MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong quá trình dạyhọc môn Công nghệ nhằm tạo hứng thú, tích cực hóa hoạt động học tập củahọc sinh, giúp học sinh phá
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
- c c c
-TRỊNH VĂN ĐÍCH
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS ĐẶNG VĂN NGHĨA
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học này là kếtquả nghiên cứu của cá nhân tôi Các số liệu và tài liệu trích dẫntrong công trình này là trung thực Kết quả nghiên cứu này khôngtrùng với bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó Tôi xinchịu trách nhiệm với lời cam đoan của mình
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả
Trịnh Văn Đích
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Sau đại học, Trung tâm Thông tin - Thư viện,các Thầy, Cô ở khoa Sư phạm kĩ thuật - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vàcác nhà khoa học đã quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ tác giả trong quá trìnhhọc tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án của mình
Đặc biệt, tác giả xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS.TS Đặng Văn Nghĩa
đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiêncứu và hoàn thành bản luận án này
Tác giả xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô làm công tác quản lí giáodục, các Thầy, Cô đang giảng dạy môn Công nghệ - phần công nghiệp ởtrường trung học phổ thông đã đóng góp những ý kiến quý báu giúp tác giảhoàn thiện luận án của mình
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các Thầy, Cô ởtrường THPT Chí Linh – tỉnh Hải Dương và THPT Nguyễn Hữu Thọ - Tp
Hồ Chí Minh đã quan tâm, tạo điều kiện và hợp tác cùng tác giả tiến hànhthực nghiệm sư phạm trong quá trình thực hiện đề tài luận án của mình
Xin cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã quan tâm giúp
đỡ, động viên tác giả!
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả
Trịnh Văn Đích
Trang 5MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục chữ viết tắt vi
Danh mục bảng vii
Danh mục hình viii
MỞ ĐẦU 1
1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 3
3 KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 3
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 4
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
7 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 5
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC 6
1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC 6
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về trò chơi 6
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về trò chơi trong dạy học 8
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 14
1.2.1 Trò chơi 14
1.2.2 Trò chơi dạy học 16
1.2.3 Trò chơi kĩ thuật 18
1.3 LÍ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI DẠY HỌC 21
1.3.1 Chơi và hoạt động chơi 21
Trang 61.3.2 Phân loại trò chơi 22
1.3.3 Chức năng dạy học của trò chơi 28
1.3.4 Một số vấn đề cơ bản về lí thuyết trò chơi 29
1.4 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 33
1.4.1 Phân loại trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ 33
1.4.2 Đặc điểm và tiêu chí của trò chơi kĩ thuật trong dạy học 35
1.4.4 Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ 42
1.5 THỰC TRẠNG VỀ XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG.46 1.5.1 Mục đích, nội dung và phương pháp khảo sát 46
1.5.2 Kết quả khảo sát 48
Kết luận chương 1 55
Chương 2 XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 56
2.1 MÔN CÔNG NGHỆ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 56
2.1.1 Mục tiêu của môn Công nghệ 56
2.1.2 Nội dung chính của môn Công nghệ 59
2.1.3 Đặc điểm của môn Công nghệ 60
2.2 XÂY DỰNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT DÙNG TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 66
2.2.1 Xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động khởi động 66
2.2.2 Xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động hình thành kiến thức mới 72
2.2.3 Xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động thực hành, hệ thống hóa, củng cố ôn tập 78
Trang 72.2.4 Xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong hoạt động vận dụng kiến thức 87
2.3 SỬ DỤNG TRÒ CHƠI KĨ THUẬT TRONG DẠY HỌC MÔN CÔNG NGHỆ 90
2.3.1 Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong hoạt động khởi động 90
2.3.2 Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong hoạt động hình thành kiến thức 93
2.3.3 Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong hoạt đ ộng thực hành, hệ thống hóa, củng cố ôn tập 97
2.3.4 Sử dụng trò chơi kĩ thuật trong hoạt động vận dụng kiến thức 100
2.3.5 Giáo án minh họa 104
Kết luận chương 2 118
Chương 3 KIỂM NGHIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ 119
3.1 MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM 119
3.1.1 Mục đích kiểm nghiệm 119
3.1.2 Đối tượng kiểm nghiệm 119
3.1.3 Phương pháp kiểm nghiệm 120
3.2 KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA 120
3.2.1 Nội dung và tiến trình thực hiện 120
3.2.2 Kết quả kiểm nghiệm 122
3.3 KIỂM NGHIỆM BẰNG PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM126 3.3.1 Nội dung và tiến trình thực nghiệm 126
3.3.2 Kết quả thực nghiệm 128
Kết luận chương 3 138
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO 142
PHỤ LỤC
Trang 8Học sinhMáy biến ápNhà xuất bảnPhương pháp dạy họcTrò chơi kĩ thuậtTrung học phổ thôngThực nghiệm
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Kết quả khảo sát về sử dụng trò chơi trong dạy môn Công nghệ 48
Bảng 2.1 Kết quả giả định của các nhóm. 68
Bảng 2.2 Danh mục thuật ngữ giả định của các nhóm. 100
Bảng 3.1 Thông tin về lớp thực nghiệm và đối chứng 120
Bảng 3.2 Đánh giá quy trình xây dựng, sử dụng và chất lượng TCKT 123
Bảng 3.3 Ý kiến về những TCKT đã được sử dụng trong quá trình dạy học .125
Bảng 3.4 Mẫu bảng thống kê kết quả kiểm tra 131
Bảng 3.5 Kết quả kiểm tra của hai lớp đối chứng và thực nghiệm 132
Bảng 3.6 Bảng tính toán kết quả kiểm tra lớp đối chứng 132
Bảng 3.7 Bảng tính toán kết quả kiểm tra lớp thực nghiệm 133
Bảng 3.8 Kết quả phân tích số liệu thực nghiệm sư phạm qua kiểm tra 133
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Quy trình xây dựng trò chơi kĩ thuật dùng trong dạy học. 42
Hình 1.2 Quy trình sử dụng trò chơi kĩ thuật trong giờ học trên lớp. 45
Hình 1.3 Các biểu đồ thể hiện đối tượng khảo sát 47
Hình 2.1 Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền và cơ cấu phân phối khí 70
Hình 2.2 Các thẻ hình dùng trong TCKT số 5 71
Hình 2.3 Ví dụ về kết quả trò chơi vẽ kĩ thuật: tìm hình chiếu cạnh. 75
Hình 2.4 Sơ đồ hệ thống bôi trơn 76
Hình 2.5 Các thẻ chữ dùng trong TCKT số 6 77
Hình 2.6 Sơ đồ nguyên lí mạch tạo xung đa hài dùng tranzito 80
Hình 2.7 Sơ đồ lắp ráp mạch tạo xung đa hài dùng tranzito 81
Hình 2.8 Hộp linh kiện điện tử 81
Hình 2.9 Sơ đồ hệ thống làm mát bằng nước 83
Hình 2.10 Các thẻ chữ dùng trong TCKT số 7 84
Hình 2.11 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ điêzen 85
Hình 2.12 Các thẻ chữ dùng trong TCKT số 8 86
Hình 2.13 Hình minh họa dùng trong khâu công bố trò chơi. 95
Hình 2.14 Hình dùng cho đề bài: tìm hình chiếu cạnh. 95
Hình 2.15 Ô chữ từ khóa: CHỈNH LƯU 103
Hình 2.16 Sơ đồ nguyên lí mạch tạo xung đa hài dùng tranzito 114
Hình 3.1 Đồ thị tần suất số học sinh đạt điểm Xi 135
Hình 3.2 Đồ thị tần suất số học sinh đạt điểm Xi trở xuống 135
Hình 3.3 Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra (X) sau thực nghiệm sư phạm 136
Trang 11bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triểnphẩm chất, năng lực của người học Đổi mới chương trình, nội dung giáo dụctheo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ vàngành nghề Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của cácbậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời củamọi người Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học, hình thức vàphương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảmtrung thực, khách quan” [16; tr.29].
Một trong những biện pháp nhằm thực hiện phát triển phẩm chất, nănglực của người học là chú trọng tới việc tích cực hóa người học, tạo ra những
cơ hội và điều kiện học tập thuận lợi cho người học phát huy tính tích cực,chủ động và sáng tạo Đồng thời, để người học phát triển toàn diện, phát triểnnăng lực nhận thức và năng lực hành động, việc tạo ra những hình thức tổchức dạy học phong phú, hấp dẫn cũng là một hoạt động giáo dục được nhàtrường và các thầy cô giáo quan tâm
Chơi là một nhu cầu không thể thiếu được trong cuộc sống, hầu như tất
cả mọi người đều ít nhiều hứng thú với các trò chơi Trong dạy học ở phổthông, nếu dựa trên một số nội dung dạy học để xây dựng thành các trò chơi
sẽ tạo cho học sinh có hứng thú trong học tập Thông qua việc tham gia các
Trang 12trò chơi, học sinh được cung cấp kiến thức, rèn luyện kĩ năng một cách tự giác
và tích cực Như vậy, học thông qua “chơi” sẽ tạo được hứng thú cho họcsinh, tạo được tâm lí “được” học nên chất lượng và hiệu quả của quá trình dạyhọc sẽ được nâng cao Dạy học thông qua trò chơi còn có ích lợi trong việctriển khai thực hiện dạy học theo nhóm, đặc biệt đối với các trò chơi đòi hỏiphải có sự hợp tác trong nhóm nhỏ
Ngày 2 tháng 11 năm 2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã banhành Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT về quy chế Cuộc thi khoa học kĩ thuậtdành cho học sinh trung học (tiếng Anh là: Vietnam Science and EngineeringFair - ViSEF) Xét dưới một góc độ nào đó, cuộc thi khoa học kĩ thuật là mộtsân chơi dành cho học sinh, tạo cho học sinh sự ham thích nghiên cứu, sángtạo khoa học, công nghệ, kĩ thuật và vận dụng kiến thức vào giải quyết nhữngvấn đề thực tiễn trong cuộc sống Rõ ràng, cuộc thi cũng góp phần thúc đẩyđổi mới hình thức tổ chức và phương pháp dạy học, phát triển năng lực họcsinh và nâng cao chất lượng dạy học [6]
1.2 Xuất phát từ thực tế dạy học môn học
Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, môn Công nghệđược chia ra 2 phần theo lĩnh vực công nghiệp và nông nghiệp Đề tài này chỉ
đề cập tới quá trình dạy học môn Công nghệ 11, 12 (thuộc phần công nghiệp),nhưng để thuận tiện trong trình bày, sau đây gọi tắt là môn Công nghệ Trongchương trình giáo dục phổ thông, môn Công nghệ là môn học có kiến thức vềkhoa học kĩ thuật, công nghệ rất thiết thực và bổ ích cho con người trong sảnxuất và đời sống; là môn học tạo cơ sở cho việc xây dựng các dự án tham giacuộc thi khoa học kĩ thuật dành cho học sinh trung học Tuy nhiên, do khôngthuộc nhóm môn thi tốt nghiệp cuối cấp và thi tuyển sinh nên học sinh ít cóhứng thú học tập môn học này Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tớichất lượng dạy học môn học không cao
Trang 13Lí luận và thực tiễn dạy học cho thấy nếu trong quá trình dạy học, giáoviên biết sử dụng trò chơi một cách phù hợp thì sẽ tạo hứng thú học tập chohọc sinh, qua đó nâng cao chất lượng dạy học Tuy nhiên, việc sử dụng tròchơi trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông còn rất hạnchế bởi trò chơi về lĩnh vực kĩ thuật – được gọi là trò chơi kĩ thuật - chưanhiều, giáo viên Công nghệ vẫn còn lúng túng trong xây dựng và sử dụngchúng trong dạy học môn học Đó chính là lí do mà tác giả chọn đề tài luận án
của mình là: “Xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông”.
2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong quá trình dạyhọc môn Công nghệ nhằm tạo hứng thú, tích cực hóa hoạt động học tập củahọc sinh, giúp học sinh phát triển năng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn
đề, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học ở trường trung họcphổ thông
3 KHÁCH THỂ, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động dạy và học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Lí luận về trò chơi kĩ thuật, về xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuậttrong dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông
3.3 Phạm vi nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu vấn đề xây dựng và sử dụng trò chơi kĩthuật trong dạy học môn Công nghệ 11, 12 ở trường trung học phổ thông
4 GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu xây dựng và sử dụng được trò chơi kĩ thuật trong dạy học mônCông nghệ ở trường trung học phổ thông một cách khoa học, hợp lí thì sẽ tạo
Trang 14được hứng thú học tập, tích cực hóa hoạt động học tập , góp phần phát triểnnăng lực nhận thức, năng lực giải quyết vấn đề của học sinh, qua đó nâng caochất lượng dạy học môn học.
5 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
5.1 Nghiên cứu lí thuyết về trò chơi, trò chơi giáo dục, trò chơi dạy
học, trò chơi kĩ thuật
5.2 Khảo sát thực trạng việc xây dựng và sử dụng trò chơi trong dạy
học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông
5.3 Xây dựng trò chơi kĩ thuật và phương pháp sử dụng chúng trong
dạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông
5.4 Kiểm nghiệm, đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các trò chơi kĩ
thuật đã xây dựng và phương pháp sử dụng chúng trong dạy học Công nghệ
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Các phương pháp nghiên cứu lí luận
Quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu líluận như: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa,… các tài liệu cóliên quan đến vấn đề nghiên cứu để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài
6.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Quá trình thực hiện đề tài cũng đã sử dụng một số phương pháp nghiêncứu thực tiễn như: phương pháp quan sát, phương pháp điều tra bằng phiếuhỏi, phương pháp phỏng vấn, phương pháp thực nghiệm, phương pháp tổngkết kinh nghiệm giáo dục,… để xâ y dựng cơ sở thực tiễn và kiểm nghiệmbiện pháp đã đề xuất của đề tài
6.3 Phương pháp thống kê toán học
Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lí kết quả thu thậpđược trong khảo sát và kiểm nghiệm, đánh giá
Trang 157 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
7.1 Xây dựng được hệ thống lí luận về trò chơi kĩ thuật Trên cơ sở
phân tích các khái niệm công cụ như trò chơi, trò chơi dạy học, kĩ thuật, tậptrung xây dựng khái niệm, đặc điểm, chức năng của trò chơi kĩ thuật; quytrình xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học
7.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng dạy học môn Công nghệ ở trung họcphổ thông dưới góc độ xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật
7.3 Đề xuất được qui trình xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trongdạy học môn Công nghệ ở trung học phổ thông
7.4 Với những quy trình đã đề xuất, đề tài đã xây dựng được một số tròchơi kĩ thuật và hướng dẫn cách sử dụng chúng trong quá trình dạy học mônCông nghệ 11, 12 ở trung học phổ thông theo tiến trình dạy học gồm xâydựng và sử dụng trò chơi trong hoạt động khởi động; hoạt động hình thànhkiến thức; hoạt động thực hành, củng cố và mở rộng kiến thức; hoạt động vậndụng kiến thức
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm lí luận vềtrò chơi kĩ thuật, đề xuất được một biện pháp góp phần nâng cao chất lượngdạy học môn Công nghệ ở trường trung học phổ thông
8 CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, phụ lục, cấu trúc của luận ánbao gồm 3 chương sau:
Chương 1 Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc xây dựng và sử dụng tròchơi trong dạy học
Chương 2 Xây dựng và sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạy học mônCông nghệ
Chương 3 Kiểm nghiệm và đánh giá
Trang 16Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC
1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu về trò chơi
1.1.1.1 Tình hình nghiên cứu về trò chơi ở nước ngoài
Trong đời sống con người, ngoài c ác hoạt động lao động, học tập, … còn có hoạt động vui chơi, giải trí Mỗi hoạt động vui chơi, giải trí được tổ chức nhằm một mục đích nhất định, có nội dung nhất định và tuân theo nhữngquy định nào đó Mỗi hoạt động đó được gọi là một trò chơi Cùng với sự pháttriển của kinh tế, văn hóa, khoa học, công nghệ,… trò chơi nói chung cũng được phát triển không ngừng
Từ thời xa xưa, các nhà giáo dục đã nhận thấy trò chơi là một phầntrong đời sống con người và cần lựa chọn những trò chơi phù hợp để đưa vàohoạt động giáo dục trong lớp học, trong nhà trường Trò chơi trong lớp học,trường học (gọi chung là trường học) có những đặc điểm, yêu cầu riêng của
nó và thường với mục đích là để giải trí, tăng hứng thú học tập và phục vụ choviệc học tập của người học Với vai trò to lớn của trò chơi, nhiều nhà giáodục, nhà tâm lí học và ngay cả các nhà triết học đã nghiên cứu việc xây dựng
và sử dụng trò chơi trong trường học
Khi nghiên cứu về giáo dục, nhà triết học lớn thời cổ đại là Platon đãcho rằng, trẻ từ 3 - 4 tuổi được giáo dục tại gia đình, t rẻ chơi những trò chơicùng nhau dưới sự hướng dẫn của phụ nữ Ông đã đưa ra lời khuyên rằngđừng ép buộc, cưỡng bức dạy trẻ nhỏ những kiến thức khoa học mà chínhthông qua trò chơi sẽ dễ nhận thấy trẻ em muốn cái gì
Trang 17Nhà triết học người Đức là V.Vunt đã n ghiên cứu về bản chất xã hộicủa trò chơi và cho rằng: “Trò chơi, đó là lao động của trẻ nhỏ, không có mộttrò chơi nào là không có trong mình một nguyên mẫu, một dạng lao độngnghiêm túc” [2].
G.V Plekhanov thì lại cho rằng trò chơi xuất hiện trước lao đ ộng và trên cơ sở của lao động Ông cho rằng trò chơi là một phản ánh, thông qua trò chơi, trẻ có thể lĩnh hội những kĩ năng lao động, thói quen và các nguyên tắc ứng xử của người lớn trong xã hội Từ đó ông đi đến kết luận: “Trò chơi mangbản chất xã hội, nó xuất hiện để đáp ứng với xã hội mà trẻ đang sống và nhu cầu được trở thành thành viên tích cực của xã hội đó” [2]
Trong xã hội hiện đại, các nghiên cứu về trò chơi được nghiên cứu vàvận dụng chủ yếu trong lĩnh vực kinh tế và xã hội, dành cho những người làmchính trị, các tổ chức chính phủ hoặc phi chính phủ Trong tác phẩm củamình, Fiona Carmichael đã trình bày tổng quan những vấn đề về lí thuyết tròchơi như “Hộp công cụ lí thuyết trò chơi”, các chiến lược như “Bước đi cùngnhau”, “Thế lưỡng nan của người tù”… nhằm giúp người đọc có thể vận dụngtrong công việc của mình Trong những nghiên cứu của mình, FionaCarmichael cũng đã trình bày cách phân loại trò chơi theo cách thức tiến hành
và một số trò chơi điển hình [19]
1.1.1.2 Tình hình nghiên cứu về trò chơi ở Việt Nam
0 Việt Nam, trò chơi cũng xuất hiện từ rất sớm Có thể thấy trò chơixuất hiện trong dân gian, trong các truyện cổ để lại như “trò chơi đánh đu”,
“thi pháo đất”, “thi bắt vịt”… Trong các làng, xã, khu dân cư, cũng như trongcác trường học, ban đầu, trò chơi được sử dụng chủ yếu là trò chơi dân gian
và thường do học trò tự phát, tự tổ chức Trước giờ học hoặc trong giờ nghỉgiữa hai tiết học, học sinh (HS) thường chơi các trò như: “đánh khăng”, “đánhđáo”, “đuổi mắt bắt dê”, “đánh gụ”, “nhảy dây”, “chọi gà” (bằng cỏ gà),
Trang 18“cướp cờ”, “chơi ô ăn quan” v v… Mục đích của trò chơi kiểu này chủ yếunhằm giải trí đầu óc sau những giờ học căng thẳng, mệt mỏi và phần thưởngcho người thắng cuộc thường không có hoặc nếu có thì giá trị vật chất cũngkhông đáng kể Nội dung của các trò chơi này cũng đơn giản và thể lệ cuộcchơi cũng chỉ một vài quy định đơn giản, dễ nhớ Những trò chơi kiểu này có
ưu điểm nổi bật là người chơi được huy động cả trí tuệ và sức lực nên ngườichơi vừa thoải mái đầu óc, rèn luyện trí tuệ vừa được rèn luyện thể lực
1.1.2 Tổng quan nghiên cứu về trò chơi trong dạy học
1.1.2.1 Tình hình nghiên cứu về trò chơi dạy học ở nước ngoài
Bên cạnh kho tàng trò chơi trong dân gian còn có một số hệ thống tròchơi sử dụng trong quá trình dạy học do các nhà giáo dục xây dựng được gọi
là trò chơi dạy học Đại diện cho khuynh hướng sử dụng trò chơi dạy học làmphương tiện phát triển toàn diện cho trẻ phải kể đến nhà sư phạm nổi tiếngngười Tiệp Khắc I.A.Komenxki (1592-1670) Ông coi trò chơi là hình thứchoạt động cần thiết, phù hợp với bản chất và khuynh hướng của trẻ Trò chơidạy học là một dạng hoạt động trí tuệ nghiêm túc, là nơi mọi khả năng của trẻ
em được phát triển, mở rộng phong phú thêm vốn hiểu biết Với quan điểmtrò chơi là niềm vui sướng của tuổi thơ, là phương tiện phát triển toàn diệncho trẻ I.A.Komenxki đã khuyên người lớn phải chú ý đến trò chơi dạy họccho trẻ và phải hướng dẫn, chỉ đạo đúng đắn cho trẻ chơi
Trong nền giáo dục cổ điển, ý tưởng sử dụng trò chơi với mục đích dạy học được thể hiện đầy đủ trong hệ thống giáo dục của nhà sư phạm người ĐứcPh.Phroebel (1782-1852) Ông là người đã khởi xướng và đề xuất ý tưởng kết hợp dạy học với trò chơi cho trẻ Quan điểm của ông về trò chơi phản ánh cơ
sở lí luận sư phạm duy tâm thần bí Ông cho rằng thông qua trò chơi trẻ nhận thức được cái khởi đầu do thượng đế sinh ra tồn tại ở khắp mọi nơi, nhận thứcđược những quy luật tạo ra thế giới, tạo ra ngay chính bản thân
Trang 19mình Vì thế ông phủ nhận tính sáng tạo và tính tích cực của trẻ trong khichơi Ph.Phroebel cho rằng, nhà giáo dục chỉ cần phát triển cái vốn có sẵn củatrẻ, ông đề cao vai trò giáo dục của trò chơi trong quá trình phát triển thể chất,làm vốn ngôn ngữ cũng như phát triển tư duy, trí tưởng tượng của trẻ.
I.B.Bazedov cho rằng, trò chơi là phương tiện dạy học Theo ông, nếutrên lớp học, giáo viên sử dụng các phương pháp, biện pháp chơi hoặc tiếnhành tiết học dưới hình thức chơi thì sẽ đáp ứng được nhu cầu và phù hợp vớiđặc điểm của người học và tất nhiên hiệu quả tiết học sẽ cao hơn Ông đã đưa
ra hệ thống trò chơi học tập dùng lời như: trò chơi gọi tên, trò chơi phát triển
kĩ năng khái quát tên gọi của cá thể, trò chơi đoán từ trái nghĩa, điền những từcòn thiếu Theo ông, những trò chơi này mang lại cho người học niềm vui vàphát triển năng lực trí tuệ của chúng [21]
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, một số nhà khoa học giáo dục Nganhư: P.A.Bexonova, OP.Seina, V.I.Đalia, E.A.Pokrovxki đã đánh giá caovai trò giáo dục, đặc biệt và tính hấp dẫn của trò chơi dân gian Nga đối với trẻmẫu giáo E.A.Pokrovxki trong lời đề tựa cho tuyển tập “Trò chơi của trẻ emNga” đã chỉ ra nguồn gốc, giá trị đặc biệt và tính hấp dẫn lạ thường của tròchơi dân gian Nga
Vào những năm 30 - 60 của thế kỷ XX, vấn đề sử dụng trò chơi dạyhọc trên lớp học được phản ánh trong các công trình của R.I.Giucovxkaia,VR.Bexpalova, E.I.Udalsova, R.I.Giucovxkaia đã nâng cao vị thế của dạyhọc bằng trò chơi Bà chỉ ra những tiềm năng và lợi thế của những “tiết học”dưới hình thức trò chơi học tập, coi trò chơi học tập như là hình thức dạy học,giúp người học lĩnh hội những tri thức mới từ những ý tưởng đó Bà cũng đãsoạn thảo ra một số “tiết học – trò chơi” và đưa ra một số yêu cầu khi xâydựng chúng [21, tr.30]
Trang 20Bên cạnh đó, tính tích cực cũng được các nhà khoa học như
B.P.Exipov, A.M.Machiuskin (Liênxô); OKon (Ba lan), Skinner, Bruner (Mỹ), Xavier, Roegiers (Pháp), nghiên cứu theo các khía cạnh khác nhau
Thứ nhất, nghiên cứu và xem xét tính tích cực nhận thức của người họctrong mối quan hệ giữa nhận thức và tình cảm, ý chí (A.I.Serbacov,I.F.Kharlamov, R.A.Nhidamov, V.Okon ) hướng nghiên cứu này đã bổ trợrất nhiều cho các nhà giáo dục trong việc tìm kiếm những con đường và điềukiện cần thiết nhằm phát huy tính tích cực nhận thức của người học [32]
Thứ hai, nghiên cứu về bản chất và cấu trúc của tính tích cực nhận thứccủa người lớn và trẻ em, trong đó đặc biệt lưu ý tới vai trò chủ độ ng và chủthể trong quá trình nhận thức (B.P.Êxipop, LP.Anstova, Xavier Roegiers, JM.Denomme, Madedine Roy ) các tác giả này coi tính tích cực nhận thức làthái độ của chủ thể nhận thức đối với đối tượng nhận thức thông qua việc huyđộng các chức năng tâm lí ở mức độ cao nhằm giải quyết những vấn đề nhậnthức Trong nghiên cứu của mình: Sư phạm tương tác một tiếp cận khoa họcthần kinh về học và dạy, Roy M, Denomme J.M đã khẳng định cấu trúc nãongười liên quan đến hứng thú học tập của học sinh Khi có hứng thú học tập,việc học của học sinh trở nên dễ dàng và thú vị hơn dẫn đến đạt kết quả tốthơn trong học tập [50]
Người có công lớn đặt nền móng cơ sở lí luận cho việc nghiên cứu tròchơi trong trường học là nhà tâm lí học Xô Viết L.X.Vưgôtxki Ông đãnghiên cứu và đưa ra một số luận điểm sau [56]:
0 Khẳng định bản chất xã hội và tính hiện thực của trò chơi trẻ em
1 Khẳng định vai trò trung tâm của trò chơi trẻ em đối với sự phát triểntâm lí của trẻ Trò chơi chính là động lực phát triển và tạo ra “vù ng phát triểngần”
Trang 210 Trò chơi trẻ em không nảy sinh một cách tự phát mà do ảnh hưởng có
1 thức và không có ý thức từ phía người lớn xung quanh
0Sự cần thiết phải vận dụng phương pháp phân tích vào nghiên cứu cácchức năng tâm lí, trong đó có việc nghiên cứu trò chơi
1 Không nên dừng lại ở nghiên cứu quan sát mà cần thiết phải tổ chức các nghiên cứu thực nghiệm về trò chơi
Hiện nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, với sự hiện đại, đadạng của phương tiện dạy học, trò chơi trong trường học ngày càng được đầu
tư nghiên cứu và ứng dụng nhiều hơn, hiệu quả hơn
Có thể thấy, trên thế giới, việc nghiên cứu, xây dựng và tổ chức trò chơinói chung và trong trường học nói riêng đã có từ rất sớm và ngày càng
được phát triển Hướng mới nhất hiện nay các nhà nghiên cứu đang chú trọngđến là hoàn thiện các kĩ năng tổ chức những trò chơi đa dạng mang tính tíchhợp các môn học để tạo hứng thú trong dạy học
1.1.2.2 Tình hình nghiên cứu về trò chơi dạy học ở Việt Nam
Cũng như các hoạt động giáo dục ở trường họ c trên thế giới, trò chơicũng là một hoạt động không thể thiếu trong trường học ở nước ta Ở ViệtNam, có nhiều tác giả nghiên cứu về việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạyhọc dưới các góc độ và ở các bộ môn khác nhau Một số tác giả như PhanHuỳnh Hoa, Vũ Minh Hồng, Trương Kim Oanh, Phan Kim Liên, Lê BíchNgọc, đã nghiên cứu biên soạn một số trò chơi và trò chơi học tập, [26,43] Những hệ thống trò chơi và trò chơi học tập được các tác giả đề cập đếnchủ yếu nhằm củng cố kiến thức phục vụ một số môn học như: Hình thànhbiểu tượng toán sơ đẳng, làm quen với môi trường xung quanh, rèn các giácquan chú ý, ghi nhớ, phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ
Các tác giả đặc biệt quan tâm đến ý nghĩa phát triển của trò chơi họctập, không chỉ phát triển các giác quan mà phát triển các chức năng tâm lí
Trang 22chung của người học Tuy nhiên, trong các nghiên cứu này cũng chưa đi sâunghiên cứu việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học trong quá trình nhậnthức của người học.
Ngay từ những năm 80 của thế kỷ trước, một số sách, tài liệu trong giáodục đã đề cập tới trò chơi trong trường học, trò chơi và cách tổ chức chơi.Trong đó có thể kể đến các sách xuất bản từ năm 1980 đến nay như: “Tròchơi học tập” của Vũ Minh Hồng [26]; “Hướng dẫn tổ chức hoạt động vuichơi” của Nguyễn Thị Ngọc Trúc [57]; “100 trò chơi sinh hoạt” của Ngô TấnTạo [52]; “50 trò chơi vui- khỏe thông minh” của Đặng Tiến Huy [28]; “Tròchơi trẻ em” của Nguyễn Ánh Tuyết [59]; “Phát huy tính tích cực nhận thứccủa trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi trong trò chơi học tập” của Nguyễn Thị Hòa [21];
“Trò chơi vận động” của Trần Đồng Lâm, Đinh Mạnh Cường [41] v.v
Trong tác phẩm “Trò chơi trẻ em”, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã đề cậpđến trò chơi trí tuệ, giới thiệu một số trò chơi trí tuệ dành cho trẻ em Loại tròchơi này có tác dụng thúc đẩy hoạt động trí tuệ của trẻ [59]
Trong tài liệu “Hướng dẫn tổ chức học tập vui chơi”, Nguyễn Thị NgọcTrúc đã đề cập đến các loại trò chơi, mức độ các mối quan hệ trong trò chơi
Đó là chơi không có tổ chức, chơi một mình, chơi cạnh tranh nhau, chơi vớinhau trong một thời gian ngắn, chơi với nhau lâu trên cơ sở hứng thú với nộidung chơi Tác giả đã khẳng định kết quả của hai mức độ cuối phụ thuộc vào
kĩ năng hướng dẫn người học chơi của mỗi giáo viên (GV) [57]
Cũng đề cập tới trò chơi, bài báo “Phương pháp sử dụng trò chơi trongdạy học” của tác giả Nguyễn Thị Bích Hồng [25] và đề tài “Xây dựng và sửdụng trò chơi dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập của sinh viên sưphạm trong dạy học môn Giáo dục học ở trường Đại học Đ ồng Tháp” củaNguyễn Kim Chuyên [10] đã bàn sâu về việc xây dựng trò chơi, cách thức tổchức chơi sao cho đạt hiệu quả giáo dục
Trang 23Ngoài ra, về các công trình, đề tài nghiên cứu trò chơi trong trường họccũng có thể kể đến một số đề tài luận văn, luận án như: luận văn “Một số biệnpháp tổ chức trò chơi học tập nhằm hình thành biểu tượng về thiên nhiên chotrẻ mẫu giáo lớn” của Lê Bích Ngọc [43]; các luận án “Nghiên cứu tính tíchcực giao tiếp của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong hoạt động vui chơi” của NguyễnXuân Thức [54]; “Xây dựng và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khảnăng khái quát hóa của trẻ mẫu giáo lớn” của Nguyễn Ngọc Trâm [55]; “Xâydựng và sử dụng trò chơi phát triển nhằm hình thành biểu tượng toán ban đầucho trẻ 5-6 tuổi” của Trương Thị Xuân Huệ [27] v.v Nhìn chung, các sách,tài liệu, đề tài, đều đề cập tới trò chơi trong trường học dành cho HS mẫugiáo, tiểu học, còn đối với HS cấp trung học ít được quan tâm nghiên cứu vàtriển khai.
Về trò chơi kĩ thuật, luận văn “Trò chơi kĩ thuật và vận dụng trong dạyhọc môn Công nghệ ở trung học phổ thông” của Đặng Ngọc Ước có thể đượccoi là công trình đầu tiên nghiên cứu về sử dụng trò chơi kĩ thuật trong dạyhọc Công nghệ nhưng cũng chỉ mới là sơ khai bước đầu [63]
Khi khoa học công nghệ phát triển, đặc biệt là sự phát triển của côngnghệ thông tin, các trò chơi game trên máy tính ngày càng phát triển do sựhấp dẫn, tiện lợi của nó Nhìn chung các trò chơi trên máy tính chỉ có thể giúpngười chơi giải trí và rèn luyện trí tuệ trong một chừng mực nào đó Các tròchơi này hầu như không giúp người chơi rèn luyện thể lực, thậm chí nếungười chơi quá ham mê sẽ dẫn tới hậu quả xấu cả về trí tuệ và thể lực Chính
vì thế, các nhà giáo dục, nhà sư phạm cũng đã quan tâm nghiên cứu về vai trò,mục đích, ý nghĩa của trò chơi trong trường học; nghiên cứu về việc xâydựng, lựa chọn và sử dụng trò chơi trong trường học
Qua khảo sát tình hình nghiên cứu về xây dựng và sử dụng trò chơitrong nhà trường phổ thông ở nước ta, có thể thấy việc nghiên cứu tổ chức trò
Trang 24chơi cho HS trung học, trong đó có trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Côngnghệ còn chưa được quan tâm, số công trình còn khá khiêm tốn, các trò chơi
sử dụng trong quá trình dạy học môn Công nghệ chủ yếu mang tính chất tựphát và cũng chưa xây dựng được một hệ thống lí luận về xây dựng và sửdụng trò chơi trong dạy học Đó cũng chính là một trong những lí do để tácgiả lựa chọn chủ đề nghiên cứu về việc tổ chức trò chơi dạy học, mà cụ thể làtrò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ ở trung học phổ th ông(THPT) Mục đích của việc nghiên cứu này là nhằm tích cực hóa học tập của
HS, tạo hứng thú học tập, phát huy tính sáng tạo và phát triển tư duy HS gópphần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học đối với chương trình dạy họcnói chung và môn Công nghệ nói riêng
1.2 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2.1 Trò chơi
Có nhiều quan niệm khác nhau về trò chơi:
0 Theo từ điển tiếng Việt: “Trò chơi là hoạt động bày ra để vui chơi, giải trí” [45; tr.1001]
1 Một số nhà tâm lí - giáo dục học theo trường phái sinh học như
K.Gross, S.Hall, V.Stern cho rằng, trò chơi là do bản năng quy định, chơi chính là sự giải tỏa năng lượng dư thừa
5888 Còn G.Piaget cho rằng, trò chơi là hoạt động trí tuệ thuần túy làmột nhân tố quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ [48]
5889 Các nhà khoa học Xô Viết đã khẳng định rằng, trò chơi cónguồn gốc từ lao động và mang bản chất xã hội Trò chơi được truyền thụ từthế hệ này sang thế hệ khác chủ yếu bằng con đường giáo dục [27]
5890 Theo tác giả Đặng Thành Hưng thì trò chơi là một thuật ngữ có hai nghĩa khác nhau tương đối xa [29]:
+ Một là kiểu loại phổ biến của chơi Nó chính là chơi có luật (tập hợp
Trang 25quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu hành động) và có tính cạnh tranhhoặc tính thách thức đối với người tham gia.
23 Hai là những thứ công việc được tổ chức và tiến hành dưới hìnhthức chơi, như: học bằng chơi, giao tiếp bằng chơi, rèn luyện thân thể dướihình thức chơi v.v
Từ nghiên cứu về trò chơi có thể thấy rằng:
- Trò chơi là một loại hình văn hóa dân gian rất quen thuộc, gần gũi vớimọi người và mang tính chất truyền thống
- Trò chơi là một loại hình sinh hoạt, giao lưu văn hóa của con người, thường được tổ chức vào các dịp lễ, hội, tết
- Trò chơi mang lại cho con người sự vui vẻ, đoàn kết, giúp con người bộc lộ những tình cảm, thể hiện ước mơ, sự phấn đấu
- Trò chơi là hoạt động bày ra để vui chơi, giải trí thông qua đó giáodục con người những kinh nghiệm sản xuất, phẩm chất đạo đức, tri thức khoahọc
- Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, lịch sử phát triển tròchơi, các nhà tâm lí học Xô viết trước đây đã cho rằng: Trò chơi là một nghệthuật xuất hiện sau lao động và một hiện tượng mang tính chất xã hội
Các trò chơi đều có luật lệ, quy tắc, nhiệm vụ, yêu cầu tức là có tổ chức
và xây dựng, nếu không có những thứ đó thì không có trò chơi mà chỉ có sựchơi đơn giản
Như vậy, trò chơi là tập hợp các yếu tố chơi, có hệ thống và có tổ chức,
vì thế luật hay quy tắc chính là phương tiện tổ chức tập hợp đó
Tóm lại, trò chơi chính là sự chơi có luật, những hành vi chơi tùy tiện,bất giác không gọi là trò chơi [42]
Như vậy cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa đầy đủ, trọn vẹn, chính xác về trò chơi
Trang 26Qua sự phân tích các quan niệm, ý kiến về trò chơi, qua xem xét nội
dung và mục đích của trò chơi hiện nay, có thể hiểu: Trò chơi là một loại hoạt động có mục đích nhất định, có những quy định, những luật lệ buộc người chơi phải tuân theo Trò chơi tạo cho người (một hoặc nhiều người) tham gia được vui chơi, giải trí, rèn luyện trí tuệ, sức lực Đồng thời, trò chơi còn là hoạt động rèn luyện cho người chơi cả về phẩm chất như lòng kiên trì, sự tự tin, sự tương trợ giúp đỡ cộng đồng, phát triển mối quan hệ tập thể.
1.2.2 Trò chơi dạy học
Cho đến nay vẫn có những quan niệm khác nhau về trò chơi dạy học
5888 Trong lí luận dạy học nói chung, tất cả những trò chơi gắn vớiviệc dạy học như là phương pháp, hình thức tổ chức và luyện tập, với nộidung và tính chất của trò chơi phục vụ mục tiêu dạy học thì đều được gọi làtrò chơi dạy học
5889 Do những lợi thế của trò chơi có luật được quy định rõ ràng(gọi tắt là trò chơi có luật), trò chơi dạy học còn được hiểu là loại trò chơi cóluật, có
định hướng đối với sự phát triển trí tuệ của người học, thường do GV nghĩ ra
và dùng nó vào mục đích giáo dục và dạy học
23 Trò chơi dạy học có nguồn gốc trong nền giáo dục dân gian,trong những trò chơi đầu tiên của mẹ với con, trong các trò vui và những bàihát khôi hài làm cho đứa trẻ chú ý đến những vật xung quanh, gọi tên các vật
đó và dùng hình thức đó để dạy con, những trò chơi đó có chứa đ ựng các yếutố
dạy học [59]
5888 A.I Xôrôkina đã đưa ra một luận điểm vô cùng quan trọng vềđặc thù của trò chơi dạy học (còn gọi là trò chơi học tập): “Trò chơi học tập làmột quá trình phức tạp, nó là hình thức dạy học và đồng thời nó vẫn là tròchơi
Trang 27trò chơi biến thành tiết học, đôi khi biến thành sự luyện tập” [62].
Trang 2823 Tác giả Nguyễn Ngọc Trâm cho rằng: “Trò chơi dạy học là mộttrong những phương tiện có hiệu quả để phát triển các năng lực trí tuệ, trong
đó có khả năng khái quát hóa là một năng lực đặc thù của khả năng conngười” [55]
24 Khi nghiên cứu những lí thuyết về trò chơi dạy học của các nhànghiên cứu thuộc Liên Xô cũ, tác giả Trương Thị Xuân Huệ trong công trìnhnghiên cứu “Sử dụng phương pháp trò chơi trong công tác chuẩn bị trí tuệ chotrẻ em học toán lớp 1”, đã khẳng định rằng trò chơi dạy học được hiểu là tròchơi có nhiệm vụ giáo dục, trò chơi dạy học là trò chơi có nội dung và luậtchơi cho trước do người lớn sáng tác và đưa vào cuộc sống của trẻ [27]
25 Còn theo tác giả Đặng Thành Hưng thì những trò chơi giáo dụcđược lựa chọn và sử dụng trực tiếp để dạy học, tuân theo mục đích, nội dung,các nguyên tắc và phương pháp dạy học, có chức năng tổ chức, hướng dẫn vàđộng viên trẻ hay HS tìm kiếm và lĩnh hội tri thức, học tập và rèn luyện kĩnăng, tích lũy và phát triển các phương thức hoạt động và hành vi ứng xử xãhội, văn hóa, đạo đức, thẩm mĩ, pháp luật, khoa học, ngôn ngữ, cải thiện vàphát triển thể chất, tức là tổ chức và hướng dẫn quá trình học tập của HS khi
họ tham gia trò chơi gọi là trò chơi dạy học [29]
Các nhiệm vụ, quy tắc, luật chơi và các quan hệ trong trò chơi dạy họcđược tổ chức tương đối chặt chẽ trong khuôn khổ các nhiệm vụ dạy học vàđược định hướng vào mục tiêu, nội dung học tập
Trò chơi dạy học được sáng tạo ra và được sử dụng bởi các nhà giáo vàngười lớn dựa trên những khuyến nghị của lí luận dạy học, đặc biệt là của líluận dạy học các môn học cụ thể Chúng phản ánh lí thuyết, ý tưởng, mục tiêucủa nhà giáo, là một trong những hoạt động giáo dục không tuân theo bài bảncứng nhắc như những giờ học
Có thể thấy rằng, thuật ngữ “trò chơi dạy học” là một khái niệm phùhợp trong quá trình dạy học do giáo viên xây dựng, tổ chức và chủ động sử
Trang 29dụng trong quá trình tổ chức dạy học nhằm đạt được mục tiêu dạy học Cáctrò chơi trong quá trình học tập do HS tự tiến hành mang màu sắc vui chơi,giải trí nhiều hơn là đóng góp, làm phong phú kiến thức, kĩ năng trang bị chobản thân mình.
Như vậy, có thể hiểu: Trò chơi dạy học là những trò chơi có nội dung gắn liền với nội dung dạy học, được GV xây dựng, lựa chọn để sử dụng một cách chủ động vào quá trình dạy học nhằm tạo hứng thú học tập, tăng tính tích cực học tập cho người học và góp phần đạt được mục tiêu dạy học.
1.2.3 Trò chơi kĩ thuật
1.2.3.1 Kĩ thuật
5888 Theo Từ điển tiếng Việt, có thể hiểu kĩ thuật theo 2 nghĩa [45;tr.501]: + “Kĩ thuật là những kinh nghiệm và thủ thuật của một dạnghoạt động
- Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Kĩ thuật là kinh nghiệm, kĩ
năng, các thao tác, các cơ cấu, các máy móc, các hệ thống, các phương pháp
và phương tiện quản lí, khai thác, bảo vệ, xử lí vật chất, năng lượng và thông
Trang 30của xã hội Kĩ thuật còn bao hàm tất cả những kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm
Trang 31của một dạng hoạt động bất kì như kĩ thuật múa, ca hát, viết văn, hội họa, thể dục, thể thao và kĩ thuật sản xuất v.v ” [60; tr.550].
5888 Theo từ điển Bách khoa Britannica, quyển 1: Kĩ thuật là “Nghệthuật chuyên nghiệp áp dụng khoa học vào sự biến đổi tối ưu các tài nguyênthiên nhiên phục vụ cho sự sử dụng của loài người Về cơ bản kĩ thuật dựatrên vật lí học, hóa học, toán học và những mở rộng của chúng thành khoa họcvật liệu, cơ học chất rắn và chất lưu, nhiệt động lực học, các quá trình chuyển,các quá trình động và các phân tích hệ thống” [61; tr.1509]
Như vậy, kĩ thuật có thể được hiểu như là phương pháp, cách thức làmviệc, hoặc kĩ thuật được hiểu như là phương tiện, thiết bị kĩ thuật, lĩnh vực kĩthuật Ngoài ra, kĩ thuật còn được hiểu như là sự vận dụng các thành tựu củatoán và khoa học tự nhiên vào giải quyết các vấn đề thực tiễn, đáp ứng nhucầu của cuộc sống Kết quả của các nghiên cứu kĩ thuật tạo ra các sản phẩm,công nghệ mới
Trong khuôn khổ của luận án, kĩ thuật được hiểu theo nghĩa: “Kĩ thuật
là kinh nghiệm, kĩ năng, các thao tác, các cơ cấu, các máy móc, các hệ thống, các phương pháp và phương tiện quản lí, khai thác, bảo vệ, xử lí vật chất, năng lượng và thông tin, được xây dựng nhằm mục đích sản xuất và phục vụ các nhu cầu trực tiếp của xã hội”.
1.2.3.2 Trò chơi kĩ thuật
Bất cứ một trò chơi nào cũng có quy định về cách chơi và phương pháp
để thực hiện trò chơi, còn gọi là kĩ thuật chơi Ở đây đề cập tới “trò chơi kĩthuật” không nhằm để chỉ trò chơi cần có kĩ thuật chơi mà là các trò chơitrong lĩnh vực kĩ thuật, có nội dung liên quan đến khoa học công nghệ, khoahọc kĩ thuật
Kết hợp khái niệm trò chơi và khái niệm kĩ thuật, có thể hiểu: Trò chơi kĩ thuật là một loại trò chơi mà nội dung, tính chất của hoạt động chơi có liên quan
Trang 32hoặc thuộc về lĩnh vực kĩ thuật Trò chơi kĩ thuật đòi hỏi luật chơi phải tuân theo những nguyên tắc, quy định chặt chẽ của hoạt động khoa học, kĩ thuật.
1.2.3.3 Trò chơi kĩ thuật trong dạy học
Trò chơi kĩ thuật (TCKT) là một loại trò chơi có thể sử dụng trongnhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau với những mục đích khác nhau như họctập, giải trí, sáng tạo, Trong dạy học, TCKT có thể được sử dụng khi dạ yhọc các môn học, nội dung khác nhau như toán học, vật lí, lịch sử, địa lí, nhưng phù hợp nhất, phát huy được vai trò của trò chơi nhiều nhất khi sử dụng chúng trong dạy học các môn học, nội dung về lĩnh vực kĩ thuật
Trong dạy học kĩ thuật, mà cụ thể là trong dạy học môn Công nghệ ở phổ thông, các nội dung về trang bị kiến thức, rèn luyện kĩ năng kĩ thuật và công nghệ được trình bày một cách xuyên suốt và có hệ thống Môn Công nghệ, phần công nghiệp ở trung học phổ thông gồm có những nội dung chủ yếu về vẽ kĩ thuật, cơ khí, động cơ đốt trong, kĩ thuật điện và điện tử, là
những nội dung thuộc về lĩnh vực kĩ thuật Sử dụng TCKT trong dạy học mônCông nghệ sẽ phát huy được vai trò của TCKT trong dạy học rất hiệu quả
Vì vậy có thể hiểu: “Trò chơi kĩ thuật trong dạy học là một loại trò chơi dạy học mà nội dung, tính chất của hoạt động chơi bám sát nội dung các môn học kĩ thuật Mục đích của trò chơi kĩ thuật trong dạy học là giúp người chơi rèn luyện nắm vững và nâng cao kiến thức, phát triển tư duy; đồng thời rèn luyện cho người chơi cả về phẩm chất như lòng kiên trì, sự tự tin, kĩ năng làm việc nhóm và tốc độ xử lí tình huống học tập”.
Có thể thấy rằng, trò chơi kĩ thuật trong dạy học thuộc về trò chơi dạyhọc nhưng có nội dung về kĩ thuật và công nghệ; nếu xét về nội dung dạy họccác môn học trong chương trình giáo dục phổ thông thì trò chơi kĩ thuật trongdạy học có các nội dung chủ yếu thuộc về môn Công nghệ Tuy vậy, để phânbiệt, trong khuôn khổ luận án này khái niệm trò chơi kĩ thuật trong dạy học
Trang 33được hiểu là các trò chơi thuộc lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ nói chung ởphổ thông còn trò chơi kĩ thuật trong dạy học môn Công nghệ là dành riêngcho môn Công nghệ.
1.3 LÍ LUẬN VỀ TRÒ CHƠI DẠY HỌC
1.3.1 Chơi và hoạt động chơi
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ “chơi”, có thể điểm qua một vài định nghĩa về “chơi” như:
23 Theo từ điển tiếng Việt: “Chơi là hoạt động giải trí hoặc nghỉ ngơi Chơi là hoạt động chỉ nhằm cho vui mà thôi, không có mục đích gì khác” [45; tr.166]
24 “Chơi là một hoạt động vô tư, người chơi không chú tâm vàomột lợi ích thiết thực nào cả, trong khi chơi các mối quan hệ của con ngườivới tự
nhiên với xã hội được mô phỏng lại, nó mang đến cho người chơi một trạng thái tinh thần vui vẻ, thoải mái, dễ chịu” [59]
- “Chơi là kiểu hành vi hoặc hoạt động tự nhiên, tự nguyện, có động cơthúc đẩy là những yếu tố bên trong quá trình chơi và chủ thể không nhất thiếttheo đuổi những mục tiêu và lợi ích thực dụng một cách tự giác trong quátrình đó Bản thân quá trình chơi có sức cuốn hút tự thân và các yếu tố tâm lícủa con người trong khi chơi nói chung mang tính chất vui đùa, ngẫu hứng, tự
Trang 34ra sự khuây khỏa cho mình” [29].
Trang 35Rõ ràng khó có thể đưa ra một khái niệm chung cho một hiện tượng
“chơi” trong toàn bộ phạm vi hoạt động rộng lớn của con người vì hình thứcthể hiện của hoạt động chơi vô cùng đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức
1.3.1.2 Hoạt động chơi
Hoạt động chơi là hình thái đặc biệt của sự chơi và chỉ có ở con người Quá trình chơi diễn ra ở 2 cấp độ: cấp độ hành vi và cấp độ hoạt động Với tư cách là hoạt động, sự chơi diễn ra theo nhu cầu của chủ thể, được điều khiển bởi động cơ bên trong quá trình chơi Yếu tố động cơ là căn cứ phân biệt rõ hoạt động chơi với những dạng hoạt động khác Hoạt động chơi là dạng chơi
có ý thức, cả nội dung văn hóa xã hội, dựa trên các chức năng tâm lí cấp cao
và chỉ có ở người, không có ở động vật Như vậy “Loại hoạt động nào có cấu trúc động cơ nằm trong chính quá trình hoạt động, đó chính là hoạt động chơi” [41].
Tóm lại, hoạt động chơi của cả trẻ em và người lớn đều có cùng bảnchất tự nhiên, ngây thơ, vô tư vì nó là một trường hợp của chơi nhưng đây làdạng chơi ở người có ý thức, có động cơ xã hội và văn hóa, có nội dung nhậnthức, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ
Hoạt động chơi đương nhiên là chơi nhưng không phải mọi hiện tượngchơi nào cũng là hoạt động chơi – có nhiều hiện tượng chơi chỉ là hành vi hayđộng thái biểu hiện những khả năng và nhu cầu bản năng của cá thể sinh vậthoặc người
1.3.2 Phân loại trò chơi
Trò chơi là một hoạt động phong phú, có thể tiến hành trong nhiều điềukiện, hoàn cảnh, đối tượng khác nhau Việc phân loại trò chơi cũng có nhiềuquan điểm, cách chia khác nhau Có thể phân chia ra một số loại như sau:
a) Phân loại trò chơi theo cách tiếp cận:
Theo tác giả Đặng Thành Hưng, có thể phân loại trò chơi theo một sốcách tiếp cận sau [29]:
Trang 36* Theo tiếp cận văn hoá, có các loại:
5888 Những trò chơi nhại lại hay phóng tác: Đó là sự trừu tượng hoá vàtái tạo một mảng hiện thực dưới hình thức chơi, với những đối tượng, quá trình,quan hệ và tình huống mô phỏng nhưng phản ánh nhu cầu giải quyết vấn đề,nhận thức, đánh giá, tạo dựng cái gì đó thiết thực trong cuộc sống của con người
5889 Những trò chơi sáng tạo hay kiến tạo: Đó là tổ hợp những hoạtđộng được tiến hành theo những luật, quy tắc, phần thưởng hay phần thắng vàmục đích chơi mới được đặt ra một cách chủ động, không phụ thuộc vàonhững tiền lệ một cách trực tiếp Kiểu trò chơi này có thể gồm một vài yếu tổđơn lẻ mang tính chất phóng tác, nhưng chúng không giữ vai trò quan trọngtrong mục đích, luật và quy tắc chơi
5890 Những trò chơi nửa phóng tác nửa sáng tạo: Đó là những hoạtđộng và mục đích và phần thưởng hay giải thưởng thường phỏng theo nhữngtiền lệ đã có, tức là phóng tác những thói thường, những các luật lệ, quy tắccủa trò chơi lại là những yếu tố mới được đặt ra, không dựa vào tiền lệ nào cósẵn Và trường hợp ngược lại, trò chơi này gồm các luật lệ, quy tắc phóng tác
và những mục đích, cách đặt giải thưởng có tính rất sáng tạo
* Theo tiếp cận lịch sử, có các loại:
5891 Những trò chơi dân gian, có tính truyền thống: Đó là những tròchơi thường đi kèm với lễ hội, liên hoan và sinh hoạt cộng đồng truyền thống(múa lân, thi nấu cơm trên thuyền, chơi trốn tìm, thi vật v.v ), chúng thường
có hình thức đặc trưng của văn hoá dân tộc và có nội dung nghiêng về giải trí,tiêu khiển, thư giãn, vui vẻ, bồi dưỡng đời sống tinh thần của con người
5892 Những trò chơi hiện đại, có tính chất công nghệ và văn minh phổ
biến: Đó là những trò chơi được xây dựng và tổ chức theo phong cách hiệnđại, có sự tham gia của các yếu tố quản lí, công nghệ, nghệ thuật, sư phạm,tâm lí và các khoa học khác, với nội dung phản ánh các hoạt động, quan hệ,quá trình và tình huống xã hội hiện đại Ví dụ: Trò chơi xây dựng hay lắp ráp
Trang 37các cấu kiện, mô hình kĩ thuật, trò chơi điện tử như lái xe, bắn súng, các mônthi đấu thể thao mới xuất hiện, Chúng thường phổ biến ở nhiều nền văn hoákhác nhau và có nội dung nghiêng về phản ánh hiện thực đương đại.
* Theo tiếp cận tâm lí, có các loại:
Những trò chơi thi đấu, có tính chất tranh đua để giành thành tích tốtnhất hoặc vượt qua thử thách một cách xuất sắc nhất: Đó là những trò chơi cótập hợp quy tắc, luật lệ chặt chẽ nhằm định rõ mục đích, kết quả, hoặc yêu cầu
về thành tích phải vượt qua, buộc những người tham gia phải nỗ lực ganh đuavới nhau để giành thành tích cao nhất
Những trò chơi không thi đấu, không có tính chất thi thố, tranh đua:
Đó là những trò chơi chỉ có mục đích thắng đối thủ, loại đối thủ khỏi cuộcchơi hoặc thắng chính trò chơi, có tính chất thắng thua không quan trọng, màkhông có quá trình đánh giá, xem xét và xếp hạng thành tích Chẳng hạn cáctrò đánh cờ vây đôi, đánh cờ với máy tính điện tử, chọi gà, giải các bài toánvui hay lắp ghép các mô hình kĩ thuật, là những trò chơi không thi đấu
* Theo tiếp cận chức năng, có các loại:
Những trò chơi giải trí, tiêu khiển: Đó là kiểu trò chơi có chức năng thưgiãn, giải toả bớt những căng thẳng tâm lí do công việc, quan hệ, đời sống laođộng và đấu tranh gây ra Chúng có thể có tính chất thi đấu hoặc không thiđấu, có giải thưởng hay không có giải thưởng Nói chung, các trò chơi giảitrí không nhằm những mục đích hay lợi ích công việc Ví dụ: Đánh bài, thihát đối, chơi cờ, chơi đố chữ, cốt để vui vẻ trong những lúc rỗi rãi, họp mặtbạn bè, hội hè
Những trò chơi công vụ: Gồm những trò chơi nhằm những mục đíchcông việc nghiêm túc, trong đó các hoạt động của người tham gia tuy có hìnhthức là chơi song nội dung và nhiệm vụ phải giải quyết lại là những công việcnhất định Trò chơi công vụ, luật chơi chỉ là hình thức và chỉ dẫn công việc
Trang 38phải làm, người tham gia hầu như không thực sự tiến hành hoạt động chơi, màtiến hành những hoạt động khác.
Những trò chơi dùng sức lực thể chất: Chúng đồng thời có chức năngchủ yếu là cải thiện và phát triển thể chất của người tham gia, về hình thể, sứcvóc, sức mạnh cơ thể, khả năng vận động cơ thể, độ khéo léo của chân tay hay
tư thế của thân thể, vận động và chức năng của các giác quan
Những trò chơi trí tuệ: Có tác động chủ yếu đến các chức năng và quátrình tâm lí của con người, cải thiện các yếu tổ tâm trí đồng thời cũng đòi hỏingười tham gia phải huy động và vận dụng các sức mạnh tâm trí của mình đểthực hiện những hoạt động cần thiết trong trò chơi
b) Phân loại trò chơi theo chức năng:
Căn cứ vào chức năng, trò chơi dạy học được chia ra 3 nhóm sau:
* Nhóm 1: Trò chơi phát triển nhận thức
Đó là loại trò chơi đòi hỏi người tham gia phải sử dụng các năng lựcnhận thức, nỗ lực hoạt động nhận thức, thực hiện các hành vi và hành độngnhận thức để tiến hành các nhiệm vụ chơi, tuân thủ những yêu cầu và mụcđích chơi, qua đó cải thiện và phát triển được khả năng, quá trình và kết quảnhận thức của mình Trò chơi phát triển nhận thức lại được phân thành một sốnhóm nhỏ:
Các trò chơi phát triển cảm giác và tri giác: Ví dụ các trò chơi thi xếphình, ghép hình theo hình dạng, theo màu sắc; trò chơi nhận dạng các đồ vật,con vật và đối chiếu các sự vật với mẫu, với vật thật, với mô hình, trò chơiphân biệt các sắc thái của màu, phân biệt các bộ phận đồng nhất và khác nhaugiữa các sự vật; trò chơi nghe và nhận dạng âm thanh
Các trò chơi phát triển và rèn luyện trí nhớ: Ví dụ trò chơi kể và tiếpnối các từ đồng nghĩa, các đồ vật, các con vật, các chữ cái ; trò chơi nhắc lạicác âm, các nốt nhạc; trò chơi nhận lại các hình sau khi quan sát, nhớ lại dãy
số, nhớ lại số lượng hay kích thước của vật
Trang 39Các trò chơi phát triển tưởng tượng và tư duy: Ví dụ như chơi cờ; cáctrò chơi xây dựng, lắp ghép mô hình; các trò chơi có vai (phóng tác), phân vai(theo chủ đề) và đóng kịch; các trò chơi thi giải đố, thi tính toán, thi với cácthực nghiệm khoa học; các trò chơi thực hiện những thuật toán như xếp độihình, giải các bài tập theo chương trình; các trò chơi khoa học vui,
* Nhóm 2: Trò chơi phát triển các giá trị
Đó là những trò chơi có nội dung văn hoá, xã hội, trong đó các quan hệchơi lí tưởng hoá các quan hệ đạo đức, thẩm mĩ, kinh tế, gia đình, xã hội,chính trị, pháp luật, quân sự, hiện thực và các quy luật hay quy tắc chơiđược định hướng vào việc kích thích, khai thác các thái độ, tình cảm tích cực,động viên ý chí và nhu cầu xã hội, khuyến khích sự phát triển các phẩm chất
cá nhân của người tham gia Ví dụ: Các trò chơi phân vai theo các chủ đề, cáctrò chơi đóng kịch, các trò chơi dân gian có tính chất lễ hội như: thi nấu cơm,thi kéo co, thi nhảy múa, thi đọc thơ, thi làm thơ; các trò chơi phóng tácnhững nghề nghiệp hay quan hệ xã hội, Chúng là môi trường giao tiếp vàchia sẻ kinh nghiệm sống, giúp trẻ học và rèn luyện những kĩ năng xã hội, kĩnăng cộng tác v.v…
Một số trò chơi đòi hỏi khả năng đánh giá sự vật hay hành vi, hành động, tính cách con người, khả năng giải đáp những tình huống khác nhau
* Nhóm thứ 3: Trò chơi phát triển vận động
Các trò chơi phát triển vận động là loại trò chơi có vi phạm rộng hơn.Trò chơi vận động trực tiếp đòi hỏi các vận động phải tuân theo luật hay quytắc và nội dung chơi chủ yếu là vận động Nó đương nhiên có chức năng pháttriển vận động Còn có trò chơi phát triển vận động vừa gồm các trò chơi vậnđộng vừa gồm những trò chơi khác Trò chơi phát triển vận động có hai loại:
Hầu hết các trò chơi thể thao như chơi bóng, đá cầu, mang vác, leo trèo,chạy nhảy, nhảy dây, đuổi bắt, xếp hình bằng đội ngũ
Trang 40Các trò chơi phóng tác có nội dung quân sự, lao động, dịch vụ đòi hỏi phải vận động thể chất và di chuyển cơ thể.
Chức năng của cá nhân ngày càng phát triển phân hoá theo sự tăng dầncủa lứa tuổi và thể hiện cụ thể trong các lĩnh vực hành vi, hoạt động quan hệthực hiện của con người Dạy học chính là dạy người ta lĩnh hội các phươngthức hành vi, hoạt động và quan hệ, hay như chúng ta quen gọi là các mặt giáodục và phát triển của trẻ em Các lĩnh vực hay các mặt này là tầng phát triển
cụ thể hơn tầng chức năng, có nội dung bộ môn hay chuyên biệt, có tính chấtngành Nếu như các hành vi và hoạt động có cơ cấu ngành (lĩnh vực) thì bảnthân cơ cấu đó gợi ý cho ta phân loại và xác định các nhóm trò chơi dạy họctheo nguyên tắc ngành Điều đó còn có nghĩa nếu cơ cấu ngành thay đổi theolứa tuổi HS, thì hệ thống trò chơi phải thay đổi [42; tr.411 - 415]
c) Phân loại trò chơi theo cách thức tiến hành:
* Trò chơi đồng thời
Trò chơi đồng thời là những loại trò chơi trong đó những người thamgia chơi thực hiện hoạt động chơi cùng lúc, hoạt động chơi của người chơinày có thể không bị người chơi khác nhìn thấy Trong loại trò chơi này ngườichơi phân tích ý đồ chơi của những ng ười khác để vạch ra các bước đi củamình Theo Fiona Carmichael, các ví dụ cụ thể về trò chơi này gồm trò chơitrốn tìm, trò chơi giữa những ông chủ quán rượu và trò chơi đá phạt đền Tròchơi trốn tìm là trò chơi với những bước đi được che giấu, hai trò chơi sau lànhững trò chơi với những bước đi đồng thời [19]
* Trò chơi tuần tự
Trong trò chơi tuần tự, những người chơi thực hiện các bước đi theomột trật tự xác định Người chơi đầu tiên sẽ đi bước trước và những ngườicòn lại thấy bước đi của người đó v à đi đáp trả lại Có thể thấy rằng ví dụ rõnét nhất về trò chơi này là trò chơi cờ hoặc người bán nhà và người mua nhàđưa ra một loạt mặc cả