Quản lý nhà nước Về thị trường chứng khoán
Trang 1LỜI NÓI ĐẦU
Hiện nay, thời đại của chúng ta là thời đại mang xu hướng toàn cầu hoá vàkhu vực hoá Hoà nhập với không khí này, Việt nam vừa gia nhập và là thànhviên của tổ chức thương mại thế giới WTO Khi được trở thành viên của tổ chứcthương mại thế giới thì đồng nghĩa Việt Nam cũng gặp nhiều khó khăn và đồngthời cũng gặt hái được nhiều thành công Để thu được kết quả tốt từ quá trìnhhội nhập chúng ta phải đánh giá, nhận định về cơ hội cũng như là thách thứcđang đặt ra, chúng ta phải biết đâu là thế mạnh mình phải phát huy và đâu làđiểm yếu cần phải khắc phục Và đặc biệt hơn nữa chúng ta phải nhận định đượcxu hướng đi chung của Thế giới, những yếu tố nào các nước đang chú trọng.
Chính vì điều đó, mà em thấy rằng thị trường chứng khoán trên thế giớihiện nay là một trường nóng bỏng và có nhiều triển vọng đi lên Nó không chỉ làmột kênh huy động vốn có hiệu quả cho hoạt động đầu tư trong nền kinh tế màcòn là nhân tố thúc đẩy hoạt động của nền kinh tế diễn ra suôn xẻ hơn Cho nên
em chọn đề tài luận văn là “QLNN Về thị trường chứng khoán”.
Đối tượng của đề tài
Vai trò của Nhà nước trong quản lý các hoạt động của TTCK Việt Nam.Vai trò này được biều hiện qua các hoạt động cụ thể của Nhà nước trong quản lýcác hoạt động của TTCK
Trang 2-Nghiên cứu mô hình cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường chứngkhoán Việt Nam; đồng thời đề xuất giải pháp để nâng cao vai trò QLNN đối vớiTTCK Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận cơ bản về thị trường chứngkhoán, nghiên cứu thống kê, phân tích số liệu, nắm bắt thông tin từ các phươngtiện thông tin đại chúng nhằm tìm ra những thành công và những thất bại của thịtrường chứng khoán Việt Nam.
Nội dung của đề tài bao gồm :
Chương I: Tổng quan chung về chứng khoán, thị trường chứng khoán và
QLNN đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Chương II: Thực trạng QLNN đối với thị trường chứng khoán Việt Nam.Chương III: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với
TTCK Việt Nam.
CHƯƠNG I:
Trang 3TỔNG QUAN CHUNG VỀ CHỨNG KHOÁN, THỊ TRƯỜNG CHỨNGKHOÁN VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM
I Tổng quan về chứng khoán
1 Khái niệm và đặc điểm của chứng khoán
Chứng khoán được coi là những giấy tờ có giá và có khả năng chuyểnnhượng, xác định số vốn đầu tư (tư bản đầu tư); chứng khoán xác nhận quyềnsở hữu hoặc quyền đòi nợ hợp pháp, bao gồm các điều kiện về thu nhập và tàisản trong một thời hạn nào đó.
Thuật ngữ “giấy tờ có giá” có nghĩa rộng hơn là thuật ngữ “ chứngkhoán” Theo Luật chứng khoán được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2007
của Việt Nam, chứng khoán được định nghĩa như sau: “Chứng khoán là chứngchỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sởhữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành”.
Chứng khoán là một tài sản tài chính và nó có các đặc điểm sau:
Tính thanh khoản: Tính thanh khoản của tài sản là khả năng chuyển tàisản đó thành tiền mặt Khả năng này cao hay thấp phụ thuộc vào cung cầu vốn;thời gian, chi phí cần thiết cho việc chuyển đổi.
Tính rủi ro: Chứng khoán là tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tácđộng lớn của rủi ro, bao gồm rủi ro có hệ thống và rủi ro không có hệ thống.Rủi ro có hệ thống hay rủi ro thị trường là loại rủi ro tác động tới toàn bộ hoặchầu hết các tài sản Loại rủi ro này chịu tác động của các điều kiện kinh tế chungcủa nền kinh tế như: lạm phát, sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất Rủi rokhông có hệ thống là loại rủi ro chỉ tác động đến một tài sản hay một nhóm nhỏcác tài sản Loại rủi ro này thường liên quan tới điều kiện của nhà phát hành
Tính sinh lợi: Chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi sở hữu nó,
nhà đầu tư có thể nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai Thu nhậpnày được bảo đảm bằng lợi tức được phân chia hàng năm và việc tăng giá chứngkhoán trên thị trường
Trang 42 Phân loại chứng khoán
Tuỳ theo cách chọn tiêu thức, người ta có thể phân loại chứng khoánthành nhiều loại khác nhau Tuy nhiên ở đây, chứng khoán được chia thành batiêu thức chủ yếu, đó là theo tính chất của chứng khoán, theo khả năng chuyểnnhượng và theo khả năng thu nhập.
2.1 Phân loại chứng khoán theo tính chất
Theo tính chất của chứng khoán, các loại chứng khoán được phân thành:Chứng khoán vốn; chứng khoán nợ và chứng khoán phái sinh.
a Chứng khoán vốn:
Chứng khoán vốn là chứng thư xác nhận sự góp vốn và quyền sở hữuphần vốn góp và các quyền hợp pháp khác đối với tổ chức phát hành Đại diệncho chứng khoán vốn là cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư.
Cổ phiếu là một loại chứng khoán vốn được phát hành dưới dạng chứngchỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp đối với tàisản hoặc vốn của công ty cổ phần Cổ phiếu là công cụ tài chính có thời hạnthanh toán là vô hạn.
b Chứng khoán nợ
Chứng khoán nợ, điển hình là trái phiếu, là loại chứng khoán quy địnhnghĩa vụ của người phát hành (người đi vay) phải trả cho người sở hữu chứngkhoán (người cho vay) một khoản tiền nhất định bao gồm gốc và lãi trong thờigian cụ thể.
Là một loại giấy tờ có giá xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát hànhnên về hình thức chứng khoán nợ thường có những đặc điểm như sau:
+ Mệnh giá (giá trị danh nghĩa của chứng khoán)
+ Lãi suất (là mức lãi suất mà tổ chức phát hành phải trả cho người sở hữukhi chứng khoán đáo hạn)
+Thời gian đáo hạn (là khoảng thời gian mà tổ chức phát hành chứngkhoán phải hoàn trả cả vốn và lãi cho người sở hữu chứng khoán)
Trang 5c Chứng khoán phái sinh
Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính có nguồn gốc từ chứngkhoán và có quan hệ chặt chẽ với các chứng khoán gốc Các chứng khoán pháisinh được hình thành do nhu cầu giao dịch của người mua và người bán và pháttriển phụ thuộc vào mức độ phát triển của thị trường chứng khoán Có thể phânloại chứng khoán phái sinh thành các loại như sau:
Quyền mua trước
Quyền mua trước hay là đặc quyền mua là một quyền ưu đãi được gắnvới một cổ phiếu đang lưu hành, do công ty phát hành ra cổ phiếu đó để huyđộng thêm vốn cổ phần, quyền mua trước cho phép người sở hữu những cổ phầnđang lưu hành được mua một số nhất định cổ phiếu trong đợt phát hành mới củacông ty, tại một mức giá xác định thấp hơn mức giá chào bán ra công chúngtrong một thời hạn nhất định.
Chứng kế (bảo chứng phiếu)
Chứng kế hay còn gọi là bảo chứng phiếu (cam kết bán) là một loạichứng khoán được phát hành cùng với trái phiếu hay cổ phiếu ưu đãi mà ngườisở hữu nó có quyền được mua một số lượng chứng khoán nhất định tại một mứcgiá xác định và trong một thời hạn nhất định.
Hợp đồng kỳ hạn
Hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận giữa người mua và người bán thựchiện một giao dịch hàng hoá ở một thời điểm chắc chắn trong tương lai với mứcgiá và khối lượng xác định.
Trang 6lượng hàng hoá cơ sở nhất định tại một mức giá xác định trong một thời giannhất định.
2.2 Phân loại chứng khoán theo khả năng chuyển nhượng
Theo cách thức này chứng khoán được phân thành chứng khoán ghi danhvà chứng khoán vô danh
Chứng khoán vô danh là loại chứng khoán không ghi tên chủ sở hữu
nên việc chuyển nhượng quyền sở hữu các chứng khoán này đơn giản, dễ dàngvà thuận tiện.
Chứng khoán ghi danh là giấy xác nhận quyền sở hữu hoặc quyền đòi
nợ có ghi tên chủ sở hữu Loại chứng khoán này được phép chuyển nhượngnhưng phải tuân theo những quy định pháp lý cụ thể
2.3 Phân loại chứng khoán theo thu nhập
Chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi sở hữu nó, nhà đầu tư có thểnhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai Tuỳ theo thu nhập, chứngkhoán được chia thành các loại sau:
a Chứng khoán có thu nhập cố định.
Chứng khoán có thu nhập cố định là loại chứng khoán có số thu nhập cốđịnh không phụ thuộc vào kết quả hoạt động của tổ chức phát hành Nó có thểlà chứng khoán vô danh hoặc chứng khoán ghi danh, có thể là tín phiếu, tráiphiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi Thông thường, việc phát hành các loại chứng khoáncó thu nhập cố định phải kèm theo những quy định pháp lý cụ thể nhằm bảo vệlợi ích của nhà đầu tư.
b Chứng khoán có thu nhập không cố định
Là loại chứng khoán không xác định tỷ lệ lãi được hưởng Cổ phiếuthường (cổ phiếu phổ thông) có thể được coi là đại diện cho loại chứng khoán cóthu nhập biến đổi Thu nhập do việc sở hữu cổ phiếu mang lại gọi là cổ tức (haylợi tức cổ phần), nó biến động theo kết quả kinh doanh của công ty.
c Chứng khoán có hình thức hỗn hợp
Trang 7Các chứng khoán có hình thức này là những chứng khoán vừa mang tínhchất của chứng khoán có thu nhập cố định, vừa mang tính chất của chứng khoáncó thu nhập biến đổi Ví dụ, có cổ phiếu ưu đãi có quyền được hưởng một mứclãi suất cố định hàng năm, đồng thời lại được hưởng thêm lợi tức được chia từkết quả hoạt động kinh doanh của công ty phát hành Việc phát hành loại chứngkhoán này nhằm để thích ứng với nhu cầu đặc biệt của thị trường vốn
3.Cổ phiếu
Cổ phiếu là một loại chứng khoán phát hành dưới dạng chứng chỉ hoặcbút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp của người sở hữu cổphiếu đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành
Cổ phiếu là loại chứng khoà nó có những tính chất sau:
- Xác nhận việc đầu tư vốn vào tổ chức phát hành ra cổ phiếu
- Không có kỳ hạn, cổ phiếu tồn tại cùng với sự tồn tại của tổ chức pháthành ra nó
- Có thể được phát hành khi thành lập tổ chức hoặc khi tăng vốn
- Người sở hữu cổ phiếu sở hữu một phần vốn/tài sản của tổ chức pháthành và chịu trách nhiệm hữu hạn về tình hình hoạt động của tổ chứcđó
- Cổ phiếu có thể được chuyển nhượng
Căn cứ vào quyền lợi của người sở hữu cổ phiếu thì cổ phiếu có nhữngloại như sau:
- Cổ phiếu phổ thông: lợi tức phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh
doanh của tổ chức phát hành Người sở hữu cổ phiếu là cổ đông và có quyền bỏphiếu bầu ra Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, các quyết định lớn trong hoạtđộng kinh doanh của công ty theo chế độ Đại hội cổ đông.
- Cổ phiếu ưu đãi: cổ phiếu có những đặc quyền nhất định, chẳng hạn như
được hưởng lãi cố định, được ưu tiên chia lãi trước, được ưu tiên trong bỏ
Trang 8phiếu….Cổ phiếu ưu đãi gồm có: cổ phiếu ưu đãi tích luỹ; cổ phiếu ưu đãikhông tích luỹ; cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi; cổ phiếu ưu đãi có quyền chuộc lại
Căn cứ vào khả năng chuyển nhượng thì cổ phiếu gồm:
- Cổ phiếu ghi danh: có ghi tên chủ sở hữu- Cổ phiếu vô danh: không ghi tên chủ sở hữu
4 Trái phiếu
Trái phiếu là loại chứng khoán nợ được phát hành dưới hình thức chứngchỉ, bút toán ghi sổ xác định nghĩa vụ trả nợ của tổ chức phát hành trái phiếu đốivới người sở hữ trái phiếu.
Là chứng khoán nợ nên trái phiếu có những tính chất sau:- Xác nhận việc vay nợ của tổ chức phát hành
- Chủ yếu là có kỳ hạn- Lãi suất thường cố định- Có thể chuyển nhượng
Chủ thể phát hành trái phiếu là các đơn vị sản xuất kinh doanh và cảChính phủ Trái phiếu là công cụ quan trọng của thị trường tài chính ở các nướccó thị trường chứng khoán phát triển, qui mô giao dịch trái phiếu thường gấp 3-4lần qui mô giao dịch cổ phiếu Trái phiếu có thể được chia làm các loại sau:
Trái phiếu công ty: Chủ thể phát hành trái phiếu là các đơn vị sản xuất
kinh doanh Trái phiếu công ty có các loại như trái phiếu thế chấp; trái phiếu tínchấp; trái phiếu chuyển đổi; trái phiếu chiết khấu; trái phiếu thả nổi.
Trái phiếu chính phủ: Chủ thể phát hành trái phiếu là Chính phủ Chính vì
vậy các loại trái phiếu chính phủ được coi là có hệ số an toàn và tính thanhkhoản cao nhất Các loại trái phiếu chính phủ thường gặp ở Việt Nam bao gồmtrái phiếu, tín phiếu kho bạc, trái phiếu đô thị, công trái xây dựng đất nước…
II Thị trường chứng khoán
1 Bản chất của thị trường chứng khoán.
Trang 9Thị trường chứng khoán được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịchmua bán chứng khoán trung và dài hạn như trái phiếu chính phủ, cổ phiếu và tráiphiếu công ty Các công cụ tài chính ngắn hạn được giao dịch trên thị trườngtiền tệ, không thuộc phạm vi hoạt động của TTCK.
2 Vị trí và cấu trúc của thị trường chứng khoán2.1 Vị trí của TTCK trong thị trường tài chính
Thị trường chứng khoán là một bộ phận của thị trường tài chính Vị trícủa thị trường chứng khoán trong tổng thể thị trường tài chính được thể hiện nhưsau:
- Thị trường tài chính: Là nơi diễn ra sự chuyển vốn từ những người dư
thừa vốn tới những người thiếu vốn.
- Thị trường tiền tệ: là thị trường phát hành và mua bán lại các công cụ
tài chính ngắn hạn, thông thường dưới 1 năm như tín phiếu kho bạc, khoản vay ngắn hạn giữa các ngân hàng, thoả thuận mua lại, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, …
Thị trường tàichính
Thị trườngtiền tệ
Thị trường
hối đoái
tiền tệliênngânhàng
Thịtrườngtín dụngtrung vàdài hạn,cho thuêtài chínhThị
trườngChứngkhoán
Trang 10- Thị trường vốn : là thị trường diễn ra mua bán các công cụ tài chính dài
hạn, gồm thị trường cho thuê tài chính, thị trường thế chấp ( thị trường tín dụngtrung và dài hạn) và thị trường chứng khoán.
- Thị trường hối đoái : là nơi giao dịch các công cụ tài chính tương đối
ngắn hạn, nhưng chúng được định giá bằng các loại đồng tiền khác nhau, và ởthị trường hối đoái cũng chỉ có các giao dịch giữa các đồng tiền khác nhau mớiđược thực hiện
- Thị trường bảo hiểm: Bảo hiểm là hoạt động tài chính dưới hình thứctổ chức kinh doanh, bằng cách thu phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiềm đểbồi thường cho những rủi ro bất ngờ gây ra tổn thất của người tham gia bảohiểm nhằm duy trì tái sản xuất và đời sống cho con người Theo em thì thịtrường bảo hiểm là nơi diễm ra các giao dịch giữa đối tượng cần được bảo hiểmvà các cơ quan tiến hành bảo hiểm.
- Mối quan hệ : Giữa bốn thị trường tiền tệ, thị trường vốn, thị trường hối
đoái, thị trường bảo hiểm đều nằm trong thị trường tài chính Chúng có mốiquan hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau.
2.2 Cấu trúc của thị trường chứng khoán
Tuỳ theo mục đích nghiên cứu, cấu trúc của thị trường chứng khoán cóthể phân chia theo nhiều tiêu thức khác nhau Tuy nhiên, thông thường, ta có thểxem xét 3 cách thức cơ bản là theo hàng hoá giao dịch trên thị trường, theo hìnhthức tổ chức thị trường và theo quá trình luân chuyển vốn Các phân tích sau đâysẽ thể hiện từng cách thức phân loại đó.
a Theo hàng hoá giao dịch trên thị trường
Theo các loại hàng hoá được mua bán trên thị trường, người ta có thểphân chia thị trường chứng khoán thành thị trường trái phiếu, thị trường cổphiếu và thị trường dẫn suất (thị trường các công cụ phái sinh).
Trang 11 Thị trường trái phiếu là thị trường mà hàng hoá được mua bán tại đó là
các trái phiếu Trái phiếu là công cụ nợ, mà thực chất của việc phát hành côngcụ này là phát hành đứng ra đi vay theo phương thức có hoàn trả cả gốc và lãi.
Thị trường cổ phiếu là nơi giao dịch mua bán, trao đổi các giấy tờ có
xác nhận cổ phần đóng góp của cổ đông Cổ đông là chủ sở hữu của công ty vàphải chịu trách nhiệm trong phần đóng góp của mình Cổ phiếu sẽ cho phép họcó quyền yêu cầu đối với lợi nhuận sau thuế của công ty cũng như đối với tàisản của công ty, khi tài sản này được đem bán Cổ phiếu có thời gian đáo hạn làkhông xác định.
Thị trường công cụ dẫn suất là nơi các chứng khoán phái sinh được
mua và bán Tiêu biểu cho công cụ này là hợp đồng tương lai, hợp đồng quyềnchọn Thị trường này ngày càng trở nên quan trọng đối với các nhà quản lý tàichính Nó cung cấp các công cụ phòng vệ hữu hiệu, đồng thời là công cụ đầu cơlý tưởng cho các nhà đầu tư.
b Theo hình thức luân chuyển vốn
Theo hình thức này, thị trường chứng khoán được phân thành thị trườngsơ cấp và thị trường thứ cấp.
Thị trường sơ cấp hay thị trường cấp I là thị trường phát hành các
chứng khoán hay là nơi mua bán các chứng khoán lần đầu tiên Tại thị trườngnày, giá cả của chứng khoán là giá phát hành Việc mua bán chứng khoán trênthị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nhà phát hành
Thị trường thứ cấp hay thị trường cấp II là thị trường giao dịch mua
bán, trao đổi những chứng khoán đã được phát hành nhằm mục đích kiếm lời, dichuyển vốn đầu tư hay di chuyển tài sản xã hội.
Quan hệ giữa thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp thể hiện trên cácgiác độ sau:
- Thị trường thứ cấp làm tăng tính thanh khoản (tính lỏng) của các chứngkhoán đã phát hành Việc này làm tăng tính ưa chuộng của chứng khoán và làmgiảm rủi ro cho các nhà đầu tư Các nhà đầu tư sẽ dễ dàng hơn trong việc sànglọc, lựa chọn, thay đổi kết cấu danh mục đầu tư, trên cơ sở đó làm giảm chi phí
Trang 12cho các nhà phát hành trong việc huy động và sử dụng vốn Việc tăng tính lỏngcủa tài sản sẽ tạo điều kiện tách biệt giữa sở hữu và quản lý, làm cơ sở cho việctăng hiệu quả quản lý của doanh nghiệp.
Việc tăng tính lỏng cho các chứng khoán tạo điều kiện cho việc chuyểnđổi thời hạn của vốn, từ vốn ngắn hạn sang trung hạn và dài hạn Đồng thời, tạođiều kiện cho việc phân phối một cách có hiệu quả Sự di chuyển vốn đầu tưtrong nền kinh tế được thực hiện thông qua cơ chế “bàn tay vô hình”, cơ chế xácđịnh giá chứng khoán và thông qua hoạt động thâu tóm, sáp nhập doanh nghiệptrên thị trường thứ cấp.
- Thị trường thứ cấp xác định giá của chứng khoán đã được phát hành trênthị trường sơ cấp Thị trường thứ cấp được xem là thị trường định giá các côngty.
- Thông qua việc định giá, thị trường thứ cấp cung cấp một danh mục chiphí vốn tương ứng với các mức độ rủi ro khác nhau của từng phương án đầu tư,tạo cơ sở tham chiếu cho nhà phát hành cũng như các nhà đầu tư trên thị trườngsơ cấp Thông qua cơ chế bàn tay vô hình, vốn sẽ được chuyển đến công ty nàolàm ăn có hiệu quả nhất, qua đó làm tăng hiệu quả kinh tế xã hội.
Tóm lại, thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp có quan hệ mật thiết, hỗtrợ lẫn nhau Về bản chất, mối quan hệ giữa thị trường chứng khoán sơ cấp vàthứ cấp là mối quan hệ nội tại, biện chứng Nếu không có thị trường sơ cấp sẽkhông có thị trường thứ cấp, đồng thời, thị trường thứ cấp lại tạo điều kiện pháttriển cho thị trường sơ cấp.
c Theo hình thức tổ chức của thị trường
Thị trường chứng khoán có thể được tổ chức theo hai cách sau:
Thị trường giao dịch tập trung, thị trường được tổ chức thành sở giaodịch, tại đây, người mua và người bán( hoặc đại lý, môi giới của họ) gặp nhautại một địa điểm nhất định để tiến hành giao dịch mua bán, trao đổi chứngkhoán Chính vì vậy, người ta còn gọi sở giao dịch chứng khoán là sở giao dịchtập trung, nơi giao dịch mua bán, trao đổi các chứng khoán của các công ty lớn,hoạt động có hiệu quả
Trang 13 Thị trường giao dịch qua quầy hay thị trường giao dịch phi tập trung
(OTC: Over- The- Counter Market) là thị trường giao dịch của các nhà buôn,những người tạo thị trường( Market Makers)
Ngoài hai thị trường nói trên, người ta còn nói đến thị trường thứ ba, thịtrường dành cho các chứngkhoán không đủ tiêu chuẩn để giao dịch trên thịtrường tập trung và thị trường OTC Ngoài ra, người ta còn phân loại thị trườngchứng khoán thành thị trường mở và thị trường đàm phán, thị trường giao ngayvà thị trường kỳ hạn Việc phân loại thị trường chứng khoán sẽ giúp việc phântích cụ thể hơn vai trò của thị trường chứng khoán.
2.3 Các chủ thể trên thị trường chứng khoán
Các tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể đượcchia thành 3 nhóm sau: chủ thể phát hành, chủ thể đầu tư và các tổ chức có liênquan đến chứng khoán.
2.3.1 Chủ thể phát hành
Chủ thể phát hành là người cung cấp các chưng khoán- hàng hóa của thịtrường chứng khoán Các chủ thể phát hành bao gồm: Chính phủ, các doanhnghiệp và một số tổ chức khác như: Quỹ đầu tư, tổ chức tài chính trung gian
Chính phủ và chính quyền địa phương là chủ thể chủ yếu phát hành cácchứng khoán nợ như: Trái phiếu Chính phủ; Trái phiếu địa phương; tráiphiếu công trình; tín phiếu kho bạc.
Công ty là chủ thể phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.
Các tổ chức tài chính là chủ thể phát hành các công cụ tài chính như các tráiphiếu, chứng chỉ hưởng thụ phục vụ cho mục tiêu huy động vốn và phùhợp với đặc thù hoạt động của họ theo luật định.
2.3.2 Nhà đầu tư
Chủ thể đầu tư là những người có tiền, thực hiện việc mua và bán chứngkhoán trên thị trường chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận Nhà đầu tư có thểđược chia thành hai loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.
- Các nhà đầu tư cá nhân
Trang 14Nhà đầu tư cá nhân là các cá nhân và hộ gia đình, những người có vốnnhàn rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên thị trường chứng khoán với mục đíchtìm kiếm lợi nhuận
- Các nhà đầu tư có tổ chức
Nhà đầu tư có tổ chức là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bánchứng khoán với số lượng lớn trên thị trường Một số nhà đầu tư chuyên nghiệpchính trên thị trường chứng khoán là các ngân hàng thương mại, công ty chứngkhoán, công ty đầu tư, các công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ, các quỹ lương hưuvà các quỹ bảo hiểm xã hội khác Đầu tư thông qua các tổ chức đầu tư có ưuđiểm là đa dạng hoá danh mục đầu tư và các quyết định đầu tư được thực hiệnbởi các chuyên gia có chuyên môn và có kinh nghiệm.
2.3.3 Các tổ chức liên quan đến thị trường chứng khoána Cơ quan quản lý và giám sát hoạt động TTCK
Cơ quan quản lý Nhà nước về TTCK do chính phủ của các nước thànhlập với mục đích bảo vệ lợi ích của người đầu tư và đảm bảo cho thị trườngchứng khoán hoạt động lành mạnh, an toàn và phát triển bền vững.
Cơ quan quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán có thể có nhữngtên gọi khác nhau, tuỳ thuộc từng nước và nó được thành lập để thực hiện chứcnăng quản lý Nhà nước đối với thị trường chứng khoán.
b Sở giao dịch chứng khoán
Sở giao dịch chứng khoán thực hiện vận hành thị trường chứng khoánthông qua bộ máy tổ chức và hệ thống các quy định, văn bản pháp luật về giaodịch chứng khoán trên cơ sở phù hợp với các quy định của luật pháp và Uỷ banchứng khoán.
c Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán là tổ chức tự quản của cáccông ty chứng khoán và một số thành viên khác hoạt động trong ngành chứng
Trang 15khoán, được thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích cho các thành viên và cácnhà đầu tư trên thị trường.
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán thường là một tổ chức tự quản,thực hiện một số chức năng sau:
- Đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực chứng khoán.
- Khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán
- Ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy địnhpháp luật về chứng khoán hiện hành.
- Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên.
- Tiêu chuẩn hoá các nguyên tắc và thông lệ trong ngành chứng khoán.- Hợp tác với chính phủ và các cơ quan khác để giải quyết các vấn đề có tácđộng đến hoạt động kinh doanh chứng khoán.
d.Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
Là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụthanh toán bù trừ cho các giao dịch chứng khoán Các ngân hàng thương mại,công ty chứng khoán đáp ứng đủ điều kiện của Uỷ ban chứng khoán sẽ thựchiện dịch vụ lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán.
e.Các tổ chức hỗ trợ
Là các tổ chức được thành lập với mục đích khuyến khích mở rộng vàtăng cường của thị trường chứng khoán thông qua các hoạt động như: cho vaytiền để mua cổ phiếu và cho vay chứng khoán để bán trong các giao dịch bảochứng Các tổ chức hỗ trợ chứng khoán ở các nước khác nhau có đặc điểm khácnhau, có một số nước không cho phép thành lập các tổ chức này.
f.Các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm
Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm là công ty chuyên cung cấp dịch vụđánh giá năng lực thanh toán các khoản vốn gốc và lãi đúng thời hạn và tiềmlực tài chính của tổ chức phát hành theo những điều khoản đã cam kết của tổ
Trang 16chức phát hành cụ thể Hệ số tín nhiệm có thể biểu hiện bằng các chữ cái haychữ số, tuỳ theo quy định của từng công ty xếp hạng.
2.4 Vai trò của thị trường chứng khoán
Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực với sự ra đời của tổ chứcThương mại thế giới (WTO), của liên minh Châu Âu, của các khối thị trườngchung, đòi hỏi các quốc gia phải thúc đẩy phát triển kinh tế với tốc độ và hiệuquả cao Thực tế phát triển kinh tế ở các quốc gia trên thế giới đã khẳng định vaitrò quan trọng của thị trường chứng khoán trong phát triển kinh tế:
Thứ nhất, thị trường chứng khoán, với việc tạo ra các công cụ tài chính
có tính thanh khoản cao, có thể tích tụ, tập trung và phân phối vốn, chuyển thờihạn của vốn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế.
Yếu tố thông tin và yếu tố cạnh tranh trên thị trường sẽ đảm bảo cho việcphân phối vốn một cách có hiệu quả Thị trường tài chính là nơi tiên phong ápdụng công nghệ mới và nhạy cảm với môi trường thường xuyên thay đổi Thựctế trên thị trường chứng khoán, tất cả các thông tin được cập nhật và đượcchuyển tải tởi tất cả các nhà đầu tư, nhờ đó, họ có thể phân tích và định giá chocác chứng khoán Chỉ những công ty có hiệu quả và bền vững mới có thể nhậnđược vốn với chi phí rẻ trên thị trường.
Thị trường chứng khoán tạo ra một sự cạnh tranh có hiệu quả trên thịtrường tài chính, điều này buộc các ngân hàng thương mại và các tổ chức tàichính phải quan tâm tới hoạt động của chính họ và làm giảm chi phí tài chính.
Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán có thể làm tăng vốn tự cócủa các công ty và giúp họ tránh các khoản vay có chi phí cao cũng như sựkiểm soát chặt chẽ của các ngân hàng thương mại TTCK khuyến khích sự cạnhtranh của các công ty trên thị trường Sự tồn tại của thị trường chứng khoáncũng là yếu tố quyết định để thu hút vốn đầu tư nước ngoài Đây chính là cácyếu tố đảm bảo cho sự phân bố có hiệu quả các nguồn lực trong một quốc giacũng như trong phạm vi quốc tế.
Thứ hai, TTCK góp phần thực hiện tái phân phối công bằng hơn, thông
qua việc buộc các tập đoàn gia đình trị phát hành chứng khoán ra công chúng,
Trang 17giải toả sự tập trung quyền lực kinh tế của các tập đoàn, song vẫn tập trung vốncho phát triển kinh tế Việc tăng cường tầng lớp trung lưu trong xã hội, tăngcường sự giám sát của xã hội đối với quá trình phân phối đã giúp nhiều nướctiến xa hơn tới một xã hội công bằng và dân chủ Việc giải toả tập trung quyềnlực kinh tế cũng tạo điều kiện cạnh tranh công bằng hơn, qua đó tạo hiệu quả vàtăng trưởng kinh tế.
Thứ ba, thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc tách biệt giữa sở
hữu và quản lý doanh nghiệp Khi quy mô của doanh nghiệp tăng lên, môitrường kinh doanh trở lên phức tạp hơn, nhu cầu về quản lý chuyên trách cũngtăng theo Thị trường chứng khoán tạo điều kiện cho việc tiết kiệm vốn và chấtxám, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước Cơchế thông tin hoàn hảo tạo khả năng giám sát chặt chẽ của thị trường chứngkhoán đã làm tác động của các tiêu cực trong quản lý, tạo điều kiện kết hợp hàihoà giữa lợi ích của chủ sở hữu, nhà quản lý và những người làm công.
Thứ tư, hiệu quả của quốc tế hoá thị trường chứng khoán Việc mở cửa
của thị trường chứng khoán làm tăng tính lỏng và cạnh tranh trên thị trườngquốc tế Điều này cho phép các các công ty có thể huy động nguồn vốn rẻ hơn,tăng cường đầu tư nguồn tiết kiệm bên ngoài, đồng tăng cường khả năng cạnhtranh quốc tế và mở rộng các cơ hội kinh doanh của các công ty trong nước.
Hàn Quốc, Singapore, Thailand, Malaysia là những minh chứng điểnhình về việc tận dụng các cơ hội do thị trường chứng khoán mang lại Tuynhiên, chúng ta cũng phải xem xét các tác động tiêu cực có thể xảy ra như việctăng cung tiền quá mức, áp lực của lạm phát, vấn đề chảy máu vốn, hoặc sựthâu tóm của người nước ngoài trên thị trường chứng khoán.
Thứ năm, thị trường chứng khoán tạo cơ hội cho chính phủ huy động
các nguồn tài chính mà không tạo áp lực về lạm phát, đồng thời tạo các công cụcho việc thực hiện chính sách tài chính tiền tệ của Chính phủ.
Thứ sáu, thị trường chứng khoán cung cấp một dự báo tuyệt vời về các
chu kỳ kinh doanh trong tương lai Việc thay đổi giá chứng khoán có xu hướngđi trước chu kỳ kinh doanh cho phép chính phủ cũng như các công ty đánh giá
Trang 18kế hoạch đầu tư cũng như việc phân bổ các nguồn lực của họ Thị trường chứngkhoán cũng tạo điều kiện tái cấu trúc nền kinh tế.
Ngoài những tác động tích cực trên đây, thị trường chứng khoán cũng cónhững tác động tiêu cực nhất định Thị trường chứng khoán hoạt động trên cơ sởthông tin hoàn hảo Song ở các thị trường mới nổi, thông tin được chuyển đổi tớicác nhà đầu tư không đầy đủ và không giống nhau Việc quyết định giá cả, muabán chứng khoán của các nhà đầu tư không dựa trên cơ sở thông tin và xử lýthông tin Như vậy giá cả chứng khoán không phản ánh giá trị kinh tế cơ bản củacông ty và không trở thành cơ sở để phân phối một cách có hiệu quả các nguồnlực
Một số tiêu thức khác của thị trường chứng khoán như hiện tượng đầu cơ,hiện tượng xung đột quyền lực làm thiệt hại quyền lợi của các cổ đông thiểu số,việc mua bán nội gián, thao túng thị trường làm nản lòng các nhà đầu tư và nhưvậy, sẽ tác động tiêu cực tới tiết kiệm và đầu tư Nhiệm vụ của nhà quản lý thịtrường là giảm thiểu các tiêu cực của thị trường nhằm bảo vệ quyền lợi của cácnhà đầu tư và đảm bảo tính hiệu quả của thị trường.
Như vậy, vai trò của thị trường chứng khoán thể hiện trên nhiều khíacạnh khác nhau Song vai trò tích cực hay tiêu cực của thị trường chứng khoáncó thực sự phát huy hay hạn chế phụ thuộc đáng kể vào các chủ thể tham gia thịtrường và sự quản lý của nhà nước.
III Quản lý nhà nước đối với thị trường chứng khoán1 Khái niệm
Khi xã hội loài người xuất hiện thì nhu cầu quản lý cũng hình thành Trình độquản lý phát triển theo sự phát triển của xã hội qua các phương thức sản xuấtkhác nhau Trong thời đại ngày nay, trong ba yếu tố cơ bản quyết định tới sựphát triển của xã hội là sức lao động, tri thức và trình độ quản lý thì quản lýđược coi là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Trang 19“Quản lý là sự tác động liên tục, có định hướng, có tổ chức của chủ thểquản lý ( người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể ( đối tượng bị quảnlý) trên các mặt kinh tế, chính trị, văn hoá,xã hội …thông qua hệ thống phápluật, các chính sách, các nguyên tắc, các quy định và bằng các biện pháp cụthể nhằm tạo ra mội trường và tạo điều kiện cho sự phát triển của đối tượngbị quản lý”.
Quy mô của quản lý có thể khác nhau: toàn cầu, khu vực, quốc gia, ngành,đơn vị…Quy mô khác nhau thì tính chất của quản lý cũng khác nhau Quản lý ởphạm vi quốc gia được coi là quản lý Nhà nước, quản lý ở một đơn vị kinhdoanh được coi là quản lý kinh doanh ( quản trị kinh doanh)…
TTCK là một lĩnh vực hoạt động trong nền kinh tế một quốc gia Vì vậy:
“Quản lý Nhà nước đối với TTCK của một quốc gia là sự quản lý vĩ mô
của Nhà nước đối với các hoạt động xây dựng, vận hành và phát triển củaTTCK”.
Quá trình hình thành và mức độ phát triển phức tạp, đa dạng của TTCK vàđiều kiện cụ thể của mỗi nước dẫn đến sự đa dạng trong cơ chế và mức độ quảnlý thị trường Trong khi hầu hết các TTCK ở các nước phát triển được hìnhthành từ khu vực tư nhân nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, do các cánhân đứng ra tổ chức, vận hành và tự quản thì ngược lại, ở các nước đang pháttriển TTCK thường do Chính phủ đứng ra thành lập với những mục đích cụ thểnhư hỗ trợ huy động vốn, tư nhân hoá hay thực hiện các mục tiêu kinh tế kháccủa Nhà nước Do vậy Chính phủ đóng vai trò chính trong việc tổ chức và quảnlý thị trường.
2 Mục tiêu quản lý nhà nước đối với TTCK2.1.Đảm bảo sự trung thực của thị trường
Đặc tính của khu vực chứng khoán là rủi ro hệ thống, một biến cố nhỏcũng gây ra sự bất ổn cho nền kinh tế Vì vậy, trong quản lý nhà nước, việc bảođảm tính trung thực, cạnh tranh lành mạnh của TTCK là mục tiêu quan trọng.
Trang 20Một số hoạt động cần thiết nhằm giảm tối thiểu rủi ro hệ thống và khuyến khíchtham gia thị trường như:
+ Các biện pháp an toàn để đảm bảo khả năng thanh toán của một địnhchế tài chính, từ đó duy trì lòng tin vào hệ thống tài chính nói chung và bảo vệnhững tiết kiệm cá nhân.
+ Khuyến khích các hệ thống thanh toán hiệu quả và ổn định, có thểgiảm việc tích tụ rủi ro cùng loại, tăng cường khả năng quản lý rủi ro của cácchế định chế tài chính riêng lẻ và ngăn chặn các ảnh hưởng dây chuyền cũngnhư các vụ khủng hoảng tài chính.
+ Ngăn chặn các hành vi lừa đảo, lũng đoạn, giao dịch nôi gián và các viphạm khác có thể đe doạ tính trung thực của thị trường.
2.2 Đảm bảo sự công bằng
Sự công bằng là một phương tiện để bảo vệ sự cạnh tranh và đảm bảo tínhtrung thực, lành mạnh của thị trường Muốn hoạt động quản lý có hiệu quả cầnphải có biện pháp đảm bảo tính công bằng của TTCK Các biện pháp sử dụng là:+ Hạn chế độc quyền bằng việc ngăn chặn sự thống trị thị trường của cácthành viên lớn.
+ Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nhỏ và kém tinh thông nghiệp vụ đầutư vào các loại tài sản chính hợp lý với họ và bảo vệ họ khỏi các vi phạm củacác thành viên khác có thế lực trên thị trường.
2.3 Đảm bảo hiệu quả
Hiệu quả là chìa khoá để khu vực tài chính có thể thực hiện nhiệm vụchính của mình là huy động và phân bổ các nguồn lục tài hcính tới các ngànhkinh doanh có hiệu quả Khi các quốc gia mở cửa nền kinh tế của họ và thựchiện phương pháp lấy thị trường làm cơ sở vận hành và phát triển các doanhnghiệp thị sự phân bổ vốn và tín dụng cho các ngành công nghiệp cần phải phùhợp tương xứng với các cơ hội chuyển đổi kinh tế mới, cả hai vai trò “ giữ kỷ
Trang 21luật” và “ thúc đẩy phát triển” của hệ thống quản lý chứng khoán có thể gópphần cho TTCK được tổ chức chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Một thị trường mà hệ thống quản lý được xem là có hiệu quả cần phảiđược xem xét cả về khía cạnh tiết kiệm chi phí và lợi ích thu được.Tính hiệu quảtỷ lệ thuận với kết quả và tỷ lệ nghịch với chi phí Kết quả được đánh giá chủyếu thông qua việc thực hiện chức năng huy động vốn dễ, rẻ, luân chuyển vốn,phân bổ và sử dụng nguồn vốn một cách hợp lý…Chi phí được tính chủ yếuđược tính đến là chi phí cho bộ máy quản lý và những chi phí thất thoát, mất mátdo quản lý kém Việc quản lý thái quá hoặc không đầy đủ có thể dẫn đến làmtăng chi phí, làm giảm hiệu quả quản lý thị trường.
3 Chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với TTCK
Quản lý là một hình thức đặc biệt của hoạt động điều hành, là sản phẩmcủa tiến trình phân công lao động và chuyên môn hoá việc quản lý ở hầu hết cácnước đang phát triển, các chủ thể quản lý thị trường chứng khoán có hai chứcnăng chính: duy trì sự hoạt động ổn định của thị trường; tạo điều kiện để pháttriển thị trường, làm cho thị trường có thể cạnh tranh và thích ứng với mọi thayđổi trong xã hội.
Với chức năng ổn định thị trường tức là phải tạo lập một thị trường có kỷluật, an toàn, trật tự, ít rủi ro thì các nhà quản lý phải xác định được nên chophép đối tượng nào tham gia thị trường, tiêu chuẩn tham gia gồm những yếu tốgì, xác định phải quản lý cái gì và giám sát cái gì Với chức năng phát triển thìcác nhà quản lý phải tạo động lực thúc đẩy thị trường Các chức năng này đượcsử dụng vào hoàn cảnh khác nhau, tuy nhiên trong hoạt động quản lý Nhà nướcthì các chức năng này thường được áp dụng một cách đồng bộ.
Hoạt động quản lý nhà nước đối với TTCK được cụ thể hoá ở một số nhiệmvụ sau:
- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về TTCK; xây dựng chiến lược,chính sách, kế hoạch hoạt động và phát triển TTCK với từng bước đi cụ thế vàthích hợp với điều kiện văn hoá, kinh tế, chính trị, xã hội, dân trí và các điềukiện khác.
Trang 22- Cấp, gia hạn, đìng chỉ, thu hồi các loại giấy phép liên quan đến việc pháthành, niêm yết, kinh doanh và dịch cụ chứng khoán và thu lện phí cấp giấy phéptheo quy định của pháp luật.
- Tổ chức và quản lý TTGDCK có tổ chức và các tổ chức trung gian, tổ chứcphụ trợ hoạt động trên TTCK.
- Xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy của TTCK như: cơ quan quản lý Nhànước, SGDCK, TTGDCK, TTLKCK, CtyCK, CtyQLQ…
- Xây dựng sự phối hợp giữa các tổ chức, các cá nhân là thành viên tham giaTTCK để tạo được sự thống nhất trong mọi hoạt động của TTCK.
- Điều chỉnh, xử lý các hành vi sai phạm trên TTCK như mua bán gian lận,đầu cơ,…Mặt khác, tạo các điều kiện thuận lợi, khuyến khích những hoạt độngtiêu cực trên thị trường.
- Thực hiện công tác kiểm tra định kỳ, bất thường nhằm phát hiện các hànhvi vi phạm pháp luật, thực hiện tổng kết thống kê nhằm tổng hợp hoạt động củathị trường.
4 Các nguyên tắc cơ bản trong quản lý TTCK
4.1 Nguyên tắc thống nhất quản lý về chính trị và kinh tế
Nguyên tắc này cũng được áp dụng trong QLNN đối với TTCK Yếu tố kinhtế của TTCK được thể hiện ở chỗ nó được coi như là một thị trường của các thịtrường Bên cạnh đó, TTCK không chỉ mang lại lợi ích mang tính kinh tế màcòn có cả các yếu tố chính trị trong đó Chính vì thế, trong quản lý TTCK, sự kếthợp giữa kinh tế và chính trị là một yêu cầu bắt buộc
4.2 Nguyên tắc tập trung dân chủ
Tập trung dân chủ là tập trung điều hành vào một cơ quan quyền lực caonhất Đây là cơ quan vạch ra đường lối, điều lệ, quy chế, phương hướng, đườnglối, mục tiêu tổng quát và đề ra các biện pháp cơ bản, chủ yếu để thực hiện Tínhdân chủ trong quản lý thể hiện ở chỗ mọi người có thể tham gia bàn bạc, đónggóp ý kiến để tìm ra các biện pháp khả thi nhất cho quá trình thực hiện
Trang 23Nếu sự tập trung quyền hạn bị lạm dụng trong quản lý TTCK thì sẽ làm hỏngcác chức năng lành mạnh của TTCK Do đó, người làm công tác quản lý cần cósự điều chỉnh mức độ dân chủ tuỳ theo sự phát triển của thị trường với sự tậptrung quyền lực quản lý nhất định.
4.3 Nguyên tắc kết hợp giữa các lợi ích kinh tế
Trên thực tế luôn có lơi ích khác nhau giữa chủ thể và khách thể quản lý, cósự mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể và lợi ích toàn xã hội Vai tròcủa công tác quản lý lúc này là phải tìm cách kết hợp, thoả mãn các lợi ích theođúng nhu cầu, đảm bảo cho các lợi ích không đối lập nhau, hỗ trợ thúc đẩy nhauphát triển Vấn đề này đòi hỏi công tác quản lý phải chú trọng tới từng loại lợiích trong từng mặt hoạt động như đầu tư, huy động vốn, phân chia lợi nhuận,ban hành các quy định về thuế,…
4.4 Nguyên tắc hiệu quả
Tiết kiệm là hạn chế chi phí đến mức tối thiểu mà vẫn đem lại hiệu quả tốiđa Tiết kiệm là nhằm để giảm thiểu chi phí nhưng chỉ có ý nghĩa khi thực hiệnnó mang tính hiệu quả Hiệu quả là kết quả cuối cùng của hoạt động được đobằng giá trị, vật phẩm, thời gian tác động,…Tiết kiệm và hiệu quả luôn đi vớinhau và nó là thước đo để đánh giá kết quả cuối cùng của quản lý.
TTCK là mô hình tiêu biểu nhất về tính hiệu quả vì bản thân TTCK đã mangtrong nó tính tiết kiệm chi phí và nhằm tới hiệu quả kinh tế cao nhất vì đây làmôi trường thuận lợi nhất cho các nguồn vốn từ các nhà đầu tư được trực tiếpđưa đến nơi cần vốn Quá trình đầu tư thông qua TTCK được thực hiện với chiphí thấp nhưng mang lại hiệu quả cao Vì vậy, đảm bảo nguyên tắc này trongTTCK tức là đảm bảo cho TTCK được hoạt động tự nhiên và phát huy nhữngchức năng vốn có của nó Nguyên tắc này được coi là tiêu chí áp dụng cho bất kìchính sách nào bởi mỗi chính sách đem lại lợi ích cũng kèm theo đó là chi phí.Nếu chi phí lớn hơn lợi ích đem lại thì việc áp dụng các chính sách đó là khôngcó tác dụng.
5 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động QLNN đối với TTCK
Hoạt động QLNN đối với TTCK chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau,bao gồm:
Trang 24- Các nhân tố kinh tế: quá trình QLNN đối với TTCK chịu ảnh hưởng chi
phối của các yếu tố kinh tế như: quy mô kinh tế, trình độ phát triển nền kinh tế,…Sự đa dạng về hình thức tồn tại và tính phức tạp trong hoạt động của cácthành phần kinh tế tham gia TTCK sẽ đặt ra yêu cầu đối với công tác QLNN làphải có các chính sách, biện pháp phù hợp để dung hoà lợi ích của các thànhphần này khi khai thác tối đa thế mạnh của họ
- Các nhân tố về chính trị và thể chế Nhà nước: thể chế chính trị và
đường lối lãnh đạo của Đảng cầm quyền của một nước chi phối đến mục tiêu,phương hướng xây dựng và phát triển TTCK nước đó Bên cạnh đó, sự ổn địnhhay bất ổn về mặt chính trị sẽ có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến quá trìnhphát triển của TTCK, từ đó có tác động đến nội dung và biện pháp QLNN đốivới TTCK
- Môi trường pháp lý: công tác QLNN đối với TTCK bị chi phối và phụ
thuộc vào năng lực hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.Bên cạnh đó, vấn đề này còn phụ thuộc cả vào tính chặt chẽ, đầy đủ, nhất quáncủa các quy định pháp luật cũng như ý thức chấp hành pháp luật của các chủ thểtham gia vào nền kinh tế.
- Thực trạng phát triển TTCK: trong mỗi hệ thống quản lý, chủ thể quản lý
sử dụng các công cụ và phương thức quản lý tác động nên đối tượng quản lýtheo mục tiêu đề ra Ngược lại, đối tượng và khách thể của quản lý cũng phảnứng trở lại đối với chủ thể quản lý TTCK là đối tượng QLNN cho nên thựctrạng phát triển của TTCK có tác động đến việc ban hành và triển khai các chínhsách quản lý phát triển thị trường này Thực trạng TTCK vừa là cơ sở để Nhànước ban hành các chính sách, biện pháp khắc phục những tồn tại của TTCK,vừa là căn cứ để Nhà nước đề ra các biện pháp thúc đẩy thị trường phát triểntheo định hướng và mục tiêu đề ra.
- Xu thế hội nhập quốc tế: hiện nay thì hội nhập quốc tế đang diễn ra khá
mạnh mẽ trên các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, trong đó có TTCK Việcmở cửa TTCK hội nhập quốc tế sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho một quốcgia, song cũng nảy sinh những rủi ro và thách thức không nhỏ Điều này tácđộng đến các chính sách quản lý và phát triển TTCK của các nước Chính sáchQLNN không chỉ chỉ phải giải quyết các vấn đề nảy sinh do có sự xuất hiện của
Trang 25các yếu tố quốc tế trên TTCK, mà còn phải tìm ra hướng hội nhập sao cho vừađảm bảo an toàn, vừa khai thác tốt nhất các lợi ích mà hội nhập mang lại
- Các nhân tố khác: hoạt động QLNN đối với TTCK còn chịu tác động bởi
các nhân tố khác như: trình độ ứng dụng tin học trong quản lý, truyền thống bảnsắc văn hoá dân tộc, trình độ và kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ quản lý trongngành chứng khoán và các ngành có liên quan, lịch sử phát triển kinh tế vàTTCK…Trong đó yếu tố lịch sử thường đặt ra các vấn đề về cải cách và hoànthiện mô hình và tổ chức quản lý.
6 Các biện pháp quản lý nhà nước đối với TTCK
Biện pháp quản lý là tổng thể những cách thức tác động đến cá nhân hay tậpthể nhằm khuyến khích họ thực hiện tốt công việc Khác với nguyên tắc quản lýlà những yêu cầu bắt buộc phải tuân theo thì biện pháp quản lý là những cáchthức linh hoạt mà người quản lý có thể tuỳ chọn và sử dụng phối hợp theo ýmình nhằm tạo ra hiệu quả quản lý cao nhất Do đó biện pháp quản lý có rấtnhiều, hình thức và cách áp dụng cũng khác nhau Một số biện pháp quản lýđiển hình thường được sử dụng là:
6.1 Biện pháp tuyên truyền, giáo dục
Hầu hết mọi người chưa có nhận thức và hiểu biết về TTCK do đó họ còn dèdặt trong việc đầu tư vào thị trường này Bởi vậy, việc trang bị cho họ nhữngkiến thức cơ bản về chứng khoán và TTCK để họ có thể hiểu về những lợi íchcủa hình thức đầu tư mới mẻ này đem lại, đồng thời trang bị cho họ những kĩnăng để họ có thể đầu tư một cách hiệu quả nhất, tự chịu trách nhiệm về cácquyết định đầu tư của mình, tự phòng chống được các rủi ro khi tham gia trên thịtrường,… Vì thế yếu tố giáo dục, xây dựng tâm lý cho người tham gia thị trườnglà cực kì quan trọng Việc giáo dục bao gồm công tác vạch đường lối chính sáchphát triển kinh tế cho phù hợp, đào tạo phổ biến kiến thức về thị trường, vềchuyên môn nghiệp vụ; xây dựng và thiết lập những chuẩn mực kinh doanh, kếtoán, kiểm toán, xếp hạng cho hoạt động phát hành và bảo lãnh chứng khoán.
6.2 Biện pháp hành chính luật pháp
Biện pháp này có tác động trực tiếp và có vai trò lớn nhất trong các biệnpháp quản lý của Chính phủ ở các TTCK mới nổi bởi ở những thị trường này
Trang 26mọi hoạt động đang đều ở giai đoạn mới hình thành, hơn thế nữa nhiều khi lại rađời không theo con đường tự nhiên như ở các nước phát triển Nhà nước đóngvai trò chính trong việc điều hành và hướng dẫn thị trường Ngoài ra, cho dù ởbất kỳ TTCK nào thì hình thức quản lý cơ bản nhất vẫn là luật pháp Bởi đây làmột thị trường đầy tính phức tạp thì luật pháp rõ ràng gần như là một điều kiệntiên quyết để có một thị trường hoạt động trong khuôn khổ và ổn định Luậtpháp về chứng khoán phải được hiểu là cả một hệ thống gồm Luật Chứng khoánvà các luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư,… Và vì vậy, việc xâydựng một hệ thống luật pháp không chỉ đơn thuần là việc cho ra đời Luật Chứngkhoán mà còn bao gồm cả việc điều chỉnh và hoàn thiện dần các luật liên quanđể tạo môi trường pháp lý đầy đủ cho sự hình thành và phát triển của thị trường.
Trên thực tế, rõ ràng không thể có được một hệ thống luật pháp hoànthiện lý tưởng ngay từ khi TTCK mới hình thành Do dó, biện pháp quản lýhành chính là điều cần thiết để điều chỉnh và xử lý những hành vi có nguy cơhoặc đã gây thiệt hại cho thị trường, nhất là những thị trường mới nổi và đặc biệtđang ở trong giai đoạn đầu mới hình thành thị trường Điều này còn đúng hơnvới thị trường đang còn thiếu những chuyên gia giỏi về kiểm toán, kế toán, hệthống hành pháp thiếu những người có hiểu biết về TTCK.
6.3 Biện pháp tổ chức
Tổ chức là định hình các cơ cấu bộ phận tạo thành, xác lập chức năng,quyền hạn, nhiệm vụ và phạm vi hoạt động của từng bộ phận, đặt các bộ phậntrong quan hệ đối tác phù hợp, trong một tổng thể hoàn chỉnh Thể chế hoá tổchức là quá trình Nhà nước quy định cơ cấu tổ chức, vạch ranh giới cho từngcấp quản lý bằng các văn bản pháp luật, các văn bản quy định chức năng, nhiệmvụ, cơ cấu tổ chức của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, là những cơ quan QLNN theolĩnh vực chuyên môn; quy định cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạncủa DNNN hoặc cơ cấu tổ chức của các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, điều lệdoanh nghiệp, điều lệ công ty…
Trong quản lý, sự tác động của tổ chức có ý nghĩa hiệu quả và thiết thực.Nó chỉ cho mọi người, mọi cấp biết trước phải hoạt động theo trật tự quy địnhtrước, nhằm đạt được những chỉ tiêu định trước Mặt khác, tổ chức có thể gâycản trở nếu quy định quá chi tiết, cứng nhắc khiến người thừa hành không phát
Trang 27huy được sáng kiến, mất tính linh hoạt, sáng tạo Do đó, bên cạnh công tác tổchức phải có sự điều khiển trực tiếp Điều khiển là sự đôn đốc, chỉ đạo cụ thểnhằm điều chỉnh kịp thời những sai lệch so với mục tiêu đề ra Đó là hình thứctác động tích cực và linh hoạt nhất của biện pháp quản lý.Tổ chức và điều khiểncần được thực hiện phối hợp lẫn nhau trong quá trình quản lý.
6.4 Biện pháp kinh tế
Biện pháp quản lý bằng kinh tế là cách thức vận dụng tổng hợp các đònbẩy kinh tế để kích thích các cá nhân, tập thể và toàn bộ xã hội thực hiện đượcmục tiêu theo định hướng vạch sẵn Những đòn bẩy này ở phạm vi vĩ mô là cácchính sách kinh tế, các chế tài, các chế độ thuế, chế độ hạch toán, kế toán,…Cơsở lý luận và thực tế của nhiều nước cho thấy chế độ thuế là một công cụ tíchcực trong quản lý TTCK Chế độ thuế phù hợp có thể khuyến khích đầu tư vàochứng khoán, làm tăng cầu chứng khoán, là động lực cho TTCK phát triển.Nhiều quốc gia áp dụng chế độ hạch toán kinh tế độc lập cho các SGDCK, tạonguồn thu nhập cho các SGDCK, để chính các SGDCK này duy trì được vai tròtự quản và thực hiện được những chương trình khoa học, áp dụng được nhữngcông nghệ cần thiết cho quản lý.
Như vậy, biện pháp kinh tế có tác dụng rất lớn trong lĩnh vực QLNN đốivới TTCK Biện pháp này có ưu điểm là không áp dụng những chỉ thị, mệnhlệnh trực tiếp của chủ thể quản lý nhưng có tác động rất thiết thực và sâu rộng.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI THỊ TRƯỜNGCHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Bức tranh thị trường chứng khoán Việt Nam đến năm 2007
Để hiểu rõ về Thực trạng Quản lý nhà nước đôí với thị trường chứng khoán Việt Nam, em xin đưa ra bức tranh toàn cảnh về thị trường chứng khoán ở Việt Nam đến năm 2007.
Trang 28Năm 2007, TTCKVN đạt được những thành công đáng kể : Quy mô hoạt
động của thị trường không ngừng mở rộng, nhiều loại cổ phiếu và trái phiếu mớiđược niêm yết trên thị trường, các chủ thể quan trọng của thị trường như các tổchức niên yết ,các công ty chứng khoán, các nhà đầu tư đã thực sự thich nghi vớimôi trường hoạt động của thể chế tài chính bậc cao – TTCK.
I Chủ thể tham gia thị trường1 Cơ quan quản lý nhà nước.
TTGDCK TPHCM chính thức được chuyển đổi thành Sở giao dịch
chứng khoán HCM vào giữa năm 2007, đồng thời SGDCK đã thực hiện giaodịch khớp lệnh liên tục từ ngày 30/07/2007 và từng bước triển khai giao dịchnhập lệnh từ xa để đáp ứng với tình hình thị trường đang phát triển
Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội cũng thay đổi thời gian giaodịch để tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thêm nhiều thời gian và cơ hội để đầu tư.Với sự đổi mới này, sự ‘‘ tắc nghẽn’’ của thị trường trong những phiên giao dịch‘‘ nóng’’ đã được giảm tải.
2 Công ty chứng khoán
Nếu tính đến năm 2006, toàn thị trường chỉ có 22 TTCK đi vào hoạt độngthì tính đến thời điểm 31/12/2007, có tổng cộng 80 TTCK được UBCKNN cấpgiấy phep hoạt động, trong đó có 69 công ty đã chính thức đi vào hoạt động ( 59công ty hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần và 10 công ty TNHH trựcthuộc các ngân hàng thương mại, cổ phần và quốc doanh).
Hoạt động của các CtyCK trong năm 2007 hướng vào 2 yếu tố chất vàlượng :
Các CtyCK tăng cường mở rộng cả về quy mô và hoạt động Hiện nay,phần lớn các TTCK đều có cả 2 chi nhánh tại HN và TPHCM Một số TTCKmở rộng phạm vi hoạt động đến các Tỉnh, TP khác thông qua các phòng giaodịch và đại lý nhân lệnh…
Quy mô của các TTCK trong năm 2007 không ngừng gia tăng khi hàngloạt các công ty đều tiến hành tăng vốn điều lệ Tính đến ngày 15/12/2007 tổngvốn điều lệ cảu 69 CtyCK chính thức đi vào hoạt động đã lên đến 10.425 tỷđông.
3 Công ty niêm yết
Trang 29Tính đến thời điểm 31/12/2007, TTCKVN đã có sự góp mặt của 253chứng khoán niêm yết trên cả 2 sàn HOSE và HASTC Theo báo cáo sơ bộ vềkết quả kinh doanh các công ty niêm yết quý IV năm 2007 và luỹ kế của cả năm2007, phần lớn các công ty đều đạt và vượt kế hoạch đề ra trong năm vừa qua,thậm chí nhiều công ty vượt nhiều lần kế hoạch ban đầu như CtyCP FPT, CtyDược Hậu Giang, Cty CP sữa Vinamilk…Các doanh nghiệp đã hoàn thành từ100% đến 200% kế hoạch lợi nhuận cả năm Đây là những minh chứng sốngđộng nhất cho chất lượng nguồn cung trên TTCKVN trong năm vừa qua.
Tên công ty MãCP
LN sau thuế2006(đ)
LN sau thuế2007(đ)
gCtyCP FPT FPT 535.598.068.553 877.202.516.67
163%Cty Dược Hậu
DHG 87.059.660.543 127.093.200.178
146%CtyCP sữa Vinamilk VNM 733.225.000.000 967.093.000.00
Bên cạnh sự tham gia ngày càng đông đảo của các nhà đầu tư cá nhân,TTCKVN đang nhân được sự quan tâm đặc biệt cảu các tổ chức tài chính lớnntrong khu vực và trên TG như JP Morgan, Merrill Lynch…Tính đến cuối năm2007, số lượng nhà đầu tư nước ngoài mở tài khoản tại các CtyCK lên đến consố 7.900 tài khoản ( cá nhân : 7.400 và tổ chức : 500).
II Xu hướng thị trường
Tình hình niêm yết của các chứng khoán trên 2 góc độ là cung và cầu:1.Trên góc độ cung:
Trang 30Năm 2006, TTCKVN chứng kiến cuộc “ chạy đua” niêm yết của các côngty cổ phần nhằm tận dụng cơ hội ưu đãi về thuế thu nhập theo Thông tư số100/2004/TT-BTC ngày 20/10/2004 và Thông tư số 72/2006/TTBTC Còn năm2007 làn sóng lên sàn của các công ty cổ phần đã thay đổi về chất với mục tiêuchính: lên sàn để huy động vốn cho hoạt động kinh doanh Mặc dù tốc độ giatăng số lượng sổ phiếu niêm yết tại thì trường tập trung trong năm 2007 khôngcao bằng năm 2006, những các công ty niêm yết mới trên sàn trong năm 2007phần lớn là những Tập đoàn và doanhnghiệp có mức vốn điều lệ lớn và hoạtđộng kinh doanh có hiệu quả.
Bảng số liệu về tình hình niêm yết của các chứng khoán.
Số lượngCtyNY mới
Tổng sốCTyNY
Số lượngCtyNY mới
Tổng sốCTyNY
- Tại TTGDCK HN có 31 cổ phiếu đăng ký giao dịch mới, nâng tổng sốtừ 86 cổ phiếu trong năm 2006 lên 112 cổ phiếu đăng ký giao dịch trong năm2007.
Ngoài ra,còn rất nhiều công ty đã nộp hồ sơ niêm yết và đang chờ chấpthuận của SGDCK TPHCM và TTGDCK Hà nội Quy mô thị trường đang tănglên một cách rõ rệt Tính đến thời điểm ngày 31/12/2007, tổng khối lượng chứng
Trang 31khoán niêm yết trên thị trường tập trung đạt 5.512.092.015 chứng khoán ( khôngtính trái phiếu), trong đó:
- Tại SGDCK TPHCM, tổng khối lượng niêm yết đạt 4.197.693.526chứng khoán, trong đó có 4.026.283.996 sổ phiếu của 138 công ty cổ phần và171.109.530 chứng chỉ quỹ của 03 Quỹ đầu tư chứng khoán.
- Tại TTGD HN, tổng khối lượng đăng ký giao dịch của 112 công ty cổphần là 1/323/398.489 cổ phiếu.
Trong 7 năm hoạt động cảu TTCK, năm 2007 được coi là năm thànhcông nhất của TTCKVN trong việc huy động vốn và phát hành chứng khoán,TTCKVN đã thực sự thể hiện được vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng của nềnkinh tế Theo thống kê của UBCKNN, năm 2007 TTCKVN đã huy động được90.000 tỷ đồng vốn có cho các doanh nghiệp bao gồm cả hoạt động phát hành,đấu giá trên thị trường chính thức:
- UBCKNN đã cấp phép chào bán cổ phiếu cho 179 công ty, với tổngcộng 2.460 triệu cổ phiếu được phát hành ra công chúng, tương ứng với khoảng48.000 tỷ đồng, gấp 25 lần năm 2006.
- UBCKNN cũng tổ chức phát hành được 3.468 triệu trái phiếu, tươngđương 3.750 tỷ đồng cho 3 NHTM cổ phần;
- UBCKNN chấp thuận phát hành 25 triệu chứng chỉ quỹ, tương ứng 250tỷ đồng cho Quỹ đầu tư tăng trưởng Manulife.
Hoạt động đấu giá trên thị trường chính thức cũng diễn ra sôi động và thuhút được một nguồn vốn lớn Năm 2007 đã diễn ra nhiều cuộc đấu giá và IPOcác doanh nghịêp lớn với số lượng cổ phiếu chào bán đạt mức kỷ lục trong lịchsử 7 năm hoạt động của TTCK với 1 số tên tuổi tiêu biểu sau:
Tên doanh nghiêpVốn điều lệ ( đồng)Số lượng CPđấu giá
Giá trúng thầubình quân
Thời gian
Tập đoàn Bảo việt 6.800.000.000.00059.440.000 CP73.910 đồng/CP31/05/07
Trang 32Tài chính dầu khí5.000.000.000.00059.638.9000 CP 69.974 đồng/CP19/10/07
Nhìn nhận về thực tế hotạ động phát hành chứng khoán trong năm chothấy, việc các công ty niêm y ết huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhauđể nâng vốn điều lệ là rất cần thiết nhằm đẩy mạnh đầu tư,tái cấu trúc lại hoạtđộng, mở rộng quy mô doanh nghiệp Tuy nhiên, trong năm vừa qua, việc kiểmsoát nguồn cung trên thị trường cũng có những hạn chế sau:
- Hiện tượng phát hành cổ phiếu còn tràn lan, tăng vồn vội vã trong thờiđiểm thị trường nhằm thu về các khoản thặng dư vồn lớn cho danh nghiệp.
- Phát hành chưa đi kèm với những phương án sử dụng vốn hiệu quả.- Phần lớn hoạt động phát hành thêm đều có mục đích “ lấn sâu” sang lĩnhvực kinh doanh không truyền thống của doanh nghiệp là BĐS.
Bên cạnh đó, Thủ tướng chính phủ chỉ đạo việc tiến hành IPO lần đầu cácdoanh nghiệp lớn đã tạo ra lượng cung hàng hoá khổng lồ trên thị trường, khiếnlượng cầu không thể đáp ứng kịp thời, hiện tượng đó đã tạo ra một sự mất cânbằng cung – cầu trên thị trường, phần nào ảnh hưởng đến hoạt động của TTCK.
2.Trên góc độ cầu:
Năm 2007 là 1 năm hoạt động đầy thăng trầm của TTCKCN: Thị trườngtrải qua gai đoạn tăng trưởng nóng, những cũng phải chứng kiến những giaiđoạn ảm đạm nhất định Mặc dù vậy trong bối cảnh nền kinh htế VN nói chungđang phát triển ổn định, TTCKVN thực sự trở thành một kênh đầu tư tiểm năng.
TTCKVN ngày một trở nên hấp dẫn với đông đảo các nhà đầu tư trong vàngoài nước Biểu hiện cụ thể nhất là sự tăng lên chóng mặt của số lượng giaodịch tại các CTCK Cuối năm 2007 có tổng cộng 327.000 tài khoản giao dịchcủa các cá nhân và tố chức, trong đó có 7.9000 tài khoản giao dịch của nhà đầutư nước ngoài.
Trang 33Theo thống kê của NHNN, hiện có khoảng 74 quý đầu tư vào Việt Nam;bao gồm 22 quỹ thành lập trong 09 tháng năm 2002 Nguồn vốn vào theo kênhchính thống thông qua đầu tư trên TTCK cũng có tốc độ gia tăng rất khả quan.Theo số liệu báo cáo tổng kết của các tahnhf viên lưu ký, giá trị danh mục đầu tưcủa nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường niêm yết năm 2007 đạt 7.6 tỷ USD.Nếu tính chung cả thị trường khong chính thức, con số này đạt gần 20 tỷ USD,tăng gấp 3 lần quy mô năm 2006 Nguồn vốn này đang giữ vai trò khá quantrọng đối với TTCK VN, được xem là một trong những trụ cột cung – cầu lớngiúp ổn định giá cả cà phát triển trên thị trường.
Bên cạnh đó là sự ảnh hưởng của các yếu tố sau:
- Sự ra đời của Chỉ thị 03 về giới hạn cho vây kinh doanh chứng khoánbằng 3% dư nợ cho vay của NHTM Dưới ảnh hưởng của chỉ thị này, NHTMbuộc phải siết chặt cho vay đôưi với các nhà đầu tư, từ đó kìm hãn nguồn vốn đổvào thị trường.
- Luật thuế thu nhập cá nhân ban hành Theo đó, lợi tức kinh doanh chứngkhoán sẽ được tính theo mọtt trong hai cách: bằng 20% lợi nhuận, hoặc bằng0.1% giá trị giao dich bán.
- Lạm phát cao buộc NHNN phải hạn chế mua ngoại tệ vào, ảnh hưởngtới khả năng giải ngân của các quỹ nước ngoài đầu tư vào Việt Nam
- Sự lên giá chóng mặt của địa ốc và vàng đã giảm lực hút của TTCK dođồng tiền bị rút ra khá nhiều để đổ về 2 thì trường này.
Nhìn chung, các yếu tố tác động tới nguồn cầu của thị trường khongnhững một cách trực tiếp mà còn theo một cách gián tiếp Sự tác động gián tiếpnày thểhiện rõ ở hiệu ứng tâm lý của các nhà đầu tư Chính nỗi lo sợ về một khảnăng suy giảm của sức cầu trong tươnglai là nhân tố chính tác động và làm suygiảm sức cầu thực tế khiến hiệu ứng đồng loạt tăng trần hoặc đồng loạt giảm sàncủa các cổ phiếu vẫn còn diễn ra, dù không mạnhnhư giai đoạn cuối năm 2006.
Với tương quan cung cầu như trên, tính đếnngày 28/12/0/2007, SGDCKTPHCM đã thực hiện được 248 phiên giao dịch với tổng khối lượng giao dịch
Trang 34hơn 2,3 tỷ chứng khoán tương đương với tổng giá trị gaio dịch toàn thị trườngđạt 224,000 tỷ đồng, gấp 2 lần khối lượng và 2.8 lần giá trị giao dịch so với năm2006 Bình quân mỗi phiên giao dịch có 9.2 triệuc hứng khoán được chuyểnnhượng tương đương với 980 tỷ đồng.
TTGDCK Hà Nội, thực hiện thành công 248 phiên giao dịch, với tổngkhối lượng giao dịch toàn thì trường đạt 616.3 triệu chứng khoán tưương đươngvới tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 63.869 tỷ đồng, tăng gấp 6 lần vềkhối lượng và 1.8 lần về giá trị giao dịch so với năm 2006 Quy mô giao dịchtăng trưởng mậnh khi mức giao dịch bình quan năm 2007 đạt 255 tỷ đồng/phiêutrong khi năm 2006 chỉ đạt 19 tỷ đồng/phiên.
Nhìn chung diễn biến của thị trường và giá cả chứng khoán trong cácphiên giao dịch có nhiều biến động, Index của cả 2 giao dịch đề có biên độ giaođộng mạnh Kết thúc phiên giao dịch cuối năm, VNIndex đạt 927.02 điểm,Hastc – Index dừng ở mức 323.55 điểm, như vậy sau 1 năm hoạt động VNIndexđạt được mức tăng trưởng là 23,3%; Hastc – Index tăng 33.2% so với mức điểmthiết lập vào cuối năm 2006.
Năm VNIndex(31/12)
Hastc-KLDG(CP) GTGD(1.000đ)
Trang 352006752643.281.24938.175.024.441242.8995.606.426 3.917.384.5212007927.02 2.008.535.798 205.732.389.629323.55 612.038.933 63.422.391.065
Các giai đoạn phát triển của thi trường:
Nhìn nhận khách quan từ góc độ thị trường, bên cạnh những thành công,TTCK qua một năm hoạt động cũng ghi lại dấu ấn cho những giai đoạn thăngtrầm nhất định khi thị trường trải qua những biến động trồi sụt thất thường: giaiđoạn thị trường bùng nổ trong 3 tháng đầu năm, thị trường bắt đầu hạ nhiệt vàđiều chỉnh mạnh vào 5 tháng giữa năm, tiếp đến là một đợt phục hồi trước khi đivào trong 4 tháng cuối năm.
*) Giai đoạn thị trường bùng nổ trong 3 tháng đầu năm 2007: Đây là giaiđoạn thị trường có những đợt sóng cao, khiến chỉ số thị trường của cả 2 sàn giaodịch đều lập kỷ lục: chỉ số VNIndex đã đạt mức đỉnh là 1.170,67 điểm sau hoạtđộng và Hastc – Index thiết lập mức đỉnh 459,36 điểm sau 2 năm hoạt động Cóthể nói, đây là giai đoạn thị trường đạt mức tăng trưởng với tốc độ lớn nhất khiđạt mức tăng 126% chỉ trong vòng 3 tahngs giao dịch.
Nhờ sự tăng trưởng về giá của cổ phiếu, tổng giá trị vốn hoá của thịtrường trong giai đoạn này lên đến con số 398.000 tỷ đồng So với tổng giá trịvốn hoá 492.900 tỷ đồng cảu cả năm 2007,con số của 3 tháng đầu năm đãchiếm tỷ trọng 4/5 Nhưng đều quan trọng góp phần gia tăng giá trị vốn hoá cảuthị trường không phải do số lượng chứng khoán niêm yết giá tăng mà do yếu tốcổ phiếu tăng mạnh.
Yếu tố quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng trong giai đoạn này phảikể đến sức cầu trên thị trường một cách đột biến giái trị giao dịch trung bìnhmỗi phiên giai dịch lên tới hàng ngàn tỷ đồng Tại sàn HCM, bình quân mỗiphiên gái trị giao dịch đath trên 1.000 tỷ đồng, sàn HN cũng đạt con số 300 tỷđồng Tổng giá trị giao dịch côe lhiếu mua vào của NNDTNN trung bình đạtkhoảng 359 tỷ đồng/phiên, chiếm khoảng 30% tổng giá trị giao dịch toàn thịtrường.
Lý do cho hiện tường tăng trưởng trong giai đoạn này là:
Trang 36- Việc VN chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO khiến giớiđầu tư quan tâm đến các cơ hội đầu tư vào hoạt động kinh doanh ở VN.
- Luật chứng khoán chính thức đưa vào thực thi từ ngày 01/01/2007, cácvăn bản hướng dẫn ban hành rất cụ thể đã tạo ra một hành lang pháp lý chặt chẽvà thuận lợi cho các hoạt động trên TTCK
- Lượng hàng hoá có xu hướng giá tăng do nhiều CTCP niêm yết mới trên2 sàn giao dịch…
*) Giai đoạn thị trường điều chỉnh mạnh 5 tháng giữa năm 2007: Giaiđoạn điều chỉnh này ghi nhận sự trầm lắng của cả 2 sàn HOSE và HASTC, tất cảcác yếu tố của thị trường đều giảm sút nghiêm trọng VNIndex chỉ trong vòng 1tháng giao dịch đã rơi xuống mức 905,53 điểm, giảm tới 22,6% so với mức đỉnhvào tháng 3 Hastc – Index cũng có một kịch bản tương tự khi trở về mốc321,44, giảm 30% với mức đỉnh Thị trường đã mất điểm quá nhanh trong 1 thờigian ngắn khiến giá gaio dịch của các cổ phiếu đã trở về gần mức thiết lập vàođầu năm tuy nhiên, trong giai đoạn này, thị trường cũng có một đợt hồi phụcvào giai đoạn cuối tháng 4/2007 khi VNIndex quay trở về mốc 1.1017,52 điểmnhưng nó lại nhanh chóng trở lại lại trạng thái mất cân bằng và liên tục sụt giảm.Sàn giao dịch TPHCM có những phiên giao dịch chỉ có hơn 3 triệu cổ phiếu( chỉcó 3/296.340 CP được giao dich), sàn HN chỉ có vẻn vện 600.000 CP đượcchuyển nhượng thành công Giá trị giao dịch bình quân của khối NĐTNN tronggiao đoạn này đạt khoảng 170 tỷ đồng/phiên, giảm tới 52% so với giai đoàn đầu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến là:
- Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN quy định về việc giới hạn dư nợ cho vaychứng khoán ở mức 3% tổng dư nợ tín dụng của NH được ban hành đúng thờiđiểm TTCK đang trong giai đoạn điều chỉnh mạnh.
- Dự thảo về Luật thuế thu nhập cá nhân được thông qua trong đó thunhập từ chứng khoán được đưa vào diện chịu thuế
- Lượng cung hàng hoá ngày càng tăng do hoạt động phát hành khá trànlan của các công ty niêm yết và IPO các DN lớn…
Trang 37*) Giai đoạn phục hồi của thị trường vào những tháng cuối năm: Tronggiai đoạn này, giá cổ phiếu có xu hướng phục hồi nhanh chóng, đặc biệt là cácmã cổ phiếu trên cả 2 sàn giao dịch VNIndex đã có những phiên giao dịch vượtlên trên ngưỡng 1.100 điểm Lượng giao dịch bình quân phiên tại HOSE luôn ởtrên mức 10 triệu CP, sàn HASTC cũng đạt lượng giao dịch băng 1 /2 sànHOSE Tuy nhiên sự phục hồi này không duy trì được lâu, thậm trí có đau hiệngiảm chỉ sau 1 phiên tăng điểm Chính điều này đã dẫn tới viẹc các nhà đầu tư bịđọng vốn Trong khi nguồn cầu cạn kệt thì nguồn cung vẫn tiếp tục gia tăng.Tương quan này khiên sthị trường ngày càn tụt dốc cả về giá lẫn khối lượng giaodịch và giá trị giao dịch Lý do cảu sự sụt giảm này là:
- Sự sụt giảm nghiêm trọng của TTCK toàn càu vào cuối năm 2007 đãatạo ra hiệu ứng sụt giảm của TTCK và gây tâm lý bất ổn cho giới đầu tư trongnước.
- Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN đưa vào thực thi khiến dòng vốn đầu tư vàochứng khoán bị hạn chế.
- Lạm phát tăng cao khiến NHNN hạn chế mua USD khiến kênh vốn quantrọng cho TTCK đến từ các nhà đâu tư nước ngoài gặp bế tắc do khó khăn trongviệc chuyển đổi thành đồng VN.
Tuy nhiên nếu xét về mức tăng trưởng, Index tại 2 sàn không hề sụt giảmnếu so với mức điểm đầu năm.Như vậy sau 1 năm hoạt động chỉ số VNIndextăng 24%, Hastc – Index cũng tăng 33% Và huy vọng rằng trong những năm tớicác chỉ số này sẽ tăng hơn nữa.
Quy mô niêm yết thị trường hiện tại
Trang 38( ngàn CK)
Giá trị niêmyết ( triệu
58.906.178,3944.304.297,632.520.555,7612.081.325,000,00
Trang 40Kết luận: Năm 2007 lượng vốn hoá thị trường đạt 492.900 tỷ đồng.
Tương đương khoảng 43,7% GDP, một con số đáng nể nếu so với thị trườngnon trẻ như thị trường VN Tiềm năng này, vẫn tiếp tục tăng lên khi nguồn cungtrên thị trường đang ngày một trở nên hấp dẫn xét trên cả 2 khía cạnh khối lượngvà chấp lượng Tuy nhiên, sự mất cân đối giữa cung và cầu trong những thángcuối năm 2007 đã buộc các cơ quan quản lý thị trường phải vào cuộc và cónhững điều chỉnh nhất định trong những chính sách của mình, sẽ cần đến mộtthời gian nhất định để các chính sách này phát huy trong thực tiễn.
Với những gì Chính phủ Việt Nam làm đựoc trong năm 2007, niềm tin đãđược khảng định không chỉ đối với các nhà đấu tư Việt nam mà còn đối với cácnhà đầu tư nước ngoài mong muốn được vào thị trường vIệt Nam Khung pháplý ngày càng được cải thiện, cơ sở vật chất hạ tầng đặc biệt là hệ thống điện vàgiao thông được nâng cấp đã làm cho môi trường kinh doanh Việt nam ngàycàng được nâng cao Tạo môi trường đầu tư an toàn cho thị trường Việt Nam nóichung và thị trường vốn nói riêng Tất cả các yếu tố trên đã làm cho nguồn vốnchảy vào TTCK ngày càng mạnh hơn.
III Thực trạng quản lý nhà nước đối với TTCK Việt Nam1 Mô hình quản lý nhà nước đối với TTCK ở Việt Nam
Tại Việt Nam, UBCKNN được thành lập ngày 28/11/1996 theo Nghị định số75/CP của Chính phủ, là cơ quan trực thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổchức và QLNN về CK&TTCK
Với vị thế là cơ quan quản lý chuyên ngành về CK&TTCK, UBCKNN có vaitrò rất lớn trong việc chuẩn bị các điều kiện cho sự ra đời của TTCK, đồng thờitổ chức và QLNN về CK&TTCK với mục tiêu chính là tạo ra môi trường thuậnlợi cho việc huy động vốn cho đầu tư phát triển, đảm bảo cho TTCK hoạt độngcó tổ chức, an toàn, công khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của các nhà đầu tư.