Đánh giá hoạt động QLNN đối với TTCK Việt Nam 1 Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước Về thị trường chứng khoán.docx (Trang 70 - 74)

1. Kết quả đạt được

Một là, hệ thống các văn bản pháp lý cấu thành khung pháp lý cho TTCK đã

được ban hành và thực thi tương đối đầy đủ, bước đầu đã tạo ra các cơ sở pháp lý cần thiết để triển khai các hoạt động quản lý,giám sát các hoạt động, các chủ thể trên TTCK. Việc liên tục ban hành các văn bản pháp lý bổ xung, sửa đổi các bất cập cho phù hợp với tình hình thực tiễn của hoạt động TTCK đầy biến động

đã từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu công khai minh bạch, tạo niềm tin cho nhà đầu tư, đảm bảo sự vận hành thông suốt của thị trường.

Hai là, sau những điều chỉnh nhất định, tổ chức bộ máy QLNN về CK &

TTCK hiện nay đã phần nào đáp ứng được những yêu cầu hiện tại về quản lý và phát triển, giải quyết được những hạn chế trong mô hình cũ.

Ba là, cơ quan QLNN đã có những chuyển biến tích cực trong công tác quản

lý đối với các chủ thể, các hoạt động của TTCK, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý và phát triển thị trường: UBCKNN đã có những có những cải cách hành chính cần thiết đảm bảo khách quan và thuận lợi trong qúa trình thực hiện các quy trình cấp phép, xét duyệt cho việc đăng kí phát hành, đăng ký niêm yết, đăng ký giao dịch; Các yêu cầu về tăng cường trách nhiệm công bố thông tin của các tổ chức tham gia TTCK đã làm tăng tính minh bạch trong quản lý, đáp ứng được đòi hỏi của công chúng; Việc UBCKNN cho phép TTGDCK HN thực hiện cơ chế cấp phép ĐKGD cho các tổ chức muốn ĐKGD tại trung tâm này đã góp phần làm giảm các thủ tục hành chính, tạo sự chủ động cho TTGDCK HN trong việc quản lý, giám sát các thành viên của mình; sự đổi mới trong công tác CPH, chuyển DNNN thành CtyCP, kết hợp CPH với niêm yết, thực hiện các chế độ ưu đãi, khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia đầu tư cho thị trường…đã thúc đẩy thị trường sôi động và hấp dẫn hơn.

Bốn là, công tác giám sát, thanh tra các họat động trên TTCK của UBCKNN đã có hiệu quả trong việc phát hiện ngăn ngừa xử lý các vi phạm trên TTCK ví dụ như các vi phạm về CBTT, không tuân thủ các quy định về điều kiện giao dịch của khách hàng, các hành vi đầu cơ, làm giá, thao túng thị trường…của các chủ thể tham gia TTCK tạo sự ổn định, minh bạch cho toàn thị trường.

Năm là, các hoạt động hỗ trợ cho quản lý và phát triển TTCK cũng được các

cơ quan chức năng triển khai và đem lại hiệu quả tích cực như mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế nhằm tăng cường học hỏi kinh nghiệm trong quản lý điều hành, tìm sự trợ giúp về kỹ thuật và kinh tế để xây dựng và phát triển hoàn thiện thị trường.

Sáu là, việc đào tạo, nghiêm cứu và phổ biến các kiến thức về CK & TTCK cũng được bộ phận chuyên trách của UBCKNN chú trọng phát triển để mọi người có thể hiểu và tham gia tích cực hơn, đầu tư có kiến thức, tránh được những rủi ro trên thị trường.

2. Những hạn chế:

Một là, các văn bản pháp lý mặc dù đã được ban hành khá hệ thống và đầy đủ nhưng vẫn còn thiếu về số lượng, hạn chế về chất lượng, khung pháp lý chưa thật sự đủ mạnh.

Hai là, bên cạnh đó,còn tồn tại những điểm chưa thống nhất giữa các văn bản pháp luật chuyên ngành và các văn bản pháp luật chung tham gia điều chỉnh lĩnh vực CK & TTCK, gây mâu thuẫn và khó khăn trong quá trình áp dụng, làm phức tạp hơn công tác quản lý và giám sát TTCK.

Ba là, mô hình tổ chức bộ máy QLNN đối với TTCK đã mang lại những lợi

thế nhất định, nhưng vẫn chưa tạo ra được vị thế độc lập và thẩm quyền đầy đủ cho UBCKNN, làm giảm tính chủ động, linh hoạt của UBCKNN trong việc ra các quyết định quản lý và giám sát TTCK, hạn chế sự phối hợp UBCKNN với các Bộ, ngành liên quan khác.

Bốn là, công tác quản lý, giám sát hoạt động và tuân thủ pháp luật trên

TTCK còn nhiều bất cập, đặc biệt là giám sát công bố thông tin, hoạt động của các CtyCK, việc tuân thủ quy chế giao dịch của nhà ĐTNN. Các quỹ ĐTNN mở văn phòng đại diện ( trước đây do Bộ Thương mại cấp phép) thường hoạt động vượt quá chức năng theo giấy phép và chưa chịu sự quản lý, giám sát, không có chế độ báo cáo thông tin. Các tổ chức ĐTNN uỷ thác cho cá nhân đầu tư mà không phải thực hiện chế độ đăng kí và báo cáo thông tin. Tình trạng trên dẫn đến khó kiểm soát được luồng vốn, việc rửa tiền, thao túng thị trường…đồng thời gây sức ép lên đồng bản tệ và nguy cơ đảo chiều, rút vốn, gây khủng hoảng thị trường.

Năm là, cách giám sát của thị trường còn thủ công, chưa dựa trên các tiêu chí và kết quả phân tích rủi ro. Chưa nắm được các giao dịch trên thị trường OTC

do thiếu cơ chế giám sát giao dịch chuyển nhượng cổ phần tại các doanh nghiệp CPH phát hành riêng lẻ, nhất là các DNNN CPH trong thời gian chuẩn bị niêm yết hoặc chào bán chứng khoán. Các CtyCK thì chậm công bố thông tin, các nhân viên hành nghề kinh doanh chứng khoán thì không có chứng chỉ hành nghề, nhiều CtyCK không đảm bảo bình đẳng giữa các khách hàng…

Sáu là, hoạt động của TTCK tự do OTC còn ở phạm vi khá rộng. Do sự tăng

trưởng mạnh của thị trường chính thức, ngày càng nhiều doanh nghiệp phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng mà không đăng kí với cơ quan QLNN và cũng không cung cấp thông tin minh bạch cho nhà đầu tư. Đã có tình trạng chào bán quyền mua cổ phiếu thông qua năm công tác, chào bán cổ phần của những Ngân hàng chưa được cấp phép… dù được các phương tiện truyền thông đưa tin cảnh báo nhưng trên thực tế vẫn có giao dịch. Do thiếu tính công khai, minh bạch, không được quản lý và giám sát nên khả năng xảy ra rủi ro cao (như mất khả năng thanh toán, chứng khoán giả, lừa đảo…) gây bất ổn cho thị trường chính thức và hệ thống tài chính.

Bảy là, công tác tạo hàng cho thị trường còn hạn chế, công tác điều tiết thị

trường chưa thực sự linh hoạt và hiệu quả. Mặc dù đã có sự chỉ đạo quyết liệt trong công tác tạo hàng thông qua các chương trình CPH, bán đấu giá cổ phần DNNN gắn với niêm yết và đăng kí trên TTCK…song kết quả đạt được còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp đã CPH song lại không có ý định tham gia vào TTCK bởi họ ngại các thủ tục để được niêm yết, đăng kí giao dịch, sợ việc phải công bố thông tin, hoặc vì vừa tiến hành CPH nên nhu cầu vốn tạm thời là chưa cần thiết…Bên cạnh đó, công tác điều hành tổ chức thị trường chưa thực sự hiệu quả. Trong những giai đoạn TTCK tạo ra sức hút mạnh mẽ với các nhà đầu tư đã tạo ra tình trạng mất cân đối cung cầu nghiêm trọng mà các cơ quan QLNN chưa đề ra các chính sách kịp thời, phù hợp để điều tiết thị trường.

Tám là, còn một số điểm chưa hợp lý trong chính sách quản lý, phát triển

TTCK: chính sách lãi suất TPCP chưa thực sự linh hoạt, chính sách thuế chưa đề cập đến một số hoạt động cần được khuyến khích phát triển như hoạt động định

mức tín nhiệm, còn bỏ sót quy định thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với trái tức thu được đối với nhà ĐTNN, cơ chế đảm bảo tính công khai, minh bạch trong phát hành, các điều kiện niêm yết chưa thật sự chặt chẽ ảnh hưởng đến chất lượng của chính sách niêm yết…

Chín là, chưa có sự phối hợp trong chính sách điều hành và quản lý, giám sát

hoạt động của TTCK với thị trường tiền tệ: chưa có cơ chế phối hợp giám sát hoạt động giao dịch cổ phiếu của các NHTMCP trên thị trường tự do; chưa thiết lập được cơ chế kết hợp trong quản lý, giám sát chu chuyển đồng tiền của nhà ĐTNN và kiểm soát việc rửa tiền; các cơ chế trong điều hành tỷ giá, lãi suất chiết khấu…

Mười là, các hoạt động hỗ trợ cho quản lý và phát triển thị trường như đầu tư

nâng cấp hệ thống giao dịch chứng khoán còn chậm chễ; công tác thống kê, tin học, đào tạo, thông tin tuyên truyền chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. Mặc dù UBCKNN đã có sự lỗ lực trong việc đưa vào ứng dụng CNTT vào các hoạt động thống kê thị trường song nhìn chung các số liệu, các bảng biểu thống kê chưa thực sự đầy đủ và các kỹ thuật còn mang nặng tính thủ công trên máy tính. Công tác đào tạo của UBCKNN đã được đẩy mạnh song còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng nên chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay. Công tác thông tin tuyên truyền do UBCKNN phối hợp vói các phương tiện truyền thông còn khá khiêm tốn.

Chương III:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI TTCK VIỆT NAM. VỚI TTCK VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước Về thị trường chứng khoán.docx (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w