1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

KHẢO sát THÀNH NGỮ ẩn dụ TRONG TIẾNG VIỆT và TIẾNG ANH

73 3K 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 1,01 MB

Nội dung

Dựa vào công trình nghiên cứu về kết cấu của thành ngữ tiếng Việt của tác giả Nguyễn Lực – Lương Văn Đang trong “Thành ngữ tiếng Việt” và của tác giả Hoàng Văn Hành trong “Thành ngữ học

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ KHOA VIỆT NAM HỌC - -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT THÀNH NGỮ ẨN DỤ TRONG TIẾNG

VIỆT VÀ TIẾNG ANH

Giáo viên hướng dẫn: ThS TRẦN THỊ THU VÂN Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỊ HÀ

Huế, 05/2016

Trang 2

Lời Cảm Ơn

Được sự phân công của Khoa Việt Nam học – Trường Đại học Ngoại Ngữ Huế và sự đồng ý của Cô giáo hướng dẫn Thạc sĩ Trần Thị Thu Vân tôi đã thực hiện đề tài “Khảo sát thành ngữ ẩn dụ trong tiếng Việt và tiếng Anh”.

Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này tôi xin gửi lời cảm

ơn chân thành đến tập thể thầy cô giáo đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở Trường Đại học Ngoại ngữ Huế.

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Thạc sĩ - Trần Thị Thu Vân người đã tận tình, chu đóa hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất song vẫn khó tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo, bạn bè đồng nghiệp và những người quan tâm để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, ngày 17 tháng 5 năm 2016

Sinh viên Đỗ Thị Hà

Trang 3

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1: Tần số xuất hiện của các loại thành ngữ ẩn dụ trong tiếng Việt 38 Bảng 2: Tần số xuất hiện của các loại thành ngữ ẩn dụ trong tiếng Anh 38 Bảng 3: Tần số xuất hiện của các yếu tố ngữ nghĩa dùng trong thành ngữ

ẩn dụ tiếng Việt và tiếng Anh 39 Bảng 5: Tần số xuất hiện của các loài vật trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Anh 41 Bảng 6: Tần số xuất hiện của các bộ phận cơ thể người trong thành ngữ

ẩn dụ tiếng Việt 43 Bảng 7: Tần số xuất hiện của các bộ phận cơ thể người trong thành ngữ

ẩn dụ tiếng Anh 44 Bảng 8: Thống kê tần số xuất hiện của thành ngữ ẩn dụ có yếu tố chỉ thói

hư tật xấu trong tiếng Việt và tiếng Anh 45

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4.1 Đối tượng nghiên cứu 4

4.2 Phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Ý nghĩa khoa học của đề tài 5

7 Kết cấu của đề tài 5

Chương 1 5

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1 Khái niệm thành ngữ 6

1.1.1 Một số quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt 6

1.1.2 Một số quan niệm về thành ngữ trong tiếng Anh 7

1.1.3 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ 8

1.1.4 Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do trong tiếng Việt 12

1.2 Đặc điểm của thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh 13

1.2.1 Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ trong tiếng Việt 13

1.2.2 Đặc trưng của thành ngữ trong tiếng Việt 14

1.2.3 Đặc điểm của thành ngữ trong tiếng Anh 17

1.3 Phân loại thành ngữ 18

1.3.1 Phân loại thành ngữ trong tiếng Việt 18

1.3.2 Phân loại thành ngữ trong tiếng Anh 20

Chương 2 22

THÀNH NGỮ ẨN DỤ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH 22

Trang 5

2.1 Thành ngữ ẩn dụ trong tiếng Việt 22

2.2.1 Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng 22

2.1.1.1 Đặc điểm chung và các quy tắc cấu tạo thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng 22

2.1.1.2 Các kiểu thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng trong tiếng Việt 25

2.1.1.3 Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng 28

2.1.2 Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng 29

2.1.2.1 Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng 29

2.1.2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng 31

2.2 Thành ngữ ẩn dụ trong tiếng Anh 33

2.2.1 Thành ngữ cố kết (Phraseological Fusions) 33

2.2.2 Thành ngữ hòa kết (Phraseological Unities) 33

2.2.3 Thành ngữ liên kết (Phraseological Combodiations) 34

2.2.4 Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ ẩn dụ trong tiếng Anh 35

2.3 Các yếu tố ngữ nghĩa dùng trong thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt và tiếng Anh 35

Chương 3 38

KẾT QUẢ KHẢO SÁT 38

3.1 Các loại thành ngữ ẩn dụ trong tiếng Việt và tiếng Anh 38

3.2 Thành ngữ ẩn dụ có yếu tố chỉ loài vật trong tiếng Việt và tiếng Anh 39

3.2 Thành ngữ ẩn dụ có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người trong tiếng Việt và tiếng Anh 42

3.3 Thành ngữ ẩn dụ có yếu tố chỉ thói hư tật xấu trong tiếng Việt và tiếng Anh 45

3.4 Đối chiếu kết quả khảo sát thành ngữ ẩn dụ trong tiếng Việt và tiếng Anh 46

KẾT LUẬN 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

PHỤ LỤC 3

Trang 6

và lưu giữ được những nét văn hóa đặc sắc riêng cho mỗi dân tộc.

Với xu thế hội nhập hiện nay, tiếng Anh đang dần trở thành ngôn ngữ chung của toàn thế giới, việc học tiếng Anh đang trở thành nhu cầu thiết yếu đối với mỗi người Việt Nam Bên cạnh đó, tiếng Việt của chúng ta cũng đang được bạn bè quốc tế quan tâm tìm hiểu bởi sự phong phú đa dạng của nó

Trong giao tiếp, thành ngữ được cả người Việt lẫn những người nói tiếng Anh sử dụng thường xuyên như một thói quen hằng ngày Đặc biệt, thành ngữ không chỉ là một bộ phận quan trọng của ngôn ngữ mà nó còn phản ánh rõ nét đặc trưng văn hóa của mỗi dân tộc nên thường gây khó khăn khi học tập và dịch thuật một loại ngôn ngữ khác Đối với những người dạy và học ngoại ngữ thì việc hiểu được ý nghĩa và sử dụng chuẩn xác thành ngữ của ngoại ngữ đang theo học như người bản ngữ là rất cần thiết

Nhận thấy được sự cần thiết cũng như những khó khăn khi học thành ngữ nói chung và thành ngữ ẩn dụ nói riêng Cũng như để người học có cái nhìn cụ thể hơn về thành ngữ ẩn dụ và nắm rõ cách phân loại chúng tôi quyết

định chọn đề tài “Khảo sát thành ngữ ẩn dụ trong tiếng Việt và tiếng

Anh” để nghiên cứu.

Trang 7

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Thành ngữ là một phạm trù rộng, hấp dẫn được rất nhiều các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm Trong lịch sử đã có khá nhiều công trình nghiên cứu khác nhau về thành ngữ dưới nhiều phương diện như: các vấn đề liên quan đến thành ngữ, thành ngữ so sánh, đặc điểm – cấu trúc của thành ngữ … nhưng chưa có ai tập trung khảo sát về thành ngữ ẩn dụ Điển hình như một số công trình sau:

Trong “Thành ngữ học Tiếng Việt”, giáo sư Hoàng Văn Hành đã chỉ ra

giá trị nghệ thuật sử dụng thành ngữ tiếng Việt Đây là một công trình nghiên cứu và sưu tập thành ngữ tiếng Việt lần đầu tiên có ở nước ta Qua quyển sách này, giáo sư Hoàng Văn Hành đã giúp cho người học có cái nhìn rõ hơn về cách phân loại thành ngữ ẩn dụ và thành ngữ so sánh trong tiếng Việt Đặc biệt ở công trình này, ông đã sưu tầm một khối lượng lớn các thành ngữ ẩn

dụ, thành ngữ so sánh tiếng Việt và phân loại cụ thể giúp cho người học dễ dàng tìm kiếm, sử dụng

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành ngôn ngữ học của Nguyễn Việt Hòa,

Đại học KHXH & NV, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2009 với tên gọi “Tìm hiểu

vế so sánh thành ngữ so sánh trong tiếng Việt và tiếng Anh” Trong công

trình này, tác giả đã nghiên cứu về thành ngữ so sánh ở khía cạnh cấu trúc và ngữ nghĩa để thấy cách biểu hiện so sánh giúp người Việt Nam học tiếng Anh lẫn người có bản ngữ là tiếng Anh từ đó chỉ ra được sự khác nhau trong tư duy dân tộc giữa những người sử dụng tiếng Anh (người Anh và người Mĩ) và người Việt Nam

Luận văn Thạc sĩ Khoa học ngôn ngữ, Nguyễn Thị Bảo, Đại học Sư

phạm Tp Hồ Chí Minh, 2003 với tên gọi “Ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ động vật

trong thành ngữ tiếng Việt (so sánh với thành ngữ tiếng Anh)” Trong công

trình này, tác giả đã tập hợp được một khối lượng tư liệu lớn hơn so với những công trình có trước về những từ ngữ chỉ động vật trong thành ngữ Dựa

Trang 8

vào công trình này mà người học biết được nhiều hơn về các câu thành ngữ về động vật được sử dụng hằng ngày.

Bài nghiên cứu khoa học tại Hội nghị sinh viên nghiên cứu khoa học lần thứ VIII, Ngô Thị Nhàn, Đỗ Hoàng Oanh, Khoa Ngoại ngữ trường Đại

học Tôn Đức Thắng Tp Hồ Chí Minh, 2008 – 2009 với đề tài “Đặc trưng

văn hóa ngôn ngữ qua so sánh thành ngữ tiếng Việt và tiếng Anh” Qua bài

nghiên cứu, tác giả đã giải thích nguồn gốc văn hóa trong thành ngữ hai nước trên 4 thành tố: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa ứng

xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội Đồng thời đưa ra một số kiến nghị mới trong việc học ngoại ngữ: học thành ngữ kết hợp trong các giáo trình nghe – nói – đọc – viết; dạy song song văn hóa Anh –

Mỹ - Việt trong chương trình

Góp phần vào xây dựng khái niệm của thành ngữ, Nguyễn Văn Mệnh

khẳng định: “Thành ngữ là một loại đơn vị ngôn ngữ có sẵn Chúng là những

ngữ có kết cấu chặt chẽ và ổn định, mang một ý nghĩa nhất định, có chức năng định danh và được tái hiện trong giao tế” [3; tr.12]

Cuốn sách của tác giả Jennifer Seidl với tên gọi “English Idioms and

How to Use Them”, Oxford Univ Press, 1978, có thể được coi là cuốn sách cơ

bản khi thiết lập những khái niệm và cách hiểu về thành ngữ trong tiếng Anh

“English Idioms in Use” của Michael McCarthy, Felicity O’Dell,

Cambridge University Press quan tâm đến thành ngữ như một khía cạnh hết sức thú vị và vui nhộn của từ vựng Nó giúp cho người đọc hiểu được nghĩa của thành ngữ tiếng Anh, như cách tri nhận của ngời bản ngữ Việc cung cấp cách hiểu như vậy thực sự quan trọng trong quá trình dịch Anh – Việt và ngược lại

Tóm lại, các tác giả với các công trình nghiên cứu trên dù là ở phương diện nào đều đã góp phần lớn vào việc nghiên cứu về thành ngữ nhưng hiện chúng tôi chưa tìm thấy công trình nào tập trung khảo sát về thành ngữ ẩn dụ

Trang 9

Vì vậy, chúng tôi hy vọng đề tài nghiên cứu này sẽ góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu thành ngữ cũng như giúp ích được một phần nào đó cho những người Việt đang học và sử dụng tiếng Anh cũng như những người nói tiếng Anh đang học và sử dụng tiếng Việt.

3 Mục đích nghiên cứu

Thực hiện đề tài “Khảo sát thành ngữ ẩn dụ trong tiếng Việt và tiếng

Anh” chúng tôi nhằm đạt những mục đích sau:

- Đề tài mong muốn người học có cái nhìn cụ thể hơn về việc phân loại cũng như tần số xuất hiện của thành ngữ ẩn dụ trong tiếng Việt và tiếng Anh

- Thông qua bài nghiên cứu giúp người học nâng cao vốn hiểu biết cũng như khả năng sử dụng thành ngữ trong học tập cũng như trong giao tiếp hằng ngày

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu khảo sát thành ngữ ẩn dụ trong tiếng Việt

5 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài “Khảo sát thành ngữ ẩn dụ trong tiếng Việt và

tiếng Anh” theo mục đích và nội dung nói trên, chúng tôi tiến hành tiếp cận

và khai thác đối tượng theo những phương pháp sau:

- Phương pháp thu thập tổng hợp tài liệu: phương pháp này được thực

hiện bằng cách tra cứu và tìm đọc những tài liệu, những bài viết hay các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài trên mạng internet, thư viện …

Trang 10

- Phương pháp khảo sát thống kê: từ những thành ngữ thu thập được

tiến hành khảo sát và thống kê theo mục đích của đề tài

- Phương pháp định lượng: từ những kết quả có được từ quá trình khảo

sát thống kê tiến hành phân tích những đặc điểm của thành ngữ từ đó phân loại cụ thể theo từng tiêu chí

- Phương pháp đối chiếu: nhằm mục đích tìm ra nét tương đồng và

khác biệt về cách phân loại thành ngữ ẩn dụ của hai ngôn ngữ trong kết cấu cũng như cách sử dụng

6 Ý nghĩa khoa học của đề tài

Đề tài nghiên cứu“Khảo sát thành ngữ ẩn dụ trong tiếng Việt và tiếng

Anh” có ý nghĩa khoa học như sau:

Bài nghiên cứu này sẽ giúp cho người học ngoại ngữ tiếp cận và nắm rõ hơn về cách phân loại thành ngữ, đặc biệt là thành ngữ ẩn dụ Kết quả khảo sát trong bài nghiên cứu có thể giúp cho người học ghi nhớ thêm được nhiều thành ngữ cũng như hiểu biết thêm về văn hóa của mỗi quốc gia

Đồng thời, qua kết quả khảo sát của bài nghiên cứu sẽ giúp chúng tôi hoàn thiện một tuyển tập nhỏ về phân loại thành ngữ ẩn dụ tiếng Việt và tiếng Anh để giúp người học nâng cao được khả năng sử dụng thành ngữ trong học tập cũng như trong quá trình giao tiếp hằng ngày

7 Kết cấu của đề tài

Đề tài nghiên cứu gồm có 3 phần: mở đầu, nội dung và kết luận Ngoài

ra còn có tài liệu tham khảo và phần phụ lục Trong phần nội dung, chúng tôi

dự kiến chia làm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Thành ngữ ẩn dụ trong tiếng Việt và tiếng Anh

Chương 3: Kết quả khảo sát

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Trang 11

1.1 Khái niệm thành ngữ

1.1.1 Một số quan niệm về thành ngữ trong tiếng Việt

Thành ngữ là một bộ phận quan trọng của mỗi ngôn ngữ Nắm được một ngôn ngữ như một phương tiện giao tiếp đòi hỏi phải hiểu và sử dụng được thành ngữ của ngôn ngữ đó

Quan niệm về thành ngữ ở các nhà nghiên cứu đều có sự khác biệt nhất định, do đó có rất nhiều quan niệm về thành ngữ được đưa ra Sau đây, chúng tôi

sẽ đưa ra một vài quan niệm về thành ngữ để giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn

Theo Nguyễn Thiện Giáp: “Thành ngữ là những cụm từ mà trong cơ

cấu cú pháp và ngữ nghĩa của chúng có những thuộc tính đặc biệt, chỉ có ở cụm từ đó Nói cách khác, thành ngữ là một cụm từ mà ý nghĩa của nó không được tạo thành từ ý nghĩa của các từ cấu tạo nên nó” [1]

Theo Hoàng Tất Thắng: “Thành ngữ là những cụm từ cố định có sẵn

trong ngôn ngữ mang chức năng định danh như từ dùng để gọi tên sự vật, hiện tượng, trạng thái, hành động, tính chất … và có tính hình tượng” [14]

Theo Hoàng Văn Hành: “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền

vững về hình thái cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hằng ngày, đặc biệt là khẩu ngữ” [4]

Nguyễn Như Ý định nghĩa về thành ngữ: “Cụm từ hay ngữ cố định có

tính nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là không có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt ở trong câu” [18]

Nguyễn Quan Tu quan niệm: “…Những thành ngữ là từ tổ cố định mà

từ trong đó có tính mất độc lập đến một trình độ cao, kết hợp làm thành một thể vững chắc hoàn chỉnh Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố tạo ra Những thành ngữ này có tính hình tượng hay có thể không có

Trang 12

tính hình tượng…Nghĩa của chúng khác nghĩa của các từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa do nguyên nhân như từ vựng học…” [16]

Theo Đinh Trọng Lạc: “Thành ngữ là là những đơn vị định danh biểu

thị khái niệm nào đó dựa trên những hình ảnh, những biểu tượng cụ thể” Ví

dụ như “Lừ khừ như ông từ vào đền” hay “xanh như tàu lá chuối”… [7]

Trên tạp chí Ngôn ngữ, Trương Đông San phát biểu: “Thành ngữ là

những cụm từ cố định Có nghĩa hình tượng tổng quát không suy trực tiếp ý nghĩa các tự vị tạo ra nó Thành ngữ gồm có những đơn vị tạo ra nó đều mất nghĩa đen và những đơn vị mang tính hình tượng bộ phận, trong đó một phần mất nghĩa đen và một phần giữ nguyên nghĩa đen” [12]

Mặc dù có nhiều quan điểm về thành ngữ, song tất cả đều nêu bật lên được đặc điểm của thành ngữ đó là một cụm từ cố định có kết cấu ổn định, chặt chẽ, bất biến, không thể tách rời nhau, là một đơn vị có sẵn trong kho từ vựng và mỗi thành ngữ có một ý nghĩa nhất định, hoàn chỉnh dùng để gọi tên

sự vật, hành động, tính chất, trạng thái,… Theo tôi, tất cả các đặc điểm trên của thành ngữ đều được gói gọn trong quan điểm của Giáo sư Hoàng Văn

Hành, đó là: “Thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái

- cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hằng ngày, đặc biệt là khẩu ngữ”.

1.1.2 Một số quan niệm về thành ngữ trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh cũng có khá nhiều quan niệm khác nhau về thành ngữ,

có thể kể đến một số quan niệm như sau:

Theo Cruse DA: “Thành ngữ (idiom) là một nhóm từ mà ý nghĩa của

nó không thể suy ra trực tiếp từ các đơn vị tạo ra nó” [22; tr.37 – 38]

Theo Jennifer Seidl: “Một thành ngữ có thể được định nghĩa là một

nhóm từ khi xuất hiện cùng nhau và mang một ý nghĩa khác những ý nghĩa của mỗi từ đơn.”

Trang 13

Theo Rosalind Ferguson: “Thành ngữ có thể được định nghĩa là một

cụm từ hoặc ngữ mà nghĩa của nó không thể hiểu ngay được từ nghĩa của các thành tố cấu tạo nó.”

Trong English Idioms in use, Cambridge University Press, Michael

McCarthy và Felicity O’Dell nêu lên cách hiểu về thành ngữ như sau: “Thành

ngữ là sự diễn đạt mà nghĩa của chúng không thể hiểu bởi các từ riêng lẻ”.

Cũng như trong tiếng Việt, có khá nhiều quan niệm khác nhau về thành ngữ trong tiếng Anh nhưng chúng đều có điểm chung Các tác giả về cơ bản cùng thống nhất với nhau ở kích thước lớn hơn từ của thành ngữ (đó là cụm từ/ngữ) và nghĩa của thành ngữ không phải là sự cộng gộp đơn thuần của các thành tố cấu tạo

1.1.3 Phân biệt thành ngữ với tục ngữ

Thành ngữ và tục ngữ được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của nhân dân ta Tuy nhiên, để hiểu đúng nghĩa một câu tục ngữ hay một thành ngữ, nhất là phân biệt đâu là thành ngữ và đâu là tục ngữ cũng không mấy dễ dàng với khá nhiều người Muốn phân biệt được đâu là thành ngữ, đâu là tục ngữ thì phải có căn cứ, có cơ sở khoa học và tiêu chí để phân định

Vấn đề này, tại chuyên mục: “Diễn đàn nói và viết” của Tạp chí Ngôn ngữ học Việt Nam đã nêu như sau: “Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, diễn đạt

trọn vẹn một ý (ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng); còn thành ngữ chỉ

là một cụm từ, một thành phần câu, diễn đạt một khái niệm có hình ảnh (ví dụ: Mẹ tròn con vuông)” [19]

Trong “Bàn về thành ngữ, tục ngữ” của Lê Xuân Mậu, tác giả viết:

“Với những đơn vị “lưỡng tính” thực ra khó xác định được khởi nguồn của

nó là thành ngữ hay tục ngữ, gọi tất cả là “thành ngữ bị tục ngữ hoá” có thể

là không bao quát mọi trường hợp ” [10]

Trang 14

Trong “Thành ngữ Tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Lực, Lương Văn Đang cho rằng: “Sự phân biệt thành ngữ và tục ngữ từ xưa tới nay chủ yếu là

phân biệt về mặt nghĩa của mỗi thể loại Tục ngữ là những lời quy phạm, những câu khuyên răng về đối nhân xử thế, là những bài học kinh nghiệm về lao động sản xuất, về nhận thức thế giới tự nhiên và đời sống xã hội bằng những câu súc tích và ngắn gọn Tục ngữ là những phán đoán Thành ngữ là

sự miêu tả những hiện tượng tự nhiên và xã hội, là những khái niệm, những đơn vị nghĩa sẵn có, được cô đúc chặt chẽ Thành ngữ có nghĩa bóng bẩy Mặc dầu có sự khác nhau nhưng giữa chúng vẫn có điểm giống nhau Bởi vì khi thành ngữ lồng vào hay xen kẽ vào tục ngữ như:

- Ăn như rồng cuốn,

Nói như rồng leo,

Làm như mèo mửa

- Trông mặt mà bắt hình dong,

Con lợn có béo bộ long mới ngon” [9; tr.22]

Theo Nguyễn Trọng Khánh: “Mỗi tục ngữ phản ánh một nhận thức,

một kinh nghiệm nào đó nên nội dung ý nghĩa của tục ngữ gần với một thông báo hoàn chỉnh; chức năng của tục ngữ là chức năng thông báo Trong khi

đó, mỗi thành ngữ chỉ diễn đạt một cách có hình ảnh và biểu cảm về một khái niệm, sự vật, hiện tượng nào đó nên nội dung ý nghĩa của thành ngữ chỉ tương đương với một tên gọi và thành ngữ chỉ có chức năng định danh mà thôi” [6]

Theo Vũ Ngọc Phan “Tục ngữ là một thể loại sáng tác ngang hàng với

các thể loại ca dao, dân ca tuy tác dụng của nó có khác; còn thành ngữ là một cụm từ trơn tru, quen thuộc, được dùng trong câu nói thông thường cũng như được dùng trong tục ngữ, ca dao, dân ca Nếu kể cấp bậc thì thành ngữ ngang hàng với từ” [12]

Trang 15

Theo Cú Đình Tú ở bài viết “Góp ý kiến về phân biệt tục ngữ và thành

ngữ” đã dùng chức năng làm tiêu chí phân biệt thành ngữ và tục ngữ Ông

viết: “Thành ngữ là những đơn vị có sẵn, mang chức năng định danh, nói

khác đi dùng để gọi tên sự vật, tính chất, hành động …” và “Tục ngữ đứng về mặt ngôn ngữ học có chức năng khác hẳn với thành ngữ Tục ngữ cũng như các sáng tạo khác của văn học dân gian như ca dao, truyện cổ tích đều là thông báo Nó thông báo một nhận định, một kết luận về một phương diện nào đó của thế giới khách quan Do vậy, mỗi tục ngữ đọc lên là một câu hoàn chỉnh, diễn đạt trọn vẹn một ý tưởng Đó cũng là lí do giải thích tục ngữ có cấu tạo là các kết cấu hai trung tâm” [17]

Từ những phân biệt về thành ngữ và tục ngữ ở trên, chúng tôi thấy rằng khó có một ranh giới cụ thể nào giữa thành ngữ và tục ngữ Chúng vừa có mối quan hệ qua lại với nhau lại vừa có sự phân biệt, mỗi bên đều có ưu điểm riêng Tuy nhiên thành ngữ và tục ngữ không phải không có những điểm chung khi xét về nguồn gốc và cấu tạo ngữ nghĩa Thứ nhất, cả thành ngữ và tục ngữ đều là những đơn vị có sẵn được hình thành trong đời sống hằng ngày của người dân lao động, được lưu truyền từ đời này sang đời khác Thứ hai, xét về mặt từ vựng, cả tục ngữ và thành ngữ đều mang tính cố định đối với các yếu tố từ vựng cấu thành, chúng thường xuất hiện trong các lời nói theo một chuỗi cố định Thứ ba, cả thành ngữ và tục ngữ đa phần đều có nghĩa đen

và nghĩa bóng Chúng ta có thể thấy được những nét đồng nhất và khác biệt giữa thành ngữ và tục ngữ qua bảng sau:

Câu (phát ngôn) cố định (cả đơn và phức), quan

hệ cú phápChức năng biểu hiện

nghĩa định danh

Định danh sự vật, hiện tượng, quá trình

Định danh sự tình, sự kiện, tình huống

Chức năng biểu hiện Biểu thị khái niệm Biểu thị phán đoán bằng

Trang 16

Hai tầng ngữ nghĩa được tạo bằng phương thức so sánh và ẩn dụ hóa

Cũng giống như tiếng Việt, trong tiếng Anh cũng có khá nhiều quan niệm trái chiều về việc phân biệt thành ngữ với tục ngữ Nhà ngôn ngữ học V.V Vinogradov và các nhà ngôn ngữ học đã đồng ý với ý kiến cho rằng tục ngữ phải được nghiên cứu cùng với thành ngữ Bởi tục ngữ (proverb) là những câu nói ngắn gọn, quen dùng, trào phúng, diễn tả trí tuệ, sự thật hay bài học có giá trị tinh thần, luân lí mang tính hình tượng Tục ngữ có nhiều nét tương đồng với thành ngữ bởi các yếu tố tạo nên tục ngữ cũng vĩnh hằng, bất biến Nghĩa của tục ngữ mang tính truyền thống lâu đời, hầu hết đều mang nghĩa bóng Tục ngữ cũng giống như thành ngữ cũng là những lời nói có sẵn

Một số nhà ngôn ngữ khác như J Casares và N.N Amosova lại nghĩ rằng nên nghiên cứu tục ngữ như những đơn vị giao tiếp độc lập ngoài hệ thống ngôn ngữ N.N.Amosova còn cho rằng không có lý do gì coi tục ngữ như một bộ phận của thành ngữ bởi vì tục ngữ không theo bất kỳ một quy luật ngôn ngữ nào cả

Có lý do khác để chứng tỏ tục ngữ phải được xem xét, nghiên cứu cùng với thành ngữ Tục ngữ cùng với thành ngữ giúp hình thành nên cụm từ cố

định Chẳng hạn như tục ngữ The last straw breaks the camel’s back (tức nước vỡ bờ) sẽ là cơ sở để hình thành nên thành ngữ: The last straw (vật cứu mạng) như trong ví dụ: “A drowning man will clutch at the last straw” (kẻ

chết đuối sẽ vớ lấy phao cứu mạng)

Thành ngữ và tục ngữ đôi khi cùng được tách ra và thay đổi theo mục

đích khôi hài hay hài hước.Ví dụ, tục ngữ All is not gold that glitters (chớ

Trang 17

thấy lấp lánh mà ngỡ là vàng) kết hợp với nghĩa bóng của thành ngữ golden

age (thời son vàng) hình thành nên câu nói hài hước: “It will be an age not

perhaps of gold, but at least of glitter” (Đó không phải là thời kỳ “vàng son” nhưng ít nhất cũng là thời kỳ “rực rỡ”)

Khác với tục ngữ, thành ngữ đôi khi mang tính phi logic mà thành ngữ

holy terror (đứa bé lì lợm) là một ví dụ.

1.1.4 Phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do trong tiếng Việt

Thành ngữ vốn bắt nguồn từ cụm từ tự do nên việc phân biệt thành ngữ với cụm từ tự do là một công việc khó khăn Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này và đi đến ý kiến thống nhất Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp, thành ngữ khác với cụm từ tự do trước hết ở tính chỉnh thể về ý nghĩa và tính phi cú pháp về cấu trúc

Qua các phân loại theo mức độ cố định của cụm từ như trên cho thấy thành ngữ phân biệt với cụm từ tự do ở một số điểm sau:

Là đơn vị ngôn ngữ có sẵn, có cấu

trúc bền vững luôn được tái hiện dưới

dạng có sẵn cùng với một thành phần

yếu tố cố định Thành ngữ không thể

bỏ đi hay thay thế bất kì yếu tố nào

mà không phá vỡ nghĩa của toàn thể

thành ngữ

Là một kết hợp tạm thời, mỗi lần dùng đều được cấu tạo mới và chỉ tồn tại trong phạm vi một văn cảnh nhất định Những bộ phận cấu thành cụm

từ tự do có thể được thay thế bằng những từ khác cùng loại, chỉ làm tăng giảm nghĩa của từ cụ thể còn nghĩa của cụm từ không bị phá vỡ

mang giá trị hình ảnh biểu cảm

Có chức năng định danh như thành ngữ nhưng không có giá trị hình ảnh, biểu cảm

Trang 18

Thành ngữ thường có tổ chức âm

điệu, tiết tấu của toàn cấu trúc

Sự kết hợp chỉ phục tùng những chuẩn mực từ vựng, ngữ pháp

Từ những sự phân biệt trên, có thể thấy được sự khác biệt rõ nét giữa thành ngữ và cụm từ tự do Trong khi thành ngữ là đơn vị ngôn ngữ có sẵn, thường có ý nghĩa hình ảnh ẩn dụ, có chức năng định danh, mang giá trị biểu cảm thì cụm từ tự do lại là một kết hợp tạm thời, thường là nghĩa tổng hợp của các từ riêng lẽ, có chức năng định danh nhưng không có giá trị biểu cảm

1.2 Đặc điểm của thành ngữ trong tiếng Việt và tiếng Anh

1.2.1 Đặc điểm cấu tạo của thành ngữ trong tiếng Việt

Thành ngữ được cấu tạo bởi các âm tiết Một thành ngữ phải được cấu tạo từ 3 âm tiết trở lên Nếu xét riêng về kết cấu ngữ pháp thì một thành ngữ

có thể cấu tạo là một cụm từ hoặc có cấu tạo là một câu Nhưng dù là cấu tạo

ở dạng nào thì thành ngữ vẫn luôn hoạt động ổn định dưới dạng nguyên khối, tương đương với từ, giống như một đơn vị từ vựng có sẵn trong ngôn ngữ

Luận văn thạc sĩ khoa học ngôn ngữ của Phan Thanh Phương, Đại học

Khoa học, Đại học Huế, 2009 với đề tài “Đối sánh thành ngữ có yếu tố chỉ

loài vật trong tiếng Trung và tiếng Việt” đã phân loại thành ngữ theo số lượng

âm tiết trong tổng số 3552 thành ngữ tiếng Việt dựa vào “Thành ngữ tiếng

Việt” của Nguyễn Lực, Lương Văn Đang như sau:

lượng

Tỉ lệ (%)

Ví dụ

2 4 âm tiết 1865 52,49 Đầu trâu mặt ngựa

3 5 âm tiết 239 6,73 Đũa móc chòi mâm son

4 6 âm tiết 1110 31,24 Vừa đánh trống vừa la làng

5 7 âm tiết 44 1,24 Miệng nam mô bụng bồ dao găm

6 8 âm tiết 48 1,35 Đổ mồ hôi trán, dán mồ hôi lưng

7 9 âm tiết 3 0,08 Thấy người ăn khoai cũng vác mai

đi đào

8 10 âm tiết 1 0,03 Phật nhà chẳng cầu đi cầu thích ca

Trang 19

ngoài đường

Xét về lượng âm tiết trong cấu trúc trong bảng phân loại trên, thành ngữ có cấu tạo âm tiết chẵn chiếm ưu thế về số lượng, đặc biệt là thành ngữ

có 4 và 6 âm tiết tạo nên sự cân đối nhịp nhàng và hài hòa về âm điệu

Dựa vào công trình nghiên cứu về kết cấu của thành ngữ tiếng Việt của

tác giả Nguyễn Lực – Lương Văn Đang trong “Thành ngữ tiếng Việt” và của tác giả Hoàng Văn Hành trong “Thành ngữ học tiếng Việt” chúng tôi phân

loại bao quát về cấu trúc thành ngữ như sau:

Xét về mặt kết cấu hình thái: thành ngữ có cấu tạo là một cụm từ cố

định hay một câu, có kết cấu vững chắc, tương đương với từ, giống như một

đơn vị từ vựng có sẵn trong ngôn ngữ Ví dụ như: mèo mù vớ cá rán, ếch ngồi

đáy giếng…Nếu thay đổi vị trí, trật tự từ hay thay thế bằng một từ đồng nghĩa

khác thì kết cấu câu sẽ bị phá vỡ, ý nghĩa sẽ bị thay đổi và không còn giá trị của một thành ngữ nữa

Xét về mặt ngữ pháp: thành ngữ có đặc điểm là một cụm từ cố định có

giá trị tương đương như một từ nên khi thành ngữ được sử dụng như một mệnh đề, một ngữ cố định nào đó trong câu phức hợp thì nó có giá trị như một cụm chủ vị Nhưng không phải thành ngữ nào cũng là cụm từ chủ vị cố định, khi vận động nó cũng có thể biến thể hoặc khi thành ngữ là cụm từ cố

định không có chủ vị rõ ràng như: da mồi tóc sương, nụ cà hoa mướp….

Xét về mặt biểu hiện nghĩa: một bộ phận thành ngữ tiếng Việt có tính

đa nghĩa, nhưng trong đó nghĩa bóng có tầm quan trọng hơn cả Nghĩa này có tính khái quát tượng trưng cho toàn bộ tổ hợp, thế nhưng nó không phải là tổng số nghĩa của các thành tố cộng lại Nhắc đến nghĩa bóng, nghĩa là nhắc đến nhiều phương thức biểu hiện của thành ngữ như: ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, khoa trương, hình tượng … Nghĩa bóng là đặc tính bản chất của thành ngữ

1.2.2 Đặc trưng của thành ngữ trong tiếng Việt

Trang 20

a Tính thành ngữ

Một tổ hợp được coi là có tính thành ngữ khi ý nghĩa chung của nó là một cái gì mới, khác với tổng số ý nghĩa của những bộ phận tạo thành Vì các khái niệm nghĩa và ý nghĩa chưa được làm sáng tỏ cho nên có thể sử dụng yếu

tố tương đương để định nghĩa tính thành ngữ Một tổ hợp được coi là có tính thành ngữ nếu trong đó có ít nhất một từ khi dịch toàn bộ tổ hợp người ta phải dịch từ ấy bằng một yếu tố mà yếu tố đó chỉ tương đương với từ ấy khi từ ấy xuất hiện đồng thời với tất cả các yếu tố còn lại của tổ hợp Thêm vào đó, từ này có thể được gặp cả khi không có các yếu tố còn lại và khi ấy nó được dịch bằng một yếu tố khác

b Tính biểu trưng

Đây là một đặc trưng rất cơ bản của thành ngữ, chúng ta đều biết rằng, hầu hết các thành ngữ đều là bức tranh thu nhỏ về những sự vật riêng lẻ, cụ thể được nâng lên để nói cái phổ biến, cái khái quát, trừu tượng

Sự vay mượn các đối tượng khác nhau trong đời sống để ví von hay biểu đạt một ý nghĩa làm cho thành ngữ trở nên sinh động, sâu xa và cô động

Đó là những ẩn dụ “múa rìu qua mắt thợ”, hay hoán dụ “một nắng hai

sương”, hoặc so sánh “ác như hùm” …

Thành ngữ lấy những vật thật, việc thật trong cuộc sống để biểu trưng cho những đặc điểm, tính chất, hoạt động… và do đó thành ngữ thường mang tính biểu trưng cao

c Tính dân tộc

Dưới góc độ của một người học ngoại ngữ thì tính dân tộc của thành ngữ là một rào cản lớn của việc phân tích nghĩa bởi thành ngữ là hệ thống các yếu tố phản ánh tư duy dân tộc và đời sống của một dân tộc Vì thế không có thành ngữ nào có thể vượt ra ngoài không gian thời gian mà không gắn liền với các điều kiện lịch sử của một xã hội và các truyền thống văn hóa của một

Trang 21

tập người nhất định Cho nên, trong ngôn ngữ, thành ngữ đều mang tính đặc thù, cá biệt và đặc biệt là mang tính dân tộc rất cao.

Chẳng hạn, sự xuất hiện của các hình ảnh động vật như “vịt” trong

“nước đổ đầu vịt”, “trâu” trong “đàn gẩy tai trâu”, “chuột” trong “cháy nhà ra mặt chuột” trong thành ngữ của một dân tộc sẽ phản ánh cuộc sống

nông nghiệp của dân tộc đó Hay các hình ảnh như: “gầu dai” trong “miệng

như gầu dai”, “mo” trong “mặt dày như mo” sẽ phản ánh đến cách tư duy

của một dân tộc là hay dùng lối nói so sánh

d Tính hình tượng và tính cụ thể

Tính hình tượng của thành ngữ là kết quả tất yếu của tính biểu trưng Nhờ tính hình tượng mà thành ngữ thường mang lại những tác động mạnh

mẽ, thú vị, minh triết, càng ngẫm càng hiểu thâm ý sâu xa của nó

Do có tính hình tượng nên thành ngữ là cụ thể Vì ý nghĩa của thành ngữ thường vượt khỏi ý nghĩa trực tiếp của các hiện tượng, sự vật, nên chúng lại có giá trị phổ biến và khái quát Vậy nên, dường như trong thành ngữ có

sự trái ngược giữa tính cụ thể và tính khái quát phổ biến

e Tính biểu thái

Nội dung của thành ngữ toát lên tính đa dạng, phong phú của tất cả các mặt trong đời sống, vì vậy nó luôn thể hiện những thái độ, sự đánh giá, sự ái ngại, sự chê bai, sự phủ định, sự khen chê hay phê phán … của chúng ta đối với người, sự vật được nói tới

Trang 22

1.2.3 Đặc điểm của thành ngữ trong tiếng Anh

Thành ngữ có những đặc điểm riêng biệt Những đặc điểm riêng này giúp củng cố tính liên kết và độ bền vững của thành ngữ Đó là tính uyển ngữ, hình tượng và hàm ẩn Khi nghiên cứu thành ngữ chúng ta nhận thấy thành ngữ rõ ràng có tính vần điệu, lập vần và tính biểu trưng Thành ngữ còn nêu lên sự tương phản

Các đặc điểm trên của thành ngữ được các nhà ngôn ngữ học phân tích dựa vào quan điểm phong cách học và tính biểu cảm của thành ngữ Chức năng của thành ngữ ít được các nhà ngôn ngữ học chú ý đến Những đặc điểm này của thành ngữ đảm bảo sự tương tác giữa các thành tố của thành ngữ xảy

ra ở mức độ cao nhất Còn đặc điểm hàm ẩn, uyển ngữ cũng giúp ngăn không cho sự thay thế thành tố trong thành ngữ xảy ra Bởi nếu có bất kì sự thay thế nào xảy ra trong bản thân thành ngữ thì tính uyển ngữ của thành ngữ đó sẽ bị phá vỡ

Tính vần điệu là đặc điểm phổ biến của mọi thành ngữ Trong thành

ngữ “far and wide” (xa xôi cách trở) tính vần điệu thể hiện rất rõ nét.

Lập vần cũng là một trong các đặc điểm của thành ngữ tính lập vần thể

hiện rõ trong các thành ngữ như: more and more (càng lúc càng), on and on (liên tục, không ngừng), one by one (từng thứ một, lần lượt),…

Trong nhiều thành ngữ còn xuất hiện hiện tượng điệp âm đầu, ví dụ

như trong các thành ngữ: part and parcel (phần thiết yếu), with might and

main (với tất cả sức mạnh), in for a penny, in for a pound (phóng lao phải

theo lao) …

Những thành ngữ mang tính lập vần, điệp âm đầu thường có những thành tố cổ Chúng chỉ được sử dụng ở thành ngữ này mà không thấy được sử

dụng ở những thành ngữ khác Trong thành ngữ “with might and main” thì

“main” là từ đồng nghĩa cổ ở “might”.

Đối với những thành ngữ có hiện tượng điệp âm đầu, lặp vần khi một thành tố trở nên lạc hậu, lỗi thời không còn được sử dụng nữa thì hiện tượng biến nghĩa của từ sẽ xảy ra trong thành ngữ

Trang 23

Một đặc điểm quan trọng khác mà các nhà ngôn ngữ học hầu như đều thừa nhận là thành ngữ còn mang tính lịch sử, điển tích Thành ngữ và những câu chuyện của chúng đều tạo nên sự sung sướng, niềm hạnh phúc cho bất cứ

ai nghe hay sử dụng chúng

Cũng như các thành ngữ tiếng Việt, khi nghiên cứu thành ngữ các nhà ngôn ngữ học cho rằng thành ngữ tiếng Anh cũng thể hiện đậm nét đặc trưng văn hóa dân tộc của người Anh và người Mỹ Nhà thờ, than đá, tính thực tế,… của người Anh – Mỹ được thể hiện qua các thành ngữ so sánh của họ Ví dụ

như: As poor as a church mouse (nghèo như chuột nhà thờ), As black as coal (đen như than đá), As dark as midnight (tối như nửa khuya)…

Nếu như trước đây người Anh – Mỹ lấy hình tượng vị vua Croesus làm

biểu tượng của sự so sánh về sự giàu có: As rich as Croesus (giàu như vị vua Croesus) thì ngày nay người Anh – Mỹ lại chọn nhà tỉ phú Rockefeller: As

rich as Rockefeller (giàu như tỉ phú Rockefeller) Điều đó cho thấy tính thực

tế của các thành ngữ tiếng Anh như đã nêu ở trên

1.3 Phân loại thành ngữ

Có nhiều cách phân loại thành ngữ Do đặc điểm ngôn ngữ không giống nhau nên cách phân loại thành ngữ ở mỗi ngôn ngữ là khác nhau

1.3.1 Phân loại thành ngữ trong tiếng Việt

Theo giáo sư Hoàng Văn Hành trong “Thành ngữ học tiếng Việt” thì

thành ngữ tiếng Việt được phân loại dựa vào sơ đồ sau:

Trang 24

a Thành ngữ so sánh

Thành ngữ so sánh là loại thành ngữa bao gồm những thành ngữ có cấu

trúc là một cấu trúc so sánh, kiểu như: lạnh như tiền, ngang như cua… Mô

hình tổng quát của thành ngữ so sánh: A ss B Trong đó, A là vế được so sánh, B là vế đưa ra để so sánh, ss là từ so sánh: như, bằng, tựa … Tuy vậy,

sự hiển diện của thành ngữ so sánh trong tiếng Việt khá đa dang, không phải lúc nào ba phần trong cấu trúc cũng đầy đủ

Vế A (vế được so sánh) không phải bao giờ cũng buộc phải hiển diện trên cấu trúc hình thức, nhưng nội dung của nó thì vẫn luôn luôn là cái được nhận ra A thường là những từ ngữ biểu thị thuộc tính, đặc trưng hoặc trạng thái hành động nào đó, rất ít khi chúng ta gặp những khả năng khác

Vế B (vế để so sánh) luôn luôn hiển diện, một mặt để thuyết minh, làm

rõ cho A, một mặt nó lại chỉ bộc lộ ý nghĩa của mình trong khi kết hợp với A Các sự vật, hiện tượng, trạng thái được nêu ở B phản ánh khá rõ nét những dấu ấn về đời sống văn hóa vật chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam

b Thành ngữ ẩn dụ hóa

Thành ngữ ẩn dụ hóa trong tiếng Việt có hai dạng là thành ngữ ẩn dụ nhân cách và thành ngữ ẩn dụ vật hóa Có hai kiểu cấu tạo chính là thành ngữ

ẩn dụ hóa đối xứng và thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng

Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng là loại thành ngữ phổ biến nhất trong

tiếng Việt Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng gồm bốn yếu tố, thành lập thành 2

vế đối xứng nhau; mỗi vế về 2 yếu tố Phép đối xứng được xây dựng trên hai bình diện: đối ý và đối lời

THÀNH NGỮ

Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng

Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng

Trang 25

Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng được cấu tạo theo hai kiểu phổ biến

là: những kết cấu ngữ pháp gồm 1 trung tâm (kết cấu danh ngữ, động ngữ, tính ngữ) và những kết cấu ngữ pháp có 2 trung tâm (kết cấu chủ - vị)

1.3.2 Phân loại thành ngữ trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh người ta phân loại thành ngữ dựa trên quan điểm ngữ nghĩa và quan điểm chức năng

Dựa vào các công trình nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học từ trước đến nay như A.V Koonin, N.N Amosova có thể phân loại thành ngữ theo quan điểm ngữ nghĩa ra làm ba loại như sau:

Thành ngữ cố kết (Phraseological Fusions) là thành ngữ thể hiện mức

độ cao nhất của sự hòa kết Ví dụ như: tit for tat (ăn miếng trả miếng),

gobbledegook (văn phong dài lê thê),…

Thành ngữ hòa kết (Phraseological Unities) là thành ngữ mà nét biểu

cảm của thành ngữ do nét nghĩa chung của các thành tố tạo nên Ví dụ như: to

stick to one’s (đứng trước mũi súng), to know the way the wind is blowing

(gió chiều nào theo chiều ấy)…

Thành ngữ liên kết (Phraseological Combinations) là thành ngữ mang

tính bền vững rất cao Ví dụ như: small talks, small hours, small change …

Theo quan điểm chức năng, A.V Koonin chia thành ngữ trong tiếng Anh thành các loại sau:

- Thành ngữ mang chức năng danh cách: a cat on hot bricks (bồn chồn,

thấp thỏm như ngồi trên lửa), a bull in a china shop (vụng về, lóng ngóng)

- Thành ngữ mang chức năng cảm cách: a pretty kettle of fish (tình thế

khó xử, rối ren)

- Thành ngữ mang tính giao tiếp cách: familiarity breeds contempt

(thân qua hóa lờn)

- Thành ngữ danh cách – giao tiếp cách: pull someone’s leg (chế giễu,

chọc ai)

Trang 26

Để phục vụ cho bài nghiên cứu này, chúng tôi chỉ tập trung phân loại thành ngữ tiếng Anh theo quan điểm ngữ nghĩa.

Qua quá trình tìm hiểu về sự phân loại thành ngữ trong tiếng Việt cũng như trong tiếng Anh chúng ta thấy được sự khác nhau rõ rệt giữa cách phân loại thành ngữ của hai ngôn ngữ này Có sự khác biệt đó là do sự khác nhau

về loại hình ngôn ngữ trong khi tiếng Việt là ngôn ngữ đơn lập, tiếng Anh là ngôn ngữ biến hình Chính đặc trưng ngôn ngữ này đã tạo nên những sự khác biệt trong hai ngôn ngữ về các phương diện khác nhau tong đó có thành ngữ

Trang 27

Chương 2 THÀNH NGỮ ẨN DỤ TRONG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH

2.1 Thành ngữ ẩn dụ trong tiếng Việt

và mỗi vế gồm hai yếu tố Ta có thể thấy rõ qua một số thành ngữ sau: “chim

sa cá lặn”, trong thành ngữ này chim sa đối xứng với cá lặn; trong thành ngữ

“thay lòng đổi dạ”, thay lòng đối xứng với đổi dạ và một số thành ngữ khác

cũng có cấu tạo theo cách đó như: mẹ tròn/con vuông, đầu tắt/ mặt tối, tay

bắt/ mặt mừng,…

Quan hệ đối xứng giữa hai vế của thành ngữ đối xứng được thiết lập dựa vào những thuộc tính nhất định về ngữ nghĩa, ngữ pháp giữa các yếu tố được đưa vào trong hai vế đó Phép đối xứng ở đây được xây dựng dựa trên

cả hai bình diện đối ý và đối lời

Đối ý là bình diện đối xứng giữa hai vế của thành ngữ với nhau về ý

Và khi phân tích một thành ngữ về hình thức và nội dung, điều trước tiên cần phải nhận ra sự tinh tế, sâu sắc quan hệ đối xứng ở bình diện đối ý đó Ví dụ,

trong thành ngữ “đời cha ăn mặn, đời con khát nước” bình diện đối ý được

miêu tả như sau: đời cha đã được hưởng quá nhiều, trên mức đáng có thì đời

con về sau phải chịu thiếu thốn, thiệt thòi Hay để hiểu thành ngữ “trên đe

dưới búa” trước hết phải phát hiện ra quan hệ đối ý trong thành ngữ này, kế

Trang 28

đó dùng tư duy để suy ra ý của toàn thành ngữ Trên đe là ở vào thế đã đặt lên trên cái đe (của thợ rèn), dưới búa là ở vào cái thế (đã đặt) giáng xuống Từ

đó suy ra ý toàn thành ngữ là ở vào thế bị o ép, nguy hiểm, khó giải thoát

Quan hệ đối xứng về ý có được và thể hiện ra được là nhờ có các quan

hệ đối xứng giữa các yếu tố trong hai vế của thành ngữ Quan hệ này được gọi

là quan hệ đối lời Quan hệ đối ý giữa hai vế trong thành ngữ đối xứng được xác lập nhờ thuộc tính tương đồng về ngữ pháp – ngữ nghĩa giữa các yếu tố trong hai vế đó Và thuộc tính tương đồng ngữ pháp – ngữ nghĩa ấy được thể hiện ở hai đặc trưng sau:

Thứ nhất, trong quan hệ đối lời, nội dung ngữ nghĩa của các yếu tố đối xứng với nhau trong hai vế, ở phần lớn các thành ngữ phản ánh những đặc

trưng thuộc cùng một phạm trù ngữ nghĩa: mồm/ miệng (mồm năm miệng

mười), lòng/ dạ (một lòng một dạ), vào/ ra, sinh/ tử (vào sinh ra tử)… Tính

thuộc cùng một phạm trù của các yếu tố thể hiện ở chỗ chúng đều có đặc trưng chung là biểu thị những sự vật, hiện tượng, thuộc tính, quá trình, thuộc cùng một tiểu nhóm hay tiểu phạm trù, có cùng một phạm trù ngữ nghĩa, có cùng một bậc quan hệ, loại giống nhau

Thứ hai, các yếu tố đối xứng với nhau phải thuộc cùng một phạm trù từ loại tức có cùng một thuộc tính ngữ pháp Điều đó có nghĩa là, nếu từ A đối xứng với từ B thì bên cạnh tính đồng nhất về mặt ngữ nghĩa, A và B còn phải đồng nhất về thuộc tính ngữ pháp cụ thể là phải có cùng một từ loại, nếu A là danh từ thì B cũng phải là một danh từ chứ không thể là từ loại khác

Hai đặc điểm trên cho phép thành ngữ đối xứng khai thác tất cả các quan

hệ ngữ nghĩa vốn có trong ngôn ngữ: đồng nghĩa, trái nghĩa, gần nghĩa… để thiết lập các quan hệ đối xứng về lời giữa các yếu tố trong thành ngữ

Về mặt cấu tạo, phần lớn thành ngữ đối xứng đều gồm 4 yếu tố tạo thành hai vế đối xứng nhau về nghĩa Nếu gọi A là yếu tố đứng đầu của vế thứ nhất, B là yếu tố đứng đầu của vế thứ hai, X là yếu tố đứng sau A của vế thứ nhất, Y là yếu tố đứng sau B của vế thứ hai thì toàn bộ thành ngữ đối xứng đều được cấu tạo theo hai kiểu cấu trúc trổng quát sau:

Trang 29

AX + AY: dám nghĩ dám làm, dại mồm dại miệng, cãi chày cãi cối …

AX + BY: ăn cháo đá bát, mồm năm miệng mười, chim sa cá lặn …

Có thể hình dung quan hệ đối xứng giữa các yếu tố trong hai vế theo sơ

Các thành ngữ hơn bốn yếu tố cũng có thể quy vào một trong hai dạng

cấu tạo tổng quát trên Từ đây ta có thể phân tích thành ngữ có 6 và 8 yếu tố

theo sơ đồ sau:

Đặc điểm thứ hai của thành ngữ đối xứng là: có tiết tấu hay có tính nhịp điệu.Thuộc tính này có được là nhờ vào việc ghép kết các yếu tố cấu tạo thành ngữ theo luật hài âm Có thể thấy những biện pháp hài âm phổ biến trong các thành ngữ đang xét biểu hiện như sau:

Lặp âm, trong đó yếu tố đầu của vế thứ nhất trùng âm với yếu tố đầu

của vế thứ hai: chân ướt chân ráo, nói ra nói vào … Cũng có những trường hợp lặp âm diễn ra ở vị trí cuối hai vế: sống dở chết dở …

nói

Trang 30

Hợp thanh, trong đó thanh điệu của yếu tố đầu và sau trong vế thứ nhất

phải cùng âm vực với thanh điệu của yếu tố đầu và sau trong vế thứ hai: mẹ

tròn con vuông, đầu sóng ngọn gió …

Hiệp vần, trong đó vần của yếu tố sau trong vế thứ nhất hiệp với vần

của yếu tố đầu trong vế thứ hai gọi là vần liền: đầu tắt mặt tối, tay bắt mặt

mừng,…

Xây nhịp đôi để tạo tiết tấu nhấn mạnh, tăng cường: ba đầu // sáu tay, được đằng chân // lân đằng đầu …

Thiết lập quan hệ đối xứng giữa các yếu tố cùng phạm trù để tạo ra ấn

tượng về sự tương ứng, sự hài hòa giữa âm thanh và ý nghĩa của các yếu tố và

sự uyển chuyển nhịp nhàng giữa hai vế của thành ngữ

2.1.1.2 Các kiểu thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng trong tiếng Việt

Các thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng trong tiếng Việt có đặc điểm chung

là chúng được tách thành hai vế đối xứng nhau về ý và lời thông qua một trục, hài hòa về âm thanh, vần điệu, mang ý nghĩa biểu trưng nhờ phép ẩn dụ hóa

Và khi xét một cách tổng hòa đặc trưng ngữ pháp – ngữ nghĩa thì thấy giữa

hai vế của các thành ngữ đang xét có hai kiểu quan hệ khác nhau đó là: quan

hệ đẳng kết hay còn gọi là thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết và quan hệ phi đẳng kết hay còn gọi là thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết.

Trang 31

a Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết

Là những thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng kiểu như: mẹ tròn con vuông,

mắt tròn mắt dẹt, đầu trộm đuôi cướp …chúng là những thành ngữ có quan hệ

đẳng kết xét về mặt ngữ pháp cũng như ngữ nghĩa và chúng có những đặc trưng sau:

Thứ nhất, hai vế của những thành ngữ đang xét là những kết cấu ngữ pháp đồng dạng, có những thuộc tính ngữ pháp giống nhau, được liên kết với nhau theo nguyên tắc đẳng lập, với nghĩa là chúng có vai trò ngữ pháp ngang nhau, tương tự như quan hệ nội bộ giữa các thành tố của từ ghép đẳng lập Nên xét về nguyên tắc, hai vế của các thành ngữ đang xét có thể đảo trật tự từ

mà về cơ bản nghĩa của thành ngữ không thay đổi Tuy nhiên do các yếu tố tham gia cấu tạo nên hai vế có sự đối ứng đan chéo theo từng cặp dựa trên quan hệ đồng nghĩa, trái nghĩa hay gần nghĩa, nên ta thấy có hai kiểu đảo trật

tự ở các đơn vị đang xét:

Kiểu thứ nhất là đảo trật tự từ toàn khối giữa hai vế, ví dụ:

bầm gan tím ruột / tím ruột bầm gan

mát mái xuôi chèo / xuôi chèo mát mái

Kiểu thứ hai là khi đảo giữ nguyên khung kết cấu ngữ pháp của hai vế

và chỉ hoán vị các thành tố đối ứng nhau theo từng cặp được đan chéo giữa hai vế, ví dụ:

Con cha cháu ông / con ông cháu cha

Cao bay xa chạy / cao chạy xa bay

Thứ hai, để có thể thiết lập được quan hệ đẳng kết , tạo được thế đối xứng giữa hai vế, có sự đối ứng giữa các thành tố đan chéo nhau theo từng cặp, làm cho các thành ngữ đang xét trở thành những chỉnh thể vừa bền vững vừa uyển chuyển, xét về mặt ngữ pháp – ngữ nghĩa cần phải thỏa mãn hai điều kiện bắt buộc là: các ngữ của hai vế phải đồng nhất với nhau về thuộc tính ngữ pháp – ngữ nghĩa và các thành tố đối ứng đan chéo nhau theo từng

Trang 32

cặp phải thuộc cùng một phạm trù từ loại (giống nhau về thuộc tính ngữ pháp

– ngữ nghĩa) Ví dụ: một mất một còn, nước sôi lửa bỏng …

Thứ ba, xét về mặt ngữ nghĩa của các thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết có thể nêu ra một vài đặc trưng cơ bản sau: Một là, các thành ngữ đang xét đều có nghĩa biểu trưng, chủ yếu là dưới hình thái ẩn dụ hóa, đây là đặc trưng có tính bao quát Quá trình biểu trưng hóa ngữ nghĩa ở các thành ngữ đang xét bao giờ cũng diễn ra một cách đồng bộ, đồng hướng và có quy tắc Hai là, để cấu tạo những thành ngữ đang xét, ở bình diện ngữ nghĩa diễn

ra quá trình tương hợp – hội nghĩa Đây là quá trình xảy ra khi hai từ hoặc ngữ liên kết với nhau theo quan hệ đẳng lập Quá trình tương hợp ngữ nghĩa này có ít nhất ba biểu hiện cụ thể là: lược bỏ những nét nghĩa dư thừa không cần thiết, hợp nhất những nét nghĩa tương đồng (hội nghĩa), do có sự hội nghĩa (hợp nhất những nét nghĩa tương đồng) nên nảy sinh tính khái quát về nghĩa Đây là quá trình ngữ nghĩa đã diễn ra ở các từ ghép đẳng lập cũng như

ở các thành ngữ ẩn dụ hóa đẳng kết Ba là, ta có thể gọi các thành ngữ đang xét là thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết hội nghĩa Nhờ được cấu tạo theo quy tắc đối xứng, quy tắc đẳng kết, quy tắc tương hợp – hội nghĩa mà tất

cả các thành ngữ đang xét đều có nghĩa khái quát hóa

b Thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết

Xét về hình thức bên ngoài có những nét rất giống thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết và có những nét tương đồng với thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng

Khác với thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng đẳng kết, trong cấu trúc của thành ngữ đang xét thì vai trò hay chức năng ngữ pháp - ngữ nghĩa của hai vế

là hoàn toàn khác nhau Ví dụ như trong thành ngữ gieo gió gặt bão vế gieo

gió giữ vai trò chủ hướng biểu thị ý thuộc về cái khởi nguyên, thuộc về nguyên

nhân; còn gặt bão là vế giữ vai trò phụ hướng biểu thị ý thuộc về cái nhận

được, thuộc về kết quả Mối quan hệ này biểu hiện thấp thoáng ở cả nghĩa bóng

Trang 33

và nghĩa đen của thành ngữ Chính điều này đã quy định sự sắp xếp trong thành

ngữ buộc phải theo trình tự gieo gió trước, gặt bão sau; đối với thành ngữ này,

không được phép tự do đảo trật tự giữa hai vế Đây là một đặc trưng quan trọng giúp nhận diện thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết

Có thể hiểu, vế giữ vai trò chủ hướng trong các thành ngữ đang xét là ngữ có chức năng chủ đạo về ngữ pháp - ngữ nghĩa, còn vế phụ hướng là ngữ

có chức năng phụ trợ trong quan hệ với chủ hướng

Một đặc điểm nữa để nhận diện thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng phi đẳng kết là trong cấu trúc của những thành ngữ này chỉ có sự đồng nhất về thuộc tính ngữ pháp và không có sự đồng nhất về thuộc tính ngữ nghĩa của hai vế

đối xứng nhau Ví dụ như: miệng ăn núi lở, giậu đổ bìm leo …

Ở hầu hết các thành ngữ phi đẳng kết đang xét, mối quan hệ giữa hai vế chủ hướng và phụ hướng trong cấu trúc của thành ngữ thường lập nên những cặp đối ứng về ý và có khả năng hiển ngôn hóa bằng những phụ từ chuyên dùng Tiêu biểu như một số kiểu quan hệ sau:

Theo quan hệ nhân quả: gieo gió gặp bão, miệng ăn núi lở, môi hở

2.1.1.3 Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng

Theo giáo sư Hoàng Văn Hành trong “Thành ngữ học tiếng Việt” chúng ta có thể thấy được đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng thông qua các kiểu cơ cấu nghĩa của thành ngữ đang được nói đến

Có thể nêu ra bốn tiểu nhóm của thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng với bốn kiểu cơ cấu nghĩa của chúng Với vế thứ nhất của thành ngữ được kí hiệu là A

và vế thứ hai được kí hiệu là B

Trang 34

Kiểu nghĩa 1: AB biểu trưng hóa, hội nghĩa, tương đẳng Đây là cơ cấu

nghĩa của các thành ngữ như đầu trâu mặt ngựa, đầu trộm đuôi cướp… Ở các

thành ngữ này, hai vế A và B có vai trò tương đẳng trong quá trình hội nghĩa

Kiểu nghĩa 2: AB biểu trưng hóa, hội nghĩa trội (A hoặc B) Đó là cơ

cấu nghĩa của những thành ngữ kiểu như mát chân mát tay, tối mắt tối mũi,

mát mặt mát mày… Đặc trưng cơ bản trong cơ cấu nghĩa của chúng là AB

được biểu trưng hóa và hội nghĩa, song một trong hai vế (A hoặc B) có vai trò trội nghĩa Hiện tượng trội nghĩa ở đây được hiểu là nghĩa của một vế nào đó

là hiển minh, nổi trội, có vai trò quyết định về nghĩa, dường như choán nghĩa của toàn thành ngữ còn nghĩa của vế kia thì mờ nhạt, chỉ có tác dụng như hình thức nhái lại để đảm bảo cho thành ngữ hài hòa về hình thái – cấu trúc và khái quát hóa về nghĩa

Kiểu nghĩa 3: AB biểu trưng hóa, hội nghĩa tuyển loại trừ (hoặc A hoặc

B; không A thì B) Đó là cơ cấu nghĩa của những thành ngữ như một mất một

còn, một sống hai chết Theo kiểu cơ cấu nghĩa này thì một mất một còn sẽ

được giải thích là hoặc mất hoặc còn chỉ có một sự lựa chọn một trong hai khả năng đó

Kiểu nghĩa 4: AB biểu trưng hóa hội nghĩa tuyển đắp đổi (khi thì A, khi thì B; A thế này, B thế kia, đắp đổi nhau) Đây là cơ cấu nghĩa của những

thành ngữ như điều ra tiếng vào, mắt tròn mắt dẹt, điều ong tiếng ve

2.1.2 Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng

2.1.2.1 Đặc điểm cấu trúc của thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng

Về mặt cấu trúc, đây là loại thành ngữ không có tính đối xứng do được cấu tạo như những cấu trúc ngữ pháp bình thường; được tạo nghĩa chủ yếu bằng con đường ẩn dụ hóa

Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng được cấu tạo theo hai kiểu kết cấu ngữ pháp phổ biến là: những kết cấu ngữ pháp có một trung tâm như kết cấu danh ngữ, động ngữ và tính ngữ; những kết cấu ngữ pháp có hai trung tâm hay còn gọi là kết cấu chủ - vị

Trang 35

Phân tích những thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng về mặt hình thái – cấu trúc và ngữ nghĩa chúng ta thấy chúng hết sức đa dạng và phức tạp Có không ít những thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng là dạng rút gọn của thành ngữ so sánh hay nói cách khác là do thành ngữ so sánh chuyển hóa mà thành

Ví dụ như:

gan như cóc tía  gan cóc tía

bé như hạt tiêu  bé hạt tiêu

thẳng như ruột ngựa  thẳng ruột ngựa

mênh mông như bể Sở  mênh mông bể Sở

Sự chuyển hóa từ thành ngữ so sánh thành thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng phản ánh một truyền thống trong nghệ thuật ngôn từ dân gian là sự ưa chuộng tính cô đọng, không thích rườm rà nên những từ phụ đã được lược bỏ

đi để dồn nén thông tin vào một dạng biểu hiện tối giản

Cũng có không ít thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng giữ vai trò làm một

vế tạo nên thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng Điều này thể hiện đặc biệt rõ ở những thành ngữ có hình thức là các kết cấu song tiết tính, dù đó là danh ngữ, động ngữ hay tính ngữ Có hai dạng thức sự dụng kết cấu song tiết tính, vốn

là những thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng để tạo nên những thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng

Phương thức thứ nhất đơn giản là ghép hai kết cấu song tiết ẩn dụ hóa vốn có khả năng hoạt động độc lập lại với nhau thành thành ngữ ẩn dụ hóa đối xứng bốn âm tiết với nghĩa khái quát hơn Ví dụ như:

chướng tai + gai mắt = chướng tai gai mắt

bầm gan + tím ruột = bầm gan tím ruột

cứng đầu + cứng cổ = cứng đầu cứng cổ

Phương thức thứ hai là dùng thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng làm chỗ dựa tạo một vế có tính nòng cốt cho thành ngữ đối xứng (thường là bốn âm tiết), còn vế kia là hình thức nhái lại kết cấu của vế nòng cốt theo hai cách:

Một là, lặp lại yếu tố thứ nhất để tạo thế điệp, biến dạng yếu tố thứ hai

để tạo thành thế đối Kết quả là giữa hai vế của thành ngữ có quan hệ vừa điệp vừa đối đan chéo nhau kiểu như:

bắt nét  bắt ne bắt nét

Trang 36

đốiHai là, lặp lại yếu tố thứ nhất, thay thế yếu tố thứ hai cũng để tạo nên thế điệp và đối giữa hai vế như trên Nhưng trong trường hợp này, sự thay thế yếu tố thứ hai ở vế có kết cấu nhái lại kết cấu của vế nòng cốt phải tuân thủ những quy tắc nhất định Quy tắc quan trọng nhất là: từ thay thế ở vế nhái lại phải có quan hệ cùng trường từ vựng – ngữ nghĩa với từ được thay thế ở vế có kết cấu làm nòng cốt của thành ngữ mới được tạo ra Ví dụ như:

Trên đây là một vài đặc điểm của thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng Tuy chưa được đầy đủ nhưng đã có thể giúp người học hình dung được một phần nào đó về thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng Để có thể hình dung rõ hơn

về loại thành ngữ này chúng tôi sẽ liệt kê một số thành ngữ tiêu biểu theo các

kết cấu cụ thể dựa vào “từ điển giải thích thành ngữ tiếng Việt” của Nguyễn

Như Ý chủ biên, Nxb giáo dục, 1998

Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có kết cấu là danh ngữ: anh hùng

rơm, cá mè một lứa, quân sư quạt mo, mặt búng ra sữa, hai bàn tay trắng, mắt cú vọ…

Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có kết cấu là động ngữ: ăn cơm thiên

hạ, ăn ở hai lòng, ăn thịt người không tanh, ăn vụng không biết chùi mép…

Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có kết cấu là tính ngữ: gan cóc tía,

giàu nứt đố đổ vách, nghèo rớt mùng tơi, trơ mắt ếch, mênh mông bể Sở

Thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng có kết cấu chủ vị: anh hùng không

có đất dụng võ, cây ngay không sợ chết đứng, chó cắn áo rách, ngàn cân treo sợi tóc…

2.1.2.2 Đặc điểm ngữ nghĩa của thành ngữ ẩn dụ hóa phi đối xứng

Ngày đăng: 26/07/2016, 13:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đỗ Hữu Châu (1998), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
2. Đỗ Hữu Châu (1981), Từ vựng – Ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng – Ngữ nghĩa tiếng Việt
Tác giả: Đỗ Hữu Châu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1981
3. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Thiện Giáp
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
4. Hoàng Văn Hành (chủ biên) (2002), Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, in lần 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kể chuyện thành ngữ, tục ngữ
Tác giả: Hoàng Văn Hành (chủ biên)
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2002
5. Hoàng Văn Hành (2004), Thành ngữ học tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ học tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Văn Hành
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 2004
6. Hoàng Văn Hành (1991), Từ ngữ tiếng Việt trên đường hiểu biết và khám phá, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ ngữ tiếng Việt trên đường hiểu biết và khám phá
Tác giả: Hoàng Văn Hành
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1991
7. Bùi Mạnh Hùng (2008), Ngôn ngữ học đối chiếu, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ học đối chiếu
Tác giả: Bùi Mạnh Hùng
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 2008
8. Koonin (1970), Thành ngữ học tiếng Anh, NXB Mát-xcơ-va Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ học tiếng Anh
Tác giả: Koonin
Nhà XB: NXB Mát-xcơ-va
Năm: 1970
9. Nguyễn Trọng Khánh (2008), Sổ tay thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt, NXB Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sổ tay thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Trọng Khánh
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2008
10.Nguyễn Lân (1989), Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam, NXB Văn hóa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Lân
Nhà XB: NXB Văn hóa
Năm: 1989
11.Nguyễn Lực – Lương Văn Đang (1978), Thành ngữ tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà nội, tr.22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ tiếng Việt
Tác giả: Nguyễn Lực – Lương Văn Đang
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
Năm: 1978
12. Lê Xuân Mậu (2003), “Bàn về thành ngữ, tục ngữ”, T ạp chí Ngôn ngữ và Đời sống số 5 (91) Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Bàn về thành ngữ, tục ngữ”", Tạp chí "Ngôn ngữ và Đời sống
Tác giả: Lê Xuân Mậu
Năm: 2003
13.Nguyễn Văn Mệnh (1986), “Vài suy nghĩ góp phần xác định khái niệm thành ngữ Tiếng Việt”, Tạp chí Ngôn ngữ học, số 3, tr.12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài suy nghĩ góp phần xác định khái niệm thành ngữ Tiếng Việt”
Tác giả: Nguyễn Văn Mệnh
Năm: 1986
14.Vũ Ngọc Phan (1978), Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Khoa học xã hội Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Phan
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội Hà Nội
Năm: 1978
15.Trương Đông San (1974), “Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt”, Tạp chí ngôn ngữ, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thành ngữ so sánh trong tiếng Việt”
Tác giả: Trương Đông San
Năm: 1974
16.Hoàng Tất Thắng (chủ biên), Cơ sở ngôn ngữ học, NXB Giáo dục Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở ngôn ngữ học
Nhà XB: NXB Giáo dục Đà Nẵng
17.Lê Quang Thiêm (2004), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ
Tác giả: Lê Quang Thiêm
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 2004
18.Trương Thị Thu Thủy (2011), Đối chiếu thành ngữ chỉ thói hư tật xấu trong tiếng Anh và tiếng Việt – Luận văn Thạc sĩ, ĐHKH – ĐH Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đối chiếu thành ngữ chỉ thói hư tật xấu trong tiếng Anh và tiếng Việt
Tác giả: Trương Thị Thu Thủy
Năm: 2011
19.Nguyễn Quan Tú (1968), Từ vựng học tiếng Việt hiện đại, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ vựng học tiếng Việt hiện đại
Tác giả: Nguyễn Quan Tú
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1968
20.Cú Đình Tú (1973), Góp ý kiến về phân biệt tục ngữ và thành ngữ, Tạp chí ngôn ngữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp ý kiến về phân biệt tục ngữ và thành ngữ
Tác giả: Cú Đình Tú
Năm: 1973

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w