Những giải pháp khắc phục tình trạng ”xuống dố c” của TTCK nước ta hiện nay:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước Về thị trường chứng khoán.docx (Trang 90 - 94)

- Năm 2004, Ủy ban chứng khoán Nhà nước đề nghị Bộ tài chính ban hành

3.4 Những giải pháp khắc phục tình trạng ”xuống dố c” của TTCK nước ta hiện nay:

hiện nay:

Để ngăn chặn tình trạng đi xuống của TTCK Việt Nam và bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư cũng như giữ cho sự phát triển ổn định của sự phát triển ổn định của TTCK và nền kinh tế:

Thứ nhất, dỡ bỏ biên độ hiện nay và đưa về mức cũ ± 5% và ±10% với cả

hai sàn. Từng bước xây dựng lộ trình để tiến tới dần xóa bỏ hoàn toàn biên độ để cho thị trường tự vận hành theo qui luật, các nhà đầu tư phải tự chịu trách nhiệm về quyết định kinh doanh của mình.

Thứ hai, UB Chứng khoán Nhà nước phải quản lý được và phải công khai

số lượng cổ phiếu cần giải chấp của các công ty chứng khoán, các ngân hàng, nếu không sự “tù mù” của các thông tin loại này giống như “lưỡi hái tử thần” treo lơ lửng trên đầu các nhà đầu tư và chẳng ai dại gì xuất tiền ra khi không có gì đảm bảo về các khoản đầu tư của mình không những không được bảo toàn vốn mà còn có nguy cơ thua lỗ ngay lập tức. Cách tù mù thông tin như hiện nay

chỉ làm lợi những kẻ lướt sóng kiểu “đục nước béo cò” và càng làm mất lòng tin của những nhà đầu tư.

Đồng thời, UB Chứng khoán Nhà nước phải có cơ chế kiểm tra việc phát hành cổ phiếu tăng vốn của các công ty cổ phần, có chế tài xử phạt nghiêm khắc với tình trạng phát hành cổ phiếu “chui”, khắc phục tình trạng lợi dụng sự nới lỏng của cơ chế để phát hành cổ phiếu huy động vốn một cách “vô tội vạ”, sử dụng vốn kém hiệu quả.

Thứ ba, cần tăng cường hoạt động kiểm tra giám sát của các ban thanh tra

liên ngành (Ủy ban chứng khoán, công an, cơ quan thuế...) với hoạt động của các công ty chứng khoán, các ngân hàng, các công ty cổ phần mà trước đây đã có những hành vi vi phạm, trong đó chú trọng sử dụng phương tiện kỹ thuật để hỗ trợ quá trình kiểm tra.

Chính phủ phải nhanh chóng thay đổi mức xử phạt theo hướng tịch thu toàn bộ khoản lợi bất chính mà có, tăng mức phạt thêm gấp nhiều lần khoản lợi đó, đưa một số hành vi vi phạm đó vào Luật Hình sự để xử lý thì mới có thể giữ nghiêm được kỷ cương trên TTCK.

Thứ tư, hạn chế sự gia tăng các công ty chứng khoán song song với yêu

cầu có tính chất pháp lý về xây dựng cơ sở hạ tầng về kỹ thuật thông tin có lộ trình cụ thể đối với các công ty chứng khoán để rút ngắn thời gian ở mức độ nhanh nhất cho các nhà đầu tư được phép giao dịch online trong đặt lệnh, kiểm tra tài khoản hàng ngày. Các nhà đầu tư sẽ tự tìm đến công ty chứng khoán nào có cơ sở kỹ thuật tốt nhất, dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt nhất, trung thực trong hoạt động kinh doanh. Tất nhiên công ty nào không đáp ứng yêu cầu sẽ tự đào thải.

Đó là cách quản lý đi đúng qui luật thị trường. Đây là biện pháp kỹ thuật mang tính quyết định để ngăn ngừa tình trạng “chèn lệnh” hoặc lợi dụng tài khoản của các nhà đầu tư, tình trạng vi phạm nhập lệnh của các nhân viên công ty chứng khoán (năm 2007 có khoảng 100 vụ xử phạt vi phạm hành chính vì lỗi nhập lệnh của đại diện các công ty chứng khoán).

Thứ năm, xét về tổng thể, Chính phủ phải xây dựng lộ trình cổ phần hóa có

tính chất pháp lý với các tổng công ty lớn và công khai cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, có chế tài xử phạt nghiêm nếu vi phạm lộ trình, tránh tình trạng “no dồn đói góp” trong quá trình IPO.

UB Chứng khoán Nhà nước phải nhanh chóng quản lý được thị trường OTC, trước hết theo đúng tiến độ vào cuối quý II/2008 sẽ đưa giao dịch cổ phiếu của một số công ty thông qua một số công ty chứng khoán, giá cả sẽ được thỏa thuận công khai minh bạch hơn. Đây là “tảng băng chìm” cần được đưa vào quản lý có nề nếp càng sớm càng tốt, sẽ góp phần “phá băng” thị trường OTC.

Như vậy, vấn đề mấu chốt hiện nay không hẳn là sự yếu kém của các doanh nghiệp niêm yết mà là sự quản lý lỏng lẻo của Nhà nước với TTCK. Chỉ khi nào các loại thông tin liên quan tới thị trường được chính xác, minh bạch, công khai, cơ chế giám sát được tăng cường, xử lý nghiêm minh, cơ sở kỹ thuật tốt thì TTCK Việt Nam mới phát triển ổn định, bền vững.

Thứ sáu, Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, sớm triển khai hướng dẫn Luật Chứng khoán (đã có hiệu lực từ 1-1-2007) theo hướng bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, đồng bộ với các quy định khác của pháp luật Việt Nam, nhưng phải phù hợp với thông lệ quốc tế. Nâng cao năng lực quản lý và kiểm soát của Nhà nước đối với thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng, trong đó chú trọng kiểm soát các hoạt động kinh doanh đối với thị trường OTC để bảo đảm sự ổn định của thị trường và cả đối với các nhà đầu tư nước ngoài để tránh sự thao túng thị trường của những nhà đầu tư này.

Thứ bảy, Nâng cao năng lực hoạt động của TTCK trên cơ sở hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin, trước hết là ở các trung tâm giao dịch chứng khoán và các nhà đầu tư là doanh nghiệp. Đồng thời với việc này là tăng cường tính công khai và minh bạch của TTCK từ việc công bố thông tin, cáo bạch, báo cáo hoạt động của các nhà đầu tư là doanh nghiệp và các định chế liên quan khác .

Thứ tám, Chú trọng đào tạo cho đội ngũ những nhà quản lí, những người tham gia kinh doanh chứng khoán, và các nhà đầu tư. Đi đôi với việc này là tăng cường tuyên truyền để nhiều người cùng biết và định hướng đúng đắn cho việc đầu tư có hiệu quả, tránh hiện tượng đầu tư kiểu phong trào như vừa qua.

KẾT LUẬN

Qua bài viết của mình về QLNN đối với TTCK Việt Nam có thể nhận xét rằng vai trò của QLNN trong việc xây dựng, quản lý và điều hành TTCK ở nước ta là rất lớn. Mô hình bộ máy tổ chức quản lý đối với TTCK đã có những thay đổi cần thiết cho phù hợp với tình hình mới; thông qua UBCKNN, Nhà nước vẫn thực hiện được chức năng quản lý, điều hành của mình. Các cơ quan QLNN đã xây dựng được một khung pháp lý làm cơ sở cho mọi hoạt động trên TTCK, có các quy định để tổ chức, quản lý và giám sát các hoạt động phát hành, niêm yết, đăng kí giao dịch, CBTT, các hoạt động đăng kí, lưu kí, bù trừ, thanh toán chứng khoán và các hoạt động kinh doanh, đầu tư chứng khoán…với mục tiêu đảm bảo một thị trường an toàn, công bằng và minh bạch cho tất cả các chủ thể tham gia trên thị trường. TTCK đang ngày càng được mở rộng và phát triển, đóng vai trò là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế quốc dân, đưa đất nước phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó, những hạn chế còn tồn tại trong công tác QLNN đối với TTCK Việt Nam cần sớm được các cơ quan quản lý ngành CK&TTCK có các biện pháp khắc phục để triển khai thực hiện được tốt các mục tiêu, định hướng đã đề ra.

Vì sự hiểu biết và thời gian có hạn cho nên nội dung đề tài của mình không tránh khỏi những sai xót. Do vậy, em mong nhận được sự giúp đỡ, chỉ bảo của thầy cô và của bạn bè để cho đề tài của em thêm hoàn thiện.

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thanh Bình đã tận tình giúp em hoàn thành đề tài này, và đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn các

thầy cô giáo của trường Học Viện Chính Trị – Hành Chính Quốc Gia Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước Về thị trường chứng khoán.docx (Trang 90 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w