Truyện truyền kỳ, với tư cách một đối tượng của hoạt động nghiên cứu văn học, luôn được mặc định là một yếu tố/ bộ phận của văn xuôi trung đại và được gọi là thể loại hoặc
Trang 1ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
QUẢNG VĂN NGỌC
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
Trang 2LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS NGUYỄN PHONG NAM
2 TS HÀ NGỌC HÒA
HUẾ - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chính xác cao nhất Các tài liệu tham khảo trích dẫn có xuất xứ rõ ràng Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình
Tác giả
Quảng Văn Ngọc
Trang 4CHỮ VIẾT TẮT TÊN TÁC PHẨM TRONG LUẬN ÁN
Trang 5MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Đóng góp mới của luận án 6
6 Bố cục của luận án 7
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8
1.1 Tình hình nghiên cứu truyện truyền kỳ nói chung 8
1.1.1 Vấn đề văn bản truyện truyền kỳ 8
1.1.2 Vấn đề nghiên cứu so sánh truyện truyền kỳ 13
1.2 Những vấn đề nghiên cứu liên quan đề tài luận án 17
1.2.1 Về nguồn gốc và tiêu chí xếp loại truyện truyền kỳ 17
1.2.2 Về nội dung, ý nghĩa của truyện truyền kỳ Việt Nam 19
1.2.3 Về đặc điểm nghệ thuật của truyện truyền kỳ Việt Nam 21
1.3 Đánh giá về tình hình nghiên cứu và vấn đề đặt ra của luận án 23
1.3.1 Một số nhận định chung về tình hình nghiên cứu 23
1.3.2 Những vấn đề đặt ra của luận án 25
Chương 2 LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN 26
2.1 Truyện truyền kỳ - một loại hình văn học 26
2.1.1 Cơ sở lý thuyết về “loại hình”, “loại hình truyện truyền kỳ” 26
2.1.2 Nguồn gốc và giá trị của truyện truyền kỳ Việt Nam 35
2.2 Quá trình vận động của truyện truyền kỳ việt nam xét trên phương diện
loại hình 46
2.2.1 Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV - truyện truyền kỳ trong mối tương quan với văn học chức năng, nghi lễ, tôn giáo 47
2.2.2 Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII - quá trình hoàn thiện truyện truyền kỳ trên con đường tiếp thu, tiếp biến các giá trị văn hóa, văn học 50
Trang 62.2.3 Từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX - quá trình chuyển hóa và kết thúc
loại hình truyện truyền kỳ 56
TIỂU KẾT 59
Chương 3 LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM - NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA, LỊCH SỬ 61
3.1 Ký ức lịch sử, văn hóa của dân tộc trong truyện truyền kỳ 61
3.1.1 Truyện truyền kỳ - một lối “sử trong truyện” 61
3.1.2 Truyện truyền kỳ và các giá trị văn hóa Việt Nam 82
3.2 Thế giới “linh”, “dị” trong truyện truyền kỳ 92
3.2.1 Truyện “dị nhân”, “quái sự” 93
3.2.2 Truyện “nhân - quả”, “báo ứng” 101
TIỂU KẾT 105
Chương 4 ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM - TỪ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN 107
4.1 Cốt truyện và phương thức tổ chức cốt truyện truyện truyền kỳ 107
4.1.1 Đặc điểm cốt truyện truyện truyền kỳ 107
4.1.2 Phương thức tổ chức cốt truyện truyện truyền kỳ 112
4.2 Phương thức xây dựng hình tượng nghệ thuật trong truyện truyền kỳ 114
4.2.1 Hình tượng nhân vật trong truyện truyền kỳ 114
4.2.2 Hình tượng không gian, thời gian trong truyện truyền kỳ 119
4.3 Lời văn trong truyện truyền kỳ 125
4.3.1 Lối văn “truyện kể” trong truyện truyền kỳ 125
4.3.2 Sự đa dạng của văn bản truyện truyền kỳ 131
TIỂU KẾT 134
KẾT LUẬN 137 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong số những thành tựu của văn học Việt Nam thời trung đại, truyện truyền kỳ là một trường hợp hết sức độc đáo Nó không chỉ có giá trị lớn lao về mặt văn chương mà còn chứa đựng nhiều giá trị khác như văn hoá, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng… Ẩn chứa dưới hình thức những chuyện quái lạ, dị thường, truyện truyền
kỳ là một phương thức lưu giữ ký ức cộng đồng rất bền bỉ, hiệu quả Theo một cách thức riêng, nó không chỉ phản ánh hiện thực đời sống đương thời mà còn chuyển tải những thông điệp quan trọng về lịch sử, văn hoá dân tộc cho các thế hệ tiếp nối
Xét trên phương diện văn học sử, truyện truyền kỳ là bằng chứng sinh động cho quy luật tiếp biến thể loại, vốn là một trong những điểm đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam Truyện truyền kỳ được hình thành dựa trên nhiều yếu tố Một mặt, nó là kết quả của quá trình tiếp thu, tiếp biến những mẫu hình cơ bản trong lối truyện
“chí quái”, “chí dị” của văn học cổ điển Trung Hoa; mặt khác, là kết quả do chính sự vận động của văn học dân tộc, đặc biệt là quá trình “thư tịch hoá” các truyền thuyết, giai thoại văn học dân gian Điều này đã góp phần tạo nên bước đột phá của văn xuôi tự sự giai đoạn thế kỷ XVII - XIX Không những thế, chính những áng văn xuôi mẫu
mực như Lĩnh Nam chích quái lục, Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ
tân phả, Lan Trì kiến văn lục… còn ảnh hưởng, tác động đến quá trình hiện đại hóa văn
học dân tộc Sự nở rộ của lối truyện “phỏng truyền kỳ”, “truyện đường rừng” trong văn xuôi quốc ngữ đầu thế kỷ XX đã chứng minh điều đó
Với vai trò, vị trí như thế, không có gì khó hiểu khi truyện truyền kỳ Việt Nam trở thành đối tượng thu hút mạnh mẽ sự chú ý của giới chuyên môn từ rất sớm Nhiều kết quả nghiên cứu về truyện truyền kỳ đã được công bố trên các diễn đàn khoa học trong nước và nước ngoài Tuy nhiên, với một đối tượng như truyện truyền kỳ, vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết một cách triệt để Chẳng hạn, những vấn đề có tính “lý thuyết” như đặc điểm truyện truyền kỳ, nguồn gốc và quá trình vận động của nó; những vấn đề cụ thể, như sự khác biệt của truyện truyền kỳ Việt Nam so với truyện “chí quái”, “chí dị” của các nước thuộc nhóm “đồng văn”
Trang 8(Trung Quốc - Nhật Bản - Triều Tiên), hoặc vai trò của truyện truyền kỳ trong đời sống tinh thần người Việt… Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu truyện truyền kỳ theo những cách thức, phương pháp khác, với mong muốn góp phần nhận thức thấu đáo, đầy đủ hơn về đối tượng này là điều rất cần thiết
Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy nguyên nhân của những vướng mắc ở một số công trình nghiên cứu về truyện truyền kỳ từ trước tới nay thường là do cách thức tiếp cận Truyện truyền kỳ, với tư cách một đối tượng của hoạt động nghiên
cứu văn học, luôn được mặc định là một yếu tố/ bộ phận của văn xuôi trung đại và được gọi là thể loại (hoặc “tiểu loại”) Quan niệm như thế ít nhiều cũng tạo ra
những điểm bất cập; ảnh hưởng đến việc nhận thức một cách đầy đủ về đối tượng
So với các thể loại khác (như truyện ma, truyện kinh dị, truyện chí quái…), điểm đặc biệt của truyện truyền kỳ Việt Nam nằm ở phương thức hình thành và giá trị cốt lõi của nó Có thể nói, truyện truyền kỳ Việt Nam là một hiện tượng văn hóa - văn học đặc thù Nếu nhìn nó dưới quan điểm thể loại thì phải nói rằng truyện truyền kỳ là một “siêu thể loại”; tức là một “thể loại” được hình thành trên cơ sở hỗn dung nhiều (thể loại) khác nhau Sự trùng lặp, chồng chéo này không chỉ gây khó khăn trong diễn đạt, trình bày kết quả nghiên cứu mà còn ảnh hưởng đến quá trình nhận thức Để khắc phục tình trạng trên, truyện truyền kỳ cần được mở rộng hướng tiếp cận; đối tượng sẽ được nhìn nhận theo một nhãn quan khác Ở luận án này, chúng tôi xem nó như một
loại hình văn học Có thể xem đây là một sự bổ sung về mặt phương pháp luận trong
quá trình nghiên cứu truyện truyền kỳ Việt Nam
Đấy cũng là những lý do cơ bản để chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm loại
hình truyện truyền kỳ Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu của luận án này
2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chủ yếu của luận án này là hướng đến việc làm rõ những đặc điểm của truyện truyền kỳ Việt Nam trong vị thế một loại hình văn học Điều đó được thể hiện qua các vấn đề chủ yếu như quy luật vận động, các đặc điểm thuộc phương diện nội dung và nghệ thuật của loại hình truyện truyền kỳ
Trên cơ sở mục tiêu tổng thể đã được xác định như vậy, luận án sẽ tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau đây:
Trang 9- Thứ nhất, trình bày một cái nhìn tổng quát, có hệ thống về lịch sử của
truyện truyền kỳ, từ quá trình hình thành, con đường vận động, các giai đoạn phát triển… đồng thời phác thảo diện mạo của loại hình văn học này
- Thứ hai, phân tích những điểm đặc trưng của truyện truyền kỳ Việt Nam
thông qua việc phát hiện, đánh giá các yếu tố cụ thể thuộc về nội dung và hình thức nghệ thuật (như hệ thống chủ đề, đề tài, thế giới hình tượng, tổ chức tác phẩm, các phương thức trần thuật…) trong các tác phẩm
- Thứ ba, tìm hiểu mối quan hệ giữa truyện truyền kỳ với văn hóa - văn học dân
gian; vai trò truyện truyền kỳ đối với tiến trình văn học trung đại Việt Nam
Luận án cũng xem xét hiện tượng tương tác của truyện truyền kỳ Việt Nam trong tương quan truyện truyền kỳ khu vực
Ngoài những điểm chính như đã nêu trên, một số vấn đề khác có liên quan đến phương diện lý thuyết, lý luận về loại hình truyện truyền kỳ cũng được chúng tôi đề cập và cố gắng giải quyết phần nào trong luận án
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là truyện truyền kỳ Việt Nam Khái niệm
truyện truyền kỳ mà chúng tôi sử dụng trong luận án này được hiểu là một kiểu truyện ký viết bằng chữ Hán, được hình thành trên cơ sở tiếp thu, tiếp biến từ nhiều nguồn, chủ yếu là từ văn học dân gian; nội dung là những câu chuyện kỳ - lạ về nhân vật, sự vật, sự việc ở nước ta; qua đó bổ khuyết, bảo tồn và xiển dương các giá trị lịch sử, văn hóa Việt Nam Nói cụ thể hơn, đó là những truyện ký Hán văn
lấy yếu tố kỳ ảo, dị thường làm phương tiện để bổ sung vào Việt sử những gì không được ghi biên một cách chính thức, với mục tiêu khẳng định tính độc lập, độc đáo của văn hiến dân tộc
Truyện truyền kỳ Việt Nam có quá trình hình thành và phát triển rất dài, khoảng từ thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XX Loại hình này có nhiều đặc điểm, tính chất riêng, không giống với các thể loại văn xuôi trung đại khác như: truyện, ký, tiểu thuyết Sự khác biệt thể hiện rất rõ ở nhiều phương diện, từ phương thức hình thành, giá trị nội dung, hình thức nghệ thuật, cho đến hình thái văn bản, chức năng
Trang 10sử dụng Nhìn chung, đó là con đường “bác học hóa” hay là “thư tịch hóa” các yếu
tố văn học dân gian Nó cũng không giống lối “phỏng truyền kỳ” (mô phỏng tác phẩm truyền kỳ) dưới dạng “yêu ngôn”, “truyện kinh dị”, “truyện đường rừng”… trong văn xuôi quốc ngữ chặng đầu thế kỷ XX Có thể nói về thực chất, truyện truyền kỳ là kết quả của quá trình “nâng cấp”, “chuẩn hóa” các giai thoại, truyện kể, truyền thuyết, thần tích, chuyện lạ… thuộc phạm trù văn hóa dân gian, theo những thủ pháp, phương pháp nghệ thuật đặc thù
Luận án sẽ tiếp cận để làm rõ những đặc điểm của truyện truyền kỳ trên một
số phương diện chủ yếu như quá trình hình thành và phát triển, những giá trị cốt lõi thuộc về nội dung cũng như hình thức của loại hình văn học này
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong luận án này, giá trị văn hóa - lịch sử và giá trị nghệ thuật của loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam sẽ là những vấn đề được tập trung nghiên cứu Vì lý do khách quan và chủ quan, chúng tôi chỉ có thể tiến hành khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu, có giá trị nhất, mang tính chất đại diện, điển hình
Đối với truyện truyền kỳ Việt Nam, văn bản tác phẩm vốn là vấn đề rất phức tạp, gây nhiều tranh cãi từ xưa đến nay Để phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, trong luận án này, chúng tôi sẽ không đi sâu vào lĩnh vực văn bản học mà chủ yếu dựa vào những văn bản đã tương đối ổn định, lấy đó làm cơ sở cứ liệu để khảo
sát Đó là các văn bản Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên (Trịnh Đình Rư phiên dịch, Đinh Gia Khánh giới thiệu, hiệu đính, 2012), Nxb Hồng Bàng, (tái bản); Lĩnh
Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp (Vũ Quỳnh - Kiều Phú nhuận chính, Đinh
Gia Khánh và Nguyễn Ngọc San phiên dịch, 2013), Nxb Trẻ (tái bản); Nam Ông
mộng lục của Hồ Nguyên Trừng (Ưu Đàm - La Sơn soạn, dịch và chú giải, Nguyễn
Đăng Na giới thiệu, 1999), Nxb Văn học; Thánh Tông di thảo (khuyết danh,
Nguyễn Bích Ngô dịch và chú thích, Phạm Văn Thắm giới thiệu, 2001), Nxb Văn
học; Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Trúc Khê dịch, 2016), Nxb Hội Nhà văn (tái bản); Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm (Ngô Lập Chi, Trần Văn Giáp dịch và chú thích, Phạm Văn Thắm giới thiệu, 2001), Nxb Văn học; Mẫn Hiên thuyết
loại của Cao Bá Quát - Trương Quốc Dụng (Hoàng Văn Lâu dịch và giới thiệu,
2004), Nxb Hà Nội; Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ (Đông Châu Nguyễn Hữu
Trang 11Tiến dịch, 1998), Nxb Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh; Tang thương ngẫu lục của Phạm
Đình Hổ - Nguyễn Án (Trúc Khê - Ngô Văn Triện dịch, Trương Chính giới thiệu,
chú thích, 2012), Nxb Hồng Bàng; Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề, 3 tập (Tô
Nam Nguyễn Đình Diệm dịch chú, 1961), Bộ Quốc gia Giáo dục xuất bản, Sài Gòn;
Tục biên Công dư tiệp kí của Trần Trợ (Nguyễn Đăng Na, Nguyễn Thanh Chung
dịch, Nguyễn Đăng Na chú giải và giới thiệu, 2008), Nxb Văn học; Lan Trì kiến văn
lục của Vũ Trinh (Hoàng Văn Lâu dịch chú và giới thiệu, 2013), Nxb Hồng Bàng; Tân truyền kỳ lục của Phạm Quý Thích (Hà Ngọc Xuyền dịch, chú thích, 1969),
Trung tâm học liệu xuất bản; Việt Nam kỳ phùng sự lục (Khuyết danh, Phan Văn
Các dịch, chú thích, 2008), Nxb Văn học; và một số tác phẩm khác
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Do tính chất đặc thù của đối tượng nghiên cứu (truyện truyền kỳ) vì thế trong quá trình triển khai đề tài luận án, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên
cứu Một số phương pháp tiếp cận chủ yếu gồm:
4.1 Phương pháp nghiên cứu loại hình
Phương pháp nghiên cứu loại hình thường được vận dụng để nhận thức, khám phá những đối tượng có hình thái đa dạng, phong phú, có số lượng lớn và quy
mô khác nhau
Truyện truyền kỳ Việt Nam là một hiện tượng văn học rất phức tạp, không chỉ ở giá trị nội dung, hình thức nghệ thuật, nguồn gốc xuất xứ mà cả về văn bản tác phẩm, phương thức lưu hành… Nó vừa có đặc điểm, tính chất của văn xuôi bác học, văn học thành văn, đồng thời cũng mang đậm dấu ấn của văn học truyền khẩu, của truyện kể dân gian Sự đa dạng về mặt hình thức, nguồn gốc, chức năng của đối tượng đòi hỏi phải có phương pháp tiếp cận thích hợp Phương pháp loại hình có thể giúp nhận diện, phân loại, đánh giá truyện truyền kỳ một cách thuận lợi, hiệu quả
4.2 Phương pháp nghiên cứu điển hình/ trường hợp (case study)
Phương pháp nghiên cứu “điển hình”/ “trường hợp” (case study) là cách nhận thức dựa trên kết quả khảo sát đối tượng được lựa chọn có chủ ý Do đặc trưng của loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam, chúng tôi sẽ đánh giá đặc điểm của nó trên
cơ sở các “mẫu” hay “trường hợp” có tính điển hình (những tác phẩm mang tính đại diện) Sử dụng phương pháp điển hình, luận án sẽ không tiến hành nghiên cứu toàn bộ mà chỉ chọn một số trường hợp tiêu biểu
Trang 12Kết quả khảo sát các “mẫu” sẽ là những căn cứ để từ đó khái quát nên đặc điểm và tính chất chung của truyện truyền kỳ
4.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp
Phân tích, tổng hợp thường được xem là những phương pháp (hoặc thao tác) phổ biến trong quá trình nhận thức Đây là hai cách thức tiếp cận đối tượng nghiên cứu
khác nhau Trong khi phân tích là chia tách, phân xuất đối tượng thành các yếu tố, bộ phận riêng lẻ, thì tổng hợp lại được thực hiện theo xu hướng ngược lại Ở đề tài này,
khi đi sâu tìm hiểu đặc điểm nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm, chúng tôi tiến hành phân tích - tổng hợp đối tượng một cách linh hoạt; nghĩa là tuỳ vào tính chất, đặc điểm của tác phẩm để lựa chọn cách tiếp cận hợp lý nhất
4.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu
Mục tiêu của so sánh, đối chiếu là tìm ra những nét tương đồng và dị biệt giữa các đối tượng Ở luận án này, phương pháp/ thao tác so sánh, đối chiếu được thực hiện ở các cấp độ khác nhau: so sánh tác phẩm với tác phẩm, so sánh các nhóm truyện truyền kỳ với nhau, so sánh truyện truyền kỳ với các thể loại/ loại hình khác; và trong một chừng mực nhất định, chúng tôi còn tiến hành việc so sánh truyện truyền kỳ Việt Nam và truyện của một số nền văn học trong khu vực Qua so sánh đối chiếu trên nhiều “cấp độ” như vậy, diện mạo và đặc điểm truyện truyền kỳ Việt Nam sẽ được bộc lộ một cách rõ ràng, cụ thể hơn
5 ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Nghiên cứu đặc điểm loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam, công trình của chúng tôi có một số đóng góp mới, cụ thể như sau:
- Nhận diện, mô tả loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam; phân tích các nhóm truyện truyền kỳ theo một quan niệm mới
- Đưa ra một cách nhìn khác về lịch sử loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam; trình bày quá trình hình thành, phương thức tiếp thu, tiếp biến của loại hình, qua đó nêu bật vị thế văn học sử cũng như quy luật vận động của nó trong tiến trình lịch sử của văn học dân tộc
- Làm rõ giá trị văn hóa - lịch sử của truyện truyền kỳ; chỉ ra vai trò, ý nghĩa của nó trong đời sống tinh thần của người Việt Nam
Trang 136 BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung cơ
bản của luận án được triển khai thành các chương cụ thể như sau:
Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trong chương này chúng tôi đề cập đến tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên các vấn đề cụ thể như: văn bản, đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của loại hình truyện truyền kỳ nói chung và truyện truyền kỳ Việt Nam nói riêng
Trên cơ sở những tư liệu đã thu thập được, chúng tôi đưa ra những nhận định
sơ bộ, mang tính khái quát để định hướng nghiên cứu trong các chương tiếp theo của luận án
Chương 2 Loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam - quá trình vận động và phát
triển Trong chương này, những vấn đề chính được chúng tôi tập trung giải quyết
gồm: một số vấn đề có tính chất lý thuyết về loại hình truyện truyền kỳ; nguồn gốc,
lý do xuất hiện, quá trình vận động của loại hình truyện truyền kỳ Thông qua đó, luận án phân tích những nguyên nhân, điều kiện cụ thể như: hoàn cảnh lịch sử, môi trường xã hội, tâm thức văn hóa, điều kiện sống của cộng đồng… những yếu tố chủ yếu chi phối đến quá trình hình thành và phát triển của truyện truyền kỳ Việt Nam
Chương 3 Đặc điểm loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam - những giá trị văn
hóa, lịch sử Chương này đi sâu phân tích các giá trị cốt lõi của loại hình truyện
truyền kỳ Đó là ký ức của cộng đồng về những nhân vật, sự kiện lịch sử, những giá trị văn hoá, những vấn đề liên quan đến đời sống tôn giáo, tín ngưỡng… được lưu giữ, thể hiện qua các thiên truyện cụ thể
Chương 4 Đặc điểm loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam - từ phương thức
thể hiện Chương này tập trung khảo sát những đặc trưng nghệ thuật của truyện
truyền kỳ qua các yếu tố, phương thức thể hiện: đặc điểm cốt truyện, nghệ thuật trần thuật, thế giới hình tượng, đặc điểm lời văn truyện truyền kỳ
Luận án cũng dành một phần có tính chất phụ lục để bổ sung, làm rõ thêm một số thông tin cần thiết liên quan đến nội dung luận án
Trang 14Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Truyện truyền kỳ Việt Nam là đối tượng được giới chuyên môn tiến hành nghiên cứu từ rất sớm, các vấn đề được quan tâm tìm hiểu cũng hết sức đa dạng Rất nhiều công trình dưới dạng bài báo, tham luận, sách, luận văn, luận án… liên tục được công bố trong suốt thời gian dài Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận truyện truyền kỳ một cách toàn diện, từ những vấn đề chung đến những vấn đề cụ thể
Để có cơ sở triển khai nhiệm vụ nghiên cứu, ở chương này, chúng tôi sẽ phác thảo lịch sử vấn đề qua hai điểm chính Thứ nhất, trình bày tình hình nghiên cứu truyện truyền kỳ Việt Nam nói chung và thứ hai, mô tả, bàn luận về những công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài Trên nền tảng này, chúng tôi sẽ đưa ra những nhận định, đánh giá; đồng thời, nêu vấn đề và hướng giải quyết cụ thể của luận án
1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRUYỆN TRUYỀN KỲ NÓI CHUNG
1.1.1 Vấn đề văn bản truyện truyền kỳ
Nhìn vào thư mục nghiên cứu truyện truyền kỳ, có thể nói từ trước đến nay, trong lĩnh vực nghiên cứu về truyện truyền kỳ Việt Nam, văn bản tác phẩm là vấn đề thu hút sự chú ý của giới chuyên môn sớm nhất và cũng là mảng đạt những kết quả
cụ thể, rõ ràng hơn cả Có rất nhiều phương diện liên quan đến vấn đề văn bản đã được giải quyết Chẳng hạn công bố những tác phẩm mới phát hiện, giới thiệu bản dịch, hiệu đính văn bản, trao đổi, tranh luận về các chi tiết, các từ ngữ cụ thể… Điều này thực ra cũng không có gì khó hiểu bởi vì văn bản chính là “chất liệu”, “đầu mối” của mọi hoạt động nghiên cứu văn học, nhất là đối với văn học trung đại Không có văn bản đáng tin cậy thì mọi bình tán, suy luận về đối tượng đều vô nghĩa
Thời trung đại, công việc trước thuật ở nước ta nhìn chung là rất hạn chế Những người có điều kiện tham gia vào việc sưu tập, san định, bình chú… văn chương không phải là quá nhiều; số lượng, kiểu loại công trình cũng ít và quy mô hầu hết đều nhỏ lẻ
Trang 15Trên cái nền chung còn nhiều điểm hạn chế như vậy, thành tựu nghiên cứu văn bản tác phẩm truyện truyền kỳ tất nhiên cũng không quá nhiều Suốt từ thế kỷ
XV đến thế kỷ XIX, nổi bật là ý kiến của các nhà Nho như Nguyễn Văn Chất, Vũ Quỳnh, Kiều Phú, Lê Tự Chi, Nguyễn Hãng, Lê Quý Đôn, Lê Hữu Hỷ, Vũ Khâm Lân, Gia Cát Thị, Cao Huy Diệu, Cao Bá Quát… Tuy vậy, những nghiên cứu, bàn luận về truyện truyền kỳ nói chung, văn bản nói riêng thường chỉ giới hạn trong một
số tác phẩm cụ thể và phần nhiều đều là những lời đánh giá mang tính khái quát, khuôn mẫu
Bước sang thời hiện đại, việc nghiên cứu văn bản truyện truyền kỳ mới được chú ý nhiều hơn Nhà thư tịch học Trần Văn Giáp là một trong số những người góp
nhiều công sức cho lĩnh vực này Công trình Lược truyện các tác gia Việt Nam (2
tập, tập I xuất bản vào năm 1962, tập 2 vào năm 1972) của ông đã giới thiệu một cách có hệ thống, đầy đủ về các tác giả, tác phẩm văn chương trung đại Việt Nam, trong đó có mảng văn học truyền kỳ Tuy nhiên, vì đây là sách thuộc dạng “lược truyện”, tức là giới thiệu tóm tắt Những thông tin về tác giả, tác phẩm chỉ ở mức sơ lược Do đó mà sách cũng không thể đề cập sâu đến lĩnh vực văn bản Dù sao thì
Lược truyện các tác gia Việt Nam cũng là một tác phẩm có ý nghĩa rất quan trọng
đối với giới nghiên cứu văn học dân tộc nói chung, truyện truyền kỳ nói riêng
Cũng nghiên cứu về văn chương cổ điển, có thể kể thêm cuốn Văn xuôi tự sự
Việt Nam thời trung đại gồm 3 tập, dày trên hai nghìn trang của Nguyễn Đăng Na,
được công bố vào năm 2002 Xét trên phương diện khảo cứu thì đây là bộ sách công phu, bề thế hơn cả trong số các chuyên khảo về văn xuôi trung đại kể từ trước cho đến lúc này Công trình có phần nghiên cứu văn bản truyện truyền kỳ rất đáng chú
ý Nhiều văn bản được tác giả trích tuyển giới thiệu một cách chi tiết, cụ thể Nhà
nghiên cứu đã hiệu đính hoặc dịch lại một số truyện truyền kỳ trong các sách Việt
điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái lục, Truyền kỳ mạn lục… rất công phu, tỉ mỉ;
đồng thời cũng đưa ra những ý kiến biện giải có sức thuyết phục cao
Ngoài hai công trình mang tính tổng hợp như vừa kể, vấn đề văn bản truyện truyền kỳ chủ yếu được đề cập trong các bài nghiên cứu riêng về từng tác phẩm cụ
thể Các trường hợp được bàn thảo nhiều nhất là văn bản Thiền uyển tập anh ngữ
Trang 16lục, Việt điện u linh tập, Lĩnh Nam chích quái lục, Nam Ông mộng lục, Truyền kỳ mạn lục, Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ tân phả
Văn bản Việt điện u linh tập được giới nghiên cứu chú ý rất nhiều vì tính
chất quan trọng của tác phẩm Đúng như Nguyễn Đăng Na nhận định (trong bài
“Quan điểm và phương pháp biên soạn Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên”, Tạp
chí văn học, số 1/ 1986; in lại trong Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam,
2006), quá trình hoàn thiện văn bản Việt điện u linh tập là một sự tiếp nối liên tục,
kéo dài suốt từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX: “Từ khi ra đời - thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XX, tác phẩm luôn luôn là đối tượng quan tâm của các thế hệ Chẳng hạn Nguyễn Văn Chất (thế kỷ XV), Lê Tự Chi và Nguyễn Hãng (thế kỷ XVI), Lê Hữu
Hỉ, Vũ Khâm Lân và Gia Cát Thị (thế kỷ XVIII), Cao Huy Diệu (thế kỷ XIX), Ngô Giáp Đậu (thế kỷ XX)… đã kế tục nhau sưu tầm, tục biên, tục bổ, tăng bổ, trùng bổ, tân đính hiệu bình, tiếm bình” [93, tr.114]
Từ giữa thế kỷ XX về sau, văn bản Việt điện u linh tập vẫn tiếp tục được nghiên
cứu để hoàn thiện Điều này thể hiện qua khâu hiệu chỉnh văn bản ở các lần xuất bản
khác nhau: bản Việt điện u linh tập (Nxb Văn học, 1960) do Trịnh Đình Rư dịch, Đinh Gia Khánh giới thiệu; Việt điện u linh tập (Nxb Khai Trí, 1961) do Lê Hữu Mục dịch và giới thiệu; Việt điện u linh tập (Nxb Sống Mới, 1974) do Ngọc Hồ dịch và giới thiệu… Trong số các văn bản Việt điện u linh tập hiện có, bản được nhà văn Ngô Giáp Đậu (tác giả bộ tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí) chọn và viết Trùng bổ, Bạt trùng
(năm 1919) có lẽ là văn bản đáng tin cậy hơn cả
Bên cạnh Việt điện u linh tập, trường hợp văn bản Lĩnh Nam chích quái lục cũng hết sức phức tạp Kể từ khi xuất hiện (thế kỷ XV) cho đến nay, Lĩnh Nam chích
quái lục đã được các thế hệ học giả bàn thảo, bình luận, đánh giá về nhiều phương
diện Tuy nhiên vấn đề văn bản tác phẩm Lĩnh Nam chích quái lục vẫn còn một số vấn đề chưa được giải quyết ổn thỏa Các câu hỏi như sách này có mấy thiên(?) gồm
những thiên nào(?) luôn được quan tâm thảo luận Ý kiến của các nhà nghiên cứu
cũng không thật thống nhất Có thể kể đến Nguyễn Đăng Na trong Con đường giải
mã văn học trung đại Việt Nam (2006), Nguyễn Huệ Chi trong bài “Trên đường đi
tìm một văn bản cổ Lĩnh Nam chích quái”, (Tạp chí Văn học, số 6, 1974), Thơ văn Lý
Trang 17Trần, tập 2 (cũng của Nguyễn Huệ Chi, 1978); Đinh Gia Khánh, Nguyễn Ngọc San
trong “Lời nói đầu” sách Lĩnh Nam chích quái (1990); Nguyễn Thị Oanh trong bài
“Một số vấn đề liên quan đến văn bản Lĩnh Nam chích quái”, (Thông báo Hán Nôm
học, 2001); “Về quá trình lưu truyền các loại văn bản Lĩnh Nam chích quái”, Tạp chí Hán Nôm, số 3 (48), 2001)…
Đối với vấn đề văn bản Truyền kỳ mạn lục, điều được quan tâm hơn cả chính
là số lượng truyện/ thiên trong tác phẩm này Trên thực tế, dựa vào điều kiện thư
tịch hiện có, số truyện trong Truyền kỳ mạn lục có đến 3 khả năng (là 20 thiên, 21
thiên hoặc 22 thiên) Có thể nói, việc minh định một cách dứt khoát số thiên/ truyện
ở đây là rất khó khăn Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na, tác giả của nhiều bài viết bàn sâu đến tình trạng văn bản tác phẩm này cũng chỉ nhận xét một cách chung chung là: “xét về phương diện chủ đề cũng như những đặc trưng xã hội - thẩm mĩ,
hai truyện Bổ và Phụ truyền kỳ có nhiều nét gần gũi với Truyền kỳ mạn lục Từ đó
ta có thể nghĩ rằng, chúng chính là hai truyện được tăng bổ trong Truyền kỳ mạn lục chăng? Vậy con số 21 hoặc 22 mà các bản trong Lịch triều hiến chương loại chí ghi nhận kia có ý nghĩa riêng của nó Tuy nhiên, để đi đến khẳng định rằng, truyện Bổ
và Phụ truyền kỳ chắc chắn của Truyền kỳ mạn lục thì cần phải thêm tư liệu và
nghiên cứu một cách tỉ mỉ hơn” [93, tr.199]
Liên quan đến vấn đề văn bản Truyền kỳ mạn lục còn có các bài viết của Trần Trọng Dương trong bài “Vài ý kiến về cách đọc một số chữ Nôm trong Truyền
kỳ mạn lục giải âm”, (Thông báo Hán Nôm học, 2002); Hoàng Hồng Cẩm có bài
“Nghiệp oan nàng họ Đào, bản dịch Nôm của Nguyễn Thế Nghi”, (Thông báo Hán
Nôm học, 1997)…
Về văn bản sách Thánh Tông di thảo, luận điểm của nhà nghiên cứu Trần Bá Chí là rất đáng chú ý Trong bài “Về sách Thánh Tông di thảo”, (Tạp chí Hán Nôm,
số 5 (78) 2006) tác giả cho rằng, có cơ sở để xem các truyện “Yêu nữ Mai Châu”,
“Bài ký dòng dõi con thiềm thừ”, “Hai Phật cãi nhau”, “Bức thư của con Muỗi”,
“Lời phân xử của anh điếc anh mù”, “Gặp tiên ở hồ Lãng Bạc”, “Bài kí giấc mộng”,
“Tinh chuột” là của Lê Thánh Tông Còn các truyện khác thì ông cho rằng có thể do người sống ở thời Lê Thánh Tông biên soạn Chẳng hạn như truyện “Hai thần hiếu
Trang 18đễ” có thể “do Nguyễn Nhân Bị hoặc Nguyễn Xung Xác (hội viên Tao Đàn) hoặc
do một trong những người họ Nguyễn ở làng Kim Đôi sáng tác (…) Thế hệ sau là
những tác giả được tiếp cận để bảo tồn Thánh Tông di thảo Di thảo bị rách, bị nát
họ tìm cách bổ cứu, sửa chữa, nhuận sắc, viết tựa, viết lời bàn; họ sáng tác thêm những truyện truyền kỳ mà họ biết được, thấy được, nghe được (…) Họ là những văn nhân sống vào khoảng thời Lê mạt Nguyễn sơ” [26, tr 33-39]
Cũng theo quan niệm của Trần Bá Chí thì các văn nhân tài tử ẩn danh này có vai trò rất đáng kể trong việc hoàn thiện tác phẩm của tiền nhân Những kẻ tài hoa lãng tử đó đã nhuận chính, bổ chú, thậm chí bổ sung thêm tác phẩm “Họ đọc nhiều hiểu rộng, đam mê loại truyện thần tiên và họ đủ tài viết nên những truyện truyền
kỳ Họ đã đọc truyện Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ và viết lời tựa để bảo tồn
di thảo Đối với Thánh Tông di thảo cũng vậy, họ cũng đã đọc kỹ, viết lời bàn, lời
tựa với ý thức hoàn thiện, bảo tồn di thảo” [26, tr 21-26]
Có thể nói đối với việc nghiên cứu văn bản truyện truyền kỳ, thành tựu đạt được là rất nhiều, song vấn đề cần tiếp tục tìm hiểu, xử lý cũng không ít Hầu như
mọi tác phẩm đều có những vướng mắc nhất định Không chỉ văn bản Việt điện u
linh tập, Lĩnh Nam chích quái lục, Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục… mà
còn rất nhiều trường hợp khác nữa Có thể kể đến bài của Lê Mạnh Thát trong
“Nghiên cứu về Thiền uyển tập anh”, (Tu thư Phật học Vạn Hạnh, Sài Gòn, 1976);
hoặc bài của Trần Nghĩa, “Góp phần giải quyết những vấn đề văn bản học đang đặt
ra đối với Công dư tiệp ký”, (Tạp chí Hán Nôm, số 4, 1996); Phạm Đức Duật trong bài “Sự tích Không Lộ Minh Không qua quyển sách chữ Hán mới sưu tầm”, (Tạp
chí Hán Nôm, số 1, 1984)…
Một số nhà nghiên cứu người nước ngoài, với những cách nhìn khác nhau cũng có nhiều công trình bàn luận về văn bản truyện truyền kỳ Việt Nam rất đáng chú ý Có thể kể đến các bài báo, sách của Lưu Ngân Xuân, Vương Tiểu Thuẫn, Trần Ích Nguyên (2000; 2009); Niculin, N.I (2009); Riftin, B (2006); Tkachev, M (2006), Jeon Hye Kyung (2004)…
Trang 191.1.2 Vấn đề nghiên cứu so sánh truyện truyền kỳ
Một vấn đề khác cũng được giới chuyên môn bàn luận nhiều là mối quan hệ giữa truyện truyền kỳ Việt Nam và truyện truyền kỳ các nước trong khu vực, đặc biệt là Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản Tuy nhiên, việc nghiên cứu so sánh này
chủ yếu chỉ tập trung vào trường hợp Truyền kỳ mạn lục (Việt Nam), Tiễn đăng
tân thoại (Trung Quốc), Kim Ngao tân thoại (Hàn Quốc), Vũ nguyệt vật ngữ (Nhật
Bản) Có thể xem đây là lối so sánh dựa theo phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (case study) vốn rất phổ biến trong các lĩnh vực khoa học khác
Đối tượng so sánh ở đây khá đa dạng Chẳng hạn so sánh trên phương diện giá trị văn hóa, văn học nói chung Điều này được thể hiện trong công bố của nhiều tác giả: Trần Đình Sử trong bài “So sánh văn học và văn hóa - Nguyễn Dữ và tiên
thoại Trung Quốc qua truyện Từ Thức lấy vợ tiên”, (Tạp chí Văn học số 5, năm
2000); Jeon Hye Kyung trong bài “Ý nghĩa văn học sử của tiểu thuyết truyền kỳ
Hàn - Trung - Việt”, (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 12, năm 2006)…
Tác giả Đinh Thị Khang trong bài “So sánh chuyện tình giữa người và hồn
ma trong Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục” tiến hành lý giải hiện tượng
gần gũi, thậm chí có cả tình trạng trùng lặp giữa các mô tip nghệ thuật trong tác phẩm của Cù Hựu (Trung Quốc) và Nguyễn Dữ (Việt Nam) Tác giả đã phân tích khá kỹ lưỡng mô tip tình ái giữa hồn ma và người trong hai tác phẩm Từ kết quả
so sánh những tình tiết, chi tiết giống/ tương đồng giữa hai tác phẩm, tác giả Đinh Thị Khang kết luận rằng chính nguyên nhân lịch sử - văn hóa đã tạo nên sự giống
nhau về những mô tip, chủ đề, thủ pháp nghệ thuật ở Tiễn đăng tân thoại và
Truyền kỳ mạn lục
Nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn, trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 6, năm
2008 có bài “So sánh kiểu truyện “người lạc cõi tiên” trong văn học Việt Nam với tiểu
thuyết Cửu Vân Mộng (Hàn Quốc)” Thông qua việc khảo sát hai tác phẩm truyền kỳ tiêu biểu của Việt Nam là Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm và một tác phẩm của Hàn Quốc (Cửu Vân Mộng), tác giả cho rằng: “Đặt
trong phối cảnh rộng lớn của truyền thống văn hóa phương Đông có thể nhận thấy mẫu hình nhân vật “người lạc cõi tiên” có nguồn gốc từ kho văn liệu cổ Trung Hoa và hệ
Trang 20thống văn học dân gian của các nước trong khu vực Khảo sát riêng trong nền văn học trung đại sẽ thấy những điểm tương đồng và khác biệt ở kiểu nhân vật cũng như hình thức thể loại (…) Mặc dù có sự khác biệt về quy mô và mức độ nhưng có thể thấy rõ những tương đồng về sự chi phối của tư tưởng Nho - Phật - Đạo và hình thức các chuyến viễn du đến cõi tiên, thủy cung, địa ngục và những miền đất lạ khác Đây cũng chính là những đặc điểm cơ bản mang tính cộng đồng của một bộ phận văn xuôi Hàn Quốc và Việt Nam thời trung đại vốn cùng nằm trong quỹ đạo văn hóa Hán” [127, tr 78-86]
Ở bình diện rộng hơn, tác giả Jeon Hye Kyung tiến hành so sánh 3 tác phẩm:
Kim Ngao tân thoại (Hàn Quốc), Tiễn đăng tân thoại (Trung Quốc), Truyền kỳ mạn lục (Việt Nam) với nhau Bài viết “Ý nghĩa văn học sử của tiểu thuyết truyền kỳ
Hàn - Trung - Việt” công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 12/2006 chú ý
nhiều đến tính chất loại hình của truyện truyền kỳ và động cơ của các tác giả trong
quá trình sáng tác Theo nhà nghiên cứu thì Kim Ngao tân thoại (Hàn Quốc), Tiễn
đăng tân thoại (Trung Quốc), Truyền kỳ mạn lục (Việt Nam) là các trường hợp tiêu
biểu nhất cho văn học truyền kỳ của ba nền văn học có liên quan với nhau Qua so sánh, tác giả đã đưa ra những nhận định đáng chú ý về đặc điểm, mục đích sáng tác
và tính chất loại hình của từng tác phẩm: “Kim Ngao ngoài chủ đề diễm tình, kỳ
quái còn thể hiện ý đồ sáng tác của tác giả như giải mối hận không thi thố được tài năng và không nhận được chức quan gì ở thế giới hiện thực (các nhà nghiên cứu Hàn Quốc cho rằng điều này đã ngầm thể hiện lòng trung thành của tác giả đối với nhà vua trước đó) Truyền kỳ ngoài chủ đề diễm tình, kỳ quái còn thể hiện ý đồ sáng tác của tác giả như nêu cao lòng yêu nước, diệt trừ yêu quái, giáo huấn con
người, nêu cao trinh tiết của người phụ nữ, phê phán hiện thực Tiễn đăng đã xây
dựng được nhân vật, bối cảnh, cốt truyện rất đa dạng nhưng không thấy những nét
khắc họa sâu sắc để ngụ ý ý đồ sáng tác của tác giả giống như Kim ngao Vì vậy, ta có thể nói rằng Tiễn đăng được sáng tác nhằm mục đích gây nhiều hứng thú và giáo
huấn cho độc giả (…) Tác giả truyền kỳ đã tiếp nhận ảnh hưởng phương thức sáng
tác của Tiễn đăng để rồi sáng tác nên tác phẩm trên cơ sở truyện cổ dân gian kỳ lạ
của Việt Nam Qua đó, ta có thể thấy truyền kỳ có hình thái của thể loại tiểu thuyết
truyền kỳ đầu tiên Đồng thời, ta có thể nói rằng Tiễn đăng được sáng tác nhằm mục
Trang 21đích gây nhiều hứng thú và giáo huấn cho độc giả và đã được tác giả kết hợp một cách tự nhiên giữa yếu tố truyện cổ và yếu tố tiểu thuyết” [65, tr 95-104]
Trên Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 1/2010, tác giả Đoàn Lê Giang công bố tiểu luận rất đáng chú ý “Vũ nguyệt vật ngữ của Ueda Akinari và Truyền kỳ mạn lục
của Nguyễn Dữ” Đây là một trong những công trình so sánh thể loại truyện truyền
kỳ Việt - Nhật công phu hơn cả trong khoảng mươi năm trở lại Tác giả đã tiến hành
đối chiếu một số truyện cụ thể trong Vũ nguyệt vật ngữ (Ueda Akinari) và Truyền kỳ
mạn lục (Nguyễn Dữ) - hai tác phẩm truyền kỳ tiêu biểu nhất của văn học trung đại
Nhật Bản và Việt Nam Đoàn Lê Giang cho rằng: “Trong 9 truyện của Vũ nguyệt
vật ngữ, có 3 truyện chịu ảnh hưởng từ Tiễn đăng tân thoại và ba truyện này cũng
có những liên quan tương ứng với Truyền kỳ mạn lục” [39, tr 41-55]
Trong số các công trình nghiên cứu về truyện truyền kỳ của học giả người nước ngoài, ý kiến của Trần Ích Nguyên (Đài Loan - Trung Quốc) cũng thu hút sự
quan tâm của giới chuyên môn Trong một công bố có tiêu đề “Nghiên cứu so sánh
Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục” (bản dịch của Phạm Tú Châu, Trần Thị
Băng Thanh, Nguyễn Thị Ngân, 2000), Trần Ích Nguyên khẳng định Truyền kỳ mạn
lục của Nguyễn Dữ là sự mô phỏng tác phẩm Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu Và
không chỉ có Nguyễn Dữ mà còn nhiều tác giả khác nữa: “Tiểu thuyết văn ngôn
Tiễn đăng tân thoại…, phía Nam thì truyền bá đến Việt Nam (ảnh hưởng đến Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ) Truyền kỳ mạn lục đã mô phỏng kỹ xảo nghệ
thuật của Tiễn đăng tân thoại, lần đầu tiên khơi nguồn sáng tác tiểu thuyết truyền kỳ
văn ngôn Việt Nam vào khoảng những năm ba mươi của thế kỷ XVI Nó có ảnh
hưởng nhiều mặt đến tiểu thuyết truyền kỳ Việt Nam (Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm, Truyền kỳ tân phả của Nguyễn Diễn Trai, Tân truyền kỳ lục của Phạm Quý Thích), đến diễn nghĩa lịch sử (Hoàng Việt xuân thu), đến tín ngưỡng dân gian (Hoàng Sơn chân nhân, Giáng Hương tiên tử, Vũ Thị liệt nữ) đều đã sản sinh nhiều
ảnh hưởng cụ thể” [110, tr 14-15]
Ý tưởng của Trần Ích Nguyên cũng được Nguyễn Phúc An nhắc lại trong bài
viết “Từ truyền kỳ Trung Quốc đến truyền kỳ Việt Nam” (Tạp chí Hán Nôm, số 6,
2015) Tác giả cho rằng: “So sánh tiến trình tiểu thuyết truyền kỳ giữa Việt Nam và
Trang 22mặt thời gian nhưng nó cũng đi từng bước qua các giai đoạn như tiến trình truyện truyền kỳ Trung Quốc, nhìn từ tổng thể là như nhau, cũng đi từ thần thoại, truyền
thuyết chí quái rồi đến truyền kỳ” [2, tr 70]
Thực ra luận điểm của Trần Ích Nguyên, Nguyễn Phúc An không hoàn toàn mới Trước đó, một số học giả Trung Quốc và Việt Nam cũng từng thể hiện quan niệm tương tự Những ý kiến như vậy dường như đã có tác dụng “kích hoạt” loạt bài tranh biện, phản bác xuất hiện với tần suất khá dày trên các tạp chí, tập san khoa học
ở Việt Nam trong khoảng thời gian cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI Chẳng hạn bài viết của các tác giả Nguyễn Đăng Na, Nguyễn Phong Nam, Nguyễn Thị Oanh, Phạm
Tú Châu, Trần Thị Băng Thanh, Đinh Phan Cẩm Vân…
Có thể nói, nghiên cứu về thế giới nghệ thuật của truyện truyền kỳ, về những giá trị văn hoá, văn học bằng cách đặt chúng trong mối tương quan văn hóa, văn học khu vực, nhất là các nước “đồng văn” là một hướng tiếp cận rất hiệu quả Qua so sánh như vậy, một mặt hiện tượng tiếp biến ở truyện truyền kỳ trong văn học cổ điển ở Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản được trình bày một cách rõ ràng, mặt khác nét độc đáo, đặc sắc của mỗi tác phẩm, mỗi kiểu dạng truyện truyền kỳ cũng được chứng minh một cách khoa học, có sức thuyết phục lớn hơn
Liên quan đến vấn đề này, còn có thể kể thêm công trình của các nhà nghiên
cứu khác như Toàn Huệ Khanh (“Nghiên cứu so sánh tiểu thuyết truyền kỳ trong Kim
ngao tân thoại (Hàn Quốc), Truyền kỳ mạn lục (Việt Nam) và Tiễn đăng tân thoại
(Trung Quốc)”, (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2, 2006); Nguyễn Hùng Vĩ trong
“Lĩnh Nam chích quái - từ điểm nhìn văn hóa”, (Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 8/2006); Phạm Tuấn Vũ với bài “Sự khác biệt của nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn
lục so với nhân vật nữ trong Tiễn đăng tân thoại”, (Tạp chí Văn học nước ngoài, số 5,
2012); Phạm Tú Châu với bài “Về mối quan hệ giữa Tiễn đăng tân thoại và Truyền
kỳ mạn lục”, (Tạp chí Văn học, số 3, 1987); Trần Nghĩa có bài “Thử so sánh Truyền
kỳ mạn lục với Tiễn đăng tân thoại”, (Tạp chí Hán Nôm, số 1+2, 1987); Nguyễn Thị
Oanh bài “Ca tì tử (Otogiboco) và Vũ nguyệt vật ngữ (Ugrtsumonogatasi) với Truyền
kỳ mạn lục”, (Tạp chí Hán Nôm số 4, 1997); Riftin, B (“Thử so sánh Tiễn đăng tân thoại của Cù Hựu (Trung Quốc) với Kim Ngao tân thoại của Kim Thời Tập (Triều
Tiên), Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Việt Nam) và Cà tỳ tử của Asai Rey (Nhật
Trang 23Bản)”, (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 12, 2006); Đinh Phan Cẩm Vân có bài “Góp thêm vài suy nghĩ về về mối quan hệ giữa Chuyện cây gạo và truyện Chiếc đèn mẫu
đơn”, (Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 6, 2005); Phạm Tuấn Vũ với bài “Sự khác
biệt của nhân vật nữ trong Truyền kỳ mạn lục so với nhân vật nữ trong Tiễn đăng tân
thoại”, (Tạp chí Văn học nước ngoài, số 5, 2012); nhóm tác giả Phan Thị Thu Hiền,
Lý Xuân Chung, Nguyễn Hữu Sơn, Đoàn Lê Giang, Nguyễn Thị Diệu Linh trong
công trình Chuyện tình ma nữ trong truyền kỳ Đông Á Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Việt Nam được xuất bản năm 2017…
1.2 NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.2.1 Về nguồn gốc và tiêu chí xếp loại truyện truyền kỳ
Xung quanh vấn đề nguồn gốc và tiêu chí để nhận diện - nói cách khác, quan niệm thế nào là truyện truyền kỳ, ý kiến của giới chuyên môn vốn không thống nhất Mặc dù vấn đề này được đặt ra từ rất sớm, tuy vậy vì nhiều nguyên
do khác nhau, nó vẫn chưa được giải quyết một cách đầy đủ, thấu đáo Chính vì thế mà từ trước tới nay, tên gọi “truyện truyền kỳ” tuy được dùng rộng rãi, rất phổ biến trong các công trình, bài viết… song nội hàm của khái niệm cũng như nhận định về quá trình sinh thành, phát triển của loại hình văn học này vẫn khá mông lung
Bàn về quá trình hình thành, xuất xứ, nguồn gốc của truyện truyền kỳ Việt Nam, nhiều người cho rằng nó có nguồn từ Trung Quốc; hoặc một cách cụ thể hơn,
từ tác phẩm có tên gọi là “truyền kỳ” của Bùi Hinh, thời nhà Đường Quan niệm này vốn bắt nguồn chính từ các văn nhân Việt Nam thời trung đại Các nhà Nho coi văn học Trung Quốc như một khuôn mẫu để học hỏi; truyện truyền kỳ Việt Nam là kết quả của sự mô phỏng, học tập từ truyện quái dị của Trung Quốc Điều này được bộc lộ khá rõ qua lời bàn của các văn nhân như Đại An Hà Thiện Hán, Vũ Quỳnh, Kiều Phú, Huyền Trai Ngô Hoàng…
Tiến sĩ Vũ Quỳnh, trong lời đề tựa Lĩnh Nam chích quái lục nhận xét sách của Trần Thế Pháp là “giống sách Sưu thần tự của người Tấn và sách U quái lục
của người Đường” [119, tr 31] Tất nhiên, nhắc đến hai tác phẩm của người Trung
Hoa, một kể chuyện thần tiên (Sưu thần tự/ Sưu thần ký, tác giả là Can Bảo) và một
Trang 24kể chuyện thần quái (U quái lục, không rõ tác giả), Vũ Quỳnh chủ yếu muốn đề cập đến điểm tương đồng trên phương diện đề tài, chủ đề của chúng Cũng ở bài Tựa này, Vũ Quỳnh đã chỉ rõ điều khác biệt rất quan trọng nếu so sánh Lĩnh Nam chích
quái lục với sách Sưu thần tự, U quái lục Đó là giá trị “truyền tụng” lịch sử dân
tộc, là những thứ “quan hệ đến cương thường, phong hóa” của “cõi Lĩnh Nam”,
điều mà truyện thần quái Trung Hoa không có
Cũng trong xu hướng thừa nhận ảnh hưởng của văn học truyền kỳ Trung Hoa đối với truyện truyền kỳ Việt Nam, còn có thể kể thêm ý kiến của Hà Thiện Hán,
Ngô Hoàng Đánh giá Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ, Đại An Hà thiện Hán coi
đây là một “thiên cổ kỳ bút”, nó có thể sánh được với truyện của người Trung Hoa;
Ngô Hoàng đánh giá cao Lan Trì kiến văn lục, nhưng cũng nhấn mạnh là “Sách này về phép ghi chép thì cũng giống như Sưu thần, Tề Hài, còn về nội dung thì có ngụ
bút của Thái Sử Công” [163, tr 12]
Việc coi Sưu thần ký của Can Bảo (đời Tống), U quái lục (đời Đường) và Tề
Hài ký (Trang Tử) như là những tác phẩm “chuẩn” để đánh giá truyện của Nguyễn
Dữ và Vũ Trinh, gợi lên nhiều điều Hai nhà Nho Việt Nam sống ở hai thời điểm rất
xa nhau (Đại An sống vào thời Hồng Đức còn Ngô Hoàng sống thời Gia Long) đều dựa trên khuôn mẫu, điển phạm Trung Quốc để bàn về truyện truyền kỳ Việt Nam cho thấy nguyên tắc “nệ cổ”, “hậu cổ bạc kim” đã thấm rất sâu vào nhận thức của văn nhân, Nho sĩ
Có thể nói rằng lối tư duy, đánh giá văn học dân tộc như vậy rõ ràng là không thoả đáng, nhiều điểm bất cập Bởi thực ra, “truyện truyền kỳ” là một khái niệm chứa đựng nội hàm rất rộng; hơn nữa, cách hiểu của người Trung Quốc về truyện “thần”, “quái”, “kỳ” không hoàn toàn trùng hợp với quan niệm “truyện truyền kỳ” của người Việt Nam
Trong khoảng thời gian trên dưới nửa thế kỷ lại nay, khái niệm truyện truyền
kỳ được hiểu rất khác nhau Với một số người, truyện truyền kỳ chỉ dùng theo nghĩa rất hạn chế Theo đó, chỉ những tác phẩm mà tác giả gọi đích danh là truyện truyền
kỳ (như Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả, Tân truyền kỳ lục…) thì mới được
xếp vào nhóm này Nhưng cũng có cách hiểu khác, theo nghĩa rộng rãi hơn Tất cả
Trang 25những tác phẩm có nội dung liên quan đến những điều khác lạ, linh thiêng, kỳ quái
(chẳng hạn Lĩnh Nam chích quái, Việt điện u linh, Nam hải dị nhân liệt truyện…)
đều được xếp vào truyện truyền kỳ, bất kể tiêu đề của truyện có gợi nhắc đến điều
kỳ lạ hay không
Có một thực tế là khi bàn sâu vào đặc trưng của truyện truyền kỳ thì quan niệm của các nhà nghiên cứu thường không giống nhau ở nhiều điểm Chẳng hạn nhà nghiên cứu Đoàn Lê Giang cho rằng giữa truyện truyền kỳ và truyện chí quái, chí dị tuy có chỗ giống nhau, song không phải là một Để phân biệt những điểm khác biệt giữa chúng, theo quan niệm của ông thì điều quan trọng nhất là cần dựa vào yếu tố “kỹ thuật”, hay “chất văn” của tác phẩm Chính những yếu tố trên mới làm nên sự khác biệt giữa truyện chí quái chí dị với thể loại truyện truyền kỳ, cho
dù ranh giới khá mong manh
Quan niệm của Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Đăng Na, Nguyễn Phạm Hùng… thì lại nhấn mạnh đến yếu tố quái lạ, khác thường ở truyện truyền kỳ, hoặc là chú
trọng vào thể tài của chúng Nguyễn Đăng Na cho rằng: “truyền kỳ” nếu đứng
riêng, là một thể tài của truyện ngắn trung đại Do các nhân vật, tình tiết, kết cấu… của truyện phần lớn là lạ kỳ, đặc biệt, nên người ta gọi chúng là truyền kỳ
Nhìn chung, quan niệm về truyện truyền kỳ của các nhà nghiên cứu tuy có chỗ thống nhất nhưng cũng còn nhiều điểm khác nhau Có thể nói rằng, đấy là một trong những vấn đề quan trọng trong quá trình nhận thức về đối tượng này cần được tiếp tục làm sáng tỏ
1.2.2 Về nội dung, ý nghĩa của truyện truyền kỳ Việt Nam
Giá trị truyện truyền kỳ chính là điểm nổi bật nhất trong số các vấn đề nghiên cứu về đối tượng này Đã có hàng trăm bài viết, công trình đề cập đến giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị xã hội… của loại hình truyện truyền kỳ được công bố Điều đáng chú ý ở đây là cách thức giới chuyên môn tiếp cận đối tượng này thường có sự thay đổi vào các thời điểm, giai đoạn khác nhau
Vào quãng giữa thế kỷ XX trở về trước, vấn đề được quan tâm nhiều nhất là giá trị phản ánh của truyện truyền kỳ Các vấn đề như hiện thực xã hội, giá trị lịch sử trong tác phẩm… luôn được đề cao Xu hướng này đã có từ rất lâu Vào thế kỷ XV, khi nhận
Trang 26định về cuốn Lĩnh Nam chích quái lục, Kiều Phú coi đó là những “sự tích đời xưa của
nước Việt ta”; Trần Thế Pháp thì xem những truyện trong đó là loại sử “không được tạc vào đá, khắc vào ván mà vẫn lưu hành ở lòng người, ở bia miệng” [161, tr 44]; còn
Vũ Quỳnh cho rằng, sách này đích thị là một lối sử của người Việt: “ở đây có những chuyện huyễn hoặc, hay những câu nói quái lạ Nhưng nếu cho đó là không, cũng vị tất
đã là không mà cho đó là có, cũng vị tất đã là có Có thể nói, nó chỉ ở cái khoảng không không có có mà thôi” [161, tr 38]
Nhà nghiên cứu Bùi Duy Tân trong Giáo trình văn học Việt Nam (từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII), cũng coi giá trị vượt trội ở Truyền kỳ mạn lục, tác phẩm tiêu
biểu nhất cho loại truyện này chính là “tính hiện thực” Ông viết: “Với ưu thế của thể
truyền kỳ, Nguyễn Dữ trong Truyền kỳ mạn lục đã miêu tả hiện thực một cách có ý
thức, đã phê phán tệ hại của nhà nước phong kiến một cách sâu sắc Xã hội trong tác phẩm là một xã hội đầy biến động “binh lửa rối ren” (Truyện người nghĩa phụ Khoái Châu), “người chết chóc nhiều, những oan hồn không chỗ nương tựa, thường họp lại từng đoàn, từng lũ” (Truyện tướng Dạ xoa), trộm cướp hoành hành khắp nơi (…) Theo lời kể của Nguyễn Dữ thì đây chỉ là những chuyện ngày xưa, nhưng thực ra thì lại là phản ánh hiện thực mà ông đang sống Những đoạn văn trên đây rõ ràng là những bản cáo trạng đanh thép đối với nhà nước phong kiến bạo tàn và bất lực ngay ở thời đại tác giả” [134, tr 102]
Một phương diện khác của truyện truyền kỳ cũng được các nhà nghiên cứu chú ý, đó là những giá trị văn hoá, giá trị lịch sử của nó Ngay từ thời trung đại, các nhà Nho đã trình bày vấn đề này khá rành mạch Bước sang thời hiện đại, giá trị văn hoá lịch sử của truyện truyền kỳ được nghiên cứu một cách đầy
đủ, sâu sắc hơn Trong một chuyên luận có tiêu đề Truyện truyền kỳ Việt Nam,
đặc điểm hình thái, văn hoá & lịch sử (2015), nhà nghiên cứu Nguyễn Phong
Nam cho rằng truyện truyền kỳ Việt Nam “vừa có tính chất của tác phẩm văn học viết (hình thái văn xuôi), lại vừa có tính chất của văn học nói (hình thái truyện kể) Nó là thứ văn chương được nảy sinh từ rất nhiều nguồn (và hệ quả sẽ là hiện tượng đa tạp về phong cách nghệ thuật)” Truyện truyền kỳ là “một kiểu truyện ký văn xuôi được viết bằng chữ Hán, kể những câu chuyện kỳ - lạ, bắt
Trang 27nguồn từ cộng đồng nhằm để bổ khuyết lịch sử và nhằm xiển dương những giá trị văn hóa Việt” [101, tr 28]
Giá trị, ý nghĩa của truyện truyền kỳ còn được thể hiện trên nhiều phương diện qua các bài viết, công trình khác; chẳng hạn nghiên cứu về “Thế giới nhân sinh trong
thể loại truyện truyền kỳ” (Hoàng Hồng Cẩm, 1996); “Con người cá nhân trong Việt
điện u linh, Lĩnh Nam chích quái và Truyền kỳ mạn lục” (Trần Đình Sử, 1997); Thần, người và đất Việt (Tạ Chí Đại Trường, 1989); “Truyện truyền kỳ Việt Nam: sự kết
hợp giữa văn hóa bác học và truyền thống bình dân” (Nguyễn Ngọc Hiệp, 2007),
“Những biến đổi của yếu tố kỳ và thực trong truyện truyền kỳ Việt Nam” (Vũ Thanh,
1994); “Lĩnh Nam chích quái - từ điểm nhìn văn hóa” (Nguyễn Hùng Vĩ, 2006),
“Folklore và văn học Viết - Nghiên cứu từ góc độ “dịch chuyển không gian” trong
truyện cổ tích và truyện truyền kỳ” (Nguyễn Thị Kim Ngân, 2017)…
1.2.3 Về đặc điểm nghệ thuật của truyện truyền kỳ Việt Nam
Đặc điểm nghệ thuật của truyện truyền kỳ cũng là một phương diện được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Khi đề cập đến nghệ thuật, thi pháp truyện truyền kỳ, các tác giả thường nhấn mạnh đến một số phương diện cụ thể Chẳng hạn Lê Trí Viễn
trong sách Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam chú ý nhiều đến phương diện kết cấu Ông viết: “Tóm lại, kết cấu truyện ký từ Việt điện u linh đến Truyền kỳ mạn lục
tuy xuất phát thường từ ý thức tôn thờ những người anh hùng có công lớn đối với đất nước, kể cả các vị thần mà tín ngưỡng nhân dân tin là sức độ trì cho nước bền vững, ban mưa móc, phước lành cho nhân dân lúc hoạn nạn, cũng có khi dựa vào truyện kể nước ngoài, hoặc tự mình đặt thêm, nhưng tất cả các tác giả (dù đã xác định hoặc chưa) đều tỏ ra nghiêm túc khi cầm bút và đã đặt những viên gạch vững chắc cho nền văn chương tự sự văn xuôi chữ Hán của nước nhà từng bước tiến lên Bằng tham khảo sách vở, nghe ngóng lời kể trong nhân dân, bằng hư cấu, sắp xếp, chọn lựa thêu dệt sự kiện, tuân thủ những lề lối kể chuyện cổ tích, theo dõi nghệ thuật viết truyền
kỳ, quái lục của tác gia phương Bắc, trau dồi lời văn, phát biểu cảm tưởng của mình,
họ đã đạt tới nghệ thuật truyện ký tầm cỡ ngang truyện ngắn đích thực ở tác phẩm mở đầu cho một giai đoạn văn học mới là công trình đáng trân trọng của Nguyễn Dữ” [174, tr 251]
Trang 28Khi đề cập đến nghệ thuật truyện truyền kỳ, các nhà nghiên cứu thường chỉ hướng đến những tác phẩm riêng lẻ, rất ít công trình có tính chất khái quát về phương diện này Tuy nhiên, qua việc đánh giá các tác phẩm có tính chất điển hình, đặc điểm
nghệ thuật của truyện truyền kỳ nói chung cũng được bộc lộ Chẳng hạn về Thiền
uyển tập anh, nhà nghiên cứu Nguyễn Hữu Sơn cho rằng: “Khi phác hoạ hành trạng
cuộc đời các thiền sư, cùng với việc gắn sự ra đời với các hiện tượng lạ còn là việc chọn lựa các chi tiết tạo ấn tượng vừa lạ hoá vừa ảo hoá, có phần cách điệu so với con người và cuộc sống trần tục (…) chính vì những lẽ đó mà các tiểu truyện tuy không sáng tác theo định hướng hư cấu, tưởng tượng vẫn bộc lộ rõ nét xu thế ngưỡng vọng,
kỳ vĩ hoá, siêu nhiên hoá các hình tượng danh nhân theo các thao tác tư duy dân gian mà truyền thuyết dân gian thường có” [126, tr 9] Cũng về tác phẩm này, tác giả
Nguyễn Công Lý, trong sách Văn học Phật giáo thời Lý - Trần - diện mạo và đặc
điểm, đưa ra nhận xét: “Thông qua việc chép tiểu sử, hành trạng cùng lời giảng
thuyết, các đoạn ngữ lục của các vị cao tăng với các đệ tử, Thiền uyển tập anh vô tình
đã có một giá trị thi ca rất lớn Dường như đây là một trong vài tài liệu rất hiếm giúp cho người đời sau biết được một số lớn tác phẩm văn học đời Lý (…) Qua những chi tiết đó, người chép truyện với một bút pháp già dặn, bình tĩnh và sắc sảo, ngôn ngữ trong sáng, linh hoạt đã khắc hoạ được tâm lý và chân dung nhân vật thông qua những tình tiết diễn biến theo trình tự thời gian tuyến tính nên câu chuyện lôi cuốn, hấp dẫn người đọc chẳng khác nào truyện ngắn đời nay” [84, tr 489-494]
Nhà nghiên cứu Vũ Thanh, khi bàn đến đặc điểm nghệ thuật thể loại truyện truyền kỳ lại nhấn mạnh đến tầm quan trọng của yếu tố kỳ lạ, kỳ quái Theo ông, nét đặc sắc của truyện truyền kỳ Việt Nam chính là cách thức sử dụng yếu tố “kỳ” trong các tác phẩm Trong bài “Những biến đổi của yếu tố kỳ và thực trong truyện ngắn truyền kỳ Việt Nam”, Vũ Thanh cho rằng các tác giả đã đưa yếu tố này vào truyện
“không phải chỉ với chức năng là vỏ bọc che dấu dụng ý sâu xa của nhà văn mà còn với tư cách một bút pháp nghệ thuật mang tính đặc trưng của thể loại Các tác giả phản ánh hiện thực qua cái kỳ lạ.” [146, tr 25] Chính yếu tố này đã tạo nên sự khác biệt giữa truyện truyền kỳ của Việt Nam so với thể loại truyện ngắn ở phương Tây Cái “kỳ” trong truyện truyền kỳ Việt không bất biến mà vận động, phát triển Đó là
Trang 29một quá trình tiếp thu, tiếp biến nghệ thuật theo quy luật “từ thụ động đến ý thức
Từ cái “kỳ” mang nặng ảnh hưởng trực tiếp của văn học dân gian, sử ký và tôn giáo đến cái “kỳ” được nhà văn sử dụng một cách có ý thức như một thủ pháp nghệ thuật, như một hạt nhân tự sự quan trọng trong kết cấu tác phẩm” [146, tr 26]
Ngoài ra, cũng từ cách quan sát về cái “kỳ”, về quá trình hoàn thiện của truyện truyền kỳ xét trên phương diện nghệ thuật, Vũ Thanh còn có một nhận định rất đáng lưu ý Theo ông, từ những tác phẩm có tính chất điển lễ, tôn giáo buổi đầu
cho đến những tác phẩm đỉnh cao như Truyền kỳ mạn lục, Thánh Tông di thảo,
truyện truyền kỳ Việt Nam đã có những bước tiến mang tính “nhảy vọt” về chất lượng nghệ thuật Nó tạo nên hiện tượng mà tác giả bài viết gọi là sự “đứt quãng” về thủ pháp, thi pháp, phương thức nghệ thuật trong tiến trình vận động của thể loạị Chính vì thế mà tác giả bài viết có cơ sở để đặt ra nghi vấn: phải chăng là còn có những tác phẩm truyền kỳ khác mà vì những lý do bí ẩn nào đó, cho đến này chúng
ta chưa phát hiện rẳ)
Có thể nói rằng, đối với kiểu loại truyền kỳ, giới chuyên môn đã có một quá trình tìm hiểu, nghiên cứu từ rất sớm Số lượng các công trình đã được công bố rất lớn và cách thức tiếp cận, đánh giá về truyện truyền kỳ Việt Nam rất phong phú, đa dạng
1.3 ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CỦA LUẬN ÁN
1.3.1 Một số nhận định chung về tình hình nghiên cứu
Trên cơ sở những nội dung đã trình bày, có thể thấy rằng truyện truyền kỳ là đối tượng được nghiên cứu từ rất sớm Nhiều vấn đề đã được xem xét, bàn luận khá kỹ lưỡng Quãng thời gian từ cuối thế kỷ XX trở đi, tình hình nghiên cứu truyện truyền kỳ Việt Nam đã có những bước thay đổi quan trọng Đối tượng này được chú ý tìm hiểu một cách toàn diện hơn Những vấn đề chung như lý thuyết loại hình, các vấn đề liên quan đến thi pháp, đặc trưng nghệ thuật… cho đến các phương diện tư tưởng, nội dung, ý nghĩa xã hội của tác phẩm đều được tập trung khám phá Không gian nghiên cứu được mở rộng Truyện truyền kỳ Việt Nam được soi chiếu qua những bối cảnh văn hóa, văn học rộng hơn Phương pháp tiếp cận đa dạng nhờ sự vận dụng lý thuyết hiện đại vào việc nhận
Trang 30thức đối tượng Điều đó đã khiến cho việc nghiên cứu truyện truyền kỳ đạt được nhiều thành tựu quan trọng
Trong tất cả các vấn đề thu hút sự chú ý của giới chuyên môn, vấn đề văn bản,
so sánh loại hình và những giá trị của văn học truyền kỳ được chú trọng hơn cả Có thể nói, vấn đề văn bản là một trong những điểm gay cấn nhất mà giới chuyên môn phải giải quyết trong quá trình nghiên cứu truyện truyền kỳ Trên thực tế, hiện tượng có nhiều dị bản, sự sai khác, lẫn lộn ở truyện truyền kỳ Việt Nam khá phổ biến Đối với
những truyện xuất hiện sớm như Thiền uyển tập anh ngữ lục, Việt điện u linh tập, Lĩnh
Nam chích quái lục, Truyền kỳ mạn lục… việc xử lý để tìm ra văn bản “chuẩn”, hợp lý
nhất quả là một thử thách rất lớn đối với các nhà nghiên cứu Qua quá trình khảo cứu công phu, nghiêm túc của các thế hệ học giả, có thể nói về cơ bản, vấn đề văn bản truyện truyền kỳ Việt Nam đã được giải quyết
Đối với vấn đề nguồn gốc, quá trình vận động của truyện truyền kỳ Việt Nam và mối quan hệ giữa truyện truyền kỳ Việt Nam với truyện truyền kỳ một số nước trong khu vực cũng được giới chuyên môn bàn thảo sâu rộng Nhiều ý kiến cho rằng truyện truyền kỳ vốn bắt nguồn từ các loại truyện kể dân gian; cũng do vậy, việc khảo sát quá trình hình thành và phát triển của nó từ cội nguồn dân gian là hướng nghiên cứu được nhiều người quan tâm Đây cũng là hướng nghiên cứu có nhiều kết quả khả quan Trong quá trình tìm hiểu cội nguồn truyện truyền kỳ, giới chuyên môn còn hướng đến mối quan hệ tương tác, ảnh hưởng qua lại giữa truyện truyền kỳ Việt Nam và khu vực Rất nhiều tác giả đi sâu lý giải, so sánh truyện truyền kỳ Việt Nam với truyện truyền kỳ các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản từ góc nhìn so sánh Các nhà chuyên môn đã nhận thấy mối quan hệ sâu sắc giữa truyện truyền kỳ Việt Nam với truyện của các nước này Nói đúng hơn, truyện truyền kỳ Việt Nam không tồn tại một cách cô lập mà tiếp thu và cải biến truyện truyền kỳ các nước trong khu vực để vận động, phát triển, hoàn thiện
Tuy nhiên, cũng dễ nhận thấy truyện truyền kỳ Việt Nam, trên thực tế vẫn là một đối tượng còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo, đầy đủ Qua lịch sử nghiên cứu truyện truyền kỳ mà chúng tôi đã lược thuật ở trên, nhiều câu hỏi vẫn còn để ngỏ Chẳng hạn cách hiểu khái niệm “truyện truyền kỳ” hay việc
Trang 31phân loại, xác định nguồn gốc của đối tượng này vẫn rất khác nhau Đây vừa là những trở ngại nhưng đồng thời cũng là “cơ hội” để tác giả luận án có điều kiện tiến hành nghiên cứu đề tài
1.3.2 Những vấn đề đặt ra của luận án
Như đã nói, mặc dù đã có nhiều thành tựu, tuy vậy cần thấy rằng trong lĩnh vực nghiên cứu truyện truyền kỳ, vẫn còn nhiều khoảng trống chưa được san lấp, nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp Cho đến nay, ngoại trừ một số chuyên luận về
Thiền uyển tập anh ngữ lục, Truyền kỳ mạn lục, trên thực tế, những công trình
nghiên cứu một cách bao quát, đầy đủ về truyện truyền kỳ Việt Nam là không nhiều Do vậy, việc khảo cứu một cách toàn diện, có hệ thống đối với loại hình truyện truyền kỳ vẫn rất cần thiết
Luận án này sẽ góp phần làm rõ những đặc điểm của truyện truyền kỳ Việt Nam, một trong những bộ phận quan trọng nhất của văn học dân tộc Tất nhiên việc tìm hiểu đặc điểm loại hình văn học này không phải cho đến bây giờ mới đặt ra, nhưng trước một đối tượng phức tạp như truyện truyền kỳ thì những gì mà các nhà nghiên cứu đi trước đã thực hiện là chưa đủ Chúng tôi sẽ thực hiện nhiệm vụ của mình theo một cách nhìn mới - xem nó như một hiện tượng văn hóa hoặc là một loại hình văn học đặc thù của dân tộc Vì là hiện tượng văn hóa, đối tượng sẽ chủ
yếu được quan sát, đánh giá dựa trên các tiêu chí, thước đo là giá trị Trên tinh thần
đó, đặc điểm loại hình truyện truyền kỳ sẽ được xem xét qua các bình diện như: quy luật sinh thành và quá trình vận động, các đặc điểm thuộc phương diện nội dung, phương thức thể hiện của truyện truyền kỳ
Trang 32Chương 2 LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG
VÀ PHÁT TRIỂN
Truyện truyền kỳ hiện hữu trong văn học trung đại Việt Nam với một quãng thời gian trên dưới sáu thế kỷ Đây là một hiện tượng văn hoá - văn học độc đáo, có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của dân tộc ta Chương này có nhiệm vụ trình bày một cách cụ thể diện mạo của loại hình văn học truyền kỳ, đồng thời phác thảo sơ lược quá trình hình thành, con đường vận động và phát triển của nó
2.1 TRUYỆN TRUYỀN KỲ - MỘT LOẠI HÌNH VĂN HỌC
2.1.1 Cơ sở lý thuyết về “loại hình”, “loại hình truyện truyền kỳ”
2.1.1.1 Khái niệm “loại hình”, “loại hình văn học”
Trong các công trình nghiên cứu văn học, “loại hình” (typologie) là một khái niệm được dùng khá phổ biến Tuy vậy, với tư cách một thuật ngữ nghiên cứu khoa học văn học, giữa các nhà chuyên môn, cách hiểu, cách dùng cũng không hoàn toàn giống nhau
Chẳng hạn A Gurevich, một nhà nghiên cứu rất uyên bác, nổi tiếng với những công trình về các các phạm trù văn hóa, văn học thời trung cổ, quan niệm
loại hình văn học chính là “kiểu văn học giống nhau có tính chất tiêu biểu đối với
một thời đại lịch sử” [41, tr 324] Theo tác giả này, loại hình văn học chính là một
kiểu/ dạng văn học mang những nét đặc trưng của một thời đại, một nền văn hóa cụ
thể nào đó
Học giả người Nga V.Ja Propp, trong công trình nghiên cứu có tính chất
kinh điển với tên gọi Hình thái học truyện cổ tích, xuất bản năm 1928 thì xem “loại
hình” như một thứ khuôn mẫu để phân xuất, sắp xếp các truyện kể dân gian Trước đối tượng vốn rất phong phú và đa dạng về số lượng, tính chất cũng như hình thái tác phẩm truyện cổ tích, Propp đã gặp phải một vấn đề nan giải là làm sao để phân loại chúng một cách hợp lý nhất Ông viết: “Bởi vì truyện cổ tích là vô cùng đa dạng và vì vậy không thể nào nghiên cứu ngay lập tức toàn bộ nội dung của nó, tức là ta phải phân chia tài liệu ra từng bộ phận, tức là phải phân loại tài liệu Phân loại
Trang 33đúng là một trong những bước đầu tiên của phương pháp miêu tả khoa học Vấn đề phân loại đúng là điều kiện để có thể nghiên cứu đúng” [121, tr 20]
Trước công trình của Propp, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu truyện
cổ tích với những cách phân loại khác nhau Chẳng hạn phân chia truyện cổ tích theo “tiểu loại” (tiêu biểu là W Wundt), phân chia theo “đề tài” (tiêu biểu là V Aphanaxiep), theo kiểu “đánh số” (tiêu biểu là A Aurue), theo kiểu “địa lý - dân tộc” (tiêu biểu là A Aarne), phân loại theo “mô tip” (tiêu biểu là A Veselopski)… Mỗi cách phân loại như vậy được dựa trên những tiêu chí riêng (cách gọi tên đã phần nào cho thấy điều đó) Propp đã tiến hành phân tích, đánh giá và chỉ ra những hạn chế của các cách phân loại đương thời “Khi mà các nhà khoa học vật lý - toán học đã có được một cách phân loại cân đối, một hệ thống thuật ngữ duy nhất được những đại hội chuyên môn chấp nhận, một phương pháp mới hoàn thiện bởi sự kế thừa từ thầy đến trò thì chúng ta hoàn toàn không có điều đó Tính chất sặc sỡ và tính chất đa dạng đủ màu sắc của tài liệu cổ tích đã dẫn đến tình hình là sự sáng rõ, sự chính xác trong việc nêu vấn đề và giải quyết các vấn đề là hết sức vất vả” [121,
tr 19] Ông muốn thoát khỏi tình trạng bế tắc về phương pháp nghiên cứu của khoa học ngữ văn bằng việc tiếp cận đối tượng dưới quan điểm loại hình
V Propp đã chọn truyện cổ tích thần kỳ Nga làm trường hợp điển hình để
khảo sát Xuất phát từ quan điểm hình thức luận (formalism), tập trung vào kết cấu và chức năng của các tác phẩm, coi đó như những tiêu chí căn bản, ông đã tiến hành
“phân xuất” đối tượng (truyện cổ tích thần kỳ) thành một “loại hình” văn học đặc thù Propp giải thích về loại hình (truyện cổ tích thần kỳ) như sau: “…Nếu như các
chức năng (những chỗ in xiên do NCS nhấn mạnh) được phân xuất thì ta có thể tìm
thấy những truyện cổ tích có những chức năng như nhau có thể gọi là cùng loại
hình Trên cơ sở này có thể xây dựng được danh sách liệt kê các loại hình, danh
sách này không phải được xây dựng trên những đề tài mơ hồ và tản mạn mà xây dựng trên những tiêu chí chính xác” [121, tr 44]
Dựa trên sự tương hợp về chức năng cũng như cấu trúc của các yếu tố trong loại hình, Propp còn tiếp tục phân xuất thành “đơn vị” nhỏ hơn nữa, được gọi là
“loại hình con” Ông giải thích cụ thể hơn: “Chúng đều cùng một loại hình, nhưng
Trang 34sự hợp nhất mà chúng ta đã nói trên kia làm thành những loại hình con Mới thoạt nhìn kết luận này có vẻ ngu ngốc, thậm chí thô bạo nhưng nó có thể kiểm tra một cách hết sức chính xác” [121, tr 45]
Có thể thấy điều cốt lõi trong quan niệm của Propp về loại hình (cụ thể ở đây là loại hình truyện cổ tích thần kỳ Nga) là “cơ cấu” Ông cho rằng chính “cơ cấu quy định cái loại của nó” [121, tr 22] Sự phân xuất đối tượng dựa vào chức năng
và cấu trúc tạo nên sơ đồ có tính chất tầng bậc về loại hình/ loại hình trong loại
hình (Propp gọi là “loại hình” và “loại hình con”) là một cách tiếp cận và xử lý vấn
đề rất mới mẻ, độc đáo
Mặc dù đối tượng nghiên cứu ở công trình của Propp chỉ giới hạn trong phạm vi truyện cổ tích thần kỳ Nga, tuy vậy sự gợi mở về phương pháp nhận thức ở đây là rất lớn Thực tế cho thấy, lý thuyết của Propp đã ảnh hưởng rất sâu rộng đối với giới nghiên cứu văn học, nhất là văn học dân gian, văn học trung đại, không chỉ
ở Nga mà cả ở nhiều quốc gia khác trên thế giới
Trong lĩnh vực nghiên cứu loại hình học, phương pháp tiếp cận của M Cagan cũng cũng khá giống với Propp Khó khăn mà Cagan gặp phải khi nghiên cứu các hình thái nghệ thuật cũng chính là việc phân chia, xếp loại Để giải quyết vấn đề này, Cagan tìm đến “phương pháp tư duy loại hình” Trong công trình có tên
Hình thái học của nghệ thuật, ở chương X (bàn về “các loại hình nghệ thuật và các
biến thể của nó”), ông viết: “Loại hình nghệ thuật là cái phương thức cụ thể của sự chiếm hữu thế giới bằng nghệ thuật ở đấy một kiểu tín hiệu nghệ thuật nào đó (miêu tả, không miêu tả, pha trộn) được thể hiện và được khúc xạ trên cái cơ sở báo hiệu,
cơ sở này là bị quy định bởi tính chất của những đặc điểm vật lý của cái tài liệu được sử dụng (hay của nhóm tài liệu cùng loại) Bởi vì thế, trong những giới hạn này, thường thường người ta sử dụng những tài liệu khác nhau và những biện pháp xây dựng hình thức khác nhau, cho nên loại hình nghệ thuật có thể chia nhỏ thành những biến thể và những nhánh ở đấy các phẩm chất chủ yếu của nó là khác nhau” [7, tr 440]
Theo M Cagan, vấn đề mấu chốt của các loại hình nghệ thuật nằm ở chất liệu và phương thức thể hiện Chính chất liệu được sử dụng để kiến tạo nên tác
Trang 35phẩm cùng cách thức, biện pháp trình bày, thể hiện (liên quan tới phương thức tiếp nhận) tạo nên sự khác biệt của các loại hình nghệ thuật Với cơ sở nhận thức như vậy, Cagan chia nghệ thuật thành ba “lớp”/ “nhóm” (gồm 1/ Các loại hình và biến thể của nghệ thuật miêu tả; 2/ Các loại hình sáng tạo của diễn viên; 3/ Các loại hình và các biến thể của sự sáng tạo ngôn ngữ) Trong lớp “nghệ thuật ngôn ngữ”,
theo phân loại của Cagan, có 3 loại hình là “văn học truyền miệng”, “văn học viết”
và “nghệ thuật lời nói thành tiếng” Tiếp tục phân chia, sẽ có các loại hình khác được tích hợp trong từng loại hình đó Chẳng hạn, trong loại hình “văn học chữ
viết” (thuật ngữ của Cagan), ông còn chia ra các “loại hình con” như loại hình “hư
cấu”, loại hình “phi hư cấu”, loại hình “dịch”…
Cách thức phân loại như vậy đã giúp Cagan mô tả đối tượng vốn rất phức tạp trở nên mạch lạc, dễ hình dung và quan trọng hơn, nó tỏ ra chặt chẽ về mặt hệ
thống, có tính khoa học hơn Việc phân chia nghệ thuật thành các lớp, các bậc như
cách mà Cagan đã thực hiện là rất có ý nghĩa về phương pháp nhận thức
Một tác giả khác, I M Lotman, khi phân chia văn bản truyện kể, cũng dùng khái niệm “loại hình” Theo Lotman thì điều đặc biệt quan trọng đối với “loại hình”
văn bản tác phẩm chính là “thiết chế” tạo nên nó Trong sách Ký hiệu học văn hóa,
ở phần “Nguồn gốc truyện kể dưới sự soi sáng của loại hình học”, ông cho rằng nếu coi truyện kể là những “văn bản có tổ chức”, tức là tác phẩm được định hình theo những dạng thức cụ thể nào đó, thì căn cứ vào “tổ chức nội tại” của chúng, người ta có thể chỉ ra các loại hình khác nhau Lotman viết: “Các văn bản được sinh ra bởi thiết chế kiến tạo văn bản trung tâm có vai trò phân loại, phân tầng và chỉnh đốn Chúng quy thế giới hỗn độn, vô thường vây quanh con người về thế giới của quy cách và tổ chức (…) Với tư cách là cơ chế - đối tác, nó cần một thiết chế kiến tạo văn bản được tổ chức phù hợp với sự vận động của thời gian tuyến tính và ghi nhận cái bất thường chứ không phải các quy luật Những truyện truyền miệng về các biến
cố, các “tin báo”, về chuyện hỗn loạn của những cái họa, phúc khác nhau là thiết chế như vậy” [80, tr 304]
Như vậy, theo quan niệm của Lotman thì vấn đề cốt tử ở “loại hình” chính là sự tương đồng/ thống nhất (của văn bản) về mặt cấu trúc/ “thiết chế” Và cũng vì
Trang 36“thiết chế” giữ vai trò quyết định đến việc kiến tạo cho nên văn bản truyện kể luôn nảy sinh hiện tượng chuyển dịch, thay đổi Các loại hình (văn bản) không bất biến mà “vận động” Tác giả viết tiếp: “Nhưng, như đã biết, trong văn bản nghệ thuật lại luôn xảy ra một sự trao đổi thường xuyên; những gì trong ngôn ngữ đã mất đi giá trị ngữ nghĩa độc lập thì nó lại được ngữ nghĩa hóa lần thứ hai và ngược lại (…) Các hệ thống xung đột không thay thế lẫn nhau mà nhập vào những quan hệ cấu trúc để
sinh ra một loại hình trật tự kiểu mới” [80, tr 322 ]
Vấn đề loại hình văn bản còn được Lotman triển khai, mở rộng thêm ở
những công trình nghiên cứu khác Ông phân tích những bất cập trong cách hiểu thông thường về loại hình văn bản Theo tác giả thì nguyên nhân là do người ta thường dựa vào các tiêu chí cụ thể như: “thông điệp riêng lẻ”, “tính phân khúc”,
“cảm nhận tương đối rõ rệt bằng trực giác”, “có mở đầu và kết thúc”, “có nội dung xác định… mà ra Ông cho rằng, điều quan trọng nhất của văn bản không nằm ở những dấu hiệu đó Vấn đề có tính chất quyết định của văn bản là do “hành chức”,
“cấu trúc”, “thiết chế” của nó
Qua một số trường hợp vừa nêu, có thể nhận thấy dù lĩnh vực nghiên cứu rất khác nhau (folklore, mỹ học, ngôn ngữ…) nhưng đều có một điểm chung rất cơ bản đó là sự gặp gỡ về phương pháp nhận thức Trước những đối tượng nghiên cứu phức tạp, các nhà khoa học đã tư duy theo mô thức loại hình; phân xuất đối tượng
thành các thứ/ lớp/ nhóm/ loại… dựa trên những đặc điểm mang tính cốt lõi, ổn
định, xuyên suốt Tất nhiên, đặc điểm của các “loại hình” không giống nhau về tính chất, hình thái, vì nó tùy thuộc vào đối tượng Chẳng hạn, đặc điểm của loại hình truyện cổ tích thần kỳ, theo Propp là “chức năng”, “cấu trúc”; đặc điểm văn bản truyện kể, theo Lotman là “thiết chế”; đặc điểm loại hình nghệ thuật, theo Cagan là
“chất liệu”, “phương thức thể hiện”… Tư tưởng, thao tác nghiên cứu của các học giả đã gợi ý cho chúng tôi đường hướng, cách thức tiếp cận truyện truyền kỳ Việt Nam trong vị thế một loại hình văn học
Truyện truyền kỳ Việt Nam là một hiện tượng văn học rất đa dạng Ranh giới giữa nó với những tác phẩm thuộc dạng truyện yêu ma, truyện chí quái chí dị, truyện huyễn tưởng, kinh dị… trên một số phương diện cụ thể quả là không thật sự
Trang 37rõ ràng Luôn có sự đan xen, xâm lấn giữa chúng về mặt hình thức, chức năng, giá trị, nguồn gốc… với những mức độ nhiều ít khác nhau Nhưng muốn tìm hiểu, nghiên cứu truyện truyền kỳ thì không thể không nhận diện, phân xuất, mô hình hóa… đối tượng Vì vậy, vận dụng phương pháp “tư duy loại hình” để giải quyết vấn đề đặt đặt ra, theo chúng tôi là một hướng tiếp cận thích hợp
2.1.1.2 Loại hình truyện truyền kỳ
Lâu nay, khi nói về truyện truyền kỳ, đa số các nhà nghiên cứu đều coi đó là một thể loại văn học Khái niệm “thể loại truyện truyền kỳ” xuất hiện trong hầu hết các công trình văn học sử, được sử dụng thống nhất trong các bộ từ điển văn học, sách giáo khoa, tài liệu dùng cho giảng dạy, nghiên cứu, học tập trong nhà trường,
từ bậc phổ thông cho đến bậc đại học Tuy vậy, nếu suy xét kỹ sẽ thấy quan niệm này có những điểm bất cập, không thỏa đáng
Trước tiên cần thấy rằng, ngay bản thân khái niệm “thể loại văn học” vốn đã không thật sự rõ ràng; việc xác định nội hàm của nó cũng rất khó khăn Trong tiếng Việt, từ “thể loại”, được cho là một “hình thức sáng tác văn học, nghệ thuật, phân chia theo phương thức phản ánh hiện thực, vận dụng ngôn ngữ” [172, tr 900] Tất nhiên, hiểu ý nghĩa từ “thể loại” như vậy không có gì sai, nhưng nó mới chỉ dừng ở mức độ gọi là “nôm na”, “phổ thông”, chứ chưa thể bao quát đầy đủ mọi phương diện, mọi sắc thái
Trên thực tế, quan niệm của giới nghiên cứu về thuật ngữ “thể loại văn học” cũng rất khác nhau Người ta có thể tách “thể” và “loại” thành các yếu tố riêng biệt; có khi “thể loại” lại được thay thế bằng khái niệm “thể tài”, hoặc thậm
chí không thừa nhận “thể loại”… Trong Từ điển thuật ngữ văn học, khái niệm thể
loại được các nhà biên soạn giải thích là “Dạng thức của tác phẩm văn học, được
hình thành và tồn tại tương đối ổn định trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, thể hiện ở sự giống nhau về cách thức tổ chức tác phẩm, về đặc điểm của các loại hiện tượng đời sống được miêu tả và về tính chất của mối quan hệ của nhà văn với các hiện tượng đời sống ấy (…) Người ta có thể tập hợp thành từng nhóm những tác phẩm văn học giống nhau về phương thức miêu tả và hình thức tồn tại chỉnh thể ấy Đó là cơ sở khách quan của sự tồn tại thể loại văn học và cũng là
Trang 38điều xuất phát để xây dựng nguyên tắc phân chia thể loại văn học (…) Lý luận văn học dựa vào các yếu tố ổn định mà chia tác phẩm thành các loại và các thể (hoặc thể loại, thể tài) Loại rộng hơn thể nằm trong loại Bất kỳ tác phẩm nào cũng thuộc một loại nhất định và quan trọng hơn là có một hình thức thể nào đó”
[42, tr 203-204] Cách diễn giảng của Từ điển thuật ngữ văn học mà chúng tôi
vừa dẫn tuy đầy đủ, chi tiết song khá phức tạp và cũng không thực sự rành mạch Bởi vì, nếu đã coi “thể” nằm trong “loại”, “thể” là một yếu tố thuộc về “loại”, vậy thì cách gọi chung chung (“thể loại”) rõ ràng là không hợp lý, không đảm bảo tính hệ thống khi phân loại tác phẩm văn học
Giới thuyết, tạo lập hệ thống các thuật ngữ vốn là công việc hết sức khó khăn đối với các nhà nghiên cứu lý thuyết, lý luận văn học từ xưa đến nay Tuy nhiên, ở luận án này, việc phân xuất truyện truyền kỳ với tư cách một yếu tố của văn học trung đại Việt Nam là điều bắt buộc, không thể né tránh Một khi khái niệm “thể loại” tỏ ra không phù hợp để “định danh” đối tượng (truyện truyền kỳ) như đã nói, thì cần phải có
giải pháp khác để thay thế Trong bối cảnh như vậy, chúng tôi dùng khái niệm loại hình
truyện truyền kỳ để gọi tên đối tượng nghiên cứu của mình
Như đã trình bày ở trên, khái niệm “loại hình” vốn được dùng để chỉ một tập hợp các sự vật, hiện tượng cùng có chung những đặc điểm cơ bản nào đó Theo quan niệm truyền thống (từ thời Aristote), các nhà nghiên cứu thường dùng khái niệm “loại hình” để chỉ những hình thức nghệ thuật khác nhau, được phân biệt bởi
“đặc điểm của đối tượng miêu tả, phương thức tái hiện, nhiệm vụ nghệ thuật và bởi cả những phương tiện vật chất chủ yếu tạo nên hình tượng nghệ thuật” [42, tr 127]
Dựa trên cơ sở này, người ta chia tác phẩm thành các loại hình nghệ thuật cụ thể như điêu khắc, kiến trúc, hội họa, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh, nhiếp ảnh, văn
học… Quan niệm như thế về “loại hình” được thể hiện một cách ổn định, thống
nhất trong công trình của các nhà nghiên cứu Điểm mấu chốt trong cách hiểu khái niệm “loại hình” theo lối “truyền thống” này chính là tính chất phức hợp, bao quát,
ôm trùm của nó Nói đến “loại hình” cũng có nghĩa là thừa nhận tính đa dạng, đa tạp của một hiện tượng văn học, nghệ thuật bất kỳ Các yếu tố trong một loại hình nào đó liên quan với nhau chủ yếu ở chất liệu dùng để sáng tác, phương thức thể
Trang 39hiện, nguyên tắc tiếp nhận… Tuy nhiên nếu chỉ dừng ở đấy, “loại hình nghệ thuật” xem ra lại không có gì quá khác biệt so với “phạm trù nghệ thuật”
Quan niệm “loại hình nghệ thuật” như vậy chỉ phù hợp với quá khứ Ngày nay, khi mà các ngành (hay hiện tượng/ lĩnh vực) nghệ thuật đang vận động theo xu hướng “tích hợp” với tốc độ cực kỳ nhanh chóng, thì quan niệm “loại hình” như một “phạm trù” là không còn hợp lý nữa Loại hình nghệ thuật cần được hiểu là một
“siêu hệ thống”, điều mà các nhà lý thuyết hàng đầu như V Propp, I Lotman, M Cagan… đã trình bày rất thuyết phục trong công trình của họ Nó gồm nhiều yếu tố được tổ chức theo nguyên tắc tầng bậc, lồng ghép, bao trùm lên nhau Một loại hình nghệ thuật cụ thể nào đó là một yếu tố nằm trong “hệ thống” bao trùm (hình thái ý thức thuộc thượng tầng kiến trúc) nhưng bản thân nó cũng đồng thời là một hệ thống (con) khác
Một quan niệm như thế về “loại hình” là cơ sở để chúng tôi phân xuất truyện truyền kỳ - đối tượng nghiên cứu ở luận án này Truyện truyền kỳ là một yếu tố nằm trong hệ thống lớn (văn học trung đại) nhưng bản thân nó cũng là một hệ thống, gồm nhiều yếu tố liên quan đến nhau Nói một cách hình ảnh thì đó là
“loại hình trong loại hình” Dùng “loại hình” để định vị truyện truyền kỳ theo chúng tôi là phù hợp Cách hình dung như thế về truyện truyền kỳ sẽ giúp tháo gỡ những bất hợp lý trong hoạt động nghiên cứu các hiện tượng văn hóa - văn học phức tạp như truyện truyền kỳ
Quan niệm truyện truyền kỳ Việt Nam là một loại hình văn học được nhà nghiên cứu Nguyễn Phong Nam đề xuất trong một số công trình, tập trung nhất là ở
chuyên luận Truyện truyền kỳ Việt Nam - đặc điểm hình thái, văn hóa & lịch sử
(2015) Ông cho rằng, do tính chất đặc thù của truyện truyền kỳ Việt Nam, không nên
coi đó là một thể loại văn học Theo tác giả thì trên thực tế, những gì chứa đựng trong
các tác phẩm và liên quan đến “truyện truyền kỳ” là quá đa dạng, phức tạp Trước tiên, xét về cách thức biểu hiện, truyện truyền kỳ vừa có tính chất của tác phẩm văn học viết (văn xuôi), lại vừa có tính chất của văn học truyền miệng (hình thái truyện kể); nói cách khác, đây là một sản phẩm được “lai tạo” giữa văn học truyền khẩu với văn học thành văn Trên phương diện phong cách nghệ thuật, truyện truyền kỳ là thứ
Trang 40văn chương được kết hợp bởi nhiều nguồn, vì thế cũng là lối văn chương đa tạp về phong cách Hơn nữa, nếu như xét về tính năng, công dụng thì hiện tượng văn học này thuộc dạng dung hợp; không chỉ “văn - triết - sử” mà còn là tôn giáo, tín ngưỡng, địa chí, phong tục Thực chất nó là dạng folklore được “tân biên” thành một thứ văn
chương bác học Thế cho nên muốn định danh một cách hợp lý, thay vì gọi là thể
loại, thể tài, tác giả đề xuất khái niệm loại hình văn học (typology of literature) Quan
niệm này của tác giả là hợp lý
Trong nghiên cứu văn học, nhất là với đối tượng văn học truyền thống, tiếp cận đối tượng bằng tư duy loại hình là một trong những hướng tiếp cận toàn diện, có khả năng bao quát được cùng lúc nhiều vấn đề phức tạp Nó giúp cho người nghiên cứu có thể lĩnh hội, phân tích, so sánh và đối chiếu các giác độ của tác phẩm một cách hợp lý và sâu sắc Thao tác so sánh, nhất là so sánh loại hình, cho phép người nghiên cứu nhận ra những điểm tương đồng, những điểm khác biệt, quá trình biến đổi cùng các nguyên nhân, ý nghĩa của từng kiểu loại khác nhau trong một hệ thống văn học
Xét toàn bộ tiến trình lịch sử văn chương cổ điển Việt Nam, truyện truyền kỳ là một thành tựu lớn, một chỉ dấu về sự phát triển vượt bậc cả về tư tưởng, tư duy và nghệ thuật Nó không đơn thuần là kết quả từ quá trình “văn xuôi hoá”, “bác học hóa” các truyện kể dân gian mà là cả một di sản văn hoá - văn học đặc sắc Những câu chuyện có vẻ huyễn hoặc khó tin đó thực chất là những tác phẩm kết tinh các giá trị văn hoá - lịch sử được hình thành qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước Nó cũng là kết quả từ quá trình giao lưu, tiếp xúc với các nền văn học trong khu vực Vì thế, truyện truyền kỳ mang đậm dấu ấn tâm thức văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng của cộng đồng dân tộc Việt
Tóm lại, truyện truyền kỳ Việt Nam là những tác phẩm tự sự được viết bằng
chữ Hán, chủ yếu nói đến những điều liên quan đến văn hóa, lịch sử Việt Nam, xoay quanh các chủ đề quen thuộc như “kỳ nhân”, “linh địa”, “quái sự”… Nó hình thành chủ yếu theo phương thức “tân biên” các giai thoại, truyền thuyết, truyện kể từng được lưu giữ trong cộng đồng, hoặc có thể là sự mô phỏng, phóng tác, hư cấu theo lối một lối riêng Tuy cũng sử dụng yếu tố kỳ ảo, dị thường làm phương tiện,