Hình thức của pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật, lối sống và văn hóa công sở (Trang 31)

Hình thức của pháp luật là phương thức thể hiện và tồn tại của pháp luật (ý chí nhà nước được thể hiện dưới

dạng các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành). Nếu pháp luật là ý chí được nâng lên thành các quy tắc xử sự chung do nhà nưốc ban hành, thì hình thức của pháp luật được hiểu là những hình thức pháp lý dùng để thể hiện ý chí nhà nước. Bằng những hình thức này, nhà nước đã làm cho ý chí của mình có được những đặc tính như tính quy phạm, tính khách quan, tính bắt buộc chung... và như vậy, ý chí được thể hiện trong pháp luật không còn là ý chí riêng của một cá nhân hay cơ quan cụ thê nào nữa mà là ý chí chung, ý chí nhà nước.

a. H ìn h thứ c t h ể h iện củ a p h á p lu ậ t. Nếu xét dưới

góc độ cá c cá ch thứ c th ể hiện của pháp lu ậ t, th ì pháp lu ậ t

có hai hình thức cơ bản là pháp luật không thành văn và pháp luật thành văn. Hình thức pháp luật không thành văn là những quy định pháp iuật được truyền khẩu trong xã hội từ người này qua người khác mà không được thể hiện thành văn bản. Hình thức pháp luật không thành văn xuất hiện rất sốm và phù hợp với các xã hội mà chữ viết

P k á p luột, loi sôVi0 v à vcm k ó a c ổ n g s<5

chưa phát triển lắm và dân cư hầu hết là không biết chữ. Hình thức pháp luật thành văn gồm những quy định pháp luật được ghi chép lại thành các văn bản trên các loại vật liệu khác nhau như da thú, tre, giấy... Hầu hết các văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên của các nhà nước là sự chép lại một cách có hệ thông những quy định pháp luật không thành văn. Hiện nay, hình thức chủ yếu của pháp luật là pháp luật thành văn với nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.

b. H ìn h th ứ c b ên n g o à i c ủ a p h á p lu ật. Nếu xét dưối góc độ những cách thức tạo lập ra pháp luật hay cách thức dùng để nâng ý chí nhà nước lên thành pháp luật thì pháp luật có ba hình thức cơ bản là tập quán pháp, tiền lệ pháp và văn bản quy phạm pháp luật.

- Tập quán p h á p, đây là hình thức nhà nưóc tuyên bô" một số tập quán được duy trì, bảo vệ và đảm bảo cho chúng được thực hiện. Trong trường hợp này, các quy tắc xử sự (tập quán) đã được hình thành qua một thòi gian dài từ

thự c tiễ n đời sông x ã hội được tra o cho n h ữ n g tín h c h ấ t củ a

pháp luật và được gọi là tập quán pháp. Tập quán pháp khác vói tập quán thông thường ở chỗ tập quán thông thường chỉ là những quy tắc, khuôn mẫu xử sự được hình thành trong đời sông xã hội có tính chất lặp đi, lặp lại sau một thòi gian dài và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của truyền thông xã hội. Còn tập quán pháp là những tập quán được nhà nước thừa nhận và nâng lên

thành pháp luật, được bảo đảm thực hitện bằng nhà nước. Tập quán pháp thường xuất hiện băng hai con đường: + Con đường thứ nhất, tập quán pháip chỉ xuất hiện mỗi khi các cơ quan toà án hay cơ quan quản lý nhà nưốc giải quyết một vụ việc cụ thể nào đó họ th ường tuyên bố (căn cứ) vào một tập quán nào đó để giải (ỊỊuyết và khi đó tập quán được lấy làm căn cứ để giải quyết vụ việc được coi là tập quán pháp luật. Như vậy, tập quán pháp luật xuất

h iệ n tro n g trư ờn g hợp n ày là phụ thuộc vào qu y ết định củ a

cơ quan áp dụng pháp luật có thẩm quyền.

+ Con đưòng thứ hai, tập quán pháp xuất hiện khi nhà nước (thông qua các cơ quan có thẩm quyền) tuyên bô" những tập quán cụ thể nào đó được coi là tập quán pháp luật để các chủ thể pháp luật khác theo đó mà áp dụng.

- Tiền lệ pháp, là hình thức nhà nước thừa nhận các quyết định (cách giải quyết) về vụ việc cụ thể nào đó của các cơ quan nhà nước thành pháp luật đê giải quyết những vụ việc tương tự. Tiền lệ pháp khác với các cách giải quyết thông thường của các cơ quan nhà nưốc ỏ chỗ chúng được coi là khuôn mẫu để giải quyết những vụ việc tương tự khác.

Với cách hình thành tập quán pháp và tiền lệ pháp như trên cho thấy, hoạt động xây dựng pháp luật của các nhà nưổc ban đầu chậm được tiến hành và thường mang tính tự phát (xuất phát từ những tình huống cụ thể của cuộc sông). Thêm vào đó là chủ thể áp dụng pháp luật cũng

P M t t A P H Á P L U Ạ t _______

P K ỡ p luẠt/ loỉ s ổ n g v à v ă n [•\óa c.ổr\Q SỎ

chính là chủ thể sáng tạo pháp luật nên tính chất tuỳ tiện, chủ quan thường chi phôi nhiều hơn.

- Văn bản quy p h ạm p h áp luật là văn bản do cơ q u a n

nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo những định hướng nhất định.

Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật xuất hiện muộn hơn, do các cơ quan nhà nước soạn thảo và ban hành. Tuy vậy, cũng có một sô" văn bản được hình thành bằng con đường nhà nước phê chuẩn văn bản quy phạm của các tổ chức xã hội khác thành văn bản quy phạm pháp luật.

Đây là hình thức pháp luật tiến bộ nhất được các nhà nước hiện đại sử dụng chủ yếu. Tính ưu việt của văn bản quy phạm pháp luật thể hiện ở những điểm sau:

+ Văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật thành văn, do đó nó dễ hiểu, dễ sử dụng, áp dụng trong thực tế đổi với các loại chủ thể khác nhau và khả năng đem lại hiệu quả pháp luật cao.

+ Văn bản quy phạm pháp luật được hình thành trực tiếp từ hoạt động sáng tạo pháp luật, nên khả năng phù hợp vói thực tiễn khách quan, khả năng cụ thể hóa ý chí nhà nước một cách thuận lợi và sát thực.• ế 9

+ Văn bản quy phạm pháp luật có quá trình hình thành, sửa đổi, hủy bỏ nhanh hơn so với tập quán pháp,

P M * ;A . P + H ^ P L U Ầ T

tiề n lệ pháp, từ đó sẽ đáp ứng kịp thời n h u cầu điều ch ỉn h

của các quan hệ xã hội.

Văn bản quy phạm pháp luật có các đặc điểm cơ bản:

Một là, do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Pháp luật quy định cho một sô" cơ quan nhà nước được quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật và những cơ quan đó cũng chỉ được ban hành các văn bản quy

p h ạ m pháp lu ậ t về n hữ ng vấn đề, ở những mức độ phù hdp

với thẩm quyền do luật định;

H ai là, trinh tự, thủ tục, hình thức, tên gọi của văn bản quy phạm pháp luật được pháp luật quy định cụ thể.

Các quy định này của pháp luật đã tạo tiền đề pháp lý cho việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật có chất lượng cao, đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý và đảm bảo tính thông nhất của hệ thống pháp luật vể nội dung cũng như hình thức.

B a là, chứa đựng quy tắc xử sự chung (tức quy phạm p h áp luật). Đây là đặc điểm thể hiện sự khác biệt giữa văn

bản quy phạm pháp luật với các văn bản khác của nhà nước. Mọi văn bản nếu không chứa đựng quy tắc xử sự chung thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Một phần của tài liệu Pháp luật, lối sống và văn hóa công sở (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)