Chức nãng của pháp luật

Một phần của tài liệu Pháp luật, lối sống và văn hóa công sở (Trang 25)

Chức năng của pháp luật là những phương diện (mặt) tác động của pháp luật, th ế hiện bản chất, điều kiện tồn tại thực t ế và g iá trị xã hội của pháp luật. Chức năng của pháp luật được hình thành từ sự tác động của pháp luật bằng con đường nhà nước tới các lĩnh vực của đòi sống xã hội vì những mục đích nhất định. Pháp luật có nhiều phương diện tác động tối các quan hệ xã hội, do vậy hình thành nhiều chức năng xã hội khác nhau. Nội dung, phạm vi các chức năng của pháp luật có thể thay đổi theo sự thay đổi về cơ sở kinh tế - xã hội và các bảo đảm của pháp luật ở mỗi giai đoạn.

- Chức năng phản ánh. Pháp luật thể hiện quá trình nhận thức chủ quan về nhu cầu khách quan của đòi sống

xã hội. Pháp luật phản ánh cóc đặc điểm, trạng thái vận động của các quan hệ kinh tế và nền tảng xã hội. Pháp luật cũng ghi nhận, phản ánh ý chí nhà nưóo của giai cấp cầm quyền trong việc điều chỉnh, xác lập trật tự xã hội theo

P l l á p tuột, lổì sổKvg v à v ă n h ó a cổrvg s ả

những mục đích nhất định. Mặt khác, về nội dung, pháp luật chịu sự quy định của các quan điểm và đường lối chính trị của giai cấp cầm quyền nên nó có chức năng truyền tải, phản ánh về phương diện chính trị của các chế độ đó.

Sự phản ánh này đòi hỏi phải kịp thòi, chính xác và khách quan mới bảo đảm cho quá trình tác động, điều chỉnh của pháp luật mang tính tích cực. Do bị quy định bởi cơ sở kinh tế, xã hội nên vể nguyên lý chung thì pháp luật không cao hơn cơ sở kinh tế và trình độ văn hoá xã hội. Pháp luật suy cho cùng cũng là kết quả của hoạt động có ý thức của con người nên chức năng phản ánh của pháp luật phụ thuộc rất lớn vào khả năng nắm bắt, độ nhạy cảm trong quá trình nhận thức của chính con người trước sự biến đổi của quan hệ xã hội.

- Chức năng điều chỉnh. Vai trò và giá tr ị xã hội của

pháp lu ậ t th ể h iệ n rõ n é t nhâ't ở chức n ă n g điều c h ỉn h các

quan hệ xã hội. Các quan hệ xã hội có quy luật vận động nội tại riêng, cho nên sự điều chỉnh bằng pháp luật chỉ có thể được đặt ra trên cơ sở nhận thức sâu sắc những quy luật đó. Không phải mọi quan hệ xã hội đều cần được điều chỉnh bằng pháp luật và đôi với mỗi loại quan hệ xã hội khác nhau cần được điều chỉnh khác nhau. Sự điều chỉnh• »

bằng pháp luật tới các quan hệ xã hội thế hiện trước hết ở chỗ pháp luật ghi nhận sự tồn tại và tạo điều kiện thuận lợi cho các quan hệ xã hội tiến bộ, có lợi cho xã hội phát triển. Đồng thòi, pháp luật cũng hạn chê đi tới loại bỏ các

P M * A - P H .Á P L t ^ Ậ T

q u an h ệ x ã hội k h ôn g cần th iế t đối với đ<ời sống củ a giai cấp

thông trị hoặc của cả cộng đồng xã hộÍL. Pháp luật còn có nhiệm vụ cơ bản là trật tự hóa các quan hệ xã hội, tạo nên một chỉnh thể thông nhất, hài hòa cùnig phát huy những giá trị đích thực của nó phù hợp với yẽu cầu của quản lý nhà nước và tính quyết định của tồn tại xã hội.

Chức năng điều chỉnh quan hệ xã hội của pháp luật được thực hiện bằng hình thức ngàn cấm, bắt buộc, cho phép hoặc khuyên khích. Dĩ nhiên, quan hệ xã hội là quan hệ của con người với nhau, do đó điều chỉnh pháp luật tới

qu an hệ x ã hội tr ê n thự c t ế gắn liền với việc quy định

quyền, nghĩa vụ của các chủ thể quan hệ xã hội. Điều chỉnh pháp luật tới các quan hệ xã hội thực ch ất là một quá trình điều chỉnh các hành vi xã hội được thực hiện thông qua nhận thức của chủ thể.

- Chức năng giáo dục. Chức năng .giáo dục của pháp luật được thực hiện thông qua quá trình tác động của pháp luật tới ý thức và tâm lý của con người. Giáo dục pháp luật mang tính đặc thù của nó, dược thể hiện rõ nét trên hai phương diện cơ bản là tư tương và nhận thức. Trên thực tế, khi con người hiểu dược những quy định của pháp luật họ sẽ tự ý thức về xử sự của mình trong những điểu kiện, hoàn cảnh nhầt định. Như vậy, tư duy pháp lý, nhân sinh quan pháp lý của cá nhân con người từng bưóc được hình thành và hoàn thiện bằng chính sự tác động của pháp luật.

P K á p lwẠ+, lôi sõV\0 v<3» v ăn h ó a c ô n g SỞ

Một khi các cá nhân công dân nắm bắt được các nội dung, yêu cầu của pháp luật thì sẽ hình thành ở họ thái độ, trách nhiệm của bản thân về lối sống theo pháp luật, làm chủ các hoạt động xã hội, đảm bảo tính hợp pháp của hành vi.

- Chức năng bảo vệ. Với tính cách là công cụ quản lý xã

hội, pháp luật có chức năng bảo đảm trật tự hệ thống các quan hệ xã hội. Để thực hiện chức năng cớ bản đó, pháp luật đòi hỏi một cơ chê tổ chức thực hiện, bảo vệ thích ứng với từng loại quan hệ xã hội. Pháp luật thực hiện chức năng bảo vệ chủ yếu dưới dạng: thứ nhất, pháp luật hình thành một môi trường an toàn cho các quan hệ xã hội vận

động, p h á t triể n và p h á t hu y giá trị củ a m ìn h m ộ t c á c h hữu

ích; thứ hai, pháp luật yêu cầu các chủ thể có trách nhiệm bảo vệ các giá trị xã hội được pháp luật ghi nhận, đấu tranh phòng, chông các hành vi phá vỡ trật tự pháp luật và trật tự xã hội; thứ ba, pháp luật tác động vào ý thức chủ thể để từ đó đòi hỏi chủ thể thực thi quyền, nghĩa vụ pháp lý một cách chủ động, tích cực và hiệu quả trên thực tế.

Pháp luật là một trong những công cụ để bảo vệ đường lôi, chính sách của lực lượng cầm quyền, các giá trị, các quan hệ đạo đức, phong tục, tập quán và truyền thống của dân tộc trong mỗi chặng đưòng phát triển.

Một phần của tài liệu Pháp luật, lối sống và văn hóa công sở (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)