1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ sở lý LUẬN và THỰC TIỄN vấn đề SÁNG tạo TRONG dạy học TRUYỆN NGẮN lão hạc của NHÀ văn NAM CAO

66 111 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 57,23 KB

Nội dung

từ đó có khả năng phát hiện vấn đề, khả năng tựhọc, tự trau dồi kiến thức trong suốt cuộc đời.Năng lực xã hội đòi hỏi học sinh phải có những khả năng giao tiếp, thuyết trình, giải quyết

Trang 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VẤN ĐỀ SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN LÃO HẠC CỦA NHÀ VĂN NAM CAO

Trang 2

Cơ sở lý luận

Vấn đề lý Luận dạy học

Khái niệm về năng lực và vấn đề phát triển năng lực cho học sinh

Khái niệm năng lực

Khái niệm năng lực có nguồn gốc La tinh

“compettentia” nghĩa là “gặp gỡ” Ngày nay khái niệm đượchiểu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau

Theo tác giả Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn

(1998): “Năng lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của

cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” [61, 16].

Howard Gardner (1999): “Năng lực phải được thể hiện

thông qua hoạt động có kết quả và có thể đánh giá và đo đạc được” [16,11].

F.E.Weinert (2001) cho rằng: Năng lực là những kĩnăng, kĩ xảo học được hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết

Trang 3

các tình huống xác định, cũng như sự sẵn sàng về động cơ xãhội và khả năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề mộtcách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linhhoạt.

OECD (tổ chức các nước kinh tế phát triển) (2002) đã

xác định: “năng lực là khả năng các nhân đáp ứng các yêu

cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể ” [51, 12].

Theo tác giả Trần Minh Phương (2007) [54] : Năng lựccủa học sinh được thể hiện ở khả năng thực hiện hành động cánhân trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, hoặc nănglực tiến hành hoạt động học tập của cá nhân người học Nănglực nói chung được xem xét trong mối quan hệ với dạng hoạtđộng hoặc quan hệ nhất định nào đó Tác giả Nguyễn ThịMinh Phương đã đề xuất bốn nhóm năng lực thực hiện khungnăng lực cần đạt cho học sinh phổ thông Việt Nam [54, 43],

đó là:

Năng lực nhận thức đòi hỏi học sinh phải có các khả

năng quan sát ghi nhớ, tư duy (độc lập, logic, trừu tượng),tưởng tượng, suy luận, tổng hợp – khái quát hóa, phê phán –

Trang 4

bình luận từ đó có khả năng phát hiện vấn đề, khả năng tựhọc, tự trau dồi kiến thức trong suốt cuộc đời.

Năng lực xã hội đòi hỏi học sinh phải có những khả

năng giao tiếp, thuyết trình, giải quyết các tình huống có vấn

đề vận hành được các cảm xúc, có khả năng thích ứng, khảnăng cạnh tranh cũng như khả năng hợp tác…

Năng lực thực hành (hoạt động thực tiễn) đòi hỏi học

sinh phải có các vận dụng tri thức (từ bài học cũng như thựctiễn), thực hành một cách linh hoạt (tích cực, chủ động), tựtin, có khả năng sử dụng các công cụ cần thiết, khả năng giảiquyết vấn đề, sáng tạo, có tính kiên trì

Năng lực cá nhân được thể hiện qua khía cạnh thể chất,

đòi hỏi trước hết học sinh có khả năng vận động linh hoạt,phải biết chơi thể thao, biết bảo vệ sức khỏe, có khả năngthích ứng với môi trường, tiếp đó là khía cạnh hoạt động cánhân đa dạng khác nhau như khả năng lập kế hoạch, khả năng

tự đánh giá, tự chịu trách nhiệm…

Trong đề tài này, chúng tôi chấp nhận quan điểm:

“Năng lực là sự kết hợp hợp lý kiến thức, kỹ năng và sự sẵn sàng tham gia các hoạt động tích cực, có hiệu quả”.

Trang 5

Một cách cụ thể hơn, năng lực là sự huy động và kết hợpmột cách linh hoạt và có tổ chức các kiến thức, kĩ năng, thái

độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… để thực hiện thànhcông các yêu cầu phức hợp của hoạt động trong bối cảnh nhấtđịnh

Muốn mô tả năng lực cá nhân, người ta thường dùng cácđộng từ chỉ hành động như: hiểu biết, khám phá, xây dựng,vận dụng… Muốn đánh giá năng lực cá nhân hãy xem xétchúng trong hoạt động

Ví dụ: Năng lực giao tiếp có được khi cá nhân biết tổnghợp kiến thức về ngôn ngữ, kĩ năng sử dụng các công cụ ngônngữ (nói, viết, công nghệ thông tin) và thái độ đúng đắn vớiđối tượng giao tiếp

b Khái niệm năng lực của học sinh

Theo Nguyễn Thị Minh Phương (2007) [54,12]: “Năng

lực cần đạt của học sinh THCS là tổ hợp nhiều khả năng và giá trị được cá nhân thể hiện thông qua các hoạt động có kết quả”.

Trong tiếng Anh có một số từ chỉ năng lực: Ability,

Trang 6

competency, competence, capacity, capability, atribute Trong

đề tài này, chúng tôi quan niệm năng lực cần đạt của học sinhTHCS thuộc phạm trù của thuật ngữ “Competency” Là tổhợp nhiều kỹ năng và giá trị được cá nhân thể hiện để manglại kết quả cụ thể

Theo đó, kĩ năng có bản chất tâm lý, nhưng có hình thứcvật chất là hành vi hoặc hành động Vì vậy mà kĩ năng màchúng ta nhìn thấy, cảm nhận được chính là biểu hiện đangdiễn ra của năng lực

Theo cách hiểu này, kĩ năng chung là sự tổng hòa nhiều

kĩ năng riêng biệt có thể chuyển biến linh hoạt tùy theo bốicảnh Chúng được hình thành và phát triển qua nhiều hoạtđộng tích cực (học tập, vui chơi), qua việc ứng xử hoặc xúctiến quan hệ nào đó

c Các đặc điểm của năng lực

Năng lực chỉ có thể quan sát được qua hoạt động của cánhân ở các tình huống nhất định

Năng lực tồn tại dưới 2 hình thức: Năng lực chung vànăng lực chuyên biệt

Trang 7

+ Năng lực chung: là năng lực cần thiết để cá nhân cóthể tham gia hiệu quả vào nhiều hoạt động và các bối cảnhkhác nhau của đời sống xã hội Năng lực này cần thiết cho tất

cả mọi người

+ Năng lực chuyên biệt: là năng lực chỉ cần thiết vớimột số người hoặc ở một số tình huống nhất định Các nănglực chuyên biệt không thể thay thế được năng lực chung

Năng lực được hình thành và phát triển trong và ngoàinhà trường Nhà trường là môi trường chính thức giúp họcsinh có được những năng lực cần thiết nhưng đó không phải

là duy nhất Những bối cảnh không gian khác: gia đình, cộngđồng, phương tiện thông tin đại chúng, tôn giáo và môi trườngvăn hoá góp phần bổ sung và hoàn thiện năng lực cá nhân

Năng lực và các thành phần của nó không bất biến mà cóthể thay đổi từ sơ đẳng, thụ động tới năng lực bậc cao mangtính tự chủ cá nhân

Năng lực được hình thành và phát triển liên tục trongsuốt cuộc đời con người vì sự phát triển năng lực thực chất làlàm thay đổi cấu trúc nhận thức và hành động cá nhân chứkhông đơn thuần là sự bổ sung các mảng kiến thức riêng rẽ

Trang 8

Do đó năng lực có thể bị suy yếu hoặc mất đi nếu chúng takhông tích cực rèn luyện tích cực và thường xuyên

Các thành tố của năng lực thường đa dạng vì chúng đượcquyết định tuỳ theo yêu cầu kinh tế xã hội và đặc điểm quốcgia, dân tộc, địa phương Năng lực của học sinh quốc gia này cóthể hoàn toàn khác với năng lực của một học sinh quốc giakhác

d Một số năng lực cần phát triển cho học sinh Việt Nam

Những năng lực chung:

Năng lực tự học

Năng lực giải quyết vấn đề

Năng lực tự quản quản lý

Năng lực giao tiếp

Năng lực hợp tác

Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông

Năng lực sử dụng ngôn ngữ

Năng lực tính toán

Trang 9

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi đisâu nghiên cứu về năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực giải quyết vấn đề

Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề (53, 5 -10)

Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng của một cá nhânhiểu và giải quyết tình huống vấn đề khi mà giải pháp giảiquyết chưa rõ ràng Nó bao gồm sự sẵn sàng tham gia vào giảiquyết tình huống có vấn đề - thể hiện tiềm năng là công dântích cực và xây dựng (Định nghĩa trong đánh giá của PISA;2012) Giải quyết vấn đề: Hoạt động trí tuệ được coi là trình

độ phức tạp và cao nhất về nhận thức, vì cần huy động tất cảcác năng lực trí tuệ của cá nhân Để GQVĐ, chủ thể phải huyđộng trí nhớ, tri giác, lí luận, khái niệm hoá, ngôn ngữ đồngthời sử dụng cả cảm xúc, động cơ, niềm tin ở năng lực bảnthân và khả năng kiểm soát được tình thế [theo Cảnh Toàn –

2012, Xã hội học tập – học tập suốt đời]

Có thể đề xuất định nghĩa sau: “Năng lực GQVĐ là

khả năng của một cá nhân “huy động”, kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân để hiểu và giải quyết vấn đề

Trang 10

trong tình huống nhất định một cách hiệu quả và với tinh thần tích cực”

Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung đi sâu 4thành tố của năng lực GQVĐ thể hiện qua bảng sau:

Các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề

Để phát triển năng lực GQVĐ cần phải xác định đượccác biểu hiện của năng lực đó, theo chúng tôi các biểu hiện đónhư sau:

Biết phát hiện một vấn đề, tìm hiểu một vấn đề

Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn

đề

Đề xuất được các giải thuyết khoa học khác nhau: Lậpđược kế hoạch GQVĐ đặt ra thì thực hiện kế hoạch độc lậpsáng tạo, hợp lý

Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ, suy ngẫm vềcách thức tiến trình GQVĐ để điều chỉnh và vận dụng trongtình thức tiến trình GQVĐ để điều chỉnh và vận dụng trong

Trang 11

Hoạt động sáng tạo là hoạt động cao nhất của con người,gắn liền với hoạt động học tập sáng tạo Năng lực sáng tạo làcốt lõi của hoạt động sáng tạo, làm tiền đề bên trong của hoạtđộng sáng tạo.

Vậy “Sáng tạo có thể phát triển được không?” Nhiều

học giả cho rằng, mỗi người đều có những năng lực nhận thứcnhất định và với những năng lực ấy, có thể có sản phẩm ởmức độ nhất định Như vậy, năng lực sáng tạo có thể dạyđược, có thể tạo ra những phát triển sáng tạo thông qua đàotạo, tạo môi trường và nâng cao cảm hứng…

Có nhiều quan điểm, phương pháp về rèn luyện năng lực

Trang 12

sáng tạo; dạy học giải quyết vấn đề (DHGQVĐ) là một trongnhững phương pháp để rèn luyện tư duy sáng tạo Dạy họcgiải quyết vấn đề là nhằm rèn luyện năng lực giải quyết vấn

đề ở người học, là con đường quan trọng nhất để phát huy tínhtích cực của người học

DHGQVĐ là con đường quan trọng để phát huy tính tíchcực của người học, góp phần vào sự phát triển tư duy phân kỳ

- tư duy hiệu quả ở người học DHGQVĐ có những thế mạnhnổi trội như: giúp người học nâng cao trình độ khoa học vàhiệu quả của sự hình thành thế giới quan khoa học; giúpngười học không những nắm vững tri thức mới mà còn thunhận được cả cách thức và logic giải quyết vấn đề; phát triểntính độc lập nhận thức và tư duy sáng tạo ở người học…

- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo trong dạy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương

Như ta đã biết tiếp nhận văn học là một hoạt động nhằmchiếm lĩnh giá trị tư tưởng, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm vănhọc Thông qua quá trình đầu tiên là tiếp xúc, cảm thụ vănbản ngôn từ đến việc cảm nhận, hiểu ra chân giá trị của hìnhtượng nghệ thuật và cảm hứng của nhà văn, tài năng diễn tả

Trang 13

của nhà văn để làm nên tác phẩm đó Và cuối cùng là quátrình kết thúc sự tiếp nhận ở người đọc qua việc hiểu, rungcảm, có được những rung cảm, những ấn tượng và chịu ảnhhưởng của tác phẩm, của hình tượng nghệ thuật trong đờisống cá nhân.

Quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học đã giúp cho conngười có được những thói quen, những tình cảm lành mạnh,những suy ngẫm để tự rèn luyện, tự điều chỉnh bản thân bởi vìchức năng tiếp nhận văn học không chỉ đơn thuần là quá trìnhngười đọc tiếp xúc với tác phẩm văn học mà nó còn diễn raquá trình nhận thức ở họ khi người đọc và người học có ýthức cao về những vấn đề trong tác phẩm văn học Quá trìnhhọc văn ở nhà trường phổ thông đối với lứa tuổi học sinhchính là quá trình thầy cô giúp các em tiếp xúc tác phẩm, hiểu

ra cái đúng, cái hay của nó và bằng tài năng của mình ngườithầy phải cảm thụ, cảm nhận một cách toàn diện để sau đótừng bước đưa học sinh bước vào tác phẩm mà phân tích, cảmthụ và hiểu tác phẩm một cách đầy đủ, đúng đắn

Trong cảm nhận tác phẩm văn học, người đọc phải dùngliên tưởng, tưởng tượng để hình dung, để hiểu ý đồ, quanniệm nghệ thuật, tư tưởng nhà văn trong tác phẩm, bởi vì nhà

Trang 14

văn đã dùng liên tưởng, tưởng tượng làm phương tiện, cáchthức, thủ pháp nghệ thuật để sáng tác tác phẩm văn học Quátrình tiếp xúc, tiếp thu một giờ giảng văn trên lớp của học sinhphải nhờ ào tài năng, kĩ năng của người thầy qua các thao tácđọc, phân tích, bình giảng, nhận xét để bằng các giác quan,học sinh có thể hiểu tác phẩm qua hệ thống ngôn ngữ, hìnhtượng, các thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm Sự dẫn dắt củangười thầy rất quan trọng, vì thế thầy muốn dẫn dắt học sinhbước vào khám phá tác phẩm thì trước hết phải hiểu tác phẩm,thâm nhập vào tác phẩm một cách tự nhiên, thoải mái và cókhả năng phân tích, đánh giá tác phẩm và qua sự cảm thụ củamình hướng cho học sinh cảm thụ cái hay, chỗ độc đáo củatác phẩm để từ đó từng bước hiểu ra vấn đề nhà văn đặt ra vàgiải quyết trong tác phẩm.

Tiếp xúc với tác phẩm văn chương, học sinh cần có sựliên tưởng, tưởng tượng phong phú, rõ ràng mới có thể cảmnhận được cái hay của tác phẩm, cái tài của tác giả Việc đótheo người viết hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tiếp thu củahọc sinh qua tài năng dẫn dắt của giáo viên Vậy thì việc đầutiên theo người viết thì người thầy dạy văn cần phải làm đó làphải bằng mọi cách tác động vào tư duy sáng tạo của học sinh

Trang 15

trong quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học Sự tác động ấy cóthể bằng nhiều hình thức khác nhau Có thể đó là giọng đọcthiết tha diễn cảm khi phân tích tác phẩm trữ tình, giọng đọchài hước dí dỏm khi tiếp cận tác phẩm trào phúng, giọng đọcđanh thép mạnh mẽ khi thể hiện thái độ căm thù, giọng đọcnhẹ nhàng ấm áp khi diễn tả tình cảm yêu thương hoặc cóthể đó còn là một hệ thống câu hỏi phù hợp, đúng lúc gõ vàotrí tuệ học sinh, bắt học sinh phải suy nghĩ, phải căng thẳngchút ít để phán đoán mở hướng hiểu, cách khai thác vấn đề.

Để phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo chohọc sinh khi tiếp xúc với tác phẩm văn chương người giáoviên cần phải thực hiện một số phương pháp,biện pháp sauđây:

1.Trước khi giảng, giáo viên có thể dùng lời kể hoặc lời

dẫn kết hợp với một số hình ảnh, đoạn phim, bài hát, câu thơminh hoạ để tạo tâm thế thoải mái, giúp học sinh có điều kiệnthâm nhập được vào tác phẩm, vào bài dạy một cách hứng thú

2 Phải khơi gợi ở học sinh sự liên tưởng, tưởng tượng

phong phú từ những gì đã có trong văn bản ngôn từ của tácphẩm bằng hệ thống câu hỏi có khả năng tạo được tâm lí thoải

Trang 16

mái trong tư duy của các em khi tiếp cận tác phẩm ở các dạngcâu

3 Trong giảng văn, giọng đọc của giáo viên như trên đã

nói là rất quan trọng Với giọng đọc của mình, giáo viên cóthể đã và đang truyền thụ được cái hồn của tác phẩm cho họcsinh Qua giọng đọc của thầy, học sinh đã có thể thấy mở ratrong tâm trạng, trong cảm xúc và tư duy nhưng gì cần lĩnhhội Đọc đúng, đọc diễn cảm đòi hỏi sự luyện tập công phucủa người thầy Nhiều đoạn thơ, đoạn văn thầy không cầngiảng, bình mà chỉ đọc đã có thể mở ra cho trò bao nhiêu điềuthú vị Tuy nhiên không chỉ có thầy đọc mà thầy phải có tráchnhiệm tập luyện cho học sinh thói quen đọc đúng, đọc diễncảm văn bản bởi vì đầu chính là khâu đầu tiên giúp học sinhcảm nhận tác phẩm văn chương bằng chính giọng đọc củamình để cảm thụ đúng tác phẩm, cảm thụ cái hay của tácphẩm thông qua sự ngân vang của nó, là yếu tố quan trọngcho học sinh đến được và dần hiểu tác phẩm văn chương Mộtgiờ giảng văn mà cả thầy lẫn trò đều có giọng đọc tốt sẽtruyền được cảm xúc của mình từ tác phẩm cho học sinh tronglớp

4 Trong giờ giảng văn, để rèn luyện tư duy sáng tạo cho

Trang 17

học sinh, giáo viên còn phải cố gắng tập cho học sinh có thóiquen rèn luyện và thao tác những thói quen cần thiết khichuẩn bị ở nhà và khi học giờ giảng văn ở lớp Những thóiquen đó là:

Thói quen đọc tác phẩm cẩn thận, kỹ càng, đọc đúng,đọc diễn cảm để tự cảm nhận tác phẩm, đồng thời với việcđọc có suy nghĩ là thói quen gạch chân và ghi lại những đoạnhay của tác phẩm

Thói quen đọc thuộc tác phẩm, ghi nhớ, suy ngẫm tácphẩm, những câu đoạn mà mình tâm đắc nhất

Thói quen liên tưởng, liên hệ với những vấn đề, nhữngtác phẩm khác có liên quan đến những giá trị cơ bản trong tácphẩm đang học

Thói quen lật đi lật lại những vấn đề quan trọng khicảm nhận phân tích tác phẩm

Thói quen cảm nhận tác phẩm theo nhiều chiều, nhiềukhía cạnh không máy móc thụ động; phải tập trung suy nghĩ,phát hiện những điều mới lạ ở tác phẩm khi cảm nhận nó qua

sự dẫn dắt gợi ý của thầy cô, có nghĩa là phải có sự cảm nhận

Trang 18

của riêng mình.

Phải biết và có thói quen cảm nhận tác phẩm theo đặctrưng thể loại, đặc trưng thi pháp

5 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học

sinh ở giờ giảng văn không chỉ dừng lại ở những thao tác trên

mà nó còn đòi hỏi ở cả thầy lẫn trò một cách học, cách dạyhợp lý, khoa học, linh hoạt, không phải bài nào cũng giảng vàliên tưởng theo một cách, không phải tác giả tác phẩm nàocũng một dạng lời bình mà phải tùy thuộc vào hoàn cảnh, tácphẩm cụ thể để hướng dẫn học sinh cách cảm thụ, cách pháthiện Cách cảm thụ, cách phát hiện phải tùy đối tượng, tùynăng lực cảm thụ văn học của từng đối tượng mà hướng dẫnchỉ đạo các em phát hiện sáng tạo phù hợp: Hệ thống câu hỏiđặt ra phải linh hoạt, phải có sự phân chia đối tượng, có câuhỏi khó cho học sinh giỏi, câu hỏi phù hợp cho học sinh trungbình Có thế một giờ giảng văn mới đảm bảo được cùng lúc

sự sáng tạo cho các em

6 Để giúp học sinh phát triển được năng lực giải quyết

vấn đề sáng tạo trong giờ dạy học tác phẩm văn chương, giáoviên nên hướng dẫn cho học sinh đi theo con đường thi pháp

Trang 19

học bởi vì thi pháp học sẽ giúp học sinh hiểu đúng, nhanhchóng phát hiện ra những điểm sáng thẩm mỹ ở tác phẩm.Muốn vậy, người thầy phải nắm và vận dụng linh hoạt, vữngvàng lý luận thi pháp trong quá trình giảng văn.

7 Để phát huy năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, tích

cực chủ động của học sinh cũng như kết hợp rèn luyện kĩnăng sống cho học sinh, giáo viên cần vận dụng các phươngpháp, kĩ thuật dạy học mới vào giờ đọc văn, như phương phápthảo luận nhóm, giao dự án,sử dụng sơ đồ tư duy

- Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh trong dạy học

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới

căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi

mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật

và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng,

Trang 20

chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn

bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo nghị quyết số 29-NQ/

TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi mới phươngpháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học

và một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theohướng này

Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bướcchuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếpcận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đếnviệc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng đượccái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiệnchuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ mộtchiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện

kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất Tăng cường việchọc tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theohướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển nănglực xã hội Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năngriêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đềhọc tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết

Trang 21

các vấn đề phức hợp.

Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của ngườihọc, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sáchgiáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin ), trên cơ sở

đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tưduy Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương phápchung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện.Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phảiđảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thànhnhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáoviên”

Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với cáchình thức tổ chức dạy học Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đốitượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức khácnhau.Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thựchành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vậndụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho ngườihọc

Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học mônhọc tối thiểu đã qui định Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học

Trang 22

tự làm nếu xét thấy cần thiết với nội dung học và phù hợp vớiđối tượng học sinh.Tích cực vận dụng công nghệ thông tintrong dạy học.

Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướngphát triển năng lực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:

Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động họctập, giúp học sinh tự khám phá những điều chưa biết chứkhông thụ động tiếp thu những tri thức được sắp đặt sẵn Giáoviên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành các hoạtđộng học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiếnthức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thựctiễn

Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sáchgiáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại nhữngkiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thứcmới Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân tích,tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ vềquen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo

Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác,lớp học trở thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS

Trang 23

nhằm vận dụng sự hiểu biết và kinh nghiệm của từng cá nhân,của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học tập chung.

Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học

trong suốt tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bàitập (đánh giá lớp học) Chú trọng phát triển kỹ năng tự đánhgiá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với nhiều hình thức nhưtheo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác địnhtiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêucách sửa chữa các sai sót

- Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh trong dạy học

Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống

Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏcác phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàmthoại, luyện tập mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng caohiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng Để nâng cao hiệuquả của các phương pháp dạy học này người giáo viên trướchết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các

kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bàilên lớp, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong

Trang 24

đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập Tuy nhiên,các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tấtyếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thốngcần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, có thểtăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyếttrình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề.

Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học

Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thứcdạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướngquan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượngdạy học Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạyhọc cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợpvới nhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng Tìnhtrạng độc tôn của dạy học toàn lớp và sự lạm dụng phươngpháp thuyết trình cần được khắc phục, đặc biệt thông qua làmviệc nhóm Trong thực tiễn dạy học ở trường trung học hiệnnay, nhiều giáo viên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợpthuyết trình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm, gópphần tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh Tuynhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giớihạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ trong

Trang 25

bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhómgiải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặcnhiều tiết học, sử dụng những phương pháp chuyên biệt nhưphương pháp đóng vai, nghiên cứu trường hợp, dự án Mặtkhác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc nhóm xen

kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá

“bên ngoài” của học sinh Muốn đảm bảo việc tích cực hoá

“bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của phương phápdạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và các phươngpháp dạy học tích cực khác

Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề

Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy họcnhận biết và giải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằmphát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyếtvấn đề Học được đặt trong một tình huống có vấn đề, đó làtình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việcgiải quyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng vàphương pháp nhận thức Dạy học giải quyết vấn đề là conđường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của họcsinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với nhữngmức độ tự lực khác nhau của học sinh Các tình huống có vấn

Trang 26

đề là những tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể lànhững tình huống gắn với thực tiễn Trong thực tiễn dạy họchiện nay, dạy học giải quyết vấn đề thường chú ý đến nhữngvấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn đến các vấn đềgắn với thực tiễn Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyếtcác vấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì học sinhvẫn chưa được chuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huốngthực tiễn Vì vậy bên cạnh dạy học giải quyết vấn đề, lý luậndạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theo tình huống.

Vận dụng dạy học theo tình huống

Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong

đó việc dạy học được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắnvới các tình huống thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp Quátrình học tập được tổ chức trong một môi trường học tập tạođiều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân và trongmối tương tác xã hội của việc học tập Các chủ đề dạy họcphức hợp là những chủ đề có nội dung liên quan đến nhiềumôn học hoặc lĩnh vực tri thức khác nhau, gắn với thực tiễn.Trong nhà trường, các môn học được phân theo các môn khoahọc chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong nhữngmối quan hệ phức hợp Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học

Trang 27

phức hợp góp phần khắc phục tình trạng xa rời thực tiễn củacác môn khoa học chuyên môn, rèn luyện cho học sinh nănglực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn Phương phápnghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển hìnhcủa dạy học theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giảiquyết một tình huống điển hình, gắn với thực tiễn thông qualàm việc nhóm Vận dụng dạy học theo các tình huống gắn vớithực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trongnhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tìnhtrạng giáo dục hàn lâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhàtrường phổ thông Tuy nhiên, nếu các tình huống được đưa vàodạy học là những tình huống mô phỏng lại, thì chưa phải tìnhhuống thực Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lýthuyết thì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự,chưa có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành.

Vận dụng dạy học định hướng hành động

Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy họcnhằm làm cho hoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợpchặt chẽ với nhau Trong quá trình học tập, học sinh thực hiệncác nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sản phẩm hành động,

có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt động tay

Trang 28

chân Đây là một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cậntoàn thể Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩaquan trong cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lýthuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xãhội Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạyhọc định hướng hành động, trong đó học sinh tự lực thực hiệntrong nhóm một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với các vấn

đề thực tiễn, kết hợp lý thuyết và thực hành, có tạo ra các sảnphẩm có thể công bố Trong dạy học theo dự án có thể vậndụng nhiều lý thuyết và quan điểm dạy học hiện đại như lýthuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy học hợptác, dạy học tích hợp, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy họctheo tình huống và dạy học định hướng hành động

Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệthông tin hợp lý hỗ trợ dạy học

Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổimới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan vàthí nghiệm, thực hành trong dạy học Hiện nay, việc trang bịcác phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từngbước được tăng cường Tuy nhiên các phương tiện dạy học tựlàm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát

Trang 29

huy Đa phương tiện và công nghệ thông tin vừa là nội dungdạy học vừa là phương tiện dạy học trong dạy học hiện đại.Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như một phương tiệntrình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy họccũng như các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning), mạng trường học kết nối.

Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực vàsáng tạo

Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của củagiáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏnhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học Các kỹ thuậtdạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học

Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thùcủa từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏitrong đàm thoại Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sửdụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực, sáng tạo củangười học như động não, tia chớp, bể cá, bản đồ tư duy

Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn

Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng vớinội dung dạy học, việc sử dụng các phương pháp dạy học

Trang 30

đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy học bộ môn Cácphương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xây dựng trên

cơ sở lý luận dạy học bộ môn Ví dụ: Thí nghiệm là mộtphương pháp dạy học đặc thù quan trọng của các môn khoahọc tự nhiên; các phương pháp dạy học như trình diễn vậtphẩm kỹ thuật, làm mẫu thao tác, phân tích sản phẩm kỹthuật, thiết kế kỹ thuật, lắp ráp mô hình, các dự án là nhữngphương pháp chủ lực trong dạy học kỹ thuật; phương pháp

“Bàn tay nặn bột” đem lại hiệu quả cao trong việc dạy họccác môn khoa học

Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh

Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quantrọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của họcsinh Có những phương pháp nhận thức chung như phươngpháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phương pháp tổ chứclàm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phươngpháp học tập chuyên biệt của từng bộ môn Bằng nhiều hìnhthức khác nhau, cần luyện tập cho học sinh các phương pháphọc tập chung và các phương pháp học tập trong bộ môn

Tóm lại, có rất nhiều phương hướng đổi mới phương

Trang 31

pháp dạy học với những cách tiếp cận khác nhau, trên đây chỉ

là một số phương hướng chung Việc đổi mới phương phápdạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp về phương tiện, cơ

sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý.Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan Mỗigiáo viên với kinh nghiệm riêng của mình cần xác định nhữngphương hướng riêng để cải tiến phương pháp dạy học và kinhnghiệm của cá nhân

- Vấn đề Lý luận văn học

- Khái niệm Truyện ngắn

Truyện ngắn được định nghĩa là tác phẩm tự sự cỡnhỏ.Thông thường truyện ngắn có độ dài từ vài dòng đến vàichục trang Truyện ngắn thường là những câu chuyện được

kể bằng văn xuôi và có xu hướng súc tích, hàm nghĩa

Truyện ngắn với tư cách là một thể loại Văn học:

Nội dung của truyện ngắn bao gồm hầu hết các phươngdiện của đời sống:đời tư và thế sự Truyện ngắn thường chỉhướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nétbản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của

Trang 32

con người.

Tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhấtcủa nghệ thuật truyện ngắn Truyện ngắn thường chỉ tập trungvào một tình huống, một chủ đề nhất định Do đó, truyện ngắnthường hết sức hạn chế về nhân vật, thời gian và không gian

Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn tả trong mộtkhông gian, một thời gian hạn chế Đôi khi truyện ngắn chỉ làmột khoảnh khắc của cuộc sống

Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho mộttrạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tạicủa con người

Chức năng của truyện ngắn nói chung là nhận ra mộtđiều gì đó sâu sắc về cuộc đời và tình người

Kết cấu của truyện ngắn được xây dựng theo nguyêntắc tương phản và liên tưởng

Bút pháp trần thuật của truyện ngắn thường là chấm phá.Yếu tố quan trọng bậc nhất trong truyện ngắn là những chi tiết

cô đúc, có dung lượng lớn và lối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạocho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết

Trang 33

Phong cách nghệ thuật của truyện ngắn là thuộc về tìnhtiết Các tình tiết mà truyện ngắn dự định diễn tả, truyện ngắn đãtách nó ra, làm cô lập nó lại.

1.1.2.2 Đặc trưng cơ bản của truyện ngắn Nam Cao

Vị trí của Nam Cao trong lịch sử Văn học Việt Nam

Nam Cao là nhà văn có những cách tân lớn lao đối vớiChủ nghĩa hiện thực, góp phần quan trọng vào quá trình hiệnđại hóa nền văn xuôi nghệ thuật trước Cách mạng Sau Cáchmạng, cũng chính ông là người có đóng góp hàng đầu trongviệc đặt nền móng xây dựng nền văn học mới

Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong truyện ngắn của NamCao

Nói đến nghệ thuật của Nam Cao là nói đến sự phongphú và đa dạng của ngòi bút đầy tài năng sáng tạo Với cái sắcsảo của một nhà văn có bản lĩnh, Nam Cao đã tự mở cho mìnhmột hướng đi riêng Tìm hiểu đặc trưng cơ bản của truyệnngắn Nam Cao về mặt nghệ thuật, người viết sẽ đi sâu tìmhiểu nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của nhà văn với một

số đặc điểm thành công sau: Khắc họa tâm trạng, sử dụng độc

Ngày đăng: 29/03/2020, 10:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w