1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo trong dạy học truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao

114 340 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 590,5 KB

Nội dung

Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo trong dạy học truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao Từ những cơ sở lí luận và thực tiễn trên, người viết khẳng định việc dạy học truyện ngắn của Nam Cao nói chung và truyện ngắn “Lão Hạc” nói riêng muốn người học sinh hiện đại thực hiện được tám chữ vàng của mình: chủ động, tự giác, tích cực, tự lực thì không thể không sử dụng, tập trung vào phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo. Việc học sáng tạo diễn ra trên một bề rộng trong giờ học tác phẩm văn chương nhưng phát triển được năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo thì phải có những biện pháp như: Tận dụng lợi thế của phương pháp đọc sáng tạo trong dạy học;sử dụng biện pháp giảng và bình trong dạy học;vận dụng hoạt động liên môn, liên ngành trong dạy học một cách thường trực để phát triển được năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh… Quá trình thực hiện các biện pháp đó cũng cần hết sức linh hoạt trong đối thoại và phản biện của học sinh. Người công dân trẻ của nhà trường Việt Nam chủ động bước vào hội nhập với khu vực và quốc tế thì việc giải quyết vấn đề sáng tạo không chỉ ở bộ môn Văn mà ở tất cả các bộ môn khác. Để thực hiện được mục tiêu này thì từ khâu biên soạn SGK, SGV cho đến không khí của mỗi giờ dạy rất cần phải được dân chủ, cởi mở, tự do, và sáng tạo trên những nguyên tắc sư phạm . Nam Cao có một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam cũng như trong nhà trường phổ thông. Việc dạy học tác phẩm của ông phải được quan tâm đúng mức. Nhiều năm qua trong nhà trường với phương pháp dạy học truyền thống, khuôn khổ thời gian hai tiết cho tác phẩm, giáo viên chưa hướng dẫn học sinh khai thác,cảm nhận được hết phong cách độc đáo, cá tính sáng tạo riêng của nhà văn để thấy được giá trị nghệ thuật rất riêng của tác phẩm. Trong quá trình đi sâu tìm hiểu thực trạng giảng dạy và học tập tác phẩm “Lão Hạc” trong nhà trường phổ thông,luận văn đã tập trung vào làm rõ một số thiếu sót bấy lâu đang tồn tại. “Lão Hạc” chưa được giảng dạy theo đúng đặc trưng loại thể với tư cách là một truyện ngắn giàu chất trữ tình.Thực trạng trên đã được người viết khảo sát, điều tra khá kỹ lưỡng từ phía người dạy lẫn người học và các tài liệu tham khảo hướng dẫn học sinh học tập,giảng dạy có liên quan để bước đầu rút ra những nguyên nhân của thực trạng trên. Trên tinh thần phát triển năng lực giảng quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh trong dạy học tác phẩm “Lão Hạc” người viết đã đưa ra một số yêu cầu và biện pháp cụ thể như sau:Bám sát thi pháp truyện ngắn của Nam Cao trong quá trình dạy,sử dụng linh hoạt, sáng tạo các phương pháp dạy học như phương pháp đọc sáng tạo;sử dụng biện pháp so sánh,biện pháp giảng bình và các hoạt động liên môn trong quá trình dạy học. Xuất phát từ những điều trên,người viết đã thiết kế bài dạy “Lão Hạc” chú trọng đến tính khả thi của nó,luận văn cũng đã đi vào trình bày, lý giải về ý nghĩa thiết kế và khả năng vận dụng của nó trong thực tế giảng dạy.Người viết đã tiến hành thực nghiệm,thiết kế,so sánh với kết quả khảo sát thực trạng ban đầu để đi đến kết luận thuyết phục về ứng dụng của thiết kế bài dạy. Từ tình hình thực tế dạy học tác phẩm “Lão Hạc” của Nam Cao đến việc đổi mới cách dạy học tác phẩm này thông qua việc thiết kế một giáo án cụ thể và qua giờ dạy thực nghiệm,người viết khẳng định những biện pháp hướng dẫn học sinh như trên mà người viết đã đề ra là có tính khả thi. Kết quả điều tra cho thấy dạy học theo hướng này, hiệu quả tiếp nhận văn chương của học sinh được nâng lên rõ rệt. Giờ học tạo được không khí cảm xúc, ấn tượng của học sinh về nhân vật và tác phẩm trở nên sâu sắc hơn, các em thật sự hứng thú, say mê và hoàn toàn chủ động trong việc tiếp nhận tác phẩm. Đây chính là hiệu quả đạt được khi người viết vận dụng các phương pháp và biện pháp đã đề ra. Do điều kiện và thời gian có hạn, do trình độ còn nhiều hạn chế, những đề xuất, suy nghĩ bước đầu của luận văn chưa thể nói là đã hoàn thiện cũng như đã thật sự mới mẻ, sâu sắc.Người rất viết mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô,sự đóng góp ý kiến của bạn bè để luận văn có thể hoàn thiện hơn.

Trang 1

PH¸T TRIÓN N¡NG LùC GI¶I QUYÕT VÊN §Ò

S¸NG T¹O TRONG D¹Y HäC TRUYÖN NG¾N “L·O H¹C”

CñA NHµ V¡N NAM CAO

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 3

3 Mục đích nghiên cứu 8

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 8

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 8

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 9

7 Giả thuyết khoa học 9

8 Phương pháp nghiên cứu 9

9 Đóng góp của đề tài 10

10 Cấu trúc của luận văn 10

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 11

1.1 Cơ sở lý luận 11

1.1.1 Vấn đề lý Luận dạy học 11

1.1.1.1 Khái niệm về năng lực và vấn đề phát triển năng lực cho học sinh .11

1.1.1.2 Năng lực giải quyết vấn đề 15

1.1.1.3 Sáng tạo 18

1.1.1.4 Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo trong dạy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương 19

1.1.1.5 Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh trong dạy học 23

1.1.1.6 Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh trong dạy học 26

1.1.2 Vấn đề Lý luận văn học 31

Trang 5

1.1.2.1 Khái niệm Truyện ngắn 31

1.1.2.2 Đặc trưng cơ bản của truyện ngắn Nam Cao 32

1.1.2.3 Truyện ngắn “Lão Hạc” 39

1.2 Cơ sở thực tiễn 42

1.2.1 Tình hình dạy học truyện ngắn của Nam Cao nói chung và truyện ngắn “Lão Hạc” nói riêng trong nhà trường THCS 42

1.2.2 Khảo sát thực trạng dạy học truyện ngắn “Lão Hạc ” trong chương trình Trung học cơ sở 43

1.2.2.1 Đối tượng và phạm vi khảo sát 43

1.2.2.2 Mục đích khảo sát 43

1.2.2.3 Tư liệu khảo sát 44

1.2.2.4 Hình thức khảo sát 44

1.2.2.5 Quy trình khảo sát 45

1.2.2.6 Kết quả khảo sát 47

1.2.2.7 Phân tích kết quả khảo sát 50

Tiểu kết chương 1 51

Chương 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC TRUYỆN NGẮN LÃO HẠC CỦA NHÀ VĂN NAM CAO 52

2.1 Những yêu cầu có tính nguyên tắc 52

2.1.1 Hoạt động học truyện ngắn “Lão Hạc” phải phù hợp với trình độ tiếp nhận văn chương và đặc điểm tâm lý lứa tuổi để phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh lớp 8 52

2.1.2 Dạy học “Lão Hạc” phải khơi gợi năng lực chủ động tiếp nhận, khắc phục tình trạng áp đặt của giáo viên thông qua kích thích từ hình tượng nhân vật trong các truyện ngắn của Nam Cao nói chung và truyện ngắn “Lão Hạc” nói riêng 53

Trang 6

2.1.3 Bám sát đặc trưng thi pháp truyện ngắn của Nam Cao về đề tài người nông dân Khơi gợi học sinh phát triển năng lực liên tưởng, tưởng

tượng đi tới sự giải quyết vấn đề sáng tạo của từng cá nhân học sinh 54

2.1.4 Bám sát số phận của các nhân vật để tìm hiểu giá trị nhân văn sâu sắc của tác phẩm 55

2.1.5 Dạy học “ Lão Hạc” phải làm rõ đặc trưng riêng biệt của chất trữ tình trong truyện tác động mạnh mẽ tới năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo của các em 56

2.2 Biện pháp dạy học truyện ngắn “Lão Hạc” nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh 57

2.2.1 Tận dụng lợi thế của phương pháp đọc sáng tạo trong dạy học truyện ngắn “Lão Hạc ”: đọc diễn cảm, đọc giảng, đọc bình, đọc phân tích với từng nhân vật; tranh luận về thái độ đối với từng nhân vật 57

2.2.2 Xen kẽ biện pháp giảng và bình trong dạy học truyện ngắn “Lão Hạc” nhà văn của Nam Cao 60

2.2.3 Vận dụng hoạt động liên môn,liên ngành trong dạy học truyện ngắn “Lão Hạc” một cách thường trực để phát triển được năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh 61

2.2.4 Sử dụng biện pháp so sánh các nhân vật về đề tài người nông dân của Nam Cao có sự gợi ý của giáo viên và học sinh phát biểu thể hiện thái độ cá nhân 61

2.2.5 Xây dựng hệ thống câu hỏi để nâng cao năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh 62

2.2.5.1 Hệ thống câu hỏi cảm xúc 62

2.2.5.2 Hệ thống câu hỏi hình dung tưởng tượng 62

2.2.5.3 Hệ thống câu hỏi nêu vấn đề 63

Trang 7

2.2.6 Cho học sinh tranh luận về truyện ngắn “Lão Hạc” từ ba con đường: Theo dấu vết của tác giả, theo đề tài, chủ đề, theo hình tượng

nhân vật 64

2.2.6.1 Theo dấu vết của tác giả 64

2.2.6.2 Theo đề tài, chủ đề 65

2.2.6.3 Theo hình tượng nhân vật 65

Tiểu kết chương 2 66

Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 67

3.1 Về mục đích thực nghiệm 67

3.2 Địa bàn thực nghiệm 67

3.3 Thiết kế giáo án thực nghiệm 67

3.4 Dạy thực nghiệm 94

3.5 Kết quả thực nghiệm 95

3.6 Kết luận 96

Tiểu kết chương 3 97

KẾT LUẬN 98

TÀI LIỆU THAM KHẢO 101

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Thế kỉ 21 với nền kinh tế tri thức đòi hỏi con người muốn tồn tại đềuphải học, học tập suốt đời Vì thế năng lực học tập của con người phải đượcnâng lên mạnh mẽ nhờ vào trước hết người học biết “Học cách học” vàngười dạy biết “Dạy cách học” Như vậy thầy giáo phải là “ thầy dạy việchọc, là chuyên gia của việc học” Ngày nay dạy cách học đã trở thành mộttrong những mục tiêu đào tạo chứ không còn chỉ là một trong những giảipháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo Trong một xã hội đang pháttriển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh tranh gay gắt thì phát hiện sớm, giảiquyết nhanh, sáng tạo và hợp lý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn làmột năng lực đảm bảo sự thành đạt trong học tập và trong cuộc sống Vì vậytập dượt cho học sinh biết phát hiện, đưa ra và giải quyết các vấn đề gặpphải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồngkhông chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà được đặt ra như mộtmục tiêu giáo dục và đào tạo

Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông đã được xác định trong Nghịquyết số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban

chấp hành TW Đảng khoá XI đã nhấn mạnh: “Đổi mới căn bản, toàn diện

giáo dục, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập Quốc tế” và Luật

giáo dục sửa đổi ngày 27/6/2005 cũng đã viết: “Phương pháp giáo dục phải

phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê và ý chí vươn lên”.

Việc đổi mới giáo dục phổ thông chuyển từ giáo dục theo hướng tiếp cậnnội dung sang tiếp cận năng lực đòi hỏi giáo viên phải đổi mới PPDH theo

Trang 9

hướng phát triển năng lực cho học sinh Một trong những năng lực đó là nănglực giải quyết vấn đề.

Môn Ngữ văn, bộ môn được xác định là một trong những môn có vị tríquan trọng trong các môn học ở trường phổ thông vẫn còn tình trạng giảngdạy theo kiểu giáo điều, truyền thụ một chiều, thiếu sự đầu tư đúng mức.Chính vì vậy, việc cần phải đổi mới phương pháp dạy học ngữ văn trong nhàtrường hiện nay theo tinh thần hiện đại hoá là một yêu cầu cấp thiết và có ýnghĩa vô cùng to lớn

Trong chương trình Ngữ văn THCS có những tác gia lớn chiếm vị tríquan trọng chưa được nghiên cứu đúng mức và khi giảng dạy lại chưa khaithác đúng cá tính sáng tạo riêng của họ với những mảng đề tài khác nhau.Chẳng hạn như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nam Cao Đặc biệt là tác giả NamCao, trong nhà trường phổ thông và trong Văn học Việt Nam hiện đại ông làmột nhà văn lớn Những tác phẩm của ông đã thể hiện một chủ nghĩa nhânvăn cao cả, một phong cách nghệ thuật đa dạng, phong phú Nam Cao ở mảng

tự sự theo lối điển hình hoá thì “ Đời thừa”, “Lão Hạc” lại là một hiện thânkhác cho tài năng, phong cách của ông theo một kết cấu mới với một kiểudiễn biến tâm lý và một giọng điệu trữ tình khác biệt

Việc dạy và học các tác phẩm của Nam Cao nói chung và “Lão Hạc”nói riêng hiện nay vẫn đang còn tồn tại nhiều vấn đề cần được giải quyết Vớicác tác phẩm của Nam Cao trong chương trình, số đông giáo viên vẫn dạytheo lối truyền thống, khai thác tác phẩm chủ yếu từ nội dung đến hình thức,nghệ thuật Giáo viên giảng dạy thường không chú ý phát huy năng lực giảiquyết vấn đề sáng tạo trong quá trình dạy học nên hiệu quả giảng dạy nhữngtác phẩm này chưa cao và chưa đạt yêu cầu

“Lão Hạc” là một truyện ngắn giàu chất trữ tình tiêu biểu, đặc sắc củaNam Cao, một trong những thành tựu xuất sắc của dòng văn học hiện thực

Trang 10

phê phán Tác phẩm mang nhiều tầng ý nghĩa, đề tài hẹp nhưng tư tưởngrộng, ngòi bút vừa sắc lạnh, tỉnh táo vừa thấm đậm chủ nghĩa nhân đạo cao cảthể hiện phong cách nghệ thuật đa dạng, phong phú Nhưng khi giảng dạyphần lớn các giáo viên vẫn dạy theo lối truyền thống: Giáo viên truyền thụkiến thức một chiều, chưa hướng vào học sinh, chưa giúp học sinh tham gia,khám phá chiếm lĩnh tác phẩm Giáo viên khai thác tác phẩm chủ yếu từ nộidung đến hình thức, không bám sát vào đặc trưng thể loại nên hiệu quảgiảng dạy tác phẩm chưa cao và chưa đạt yêu cầu Tác phẩm “Lão Hạc” làmột TPVC đa nghĩa và chứa đựng chiều sâu tư tưởng lớn lao Trong dạy họctác phẩm này, người giáo viên cần phải tổ chức hướng dẫn làm sao cho họcsinh phát huy được năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo trong quá trình học tácphẩm như: Học sinh tự nhận thức, tự khám phá, tự phát hiện, chủ động hìnhthành kĩ năng, tự rung động một cách toàn diện những giá trị tác phẩm, nhữngvấn đề tác phẩm đặt ra.

Xuất phát từ những điều trên người viết quyết định chọn đề tài: “Phát

triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo trong dạy học truyện ngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao” Hy vọng qua việc xử lý đề tài, chúng tôi sẽ

phát triển được năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo trong dạy học tác phẩm:

“Lão Hạc” tốt hơn nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy tácphẩm văn chương trong nhà trường cấp THCS

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Lịch sử nghiên cứu năng lực giải quyết vấn đề

* Nghiên cứu nước ngoài

Vào những năm 70 của thế kỷ XX, ở các nước xã hội chủ nghĩa, nhất làLiên Xô vấn đề rèn luyện năng lực và năng lực sáng tạo cho học sinh trongnhà trường được đặc biệt quan tâm, điển hình là các tác giả V Okon, V.G.Razu Mo Vskik, I Ia Lecne Cuối thế kỷ 21 tiếp tục có những công trình

Trang 11

nghiên cứu và bài viết về tư duy sáng tạo và bài viết về tư duy sáng tạo vàphát triển sáng tạo của Robert Z Strenberg và Wendy M William (1996).Howard Gardner, Giáo sư tâm lý của Đại học Harvard (Mỹ) (1996) đã đề cậpđến khái niệm, năng lực qua việc phân tích bẩy mặt biểu hiện của trí tuệ conngười: Ngôn ngữ, logic toán học, âm nhạc, không gian, thể hình, giao cảm vànội cảm Ông khẳng định rằng: mỗi mặt biểu hiện của trí tuệ đều phải đượcthể hiện hoặc biểu lộ dưới dạng sơ đẳng hoặc sáng tạo đỉnh cao Để giải quyếtmột vấn đề “có thực” trong cuộc sống thì con người không thể huy động duynhất một mặt của biểu hiện trí tuệ nào mà phải kết hợp nhiều mặt của trí tuệliên quan đến nhau Sự kết hợp đó tạo thành năng lực cá nhân H Gardner đã

kết luận rằng “Năng lực phải được thể hiện thông qua hoạt động có kết quả

và có thể đánh giá hoặc đo đạc được” [16, 11].

* Nghiên cứu trong nước

Người đầu tiên đưa phương pháp DHGQVĐ vào Việt Nam là dịch giảPhạm Tất Đắc với cuốn sách “Dạy học nêu vấn đề” của tác giả I Ia Lecne(Người Nga) do NXBGD xuất bản năm 1977 về sau nhiều nhà nghiên cứuphương pháp này như Lê Khánh Bằng, Vũ Văn Bảo, Nguyễn Bá Kim Tuynhiên, những nghiên cứu này chỉ nghiên cứu ở mức độ lý luận và có áp dụngcho môn Toán ở phổ thông và Đại học Gần đây, Nguyễn Kì đã đưa PPDHphát hiện và GQVĐ vào trường Tiểu học ở một số môn như Toán, Tự nhiên -

Xã hội, Đạo đức

Hầu hết các nghiên cứu đều tập trung đi sâu vào PPGQVĐ, còn ítnghiên cứu về năng lực GQVĐ mặc dù PPGQVĐ là PPDH chủ yếu góp phầnphát triển năng lực GQVĐ

Chính vì vậy, trong luận văn này chúng tôi sẽ tập chung làm rõ hơncấu trúc của năng lực GQVĐ và việc sử dụng các PPHD nhằm phát triểnnăng lực GQVĐ

Trang 12

2.2 Các công trình nghiên cứu về Nam Cao

Nam Cao có một vị trí đặc biệt trong văn học Việt Nam giai đoạn

1930-1945 Những tác phẩm của Nam Cao phần lớn đã ra đời trong những nămchiến tranh thế giới thứ hai, đánh dấu bước phát triển của trào lưu văn họchiện thực phê phán, trong một thời kỳ tưởng chừng như bế tắc Nam Caobước chân vào con đường văn chương khi dòng văn học hiện thực phê phán

đã xuất hiện những nhà văn tiêu biểu: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, VũTrọng Phụng, Nguyên Hồng nhưng tên tuổi của Nam Cao không bị lu mờ trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình, Nam Cao đã không dẫm lên lốimòn của những người đi trước Những tác phẩm của Nam Cao đã phản ánhchân thực cuộc sống ngột ngạt, đen tối của xã hội thực dân phong kiến và thểhiện sinh động thân phận khổ đau, bế tắc của những người tiểu tư sản nghèo

và nông dân những năm 1940 – 1945

Kể từ sau cách mạng tháng Tám đến nay có rất nhiều công trình nghiên

cứu và các bài viết về nhà văn Nam Cao Hà Minh Đức trong cuốn “ Nam

Cao - Nhà văn hiện thực xuất sắc” in năm 1961 đã chỉ ra nét độc đáo trong

tác phẩm của Nam Cao đó là: Nam Cao thiên về phân tích những biểu hiệnnội tâm của nhân vật Do đó hầu hết các tác phẩm của Nam Cao thường kếtcấu theo lối tâm lý

Nguyễn Đăng Mạnh trong “Nhà văn – tư tưởng và phong cách” đã chỉ

ra vẻ đẹp của tư tưởng nhân đạo trong tác phẩm của ông Nguyễn Đăng Mạnhviết: Con người có được làm người, có bán linh hồn cho quỷ dữ hay không?Chính những lúc con người suy ngẫm nhớ thương thì vấn đề này hiện lên rõnét hơn bao giờ hết

Vấn đề cốt truyện và cách kể chuyện của nhà văn cũng đã được nhiềunhà nghiên cứu, phê bình Tất cả các ý kiến nhận định, đánh giá đều thốngnhất với nhau ở quan điểm: Truyện Nam Cao là truyện rất ít sự kiện, truyệnNam Cao chủ yếu là truyện đời thường, kết cấu truyện là kết cấu tấm lý

Trang 13

Nguyễn Hoành Khung trong “Lịch sử Văn học Việt Nam 1930 - 1945” tập 5

cũng đã đồng ý với quan điểm trên khi khẳng định: Nam Cao ít khi lôi cuốnngười đọc bằng một cốt truyện hấp dẫn, li kỳ, đầy kịch tính - điều mà nhiềunhà tiểu thuyết coi đây là quan trọng hàng đầu – mà thường hướng họ theochiều sâu suy nghĩ

Trong chương trình giảng dạy phổ thông tác giả Nam Cao là một trongnhững tác giả lớn, một nhà văn hiện thực, phê phán xuất sắc với nhiều nét độcđáo mới về cả nội dung tư tưởng và về cả phong cách nghệ thuật Dạy học cáctác phẩm của Nam Cao luôn là mối quan tâm trăn trở của nhiều giáo viên tâmhuyết với nghề Họ luôn băn khoăn, suy nghĩ làm sao để có thể đưa ra hướngnghiên cứu riêng của mình cùng với việc tìm tòi phát hiện mới mẻ nhằm tìm

ra con đường giảng dạy những tác phẩm của Nam Cao trong nhà trường saocho hiệu quả nhất

Về tài liệu hướng dẫn giảng dạy và học tập cho giáo viên và học sinhbên cạnh các sách giáo khoa, sách giáo viên và sách hướng dẫn học tập còn có

một số tài liệu hỗ trợ như: Sách “ Nam Cao – Một đời văn” của Lê Tiến Dũng

(Hội nghiên cứu và giảng dạy Văn học, TP HCM phát hành năm 2001),

“Phân tích tác phẩm Nam Cao trong nhà trường” của Nguyễn Văn Tùng

(NXBGD 1997) Đây là những tài liệu bổ ích đã góp phần hỗ trợ thêm choviệc dạy và học các tác phẩm Nam Cao trong chương trình được thuận lợi vàhiệu quả hơn

2.3 Một số nghiên cứu về truyện ngắn “Lão Hạc”

“Lão Hạc” là một trong những truyện ngắn đặc sắc về đề tài ngườinông dân trong sáng tác của Nam Cao Tác phẩm này cũng đã được nhiềubạn đọc, và các nhà nghiên cứu quan tâm đến với nhiều khám phá mới mẻ

và sâu sắc

Trong cuốn “Cảm nghĩ về chùm truyện ngắn của Nam Cao”, Vũ

Dương Quý đã khẳng định: Chiều sâu của truyện ngắn Lão Hạc là ở tính nhân

Trang 14

văn và tính hiện thực Nghiên cứu những yếu tố cách tân quan trọng trong tácphẩm “Lão Hạc”, tác giả Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đăng Xuyền đã làm rõ vềcái nhìn đời sống, xây dựng cốt truyện, tổ chức kết cấu, miêu tả nhân vật,giọng điệu đặc biệt là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đã làm nên thànhcông cho truyện ngắn “Lão Hạc”.

Tác giả Phạm Văn Phúc trong bài: “ Cái tứ ” trong truyện ngắn xuất

sắc của Nam Cao” (Tạp chí Văn học số 4 – 1988) đã đưa ra hướng tiếp cận

mới cho truyện ngắn Lão Hạc Theo tác giả Phạm Văn Phúc thì: Bàn về “LãoHạc” lâu nay chỉ nói nhiều đến lão và ông giáo Đúng nhưng chưa đủ! Vậysót mất nhân vật then chốt trong hệ thống nghệ thuật (không nói mạch truyện– cốt truyện): Cậu Vàng – Con chó vàng Thiếu nó, truyện không có “tứ”, sẽmất đi nhiều sức gợi, sức ngân hay nói như thời thượng, sức ám ảnh nghệthuật, những vòng sóng nghĩa dư ba Trong bài viết này, tác giả đã đi sâuphân tích cái mạch ngầm lập luận của truyện xoay quanh cái “tứ” ấy để làmnổi bật cái phi thường trong nhân cách lão Hạc cũng như chiều sâu và tầm cao

tư tưởng của Nam Cao

Về phía tài liệu giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh trongnhà trường THCS về tác giả Nam Cao thì có :

- SGK Ngữ văn 8 (tập 1), NXB Giáo dục Việt Nam

- Sách giáo viên Ngữ văn 8 (tập 1), Nguyễn Khắc Phi (chủ biên)

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8 (tập 1), Nguyễn Văn Đường (chủ biên)

- Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 8, Nguyễn Trọng Hoàn (chủ biên)

- Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Ngữ văn lớp 8, NguyễnĐức Khuông (chủ biên)

Như vậy về tác phẩm “Lão Hạc” đã có rất nhiều bạn đọc, nhà nghiêncứu, phê bình, nhà sư phạm chú ý và khám phá ở nhiều phương diện Tuynhiên, các bài viết trình bày trên mới chỉ đề cập đến một số vấn đề chung

Trang 15

hoặc một cái nhìn cụ thể, chưa có một cái nhìn hệ thống về vấn đề phát triểnnăng lực giải quyết vấn đề sáng tạo trong dạy học tác phẩm Lão Hạc Trêntinh thần học hỏi và tiếp thu, chúng tôi muốn áp dụng lý thuyết năng lực giảiquyết vấn đề để đề xuất một số biện pháp nhằm phát triển năng lực giải quyếtvấn đề sáng tạo trong dạy học tác phẩm Lão Hạc của Nam Cao.

3 Mục đích nghiên cứu

Luận văn từ việc nghiên cứu nắm vững lý thuyết về năng lực và nănglực giải quyết vấn đề nhằm tìm ra biện pháp tối ưu để phát triển năng lực giảiquyết vấn sáng tạo trong dạy học truyện ngắn “ Lão Hạc” của nhà văn NamCao trong chương trình Ngữ Văn THCS

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

- Khách thể nghiên cứu là quá trình dạy học Ngữ văn ở bậc THCS

- Đối tượng nghiên cứu trong luận văn này là những biện pháp nhằmphát triển năng lực giải quyết vấn sáng tạo trong dạy học truyện ngắn “LãoHạc” của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ Văn THCS

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Với mục đích nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn sáng tạo trongdạy học truyện ngắn “Lão Hạc’’ của nhà văn Nam Cao trong chương trìnhNgữ Văn THCS, đề tài giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu về:

+ Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ Văn.

+ Năng lực nói chung và năng lực GQVĐ nói riêng

+ Những phương pháp và biện pháp tối ưu để phát triển năng lực giảiquyết vấn sáng tạo cho học sinh

+ Khảo sát thực trạng dạy và học truyện ngắn “ Lão Hạc” hiện naytrong các trường THCS

Trang 16

+ Thiết kế giáo án giảng dạy truyện ngắn “ Lão Hạc” theo định hướngphát triển năng lực giải quyết vấn sáng tạo cho học sinh.

- Tiến hành TNSP để đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biệnpháp đã đề xuất

6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn nghiên cứu: Phát triển năng lực giải quyết vấn sáng tạo trongdạy học truyện ngắn “ Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao cho học sinh

- Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn nghiên cứu là hai trường THCS ở Hà Nội.

+ Lớp đối chứng: 8A, 8D, 8G trường THCS Đền Lừ

+ Lớp thực nghiệm: 8A1, 8A3, 8A5 trường THCS Lĩnh Nam

7 Giả thuyết khoa học

Nếu giáo viên tổ chức phối hợp một cách hợp lý các phương pháp, biệnpháp dạy học tích cực đối với truyện ngắn “Lão Hạc’’ của nhà văn Nam Cao,phát triển được năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh sẽ góp phầnthiết thực nâng cao chất lượng dạy học Ngữ văn theo hướng hiện đại

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu lý luận,tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài

8.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Sử dụng phương pháp điều tra để điều tra thực tiễn dạy và học truyệnngắn “ Lão Hạc’’ của nhà văn Nam Cao trong chương trình Ngữ Văn THCS

- Sử dụng phương pháp TNSP để tiến hành lên lớp theo hai giáo án để

so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp…

8.3 Phương pháp xử lý thống kê kết quả thực nghiệm

Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong nghiên cứu khoa họcgiáo dục để xử lý số liệu

Trang 17

8.4 Phương pháp khái quát hóa, hệ thống hóa

Nghiên cứu các công trình, tài liệu có liên quan đến luận văn, từ đó đưacác định hướng phục vụ cho yêu cầu của đề tài

9 Đóng góp của đề tài

9.1 Về mặt lý luận

Tổng quan một cách rõ ràng và hệ thống cơ sở lý thuyết những vấn đề

cơ bản về phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh THCS

9.2 Về mặt thực tiễn

Luận văn đã đề xuất được một số biện pháp thích hợp để phát triểnnăng lực giải quyết vấn sáng tạo trong quá trình tiếp cận và chiếm lĩnh truyệnngắn “Lão Hạc” của nhà văn Nam Cao ở lớp 8

10 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận,phần Nội dung của luận văngồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Biện pháp phát triển năng lực giải quyết vấn sáng tạo chohọc sinh trong dạy học truyện ngắn “Lão Hạc’’ của nhà văn Nam Cao

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Vấn đề lý Luận dạy học

1.1.1.1 Khái niệm về năng lực và vấn đề phát triển năng lực cho học sinh

a Khái niệm năng lực

Khái niệm năng lực có nguồn gốc La tinh “compettentia” nghĩa là “gặpgỡ” Ngày nay khái niệm được hiểu dưới nhiều cách tiếp cận khác nhau

Theo tác giả Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn (1998): “Năng

lực là tổng hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân phù hợp với những yêu cầu đặc trưng của một hoạt động nhất định, nhằm đảm bảo việc hoàn thành

có kết quả tốt trong lĩnh vực hoạt động ấy” [61, 16].

Howard Gardner (1999): “Năng lực phải được thể hiện thông qua hoạt

động có kết quả và có thể đánh giá và đo đạc được” [16,11].

F.E.Weinert (2001) cho rằng: Năng lực là những kĩ năng, kĩ xảo họcđược hoặc sẵn có của cá thể nhằm giải quyết các tình huống xác định, cũngnhư sự sẵn sàng về động cơ xã hội và khả năng vận dụng các cách giảiquyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huốnglinh hoạt

OECD (tổ chức các nước kinh tế phát triển) (2002) đã xác định: “năng

lực là khả năng các nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệm vụ trong một bối cảnh cụ thể ” [51, 12].

Theo tác giả Trần Minh Phương (2007) [54] : Năng lực của học sinhđược thể hiện ở khả năng thực hiện hành động cá nhân trong việc thực hiệncác nhiệm vụ học tập, hoặc năng lực tiến hành hoạt động học tập của cá nhânngười học Năng lực nói chung được xem xét trong mối quan hệ với dạnghoạt động hoặc quan hệ nhất định nào đó Tác giả Nguyễn Thị Minh Phương

Trang 19

đã đề xuất bốn nhóm năng lực thực hiện khung năng lực cần đạt cho học sinhphổ thông Việt Nam [54, 43], đó là:

Năng lực nhận thức đòi hỏi học sinh phải có các khả năng quan sát

ghi nhớ, tư duy (độc lập, logic, trừu tượng), tưởng tượng, suy luận, tổng hợp –khái quát hóa, phê phán – bình luận từ đó có khả năng phát hiện vấn đề, khảnăng tự học, tự trau dồi kiến thức trong suốt cuộc đời

Năng lực xã hội đòi hỏi học sinh phải có những khả năng giao tiếp,

thuyết trình, giải quyết các tình huống có vấn đề vận hành được các cảm xúc,

có khả năng thích ứng, khả năng cạnh tranh cũng như khả năng hợp tác…

Năng lực thực hành (hoạt động thực tiễn) đòi hỏi học sinh phải có các

vận dụng tri thức (từ bài học cũng như thực tiễn), thực hành một cách linhhoạt (tích cực, chủ động), tự tin, có khả năng sử dụng các công cụ cần thiết,khả năng giải quyết vấn đề, sáng tạo, có tính kiên trì

Năng lực cá nhân được thể hiện qua khía cạnh thể chất, đòi hỏi trước

hết học sinh có khả năng vận động linh hoạt, phải biết chơi thể thao, biết bảo

vệ sức khỏe, có khả năng thích ứng với môi trường, tiếp đó là khía cạnh hoạtđộng cá nhân đa dạng khác nhau như khả năng lập kế hoạch, khả năng tựđánh giá, tự chịu trách nhiệm…

Trong đề tài này, chúng tôi chấp nhận quan điểm: “Năng lực là sự

kết hợp hợp lý kiến thức, kỹ năng và sự sẵn sàng tham gia các hoạt động tích cực, có hiệu quả”.

Một cách cụ thể hơn, năng lực là sự huy động và kết hợp một cách linhhoạt và có tổ chức các kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cánhân… để thực hiện thành công các yêu cầu phức hợp của hoạt động trongbối cảnh nhất định

Muốn mô tả năng lực cá nhân, người ta thường dùng các động từ chỉhành động như: hiểu biết, khám phá, xây dựng, vận dụng… Muốn đánh giánăng lực cá nhân hãy xem xét chúng trong hoạt động

Trang 20

Ví dụ: Năng lực giao tiếp có được khi cá nhân biết tổng hợp kiến thức

về ngôn ngữ, kĩ năng sử dụng các công cụ ngôn ngữ (nói, viết, công nghệthông tin) và thái độ đúng đắn với đối tượng giao tiếp

b Khái niệm năng lực của học sinh

Theo Nguyễn Thị Minh Phương (2007) [54,12]: “Năng lực cần đạt của

học sinh THCS là tổ hợp nhiều khả năng và giá trị được cá nhân thể hiện thông qua các hoạt động có kết quả”.

Trong tiếng Anh có một số từ chỉ năng lực: Ability, competency,competence, capacity, capability, atribute Trong đề tài này, chúng tôi quanniệm năng lực cần đạt của học sinh THCS thuộc phạm trù của thuật ngữ

“Competency” Là tổ hợp nhiều kỹ năng và giá trị được cá nhân thể hiện đểmang lại kết quả cụ thể

Theo đó, kĩ năng có bản chất tâm lý, nhưng có hình thức vật chất làhành vi hoặc hành động Vì vậy mà kĩ năng mà chúng ta nhìn thấy, cảm nhậnđược chính là biểu hiện đang diễn ra của năng lực

Theo cách hiểu này, kĩ năng chung là sự tổng hòa nhiều kĩ năng riêngbiệt có thể chuyển biến linh hoạt tùy theo bối cảnh Chúng được hình thành vàphát triển qua nhiều hoạt động tích cực (học tập, vui chơi), qua việc ứng xửhoặc xúc tiến quan hệ nào đó

c Các đặc điểm của năng lực

- Năng lực chỉ có thể quan sát được qua hoạt động của cá nhân ở các tìnhhuống nhất định

- Năng lực tồn tại dưới 2 hình thức: Năng lực chung và năng lựcchuyên biệt

+ Năng lực chung: là năng lực cần thiết để cá nhân có thể tham gia hiệuquả vào nhiều hoạt động và các bối cảnh khác nhau của đời sống xã hội Nănglực này cần thiết cho tất cả mọi người

Trang 21

+ Năng lực chuyên biệt: là năng lực chỉ cần thiết với một số ngườihoặc ở một số tình huống nhất định Các năng lực chuyên biệt không thểthay thế được năng lực chung

- Năng lực được hình thành và phát triển trong và ngoài nhà trường Nhàtrường là môi trường chính thức giúp học sinh có được những năng lực cầnthiết nhưng đó không phải là duy nhất Những bối cảnh không gian khác: giađình, cộng đồng, phương tiện thông tin đại chúng, tôn giáo và môi trường vănhoá góp phần bổ sung và hoàn thiện năng lực cá nhân

- Năng lực và các thành phần của nó không bất biến mà có thể thay đổi

từ sơ đẳng, thụ động tới năng lực bậc cao mang tính tự chủ cá nhân

- Năng lực được hình thành và phát triển liên tục trong suốt cuộc đời conngười vì sự phát triển năng lực thực chất là làm thay đổi cấu trúc nhận thức vàhành động cá nhân chứ không đơn thuần là sự bổ sung các mảng kiến thứcriêng rẽ Do đó năng lực có thể bị suy yếu hoặc mất đi nếu chúng ta khôngtích cực rèn luyện tích cực và thường xuyên

- Các thành tố của năng lực thường đa dạng vì chúng được quyết định tuỳtheo yêu cầu kinh tế xã hội và đặc điểm quốc gia, dân tộc, địa phương Năng lựccủa học sinh quốc gia này có thể hoàn toàn khác với năng lực của một học sinhquốc gia khác

d Một số năng lực cần phát triển cho học sinh Việt Nam

Những năng lực chung:

- Năng lực tự học

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực tự quản quản lý

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực hợp tác

- Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông

Trang 22

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực tính toán

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu

về năng lực giải quyết vấn đề

1.1.1.2 Năng lực giải quyết vấn đề

a Khái niệm năng lực giải quyết vấn đề (53, 5 -10)

Năng lực giải quyết vấn đề là khả năng của một cá nhân hiểu và giảiquyết tình huống vấn đề khi mà giải pháp giải quyết chưa rõ ràng Nó baogồm sự sẵn sàng tham gia vào giải quyết tình huống có vấn đề - thể hiện tiềmnăng là công dân tích cực và xây dựng (Định nghĩa trong đánh giá của PISA;2012) Giải quyết vấn đề: Hoạt động trí tuệ được coi là trình độ phức tạp vàcao nhất về nhận thức, vì cần huy động tất cả các năng lực trí tuệ của cá nhân

Để GQVĐ, chủ thể phải huy động trí nhớ, tri giác, lí luận, khái niệm hoá,ngôn ngữ đồng thời sử dụng cả cảm xúc, động cơ, niềm tin ở năng lực bảnthân và khả năng kiểm soát được tình thế [theo Cảnh Toàn – 2012, Xã hội họctập – học tập suốt đời]

Có thể đề xuất định nghĩa sau: “Năng lực GQVĐ là khả năng của

một cá nhân “huy động”, kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân để hiểu và giải quyết vấn đề trong tình huống nhất định một cách hiệu quả và với tinh thần tích cực”

b Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề

Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tập trung đi sâu 4 thành tố củanăng lực GQVĐ thể hiện qua bảng sau:

Trang 23

Thành tố

năng lực

Biểu hiện (tiêu chí)

- Phát hiệnđược tìnhhuống cóvấn đề

- Nêu đượctình huống

có vấn đề

- Phân tíchđược tìnhhuống cụthể

- Biết tựphát hiện ravấn đề

- Đặt ra vấn

đề

- Phát biểuvấn đề

- Phân tíchđược tìnhhuống cụ thể

- Biết tự pháthiện ra vấn

đề

- Đặt vấn đề

- Phát biểuvấn đề chưađầy đủ

- Phân tíchđược tìnhhuống cụthể

- Biết tựphát hiện ravấn đề

- Chưa biếtđặt vấn đề

- Chưa biếtphát biểuvấn đề

Thiết lập không

gian vấn đề

- Thu thậpthông tin

- Phân tíchthông tin

- Tìm rakiến thứckhoa học vàkiến thứcliên mônliên quanđến VĐ

- Xác địnhđược cácthông tin

- Biết tìmhiểu cácthông tin cóliên quanđến vấn đề

ở SGK, tàiliệu thamkhảo khác

và thôngqua thảoluận vớibạn

- Xác địnhđược cácthông tin

- Biết tìm

thông tin liênquan đến cácvấn đề ởSGK và thảoluận với bạn

- Xác địnhđược cácthông tin

- Biết tìmhiểu cácthông tinliên quanđến vấn đềnhưng ởmức kinhnghiệm bảnthân

Lập kế hoạch - Đề xuất - Đề xuất - Đề xuất - Đề xuất

Trang 24

thực hiện giải

pháp

giả thuyết

- Lập kếhoạch

GQVĐ

- Thực hiện

kế hoạchGQVĐ

được giảipháp

GQVĐ

- Lập được

kế hoạchGQVĐ

- Thực hiện

kế hoạchGQVĐ độclập, sángtạo hoặchợp lý

được giảipháp GQVĐnhưng chưasáng tạo

- Lập kếhoạch đểGQVĐ

- Thực hiện

kế hoạchGQVĐ độclập nhưngchưa sángtạo

được giảipháp

GQVĐnhưng chưahợp lý

- Chưa thựchiện được

kế hoạchGĐVĐ

Đánh giá và phản

ánh giải pháp

- Thực hiện

và đánh giágiải phápGQVĐ

- Suy ngẫm

về cáchthức và tiếntrình

GQVĐ

- Điều chỉnh

và vận dụngtrong tìnhhuống mới

- Thực hiện

kế hoạchđộc lậpsáng tạohoặc hợp lý

Thực hiệngiải phápGQVĐ

- Nhận ra sựphù hợphay khôngphù hợp củagiải pháp

- Vận dụngđược trongtình huốngmới

- Thực hiệngiải phápGQVĐ

nhưng chưađánh giáđược giảipháp

- Chưa vậndụng đượctrong tìnhhuống mới

- Chưa thựchiện đượcgiải phápGQVĐ

c Các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề

Trang 25

Để phát triển năng lực GQVĐ cần phải xác định được các biểu hiện củanăng lực đó, theo chúng tôi các biểu hiện đó như sau:

- Biết phát hiện một vấn đề, tìm hiểu một vấn đề

- Thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề

- Đề xuất được các giải thuyết khoa học khác nhau: Lập được kế hoạchGQVĐ đặt ra thì thực hiện kế hoạch độc lập sáng tạo, hợp lý

- Thực hiện và đánh giá giải pháp GQVĐ, suy ngẫm về cách thức tiếntrình GQVĐ để điều chỉnh và vận dụng trong tình thức tiến trình GQVĐ đểđiều chỉnh và vận dụng trong tình huống mới

1.1.1.3 Sáng tạo

Sáng tạo là một thuộc tính tâm lý đặc biệt, thể hiện khi con người đứngtrước hoàn cảnh có vấn đề Thuộc tính này là tổ hợp các phẩm chất và nănglực, dựa trên cơ sở kinh nghiệm của bản thân và bằng tư duy độc lập cao mànhờ đó con người tạo ra được ý tưởng mới, độc đáo, hợp lý trên bình diện cánhân hay xã hội

Hoạt động sáng tạo là hoạt động cao nhất của con người, gắn liền vớihoạt động học tập sáng tạo Năng lực sáng tạo là cốt lõi của hoạt động sángtạo, làm tiền đề bên trong của hoạt động sáng tạo

Vậy “Sáng tạo có thể phát triển được không?” Nhiều học giả cho

rằng, mỗi người đều có những năng lực nhận thức nhất định và với nhữngnăng lực ấy, có thể có sản phẩm ở mức độ nhất định Như vậy, năng lực sángtạo có thể dạy được, có thể tạo ra những phát triển sáng tạo thông qua đào tạo,tạo môi trường và nâng cao cảm hứng…

Có nhiều quan điểm, phương pháp về rèn luyện năng lực sáng tạo; dạyhọc giải quyết vấn đề (DHGQVĐ) là một trong những phương pháp để rènluyện tư duy sáng tạo Dạy học giải quyết vấn đề là nhằm rèn luyện năng lựcgiải quyết vấn đề ở người học, là con đường quan trọng nhất để phát huy tính

Trang 26

tích cực của người học.

DHGQVĐ là con đường quan trọng để phát huy tính tích cực của ngườihọc, góp phần vào sự phát triển tư duy phân kỳ - tư duy hiệu quả ở người học.DHGQVĐ có những thế mạnh nổi trội như: giúp người học nâng cao trình độkhoa học và hiệu quả của sự hình thành thế giới quan khoa học; giúp ngườihọc không những nắm vững tri thức mới mà còn thu nhận được cả cách thức

và logic giải quyết vấn đề; phát triển tính độc lập nhận thức và tư duy sángtạo ở người học…

1.1.1.4 Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo trong dạy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương

Như ta đã biết tiếp nhận văn học là một hoạt động nhằm chiếm lĩnh giátrị tư tưởng, giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học Thông qua quá trình đầutiên là tiếp xúc, cảm thụ văn bản ngôn từ đến việc cảm nhận, hiểu ra chân giátrị của hình tượng nghệ thuật và cảm hứng của nhà văn, tài năng diễn tả củanhà văn để làm nên tác phẩm đó Và cuối cùng là quá trình kết thúc sự tiếpnhận ở người đọc qua việc hiểu, rung cảm, có được những rung cảm, những

ấn tượng và chịu ảnh hưởng của tác phẩm, của hình tượng nghệ thuật trongđời sống cá nhân

Quá trình tiếp nhận tác phẩm văn học đã giúp cho con người có đượcnhững thói quen, những tình cảm lành mạnh, những suy ngẫm để tự rènluyện, tự điều chỉnh bản thân bởi vì chức năng tiếp nhận văn học không chỉđơn thuần là quá trình người đọc tiếp xúc với tác phẩm văn học mà nó còndiễn ra quá trình nhận thức ở họ khi người đọc và người học có ý thức cao vềnhững vấn đề trong tác phẩm văn học Quá trình học văn ở nhà trường phổthông đối với lứa tuổi học sinh chính là quá trình thầy cô giúp các em tiếp xúctác phẩm, hiểu ra cái đúng, cái hay của nó và bằng tài năng của mình ngườithầy phải cảm thụ, cảm nhận một cách toàn diện để sau đó từng bước đưa học

Trang 27

sinh bước vào tác phẩm mà phân tích, cảm thụ và hiểu tác phẩm một cách đầy

đủ, đúng đắn

Trong cảm nhận tác phẩm văn học, người đọc phải dùng liên tưởng,tưởng tượng để hình dung, để hiểu ý đồ, quan niệm nghệ thuật, tư tưởng nhàvăn trong tác phẩm, bởi vì nhà văn đã dùng liên tưởng, tưởng tượng làmphương tiện, cách thức, thủ pháp nghệ thuật để sáng tác tác phẩm văn học.Quá trình tiếp xúc, tiếp thu một giờ giảng văn trên lớp của học sinh phải nhờ

ào tài năng, kĩ năng của người thầy qua các thao tác đọc, phân tích, bìnhgiảng, nhận xét để bằng các giác quan, học sinh có thể hiểu tác phẩm qua hệthống ngôn ngữ, hình tượng, các thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm Sự dẫndắt của người thầy rất quan trọng, vì thế thầy muốn dẫn dắt học sinh bước vàokhám phá tác phẩm thì trước hết phải hiểu tác phẩm, thâm nhập vào tác phẩmmột cách tự nhiên, thoải mái và có khả năng phân tích, đánh giá tác phẩm vàqua sự cảm thụ của mình hướng cho học sinh cảm thụ cái hay, chỗ độc đáocủa tác phẩm để từ đó từng bước hiểu ra vấn đề nhà văn đặt ra và giải quyếttrong tác phẩm

Tiếp xúc với tác phẩm văn chương, học sinh cần có sự liên tưởng,tưởng tượng phong phú, rõ ràng mới có thể cảm nhận được cái hay của tácphẩm, cái tài của tác giả Việc đó theo người viết hoàn toàn phụ thuộc vàokhả năng tiếp thu của học sinh qua tài năng dẫn dắt của giáo viên Vậy thìviệc đầu tiên theo người viết thì người thầy dạy văn cần phải làm đó là phảibằng mọi cách tác động vào tư duy sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếpnhận tác phẩm văn học Sự tác động ấy có thể bằng nhiều hình thức khácnhau Có thể đó là giọng đọc thiết tha diễn cảm khi phân tích tác phẩm trữtình, giọng đọc hài hước dí dỏm khi tiếp cận tác phẩm trào phúng, giọng đọcđanh thép mạnh mẽ khi thể hiện thái độ căm thù, giọng đọc nhẹ nhàng ấm áp

Trang 28

khi diễn tả tình cảm yêu thương hoặc có thể đó còn là một hệ thống câu hỏiphù hợp, đúng lúc gõ vào trí tuệ học sinh, bắt học sinh phải suy nghĩ, phảicăng thẳng chút ít để phán đoán mở hướng hiểu, cách khai thác vấn đề.

Để phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh khi tiếpxúc với tác phẩm văn chương người giáo viên cần phải thực hiện một sốphương pháp,biện pháp sau đây:

1.Trước khi giảng, giáo viên có thể dùng lời kể hoặc lời dẫn kết hợp với

một số hình ảnh, đoạn phim, bài hát, câu thơ minh hoạ để tạo tâm thế thoảimái, giúp học sinh có điều kiện thâm nhập được vào tác phẩm, vào bài dạy mộtcách hứng thú

2 Phải khơi gợi ở học sinh sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú từ

những gì đã có trong văn bản ngôn từ của tác phẩm bằng hệ thống câu hỏi cókhả năng tạo được tâm lí thoải mái trong tư duy của các em khi tiếp cận tácphẩm ở các dạng câu

3 Trong giảng văn, giọng đọc của giáo viên như trên đã nói là rất quan

trọng Với giọng đọc của mình, giáo viên có thể đã và đang truyền thụ đượccái hồn của tác phẩm cho học sinh Qua giọng đọc của thầy, học sinh đã cóthể thấy mở ra trong tâm trạng, trong cảm xúc và tư duy nhưng gì cần lĩnhhội Đọc đúng, đọc diễn cảm đòi hỏi sự luyện tập công phu của người thầy.Nhiều đoạn thơ, đoạn văn thầy không cần giảng, bình mà chỉ đọc đã có thể

mở ra cho trò bao nhiêu điều thú vị Tuy nhiên không chỉ có thầy đọc mà thầyphải có trách nhiệm tập luyện cho học sinh thói quen đọc đúng, đọc diễncảm văn bản bởi vì đầu chính là khâu đầu tiên giúp học sinh cảm nhận tácphẩm văn chương bằng chính giọng đọc của mình để cảm thụ đúng tác phẩm,cảm thụ cái hay của tác phẩm thông qua sự ngân vang của nó, là yếu tố quantrọng cho học sinh đến được và dần hiểu tác phẩm văn chương Một giờ giảngvăn mà cả thầy lẫn trò đều có giọng đọc tốt sẽ truyền được cảm xúc của mình

Trang 29

từ tác phẩm cho học sinh trong lớp.

4 Trong giờ giảng văn, để rèn luyện tư duy sáng tạo cho học sinh, giáo

viên còn phải cố gắng tập cho học sinh có thói quen rèn luyện và thao tácnhững thói quen cần thiết khi chuẩn bị ở nhà và khi học giờ giảng văn ở lớp.Những thói quen đó là:

- Thói quen đọc tác phẩm cẩn thận, kỹ càng, đọc đúng, đọc diễn cảm để

tự cảm nhận tác phẩm, đồng thời với việc đọc có suy nghĩ là thói quen gạchchân và ghi lại những đoạn hay của tác phẩm

- Thói quen đọc thuộc tác phẩm, ghi nhớ, suy ngẫm tác phẩm, những

câu đoạn mà mình tâm đắc nhất

- Thói quen liên tưởng, liên hệ với những vấn đề, những tác phẩm khác

có liên quan đến những giá trị cơ bản trong tác phẩm đang học

- Thói quen lật đi lật lại những vấn đề quan trọng khi cảm nhận phân

tích tác phẩm

- Thói quen cảm nhận tác phẩm theo nhiều chiều, nhiều khía cạnh

không máy móc thụ động; phải tập trung suy nghĩ, phát hiện những điều mới

lạ ở tác phẩm khi cảm nhận nó qua sự dẫn dắt gợi ý của thầy cô, có nghĩa làphải có sự cảm nhận của riêng mình

- Phải biết và có thói quen cảm nhận tác phẩm theo đặc trưng thể loại,

đặc trưng thi pháp

5 Phát triển năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo cho học sinh ở giờ

giảng văn không chỉ dừng lại ở những thao tác trên mà nó còn đòi hỏi ở cảthầy lẫn trò một cách học, cách dạy hợp lý, khoa học, linh hoạt, không phảibài nào cũng giảng và liên tưởng theo một cách, không phải tác giả tác phẩmnào cũng một dạng lời bình mà phải tùy thuộc vào hoàn cảnh, tác phẩm cụ thể

để hướng dẫn học sinh cách cảm thụ, cách phát hiện Cách cảm thụ, cách pháthiện phải tùy đối tượng, tùy năng lực cảm thụ văn học của từng đối tượng mà

Trang 30

hướng dẫn chỉ đạo các em phát hiện sáng tạo phù hợp: Hệ thống câu hỏi đặt

ra phải linh hoạt, phải có sự phân chia đối tượng, có câu hỏi khó cho học sinhgiỏi, câu hỏi phù hợp cho học sinh trung bình Có thế một giờ giảng văn mớiđảm bảo được cùng lúc sự sáng tạo cho các em

6 Để giúp học sinh phát triển được năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo

trong giờ dạy học tác phẩm văn chương, giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh

đi theo con đường thi pháp học bởi vì thi pháp học sẽ giúp học sinh hiểu đúng,nhanh chóng phát hiện ra những điểm sáng thẩm mỹ ở tác phẩm Muốn vậy,người thầy phải nắm và vận dụng linh hoạt, vững vàng lý luận thi pháp trong quátrình giảng văn

7 Để phát huy năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo, tích cực chủ động

của học sinh cũng như kết hợp rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh, giáo viêncần vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới vào giờ đọc văn, nhưphương pháp thảo luận nhóm, giao dự án,sử dụng sơ đồ tư duy

1.1.1.5 Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của học sinh trong dạy học

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn

diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy

và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc.Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”.

Để thực hiện tốt mục tiêu về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạotheo nghị quyết số 29-NQ/TW, cần có nhận thức đúng về bản chất của đổi

Trang 31

mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học vàmột số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng này.

Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chươngtrình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa

là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vậndụng được cái gì qua việc học Để đảm bảo được điều đó, phải thực hiệnchuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cáchhọc, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực vàphẩm chất Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên -học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực

xã hội Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các mônhọc chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm pháttriển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp

Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hìnhthành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép,tìm kiếm thông tin ), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độclập, sáng tạo của tư duy Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phươngpháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện Tuy nhiên

dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc

“Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướngdẫn của giáo viên”

Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chứcdạy học Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà cónhững hình thức khác nhau.Cần chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờthực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiếnthức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho người học

Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã

Trang 32

qui định Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu xét thấy cần thiếtvới nội dung học và phù hợp với đối tượng học sinh.Tích cực vận dụng côngnghệ thông tin trong dạy học.

Việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển nănglực thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:

- Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học

sinh tự khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những trithức được sắp đặt sẵn Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiếnhành các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiếnthức đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn

- Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các

tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi

và phát hiện kiến thức mới Định hướng cho học sinh cách tư duy như phântích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dầnhình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo

- Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở

thành môi trường giao tiếp GV - HS và HS - HS nhằm vận dụng sự hiểu biết

và kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụhọc tập chung

- Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt

tiến trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học) Chútrọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh vớinhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xácđịnh tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữacác sai sót

1.1.1.6 Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển

Trang 33

năng lực của học sinh trong dạy học

a Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống

Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phươngpháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắtđầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm củachúng Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này người giáoviên trước hết cần nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹthuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, kỹ thuậtđặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫutrong luyện tập Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có nhữnghạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cầnkết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới, có thể tăng cường tính tíchcực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạyhọc giải quyết vấn đề

b Kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học

Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trongtoàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tíchcực và nâng cao chất lượng dạy học Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhómđôi và dạy học cá thể là những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp vớinhau, mỗi một hình thức có những chức năng riêng Tình trạng độc tôn củadạy học toàn lớp và sự lạm dụng phương pháp thuyết trình cần được khắcphục, đặc biệt thông qua làm việc nhóm Trong thực tiễn dạy học ở trườngtrung học hiện nay, nhiều giáo viên đã cải tiến bài lên lớp theo hướng kết hợpthuyết trình của giáo viên với hình thức làm việc nhóm, góp phần tích cực hoáhoạt động nhận thức của học sinh Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đadạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽtrong bài thuyết trình, mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết

Trang 34

những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học, sử dụngnhững phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai, nghiên cứutrường hợp, dự án Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việcnhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá “bênngoài” của học sinh Muốn đảm bảo việc tích cực hoá “bên trong” cần chú ýđến mặt bên trong của phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn

đề và các phương pháp dạy học tích cực khác

c Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề

Dạy học giải quyết vấn đề (dạy học nêu vấn đề, dạy học nhận biết vàgiải quyết vấn đề) là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khảnăng nhận biết và giải quyết vấn đề Học được đặt trong một tình huống cóvấn đề, đó là tình huống chứa đựng mâu thuẫn nhận thức, thông qua việc giảiquyết vấn đề, giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhậnthức Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cựcnhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học vớinhững mức độ tự lực khác nhau của học sinh Các tình huống có vấn đề lànhững tình huống khoa học chuyên môn, cũng có thể là những tình huống gắnvới thực tiễn Trong thực tiễn dạy học hiện nay, dạy học giải quyết vấn đềthường chú ý đến những vấn đề khoa học chuyên môn mà ít chú ý hơn đếncác vấn đề gắn với thực tiễn Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc giải quyết cácvấn đề nhận thức trong khoa học chuyên môn thì học sinh vẫn chưa đượcchuẩn bị tốt cho việc giải quyết các tình huống thực tiễn Vì vậy bên cạnh dạyhọc giải quyết vấn đề, lý luận dạy học còn xây dựng quan điểm dạy học theotình huống

d Vận dụng dạy học theo tình huống

Dạy học theo tình huống là một quan điểm dạy học, trong đó việc dạyhọc được tổ chức theo một chủ đề phức hợp gắn với các tình huống thực tiễncuộc sống và nghề nghiệp Quá trình học tập được tổ chức trong một môi

Trang 35

trường học tập tạo điều kiện cho học sinh kiến tạo tri thức theo cá nhân vàtrong mối tương tác xã hội của việc học tập Các chủ đề dạy học phức hợp lànhững chủ đề có nội dung liên quan đến nhiều môn học hoặc lĩnh vực tri thứckhác nhau, gắn với thực tiễn Trong nhà trường, các môn học được phân theocác môn khoa học chuyên môn, còn cuộc sống thì luôn diễn ra trong nhữngmối quan hệ phức hợp Vì vậy sử dụng các chủ đề dạy học phức hợp góp phầnkhắc phục tình trạng xa rời thực tiễn của các môn khoa học chuyên môn, rènluyện cho học sinh năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp, liên môn Phươngpháp nghiên cứu trường hợp là một phương pháp dạy học điển hình của dạyhọc theo tình huống, trong đó học sinh tự lực giải quyết một tình huống điểnhình, gắn với thực tiễn thông qua làm việc nhóm Vận dụng dạy học theo cáctình huống gắn với thực tiễn là con đường quan trọng để gắn việc đào tạo trongnhà trường với thực tiễn đời sống, góp phần khắc phục tình trạng giáo dục hànlâm, xa rời thực tiễn hiện nay của nhà trường phổ thông Tuy nhiên, nếu cáctình huống được đưa vào dạy học là những tình huống mô phỏng lại, thì chưaphải tình huống thực Nếu chỉ giải quyết các vấn đề trong phòng học lý thuyếtthì học sinh cũng chưa có hoạt động thực tiễn thực sự, chưa có sự kết hợp giữa

lý thuyết và thực hành

e Vận dụng dạy học định hướng hành động

Dạy học định hướng hành động là quan điểm dạy học nhằm làm chohoạt động trí óc và hoạt động chân tay kết hợp chặt chẽ với nhau Trong quátrình học tập, học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành các sảnphẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và hoạt độngtay chân Đây là một quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể.Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trong cho việc thựchiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động,nhà trường và xã hội Dạy học theo dự án là một hình thức điển hình của dạy

Trang 36

học định hướng hành động, trong đó học sinh tự lực thực hiện trong nhómmột nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn, kết hợp lýthuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể công bố Trong dạy họctheo dự án có thể vận dụng nhiều lý thuyết và quan điểm dạy học hiện đại như

lý thuyết kiến tạo, dạy học định hướng học sinh, dạy học hợp tác, dạy học tíchhợp, dạy học khám phá, sáng tạo, dạy học theo tình huống và dạy học địnhhướng hành động

f Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp

lý hỗ trợ dạy học

Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phươngpháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trongdạy học Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trườngphổ thông từng bước được tăng cường Tuy nhiên các phương tiện dạy học tựlàm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy Đa phươngtiện và công nghệ thông tin vừa là nội dung dạy học vừa là phương tiện dạyhọc trong dạy học hiện đại Bên cạnh việc sử dụng đa phương tiện như mộtphương tiện trình diễn, cần tăng cường sử dụng các phần mềm dạy học cũngnhư các phương pháp dạy học sử dụng mạng điện tử (E-Learning), mạngtrường học kết nối

g Sử dụng các kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo

Kỹ thuật dạy học là những cách thức hành động của của giáo viên vàhọc sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiểnquá trình dạy học Các kỹ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ nhất của phươngpháp dạy học Có những kỹ thuật dạy học chung, có những kỹ thuật đặc thùcủa từng phương pháp dạy học, ví dụ kỹ thuật đặt câu hỏi trong đàm thoại.Ngày nay người ta chú trọng phát triển và sử dụng các kỹ thuật dạy học pháthuy tính tích cực, sáng tạo của người học như động não, tia chớp, bể cá, bản

Trang 37

đồ tư duy

h Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn

Phương pháp dạy học có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạyhọc, việc sử dụng các phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọngtrong dạy học bộ môn Các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn được xâydựng trên cơ sở lý luận dạy học bộ môn Ví dụ: Thí nghiệm là một phươngpháp dạy học đặc thù quan trọng của các môn khoa học tự nhiên; cácphương pháp dạy học như trình diễn vật phẩm kỹ thuật, làm mẫu thao tác,phân tích sản phẩm kỹ thuật, thiết kế kỹ thuật, lắp ráp mô hình, các dự án

là những phương pháp chủ lực trong dạy học kỹ thuật; phương pháp “Bàntay nặn bột” đem lại hiệu quả cao trong việc dạy học các môn khoa học

i Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh

Phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trongviệc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh Có những phương phápnhận thức chung như phương pháp thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, phươngpháp tổ chức làm việc, phương pháp làm việc nhóm, có những phương pháphọc tập chuyên biệt của từng bộ môn Bằng nhiều hình thức khác nhau, cầnluyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và các phương pháphọc tập trong bộ môn

Tóm lại, có rất nhiều phương hướng đổi mới phương pháp dạy học vớinhững cách tiếp cận khác nhau, trên đây chỉ là một số phương hướng chung.Việc đổi mới phương pháp dạy học đòi hỏi những điều kiện thích hợp vềphương tiện, cơ sở vật chất và tổ chức dạy học, điều kiện về tổ chức, quản lý.Ngoài ra, phương pháp dạy học còn mang tính chủ quan Mỗi giáo viên vớikinh nghiệm riêng của mình cần xác định những phương hướng riêng để cảitiến phương pháp dạy học và kinh nghiệm của cá nhân

1.1.2 Vấn đề Lý luận văn học

Trang 38

1.1.2.1 Khái niệm Truyện ngắn

Truyện ngắn được định nghĩa là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ.Thông thườngtruyện ngắn có độ dài từ vài dòng đến vài chục trang Truyện ngắn thường

là những câu chuyện được kể bằng văn xuôi và có xu hướng súc tích, hàmnghĩa

Truyện ngắn với tư cách là một thể loại Văn học:

- Nội dung của truyện ngắn bao gồm hầu hết các phương diện của đờisống:đời tư và thế sự Truyện ngắn thường chỉ hướng tới việc khắc họa mộthiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sốngtâm hồn của con người

- Tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuậttruyện ngắn Truyện ngắn thường chỉ tập trung vào một tình huống, một chủ

đề nhất định Do đó, truyện ngắn thường hết sức hạn chế về nhân vật, thờigian và không gian

- Cốt truyện của truyện ngắn thường diễn tả trong một không gian, mộtthời gian hạn chế Đôi khi truyện ngắn chỉ là một khoảnh khắc của cuộc sống

- Nhân vật của truyện ngắn thường là hiện thân cho một trạng thái quan

hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người

- Chức năng của truyện ngắn nói chung là nhận ra một điều gì đó sâusắc về cuộc đời và tình người

- Kết cấu của truyện ngắn được xây dựng theo nguyên tắc tươngphản và liên tưởng

- Bút pháp trần thuật của truyện ngắn thường là chấm phá Yếu tố quantrọng bậc nhất trong truyện ngắn là những chi tiết cô đúc, có dung lượng lớn vàlối hành văn mang nhiều ẩn ý, tạo cho tác phẩm những chiều sâu chưa nói hết

- Phong cách nghệ thuật của truyện ngắn là thuộc về tình tiết Các tình tiết

mà truyện ngắn dự định diễn tả, truyện ngắn đã tách nó ra, làm cô lập nó lại

1.1.2.2 Đặc trưng cơ bản của truyện ngắn Nam Cao

Trang 39

a Vị trí của Nam Cao trong lịch sử Văn học Việt Nam

Nam Cao là nhà văn có những cách tân lớn lao đối với Chủ nghĩa hiệnthực, góp phần quan trọng vào quá trình hiện đại hóa nền văn xuôi nghệ thuậttrước Cách mạng Sau Cách mạng, cũng chính ông là người có đóng góp hàngđầu trong việc đặt nền móng xây dựng nền văn học mới

b Nghệ thuật miêu tả tâm lý trong truyện ngắn của Nam Cao

Nói đến nghệ thuật của Nam Cao là nói đến sự phong phú và đa dạngcủa ngòi bút đầy tài năng sáng tạo Với cái sắc sảo của một nhà văn có bảnlĩnh, Nam Cao đã tự mở cho mình một hướng đi riêng Tìm hiểu đặc trưng cơbản của truyện ngắn Nam Cao về mặt nghệ thuật, người viết sẽ đi sâu tìm hiểunghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của nhà văn với một số đặc điểm thànhcông sau: Khắc họa tâm trạng, sử dụng độc thoại nội tâm, kết cấu tâm lý và sửdụng hình thức tự truyện

 Nghệ thuật khắc họa tâm trạng trong truyện ngắn của Nam CaoTrong tác phẩm của Nam Cao,số lượng các nhân vật rất ít ỏi Xoayquanh số phận của vài ba nhân vật, xoáy sâu vào những tâm trạng, Nam Caokhông phát triển câu chuyện bằng các hành động, sự kiện mà chủ yếu theomạch phát triển của tâm lý Ít thấy ở nhà văn nào “cái hàng ngày’’ được khaithác nhiều như Nam Cao Nhà văn trung thực với hiện thực ngay cả trongtừng chi tiết nhỏ, vì vậy nhân vật trở lên gần gũi, cụ thể hơn, đời sống bêntrong được soi rọi nhiều hơn Nhân vật của Nam Cao không phải là nhân vậthành động, mà thương được soi rọi chủ yếu qua tâm lý Chính đặc điểm này

đã quy định bút pháp miêu tả, ngôn ngữ, kết cấu của tác phẩm Nam Cao

Trong cách miêu tả tâm lý, Nam Cao có ý thức kết hợp rất biện chứng conngười với hoàn cảnh xã hội Nam Cao không bịa đặt, không nghĩ thay cho nhânvật của mình Nhà văn bao giờ cũng đặt nhân vật hành động hay suy nghĩ đúngvới thân phận và cảnh ngộ của nó Chính vì lấy hoàn cảnh ,cuộc sống làm cơ sở

Trang 40

xây dựng các trạng thái tâm lý nên mặc dù tác giả ít chú trọng đến sự kiện nhưngmạch truyện vẫn lôi cuốn, tập trung, cô đọng Hoàn cảnh sống và tình hình xãhội trong tác phẩm của Nam Cao ít có sự thay đổi, đột biến.

Khắc họa tâm trạng của nhân vật, Nam Cao không ngừng lại ở việcmiêu tả những tình cảm, cảm giác có tính cá nhân Điều quan trọng hơn làNam Cao khai thác cách suy nghĩ, nghiền ngẫm, đánh giá cuộc sống củanhững nhân vật cụ thể mang tính tâm lý xã hội Vì vậy thế giới tâm lý củaNam Cao điển hình, phong phú và mở rộng khả năng thâm nhập vào tâm hồnngười đọc

Biện pháp “Độc thoại nội tâm” được nhà văn Nam Cao sử dụng

nhiều trong các truyện ngắn của mình

Khắc họa tâm lý nhân vật, Nam Cao thường xuyên sử dụng các đoạnvăn độc thoại nội tâm Đó là lúc nhân vật bộc bạch tất cả những nỗi niềm tâm

sự ,những vui buồn, những nỗi đau đớn, day dứt trào lên từ đáy sâu tâm hồncon người

Trong trào lưu văn học hiện thực phê phán, ít có nhà văn nào để nhânvật của mình trăn trở, day dứt, đặt ra nhiều câu hỏi như Nam Cao Nam Cao

sử dụng biện pháp độc thoại nội tâm bằng chính dòng suy nghĩ và câu hỏi mànhân vật đặt ra cho mình, tự vấn mình Những câu hỏi đó phần lớn chỉ đặt ra

mà không có câu trả lời Những câu hỏi thường được đặt sau mỗi sự kiện, mỗi

biến cố, trước mỗi hoàn cảnh.

Trong các tác phẩm của Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan các nhân vật

ít khi hiện lên với những suy tư, trăn trở mang chất riêng của mình Nhữngđau đớn, khổ nhục của họ thường không được biểu lộ bằng độc thoại nội tâm

mà chủ yếu biểu hiện qua hành động, lời nói mang tính chất đột ngột, nhấtthời Trái lại, hầu hết các nhân vật của Nam Cao dường như luôn phải sốngtrong một không gian đặc quánh của những suy tư triền miên,những trăn trở

Ngày đăng: 23/06/2019, 01:08

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh (1991), Phong cách truyện ngắn Nam Cao,Báo Quân đội nhân dân Thứ bảy,số 76 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong cách truyện ngắn Nam Cao
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1991
5. Nguyễn Viết Chữ (2006),Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, NXBĐHSP Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chươngtheo loại thể
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: NXBĐHSP
Năm: 2006
6. Nguyễn Viết Chữ (2015),Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường,NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học tác phẩm văn chươngtrong nhà trường
Tác giả: Nguyễn Viết Chữ
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2015
7. Vũ Khắc Chương (2000),Nghệ Thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao, NXBVH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ Thuật kể chuyện trong tác phẩm Nam Cao
Tác giả: Vũ Khắc Chương
Nhà XB: NXBVH
Năm: 2000
8. Lê Tiến Dũng (2001), Nam Cao- một đời văn, NXB Trẻ ,TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam Cao- một đời văn
Tác giả: Lê Tiến Dũng
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2001
9. Trần Thanh Đạm (1971), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương theo loại thể,NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn chương theoloại thể
Tác giả: Trần Thanh Đạm
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1971
10. Phan Cự Đệ (1997),Văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945,NXBGD 11. Phan Cự Đệ,Hà Minh Đức (1983),Nhà văn Việt Nam ,tập 2,NXBĐH và,THCNHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945",NXBGD11. Phan Cự Đệ,Hà Minh Đức (1983),"Nhà văn Việt Nam ,tập 2
Tác giả: Phan Cự Đệ (1997),Văn học lãng mạn Việt Nam 1930-1945,NXBGD 11. Phan Cự Đệ,Hà Minh Đức
Nhà XB: NXBGD11. Phan Cự Đệ
Năm: 1983
15. Nguyễn Văn Đường (2007),Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8( tập 1), NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Ngữ văn 8( tập 1)
Tác giả: Nguyễn Văn Đường
Nhà XB: NXBHà Nội
Năm: 2007
16. Gardner (1999),Intellgence Reflamed: Multiple Intelligences for the 21 St Sách, tạp chí
Tiêu đề: Intellgence Reflamed: Multiple Intelligences for the 21
Tác giả: Gardner
Năm: 1999
17. Văn Giá (2001), Một khoảng trời văn học,NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một khoảng trời văn học
Tác giả: Văn Giá
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2001
18. Văn Giá (1997),Tuyển chọn và biên soạn Nam Cao,NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển chọn và biên soạn Nam Cao
Tác giả: Văn Giá
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1997
19. Nguyễn Thái Hòa (2000),Mấy vấn đề thi pháp của truyện, NXBGD 20. Nguyễn Trọng Hoàn (2005),Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 8,NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy vấn đề thi pháp của truyện", NXBGD20. Nguyễn Trọng Hoàn (2005),"Đọc hiểu văn bản Ngữ văn 8
Tác giả: Nguyễn Thái Hòa (2000),Mấy vấn đề thi pháp của truyện, NXBGD 20. Nguyễn Trọng Hoàn
Nhà XB: NXBGD20. Nguyễn Trọng Hoàn (2005)
Năm: 2005
21. Nguyễn Trọng Hoàn (2002), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương, NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tácphẩm văn chương
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2002
22. Nguyễn Trọng Hoàn(2002), Tiếp cận văn học ,NXBKHXH 23. Đỗ Kim Hồi (1998), Nghĩ từ công việc dạy văn,NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận văn học" ,NXBKHXH23. Đỗ Kim Hồi (1998), "Nghĩ từ công việc dạy văn
Tác giả: Nguyễn Trọng Hoàn(2002), Tiếp cận văn học ,NXBKHXH 23. Đỗ Kim Hồi
Nhà XB: NXBKHXH23. Đỗ Kim Hồi (1998)
Năm: 1998
26. Nguyễn Thị Thanh Hương (1998),Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn chương ở trường THPT,NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp tiếp nhận tác phẩm vănchương ở trường THPT
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương
Nhà XB: NXBGD
Năm: 1998
27. Nguyễn Thị Thanh Hương (2001),Dạy học văn ở trường phổ thông, NXBĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học văn ở trường phổ thông
Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Hương
Nhà XB: NXBĐHQGHN
Năm: 2001
28. Trần Ngọc Hưởng,Luận đề về Nam Cao,2000,NXBVN,TPHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luận đề về Nam Cao
Nhà XB: NXBVN
29. Lê Bá Hán ,Trần Đình Sử,Nguyễn Khắc Phi (2000) ,Từ điển thuật ngữ Văn học,NXBĐHQGHN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữVăn học
Nhà XB: NXBĐHQGHN
30. Nguyễn Thị Mai Hoa, Đinh Chí Sáng (2005),Một số kiến thức,kĩ năng và bài tập nâng cao Ngữ văn 8,NXBGD Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số kiến thức,kĩ năng vàbài tập nâng cao Ngữ văn 8
Tác giả: Nguyễn Thị Mai Hoa, Đinh Chí Sáng
Nhà XB: NXBGD
Năm: 2005
31. Tạ Đức Hiền (2005),Tuyển chọn những bài văn hay thi học sinh giỏi THCS,NXB Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển chọn những bài văn hay thi học sinh giỏiTHCS
Tác giả: Tạ Đức Hiền
Nhà XB: NXB Hà Nội
Năm: 2005

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w