IV. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT XÂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN • • • •
1. Những phương hưóng phát triển cơ bàn của pháp luột xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn hiện nay
TV UA PHÁP LU ^T
đảm tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội; phát triển mạnh kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: xây dựng, củng cổ' cơ chế vận hành nền kinh tế thị trường, hoạt động theo nguyên tắc thị trường, lấy thị trường làm cơ sở chủ yếu để phân bổ các nguồn lực, có sự điều tiết của nhà nước; phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả các thị trường cơ bản; phát triển các thành phần kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế;
• Giữ vững sự ổn định chính trị của đất nước, củng cố
khối đoàn kết toàn dân, thực hiện mục tiêu chung là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tăng cưòng quốc phòng và an ninh quốc gia, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
- Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân. Đổi mới tổ chức và hoạt động của nhà nước, xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, có hiệu lực và hiệu quả với đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị và có năng lực quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội; đổi mối hệ thông chính trị, củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội trước nhân dân;
- Phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; xây dựng
P k á p ỉuộỊ, lái sôV\g VÀ v ă n Vịóa c ồ n g s ả
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm cho văn hoá thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao;
- Mở rộng dân chủ xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, ghi nhận đầy đủ và bảo đảm tính hiện thực các quyền, tự do dân chủ của công dân trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hoá - xã hội... chống tiêu cực, làm lành mạnh các quan hệ xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trên các lĩnh vực, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội;
- Mở rộng quan hệ đối ngoại, giữ vững môi trường hoà bình vì sự phát triển của đất nước; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế;
- Chuyển dần những ưu việt của chủ nghĩa xã hội về mặt lý luận sang những ưu việt về thực tiễn, từng bước biến những lý tưởng, mục tiêu giải phóng con người lao động thành hiện thực trên đất nước Việt Nam.
2. Một số giải pháp hoàn thiện pháp luột xã hội chủ nghĩa Việt Nam giai đoạn hiện nay
- Tiếp tục đổi mới nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam; từ đó, tạo ra sự phù hợp hơn của pháp luật với các điều kiện kinh tế,
PM* A . PHÁP LỉaAT
chính trị, xã hội trong và ngoài nước để khắc phục những hạn chê kém phát triển, tạo ra sự ổn định, phát triển nhanh và bền vững của đất nước. Sự đổi mới các quy định pháp luật phải phù hợp với sự đổi mới kinh tế, chính trị - xã hội của đất nước. Hình thành và hoàn thiện những nhận thức lý luận mới về chủ nghĩa xã hội nói chung, về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói riêng. Những quan điểm về chủ nghĩa xã hội của thời kỳ đổi mới, hội nhập thể hiện ở những điểm cơ bản là: Chủ nghĩa xã hội hiện nay phải được xây dựng trên cơ sở nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; n h à nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; n ề n dân chủ
xã hội chủ nghĩa; sự lãnh đạo thông nhất của Đảng Cộng sản. Trên cơ sở những nhận thức lý luận mới về chủ nghĩa xã hội nói chung, vể con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nói riêng từ đó hình thành những cơ sở mới để chỉ đạo quá trình xây dựng, thực hiện pháp luật ở nước ta.
' Xây dựng pháp luật để củng cố, phát triển nhà nước p h áp quyền xã hội chủ nghĩa của nhăn dân, do nhăn dân, vì nhân dăn. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được xây dựng với đặc trưng cơ bản là: luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đảm bảo định hưóng phát triển xã hội chủ nghĩa của đất nứớc. Việc xây dựng và kiện toàn nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa cần tiếp tục theo hướng: xây dựng cơ chê vận hành cụ thể để bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nưốc thuộc về nhân dân
P K ó p luột/ lcTi sôV\g v à vcm K óa c ồ n g s<5
và nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Phân định rõ ràng, chính xác chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nưóc. Tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chông tham nhũng, lãng phí, đề cao nguyên tắc pháp chế trong hoạt động nhà nước và xã hội.
Tạo điều kiện để giải phóng con người trên tất cả các lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội, ở các cấp độ khác nhau.
Một trong những giá trị cao cả và cũng là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội ở nước ta là giải phóng con người khỏi những mưu sinh cực nhọc và những bất công xã hội, trong đó quan trọng nhất là giải phóng sức sản xuất (giải phóng người lao động), làm cho lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao, tạo điều kiện cho những quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa hình thành và phát triển một cách tự nhiên, đúng với quy luật vận động và phát triển của chúng nhằm đáp ứng ngày một nhiều hơn, tốt hơn những nhu cầu vật chất của con ngưòi.
Việc giải phóng người lao động cần được tiến hành trên tất cả các lĩnh vực quan trọng là kinh tế, chính trị và tinh thần. Chỉ khi nào đáp ứng được đầy đủ những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người (của mỗi người và của tất cả mọi người) thì mới có điều kiện vật chất thực sự để giải phóng con người, trả lại cho con người bản chất đích thực của nó. Khi đó, con ngưòi mới thật sự làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, làm chủ bản thân và nhân dân lao động
P M n A P H Á P L U Ậ T
mới có khả năng được hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần do mình sáng tạo ra.
Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải được ban hành phù hợp, kích thích sự sáng tạo và phát triển, tạo ra môi trường thuận lợi để khuyến khích, nuôi dưỡng và thúc đẩy mọi năng lực sáng tạo của mỗi người, mỗi cộng đồng.
Thực hiện đoàn kết dân tộc, đoàn kết toàn dân và tinh thần quốc tế vô sản. Đoàn kết là sức mạnh vô địch, là truyền thống quý báu của dân tộc nên phải được củng cố và phát triển sâu rộng trên cơ sở liên minh vững chắc giữa giai 'cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Pháp luật cần có những quy định để phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc, ý chí tự lực, tự cưòng và lòng tự hào dân tộc vì mục tiêu dân giàu, nưốc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Theo đó, trong pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải đưa ra được những chính sách cụ thể đốỉ với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, các doanh nhân, thế hệ trẻ, phụ nữ, cựu chiến binh, người cao tuổi, các dân tộc, các tôn giáo khác nhau, đồng bào định cư ở nước ngoài. Kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, lợi ích tập thể
và lợi ích toàn xã hội. Tôn trọng những ý kiến khác nhau
không trái với lợi ích chung của dân tộc, xoá bỏ định kiến, phân biệt đôì xử, xây dựng tinh thần cởi mỏ, tin cậy lẫn nhau, hướng tối tương lai.
P K á p lu ật, lôi sôVi0 v à v ã n Wóa côr»g s<5
Dân chủ hoá các hoạt động nhà nước và xã hội. Mục tiêu và động lực của quá trình đối mới, thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đất nước ta hiện nay là dân chủ. Điều này đòi hỏi pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải: ghi nhận và mở rộng các thiết chế dân chủ, những hình thức dân chủ phong phú do nhân dân sáng tạo; thúc đẩy nhanh quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân; đẩy mạnh việc cải cách bộ máy nhà nước theo hưống dân chủ hoá; từng bước tiến hành công khai hoá các hoạt động nhà nước, các chính sách, pháp luật với phương châm: “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”\ đẩy mạnh việc phân công, phân cấp, nâng cao quyền tự chủ của địa phương, của cấp dưới; thực hiện quy chê dân chủ ở cơ sở; giảm bớt các thủ tục gây phiền hà, sách nhiễu đối vâi nhân dân, các doanh nghiệp, nhất là thủ tục hành chính...
Tạo cơ chê và hình thức tổ chức thích hợp để thu hút, tạo điều kiện cho mọi ngưòi, mọi tầng lớp nhân dân tham gia các công việc chung của Nhà nước và xã hội. Xây dựng và hoàn thiện cơ chê để nhân dân có thể thụ hưởng và thực hiện các quyền dân chủ trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... bằng pháp luật, làm sao đê pháp luật thực sự là mong muốh, nguyện vọng của các tầng lóp nhân dân.
Ngày càng nhân đạo, ưì con người. Pháp luật xã hội chủ
nghĩa Việt Nam phải ghi nhận, tôn trọng và bảo đảm thực hiện các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, vàn hoá và xã hội. cần tiếp tục nghiên cứu để xoá bỏ dần hình
P K á * A P H Á P L U ^ T
phạt tử hình, giảm bớt các hành vi bị coi là tội phạm; đẩy mạnh việc bảo vệ quyền công dân, thành lập thêm các toà chuyên trách, mở rộng thẩm quyền của toà án, cải tiến các thủ tục xét xử của toà án theo hướng đơn giản, dân chủ, chính xác, nhanh gọn, hiệu quả.
Tạo môi trường thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tự do sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. Hoàn thiện pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho phù hợp hơn với đạo đức, văn hoá, truyền thông dân tộc, thể hiện tính nhân văn, nhân bản trong các quy định pháp luật và các hoạt động xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật.
Công khai, minh bạch và hài hoà. Tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm, mô hình pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong nền kinh tế thị trường ở các nước khác, nhất là những nước đã có nhiều kinh nghiệm xây dựng và vận hành nền kinh tê thị trường để vận dụng vào hoàn cảnh, điều kiện Việt Nam. Từng bưốc xây dựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật Việt Nam phù hợp với pháp luật quôc tế, loại trừ dần những mâu thuẫn trong pháp luật, làm cho pháp luật Việt Nam xích lại gần hơn với pháp luật của các nước khác, tương thích với các quy định của các tổ chức mà Việt Nam đã gia nhập, phục vụ quá trình hội nhập.
Tiến hành công khai, minh bạch hoá việc hoạch định, ban hành và thực thi các chính sách, các quy định pháp
P K á p !m£+/ lôi sôV\g v à v ă n h ó a c ô n g SỞ
luật của đất nước. Từng bước nâng cao an toàn pháp lý cho các tổ chức và các cá nhân trong và ngoài nưóc trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác.
Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và định hướng phát triển xã hội xã hội chủ nghĩa của đất nước. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng cũng chính là đảm bảo định hưống phát triển xã hội xã hội chủ nghĩa của đất nước. Do đó, pháp luật Việt Nam phải góp phần củng cố vai trò lãnh đạo của Đảng, tạo điều kiện để nâng cao hơn nữa bản lĩnh chính trị và sức chiến đấu của Đảng trong điều kiện mới.
Mở rộng phạm vi điều chỉnh lên các quan hệ xã hội, đẩy mạnh hoạt động pháp điển hoá pháp luật, đa dạng hoá các loại nguồn luật. Nâng cao vai trò của pháp luật Việt Nam bằng cách mở rộng phạm vi điều chỉnh pháp luật lên những quan hệ xã hội quan trọng. Đẩy mạnh hoạt động pháp điển hoá pháp luật, đa dạng hoá các loại nguồn luật, đáp ứng được nhu cầu phát triển đa dạng của các lĩnh vực đời sông xã hội Việt Nam hiện nay.