1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Khảo sát thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ nôm của nguyễn trãi và hồ xuân hương

133 264 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- ĐẶNG THỊ THU HIỀN KHẢO SÁT THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO TRONG THƠ NÔM CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ HỒ XUÂN HƯƠNG LUẬN VĂN TH

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

ĐẶNG THỊ THU HIỀN

KHẢO SÁT THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO TRONG THƠ NÔM CỦA NGUYỄN TRÃI

VÀ HỒ XUÂN HƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Văn học dân gian

Hà Nội-2013

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-

ĐẶNG THỊ THU HIỀN

KHẢO SÁT THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO TRONG THƠ NÔM CỦA NGUYỄN TRÃI

Trang 3

Môc lôc

Ch÷ viÕt t¾t 4

HÖ thèng b¶ng biÓu sè liÖu 5

MỞ ĐẦU 6

1 Lí do chọn đề tài 6

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7

3 Mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu 9

4 Phương pháp nghiên cứu 9

5 Cấu trúc luận văn 10

Chương 1:KHẢO SÁT THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO TRONG THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI 11

1.1 Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi 11

1.1.1 Cuộc đời 11

1.1.2 Con người và sự nghiệp 13

1.2 Tác phẩm Quốc âm thi tập 15

1.3 Thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập 17

1.3.1 Khảo sát số lượng 17

1.3.2 Ý nghĩa biểu đạt 21

1.3.2.1 Tự răn và khuyên nhủ mọi người 21

1.3.2.2 Tình yêu với thiên nhiên, quê hương đất nước 26

1.3.2.3 An phận với cuộc sống an nhàn nơi thôn dã 28

1.3.2.4 Lòng biết ơn kính trọng với nguồn cội; trung quân ái quốc 31

1.3.2.5 Nhân tình thế thái 32

1.3.3 Hình thức biểu đạt 35

1.3.3.1 Phương thức thứ nhất 37

1.3.3.2 Phương thức thứ hai 39

Trang 4

1.3.3.3 Phương thức thứ ba 41

1.4 Tiểu kết 42

Chương 2: KHẢO SÁT THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO TRONG THƠ NÔM CỦA HỒ XUÂN HƯƠNG 45

2.1 Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương 45

2.2 Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương 48

2.3 Thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương49 2.3.1 Khảo sát số liệu 49

2.3.2 Ý nghĩa biểu đạt 52

2.3.2.1 Bênh vực những người phụ nữ có số phận hẩm hiu, bất hạnh 53

2.3.2.2 Ca ngợi người phụ nữ trong xã hội xưa 54

2.3.2.3.Thể hiện ước vọng tình yêu 56

2.3.2.4 Châm biếm, đả kích những kẻ đạo đức giả 57

2.3.2.5.Phê phán xã hội phong kiến nhiều bất công, ngang trái 58

2.3.3 Hình thức biểu đạt 60

2.3.3.1 Phương thức thứ nhất 60

2.3.3.2 Phương thức thứ nhất 62

2.3.3.3 Phương thức thứ ba 63

2.4 Tiểu kết 65

Chương 3: SO SÁNH SỰ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU TRONG SÁNG TÁC THƠ NÔM CỦA NGUYỄN TRÃI VÀ HỒ XUÂN HƯƠNG 67

3.1 Sự giống nhau trong sáng tác thơ Nôm Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hương67 3.1.1 Cùng trải nghiệm nỗi đắng cay của cuộc đời 67

3.1.2 Cùng sử dụng chất liệu dân gian để sáng tác thơ chữ Nôm 68

3.1.3 Cùng vận dụng các phương thức sáng tạo chất liệu dân gian 71

Trang 5

3.2 Sự khác nhau trong sáng tác thơ Nôm Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hương75

3.2.1 Hệ thống chủ đề 75

3.2.2 Đặc điểm thơ Nôm của Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hương 78

3.2.3 Mật độ sử dụng 80

3.3 Giải thích nguyên nhân 80

3.3.1 Thời đại 80

3.3.2 Thời đại, gia đình và thân phận riêng, khác biệt 81

3.3.3 Phong cách, giọng điệu thơ 81

3.4 TiÓu kÕt 83

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

Trang 7

HỆ THỐNG BẢNG BIỂU SỐ LIỆU

Biểu đồ 1.1: Biểu đồ so sánh tỉ lệ các bài thơ có sử dụng CLDG 17 Biểu đồ 1.2: Biểu đồ thể hiện số lƣợng các bài thơ sử dụng ThN, TN, CD 18 Biểu đồ 1.3: Biểu đồ so sánh tỉ lệ các môn loại có sử dụng CLDG 19 Biểu đồ 1.4: Biểu đồ so sánh tỉ lệ sử dụng CLDG trong mỗi môn loại 19 Biểu đồ 1.5: Biểu đồ so sánh số lƣợng CLDG đƣợc sử dụng trong

mỗi môn loại 20 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ so sánh tỉ lệ các bài thơ sử dụng CLDG 50 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ thể hiện số lƣợng các bài thơ có sử dụng CLDG 51 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ thể hiện tỉ lệ từng CLDG so với tổng số bài

sử dụng CLDG 51 Bảng 2.1: Bảng thống kê số lƣợng và tỉ lệ các bài thơ sử dụng CLDG 52

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong quá trình hình thành và phát triển của mỗi dân tộc, việc sáng tạo chữ viết riêng là nhu cầu tất yếu, góp phần thể hiện, củng cố sự độc lập về văn hóa của dân tộc đó Đối với người Việt Nam, sự ra đời của chữ Nôm và văn học viết bằng chữ Nôm chính là kết quả của tinh thần tự tôn ấy Chữ Nôm là văn tự được sáng tạo dựa trên các chất liệu chữ Hán, dùng để ghi âm tiếng Việt

Giai đoạn từ thế kỷ X đến nửa đầu thế kỷ XVIII ghi dấu thời kỳ phát triển rực rỡ của văn học Việt Nam Giai đoạn này văn học tồn tại, phát triển trong lòng xã hội và văn hóa phong kiến

Theo quốc sử Việt Nam thì từ thế kỷ XIII dưới thời nhà Trần, ở Đại Việt đã có nhiều người làm thơ phú bằng chữ Nôm Nói đến văn thơ chữ

Nôm, không thể không kể đến Nguyễn Trãi với Quốc âm thi tập Có thể

nói, đây là tập thơ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong văn học sử Việt Nam Thơ Nôm Nguyễn Trãi thể hiện tình yêu tha thiết dành cho nước cho dân với tinh thần nhân nghĩa sâu sắc, đồng thời cùng có cả nỗi thao thức dằn vặt từ cảnh ngộ riêng tư với một cái tôi trữ tình mang màu sắc của cả Nho, Phật và Lão

Bước sang cuối thế kỷ XVIII, tên tuổi của Hồ Xuân Hương và những bài thơ Nôm Đường luật của bà đã tỏa sáng cả trang văn sử Việt

Hồ Xuân Hương nổi tiếng là “bà chúa thơ Nôm” (chữ dùng của Xuân Diệu), với khoảng 50 bài thơ Nôm Đường luật, được sưu tầm và chép lại vào năm 1893

Thơ Nôm Hồ Xuân Hương tuân thủ nghiêm chỉnh thể cách Đường Luật nhưng lại phá tan hình thức “nghiêm trang” ấy bằng cách triệt để khai thác các biện pháp tu từ của tiếng Việt: ngôn ngữ đời thường tự nhiên được sử dụng thích hợp, cùng với cách chơi chữ song quan mập mờ giữa thanh và tục,

Trang 9

khiến cho người đọc cảm thấy hứng thú khám phá những điều bất ngờ ngay trong hàm nghĩa của từ ngữ câu thơ Chính thơ Hồ Xuân Hương đã mở đầu cho xu hướng thơ Nôm trào phúng ở các thế hệ nhà thơ sau này

Các sáng tác thơ Nôm Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hương đều có ảnh hưởng rất nhiều từ văn học dân gian Đặc biệt là các yếu tố thành ngữ, tục ngữ, ca dao được vận dụng theo cả hai phương thức trực tiếp và gián tiếp

Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết giới thiệu về hai tác giả và các sáng tác thơ Nôm của họ nhưng chưa có công trình nào triển khai đến tận cùng và đối sánh sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong sáng tác thơ Nôm của Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương

Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Khảo sát thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hương với hi

vọng sẽ đóng góp thêm một cái nhìn toàn diện, cụ thể về từng tác giả, đặc biệt trong sự đối sánh về sự vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nôm

của Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hương

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Về hai tác giả Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hương, đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều tác phẩm, bài viết khá phong phú và đa dạng

Viết về Nguyễn Trãi có các cuốn sách như: Văn chương Nguyễn Trãi,

Nguyễn Trãi và bản hùng ca đại cáo của Bùi Văn Nguyên; Nguyễn Sĩ Cẩn

viết Về thơ văn Nguyễn Trãi; Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn và giới thiệu

Nguyễn Trãi về tác gia tác phẩm; Ngoài ra còn có: Nguyễn Trãi tác phẩm và

dư luận của Lê Trí Viễn, Trần Thị Băng Thanh; Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước của Nguyễn Lương Bích; Nguyễn Trãi cuộc đời và sự nghiệp của Trần

Huy Liệu; Nguyễn Trãi nhà văn học và chính trị thiên tài của Nguyễn Đổng Chi, Mai Hanh, Lê Trọng Khánh; Nguyễn Trãi khí phách và tinh hoa của dân

Trang 10

tộc của Hoàng Trung Thông, Nguyễn Hồng Phong; Kỉ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi của Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Khánh Toàn

Bên cạnh đó còn có các bài viết như: Nguyễn Trãi người anh hùng dân

tộc vĩ đại nhà văn hóa kiệt xuất của Phạm Văn Đồng; Chất dân gian trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi của Lê Xuân

Ngoài ra còn có các luận án tiến sĩ như: Thi pháp thơ Nôm Nguyễn Trãi của Hoàng Thị Thu Thủy; Ngôn ngữ và thể thơ trong Quốc âm thi tập của

Nguyễn Trãi của Phạm Thị Phương Thái; Thơ Nôm Đường luật (từ Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi đến thơ Hồ Xuân Hương) của Lã Nhâm Thìn; Quốc

âm thi tập của Nguyễn Trãi trong dòng thơ Nôm Đường luật Việt Nam thời

trung đại của La Kim Liên

Viết về tác giả Hồ Xuân Hương có các tác phẩm như: Nghĩ về thơ Hồ

Xuân Hương của Lê Trí Viễn, Lê Xuân Lí, Nguyễn Đức Quyền; Thiên tình sử

Hồ Xuân Hương của Hoàng Xuân Hãn; Thơ Hồ Xuân Hương từ cội nguồn vào thế tục của Đào Thái Tôn; Hồ Xuân Hương bà chúa thơ Nôm của Xuân

Diệu; Tản mạn về Lưu hương kí của Trần Khải Thanh Thủy; Hồ Xuân Hương

về tác gia tác phẩm của Nguyễn Lộc, Đào Thái Tôn, Nguyễn Văn Hanh

Cùng các bài viết như: Thành ngữ và tục ngữ trong thơ Nôm Hồ Xuân

Hương của Đặng Thanh Hoà, Thành ngữ và tục ngữ tiếng Việt với thơ Nôm Đường luật của Hồ Xuân Hương của Trương Xuân Tiếu, Thơ Hồ Xuân Hương với văn học dân gian của Nguyễn Đăng Na

Cũng có rất nhiều luận án tiến sĩ nghiên cứu về Hồ Xuân Hương như:

Vấn đề Hồ Xuân Hương (Tiểu sử, văn bản, quá trình huyền thoại dân gian hóa) của Đào Thái Tôn; Hồ Xuân Hương với dòng thơ Nôm Đường luật trào phúng của Ngô Gia Võ; Tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Nôm truyền tụng của

Hồ Xuân Hương của Trương Xuân Tiếu; Hồ Xuân Hương và nền văn hóa dân

gian Việt Nam của Nguyễn Thị Ngọc

Trang 11

3 Mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu

Mục đích:

“Khảo sát thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nôm của Nguyễn Trãu

và Hồ Xuân Hương” sẽ làm rõ hơn những thành tựu, phong cách sáng tác, sự

sáng tạo của hai tác giả Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hương, đặc biệt là trong những

sáng tác thơ Nôm có vận dụng các yếu tố thành ngữ, tục ngữ, ca dao

Phạm vi nghiên cứu:

Chúng tôi nghiên cứu các bài thơ Nôm của Nguyễn Trãi trong tập Quốc

âm thi tập và các bài thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương

Đối tượng nghiên cứu:

Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hương đều sáng tác rất nhiều thể loại, chữ Hán cũng như chữ Nôm Nhưng do thời gian và khuôn khổ của luận văn có hạn, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát những câu thơ Nôm có vận dụng yếu tố thành ngữ, tục ngữ, ca dao để làm sáng tỏ sự tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo của hai

nhà thơ

4 Phương pháp nghiên cứu

Trong khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu:

Khảo sát, lập phiếu thống kê, nêu số liệu (số lượng và tỉ lệ phần trăm

%) các bài thơ, câu thơ có sử dụng hoặc vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao

So sánh: so sánh mật độ, số lượng, cách thức sử dụng, vận dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao của mỗi tác giả và đối sánh hai tác giả

Phân tích: phân tích tác dụng của những thành ngữ, tục ngữ, ca dao ấy trong việc thể hiện tư tưởng của nhà thơ

Trang 12

Phương pháp tổng hợp: có sự kết hợp của các phương pháp khi trình bày một luận điểm như thống kê kết hợp nêu số liệu sau khi phân

tích, so sánh…

5 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo và phụ lục, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Khảo sát thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi

Chương 2: Khảo sát thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong thơ Nôm của Hồ Xuân Hương

Chương 3: So sánh sự giống và khác nhau trong sáng tác thơ Nôm của Nguyễn Trãi và Hồ Xuân Hương

Trang 13

Chương 1 KHẢO SÁT THÀNH NGỮ, TỤC NGỮ, CA DAO

TRONG THƠ NÔM NGUYỄN TRÃI 1.1 Đôi nét về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi

1.1.1 Cuộc đời

Nguyễn Trãi (1380 - 1442) hiệu Ức Trai, vốn người Chi Ngại (làng Ngái), huyện Phượng Nhỡn (nay là huyện Chí Linh), Hải Dương, sau rời làng Ngọc Ổi, huyện Thượng Phúc, Hà Đông (sau đổi thành làng Nhị Khê, xã Quốc Tuấn, huyện Thường Tín, Hà Tây; nay thuộc Hà Nội) Nhị Khê là một làng quê nằm bên tả ngạn sông Tô Lịch phía Hà Nội chảy về, thuần nông và

có nhiều nghề thủ công đặc sắc

Nguyễn Trãi xuất thân trong một gia đình dòng tộc, nhiều đời là võ quan cao cấp dưới các triều đại Dòng họ ông có truyền thống cương trực, khảng khái, khí tiết, lập trường thân dân, từng đứng về phía những người thế

cô, bị hà hiếp để đấu tranh dũng cảm chống lại cường quyền và bạo lực, vì thế dòng họ ấy nhiều lần bị tai họa nặng nề với nhiều mức độ khác nhau dưới các triều đại phong kiến

Nguyễn Trãi chịu ảnh hưởng lớn bởi tư tưởng, văn hóa và học thuật cùng nhân cách của ông ngoại, của cha, nhất là tư tưởng thân dân, chăm lo cho dân Ông ngoại là Chương Túc Quốc Thượng hầu Tư đồ Trần Nguyên Đán (1325 – 1390), hoàng tộc nhà Trần, là cháu bốn đời của Chiêu Minh đại vương Trần Quang Khải – con trai thứ của Trần Thái Tông, người sáng lập nhà Trần Quan Tư đồ là người có học vấn uyên thâm, nổi tiếng thơ văn, giỏi lịch pháp, thiên văn, độn số và là người có công giúp Cung Định vương Tả Tướng quốc Trần Phủ (tức Trần Nghệ Tông 1370 – 1372, nhường ngôi cho

Trang 14

em, và làm Thượng hoàng 1372 – 1394), tiêu diệt Dương Nhật Lễ để khôi phục nhà Trần, được phong tước hầu, giữ chức Tư đồ quyền ngang Tể tướng

Thân phụ là Nguyễn Ứng Long (1355 – 1428), sau đổi tên là Nguyễn Phi Khanh, vào năm 1400 ra làm quan dưới triều Hồ Quý Ly Ông là con rể của Trần Nguyên Đán, từng đỗ Hoàng giáp trong kỳ thi Đình năm Giáp Dần (1374), niên hiệu Long Khánh thứ 2 triều Trần Duệ Tông (1373 – 1377), nhưng triều đình không trọng dụng bổ chức quan Mãi đến khi họ Hồ soán ngôi nhà Trần, thì Nguyễn Ứng Long mới được Hồ Quý Ly ban chỉ dụ mời ra làm quan với chức Hàn lâm Học sĩ, kiêm Tư nghiệp Quốc tử giám Mẹ Nguyễn Trãi là Trần Thị Thái, con thứ ba của Trần Nguyên Đán

Năm 1400, Nguyễn Trãi đi thi Đình, đỗ Thái học sinh khoa thi đầu tiên dưới triều nhà Hồ, năm sau được cử giữ chức Ngự sử đài Chánh chưởng Năm 1407, giặc Minh xâm lược, cha con Hồ Quý Ly bị giặc bắt, nhiều quan lại nhà Hồ bị giết hoặc bị bắt đưa về giam ở Trung Quốc Riêng Nguyễn Trãi trốn thoát và bắt đầu mười năm tìm đường cứu nước Lúc này có hai cuộc khởi nghĩa chống Minh của nhà Hậu Trần do Trùng Quang đế và Giản Định

đế lãnh đạo, nhưng Nguyễn Trãi không theo, mãi đến năm 1418, ông mới vào Lam Sơn phò giúp Lê Lợi Buổi đầu của cuộc khởi nghĩa, do lực yếu thế cô,

có lúc đội quân khởi nghĩa bị giặc Minh đánh tan tác, mỗi người một nơi Năm 1412, ông trở lại Lam Sơn lần thứ hai, yết kiến Bình Định vương tại Lỗi

Giang, dâng Bình Ngô sách, được Lê Lợi tin dùng, đối đãi vào hàng quân sư,

cùng bàn bạc việc quân cơ Kháng chiến thành công, khi triều đình định công ban thưởng, dù công lao vào bậc nhất, nhưng ông chỉ được ban quốc tính (họ Lê), phong tước Quan phục hầu, chức Thượng thư Bộ Lại, kiêm Nhập nội Hành khiển và trông coi Môn hạ sảnh, tức những chức quan đối nội, lo việc triều đình, ở bậc hai, bậc ba trong hàng ngũ quan chức đời Lê Nhưng sau đó không lâu do bị Lê Thái Tổ nghi oan trong việc Đèo Cát Hãn nổi loạn đòi

Trang 15

phiên trấn cát cứ, ông bị tù, còn những vị khai quốc công thần như Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn thì bị bức tử Khi được tha thì ông bị mất gần hết chức tước, quốc tính Gần cuối đời, có thể nói, Nguyễn Trãi gặp nhiều bi kịch, vì thế, ông xin về Côn Sơn làm bạn với trăng thanh gió mát, vui thú với tùng mai, thỉnh thoảng mới về Thăng Long khi triều đình có việc cần Đến năm 1440, lúc này Lê Thái Tông đã trưởng thành, đã dẹp yên bè đảng Lê Sát, nhà vua triệu ông ra làm quan trở lại, dù lần này chức tước không cao, nhưng Nguyễn Trãi vẫn hăm hở ra,

chỉ vì dân vì nước và viết bài Tạ ân biểu nổi tiếng

Cũng vì sự trở lại lần này mà sau đó ông cùng gia tộc bị cái án oan nghiệt Lệ Chi viên vào tháng 9 năm 1442 Ngày 27 tháng 7 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1442), vua Lê Thái Tông đi tuần ở miền Đông, duyệt quân ở thành Chí Linh, Hải Dương Nguyễn Trãi đón vua ngự ở chùa Côn Sơn, nơi ở của ông Ngày 4 tháng 8 (âm lịch), vua đến Lệ Chi Viên thuộc huyện Gia Định (nay thuộc thôn Đại Lai, xã Đại Lai, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh) Cùng đi với vua có Nguyễn Thị Lộ, một người thiếp của Nguyễn Trãi, khi ấy

đã 40 tuổi, được vua Lê Thái Tông yêu quý vì sự xinh đẹp, có tài văn chương, luôn được vào hầu bên cạnh vua Khi về đến Lệ Chi Viên, vua thức suốt đêm với Nguyễn Thị Lộ rồi băng hà, lúc này ông mới có 20 tuổi Các quan bí mật đưa về, ngày 6 tháng 8 (âm lịch) mới đến kinh sư, nửa đêm vào đến cung mới phát tang Triều đình đã quy cho Nguyễn Thị Lộ tội giết vua Nguyễn Trãi và gia đình bị án tru di tam tộc và bị giết ngày 16 tháng 8 (âm lịch) năm này Đến tháng 7 năm Giáp Thân (1464), vua Lê Thánh Tông đã rửa oan cho Nguyễn Trãi, truy tặng ông tước Tán Trù bá và bổ dụng người con còn sống

sót của ông là Nguyễn Anh Vũ

1.1.2 Con người và sự nghiệp

Tìm hiểu cội nguồn của sự hình thành thiên tài Nguyễn Trãi có lẽ không ngoài những nhân tố sau:

Trang 16

- Ảnh hưởng từ dòng họ với truyền thống cương trực, khảng khái, khí tiết cứng cỏi, đấu tranh chống lại cường quyền, bạo lực, chống cái xấu cái ác làm hại nước hại dân

- Ảnh hưởng sâu đậm tư tưởng, văn hoá và học thuật cùng nhân cách của ông ngoại, của cha, nhất là tư tưởng thân dân, chăm lo cho dân

- Từng sống đời sống thanh bần, trong sạch giản dị ở Côn Sơn, ở Nhị Khê từ thuở thiếu thời, cũng như lúc cáo quan về Côn Sơn, sống gần gũi với nhân dân; đặc biệt là mười năm phiêu bạt tìm đường cứu nước nên ông thấu hiểu dân tình, đồng cảm những cảnh ngộ của nhân dân

- Tiếp thu nhiều nguồn văn hoá tư tưởng: trong kinh sách Tam giáo, nhất là Nho giáo; từ truyền thống văn hoá tư tưởng nhân dân; từ tinh hoa văn hoá thời đại Lý - Trần; từ hiện thực thời đại lịch sử; từ thực tế trải nghiệm cuộc sống của bản thân rồi dung hòa, nâng cao thành hệ tư tưởng của thời đại phục hưng dân tộc sau chiến thắng giặc Minh Tư tưởng của Nguyễn Trãi cũng chính là tư tưởng tiêu biểu cho tư tưởng Đại Việt ở nửa đầu thế kỷ XV

Vì thế, tuy khái niệm nhân nghĩa là của Nho gia nhưng quan niệm của ông có khác chút ít so với Khổng Mạnh, và hoàn toàn khác xa với Tống Nho, tư tưởng đó mang tinh thần thân dân, vì dân Theo ông, yêu nước chính là yêu dân, thể hiện khát vọng xây dựng đất nước hoà bình, phát triển, nhân dân được ấm no, hạnh phúc, muốn “yên dân”, thì phải “trừ bạo”

Nguyễn Trãi hội tụ những phẩm chất của một nhà thơ, nhà chính luận, nhà quân sự, nhà địa lí, nhà sử học, nhà ngoại giao Ông có nhiều tác phẩm thuộc

nhiều thể loại như: Quân trung từ mệnh tập, Lam Sơn thực lục, Dư địa chí, Chí

Linh sơn phú, Ức Trai di tập, đặc biệt là tập thơ Nôm Quốc âm thi tập

Năm 1980 UNESCO đã công nhận Nguyễn Trãi là Anh hùng dân tộc,

danh nhân văn hóa thế giới

Trang 17

1.2 Tác phẩm Quốc âm thi tập

Xét từ phương diện sáng tác thơ văn, Nguyễn Trãi là một tác gia xuất sắc trên nhiều loại hình văn học Khi ra đi, ông đã để lại cho dân tộc ta một khối lượng lớn các tác phẩm có giá trị văn chương cao mà trong đó có thể

kể đến Quốc âm thi tập - một tuyển tập gồm 254 bài thơ làm bằng chữ Nôm được chia làm bốn môn loại là Vô đề, Môn thời lệnh, Môn hoa mộc và

Môn cầm thú

Vô đề: gồm 14 tiểu mục, 192 bài thơ

Môn thì lệnh: gồm 9 tiểu mục, 21 bài thơ

Môn hoa mộc: gồm 23 tiểu mục, 34 bài thơ

Môn cầm thú: gồm 7 tiểu mục, 7 bài thơ

Không chỉ được đánh giá là tác phẩm viết bằng ngôn ngữ dân tộc có

chỗ đứng quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam, Quốc âm thi tập còn

được coi là tác phẩm đã có công đầu trong công cuộc khẳng định sự tồn tại của dòng văn học tiếng Việt cũng như vai trò và khả năng thẩm mĩ, phản ánh

xã hội và tâm trạng của con người

Vì là một tác phẩm viết bằng ngôn ngữ dân tộc, ra đời trong những bước đi đầu tiên của nền văn học viết cho nên có thể chắc chắn rằng trong

Quốc âm thi tập không thể thiếu các chất liệu của văn học dân gian như thành

ngữ, tục ngữ, ca dao Điều này cũng được giải thích rất xác đáng rằng, bất cứ nền văn học thành văn của bất cứ quốc gia nào cũng lấy văn học dân gian làm nền tảng, đặc biệt là đối với một đất nước bị ngoại bang xâm chiếm kéo dài gần 1000 năm như Việt Nam

Trang 18

Qua Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã gửi gắm những quan niệm về

đạo đức, những bài học về luân thường đạo lý, những lời giáo huấn sâu sắc

cho cháu con:

Tích đức cho con hơn cho tích của

(Tự thán bài 41) Hãy năng tích đức để cho con

(BKCG bài 22) Trồng cây đức để con ăn

(Mạn thuật bài 5)

Nguyễn Trãi đã dùng ngôn ngữ dân tộc và dùng những chiêm nghiệm, những suy tư, trăn trở ông đã tiếp thu được từ trong văn học dân gian để tạo thành những bài học răn dạy nhân dân Qua đó biểu đạt những kinh nghiệm

về đời sống, diễn tả những khát vọng và lí tưởng của nhà thơ về con người, tự

nhiên và xã hội

Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi thực sự là những bài học về luân lý

và đạo đức Trên cơ sở tiếp thu chất liệu của văn học dân gian, trước hết là ở nội dung tư tưởng, Nguyễn Trãi đã chuyển tải tiếng nói của cha ông xưa đến các thế hệ con cháu mai sau Mặt khác, Nguyễn Trãi không chỉ vận dụng mà còn có sáng tạo độc đáo Những bài học ông nêu ra không phải có tính chất giáo huấn suông mà ông cố gắng ghép nó, đặt nó trong một hoàn cảnh cụ thể

của cuộc sống Ngoài ra, Quốc âm thi tập còn vận dụng ngôn ngữ của thành

ngữ, tục ngữ, ca dao của văn học dân gian một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo Phải nói rằng, Nguyễn Trãi đã tạo nên nhịp cầu nối làm cho thơ ca dân gian và thơ ca bác học xích lại gần nhau, làm cho thơ ca Việt Nam khắc phục

Trang 19

được những ảnh hưởng của ngoại lai và phát triển mạnh mẽ theo hướng ngày

càng được dân tộc hóa và đại chúng hóa

1.3 Thành ngữ, tục ngữ, ca dao trong Quốc âm thi tập

1.3.1 Khảo sát số lượng

 Những bài sử dụng chất liệu dân gian

Theo Phụ lục 1, qua việc khảo sát 254 bài thơ, chúng tôi nhận thấy:

Có 151 bài thơ sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao (chiếm 59,45%), nhiều hơn hẳn so với 103 bài không sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao

Chúng tôi có biểu đồ so sánh tỉ lệ các bài thơ có sử dụng CLDG như sau:

Biểu đồ 1.1: Biểu đồ so sánh tỉ lệ các bài thơ có sử dụng CLDG

 Số lượng CLDG được sử dụng

Trong 59,45% các bài thơ có sử dụng CLDG, chúng tôi nhận thấy:

Số bài sử dụng tục ngữ là 81 bài;

Số bài sử dụng thành ngữ là 118 bài;

Trang 20

Số bài sử dụng ca dao là 9 bài

Chúng tôi có biểu đồ thể hiện số lƣợng các bài thơ sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao nhƣ sau:

Biểu đồ 1.2: Biểu đồ thể hiện số lượng các bài thơ sử dụng ThN, TN, CD

Thành ngữ: Những bài sử dụng nhiều thành ngữ nhất là BKCG (với

36/61 bài, chiếm 59,02%), và Tự thán (với 29/41 bài, chiếm 70,73%)

Tục ngữ: Những bài sử dụng nhiều tục ngữ nhất là BKCG (với 38/61 bài,

chiếm 62,29%), và Tự thán (với 10/41 bài, chiếm 24,39%)

Ca dao: Những bài sử dụng nhiều ca dao nhất là Thuật hứng (với 2/25

bài, chiếm 8%), và BKCG (với 2/61 bài, chiếm 3,28%)

 Sử dụng CLDG của Vô đề, Môn thì lệnh, Môn hoa mộc, Môn cầm thú

trong Quốc âm thi tập

Trong bốn môn loại của Quốc âm thi tập, chúng tôi nhận thấy, phần Vô đề có tỉ lệ các bài thơ sử dụng chất liệu dân gian nhiều nhất, sau đó đến Môn cầm thú, Môn hoa

mộc và cuối cùng là Môn thì lệnh

Chúng tôi có biểu đồ so sánh tỉ lệ các môn loại có sử dụng chất liệu dân gian nhƣ sau:

Trang 21

Biểu đồ 1.3: Biểu đồ so sánh tỉ lệ các môn loại có sử dụng CLDG

Trong mỗi môn loại, chúng tôi nhận thấy:

+ Phần Vô đề: có 142/192 bài có sử dụng chất liệu dân gian (chiếm 73,96%) + Phần Môn thì lệnh: có 1/21 bài có sử dụng chất liệu dân gian (chiếm 4,76%)

+ Phần Môn hoa mộc: có 7/34 bài có sử dụng chất liệu dân gian (chiếm 20,59%) + Phần Môn cầm thú: có 3/7 bài có sử dụng chất liệu dân gian (chiếm 42,86%)

Chúng tôi có biểu đồ so sánh tỉ lệ sử dụng chất liệu dân gian trong mỗi môn loại nhƣ sau:

Biểu đồ 1.4: Biểu đồ so sánh tỉ lệ sử dụng CLDG trong mỗi môn loại

Trang 22

Những bài thơ có sử dụng chất liệu dân gian nhiều nhất trong mỗi môn loại:

+ Phần Vô đề: Những bài sử dụng nhiều chất liệu dân gian nhất là: BKCG với 53/61 bài (chiếm 86,88%), Tự thán với 28/41 bài (chiếm 68,29%)

+ Phần Môn thì lệnh: Trong 21 bài thì chỉ có một bài có sử dụng chất liệu dân gian, đó là bài Nước trời một sắc (chiếm 4,76 %)

+ Phần Môn hoa mộc: Các bài có sử dụng chất liệu dân gian là: Cúc, Hoa

đào, Hoàng tinh, Cây đa già, Hoa mộc, Hoa nhài, Hoa sen

+ Phần Môn cầm thú: Các bài có sử dụng chất liệu dân gian là: Chim hạc già,

Mèo, Trâu trong nghiên

 Số lượng CLDG cụ thể trong mỗi môn loại:

+ Phần Vô đề: có 78 bài có sử dụng tục ngữ, 112 bài sử dụng thành ngữ, 7 bài sử dụng ca dao + Phần Môn thì lệnh: có 1 bài sử dụng thành ngữ

+ Phần Môn hoa mộc: 3 bài sử dụng thành ngữ, 2 bài sử dụng tục ngữ, 2 bài

sử dụng ca dao

+ Phần Môn cầm thú: 2 bài sử dụng thành ngữ, 1 bài sử dụng tục ngữ

Chúng tôi có biểu đồ so sánh số lƣợng chất liệu dân gian đƣợc sử dụng trong mỗi môn loại nhƣ sau:

Biểu đồ 1.5: Biểu đồ so sánh số lượng CLDG được sử dụng trong mỗi môn loại

Trang 23

Chúng tôi nhận thấy, trong Quốc âm thi tập, phần Vô đề có sử dụng nhiều chất liệu dân gian nhất, sau đó đến phần Môn hoa mộc và Môn cầm thú, cuối cùng là phần Môn thì lệnh

1.3.2 Ý nghĩa biểu đạt

Qua việc khảo sát theo Phụ lục 1 và việc phân tích số liệu, chúng tôi

nhận thấy trong Quốc âm thi tập, có 316 câu thơ tác giả sử dụng chất liệu dân

gian để giãi bày tâm trạng, thể hiện nỗi lòng mình với thiên nhiên đất nước và con người

So với thơ chữ Hán, tập thơ Nôm đại thành của Nguyễn Trãi có khả năng thể hiện sâu sắc tâm hồn dân tộc, cảm quan về thiên nhiên, quê hương, đất nước Nhờ sử dụng ngôn ngữ dân tộc, Nguyễn Trãi có thể bộc lộ các cung bậc tình cảm, các sắc thái trữ tình, thế giới nội tâm và mọi nỗi ưu phiền một cách

tự do, linh động hơn

Hầu hết các bài thơ trong Quốc âm thi tập được làm vào những năm cuối

đời, thời kỳ nhiều bi kịch nhất của Nguyễn Trãi, vì vậy không gian xã hội ở đây được biểu hiện trong khung cảnh thôn quê dân dã, với những tâm tư tình cảm, thái độ xử thế của vị ẩn sĩ vẫn đau đáu nỗi đời

Nguyễn Trãi mượn chất liệu dân gian để tự răn mình, khuyên nhủ cháu con; thể hiện tình yêu với thiên nhiên đất nước tươi đẹp; an phận với cuộc sống ẩn dật, an nhàn nơi thôn dã; bày tỏ lòng biết ơn kính trọng với tổ tông,

thể hiện tấm lòng trung quân ái quốc với đấng minh quân

1.3.2.1 Tự răn và khuyên nhủ mọi người

Theo số liệu thống kê ở Phụ lục 1, trong 316 câu thơ sử dụng chất liệu dân gian, chúng tôi nhận thấy có 144 câu thơ Nguyễn Trãi dùng để tự răn mình và khuyên răn con cháu (chiếm 45,57%) Nội dung này chiếm tỉ lệ nhiều

Trang 24

nhất trong tổng số các câu thơ có sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao của Nguyễn Trãi

Quốc âm thi tập thật sự là những bài học về luân lý, đạo đức Trên cơ sở

tiếp thu chất liệu của văn học dân gian, trước hết ở nội dung tư tưởng, Nguyễn Trãi đã chuyển tải tiếng nói của cha ông xưa đến các thế hệ con cháu mai sau Mặt khác, Nguyễn Trãi không chỉ vận dụng mà còn có sáng tạo độc đáo Những bài học ông nêu ra không phải có tính chất giáo huấn suông mà ông cố gắng ghép nó, đặt nó trong một hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống Chính vì thế, những kinh nghiệm được Nguyễn Trãi nêu ra trong bài thơ rất gần gũi với dân gian, dễ được nhân dân tiếp nhận và qua đó phản ánh cốt cách thân dân của nhà yêu nước vĩ đại xứng danh “Ức trai tâm thượng quang khuê tảo”

Ca dao có câu:

“Thật vàng chẳng phải thau đâu

Đừng đem thử lửa mà đau lòng vàng.”

Quốc âm thi tập có câu:

Sống trong chế độ quân chủ chuyên chế, lòng tin của ông ở vua không còn, xung quanh là những kẻ gian thần đố kị, ghen ghét, luôn tìm cách hại

Trang 25

ông Nhưng ông không chịu khuất phục mà luôn giữ “tấm lòng thơm” của mình Đó là tấm lòng trung với nước, hiếu với dân, luôn vì hai chữ “nhân nghĩa” Chính điều đó tạo nên phú quý vàng bạc muôn đời:

Có con mới biết ơn cha nặng

Dừng lộc thì hay nghĩa chúa nhiều

(BKCG bài 37) Khỏi triều quan mới hay ơn chúa

Sinh được con thì cảm đức cha

(Trần tình bài 3)

Sự đời ai cũng thế cả: có con mới biết công ơn cha mẹ nặng sâu Và cũng như thế, ở ẩn rồi, không hưởng bổng lộc vua ban rồi mới cảm thấu được hết

cái nghĩa của vua Trong BKCG bài 37, ta thấy Nguyễn Trãi dù không còn

làm quan, dù đang vui với thú điền viên, nhưng tấm lòng thì vẫn hướng về vua, vẫn đau đáu nỗi đời lo cho dân cho nước

Không những tự răn mình tránh xa khỏi những cám dỗ của đời sống, Nguyễn Trãi còn có nhiều câu thơ khuyên nhủ người đời

- Khuyên răn về lẽ sống:

Tục ngữ có câu: “Ở bầu thì tròn ở ống thì dài.”

Quốc âm thi tập có câu:

Trang 26

Tục ngữ có câu: “Ở đâu âu đấy.”

Thơ Nguyễn Trãi có:

Ta nếu ở đâu vui thú ấy

(Tự thán bài 33)

Trong BKCG bài 21, Nguyễn Trãi đã mượn ý tình câu tục ngữ “Ở bầu thì

tròn, ở ống thì dài” để diễn tả cái đạo lý muôn đời của con người: ở nơi xấu thì nên xấu, ở nơi tốt thì nên tốt Ở gần nhà giàu thì nhiều khi được ăn cốm đến đau răng, nhưng ở gần kẻ trộm, rồi sẽ có lúc phải chịu đòn thay Mượn ý của cha ông xưa, nhưng Nguyễn Trãi lại gửi gắm trong đó những lời khuyên răn ý nhị Chơi cùng những người dại, người không thật thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị nhiễm cái thói đó; ngược lại, kết bạn với những người khôn, những người thật thà, chấc phác thì ta cũng sẽ học được cái đức tính đẹp đó Thật đúng là “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” như tục ngữ xưa đã đúc kết

Trong Tự thán bài 33, Nguyễn Trãi lại khuyên răn về cách ăn nếp ở

Cuộc đời phù du, nay sống mai đi, nay chốn quan trường, ngày mai nơi thôn

dã Âu cũng là lẽ tự nhiên Người xưa cũng đều ẩn cả, ẩn ở ngay nơi triều đình, cứ gì phải chốn lâm tuyền đâu Thì ta, ở đâu thì vui nơi ấy Sống trong triều thì hưởng phúc lộc vua, chăm lo cho dân cho nước; sống nơi thôn dã thì hưởng thú vui cùng diều bay cá nhảy, đọc sách ngâm thơ Cuộc đời nhiều dâu

bể, đâu cần phải oán trách!

Nguyễn Trãi cảm nhận được sâu sắc tầm quan trọng của việc học tập

“Học ăn, học nói, học gói, học mở”, sự học không chỉ mang lại tri thức để sống ở đời, tạo dựng cuộc sống bản thân, gia đình mình mà học còn để giúp mình đứng vững, có cách cư xử tốt, linh hoạt trong cuộc sống

- Khuyên răn về lao động:

Tục ngữ có câu: “Chữ nghĩa bề bề không bằng nghề trong tay.”

Trang 27

Quốc âm thi tập có câu:

Nghề nghiệp cầm tay ở mới cam

(BKCG bài 46)

Tục ngữ nói: “Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.”

Nguyễn Trãi lại viết:

Tay ai thì lại làm nuôi miệng

- Khuyên răn về cách sống “tu nhân tích đức”:

Thành ngữ có cụm từ: “Tu nhân tích đức”

Nguyễn Trãi cũng có nhiều câu thơ khuyên nhủ mọi người về cách sống:

Tích đức cho con hơn cho tích của

(Tự thán bài 41) Hãy năng tích đức để cho con

(BKCG bài 22) Trồng cây đức để con ăn

(Mạn thuật bài 5)

Trang 28

Tích đức còn hơn bo bo tích của, bởi làm phúc còn để dành đức cho con cháu Nguyễn Trãi đã lấy chính cuộc sống của mình để minh chứng cho lẽ phải đó Sống chốn cửa quyền hiểm hóc chi bằng sống nơi sơn thủy nhàn cư Khách đến thì ngỏ cửa mời chào dăm ba chén rồi say với minh nguyệt, thanh phong Tác giả cũng thấm nhuần tư tưởng trong tục ngữ xưa để răn dạy cháu con những đức tính tốt, rời tránh cái xấu xa Quản chi công sức làm phúc tích

đức nhọc nhằn, mai này cháu con vui hưởng phúc lộc thì hạnh phúc nào bằng

1.3.2.2 Tình yêu với thiên nhiên, quê hương đất nước

Theo khảo sát ở Phụ lục 1, tình yêu với thiên nhiên, quê hương đất nước xuất hiện ở 21/ 316 câu thơ Nôm của Nguyễn Trãi, chiếm 6,7%

Thiên nhiên là một hệ thống chủ đề - đề tài lớn, xuyên suốt trong lịch sử văn học trung đại Đây là “cái nền”, là “bức tường” để tác giả treo những bức tranh không gian cuộc sống và tâm trạng Vì vậy, ít có tác phẩm thi ca nào thuần túy thiên nhiên mà thường được gửi gắm một ý tưởng, một tâm sự hoài bão nào đó, điều này tạo nên bút pháp “tả cảnh ngụ tình” đặc trưng trong thơ trung đại

Cũng như nhiều tác giả khác, Nguyễn Trãi hướng tới thiên nhiên với một

tình cảm đặc biệt Thơ thiên nhiên bình dị trong Quốc âm thi tập thể hiện sự

thay đổi cảm hứng sáng tạo, cảm hứng thẩm mĩ của nhà thơ: cái bình dị, đời thường cũng trở thành đối tượng của cái đẹp Sự thay đổi này mang ý nghĩa cách tân theo hướng dân chủ, tiến bộ Đối với Nguyễn Trãi, quê hương chính

là nơi xuất phát của những tình cảm cao đẹp Thơ ông nói rất nhiều về quê hương bằng một tình cảm thiết tha, lắng đọng Thiên nhiên đến với nhà thơ

trong tư cách “Núi láng giềng, chim bầu bạn, mây khách khứa, nguyệt anh

Trang 29

tam,” nên ông thả lòng mình thật tự nhiên không rào đón Nếu như đọc thơ

chữ Hán, ta đã gặp một Nguyễn Trãi với Côn Sơn ca thật tiêu dao:

Côn Sơn hữu tuyền

Kỳ thanh linh linh nhiên

Ngô dĩ vi đạm tịch

Nham trung hữu tùng

Vạn cái thúy đồng đồng

Ngô ư thị hồ yển tức kỳ trung…

Thì trong thơ chữ Nôm, ông lại thoải mái viết nên những câu vượt ra khỏi mọi ràng buộc câu thức lễ nghi để thật sự hòa đồng cùng cây cỏ đất trời Chỉ vẻ đẹp của thiên nhiên, thành ngữ có “Bồng lai tiên cảnh”

và say mê nhất

Thành ngữ có: “Non xanh nước biếc”

Thơ Nguyễn Trãi:

Nước biếc non xanh thuyền gối bãi

(BKCG bài 26)

Trang 30

Bởi yêu thiên nhiên, yêu quê hương làng xóm, nên nhà thơ mới thấy được vẻ bình yên và sôi động của thôn quê

Thành ngữ có: “Đầu làng cuối xóm”

Thơ Nguyễn Trãi đầy sáng tạo:

Tằm ươm lúc nhúc: thuyền đầu bãi

Hầu chất so le: khóm cuối làng

(Ngôn chí, bài 8)

Thiên nhiên xung quanh nhà thơ có cái bình yên của cảnh, có cái sôi động của cuộc sống con người Giữa cái yên ả của đầu làng cuối xóm thôn quê là cuộc sống sinh hoạt và lao động rộn ràng Có tằm ươm trong nong lúc nhúc, có con thuyền chờ khách đầu bến sông, có người khách thơ đang dõi mắt ngắm nhìn, có cuộc sống lao động hối hả mà vẫn yên bình Cuộc sống ấy, con người ấy đi vào trong thơ Nguyễn Trãi đẹp, bình dị như chính

nó vốn có vậy

1.3.2.3 An phận với cuộc sống an nhàn nơi thôn dã

Nội dung này xuất hiện ở 61/ 316 câu thơ, chiếm 19,3%

Lui về ở ẩn, Nguyễn Trãi không có tâm trạng tiếc nhớ cuộc sống nơi kinh kỳ, không đau thương, không oán hận mà tác giả yêu chân thành cuộc sống xung quanh mình, và an phận với cuộc đời mới Con người ấy còn luôn

âu lo, tiếc nuối cuộc sống thanh xuân đã qua Tâm tình này rất hiện đại, rất mới lạ so với thơ trung đại Thế giới tư tưởng triết học phương Đông, của phận vị xã hội khiến người ta ít quan tâm đến cuộc sống thực tại dưới góc độ

cá nhân, có chăng chỉ nghĩ đến cái danh để lưu truyền hậu thế Họ coi “sống gửi thác về” cuộc sống trần gian chỉ là tạm bợ, cuộc sống vĩnh hằng sau khi chết mới là đáng trọng (theo Phật giáo); coi cuộc đời là hư ảo để trở về với đại Đạo (theo Đạo giáo), và việc “tu, tề, trị, bình” của con người cũng nhằm đem lại quả phúc cho con cháu, đem lại danh tiếng đời đời (theo Nho giáo)

Trang 31

Nguyễn Trãi biết những điều ấy, nhưng ông còn hiểu rằng cuộc sống nhân sinh thật đáng quý và cũng vô cùng ngắn ngủi

Cuộc sống thanh bình của dân gian cũng tạo nên niềm vui giúp ông vượt lên nỗi niềm riêng:

Túi thơ chứa hết mọi giang san

(Tự thán bài 2)

Có thơ đầy túi, rượu đầy bình

(Tự thán bài 16) Còn thơ đầy túi rượu đầy bầu

(Tự thuật bài 10) Túi thơ bầu rượu quẩy xình xoàng

(vận dụng thành ngữ “bầu rượu túi thơ”)

Cuộc sống an nhàn tưởng như chẳng còn gì hơn thế nữa:

Đêm thanh hớp nguyệt nghiêng chén

Ngày vắng xem hoa bợ cây

(Ngôn chí 10)

được lấy ý từ thành ngữ “Đêm thanh ngày vắng” Hay như thành ngữ “Cởi tục tìm thanh” cũng được Nguyễn Trãi biến chuyển trong câu thơ:

Cởi tục chè thường pha nước tuyết

Tìm thanh trong vắt tịn chè mai

(Ngôn chí bài 1)

Người đọc có thể hình dung cuộc sống ẩn dật của Nguyễn Trãi vô cùng ung dung, vô cùng tự tại giữa thiên nhiên tri kỷ và bầu bạn:

Trang 32

Cơm ăn chẳng quản dưa muối

Áo mặc nài chi gấm thêu (vận dụng thành ngữ “cơm ăn áo mặc”)

(Tự thán 15)

(vận dụng thành ngữ “ngày tháng thoi đưa”)

Qua ngày qua tháng dưỡng thân nhàn

(Thuật hứng bài 1) Thiên thơ án sách qua ngày tháng

(Thuật hứng bài 10) Ngồi coi tháng trọn liễn ngày qua

(Tự thán bài 24)

(Thành ngữ được vận dụng: “Qua ngày qua tháng”)

Ở ẩn là tránh xa chốn phồn hoa đô hội, lánh mình với đua chen Ở ẩn là ẩn mình với thú điền viên nơi thôn dã: lều một gian, thơ đầy túi, rượu đầy bình Ở ẩn

là vui thú với cái yên ả của làng quê, tháng ngày cứ chầm chậm trôi đi, không vội

vã, không hối hả, cũng chẳng lo toan sự đời biến đổi Cảnh bình yên với cảnh, người tao nhã với thơ, với trà, với nguyệt với sương, ý vị vô cùng

Trang 33

1.3.2.4 Lòng biết ơn kính trọng với nguồn cội; trung quân ái quốc

Nội dung này được nhắc tới trong 12/316 câu thơ, chiếm 3,8%

Tấm lòng của Nguyễn Trãi trung với nước, hiếu với dân, biết ơn sâu nặng công đức của mẹ cha chính là “vàng thật âu chi lửa thiêu” Nguyễn Trãi

đã mượn ý tình của tục ngữ để bày tỏ nỗi lòng mình

Tục ngữ có câu:

“Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ.”

Thơ Nguyễn Trãi thể hiện:

Nuôi con mới biết lòng cha mẹ

(BKCG bài 8)

Có con mới biết ơn cha nặng

Dừng lộc thì hay nghĩa chúa nhiều

(BKCG bài 37) Sinh được con thì cảm đức cha

(Trần tình bài 3)

Dù lánh đời, ở ẩn, xa chốn quan trường, nhưng Nguyễn Trãi vẫn vằng vặc một niềm trung quân ái quốc, vẫn là một bề tôi trung tín và mẫn cán của chế độ phong kiến Thân hãy còn mà ơn vua thì chưa báo đáp Vì chưa báo đáp nên hãy còn âu lo, canh cánh trong lòng:

Tục ngữ có câu:

“Ơn vua chưa chút báo đền”

Còn trong thơ Nguyễn Trãi cái ân nợ của vua vẫn hoài đeo đẳng trong lòng dù đang ở chốn quan trường hay đã lui về nơi rừng sâu quê cũ:

Trang 34

Nợ quân thân chưa báo được

(Ngôn chí bài 11) Bui một quân thân ơn cực nặng

Tơ hào chưa báo hãy còn âu

Tâm sự về nhân tình thế thái của Nguyễn Trãi đƣợc nhắc đến trong 77/

316 câu thơ, chiếm 24,4%

Nguyễn Trãi là một anh hùng dân tộc đã hết lòng giúp đỡ Lê Lợi dựng thành đại nghiệp Nhƣng Lê Lợi sau khi yên vị ngai vàng lại nghe bọn gian thần xúc xiểm dẫn tới việc làm hại nhiều công thần trung liệt nhƣ Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo Bản thân Nguyễn Trãi cũng bị nghi ngờ, ghét

bỏ dẫn tới bị bắt tù rồi đƣợc tha về Ông đã phải về Côn Sơn ở ẩn, thậm chí có

ý kiến cho rằng ông đã từng bị Lê Lợi bắt giam, chí ít là giam lỏng nhƣ thực

tế miêu tả trong bài Thủ vĩ ngâm:

Góc thanh Nam, lều một gian

No nước uống, thiếu cơm ăn

Con đòi trốn, dường ai quyến

Bà ngựa gầy, thiếu kẻ chăn

Ao bởi hẹp hòi khôn thả cá

Nhà quen thú thứa ngại nuôi vằn

Triều quan chẳng phải, ẩn chẳng phải

Góc thành Nam, lều một gian

Trang 35

Nguyễn Trãi về với thôn quê, với cuộc sống đời thường, ông không còn khao khát quy mô rộng lớn của vũ trụ nhằm thể hiện hùng tâm đại trí nữa, mà

đã thu hẹp lại bởi những trăn trở của cuộc sống đời thường Nguyễn Trãi suy nghĩ nhiều về lẽ sống, về xã hội, nhân tình thế thái

Dân gian nói rằng:

“Của mình thì giữ bo bo

Của người thì thả cho bò nó ăn.”

Nguyễn Trãi cũng mượn ý để phê phán cách sống ích kỉ của người đời:

Tục ngữ có câu:

“Giàu sang nhiều kẻ đến nhà

Khó khăn nên nỗi ruột rà xa nhau.”

Thơ Nguyễn Trãi có nhiều bài dụng ý như thế:

Đắc thì thân thích chen chân đến

Thất sở láng giềng ngoảnh mặt đi

(Thuật hứng bài 12) Phú quý thì nhiều kẻ đến chen

(BKCG bài 13)

Trang 36

Người ta phù vinh chứ không phù nhục, trong câu thơ Nguyễn Trãi dường như có cả sự chua chát cho thói đời bạc bẽo ấy

Trong bài BKCG bài 46, các thành ngữ “hai thớ ba dòng”, “một cơm hai

việc” được Nguyễn Trãi sử dụng nguyên dạng, dồn dập nhưng không gây cảm giác nặng nề, ôm đồm, chồng chất mà ngược lại rất tự nhiên, giàu hình ảnh và không kém phần cụ thể sinh động:

Một cơm hai việc nhiều người muốn

Hai thớ ba dòng họa kẻ tham

Trong dân gian, thành ngữ “một cơm hai việc” chỉ đức tính ăn ít làm nhiều, có hiệu quả cao, còn thành ngữ “hai thớ ba dòng” chỉ người không nguyên nhất, không tập trung vào một công việc gì, một nghề gì Hai thành ngữ đứng liền nhau trong hai câu thơ như đối lập nhau ở hai đức tính con người Một đức tính thì được người đời quý trọng, ngợi khen, còn đức tính kia

bị phê phán, cần phải thay đổi để hoàn thiện mình hơn

Câu tục ngữ “miệng ăn núi lở” được Nguyễn Trãi mượn ý trong những vần thơ để phê phán những kẻ hay ăn nhưng lại lười làm:

Làm biếng ngồi ăn lở núi non

(BKCG bài 22)

Hay dùng để khuyên nhủ con trai mình, khuyên nhủ mọi người hãy đừng học cái tính xấu ấy:

Làm biếng hay ăn lở núi non

(Dạy con trai)

Rất nhiều khía cạnh phúc tạp của nhân tình thế thái, rất nhiều bài học làm người được Nguyễn Trãi đưa vào trong thơ một cách nhuần nhị, đúng mực

Trang 37

Ông không cần đao to búa lớn mà chỉ mộc mạc, dung dị vậy thôi, nhưng người đọc hiểu, cảm nhận được những trăn trở đầy chất nhân văn của con người vĩ đại ấy

1.3.3 Hình thức biểu đạt

Đối với những sáng tác bằng Quốc âm, câu thơ sử dụng cần phải gọt giũa, bóng bẩy, thì việc đưa ngôn ngữ bình dân vào tác phẩm không phải là việc đơn giản Thay thế thứ ngôn ngữ cầu kì, gọt giũa bằng những ngôn ngữ bình dân không làm mất đi sức thuyết phục của tác phẩm quốc âm mà ngược lại, nó tạo nên những hình ảnh sinh động nhiều màu sắc, giàu âm thanh, nhạc điệu, khiến cho tác phẩm quốc âm thành công và gần gũi với quần chúng nhân dân hơn Những câu thành ngữ, tục ngữ đưa vào bài thơ hoàn toàn không bị gò ép mà trở nên trôi chảy hài hòa nhờ khả năng sáng tạo của mỗi tác giả Bằng các phương thức khác nhau, các tác giả có thể dùng nguyên khối câu thành ngữ, tục ngữ mà không phá vỡ luật của bài thơ, đôi khi, các câu thành ngữ, tục ngữ lại được chia tách, lược bớt hoặc thêm từ để câu thơ lưu loát hơn Tất cả những phương thức sử dụng này đều góp phần vào sự thành công của những tác phẩm thơ quốc âm

Trong thơ nôm của Nguyễn Trãi có nhiều bài thơ sử dụng thành ngữ, tục

ngữ một cách liên tiếp và dày đặc như BKCG, Thuật hứng,…

Thuật hứng bài 1 sử dụng đến bốn thành ngữ:

Trúc mai bạn cũ họp nhau quen

Cửa mận tường đào chân ngại chen

Chơi nước chơi non đeo tích cũ;

Qua ngày qua tháng dưỡng thân nhàn

Thì nghèo sự biến nhiều bằng tóc;

Trang 38

Nhà ngặt quan thanh lạnh nữa đèn

Mùi thế đắng cay cùng mặn nhạt

Ít nhiều đã vậy một hai phen

BKCG bài 21 sử dụng ba câu tục ngữ :

Ở bầu thì dáng ắt nên tròn

Xấu tốt đều thì rắp khuôn

Lân cận nhà giầu (trầu) no bữa cám;

Bạn bè kẻ trộm phải đau đòn

Chơi cùng đứa dại nên bầy dại;

Kết mấy người khôn học nết khôn

Ở đấng thấp thì nên đấng thấp

Đen gần mực đỏ gần son

BKCG bài 46 sử dụng hai câu tục ngữ và bốn thành ngữ :

Kẻ khôn thì bảo kẻ ngây phàm

Nghề nghiệp cầm tay ở mới cam

Nên thợ nên thầy vì có học

No ăn no mặc bởi hay làm

Một cơm hai việc nhiều người muốn

Hai thớ ba dòng họa kẻ tham

Thấy lợi thì làm cho phải nghĩa,

Mựa tây mặt khiến liễn (miễn) lòng đam

Trang 39

Mỗi hình thức sử dụng thành ngữ, tục ngữ ca dao trong Quốc âm thi tập

đều thể hiện những sáng tạo nhất định

1.3.3.1 Phương thức thứ nhất

Nhà thơ vận dụng trực tiếp chất liệu dân gian là lấy nguyên văn, nguyên dạng những câu thành ngữ, tục ngữ vốn có của dân gian để đứa vào

trong thơ Theo khảo sát, có 23/316 câu thơ sử dụng hoàn toàn chất liệu

dân gian, chiếm 7,3%

Những thành ngữ đƣợc vận dụng hoàn toàn vào trong thơ nhƣ: “Chân chạy cánh bay”:

Chân chạy cánh bay ai mấy phận

“Chén rƣợu câu thơ”:

Chén rượu câu thơ ấy hứng nồng

Trang 40

“Khôn ngay khéo dầy”:

Chẳng đã khôn ngay khéo dầy

“Lòng người tựa mặt”:

Lòng người tựa mặt ai ai khác

“Non cao non thấp”:

Non cao non thấp mây thuộc

“Yên phận yên lòng”:

Yên phận yên lòng kẻo tiếng hơi

Những câu tục ngữ được vận dụng vào trong thơ:

“Giàu người hợp, khó người tan”:

Giàu người hợp, khó người tan

“Đen gần mực, đỏ gần son”:

Đen gần mực, đỏ gần son

“Đòi khi ngã, thắt khi eo”:

Để đòi khi ngã, thắt khi eo

Ngày đăng: 23/03/2020, 22:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nhan Bảo (2000), Phát hiện mới về Hồ Xuân Hương: Một số dị bản thơ Nôm Hồ Xuân Hương mới tìm thấy, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát hiện mới về Hồ Xuân Hương: Một số dị bản thơ Nôm Hồ Xuân Hương mới tìm thấy
Tác giả: Nhan Bảo
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2000
2. Nguyễn Lương Bích (1973), Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước, Nxb Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi đánh giặc cứu nước
Tác giả: Nguyễn Lương Bích
Nhà XB: Nxb Quân đội nhân dân
Năm: 1973
3. Bùi Hạnh Cẩn (1995), Hồ Xuân Hương: Thơ chữ Hán, chữ Nôm và giai thoại, Nxb Văn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Xuân Hương: Thơ chữ Hán, chữ Nôm và giai thoại
Tác giả: Bùi Hạnh Cẩn
Nhà XB: Nxb Văn hóa thông tin
Năm: 1995
4. Xuân Diê ̣u (2000), Ba thi hào dân tộc , Nxb Thanh niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ba thi hào dân tộc
Tác giả: Xuân Diê ̣u
Nhà XB: Nxb Thanh niên
Năm: 2000
5. Xuân Diệu (1982), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhà thơ cổ điển Việt Nam
Tác giả: Xuân Diệu
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1982
6. Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào (1997), Từ điển Thành ngữ và Tục ngữ Việt Nam , Nxb Văn hoá Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Thành ngữ và "Tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Vũ Dung, Vũ Thuý Anh, Vũ Quang Hào
Nhà XB: Nxb Văn hoá
Năm: 1997
7. Hoàng Xuân Hãn (1999), Thiên tình sử Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học 8. Lại Văn Hùng, Đoàn Ánh Dương (2007), Nguyễn Trãi - cuộc đời và tácphẩm, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiên tình sử Hồ Xuân Hương", Nxb Văn học 8. Lại Văn Hùng, Đoàn Ánh Dương (2007), "Nguyễn Trãi - cuộc đời và tác "phẩm
Tác giả: Hoàng Xuân Hãn (1999), Thiên tình sử Hồ Xuân Hương, Nxb Văn học 8. Lại Văn Hùng, Đoàn Ánh Dương
Nhà XB: Nxb Văn học 8. Lại Văn Hùng
Năm: 2007
9. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diện, (1991), Văn học dân gian, tập 1, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian
Tác giả: Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diện
Nhà XB: Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp
Năm: 1991
12. Mã Giang Lân, Hà Vinh tuyển chọn, biên soạn (2000), Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm, Nxb Văn hoá thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm
Tác giả: Mã Giang Lân, Hà Vinh tuyển chọn, biên soạn
Nhà XB: Nxb Văn hoá thông tin
Năm: 2000
13. Trần Huy Liệu (2000), Nguyễn Trãi: Cuộc đời và sự nghiệp, NxbVăn hóa thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi: Cuộc đời và sự nghiệp
Tác giả: Trần Huy Liệu
Nhà XB: NxbVăn hóa thông tin
Năm: 2000
14. Nguyễn Lực, Lương Văn Đang, Nguyễn Đăng Châu, Phạm Văn Thứ, Bùi Duy Tân (1978), Thành ngữ tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Lực, Lương Văn Đang, Nguyễn Đăng Châu, Phạm Văn Thứ, Bùi Duy Tân
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1978
15. Bùi Văn Nguyên (1984), Văn chương Nguyễn Trãi: Chuyên luận, Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn chương Nguyễn Trãi: Chuyên luận
Tác giả: Bùi Văn Nguyên
Nhà XB: Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp
Năm: 1984
16. Bùi Văn Nguyên biên khảo, chú giải, giới thiệu (1994), Thơ quốc âm Nguyễn Trãi, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ quốc âm Nguyễn Trãi
Tác giả: Bùi Văn Nguyên biên khảo, chú giải, giới thiệu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1994
17. Bùi Văn Nguyên (1999), Nguyễn Trãi và bản hùng ca đại cáo, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi và bản hùng ca đại cáo
Tác giả: Bùi Văn Nguyên
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1999
18. Bùi Văn Nguyên (2000), Văn chương Nguyễn Trãi rực ánh sao Khuê, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn chương Nguyễn Trãi rực ánh sao Khuê
Tác giả: Bùi Văn Nguyên
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2000
19. Lữ Huy Nguyên (2008), Hồ Xuân Hương thơ và đời, Nxb Văn học 20. Vũ Ngọc Phan, (1998), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, Nxb Khoahọc Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Xuân Hương thơ và đời", Nxb Văn học 20. Vũ Ngọc Phan, (1998)," Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam
Tác giả: Lữ Huy Nguyên (2008), Hồ Xuân Hương thơ và đời, Nxb Văn học 20. Vũ Ngọc Phan
Nhà XB: Nxb Văn học 20. Vũ Ngọc Phan
Năm: 1998
21. Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn và giới thiệu (1999), Nguyễn Trãi về tác gia tác phẩm, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi về tác gia tác phẩm
Tác giả: Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn và giới thiệu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1999
22. Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu (2003), Hồ Xuân Hương về tác gia tác phẩm, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Xuân Hương về tác gia tác phẩm
Tác giả: Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2003
23. Hoàng Trung Thông, Nguyễn Hồng Phong, Văn Tân (1980), Nguyễn Trãi - Khí phách và tinh hoa của dân tộc, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trãi - Khí phách và tinh hoa của dân tộc
Tác giả: Hoàng Trung Thông, Nguyễn Hồng Phong, Văn Tân
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1980
24. Đỗ Lai Thuý, (1999), Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực, Nxb Văn hoá thông tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực
Tác giả: Đỗ Lai Thuý
Nhà XB: Nxb Văn hoá thông tin
Năm: 1999

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w