Quy trình tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học phần III vi sinh vật, sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 50 - 104)

10. Cấu trúc của luận văn

2.4. Quy trình tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học

Thứ tự các bước và nội dung các bước của quy trình tổ chức hoạt động nhóm được mô tả theo bảng sau:

Bảng 2.2. Quy trình của hoạt động nhóm trong dạy học

Các

bước Tên Nội dung

Bước 1

Chia nhóm

Có thể chia nhóm ngẫu nhiên hay nhóm chủ định, phụ thuộc vào mục đích của việc hoạt động nhóm. Trong đó:

Số thành viên trong nhóm: phụ thuộc nhiệm vụ của bài

học, số lượng các thiết bị phục vụ cho bài học.

Thời gian hoạt động nhóm: nếu thời gian ít thì nhóm

nhỏ sẽ hoạt động hiệu quả hơn nhóm lớn vì với ít thành viên thì trách nhiệm mỗi cá nhân cao hơn, cần ít thời gian hơn cho công tác quản lý , thông thường những nhóm nhỏ từ 2 đến 6 người sẽ cho hiệu quả cao đối với thời lượng một tiết học trên lớp.

Trong điều kiện các trường phổ thông ở nước ta hiện nay: bàn ghế cố định (bàn cố định luôn với ghế hoặc cồng kềnh khó di chuyển), mỗi bàn từ 2 đến 4 HS,do đó việc chia nhóm khi ghép 2 bàn cạnh nhau theo chiều dọc lớp sẽ thuận lợi và dễ thuận lợi cho trao đổi và làm việc.

42 Bước 2 Giao nhiệm vụ

GV giao nhiệm vụ cho nhóm phải cụ thể rõ ràng, xác định rõ được mục tiêu về kiến thức và năng lực cần đạt được. Tốt nhất nên giao nhiệm vụ cho HS trên bảng hoặc dùng máy chiếu cho toàn lớp xem nếu có điều kiện. Như vậy các nhóm sẽ biết mình cần phải làm gì, có sự nhìn nhận về nhiệm vụ các nhóm khác, đồng thời sơ bộ hình dung nhóm mình cần có những chuẩn bị gì, điều này thuận lợi cho mỗi nhóm tự làm việc hoặc có thể giúp đỡ lẫn nhau giữa các nhóm.

Quy định thời gian làm việc cho nhóm, cần dự tính thời gian thích hợp để HS di chuyển và thảo luận.

Đưa ra hình thức kiểm tra đánh giá hoạt động nhóm công khai trước toàn lớp, tiêu chí để đánh giá cần rõ ràng, chi tiết cho từng hoạt động. Sao cho khi mỗi nhóm tiến hành nhiệm vụ cũng có thể tự đánh giá được kết quả của nhóm mình.

Đồng thời yêu cầu luôn về hình thức trình bày kết quả nhóm. Bước 3 Làm việc trong nhóm

GV nên để các nhóm tự bầu ra nhóm trưởng, thư ký và tự phân công nhiệm cụ của từng thành viên. GV lúc này trong vai trò theo dõi và bao quát hoạt động của nhóm, theo dõi nhóm hoạt động ra sao và có sự giúp đỡ kịp thời tới người học.

Sau khi mỗi thành viên trong nhóm nhận nhiệm vụ, HS sẽ tự thực hiện nhiệm vụ được giao, chủ động giao tiếp chia sẻ và yêu cầu sự giúp đỡ từ các thành viên còn lại trong nhóm hoặc từ các nhóm khác.

43 Bước

4

Báo cáo kết quả

Đại diện nhóm lên trình bày kết quả (có thể chỉ là một thành viên bất kỳ hoặc luân phiên nhau để phát huy hiệu quả đối với nhiệm vụ của từng thành viên trong nhóm).

Cách trình bày phổ biến nhất hiện nay là HS thuyết trình, GV và các nhóm khác trong lớp lắng nghe. Cách này sẽ rèn luyện cho HS năng lực thuyết trình trước đám đông tuy nhiên nếu lớp có nhiều nhóm và có nhiều nội dung kiến thức thì cách này khá mất thời gian. Một cách khác để trình bày kết quả là GV chia bảng ra làm nhiều phần, mỗi nhóm sẽ cử thành viên của nhóm mình lên viết và minh họa nhiệm vụ của nhóm bằng sơ đồ hoặc hình vẽ. Ngoài ra còn có thể sử dụng một số phương pháp sau đây:

Phương pháp thị trường : các nhóm sẽ trình bày kết quả của nhóm mình trên giấy khổ A0 rồi treo lên tường lớp học tại vị trí của nhóm ngồi. (gần tương tự như buổi triễn lãm tranh). Các HS sẽ tự đi xem xét kết quả của các nhóm khác, nghe họ giải thích và đặt câu hỏi nếu có thắc mắc. GV sẽ trong vai trò theo dõi và quản lý để tránh tình trạng ồn ào, mất trật tự trong lớp học.

Phương pháp hội chợ: Nhóm tự phân công cá nhân nào sẽ ở lại trình bày bài của nhóm, còn lại các thành viên khác chia nhau tới các nhóm còn lại để thảo luận và thu nhận ý kiến và trở về bổ sung cho bài của nhóm mình,

Với 2 phương pháp trình bày nêu trên chắc chắn HS sẽ tích cực và hứng thú tham gia, hiệu quả cho rèn luyện năng lực hợp tác và giao tiếp.

44 Bước 5 Tổng kết và đánh giá kết quả

Vai trò chủ yếu thuộc về GV, GV sẽ giúp người học có kiến thức của nội dung đó chính xác, đầy đủ nhất, giải đáp những thắc mắc, các vấn đề tranh cãi. Đặc biệt là đánh giá kết quả của các nhóm công khai căn cứ vào các tiêu chí đưa ra ban đầu, kịp thời khích lệ những nhóm có thành tích tốt và góp ý động viên những nhóm chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2.5. Tổ chức hoạt động nhóm vào giảng dạy phần III: VSV, Sinh học 10 - THPT

2.5.1. Tổ chức hoạt động nhóm (hoạt động trà trộn ) trong giảng dạy Bài 24 Thực hành: LÊN MEN ETILIC VÀ LACTIC Bài 24 Thực hành: LÊN MEN ETILIC VÀ LACTIC

(thời gian thực hiện 2 tiết trong 2 tuần liên tiếp) Tiết 1

A. Mục tiêu 1. Kiến thức

Viết và giải thích được sơ đồ: Quá trình lên men etilic

Tinh bột Glucoz Etanol+ C02

Quá trình lên men lactic Lên men lactic đồng hình

Glucoz Axit lactic

Lên men lactic dị hình

Glucoz Axitlactic + CO2 + Etanol+ axit axelic… Phân biệt được 2 quá trình lên men lactic đồng hình và lên men lactic dị hình (vi khuẩn tham gia, sản phẩm tạo thành).

Nấm (đường hóa) Nấm men rượu

Vi khuẩn lactic đồng hình

45

Vận dụng được những hiểu biết về quá trình phân giải của VSV để giải giải thích những hiện tượng liên quan đến đời sống hàng ngày (thịt cá bị ôi thiu vì sao, cách giữ thực phẩm tươi lâu).

2. Kỹ năng

Lý giải được kết quả của sản phẩm thực hành, biện luận được nguyên nhân của hiện tượng.

Mở rộng giao tiếp với bạn bè trong nhóm, hợp tác với bạn cùng nhóm để triển khai nhiệm vụ của nhóm thực hành.

Mạnh dạn hợp tác, trao đổi kinh nghiệm với các nhóm khác trong lớp. 3. Thái độ

Trên cơ sở nắm vững các kiến thức cơ bản, HS tích cực chủ động vận dụng các kiến thức vào thực tiễn đời sống.

Hình thành được cách nhìn nhân sinh quan đúng đắn về vai trò của VSV trong đời sống.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

Giáo viên: Phiếu học tập, giáo án

Học sinh: Kiến thức của bài học cũ, Sách giáo khoa

C. Phương pháp dạy học

Thuyết trình có sử dụng vấn đáp

Dạy học theo nhóm (hoạt động trà trộn) D. Tiến trình dạy học

1. Ổn định trật tự lớp, kiểm tra sĩ số 2. Kiểm tra bài cũ

46 Bảng 2.3. Phiếu học tập số 1 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Trường: Lớp: Họ và tên:

Câu hỏi 1: Quá trình tổng hợp các chất ở VSV diễn ra như thế nào? Có gì đặc biệt trong quá trình tổng hợp ở các VSV?

Câu hỏi 2: Quá trình phân giải Polisaccarit của VSV diễn ra ở đâu? Con người ứng dụng quá trình này vào thực tiễn như thế nào?

Câu hỏi 3: Trình bày mối quan hệ giữa tổng hợp và phân giải ở VSV 3. Nội dung bài mới

Do nội dung kiến thức của tiết học này chỉ chú trọng việc hướng dẫn học sinh tự thực hiện thí nghiệm tại nhà nên sẽ đi sâu vào triển khai hoạt động nhóm : chia nhóm và giao nhiệm vụ.

Hoạt động 1: Chia nhóm học sinh

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

GV: Nêu mục tiêu của bài thực hành HS: Trả lời

GV: Chia lớp thành 4 nhóm HS, thường là mỗi tổ HS gồm 2 bàn là một nhóm

HS: Sau khi chia nhóm các nhóm sẽ tiến hành tự bầu nhóm trưởng, thư kí điền tất cả thông tin nhóm, cuối giờ đưa lại cho GV hướng dẫn theo mẫu phiếu học tập

47

Bảng 2.4. Phiếu thông tin nhóm thực hành

PHIẾU THÔNG TIN NHÓM THỰC HÀNH

Lớp: Trường: Nhóm số:

Nhiệm vụ: Số thành viên: Nhóm trưởng: Thư kí:

Nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên

Thành viên 1: Thành viên 2: Thành viên 3: Thành viên 4:

Thời gian thực hiện: Địa điểm thực hiện:

Hoạt động 2: Giao nhiệm vụ

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

GV: Trình bày những hiểu biết về sản phẩm nếp cẩm (sản phẩm lên men etilic) và sữa chua (sản phẩm của lên men lactic)

HS: Trả lời

GV: Hoàn thiện và bổ sung ý kiến của HS

GV: Giao nhiệm vụ cho 2 nhóm sẽ làm nếp cẩm, 2 nhóm còn lại sẽ làm sữa chua

GV: Yêu cầu HS tìm hiểu nguyên liệu, cách thực hiện để làm bài thực hành

HS: Nghiên cứu chi tiết quá trình thực hiện

GV: Hướng dẫn quá trình thực hiện cụ thể theo bảng dưới đây

Hiểu biết về 2 sản phẩm trên. Quy trình thực hiện nếp cẩm và sữa chưa

48

Bảng 2.5: Quy trình thực hành của nhóm

Nhóm làm sữa chua Nhóm làm nếp cẩm

Chuẩn bị

- 1 lon sữa đặc

- 1 lon sữa bò nước sôi nóng (lấy lon sữa đặc đong)

- 2 lon sữa tươi (lấy lon sữa đặc để đong)

- 1 - 2 hộp sữa chua cái, sữa chua cái là sữa không đường, có màu trắng, có thể dùng sữa của hãng nào cũng được. - Cốc thủy tinh hoặc hộp nhựa để đựng sữa chua. Gạo nếp cẩm 0,5kg Men rượu 100g (2 bánh men) Quy trình

Mở hộp sữa đặc, đổ sữa vào một khay to.

Dùng lon sữa bò đã mở, đong một lon đầy nước sôi.

Đổ từ từ nước sôi vào khay có đựng sữa đặc, dùng thìa gỗ lớn khuấy đều để hỗn hợp sữa đặc tan (A).

Dùng lại lon sữa bò đã mở, đong 2 lon sữa tươi.

Đổ từ từ sữa tươi vào hỗn hợp (A), khuấy cho tan đều.

Múc hỗn hợp sữa chua cái đổ vào hỗn hợp sữa đặc và sữa tươi ở trên, trộn đều. Nếu sữa chua cái còn đặc, chưa tan hết hẳn, cần dùng cái rây, rây cho

Gạo nếp cẩm nhặt hết thóc, sạn, vo sạch rồi nấu thành cơm (chỉ cho ít nước xăm xắp). Nấu như nấu xôi bình thường, thỉnh thoảng cho thêm một ít nước để các hạt cơm được nở đều, chín mềm.

Cơm chín, cho ra một

chiếc mâm rộng, dùng đũa tãi mỏng cơm cho mau nguội. Lưu ý, cơm khi chín hạt phải căng mọng màu tím thẫm, không bị nát, hạt cơm

49 sữa chua cái thật mịn.

Đun một nồi nước to để làm nồi ủ sữa chua, nên chọn nồi dày dày một chút để giữ được nhiệt được lâu. Đun nồi nước đến lúc nào nhìn xuống phía dưới đáy nồi thấy sôi hơi lăn tăn tầm khoảng 80ºC là tắt bếp. Nếu đun nước sôi thì phải đợi nước nguội bớt, nước quá nóng khi ủ sẽ làm sữa chua bị kết tủa.

Dùng thìa lớn múc sữa chua vào cốc, nếu không có cốc thủy tinh có thể dùng cốc nhựa để làm sữa chua.

Để từng lọ thủy tinh vào nồi nước nóng đã đun, đậy nắp lọ thủy tinh lại. Nước ủ không nên ngập mặt lọ, chỉ tới 2/3 cổ lọ là được, nếu ngập mặt sẽ làm nước tràn vào lọ, sữa không đông lại được.

Phía bên trên nồi đậy một cái khăn rồi đậy kín nắp để nơi thoáng qua đêm hoặc từ 8 đến 10 tiếng đồng hồ là có thể dùng được. Nếu thời tiết quá lạnh ủ lần thứ nhất tầm 4 tiếng sau rồi đặt nồi ủ lại lên bếp, bật bếp lên đun nồi ủ tầm từ 3 - 4 phút để nồi nóng lại thêm một lần nữa, tắt bếp; ủ

bóng mới là cơm ngon, men rượu giã nhỏ, chia làm 2 phần, lấy một phần trộn vào cơm nếp khi còn ấm.

Cho cơm nếp vào lọ thủy tinh hay vò sành (rửa sạch, phơi khô), hoặc rổ có lót lá chuối, cứ rải một lớp cơm nếp cẩm lại rải một lớp mỏng men rượu (phần còn lại). Làm như vậy cho đến hết nhưng mặt cuối cùng phải là một lớp men

Đậy nắp lọ lại. Nếu ủ

trong rổ, gập lá chuối lại, đặt rổ lên cái chậu sạch hoặc nồi để hứng nước rượu.

Dùng chăn mỏng bọc quanh rổ nếp cẩm và sau đó mang ủ vào chỗ mát. Nhiệt độ ủ tốt nhất là từ 20 – 25 độ C.

Cứ sau 1 ngày lại mở ra, dùng đũa xới đều

50

tiếp từ 4 - 5 tiếng hoặc ủ qua đêm. Cách ủ 2 lần như vậy sẽ làm sữa chua mau đặc lại. Nếu thời tiết nắng nóng thì không cần ủ 2 lần, vì thời tiết nóng sữa chua rất mau đặc và chua.

cơm và men lên, sau đó tiếp tục ủ.

Với trời mùa hè này, chỉ cần ủ 2-3 ngày là có thể ăn được cơm rượu

Hoạt động 3: Tiến hành thực hiện Hoạt động của thầy và trò Nội dung

GV: Yêu cầu HS trình bày những lo lắng của nhóm khi tiến hành bài thực hành

HS: Thảo luận và bàn bạc, tự phân chia nhiệm vụ cho phù hợp, trình bày trước lớp những khó khăn của nhóm

GV: Cùng HS đề xuất và tham khảo giải pháp phù hợp.

GV: đưa ra bảng đánh giá nhóm HS: Đóng góp ý kiến và hoàn thiện các tiêu chí đánh giá

GV: Yêu cầu học sinh thực hiện 2 sản phẩm ở nhà.

Nhận diện được khó khăn khi thực hiện hoạt động nhóm

51

Bảng 2.6. Phiếu đánh giá kết quả làm việc nhóm Tổng hợp đánh giá Tiêu chí Không Có Nhận xét Đúng hạn Không đúng hạn Chuẩn bị kế hoạch toàn đợt và

đưa giáo viên xem trước

Lập kế hoạch cụ thể cho từng ngày

Ghi đầy đủ biên bản họp nhóm Ghi chép phiếu học tập

Ghi chép bổ sung, đánh giá cải tiến cho những buổi tiếp theo

Trình giáo viên những phương pháp sẽ sử dụng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ

Tiếp thu và điều chỉnh kế hoạch phù hợp với điều kiện làm việc

Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng cần thiết cho nội dung thực hành

Thống kê kết quả cho từng buổi thực hiện

Tham gia đủ các buổi họp nhóm, tổng kết

52 Dặn dò và củng cố:

Yêu cầu học sinh thực hiện sản phẩm ở nhà

Trong suốt thời gian đó, HS tự quản lý và thực hiện công việc của nhóm Giáo viên theo dõi hoạt động nhóm và sẫn sàng giúp đỡ khi cần thiết HS chuẩn bị cho buổi báo cáo kết quả vào tuần sau.

Tiết 2 A. Mục tiêu

1. Kiến thức

Biện luận được kết quả sản phẩm

Giải thích được lý do vì sao sữa chua hoặc nếp cẩm hỏng 2. Kỹ năng

Hình thành và rèn luyện được năng lực hợp tác thông qua làm việc nhóm 3. Thái độ

Hình thành được cách nhìn nhân sinh quan đúng đắn về vai trò của VSV trong đời sống thực tiễn.

B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

Giáo viên: thực hiện mang rau cải đã được muối chua đã chuẩn bị từ

trước lên lớp, giáo án

Học sinh: thành phẩm của quá trình thực hành. Mang thêm một số lượng

nhất định cốc và thìa.

C. Phương pháp dạy học Thuyết trình tích cực Hoạt động nhóm trà trộn D. Tiến trình bài học

1. Kiểm tra sĩ số, bài trí lớp học

Lớp tiến hành kê lại bàn ghế, sao cho thuận lợi cho việc đi lại giao lưu giữa các nhóm. Có thể kê bàn GV ở vị trí trung tâm lớp, quây xung quanh là bàn HS xếp thành hình chữ U.

53 2. Nội dung bài học

Hoạt động 1: Báo cáo kết quả

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

HS: Lớp trưởng điều hành buổi báo cáo

Các nhóm cử người mang sản phẩm mẫu lên để giáo viên nhận xét

GV: Quan sát, kiểm tra chất lượng của sản phẩm thực hành và nhận xét công khai trước tập thể lớp HS: Thư ký của mỗi nhóm lên báo cáo trước lớp nhật ký hoạt động của nhóm

GV: Đặt câu hỏi cho từng nhóm về sản phẩm tạo thành

HS: Lý giải kết quả của sản phẩm thu được GV: Giúp đỡ học sinh trong quá trình báo cáo

Một phần của tài liệu Tổ chức hoạt động nhóm trong dạy học phần III vi sinh vật, sinh học 10 trung học phổ thông (Trang 50 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)