Đặt vấn đề Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nông nghiệp, có vai tròcung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho chănnuôi; cung cấp nguyên liệu cho côn
Trang 1Chuyên đề: Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam
Trang 2
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Mục đích của đề tài 1
PHẦN NỘI DUNG 3
I KIẾN THỨC CƠ BẢN 3
1 Vai trò ngành trồng trọt 3
2 Điều kiện phát triển ngành trồng trọt 3
3 Tình hình phát triển ngành trồng trọt 4
II PHƯƠNG PHÁP DẠY CHUYÊN ĐỀ NGÀNH TRỒNG TRỌT 6
1 Phương pháp thảo luận nhóm và phát vấn 6
2 Phương pháp thảo dạy học theo dự án 7
3 Hướng khai thác mở rộng, chuyên sâu 7
III BÀI TẬP VẬN DỤNG 10
PHẦN KẾT LUẬN 37
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Trồng trọt là lĩnh vực sản xuất quan trọng của nông nghiệp, có vai tròcung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho chănnuôi; cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp; cung cấp nông sản để xuấtkhẩu Do vậy, nghề trồng trọt vẫn là nghề muôn đời và đang ngày càng cógiá trị bởi sức ép về lương thực thực phẩm cho con người ngày một giatăng Ngành trồng trọt của Việt Nam có nhiều thế mạnh để phát triển và trênthục tế đã cơ bản phát huy vai trò của mình trong hoạt động sản xuất nôngnghiệp đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội Ý thức được vai trò, ýnghĩa của ngành trồng trọt đối sự tăng trưởng ngành nông nghiệp nên Đảng
và Nhà nước ta luôn quan tâm, chú trọng đến phát triển lĩnh vực trồng trọtnhằm phát huy những đóng góp của lĩnh vực này đối với sự phát triển kinh
tế của đất nước
Việc nghiên cứu Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam nhằm phục vụ chodạy học, vừa phát huy được những giá trị truyền thống của dân tộc, vừagiúp học sinh hệ thống được các vai trò, nhân tố ảnh hưởng và tình hìnhphát triển ngành trồng trọt nước ta Trên cơ sở đó các em sẽ thiết lập cácmối liên hệ các nhân tố theo lãnh thổ, đồng thời giải thích tình hình pháttriển và tổ chức lãnh thổ ngành trồng trọt
Là một giáo viên trường chuyên đã và đang trực tiếp giảng dạy cáclớp chuyên, tôi luôn cố gắng sưu tầm tài liệu và hệ thống thành các chuyên
đề dạy học
Chuyên đề Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam là một nội dung kháquen thuộc đối với các giáo viên dạy chuyên, do vậy bản thân tôi cố gắngtìm các thông tin cập nhật và mạnh dạn trình bày cách dạy học chuyên đềnày Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, anh chị emđồng nghiệp
Trang 42 Mục đích của đề tài
Đề tài được xây dựng với các mục đích sau:
- Giúp giáo viên và học sinh hệ thống kiến thức cơ bản về ngành trồng trọtnước ta
- Bổ sung một số kiến thức cập nhật về tình hình phát triển ngành trồngtrọt Việt Nam
- Giới thiệu gợi ý một số phương pháp dạy học tích cực có thể áp dụng khidạy Địa lí ngành trồng trọt Việt Nam
- Đề tài giúp giáo viên và học sinh các trường Chuyên và các trường phổthông giáo tham khảo để dạy bồi dưỡng sinh giỏi tỉnh, thi THPT quốc gia
Trang 5- Sự phát triển ngành trồng trọt có ý nghĩa kinh tế rất to lớn Ngành trồng trọt
là ngành sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người
- Phát triển ngành trồng trọt sẽ nâng cao mức sản xuất và tiêu dùng lươngthực, thực phẩm bình quân trên đầu người, tạo cơ sở phát triển nhanh một nềnnông nghiệp toàn diện
- Ngành trồng trọt phát triển có ý nghĩ to lớn và quyết định đến việc chuyểndịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp Ngành trồng trọt phát triển làm cho năngsuất cây trồng tăng, đặc biệt là năng suất cây lương thực tăng, nhờ đó sẽchuyển nền sản xuất nông nghiệp từ độc canh lương thực sang nền nông
nghiệp đa canh có nhiều sản phẩm hàng hoá giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu
cầu thị trường và góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu công nghiệp hoá,hiện đại hóa
- Ngành trồng trọt bao gồm các tiểu ngành sản xuất, chuyên môn hoá như:sản xuất lương thực, sản xuất cây công nghiệp, sản xuất cây ăn quả, sản xuấtrau Chúng được hình thành trên cơ sở phân công lao động trong quá trìnhsản xuất Các tiểu ngành các bộ phận sản xuất trong ngành trồng trọt chúngphát triển và kết hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định tạo thành cơ cấu ngànhtrồng trọt
- Ngành trồng trọt thúc đẩy các ngành khác phát triển như chăn nuôi, côngnghiệp chế biến…
Trang 6- Tạo nguồn hàng xuất khẩu thu ngoại tệ, phục vụ quá trình công nghiệp hóa.
- Mặt khác, phát triển ngành trồng trọt góp phần giải quyết việc làm, đảm bảo
an ninh lương thực, ổn định xã hội
2 Điều kiện phát triển ngành trồng trọt
Ngoài các điều kiện được trình bày trong phần dạy học ở các phiếu học tập số1,2 thì GV và học sinh có thể tham khảo các tiềm năng khác
Ngành trồng trọt của nước ta có nhiều tiềm năng lớn để phát triển, điều đóđược tể hiện trên các mặt sau
- Mặc dù quỹ ruộng đất để phát triển ngành trồng trọt không nhiều, bình quânruộng đất trên đầu người thấp và có xu hướng giảm do tác động của quá trìnhcông nghiệp hoá và đô thị hoá Tuy nhiên ngành trồng trọt của nước ta vẫn cònkhả năng mở rộng diện tích gieo trồng cả về mặt khai hoang và tăng vụ, nhất là
về tăng vụ nhưng phải gắn liền với sự phát triển của khoa học, công nghệ và sựchuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt hợp lý
- Điều kiện tự nhiên, ngành trồng trọt của nước ta thuộc hệ sinh thái nhiệt đới
và á nhiệt đới ẩm, ánh sáng dư thừa rất thuận lợi cho cây trồng phát triển vàtrồng cấy nhiều vụ khác nhau trên các vùng trong cả nước, cho phép đem lạinăng suất sinh khối cao trên mỗi đơn vị diện tích
- Song chính điều kiện tự nhiên, nhiệt đới và cận nhiệt đới ẩm ở nước ta.
Cùng với vị trí địa lý sát biển và địa hình phức tạp đã gây cho ngành trồngtrọt nước ta không ít khó khăn về bão, lũt, hạn hán, sâu bệnh phá hoại Năm 2017, thời tiết và dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng lớn tới sảnxuất trồng trọt cả nước nay đã có 16 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, trong đóbão số 10 và bão số 12 đã gây thiệt hại lớn đến sản xuvgyất trồng trọt tạimột số tỉnh phía Bắc, các tỉnh Duyên hải Nam trung bộ và Tây Nguyên
Trang 7- Vì vậy đòi hỏi ngành trồng trọt của nước ta phải luôn chủ động khai thác có
hiệu quả những thuận lợi và hạn chế, né tránh những khó khăn đến mức tối đa
để phát triển vững chắc ngành trồng trọt với nhịp độ tăng trưởng cao
Cây hàng năm:
Cây lương thực có hạt
Cây hàng năm:
Cây CN hàng năm
Cây lâu năm
Cây lâu năm:
Cây
CN lâu năm
Cây lâu năm:
Cây ăn quả
Bảng 2 Sản lượng một số cây trồng của nước ta
(Đơn vị: Nghìn tấn)
tương
Trang 8(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)
- Nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm 2005 – 2015 đánh dấu bước ngoặt lớn
về hội nhập quốc tế, vai trò trụ đỡ của ngành nông nghiệp trong nền kinh tếnước ta cũng từng bước được khẳng định, nhất là về xuất khẩu (XK)
- Có thể nói, XK nông sản đã góp phần quan trọng nâng tầm tên tuổi của ViệtNam trong nền kinh tế quốc tế, khi mà hàng loạt các mặt hàng nông sản củanước ta đã khẳng định được vị thế cường quốc hàng đầu thế giới
Trong đó, nhiều mặt hàng nông sản là sản phẩm của ngành trồng trọt như càphê, lúa gạo, hồ tiêu, hạt điều, cao su… luôn nằm trong nhóm các mặt hàngnông sản XK chủ lực, có kim ngạch XK trên 1 tỉ USD
- Cụ thể đến năm 2014, mặc dù gặp không ít khó khăn, song XK gạo vẫn duytrì được kim ngạch trên 3 tỉ USD, cà phê 3,6 tỉ USD, cao su 1,8 tỉ USD, hạtđiều 2 tỉ USD, hạt tiêu 1,2 tỉ USD…
- Cùng với đà tăng trưởng về XK ấn tượng trong năm 2014, năm 2015, kimngạch XK rau quả ước đạt 2,2 tỉ USD, đưa ngành hàng này trở thành mộtgương mặt mới đầy tiềm năng về XK Đến nay, XK nông sản vẫn đang đóngvai trò chủ chốt, chiếm trên 50% trong tổng kim ngạch XK của toàn ngànhnông nghiệp
- Cùng với XK, ngành trồng trọt tiếp tục đảm nhiệm xuất sắc vai trò đảm bảo
an ninh lương thực – thực phẩm trong nước, tạo công ăn việc làm và không
Trang 9ngừng nâng cao đời sống cho nông dân 10 năm qua, dù chưa có nhiều độtphá, song trồng trọt vẫn luôn giữ được đà tăng trưởng ổn định ở mức3%/năm Tỷ trọng giá trị SX của trồng trọt vẫn chiếm 74% tổng giá trị SXcủa ngành nông nghiệp.
- Năm 2015, tổng sản lượng lương thực có hạt đã vượt trên 50 triệu tấn, tănghơn 10 triệu tấn so với năm 2005 Năng suất của hầu hết các loại cây trồngchủ lực đều tăng mạnh (lúa tăng bình quân từ 48,9 tạ/ha năm 2005 lên 57,8 tạ/
ha năm 2015; ngô từ 36 tạ/ha lên 44,5 tạ/ha…)
II PHƯƠNG PHÁP DẠY CHUYÊN ĐỀ NGÀNH TRỒNG TRỌT
Hiện nay, có nhiều phương pháp – kĩ thuật dạy học được áp dụng,trong chuyên đề này tác giả chỉ giới thiệu hướng tiếp cận giảng dạy manglại hiệu quả cao, không trình bày cụ thể kĩ thuật dạy học
1 Phương pháp thảo luận nhóm và phát vấn
- GV yêu cầu học sinh đọc các tài liệu và điền đầy đủ thông tin vào phiếu1,2,3,4 sau
- Học sinh sưu tầm tài liệu và hoàn thành nhiệm vụ
- Các nhóm trình bày kết quả
- GV tổ chức góp ý và phát vấn mở rộng kiến thức
+ Vì sao diện tích lúa nước ta có sự biến động theo hướng tăng và giảm? ( HSphải nắm được: Nhân tố ảnh hưởng đến biến động diện tích là do chuyển đổimục đích sử dụng đất; do chuyển đổi cơ cấu cây trồng; do tăng hệ số sử dụngđất
+ Vì sao năng suất lúa nước ta tăng liên tục? ( HS biết được do tác độngKHCN, thâm canh)
Trang 10+ Vì sao sản lượng lương thực tăng nhanh còn sản lượng lương thực bìnhquân đầu người tăng chậm? (HS biết được mối quan hệ giữa sản lượng lươngthực và số dân).
2 Phương pháp thảo dạy học theo dự án
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện trong một tuần (Sử dụng phiếuhọc tập để giao dự án)
- Học sinh sưu tầm tài liệu, tranh ảnh và hoàn thành nhiệm vụ
- Tổ chức thẩm định dự án tại lớp
- Các nhóm phát vấn, phản biện sản phẩm các nhóm khác
3 Hướng khai thác mở rộng, chuyên sâu
- GV hướng dẫn học sinh khai thác mở rộng, chuyên sâu kiến thức và cácdạng bài tập liên quan chuyên đề ngành trồng trọt
+ Dạng bài tập liên quan đến vai trò của ngành trồng trọt
+ Dạng bài tập về điều kiện phát triển ngành trồng trọt
+ Dạng bài tập về giải thích tình hình phát triển và phân bố
+ Dạng bài tập so sánh các điều kiện phát triển, so sánh tình hình phát triển
Phiếu học tập số 1
Dựa vào nội dung kênh chữ SGK hoàn thành bảng với nội dung: Vai trò,điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc phát triển cây lương thực ở nướcta?
Vai trò
Điều kiện thuận lợi
Trang 11Điều kiện khó khăn
Phiếu học tập số 2
Dựa vào nội dung kênh chữ SGK kết hợp Átlát Địa lí Việt Nam trang 19hoàn thành bảng sau về tình hình sản xuất và phân bố của ngành trồng câylương thực:
Vai trò
Điều kiện thuận lợi
Điều kiện khó khăn
Phiếu học tập số 4
Dựa vào SKG và Átlát Địa lí Việt Nam trang 19 hoàn thành bảng sau vềtình hình sản xuất và phân bố của ngành trồng cây công nghiệp, cây ăn quả:
Trang 12Nội dung Cây CN lâu năm Cây CN hàng
năm
Cây ăn quả
Tình hinh sản xuất
Phân bố
Thông tin phản hồi phiếu học tập số 1, 2
Nội dung Sản xuất lương thực
Vai trò
Đảm bảo lương thực cho 97 triệu dân; cung cấp thức ăncho chăn nuôi; là mặt hàng xuất khẩu và giúp đa dạnghoá sản xuất nông nghiệp
Điều kiện thuận lợi
- Điều kiện tự nhiên: Khí hậu, đất, nước, địa hìnhthuận lợi
- Dân cư có kinh nghiệm sản xuất, có thị trường tiêuthụ rộng lớn, áp dụng tiến bộ khoa học - kĩ thuật Điều kiện khó
khăn
Thiên tai, sâu bệnh
Diện tích
- Tăng do mở rộng diện tích, tăng vụ Diện tích giảm
do chuyển đổi một số diện tích đất trồng lúa năng suấtthấp sang trồng cây khác hoặc nuôi thuỷ sản, dochuyển đổi mục đích sử dụng đất
Năng suất, sản
lượng
- Năng suất đạt: 60 tạ/ha
- Sản lượng tăng, đạt: 55 triệu tấn
- Bình quân lương thực đầu người đạt 567kg/người
Trang 13- Xuất khẩu gạo: 5 triệu tấn (2018)
Phân bố
- Vựa lúa số 1: ĐB SCL, số 2 là ĐBSH
- Một số cánh đồng lúa nổi tiếng: Mường Thanh, TuyHoà
Thông tin phản hồi phiếu học tập số 3, 4
Nội dung Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả
Vai trò
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
- Giải quyết việc làm, tăng thu nhập và xuất khẩu
Điều kiện thuận lợi
- Khí hậu nhiệt đới, có nhiều loại đất thích hợp, phân
bố tập trung
- Lao động dồi dào, có mạng lưới cơ sở chế biến vàthị trường tiêu thụ rộng
- Được đầu tư
Điều kiện khó khăn Thị trường bấp bênh, nhiều biến động, chưa đáp ứng thị
Trang 14Câu 1 Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy trình bày:
1 Những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên đối với sự phát triển trồng trọt nước ta nước ta
2 Các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới tiêu biểu cho từng vùng nông nghiệp sinh thái của nước ta.
Trả lời
1 Những thuận lợi và khó khăn về mặt tự nhiên đối với sự phát triển trồngtrọt nước ta
a) Thuận lợi
- Khí hậu và nguồn nước
+ Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có sự phân hóa theo mùa, Bắc – Nam, Đông
- Tây
@ Chế độ nhiệt ẩm phong phú cho phép cây trồng phát triển quanh năm, chonăng suất sinh học cao
@ Áp dụng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, luân canh, xen canh
@ Có sự chuyển dịch từ Bắc ra Nam, từ đồng bằng lên trung du, miền núi
@ Tập đoàn cây trồng, vật nuôi đa dạng với nguồn gốc cả nhiệt đới, cậnnhiệt và ôn đới, do có mùa đông lạnh, và địa hình núi cao
+ Nguồn nước phong phú, về cơ bản đảm bảo nguồn nước cho cây trồng
@ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt
@ Có sự phân hóa
Trang 15- Địa hình và đất đai
Địa hình và đất đai đa dạng, tạo điều kiện để:
@ Áp dụng hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng
@ Đa dạng cây trồng, vật nuôi
Tóm lại, điều kiện tự nhiên tạo thuận lợi cho việc phát triển một nền nôngnghiệp nhiệt đới
b) Khó khăn
- Tính bấp bênh: Các tai biến thiên nhiên, dịch bệnh do thiên nhiên nhiệt đới
ẩm gió mùa gây ra: lũ lụt, hạn hán, bão… Sản xuất nông nghiệp nói chung,trồng trọt nói riêng phụ thuộc rất lớn vào khí hậu, đất đai…
- Tính mùa vụ trở nên khắt khe
2 Các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới tiêu biểu cho từng vùng nông nghiệp sinh thái
- Trung du miền núi Bắc bộ
+ Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới: chè, trẩu, sở, hồi, thảoquả
+ Cây lương thực chủ yếu là lúa, ngô, sắn với sản lượng lớn nhất nước
+ Cây công nghiệp ngắn ngày: đậu tương, lạc, thuốc lá,
+ Cây ăn quả: đào, táo, lê
+ Chăn nuôi gia súc: trâu, bò, ngựa, lớn
+ Thủy sản nước mặn
Trang 16- Đồng bằng sông Hồng
+ Cây lương thực: lúa cao sản, lúa chất lượng cao
+ Cây thực phẩm: rau vụ đông
+ Cây công nghiệp: đay, cói
+ Cây ăn quả: nhãn, vải
+ Chăn nuôi: lợn, bò sữa, gia cầm, thủy sản nước ngọt, nước lợ, nước mặn
- Bắc Trung Bộ:
+ Cây lương thực: lúa ở đồng bằng ven biển
+ Cây công nghiệp: lạc, dừa, sở, chè, cà phê, cao su
+ Chăn nuôi: trâu, bò, lợn, gia cầm
+ Thủy sản nước mặn, nước lợ
- Duyên hải Nam Trung Bộ
+ Cây lương thực: lúa, ngô
+ Cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, dừa
+ Cây công nghiệp hàng năm: bông, mía, lạc, thuốc lá
+ Chăn nuôi: trâu, bò, loẹn, gia cầm
+ Thủy sản nước lợ, nước mặn
- Tây Nguyên
+ Cây công nghiệp lâu năm: cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, dâu tằm
Trang 17+ Chăn nuôi bò thịt, bò sữa.
- Đông Nam Bộ
+ Cây công nghiệp lâu năm: cao su, cà phê, cao su, điều, hồ tiêu
+ Cây công nghiệp hàng năm: đậu tương, mía, lạc, thuốc lá
+ Chăn nuôi bò sữa ven đô, gia cầm
+ Thủy sản nước mặn
- Đồng bằng sông Cửu Long
+ Cây lương thực: lúa chất lượng cao, lúa cao sản
+ Cây thực phẩm: rau vụ đông
+ Cây công nghiệp ngắn ngày: mía, đay, cói
+ Cây công nghiệp lâu năm: dừa
+ Cây ăn quả nhiệt đới: xoài, nhãn, chôm chôm, măng cụt
+ Thủy sản ( đặc biệt là tôm), gia cầm (chủ yếu là vịt)
Câu 2
1 Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18 và kiến thức đã học, hãy tìm sự khác nhau về chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp giữa:
a) Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.
b) Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long.
2 Cho biết nguyên nhân của sự khác nhau đó.
Trả lời
Trang 181 Sự khác nhau trong chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp
a) Giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
- Khác nhau chủ yếu về sản phẩm chuyên môn hóa:
+ Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu là cây công nghiệp có nguồn gốc ônđới và cận nhiệt (chè, trẩu, sở, hồi, quế…), cây công nghiệp ngắn ngày (đậutương, lạc, thuốc lá), cây dược liệu, cây ăn quả… Chăn nuôi trâu, bò lấy thịt,lấy sữa và lợn
+ Tây Nguyên chủ yếu là cây công nghiệp lâu năm của vùng cận xích đạo(cà phê, cao su, hồ tiêu), ngoài ra còn có chè là cây cận nhiệt ở Lâm Đồngnơi có khí hậu mát mẻ Chăn nuôi bò thịt và bò sữa là chủ yếu
- Ngoài ra còn khác biệt về quy mô Mặc dù đều trồng chè nhưng diện tíchchè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ lớn hơn Chăn nuôi ở Trung du vàmiền núi Bắc Bộ cũng phát triển hơn
b) Giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông Cửu Long
- Đồng bằng sông Hồng có ưu thế về tập đoàn cây trồng vụ đông, đặc biệt làrau, cây thực phẩm có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới (cà chua, su hào, bắpcải, khoai tây…), chăn nuôi lợn, gia cầm…
- Đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu là cây trồng nhiệt đới, thủy sản (nướcmặn, nước lợ, nước ngọt), chăn nuôi vịt…
- Cùng là trồng lúa và nuôi trồng thủy sản, nhưng quy mô sản xuất ở Đồngbằng sông Cửu Long lớn hơn rất nhiều so với Đồng bằng sông Hồng
2 Giải thích
Trang 19Sự khác biệt về chuyên môn hóa sản xuất giữa Trung du và miền núiBắc Bộ với Tây Nguyên, giữa Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằngsông Cửu Long là do:
- Sự khác biệt về điều kiện sinh thái nông nghiệp: địa hình, đất trồng, nguồnnước và đặc biệt là sự phân hóa của yếu tố khí hậu
- Sự khác biệt về quy mô đất đai
Câu 3 Cho bảng số liệu dưới đây:
Hiện trạng sử dụng đất ở Tây Nguyên và ĐBSCL, năm 2008
(Đơn vị: nghìn ha)
Đồng bằng sông Cửu Long
Trang 20Cơ cấu sử dụng đất ở Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2008
(Đơn vị: %)
Đồng bằng sông Cửu Long
- Giải thích:
Trang 21+ So với Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuậnlợi cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trồng cây lương thực nên tỉ trọngđất nông nghiệp cao Đất chuyên dùng và đất ở cũng có tỉ trọng cao hơn vìđây là vùng đồng bằng, dân cư đông đúc, kinh tế phát triển hơn TâyNguyên Đất chưa sử dụng còn nhiều do diện tích đất phèn, đất mặn cầncải tạo lớn.
+ So với Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên có tỉ trọng đất lâmnghiệp cao hơn vì diện tích rừng còn nhiều Đây là vùng có diện tíchrừng lớn nhất nước ta
Câu 4 Hãy nhận xét và giải thích về cơ cấu và sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây dựa vào bảng
số liệu sau đây:
Giá trị sản xuất ngành trồng trọt phân theo nhóm cây
(Đơn vị: tỉ đồng)
Trang 22Cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt của nước ta phân theo nhóm cây
(Đơn vị: %)
+ Cây công nghiệp có tỉ trọng lớn thứ 2 chiếm 25,6% (năm 2007) Nguyênnhân là do việc đẩy mạnh trồng cây công nghiệp đã tạo ra nhiều sản phẩm
có giá trị xuất khẩu, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
+ Tiếp theo là đến rau đậu, cây ăn quả và các cây khác Tuy nhiên, tỉ trọng của cácloại cây này còn nhỏ (chiếm 17,9% trong tổng giá trị sản xuất của ngành trồngtrọt)
b) Sự chuyển dịch cơ cấu ngành trồng trọt
Trang 23Cơ cấu ngành trồng trọt có sự chuyển dịch rõ rệt:
+ Các cây có tỉ trọng tăng: rau đậu, cây công nghiệp, cây ăn quả Trong sốnày, tăng nhanh nhất là rau đậu (tăng 1,9%) do nhu cầu lớn của thị trường.+ Cây lương thực và các loại cây khác có tỉ trọng giảm, trong đó cây lươngthực giảm nhanh nhất (giảm 4,2%), cây khác giảm ít hơn (0,3%)
- Giải thích:
+ Ngành trồng trọt có xu hướng đa dạng hóa cây trồng
+ Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các cây có sự khác nhau: cây côngnghiệp, cây rau đậu và cây ăn quả có tốc độ tăng trưởng nhanh nên tỉ trọngtăng trong cơ cấu Trong khi đó, cây lương thực và cây khác có tốc độ tăngtrưởng chậm nên tỉ trọng giảm
Câu 5 Căn cứ vào bảng số liệu:
Diện tích và sản lượng lương thực của nước ta qua các năm
Kết hợp với Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
1 Phân tích cơ cấu và tình hình sản xuất lương thực của nước ta qua các năm.
Trang 242 Giải thích tại sao trong những năm qua, sản lượng lương thực của nước ta tăng lên không ngừng.
Trả lời
1 Cơ cấu và tình hình sản xuất lương thực của nước ta qua các năm
a) Cơ cấu cây lương thực
- Cây lương thực nước ta gồm có lúa và hoa màu, trong đó lúa giữ vai trò chủđạo
Diện tích và sản lượng lúa so với diện tích và sản lượng lương thực của
nước ta qua các năm
Trang 25- Diện tích gieo trồng cây lương thực nói chung và lúa nói riêng có xuhướng giảm nhẹ trong thời gian 2000 - 2007.
+ Cây lương thực giảm 94 nghìn ha
+ Lúa giảm 459 nghìn ha
Diện tích gieo trồng lúa giảm mạnh hơn diện tích gieo trồng cây lươngthực nói chung, chứng tỏ diện tích trồng hoa màu có xu hướng tăng (từ
773 nghìn ha lên 1098 nghìn ha)
- Năng suất cây lương thực đặc biệt là năng suất lúa tăng khá nhanh
+ Cây lương thực tăng từ 41,1 tạ/ha lên 48,5 tạ/ha
+ Lúa tăng từ 42,4 tạ/ha lên 49,9 tạ/ha
- Năng suất lúa luôn cao hơn năng suất hoa màu
- Sản lượng lương thực tăng nhanh và liên tục (tăng 5708 nghìn tấn) Trong
số này, lúa tăng 3412 nghìn tấn, hoa màu tăng 2296 nghìn tấn
- Bình quân lương thực theo đầu người tăng nhanh
+ Từ 444 kg/người năm 2000 tăng lên 472,5 kg/người năm 2007
+ Từ chỗ sản xuất lương thực không đảm bảo nhu cầu trong nước, Việt Nam
đã trở thành một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới với quy mô trungbình mỗi năm khoảng vài triệu tấn
2 Trong những năm qua sản lượng lương thực của nước ta tăng lên không ngừng vì:
- Đường lối phát triển nông nghiệp
+ Coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu