III. VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
2. Pháp luật xã hội chù nghĩa Việt Nam là phương tiện mà thông qua đó Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xã hộ
thông qua đó Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xã hội
ở nưốc ta hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Đảng lãnh đạo xã hội bằng đưòng lối, chính sách và đường lối, chính sách của Đảng được Nhà nước thể chê hoá thành pháp luật. Do vậy, pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam được coi là một trong những phương tiện mà thông qua đó Đảng lãnh đạo xã hội. Pháp luật xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hình thức biểu hiện tập trung nhất đường lối, chính sách của Đảng và đưa chúng vào đời sông xã hội, biến chúng thành hiện thực. Pháp luật thể hiện đường lối, chính sách của Đảng một cách chi tiết, đặc thù dưới dạng các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung-đối với toàn xã hội và được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước, trong đó có các biện pháp cưỡng chế nhà nưóc rất nghiêm khắc. Dưới hình thức pháp luật, đưòng lối, chính sách của Đảng sẽ được triển
P M * P - H Á P L t ^ Ậ T
khai thực hiện nhanh, chính xác và có hiệu quả cao trên quy mô toàn xã hội.
Các hoạt động pháp luật thực tiễn sẽ là cơ sở để kiểm nghiệm tính đúng đắn, kịp thời của đường lối, chính sách của Đảng, nghĩa là nếu đường lối, chính sách của Đảng đúng thì pháp luật sẽ phát huy được vai trò và tính hiệu quả của mình, ngược lại, nếu trong chính sách của Đảng có những sai lầm thì sẽ dẫn đến sự kém hiệu quả của pháp luật. Trong đời sông xã hội, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước có quan hệ rất mật thiết với nhau, luôn hỗ trợ cho nhau nhưng không thay thế nhau.