Pháp luật vối nhà nưóc

Một phần của tài liệu Pháp luật, lối sống và văn hóa công sở (Trang 49)

II. CÁC MÓI QUAN HỆ Cơ BẢN CỦA PHÁP LUẬT 1 Pháp luật vói kinh tế

5. Pháp luật vối nhà nưóc

Pháp luật và nhà nước là hai hiện tượng đều thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội, đều phụ thuộc và do cơ sở hạ tầng kinh tế quyết định. Nhà nước là một tổ chức, còn pháp luật là hệ thông các quy tắc xử sự.

Pháp luật và nhà nước luôn có quan hệ mật thiết với nhau, cùng ra đòi, tồn tại và phát triển. Nhà nưốc và pháp luật luôn thống nhất với nhau, chúng được xây dựng trên cùng một cơ sở kinh tê và có chung cơ sở xã hội nên chúng có chung bản chất (nhà nước nào thì pháp luật ấy), chung mục đích là duy trì quản lý đời sông xã hội vì lợi ích của lực lượng cầm quyền, vì hạnh phúc của nhân dân.

Nhà nước và pháp luật không thể tồn tại thiếu nhau. Nhà nưốc cần tới pháp luật để tổ chức bộ máy nhà nước cho khoa học, phát huy được sức mạnh của bộ máy nhà nước. Quy định thẩm quyền của các cơ quan nhà nước để tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn, xác định mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với các tổ chức xã hội và nhân dân để tránh tình trạng tuỳ tiện, lạm quyền (bạo lực không đi liền với công lý thì tàn bạo; quan hệ giữa người cầm quyền và người bị cầm quyền phải là quan hệ pháp luật), không thông nhất trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Nhà nưốc quản lý xã hội bằng pháp luật nên pháp luật còn được coi là phương tiện mà nhà nưốc sử dụng để quản

P K á p luột/ lôi sồV\0 v à v ã n k ó a c ổ n g s ỗ

lý xã hội. Có thể nói, hầu hết các lĩnh vực khác nhau của

đời sông x ã hội như k in h tế, ch ín h trị, v ă n h o á - x ã hội đều

được nhà nước quản lý bằng pháp luật. Với những thuộc tính của mình, pháp luật là công cụ quản lý xã hội quan trọng bậc nhất trong xã hội có giai cấp. Do vậy, chỉ quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực quan trọng đó của đời sông xã hội thì mục đích của việc quản lý mới đạt được và có hiệu quả cao, Các nhà nước cần quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế.

Về phần mình, pháp luật cũng không thể thiếu được nhà nước. Thông qua nhà nước mà pháp luật thê hiện được

m ìn h dưới d ạng các quy tắ c xử sự m a n g t ín h b ắ t buộc

chung đốì với toàn xã hội (nhà nước là tổ chức đại diện chính thức cho toàn xã hội, tựa hồ như đứng trên xã hội đã tạo cho pháp luật vị thế quan trọng, bắt buộc đối với toàn xã hội). Hơn thế nữa, pháp luật lại được nhà nước bảo đảm thực hiện. Nếu không có nhà nước bảo đảm thì pháp luật sẽ không được thực hiện nghiêm minh, không phát huy được vai trò, được sức mạnh, tác dụng của mình trong đời sống xã hội.

Như vậy, pháp luật và nhà nước luôn tác động, hỗ trợ cho nhau, tạo tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của nhau. Không thể có nhà nước đứng trên pháp luật. Nhà nước ban hành ra pháp luật, song tự mình Nhà nước cũng phải nghiêm chỉnh thi hành các quy định pháp luật đang có hiệu lực. Việc nhận thức đúng đắn mối quan hệ giữa nhà

P k ổ n A ' P H Á P L l ^ Ậ T

nước và pháp luật sẽ có ý nghĩa rất lốn trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền vì sự phát triển, tiến bộ xã hội và vì lợi ích của con người.

Một phần của tài liệu Pháp luật, lối sống và văn hóa công sở (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)