1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam

167 158 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 167
Dung lượng 1,75 MB

Nội dung

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong số những thành tựu của văn học Việt Nam thời trung đại, truyện truyền kỳ là một trường hợp hết sức độc đáo. Nó không chỉ có giá trị lớn lao về mặt văn chương mà còn chứa đựng nhiều giá trị khác như văn hoá, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng… Ẩn chứa dưới hình thức những chuyện quái lạ, dị thường, truyện truyền kỳ là một phương thức lưu giữ ký ức cộng đồng rất bền bỉ, hiệu quả. Theo một cách thức riêng, nó không chỉ phản ánh hiện thực đời sống đương thời mà còn chuyển tải những thông điệp quan trọng về lịch sử, văn hoá dân tộc cho các thế hệ tiếp nối. Xét trên phương diện văn học sử, truyện truyền kỳ là bằng chứng sinh động cho quy luật tiếp biến thể loại, vốn là một trong những điểm đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam. Truyện truyền kỳ được hình thành dựa trên nhiều yếu tố. Một mặt, nó là kết quả của quá trình tiếp thu, tiếp biến những mẫu hình cơ bản trong lối truyện “chí quái”, “chí dị” của văn học cổ điển Trung Hoa; mặt khác, là kết quả do chính sự vận động của văn học dân tộc, đặc biệt là quá trình “thư tịch hoá” các truyền thuyết, giai thoại văn học dân gian. Điều này đã góp phần tạo nên bước đột phá của văn xuôi tự sự giai đoạn thế kỷ XVII - XIX. Không những thế, chính những áng văn xuôi mẫu mực như Lĩnh Nam chích quái lục, Thánh Tông di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả, Lan Trì kiến văn lục… còn ảnh hưởng, tác động đến quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc. Sự nở rộ của lối truyện “phỏng truyền kỳ”, “truyện đường rừng” trong văn xuôi quốc ngữ đầu thế kỷ XX đã chứng minh điều đó. Với vai trò, vị trí như thế, không có gì khó hiểu khi truyện truyền kỳ Việt Nam trở thành đối tượng thu hút mạnh mẽ sự chú ý của giới chuyên môn từ rất sớm. Nhiều kết quả nghiên cứu về truyện truyền kỳ đã được công bố trên các diễn đàn khoa học trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, với một đối tượng như truyện truyền kỳ, vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết một cách triệt để. Chẳng hạn, những vấn đề có tính “lý thuyết” như đặc điểm truyện truyền kỳ, nguồn gốc và quá trình vận động của nó; những vấn đề cụ thể, như sự khác biệt của truyện truyền kỳ Việt Nam so với truyện “chí quái”, “chí dị” của các nước thuộc nhóm “đồng văn” (Trung Quốc - Nhật Bản - Triều Tiên), hoặc vai trò của truyện truyền kỳ trong đời sống tinh thần người Việt… Chính vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu truyện truyền kỳ theo những cách thức, phương pháp khác, với mong muốn góp phần nhận thức thấu đáo, đầy đủ hơn về đối tượng này là điều rất cần thiết. Nhìn một cách tổng thể, có thể thấy nguyên nhân của những vướng mắc ở một số công trình nghiên cứu về truyện truyền kỳ từ trước tới nay thường là do cách thức tiếp cận. Truyện truyền kỳ, với tư cách một đối tượng của hoạt động nghiên cứu văn học, luôn được mặc định là một yếu tố/ bộ phận của văn xuôi trung đại và được gọi là thể loại (hoặc “tiểu loại”). Quan niệm như thế ít nhiều cũng tạo ra những điểm bất cập; ảnh hưởng đến việc nhận thức một cách đầy đủ về đối tượng. So với các thể loại khác (như truyện ma, truyện kinh dị, truyện chí quái…), điểm đặc biệt của truyện truyền kỳ Việt Nam nằm ở phương thức hình thành và giá trị cốt lõi của nó. Có thể nói, truyện truyền kỳ Việt Nam là một hiện tượng văn hóa - văn học đặc thù. Nếu nhìn nó dưới quan điểm thể loại thì phải nói rằng truyện truyền kỳ là một “siêu thể loại”; tức là một “thể loại” được hình thành trên cơ sở hỗn dung nhiều (thể loại) khác nhau. Sự trùng lặp, chồng chéo này không chỉ gây khó khăn trong diễn đạt, trình bày kết quả nghiên cứu mà còn ảnh hưởng đến quá trình nhận thức. Để khắc phục tình trạng trên, truyện truyền kỳ cần được mở rộng hướng tiếp cận; đối tượng sẽ được nhìn nhận theo một nhãn quan khác. Ở luận án này, chúng tôi xem nó như một loại hình văn học. Có thể xem đây là một sự bổ sung về mặt phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu truyện truyền kỳ Việt Nam. Đấy cũng là những lý do cơ bản để chúng tôi chọn đề tài “Đặc điểm loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu của luận án này.

ĐẠI HỌC HUẾ QUẢNG VĂN NGỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC QUẢNG VĂN NGỌC  LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM  HUẾ - 2020 HUẾ - 2020 10bìa/170tr CHỮ VIẾT TẮT TÊN TÁC PHẨM TRONG LUẬN ÁN - CDTK : Công dư tiệp ký DS : Dã sử HĐTD : Hát đông thư dị LNCQL : Lĩnh Nam chích qi lục LTKVL : Lan Trì kiến văn lục MHTL : Mẫn Hiên thuyết loại NOML : Nam Ông mộng lục NTTDT : Nam thiên trân dị tập SCTT : Sơn cư tạp thuật TTTL : Tam tổ thực lục TTKL : Tân truyền kỳ lục TVDL : Thính văn dị lục TKML : Truyền kỳ mạn lục TKTP : Truyền kỳ tân phả TTDT : Thánh Tông di thảo TTNL : Tang thương ngẫu lục TUTANL : Thiền uyển tập anh ngữ lục TTK : Tục truyền kỳ TVDL : Thính văn dị lục VĐULT : Việt điện u linh tập VNKPSL : Việt Nam kỳ phùng lục VNTS : Vân nang tiểu sử MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Lý chọn đề tài Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu 5 Đóng góp của luận án 6 Bố cục của luận án Chương TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .8 1.1 Tình hình nghiên cứu truyện truyền kỳ nói chung 1.1.1 Vấn đề văn bản truyện truyền kỳ 1.1.2 Vấn đề nghiên cứu so sánh truyện truyền kỳ 13 1.2 Những vấn đề nghiên cứu liên quan đề tài luận án 17 1.2.1 Về nguồn gốc và tiêu chí xếp loại truyện truyền kỳ .17 1.2.2 Về nội dung, ý nghĩa của truyện truyền kỳ Việt Nam 19 1.2.3 Về đặc điểm nghệ thuật của truyện truyền kỳ Việt Nam .21 1.3 Đánh giá về tình hình nghiên cứu và vấn đề đặt của luận án 23 1.3.1 Một số nhận định chung về tình hình nghiên cứu 23 1.3.2 Những vấn đề đặt của luận án 25 Chương LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM - QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG VÀ PHÁT TRIỂN 26 2.1 Truyện truyền kỳ - mợt loại hình văn học .26 2.1.1 Cơ sở lý thuyết về “loại hình”, “loại hình truyện truyền kỳ” 26 2.1.2 Nguồn gốc và giá trị của truyện truyền kỳ Việt Nam 35 2.2 Quá trình vận động của truyện truyền kỳ việt nam xét phương diện loại hình 46 2.2.1 Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XIV - truyện truyền kỳ mối tương quan với văn học chức năng, nghi lễ, tôn giáo 47 2.2.2 Từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII - quá trình hoàn thiện truyện truyền kỳ đường tiếp thu, tiếp biến các giá trị văn hóa, văn học 50 2.2.3 Từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX - quá trình chuyển hóa và kết thúc loại hình truyện truyền kỳ .56 TIỂU KẾT .59 Chương LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM - NHỮNG GIÁ TRỊ VĂN HÓA, LỊCH SỬ .61 3.1 Ký ức lịch sử, văn hóa của dân tộc truyện truyền kỳ 61 3.1.1 Truyện truyền kỳ - một lối “sử truyện” 61 3.1.2 Truyện truyền kỳ và các giá trị văn hóa Việt Nam 82 3.2 Thế giới “linh”, “dị” truyện truyền kỳ 92 3.2.1 Truyện “dị nhân”, “quái sự” 93 3.2.2 Truyện “nhân - quả”, “báo ứng” 101 TIỂU KẾT 105 Chương ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM TỪ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN 107 4.1 Cốt truyện và phương thức tổ chức cốt truyện truyện truyền kỳ 107 4.1.1 Đặc điểm cốt truyện truyện truyền kỳ 107 4.1.2 Phương thức tổ chức cốt truyện truyện truyền kỳ 112 4.2 Phương thức xây dựng hình tượng nghệ thuật truyện truyền kỳ 114 4.2.1 Hình tượng nhân vật truyện truyền kỳ 114 4.2.2 Hình tượng không gian, thời gian truyện truyền kỳ 119 4.3 Lời văn truyện truyền kỳ 125 4.3.1 Lối văn “truyện kể” truyện truyền kỳ 125 4.3.2 Sự đa dạng của văn bản truyện truyền kỳ 131 TIỂU KẾT 134 KẾT LUẬN 137 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong số thành tựu của văn học Việt Nam thời trung đại, truyện truyền kỳ là một trường hợp hết sức độc đáo Nó không có giá trị lớn lao về mặt văn chương mà chứa đựng nhiều giá trị khác văn hoá, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng… Ẩn chứa hình thức chuyện quái lạ, dị thường, truyện truyền kỳ là một phương thức lưu giữ ký ức cộng đồng rất bền bỉ, hiệu quả Theo một cách thức riêng, nó không phản ánh hiện thực đời sống đương thời mà chuyển tải thơng điệp quan trọng về lịch sử, văn hoá dân tộc cho các thế hệ tiếp nối Xét phương diện văn học sử, truyện truyền kỳ là chứng sinh động cho quy luật tiếp biến thể loại, vốn là một điểm đặc trưng của văn học trung đại Việt Nam Truyện truyền kỳ hình thành dựa nhiều yếu tố Một mặt, nó là kết quả của quá trình tiếp thu, tiếp biến mẫu hình bản lối truyện “chí quái”, “chí dị” của văn học cổ điển Trung Hoa; mặt khác, là kết quả chính sự vận động của văn học dân tộc, đặc biệt là quá trình “thư tịch hoá” các truyền thuyết, giai thoại văn học dân gian Điều này góp phần tạo nên bước đột phá của văn xuôi tự sự giai đoạn thế kỷ XVII - XIX Không thế, chính áng văn xuôi mẫu mực Lĩnh Nam chích qi lục, Thánh Tơng di thảo, Truyền kỳ mạn lục, Truyền kỳ tân phả, Lan Trì kiến văn lục… ảnh hưởng, tác đợng đến quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc Sự nở rộ của lối truyện “phỏng truyền kỳ”, “truyện đường rừng” văn xuôi quốc ngữ đầu thế kỷ XX chứng minh điều đó Với vai trò, vị trí thế, khơng có khó hiểu truyện truyền kỳ Việt Nam trở thành đối tượng thu hút mạnh mẽ sự ý của giới chuyên môn từ rất sớm Nhiều kết quả nghiên cứu về truyện truyền kỳ công bố các diễn đàn khoa học nước và nước ngoài Tuy nhiên, với một đối tượng truyện truyền kỳ, vẫn nhiều vấn đề chưa giải quyết một cách triệt để Chẳng hạn, vấn đề có tính “lý thuyết” đặc điểm truyện truyền kỳ, nguồn gốc và quá trình vận đợng của nó; vấn đề cụ thể, sự khác biệt của truyện truyền kỳ Việt Nam so với truyện “chí quái”, “chí dị” của các nước thuộc nhóm “đồng văn” (Trung Quốc - Nhật Bản - Triều Tiên), vai trò của truyện truyền kỳ đời sống tinh thần người Việt… Chính vậy, việc tiếp tục nghiên cứu truyện truyền kỳ theo cách thức, phương pháp khác, với mong muốn góp phần nhận thức thấu đáo, đầy đủ về đối tượng này là điều rất cần thiết Nhìn mợt cách tổng thể, có thể thấy ngun nhân của vướng mắc mợt số cơng trình nghiên cứu về truyện truyền kỳ từ trước tới thường là cách thức tiếp cận Truyện truyền kỳ, với tư cách một đối tượng của hoạt động nghiên cứu văn học, mặc định là một yếu tố/ bộ phận của văn xuôi trung đại và gọi là thể loại (hoặc “tiểu loại”) Quan niệm thế ít nhiều tạo điểm bất cập; ảnh hưởng đến việc nhận thức một cách đầy đủ về đối tượng So với các thể loại khác (như truyện ma, truyện kinh dị, truyện chí quái…), điểm đặc biệt của truyện truyền kỳ Việt Nam nằm phương thức hình thành và giá trị cốt lõi của nó Có thể nói, truyện truyền kỳ Việt Nam là một hiện tượng văn hóa - văn học đặc thù Nếu nhìn nó quan điểm thể loại phải nói truyện truyền kỳ là một “siêu thể loại”; tức là mợt “thể loại” hình thành sở hỗn dung nhiều (thể loại) khác Sự trùng lặp, chồng chéo này không gây khó khăn diễn đạt, trình bày kết quả nghiên cứu mà ảnh hưởng đến quá trình nhận thức Để khắc phục tình trạng trên, truyện truyền kỳ cần mở rộng hướng tiếp cận; đối tượng nhìn nhận theo mợt nhãn quan khác Ở luận án này, xem nó mợt loại hình văn học Có thể xem là một sự bổ sung về mặt phương pháp luận quá trình nghiên cứu truyện truyền kỳ Việt Nam Đấy là lý bản để chúng tơi chọn đề tài “Đặc điểm loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu của luận án này MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Mục tiêu chủ yếu của luận án này là hướng đến việc làm rõ đặc điểm của truyện truyền kỳ Việt Nam vị thế mợt loại hình văn học Điều đó thể hiện qua các vấn đề chủ yếu quy luật vận động, các đặc điểm thuộc phương diện nội dung và nghệ thuật của loại hình truyện truyền kỳ Trên sở mục tiêu tổng thể xác định vậy, luận án tập trung giải quyết nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Thứ nhất, trình bày mợt cái nhìn tổng quát, có hệ thống về lịch sử của truyện truyền kỳ, từ quá trình hình thành, đường vận động, các giai đoạn phát triển… đồng thời phác thảo diện mạo của loại hình văn học này - Thứ hai, phân tích điểm đặc trưng của truyện truyền kỳ Việt Nam thông qua việc phát hiện, đánh giá các yếu tố cụ thể thuộc về nội dung và hình thức nghệ thuật (như hệ thống chủ đề, đề tài, thế giới hình tượng, tổ chức tác phẩm, các phương thức trần thuật…) các tác phẩm - Thứ ba, tìm hiểu mối quan hệ truyện truyền kỳ với văn hóa - văn học dân gian; vai trò truyện truyền kỳ tiến trình văn học trung đại Việt Nam Luận án xem xét hiện tượng tương tác của truyện truyền kỳ Việt Nam tương quan truyện truyền kỳ khu vực Ngoài điểm chính nêu trên, một số vấn đề khác có liên quan đến phương diện lý thuyết, lý luận về loại hình trụn trùn kỳ chúng tơi đề cập và cố gắng giải quyết phần nào luận án ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là truyện truyền kỳ Việt Nam Khái niệm truyện truyền kỳ mà sử dụng luận án này hiểu là kiểu truyện ký viết chữ Hán, hình thành sở tiếp thu, tiếp biến từ nhiều nguồn, chủ yếu từ văn học dân gian; nội dung câu chuyện kỳ - lạ nhân vật, vật, việc nước ta; qua bổ khuyết, bảo tồn xiển dương giá trị lịch sử, văn hóa Việt Nam Nói cụ thể hơn, đó là truyện ký Hán văn lấy yếu tố kỳ ảo, dị thường làm phương tiện để bổ sung vào Việt sử khơng ghi biên một cách chính thức, với mục tiêu khẳng định tính độc lập, độc đáo của văn hiến dân tợc Trụn trùn kỳ Việt Nam có quá trình hình thành và phát triển rất dài, khoảng từ thế kỷ XIII đến đầu thế kỷ XX Loại hình này có nhiều đặc điểm, tính chất riêng, không giống với các thể loại văn xuôi trung đại khác như: truyện, ký, tiểu thuyết Sự khác biệt thể hiện rất rõ nhiều phương diện, từ phương thức hình thành, giá trị nợi dung, hình thức nghệ tḥt, cho đến hình thái văn bản, chức sử dụng Nhìn chung, đó là đường “bác học hóa” hay là “thư tịch hóa” các yếu tố văn học dân gian Nó không giống lối “phỏng truyền kỳ” (mô tác phẩm truyền kỳ) dạng “yêu ngôn”, “truyện kinh dị”, “truyện đường rừng”… văn xuôi quốc ngữ chặng đầu thế kỷ XX Có thể nói về thực chất, truyện truyền kỳ là kết quả của quá trình “nâng cấp”, “chuẩn hóa” các giai thoại, truyện kể, truyền thuyết, thần tích, chuyện lạ… thuộc phạm trù văn hóa dân gian, theo thủ pháp, phương pháp nghệ thuật đặc thù Luận án tiếp cận để làm rõ đặc điểm của truyện truyền kỳ một số phương diện chủ yếu quá trình hình thành và phát triển, giá trị cốt lõi thuộc về nội dung hình thức của loại hình văn học này 3.2 Phạm vi nghiên cứu Trong luận án này, giá trị văn hóa - lịch sử và giá trị nghệ thuật của loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam là vấn đề tập trung nghiên cứu Vì lý khách quan và chủ quan, chúng tơi có thể tiến hành khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu, có giá trị nhất, mang tính chất đại diện, điển hình Đối với truyện truyền kỳ Việt Nam, văn bản tác phẩm vốn là vấn đề rất phức tạp, gây nhiều tranh cãi từ xưa đến Để phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu, luận án này, không sâu vào lĩnh vực văn bản học mà chủ yếu dựa vào văn bản tương đối ổn định, lấy đó làm sở cứ liệu để khảo sát Đó là các văn bản Việt điện u linh tập của Lý Tế Xuyên (Trịnh Đình Rư phiên dịch, Đinh Gia Khánh giới thiệu, hiệu đính, 2012), Nxb Hồng Bàng, (tái bản); Lĩnh Nam chích quái lục của Trần Thế Pháp (Vũ Quỳnh - Kiều Phú nhuận chính, Đinh Gia Khánh và Nguyễn Ngọc San phiên dịch, 2013), Nxb Trẻ (tái bản); Nam Ông mộng lục của Hồ Nguyên Trừng (Ưu Đàm - La Sơn soạn, dịch và giải, Nguyễn Đăng Na giới thiệu, 1999), Nxb Văn học; Thánh Tông di thảo (khuyết danh, Nguyễn Bích Ngô dịch và thích, Phạm Văn Thắm giới thiệu, 2001), Nxb Văn học; Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ (Trúc Khê dịch, 2016), Nxb Hội Nhà văn (tái bản); Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm (Ngô Lập Chi, Trần Văn Giáp dịch và thích, Phạm Văn Thắm giới thiệu, 2001), Nxb Văn học; Mẫn Hiên thuyết loại của Cao Bá Quát - Trương Quốc Dụng (Hoàng Văn Lâu dịch và giới thiệu, 2004), Nxb Hà Nội; Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ (Đơng Châu Nguyễn Hữu Tiến dịch, 1998), Nxb Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh; Tang thương ngẫu lục của Phạm Đình Hổ - Nguyễn Án (Trúc Khê - Ngô Văn Triện dịch, Trương Chính giới thiệu, thích, 2012), Nxb Hồng Bàng; Công dư tiệp ký của Vũ Phương Đề, tập (Tô Nam Nguyễn Đình Diệm dịch chú, 1961), Bợ Quốc gia Giáo dục x́t bản, Sài Gòn; Tục biên Cơng dư tiệp kí của Trần Trợ (Nguyễn Đăng Na, Nguyễn Thanh Chung dịch, Nguyễn Đăng Na giải và giới thiệu, 2008), Nxb Văn học; Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh (Hoàng Văn Lâu dịch và giới thiệu, 2013), Nxb Hồng Bàng; Tân truyền kỳ lục của Phạm Quý Thích (Hà Ngọc Xuyền dịch, thích, 1969), Trung tâm học liệu xuất bản; Việt Nam kỳ phùng lục (Khuyết danh, Phan Văn Các dịch, thích, 2008), Nxb Văn học; và một số tác phẩm khác PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Do tính chất đặc thù của đối tượng nghiên cứu (truyện truyền kỳ) thế quá trình triển khai đề tài ḷn án, chúng tơi sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu Một số phương pháp tiếp cận chủ yếu gồm: 4.1 Phương pháp nghiên cứu loại hình Phương pháp nghiên cứu loại hình thường vận dụng để nhận thức, khám phá đối tượng có hình thái đa dạng, phong phú, có số lượng lớn và quy mô khác Truyện truyền kỳ Việt Nam là một hiện tượng văn học rất phức tạp, khơng giá trị nợi dung, hình thức nghệ thuật, nguồn gốc xuất xứ mà cả về văn bản tác phẩm, phương thức lưu hành… Nó vừa có đặc điểm, tính chất của văn xuôi bác học, văn học thành văn, đồng thời mang đậm dấu ấn của văn học truyền khẩu, của truyện kể dân gian Sự đa dạng về mặt hình thức, nguồn gốc, chức của đối tượng đòi hỏi phải có phương pháp tiếp cận thích hợp Phương pháp loại hình có thể giúp nhận diện, phân loại, đánh giá truyện truyền kỳ một cách thuận lợi, hiệu quả 4.2 Phương pháp nghiên cứu điển hình/ trường hợp (case study) Phương pháp nghiên cứu “điển hình”/ “trường hợp” (case study) là cách nhận thức dựa kết quả khảo sát đối tượng lựa chọn có chủ ý Do đặc trưng của loại hình trụn trùn kỳ Việt Nam, chúng tơi đánh giá đặc điểm của nó sở các “mẫu” hay “trường hợp” có tính điển hình (những tác phẩm mang tính đại diện) Sử dụng phương pháp điển hình, luận án không tiến hành nghiên cứu toàn bộ mà chọn một số trường hợp tiêu biểu Kết quả khảo sát các “mẫu” là cứ để từ đó khái quát nên đặc điểm và tính chất chung của truyện truyền kỳ 4.3 Phương pháp phân tích, tổng hợp Phân tích, tổng hợp thường xem là phương pháp (hoặc thao tác) phổ biến quá trình nhận thức Đây là hai cách thức tiếp cận đối tượng nghiên cứu khác Trong phân tích là chia tách, phân xuất đối tượng thành các ́u tố, bợ phận riêng lẻ, tổng hợp lại thực hiện theo xu hướng ngược lại Ở đề tài này, sâu tìm hiểu đặc điểm nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm, tiến hành phân tích - tổng hợp đối tượng một cách linh hoạt; nghĩa là tuỳ vào tính chất, đặc điểm của tác phẩm để lựa chọn cách tiếp cận hợp lý nhất 4.4 Phương pháp so sánh, đối chiếu Mục tiêu của so sánh, đối chiếu là tìm nét tương đồng và dị biệt các đối tượng Ở luận án này, phương pháp/ thao tác so sánh, đối chiếu thực hiện các cấp độ khác nhau: so sánh tác phẩm với tác phẩm, so sánh các nhóm truyện truyền kỳ với nhau, so sánh truyện truyền kỳ với các thể loại/ loại hình khác; và một chừng mực nhất định, tiến hành việc so sánh truyện truyền kỳ Việt Nam và truyện của một số nền văn học khu vực Qua so sánh đối chiếu nhiều “cấp độ” vậy, diện mạo và đặc điểm truyện truyền kỳ Việt Nam bộc lộ một cách rõ ràng, cụ thể ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN Nghiên cứu đặc điểm loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam, cơng trình của chúng tơi có mợt số đóng góp mới, cụ thể sau: - Nhận diện, mơ tả loại hình trụn trùn kỳ Việt Nam; phân tích các nhóm truyện truyền kỳ theo một quan niệm - Đưa mợt cách nhìn khác về lịch sử loại hình truyện truyền kỳ Việt Nam; trình bày quá trình hình thành, phương thức tiếp thu, tiếp biến của loại hình, qua đó nêu bật vị thế văn học sử quy luật vận động của nó tiến trình lịch sử của văn học dân tợc - Làm rõ giá trị văn hóa - lịch sử của truyện truyền kỳ; vai trò, ý nghĩa của nó đời sống tinh thần của người Việt Nam ... tộc truyện truyền kỳ 61 3.1.1 Truyện truyền kỳ - một lối “sử truyện 61 3.1.2 Truyện truyền kỳ và các giá trị văn hóa Việt Nam 82 3.2 Thế giới “linh”, “dị” truyện truyền. .. tiêu chí xếp loại truyện truyền kỳ .17 1.2.2 Về nội dung, ý nghĩa của truyện truyền kỳ Việt Nam 19 1.2.3 Về đặc điểm nghệ thuật của truyện truyền kỳ Việt Nam .21 1.3 Đánh... 92 3.2.1 Truyện “dị nhân”, “quái sự” 93 3.2.2 Truyện “nhân - quả”, “báo ứng” 101 TIỂU KẾT 105 Chương ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TRUYỆN TRUYỀN KỲ VIỆT NAM TỪ PHƯƠNG

Ngày đăng: 19/03/2020, 15:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Aristote (Nhữ Thành dịch, 2007), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thơ ca
Nhà XB: Nxb Lao động
2. Nguyễn Phúc An (2015), “Từ truyện truyền kỳ Trung Quốc đến truyện truyền kỳ Việt Nam”, Tạp chí Hán Nôm (6), tr.52 - 72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ truyện truyền kỳ Trung Quốc đến truyện truyền kỳ Việt Nam”, "Tạp chí Hán Nôm
Tác giả: Nguyễn Phúc An
Năm: 2015
3. Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường (2005), Từ điển văn học Việt Nam (Từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển văn học Việt Nam
Tác giả: Lại Nguyên Ân, Bùi Văn Trọng Cường
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2005
4. Nhan Bảo (Trần Hải Yến dịch, 2004), “Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối với văn học Việt Nam”, Tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc ở châu Á(Từ thế kỷ XVII - thế kỷ XX), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối với văn học Việt Nam”, "Tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc ở châu Á
Nhà XB: Nxb Khoa học Xã hội
5. Nguyễn Chí Bền, Thạch Phương, Mai Hương (sưu tầm, 2015), Kho tàng truyện trạng Việt Nam, tập 1 & 2, Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện trạng Việt Nam
Nhà XB: Nxb Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh
6. Phan Kế Bính (2013), Nam hải dị nhân liệt truyện, Nxb Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nam hải dị nhân liệt truyện
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2013
7. Cagan, M. (Phan Ngọc dịch, 2004), Hình thái học của nghệ thuật, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thái học của nghệ thuật
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
8. Phan Văn Các (Hoàng Đức Quảng, Nguyễn Văn Sĩ, Phạm Văn Thắm dịch ra tiếng Pháp; Hoàng Hữu Xứng, Philippe Papin hiệu đính, 1994), Truyền kỳ mạn lục - Vaste recueil de la transmission des merveilles, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền kỳ mạn lục - Vaste recueil de la transmission des merveilles
Nhà XB: Nxb Thế giới
9. Hoàng Hồng Cẩm (1996), “Tác phẩm Tân biên Truyền kỳ mạn lục với văn học dân gian Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn học dân gian (10), tr.42 - 44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm Tân biên Truyền kỳ mạn lục với văn học dân gian Việt Nam”, Tạp chí" Nghiên cứu văn học dân gian
Tác giả: Hoàng Hồng Cẩm
Năm: 1996
10. Hoàng Hồng Cẩm (1996), “Thế giới nhân sinh trong thể loại truyện truyền kỳ”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (1), tr.42 - 44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới nhân sinh trong thể loại truyện truyền kỳ”, Tạp chí "Văn hóa nghệ thuật
Tác giả: Hoàng Hồng Cẩm
Năm: 1996
11. Hoàng Hồng Cẩm (1996), “Truyền kỳ mạn lục - tiếp cận từ hướng văn hóa học”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (3), tr.43 - 49 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền kỳ mạn lục - tiếp cận từ hướng văn hóa học”, Tạp chí "Văn hóa nghệ thuật
Tác giả: Hoàng Hồng Cẩm
Năm: 1996
12. Hoàng Hồng Cẩm (1999), Tân biên truyền kỳ mạn lục - Nghiên cứu văn bản và vấn đề dịch Nôm, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tân biên truyền kỳ mạn lục - Nghiên cứu văn bản và vấn đề dịch Nôm
Tác giả: Hoàng Hồng Cẩm
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 1999
13. Lê Nguyên Cẩn (2014), Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hoá, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hoá
Tác giả: Lê Nguyên Cẩn
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2014
14. Chevelier, J. - Gheebrant, A. (Phạm Vĩnh Cư dịch, 1997), Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới, Nxb Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
15. Phạm Tú Châu (1987), “Về mối quan hệ giữa Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục”, Tạp chí Văn học (3), tr.71 - 78 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về mối quan hệ giữa Tiễn đăng tân thoại và Truyền kỳ mạn lục”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Phạm Tú Châu
Năm: 1987
16. Phạm Tú Châu (1995), “Tiểu thuyết cổ điển Triều Tiên qua cách nhìn của B. L. Riftin”, Tạp chí Văn học (10), tr.60 - 61 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết cổ điển Triều Tiên qua cách nhìn của B. L. Riftin”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Phạm Tú Châu
Năm: 1995
17. Phạm Tú Châu (1996), “Truyền kỳ chữ Hán ở Hàn Quốc và Việt Nam”, Tạp chí Văn học (10), tr.36 - 40 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyền kỳ chữ Hán ở Hàn Quốc và Việt Nam”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Phạm Tú Châu
Năm: 1996
18. Phạm Tú Châu (1997), “Nhà Đông phương học B. L. Riftin và văn học cổ điển Việt Nam”, Tạp chí Văn học (6), tr.48 - 50 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhà Đông phương học B. L. Riftin và văn học cổ điển Việt Nam”, "Tạp chí Văn học
Tác giả: Phạm Tú Châu
Năm: 1997
19. Anh Chi (2005), “Vũ Trinh và bước phát triển mới của truyện truyền kỳ Việt Nam”, Tạp chí Văn nghệ (32), tr.5 - 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vũ Trinh và bước phát triển mới của truyện truyền kỳ Việt Nam”, "Tạp chí Văn nghệ
Tác giả: Anh Chi
Năm: 2005
20. Nguyễn Đổng Chi (1967), Việt Nam cổ văn học sử, Bộ Giáo dục - Nha văn hoá xuất bản, Sài Gòn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam cổ văn học sử
Tác giả: Nguyễn Đổng Chi
Năm: 1967

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w