sống thực dụng, buông thả, không chịu học tập, thiếu ý thức rèn luyện phấn đấu vươn lên, suy thoái về đạo đức… Vì vậy, việc học tập tấm gương Hồ Chí Minh là nhiệm vụ cấp thiết trong giai
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tình hình nghiên cứu 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu 6
6 Đóng góp của luận văn 6
7 Kết cấu của luận văn 7
CHƯƠNG 1: TẤM GƯƠNG TUỔI TRẺ HỒ CHÍ MINH 8
1.1 Những phẩm chất nổi bật của tuổi trẻ Hồ Chí Minh 8
1.1.1 Lòng yêu nước, thương dân và khát vọng cứu dân cứu nước 8
1.1.2 Tinh thần tiếp thu truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại 14
1.1.3 Tinh thần hiếu học, ham học hỏi 20
1.1.4 Tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Hồ Chí Minh 23
1.1.5 Bản lĩnh, nghị lực Hồ Chí Minh 25
1.2 Sự cần thiết học tập, rèn luyện theo tấm gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh của thanh niên hiện nay 29
1.2.1 Một số vấn đề lý luận về thanh niên 29
1.2.2 Thanh niên hiện nay học tập và rèn luyện theo tấm gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh 30 CHƯƠNG 2: GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN THANH NIÊN Ở TỈNH BẮC GIANG THEO TẤM GƯƠNG TUỔI TRẺ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY 37
2.1 Thực trạng thanh niên tỉnh Bắc Giang hiện nay 37
2.1.1 Những nhân tố tác động đến thanh niên ở tỉnh Bắc Giang hiện nay 37
2.1.1.1 Bối cảnh quốc tế 37
2.1.1.2 Bối cảnh trong nước và địa phương 38
2.1.1.3 Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang 40
2.1.2 Thực trạng thanh niên và vấn đề giáo dục theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh ở tỉnh Bắc Giang hiện nay 45
2.1.2.1 Về chính trị - tư tưởng 45
Trang 42.1.2.2 Về đạo đức lối sống 50
2.1.2.3 Về văn hóa 53
2.1.2.4 Về học tập và nghiên cứu khoa học 56
2.1.2.5 Về việc làm, thu nhập 58
2.1.3 Đánh giá 60
2.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm giáo dục, rèn luyện thanh niên ở tỉnh Bắc Giang hiện nay theo tấm gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh 64
2.2.1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng, hệ thống chính trị đối với công tác giáo dục thanh niên 64
2.2.2 Đẩy mạnh xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến trong giáo dục, rèn luyện theo tấm gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh 66
2.2.3 Đẩy mạnh tính tự giác học tập và rèn luyện theo tấm gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh 67 2.2.4 Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Đoàn, xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ đoàn đáp ứng yêu cầu hiện nay 68
2.2.5 Tăng cường kiểm tra, giám sát của tổ chức cơ sở đảng, của toàn hệ thống chính trị nhằm phát huy có hiệu quả công tác giáo dục, rèn luyện thanh niên theo tấm gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh 69
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Nguyễn Thị Lan
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn các quý Thầy Cô của phòng sau Đại học, Ban quản lý Đào tạo, khoa khoa học chính trị - Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội
Xin trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Duy Hạnh, Tổng biên tập tạp chí giáo dục lý luận, Học viện chính trị Khu vực I, người trực tiếp hướng dẫn luận văn, đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tôi tìm ra hướng nghiên cứu, tiếp cận thực tế, tìm kiếm tài liệu, xử lý và phân tích số liệu, giải quyết vấn đề và tạo điều kiện thuận lợi nhất để tác giả hoàn thành Luận văn Cám ơn những cán
bộ công tác tại Văn phòng Tỉnh đoàn Bắc Giang đã tạo điều kiện thuận lợi về thời gian, tư liệu tham khảo để tôi hoàn thành Luận văn theo tiến độ quy định của Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn
Xin trân trọng cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo tham gia hội đồng bảo vệ luận văn đã có những nhận xét, đánh giá khoa học sâu sắc, bổ sung những ý kiến quan trọng để luận văn được hoàn thiện hơn Kính chúc các Thầy, các
Cô sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt và ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu khoa học quý báu hơn nữa để có những đóng góp tích cực trong sự nghiệp giáo dục của nước nhà
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20/11/2016 Tác giả
Nguyễn Thị Lan
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN
Diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
Tổ chức thương mại thế giới WTO
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giải phóng dân tộc, nhà tư tưởng lớn, nhà văn hóa lớn của mọi thời đại Người đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, tự do cho Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân
Trong suốt cuộc đời mình, Người đã nêu một tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng Tấm gương Bác Hồ tỏa ra sức mạnh tinh thần kỳ diệu, sức mạnh ấy là động lực trong mỗi con người Việt Nam Lời dạy và việc làm của Người là kim chỉ nam để mỗi chúng ta nhận rõ hướng đi và cách đi đúng đắn cho mình
Từ nhiều năm qua, Đảng ta đã tổ chức những đợt học tập, noi gương Bác
Hồ nhất là cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã được triển khai sâu rộng và đạt được nhiều kết quả thiết thực, trở thành sinh hoạt chính trị - xã hội rộng khắp trong cả nước
Ngày nay đất nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới, tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế và phát triển nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa… các tầng lớp thanh niên đã tiếp bước cha anh, nhận thức đúng tình hình và nhiệm vụ, nêu cao chí tiến thủ, phát huy phẩm chất tốt đẹp và thế mạnh của tuổi trẻ, xung kích đảm đương những việc khó, chủ động sáng tạo, góp phần tạo nên những thành tựu mới to lớn và có ý nghĩa lịch sử Song bên cạnh đó, do tác động tiêu cực của cơ chế thị trường và sự hạn chế của của các biện pháp giáo dục đã có ảnh hưởng không tốt tới thanh niên Đã không ít thanh niên dao động về lý tưởng, lệch lạc về nhận thức, về giá trị cuộc sống, lười biếng trong lao động, chạy theo lối
Trang 9sống thực dụng, buông thả, không chịu học tập, thiếu ý thức rèn luyện phấn đấu vươn lên, suy thoái về đạo đức…
Vì vậy, việc học tập tấm gương Hồ Chí Minh là nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn hiện nay, nhất là với thế hệ trẻ - người nắm giữ vận mệnh của đất nước thì việc học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đặc biệt là học tập tấm gương tuổi trẻ của Người càng có ý nghĩa lớn lao Do đó, quán triệt và vận dụng những quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh để phát huy tốt hơn nữa vai trò của thanh niên là vấn đề cấp thiết có ý nghĩa rất quan trọng, thiết thực cả về lý luận và thực tiễn
Bắc Giang là tỉnh miền núi thuộc vùng Đông Bắc có nhiều tiềm năng to lớn về tài nguyên, đất đai, khoáng sản và du lịch, đồng thời còn là mảnh đất giàu truyền thống văn hiến, anh hùng Trong những năm qua, Đảng bộ và nhân dân địa phương, trong đó có lực lượng thanh niên đã phát huy thế mạnh của mình và khắc phục những khó khăn để từng bước đi lên hòa nhập cùng với sự phát triển chung của đất nước Vấn đề giáo dục đạo đức, lí tưởng sống cho thanh niên được chú trọng và được đặt lên hàng đầu
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được của tỉnh Bắc Giang mới chỉ là bước đầu, bước sang giai đoạn mới, toàn tỉnh đang ra sức phấn đấu thực hiện
thắng lợi các mục tiêu trong “Chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh đến năm 2020, tầm nhìn 2030” Để đưa sự nghiệp đó đến thành công
phải có sự cố gắng của nhân dân lao động trong tỉnh và vai trò của đội ngũ thanh niên tỉnh Bắc Giang
Với những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giáo dục tấm gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh cho thanh niên tỉnh Bắc Giang hiện nay” làm luận
văn tốt nghiệp của mình
2 Tình hình nghiên cứu
2.1 Những công trình nghiên cứu về tuổi trẻ Hồ Chí Minh
Trang 10Có rất nhiều công trình nghiên cứu về tuổi trẻ Hồ Chí Minh tiêu biểu
như: “Tiểu sử Hồ Chí Minh” của GS Song Thành chủ biên( Nxb CTQG, Hà Nội, 2006); “Từ làng Sen đến Bến Nhà Rồng” của Trình Quang Phú (Nxb Văn học, Hà Nội, 1996); “Đường Bác Hồ đi cứu nước” (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1975); “Hành trình cứu nước của Bác Hồ” của Đức Vượng (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1990); “Thời Thanh niên của Bác Hồ” của Hồng Hà (Tủ sách
Danh nhân Hồ Chí Minh, Nxb Thông Tấn, Hà Nội, 2008)
Xuất phát từ những quan điểm của Hồ Chí Minh về thanh niên đã có nhiều công trình, đề tài khoa học nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh
niên như: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về Thanh niên” của Văn khánh (Báo nhân
dân, số ra ngày 19/05/2004); Nhân dịp kỉ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/2011), đồng chí Hồ Đức Việt nguyên Bí thư thứ
nhất BCH Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã có bài viết “Tư tưởng
Hồ Chí Minh đối với thanh niên và công tác thanh niên”; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò thanh niên trong cách mạng Việt Nam” của Tiến sĩ Trần Quy
Nhơn (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 2004); “Bác Hồ với sự nghiệp bồi dưỡng
thế hệ trẻ” (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1985); “Tư tưởng chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” của Văn Tùng
(Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1990)
2.2 Những công trình nghiên cứu về thanh niên
Nghiên cứu về thanh niên có các tác phẩm tiêu biểu như: “Bàn về
thanh niên” của C.Mác và Ph.Ăngghen (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1982);
“Bàn về thanh niên” của V.I.Lênin (Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1985); “Luật Thanh niên” (Nxb CTQG, Hà Nội, 2006); “Văn hóa với Thanh niên, Thanh niên với Văn hóa, một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Ban Tư tưởng Văn
hóa Trung ương (Hà Nội, 2002); “Xây dựng thế hệ Thanh niên ưu tú trên mọi
lĩnh vực” trích bài phát biểu của Nguyên Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh tại
Trang 11Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ VI đã đánh giá cao vai trò của thanh niên, đề nghị thực hiện một số biện pháp nhằm phát triển Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và phát huy vai trò của thanh niên; Toàn văn phát biểu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỉ niệm
80 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/03/1931
– 26/03/2011) và Đón nhận Huân chương Sao vàng lần II; “Thanh niên Việt
Nam với hội nhập khu vực và thế giới” của Hồ Đức Việt (Nxb CTQG, Hà
Nội, 1997); Đề tài khoa học cấp Nhà nước thuộc công trình KX 03/06 – 10 do Viện Việt Nam học và khoa học phát triển – Đại học quốc gia Hà Nội chủ trì
do PGS.TS Phạm Hồng Tung chủ nhiệm với đề tài: “Thực trạng và xu hướng
biến đổi lối sống của thanh niên Việt Nam trong quá trình đổi mới và hội nhập quốc tế”
Bên cạnh đó, có một số luận văn, luận án có liên quan đến đề tài thanh niên như: Luận văn Thạc sĩ Lịch sử của Nguyễn Thị Tuyết (2014) với đề tài:
“Đảng bộ quận Hai Bà Trưng Thành phố Hà Nội lãnh đạo công tác thanh niên từ năm 2000 đến năm 2013”; Luận án Tiến sĩ Triết học của Nguyễn Thị
Tú Oanh (1999) với đề tài: “Phát huy nguồn lực thanh niên trong sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay” và luận án Tiến sĩ của
Ngô Bích Ngọc (2004) với đề tài: “Sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng đối
với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong các trường Đại học, Cao đẳng ở Hà Nội giai đoạn hiện nay”
Các công trình nghiên cứu trên đều đã đề cập tương đối đầy đủ và toàn diện về thanh niên, tuổi trẻ Hồ Chí Minh cũng như Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên Tuy nhiên, nhìn chung các công trình đó mới chỉ đề cập tới vấn đề tuổi trẻ Hồ Chí Minh và thanh niên một cách khái quát Việc nghiên cứu về tấm gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh và việc vận dụng vào giáo dục thanh niên ở tỉnh Bắc Giang hiện nay chưa có nghiên cứu nào Để góp phần vào việc giáo
Trang 12dục, đào tạo, bồi dưỡng thanh niên theo tấm gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh tôi
mạnh dạn lựa chọn đề tài “Giáo dục tấm gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh cho thanh niên tỉnh Bắc Giang hiện nay” làm đề tài luận văn Thạc sĩ
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu, làm rõ những phẩm chất tiêu biểu của tuổi trẻ Hồ Chí Minh và thực trạng việc giáo dục, rèn luyện của thanh niên tỉnh Bắc Giang theo tư tưởng Hồ Chí Minh Từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm giáo dục, rèn luyện thanh niên ở tỉnh Bắc Giang theo tấm gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh góp phần nâng cao vai trò chất lượng hoạt động của phong trào thanh niên trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương hiện nay
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đề ra, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Giáo dục tấm gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh cho thanh niên ở tỉnh Bắc
Giang hiện nay
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Trang 13Luận văn tập trung nghiên cứu những phẩm chất của tuổi trẻ Hồ Chí Minh từ 1890 – 1920 Thực trạng phong trào thanh niên Bắc Giang học tập và làm theo tư tưởng tấm gương Hồ Chí Minh và việc vận dụng tấm gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh vào quá trình giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng thanh niên ở tỉnh Bắc Giang hiện nay.
5 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1 Cơ sở lý luận
Quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề thanh niên và giáo dục thanh niên theo tư tưởng Hồ Chí Minh
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể như: Phương pháp logic kết hợp với phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê…
5.3 Nguồn tư liệu
Luận văn sử dụng các nguồn tư liệu chủ yếu sau:
- Hồ Chí Minh toàn tập (15 tập) về những phẩm chất và hoạt động của tuổi trẻ Hồ Chí Minh
- Các báo cáo của BCH Tỉnh đoàn Bắc Giang về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và thanh niên
6 Đóng góp của luận văn
- Luận văn hệ thống hóa những phẩm chất của tuổi trẻ Hồ Chí Minh
- Luận văn đánh giá đúng thực trạng về thanh niên ở tỉnh Bắc Giang hiện nay và việc vận dụng tấm gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh đối với thanh niên ở tỉnh Bắc Giang hiện nay
Trang 14- Đề xuất một số giải pháp nhằm giáo dục, rèn luyện tấm gương tuổi trẻ
Hồ Chí Minh cho thanh niên tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn mới
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy chuyên đề tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, kết cấu luận văn gồm 2 chương
Chương 1: Tấm gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh
Chương 2: Giáo dục, rèn luyện thanh niên ở tỉnh Bắc Giang theo tấm gương tuổi trẻ Hồ Chí Minh hiện nay
Trang 15NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 TẤM GƯƠNG TUỔI TRẺ HỒ CHÍ MINH 1.1 Những phẩm chất nổi bật của tuổi trẻ Hồ Chí Minh
1.1.1 Lòng yêu nước, thương dân và khát vọng cứu dân cứu nước
Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta biến nước ta từ một nước phong kiến độc lập trở thành một nước thuộc địa nửa phong kiến Dưới ách thống trị của thực dân Pháp, nhân dân Việt Nam không có tự do, đã không ngừng nổi dậy chống lại chúng, nhưng do thái độ bạc nhược, đầu hàng của triều đình phong kiến nhà Nguyễn nên các phong trào kháng chiến đều bị dìm trong biển máu
Sau khi tạm thời dập tắt được các cuộc đấu tranh vũ trang của nhân dân
ta, thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa, khiến cho xã hội Việt Nam biến đổi về nhiều mặt Từ đó, xã hội Việt Nam có sự phân hóa giai cấp sâu sắc, các giai cấp mới ra đời Sự ra đời các giai cấp, tầng lớp mới đã tạo ra những tiền đề bên trong cho phong trào yêu nước giải phóng dân tộc vào đầu thế kỷ XX Vì vậy, thời kỳ này các phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân ta diễn ra sôi nổi trên các lập trường giai cấp, các phương thức, biện pháp đấu tranh, quan điểm tập hợp lực lượng khác nhau nhưng cuối cùng các cuộc đấu tranh trong thời kỳ này đều không đi đến thành công Vì các con đường cứu nước ở thời kỳ này đã không đáp ứng được nhu cầu bức thiết của dân tộc và không còn phù hợp với thời đại
Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước, một miền quê quật khởi, anh hùng bất khuất chống giặc ngoại xâm Người chứng kiến cảnh nước mất nhà tan, cuộc sống lầm than, khổ cực của nhân dân, bi kịch của một dân tộc mất tự do dưới ách thống trị, bóc lột của thực dân Pháp và quan lại nhà Nguyễn Kế thừa truyền thống yêu
Trang 16nước, ý chí quật cường của quê hương, tinh thần cách mạng của gia đình, ở Nguyễn Tất Thành đã sớm nảy nở tình cảm yêu nước, thương dân sâu sắc
Lớn lên, càng đi vào cuộc sống của nhân dân lao động, Nguyễn Tất Thành càng thấm thía thân phận cùng khổ của họ, lại được theo cha đi nhiều nơi, gặp gỡ các chí sĩ yêu nước đương thời đã giúp Người mở rộng thêm tầm nhìn và suy nghĩ Vấn đề thời cuộc, quan hệ đến sự sống còn của dân tộc đã ngày càng thấm sâu vào trái tim và khối óc cậu thiếu niên Nguyễn Tất Thành
để sớm “có chí đuổi thực dân Pháp giải phóng đồng bào” Câu hỏi “làm thế
nào để cứu nước” sớm được đặt ra trong trí óc người thiếu niên yêu nước.
Hoạt động yêu nước đầu tiên của Nguyễn Tất Thành là tham gia phong trào chống thuế của nhân dân tỉnh Thừa Thiên (04/1908), ba năm liên tiếp mất mùa, nông dân kéo nhau đến tòa khâm sứ đòi giảm sưu thuế Thực dân Pháp thẳng tay đàn áp những người nông dân, tù đày những người yêu nước, Những sự kiện mà Nguyễn Tất Thành được chứng kiến và tham gia đã khiến Người phải suy nghĩ về những thất bại của một loạt phong trào yêu nước Khâm phục tinh thần yêu nước của các nhà cách mạng tiền bối nhưng Nguyễn Tất Thành nhận ra những hạn chế của họ, bởi theo Người phong trào của cụ
Phan Bội Châu hy vọng Nhật giúp đỡ đuổi Pháp chẳng khác gì “đuổi hổ cửa
trước, rước beo cửa sau”, cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực
hiện cải lương chẳng khác nào “xin giặc rủ lòng thương”, còn cụ Hoàng Hoa Thám thực tế hơn, vì trực tiếp đấu tranh chống Pháp nhưng cụ còn “nặng cốt
cách phong kiến” Thực tế lịch sử ấy đã giúp Người thấy rõ con đường của
các bậc cha anh đã lỗi thời, không đem lại kết quả, vì vậy cần phải tìm một con đường cứu nước mới
Những năm tháng học ở trường Quốc học Huế, Nguyễn Tất Thành được tiếp xúc với sách báo Pháp, lại chịu ảnh hưởng của những thầy giáo tân học yêu nước đã khiến Người có ý muốn ra nước ngoài xem nước Pháp và
Trang 17các nước khác làm như thế nào rồi trở về giúp đồng bào mình Điều này hoàn toàn khác biệt với các bậc tiền bối, bởi Người hướng ra nước ngoài để đi tìm một cách thức, một phương pháp, một con đường mới chứ không phải đi cầu viện như những nhà yêu nước đương thời
Ý muốn ra nước ngoài, sang phương Tây luôn thường trực trong Nguyễn Tất Thành, vì vậy, trước những biến cố của gia đình Người không theo cha trở về mà tiếp tục đi xuống phía Nam Trên đường vào Nam, Người dừng lại ở Phan Thiết xin làm trợ giáo môn thể dục của trường Dục Thanh Tuy dạy học chỉ là tạm thời nhưng thầy giáo Thành đã đem hết lòng nhiệt tình truyền thụ cho học sinh lòng yêu nước và những suy nghĩ về vận mệnh dân tộc Tại đây, lần đầu tiên Người được tiếp cận với tư tưởng của Rousseau, Montesquieu, Voltaire, Những văn hào và triết gia Pháp đã khởi xướng các thuyết nhân quyền, dân quyền, tự do, bình đẳng, bác ái,
Nung nấu khát vọng tìm đường cứu dân cứu nước, sau một thời gian dạy học ở trường Dục Thanh, Người đi tiếp vào Sài Gòn Người đang tìm cách thực hiện chuyến đi xa Với chân phụ bếp, ngày 05/06/1911, tàu Amiran Latúsơ Tơrêvin rời bến cảng Nhà Rồng đi Mácxây mang theo người thanh niên Việt Nam đầy lòng yêu nước, thương dân, ôm ấp hoài bão cứu dân cứu nước Một giai đoạn mới, một bước ngoặt lớn mở ra trong cuộc đời Nguyễn Tất Thành
Trên hành trình tìm đường cứu nước, Người tìm hiểu các cuộc cách mạng trên thế giới Người đề cao tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái và quyền con người của các cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu như cách mạng tư sản Pháp, cách mạng tư sản Mỹ… nhưng Nguyễn Tất Thành cũng nhận thấy rõ và phê phán bản chất không triệt để của các cuộc cách mạng này, bởi làm cách mạng rồi mà người dân lao động vẫn cực khổ, vẫn chưa thoát khỏi thân phân
nô lệ, vẫn còn áp bức, bất công, họ vẫn mưu tính làm cách mạng thêm lần
Trang 18nữa Những khảo sát ấy đã giúp Người khẳng định một cách rõ ràng, dứt khoát con đường cách mạng tư sản không thể đưa lại độc lập và hạnh phúc thực sự cho nhân dân các nước nói chung và nhân dân ta nói riêng, vì vậy cách mạng Việt Nam không theo con đường cách mạng tư sản
Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp bởi Người nhận thấy Pháp là nơi có điều kiện khách quan thuận lợi cho việc nắm bắt tình hình trong nước, liên lạc với những nhà yêu nước lưu vong, đi sâu tìm hiểu kẻ thù trực tiếp áp bức, bóc lột dân tộc mình để có thể lựa chọn con đường cứu nước đúng đắn như Người mong muốn Lúc này chiến tranh thế giới thứ nhất lên đến đỉnh cao và cũng là lúc cách mạng Tháng Mười bùng nổ và giành thắng lợi ở Nga, thúc đẩy cuộc khủng hoảng trong hệ thống tư bản chủ nghĩa thêm gay gắt, đi tới kết thúc chiến tranh vào tháng 11-1918 Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga có ý nghĩa vô cùng to lớn, đưa người dân Nga từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ đất nước, thiết lập ở nước Nga một chế độ
xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa, mở ra cho xã hội loài người một thời đại mới: quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Cách mạng Tháng Mười còn đưa ra bài học kinh nghiệm, cổ vũ mạnh mẽ ý chí đấu tranh, chỉ cho giai cấp công nhân thế giới và nhân dân thuộc địa, phụ thuộc ở châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh con đường đi đến thắng lợi trong cuộc đấu tranh
chống lại chủ nghĩa tư bản như Hồ Chí Minh đã nói: “Giống như mặt trời
chói lọi, cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất Trong lịch sử loài người chưa từng thấy có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế”[35, tr.387]
Không lâu sau khi trở lại Pháp, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp Hoạt động trong Đảng này, Nguyễn Tất Thành có thêm điều kiện để nghiên cứu, tìm hiểu bản chất xấu xa của chủ nghĩa thực dân, vấn đề liên minh giai
Trang 19cấp đồng thời kêu gọi nhân dân Pháp quan tâm đến vấn đề thuộc địa, đến công cuộc đấu tranh đòi tự do giải phóng của người dân bản xứ
Tháng 06/1919, Nguyễn Tất Thành thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới hội nghị Vécxây bản Yêu sách của nhân dân An Nam, ký tên bên dưới là Nguyễn Ái Quốc Bản Yêu sách vừa tranh thủ sự đồng tình rộng rãi của nhân dân Pháp và nhân dân thế giới, vừa yêu cầu hội nghị quốc tế xem xét về mặt pháp lý các quyền lợi và nguyện vọng của nhân dân An Nam Tuy nhiên, bản Yêu sách không được bọn thực dân chấp nhận Yêu sách đã tác động mạnh mẽ đến những người Việt Nam trong nước và nước ngoài, đồng thời sự kiện này cũng chứng minh Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã bước lên vũ đài chính trị đấu tranh cho độc lập dân tộc,
tự do cho nhân dân Việt Nam
Từ thực tiễn đấu tranh, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy cần phải viết báo để
tố cáo tội ác của thực dân Pháp, vì vậy Người đã học viết báo Bài báo đầu
tiên của Người là bài “Vấn đề dân bản xứ”, tiếp theo là bài “Đông Dương và
Triều Tiên” và “Thư gửi ông Utơrây” Qua các bài báo này ta thấy Nguyễn
Ái Quốc là một người yêu nước tiến bộ, hết sức căm thù chủ nghĩa thực dân Pháp, khao khát giải phóng dân tộc, giải phóng đồng bào Nhưng làm thế nào
để giải phóng và thực hiện quyền tự quyết cho dân tộc thì Người chưa tìm được câu trả lời rõ ràng
Con đường chân chính cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc đã
được Nguyễn Ái Quốc tìm thấy sau khi Người đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất
những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin đăng
trên báo L' Humanité số ra ngày 16 và 17-7-1920 Luận cương chỉ ra rằng phải làm cho vô sản và quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nước gần gũi nhau để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản; các phong trào giải phóng dân tộc ở thuộc địa
Trang 20phải gắn chặt với cuộc đấu tranh và chiến thắng của chính quyền Xô viết đối với chủ nghĩa đế quốc thế giới; các Đảng Cộng sản phải trực tiếp ủng hộ phong trào cách mạng của các dân tộc thuộc địa Tên đầu bài có liên quan đến vấn đề thuộc địa lập tức thu hút được sự chú ý của Nguyễn Ái Quốc Luận cương đã giải đáp hầu hết những vấn đề Người đang trăn trở, đang tìm kiếm
và chỉ cho Người thấy con đường cứu nước, cứu dân tộc mình Việc Nguyễn
Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng ở nước ta Từ đây, cách mạng Việt Nam đi theo một con đường mới - con đường cách mạng vô sản
Sau khi đọc luận cương của Lênin, hình ảnh của Lênin và Quốc tế III luôn là nguồn động lực tinh thần cổ vũ Người dũng cảm và vững bước đi trên con đường đã xác định Chính vì vậy, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII (12-1920) của Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã tố cáo tội ác, thủ đoạn áp bức, bóc lột nhân dân Đông Dương của bọn tư bản và yêu cầu Đảng
Xã hội Pháp phải có hoạt động thiết thực để ủng hộ những người dân bản xứ
bị áp bức, đồng thời yêu cầu Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong các nước thuộc địa, phải đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa
Người kêu gọi: “Nhân danh toàn thể loài người, nhân danh tất cả các đảng
viên xã hội, cả phái hữu lẫn phái tả, chúng tôi kêu gọi: Các đồng chí, hãy cứu chúng tôi”[31, tr.35]
Cuối cùng Người bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III và thành lập Đảng cộng sản Pháp Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, từ đây, Nguyễn Ái Quốc đặt vận mệnh giải phóng dân tộc mình theo đường lối chính trị và tổ chức của Quốc tế III, theo con đường cách mạng vô sản Sự phát triển của cách mạng giải phóng dân tộc từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX trở đi
đã chứng tỏ sự lựa chọn của Nguyễn Ái Quốc là sáng suốt Người đã đặt nền tảng cho sự liên minh giữa giai cấp vô sản Pháp với các dân tộc thuộc địa ở
Trang 21Đông Dương Đây còn là sự kiện lịch sử quan trọng trong cuộc đời tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc, nó đánh dấu bước chuyển biến của Người: từ người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản chân chính
Nói tóm lại, cả tuổi trẻ cũng như cả cuộc đời của mình, Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc luôn hoạt động, phấn đấu không ngừng cho sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, cứu dân cứu nước khỏi kiếp ngựa trâu, thân phận nô lệ Ở Người, tư tưởng và hành động là một, mà trong đó tư tưởng yêu nước thương dân, khát vọng cứu dân cứu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi hành động của Người
1.1.2 Tinh thần tiếp thu truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại
Dân tộc Việt Nam trong hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước
đã tạo lập cho mình một nền văn hóa đặc sắc riêng, phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp và cao quý
Trước hết, chủ nghĩa yêu nước là truyền thống văn hóa tiêu biểu, nổi bật của dân tộc ta, được thể hiện qua nhiều thế hệ từ xưa tới nay, là dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam, là chuẩn mực cao nhất trong bảng giá trị văn hóa – tinh thần của nước ta Yêu nước trở thành đạo lý sống, niềm tự hào và là nhân tố chi phối trong cuộc sống lao động sản xuất và chiến đấu chống lại kẻ thù trong suốt chiều dài lịch sử Chính chủ nghĩa yêu nước
đã thôi thúc Hồ Chí Minh ra đi tim đường cứu nước bởi “Tôi chỉ có một sự
ham muốn, ham muốn tột bậc là làm cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”[33, tr.187]
Thứ hai, là tinh thần trọng nhân nghĩa, hiền tài, nhân ái, tương thân tương ái Cùng với chủ nghĩa yêu nước, các truyền thống này cũng được hình thành cùng với quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Người Việt Nam sống gắn bó, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong tình làng nghĩa xóm,