực của người học hay không, nhiều khi GV không để ý đến điều này.
Chính vì điều này nên dễ dàng nhận thấy qua bảng , số lượng người học tự hoạt động nhóm để tìm hiểu nội dung kiến thức mới là không nhiều, có chăng chỉ xuất hiện ở một vài HS thực sự đam mê môn học, hào hứng với những điều chưa biết, chưa được rõ mới cùng nhau tự hoạt động nhóm.
Trong dạy học củng cố, ôn tập, hoàn thiện kiến thức
Trong khâu củng cố bài học, đã có số lượng nhỏ GV sử dụng hoạt động nhóm để tóm tắt nội dung kiến thức đã học cho HS trên lớp, song chưa chú ý đến hoạt động nhóm của các em ngoài giờ trên lớp. Điều này không giúp tăng cường khả năng tự học của HS cũng như không hỗ trợ rèn luyện thêm cả về kiến thức và năng lực mà người học đã cùng nhau hình thành trên lớp. Cho nên hiệu quả mang lại từ việc tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học củng cố ôn tập, hoàn thiện kiến thức chưa nhiều.
Hiện nay trong giờ ôn tập của môn Sinh học, do nội dung kiến thức ôn tập thường nhiều nên GV luôn muốn tiết kiệm thời gian và công sức, đồng thời để phù hợp với hình thức kiểm tra đánh giá chủ yếu hiện nay là trắc nghiệm khách quan nên GV chủ yếu cho HS trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa, sách bài tập hoặc hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm nhanh. Mọi hoạt động dạy và học trong giờ ôn tập thường khá gấp rút và khẩn trương, HS thì chỉ chăm chú tới những nội dung được GV nhấn mạnh nhằm phục vụ cho các bài kiểm tra đánh giá chính vì vậy hiệu quả thu được của giờ ôn tập thường không cao, kèm theo đó mục tiêu dạy học nhằm phát triển năng lực cho người học cũng đôi khi bị quên lãng.
Tuy nhiên có một số GV đã tổ chức thành công những giờ học ôn tập hiệu quả với hoạt động nhóm, trong những giờ này HS cùng nhau hệ thống lại
28
kiến thức đã học dưới sự hướng dẫn của người dạy. Những nhóm này tiếp tục hoạt động khi về nhà, cùng giúp nhau hoàn thiện khối kiến thức, cùng giúp nhau chuẩn bị cho bài kiểm tra đánh giá sắp tới.
Do đó, việc nghiên cứu tìm cách tổ chức hoạt động nhóm vào dạy học với mục đích ôn tập và củng cố hoàn thiện kiến thức là hết sức cần thiết, mang tính thực tiễn cao. Hoạt động nhóm trong lúc này vừa dễ hình thành nhóm, vừa thuận lợi cho người học rèn luyện năng lực hợp tác cũng như những năng lực cá nhân khác.
Trong những nội dung thực hành
Hình 1.3. Phòng thực hành Sinh học ở trường THPT
GV thường xuyên tổ chức hoạt động nhóm trong những bài thực hành sinh học, đặc biệt trong những bài thực hành quan sát và giải phẫu. Với nội dung VSV học 10, tổ chức chia nhóm HS và tiến hành thực hành là điều cần thiết, bởi không phải nhà trường nào cũng được trang bị đầy đủ thiết bị để tất cả HS cùng lúc được thực hiện bài thực hành. Mặt khác, gói trong khuôn khổ một giờ thực hành chỉ có 45 phút , GV không đủ thời gian và công sức để hướng dẫn tỉ mỉ chi tiết cho từng người học thực hiện thành công thí nghiệm hoặc bài thực hành. Tuy nhiên, hoạt động nhóm trong những giờ này đòi hỏi công tác quản lý thật tốt, nếu không dễ gây lộn xộn, tránh tính trạng giờ thực
29 Trong kiểm tra, đánh giá
Hầu hết các bài kiểm tra đánh giá của bộ môn Sinh học ở trường THPT hiện nay dưới hình thức trắc nghiệm khách quan với hệ thống ngân hàng câu hỏi. Mỗi HS tự thực hiện bài kiểm tra của cá nhân mình, còn việc đánh giá kết quả của người học chủ yếu được thực hiện bởi GV, việc này giúp GV trực tiếp nhìn nhận được kết quả của mỗi người học thu được. Do đó, rất ít những bài kiểm tra đánh giá được tổ chức với hoạt động nhóm. Theo quan điểm của chúng tôi, trong kiểm tra đánh giá cần thiết phải có hoạt động nhóm, bởi hơn ai hết, người học muốn được nhận sự đánh giá từ 2 phía, của cả GV giảng dạy và những bạn học cùng.
1.2.1.2.Thực trạng HS tự hình thành nhóm học tập
Qua bảng khảo sát ta thấy HS ít khi tự thành lập những nhóm học tập để cùng nhau tìm hiểu kiến thức mới, hầu hết các em tự học tự tìm hiểu tri thức cho mình. Tuy nhiên những nhóm học tập hình thành để củng cố và ôn tập kiến thức cũ lại được HS tự tổ chức khá thường xuyên, các em thường phân chia công việc chuẩn bị bài ôn, cuối cùng tổng hợp thành tài liệu ôn tập chung sử dụng cho cả nhóm. Tự kiểm tra đánh giá bằng nhóm học tập còn là vấn đề khá mới mẻ với các em, mặc dù là phương pháp rất hiệu quả và mang tính khách quan công bằng cao nhưng ít được các em sử dụng. HS thường tự kiểm tra đánh giá trong nhóm khi có hoạt động nhóm cùng nhau tuy nhiên việc tự đánh giá này thường không chính xác, ít mang lại hiệu quả tiến bộ cho HS.
1.2.4. Phân tích nguyên nhân thực trạng sử dụng hoạt động nhóm trong dạy học Sinh học
1.2.4.1. Về phía giáo viên
Do lối dạy học truyền thống theo hình thức đọc chép đã tồn tại trong nhà trường phổ thông nhiều năm nay như một thói quen khó thay đổi.
Một số GV còn chưa tâm huyết với nghề, ý thức cải tiến PPDH chưa nhiều nên dẫn đến dạy học theo quán tính, thói quen, ngại thay đổi và ngại sử dụng phương pháp mới. Vì vậy PPDH theo nhóm nếu có được áp dụng cũng
30
chỉ là hình thức đơn giản, chưa thực sự mang tính khoa học để đạt được những ưu việt mà phương pháp mang lại. Dẫn tới kết quả của quá trình dạy học thu được không cao, chưa kích thích được tính tích cực, ham tìm hiểu tri thức của người học, mục tiêu hình thành và rèn luyện năng lực cho người học cũng vì thế mà gặp hoàn thành.
Nhiều GV đã tiếp cận với các PPDH tích cực song việc áp dụng vào thực tiễn giảng dạy vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi việc áp dụng các PPDH tích cực nói chung và PPDH theo nhóm nói riêng đòi hỏi người GV vừa phải nắm chắc nội dung tri thức vừa phải gia công tài liệu rất nhiều. Ngoài ra năng lực sư phạm của GV phải vững vàng, đầu tư nhiều thời gian công sức để theo dõi nhóm hoạt động, hỗ trợ và giúp đỡ các em kịp thời. Các hoạt động này khiến khâu thiết kế giáo án trở nên vất vả hơn.
Để tổ chức hoạt động nhóm đạt kết quả cao, GV cần biết sử dụng và phối hợp linh hoạt các thiết bị, phương tiện dạy học cũng như các điều kiện xã hội bên ngoài nhằm hỗ trợ các nhóm học tập. Có như vậy giờ học mới kích thích được tính tích cực của người học, khiến người học hợp tác và học tập cùng nhau thuận lợi hơn.
Đa số giáo viên cho rằng những PPDH tích cực nói chung và PPDH theo nhóm nói riêng chỉ nên áp dụng với những HS khá và giỏi vì chỉ những em này mới có khối kiến thức nền tốt, có ý thức học tập để tiếp nhận và phát huy hiệu quả thực sự của những PPDH này. Đây là một ý kiến chủ quan chưa đúng đắn bởi nếu chỉ HS khá giỏi mới áp dụng được thì chả cần tới những PPDH tích cực, các PPDH truyền thống cũng giúp các em học tập hiệu quả rồi. Mục tiêu chúng ta hướng tới là để các em tự giúp nhau, những HS khá giỏi sẽ giúp đỡ bạn mình học tốt hơn.
GV hầu như chú trọng tới nội dung kiến thức mà HS thu nhận được, chứ chưa chú tâm tới năng lực hay thái độ và hành vi của người học. Chính vì điều này, các PPDH tích cực nói chung và PPDH theo nhóm nói riêng chưa thu được kết quả về lâu dài. Tức là, ở trên lớp thì các em học theo nhóm dưới
31
sự sắp xếp của GV, khi rời trường lớp các em lại quay về cách học truyền thống mà chưa chủ động thành lập và duy trì nhóm cho những hoạt động học tập về sau.
1.2.4.2. Về phía học sinh
Nhiều HS coi môn Sinh học ở THPT là môn phụ, do vậy các em thiếu sự đầu tư thời gian và công sức vào việc học mà chỉ học mang tính chất đối phó với việc kiểm tra, đánh giá của GV.
Trong quá trình học, HS còn thụ động, chưa tích cực, chủ động trong lĩnh hội kiến thức.
Hầu hết HS chưa đổi mới cách học, chỉ quen với cách học thuộc lòng nội dung cơ bản được ghi chép ở trên lớp và chưa chú ý đến phân tích, chứng minh và tìm hiểu bản chất của các nội dung đó.
1.2.4.3. Nguyên nhân khách quan khác
Một nguyên nhân quan trọng khác là cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học bộ môn ở trường phổ thông chưa đầy đủ. Đặc biệt là thiết kế môi trường lớp học, các dụng cụ thực hành được trang bị hầu như để phục vụ HS tự thực hành và học, chưa thuận lợi cho HS thực hiện công tác nhóm.
Hình 1.4. Một số kiểu bàn học phục vụ hoạt động nhóm
Mặt khác, chương trình, SGK tuy mới cập nhật, hiện đại, nhưng bổ sung nhiều kiến thức mới và khó, nhất là chương trình Sinh học 10. Trong khi đầu tư trang thiết bị lại không theo kịp và GV lại không được bồi dưỡng, đào tạo để kịp thời đáp ứng việc dạy học theo chương trình mới. Từ đó dẫn đến việc dạy và học còn chưa đạt kết quả cao.
32
TIỂU KẾT CHƯƠNG I
Trải qua quá trình đọc và nghiên cứu tài liệu chúng tôi nhận ra được cơ sở lý luận của PPDH theo nhóm. Đây chính là nền tảng để xây dựng và triển khai quy trình dạy học nhóm vào trong thực tiễn giảng dạy sao cho phát huy được các ưu điểm của phương pháp và hạn chế ở mức thấp nhất các yếu điểm có thể xảy ra. Chúng tôi nhận định đúng đắn vai trò của GV trong công tác tổ chức và điều khiển nhóm học tập đồng thời cũng cân nhắc tới các yếu tố có thể ảnh hưởng tới người học trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên để phương pháp có thể đạt hiệu quả cao còn phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của đối tượng áp dụng, do vậy cần thiết phải tìm hiểu kỹ các đặc điểm của người học cũng như điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường trước khi áp dụng phương pháp này vào thực tiễn giảng dạy.
33
CHƯƠNG 2
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NHÓM
TRONG DẠY HỌC PHẦN III: VI SINH VẬT, SINH HỌC 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG