Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
152,86 KB
Nội dung
ĐỊA LÝ NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT NAM VÀ CÁC DẠNG BÀI THƯỜNG GẶP TRONG THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA PHẦN MỞ ĐẦU Theo truyền thống ngành nông nghiệp bao gồm hai ngành trồng tr ọt và chăn nuôi Trong đó ngành trồng trọt được coi là ngành quan trọng nh ất, là nền tảng của sản xuất nông nghiệp Việt Nam là quốc gia có rất nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành trồng trọt, đây cũng là ngành truy ền thống và là ngành kinh tế quan trọng để đảm bảo l ương th ực cho m ột đ ất nước trên 90 triệu dân đồng thời nền tảng quan trọng cho quá trình phát triển đất nước NỘI DUNG A ĐỊA LÝ NGÀNH TRỒNG TRỌT VIỆT NAM I Ngành trồng cây lương thực và cây thực phẩm - Lương thực có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với một quốc gia đông dân như Việt Nam và càng quan trọng hơn khi đất n ước ta th ực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cây lương thực là nguồn chủ yếu cung cấp tinh bột cho người và gia súc, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm và là mặt hàng xuất kh ẩu có giá trị Nó còn là cơ sở thúc đẩy phân công lao động trong nông nghiệp nói riêng và các ngành kinh tế nói chung Bằng việc đưa tiến bộ khoa h ọc kĩ thu ật vào sản xuất, chỉ một tỉ lệ lao động nhất định tham gia nh ưng l ại ph ải đảm b ảo nâng cao năng suất và sản lượng nông nghiệp phục vụ cho nhu cầu xã hội Ở nước ta, cây lương thực quan trọng nhất là lúa và các lo ại hoa màu như ngô, khoai, sắn…Hiện nay nhóm cây lương th ực chiếm ưu thế lớn v ề diện tích và giá trị sản xuất của ngành trồng trọt 1 Cây lúa Trong nhóm cây lương thực, cây lúa là loại cây quan tr ọng nh ất Lúa được trồng rộng rãi trên lãnh thổ nước ta Nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi cho trồng cây lúa n ước hai đ ồng bằng châu thổ lớn là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông C ửu Long Các đồng bằng nhỏ hẹp ở duyên hải miền Trung và các thung lũng ở miền núi tuy không trù phú bằng nhưng vẫn thuận lợi để thâm canh lúa n ước Khí h ậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nguồn nước dồi dào và kinh nghiệm canh tác lúa n ước từ lâu đời là cơ sở quan trọng để phát triển cây lúa trên khắp cả n ước Thời gian gần đây, nhờ sự phát triển của khoa học kĩ thuật, chính sách khuy ến nông và những đầu tư đúng đắn trong nông nghiệp mà ngành tr ồng lúa có s ự tăng trưởng ổn định Những tiến bộ của ngành trồng lúa n ước ta có th ể k ể đến: * Giống lúa: trải qua hàng ngàn đời, người nông dân nước ta đã chọn lọc những biến dị trong tự nhiên những giống lúa đáp ứng nhu cầu l ương th ực ngày càng cao Trên cơ sở nguồn gene đa dạng ch ứa nhiều đặc tính quý n ằm trong hàng ngàn giống cổ truyền, các nhà di truyền ch ọn tạo giống lúa đã k ế thừa và phát triển, áp dụng phương pháp lai tạo truy ền thống và nhiều phương pháp hiện đại khác như đột biến, nuôi cấy tế bào, nuôi cấy túi phấn, biến đổi gen… nhằm tạo chọn được nhanh và nhiều giống lúa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho an ninh lương thực và an sinh xã h ội N ếu nh ư tr ước kia, để có giống lúa mới dùng rộng rãi trong sản xuất ph ải mất hàng ch ục năm, thì nay chỉ cần một vài năm Chính vậy ngành sản xuất lúa đã có những tiến bộ vượt bậc trong quá trình cải tiến giống lúa, sản xuất, tiêu th ụ và d ịch vụ sản phẩm lúa gạo Hiện nay thị trường thế giới đang chuy ển h ướng về lúa gạo có chất lượng cao, đặc biệt ở các nước phát triển và ở Trung Đông , Việt Nam cũng phát triển các giống lúa phù hợp với nhu cầu th ị tr ường * Đổi mới trong canh tác cây lúa - Hiện đại hóa canh tác lúa: Hiện đại hoá nông nghiệp rất c ần thiết để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng lợi tức nông thôn và đồng th ời thu h ẹp m ức chênh lệch công bằng xã hội hiện nay giữa thành th ị và nông thôn Riêng ngành canh tác lúa tại Việt Nam vào thế kỉ 21 không thể còn tiếp tục hình thức cổ truyền, lấy nhân công làm cơ bản, “bán mặt cho đất bán lưng cho trời, con trâu đi trước cái cày theo sau”, hiệu quả sản xuất th ấp, m ức thu nhập kinh tế kém Với đất hẹp người đông, n ước ta cần phải cải thiện đ ể nâng cao năng suất lao động, năng suất đất đai, hiệu quả dùng n ước, b ảo v ệ đa dạng hình thái và bảo tồn môi trường lành mạnh để có th ể khai thác lâu bền và để dành đất cho các hoạt động có hiệu quả cao Để đạt đến các mục tiêu nêu trên, ngành trồng lúa cơ bản phải thực hiện cơ giới hoá, áp dụng quản lý tổng hợp mùa màng, áp dụng các kỹ thuật tiên ti ến, phát triển công nghệ chế biến và bảo quản, công nghệ sinh học, đa dạng hoá nông nghiệp, mở rộng mạng lưới thông tin, củng cố ruộng đ ất, tăng m ức đ ộ bền vững trong canh tác lúa và khuyến khích tính ch ất đa năng c ủa ngành trồng lúa - Công nghiệp hóa ngành trồng lúa: công nghiệp hóa là một tiến trình sản xuất mà trong đó đa số hoạt động được thay th ế bằng máy móc đ ể làm tăng năng suất lao động trên một đơn vị đất đai và thu được hiệu quả cao Việc sử dụng máy kéo trong nông nghiệp ở Việt Nam tăng khá nhanh, từ 2.500 máy trong năm 1961 lên 2.800 trong 1970, 25.086 trong 1990 và 122.958 trong 1998 (FAO, 2000) Đến nay các loại máy gieo h ạt, máy c ấy, máy gặt đã và đang phát triển mạnh trong sản xuất lúa - Quản lý tổng hợp mùa màng trên ruộng lúa Quản lý tổng hợp mùa màng là một phương pháp được đúc kết thành m ột quy trình kỹ thuật gồm có các yếu tố kỹ thuật cần thiết đã có s ẵn nh ư: quản lý tổng hợp dịch hại; quản lý tổng hợp dinh dưỡng cây trồng; quản lý tổng hợp nước; quản lý tổng hợp diệt cỏ và các phương pháp canh tác c ải thi ện khác thích ứng cho mỗi vùng, mỗi địa phương để đạt đ ược năng su ất mong muốn Tổng hợp các yếu tố kỹ thuật đó còn gọi là ph ương pháp "Qu ản lý mùa màng tổng hợp", phương pháp này là một kết quả tổng h ợp từ kinh nghiệm của các nông dân tiên tiến, chuyên viên khuyến nông và các kết qu ả thí nghiệm từ các Viện, Trung tâm nghiên cứu và cũng là mô hình gồm có m ột s ố yếu tố kỹ thuật quan trọng quyết định năng suất tối ưu của một v ụ lúa tại một địa phương Nếu trong mô hình kỹ thuật này thiếu đi m ột y ếu t ố thi ết yếu nào đó sẽ làm năng suất sụt giảm theo lối liên hoàn - Áp dụng các kỹ thuật tiên tiến + Dùng bảng so màu lá lúa Dùng bảng so màu lá lúa để áp dụng bón phân đ ạm cho lúa có tác d ụng l ớn đến năng suất lúa và kinh tế của người trồng Bảng so màu lá lúa có 6 b ậc thang màu xanh lá cây: màu sắc thay đổi từ màu xanh lá vàng nh ạt (s ố 1) cho đến màu xanh đậm (số 6) Bảng này giúp đo cường độ của màu lá liên h ệ trực tiếp đến diệp lục tố của lá và tình trạng chất đạm trong lá (IRRI, 1998) Bởi vậy, có thể hướng dẫn người trồng lúa cách sử dụng bảng so màu lá lúa để áp dụng bón phân đạm trong canh tác lúa một cách h ữu hiệu + Trồng lúa lai Mặc dù Việt Nam là một nước xuất khẩu nhiều gạo, lúa lai vẫn chiếm m ột vị trí quan trọng về kỹ thuật làm tăng năng suất lúa để dành đất đai cho các loại hoa màu khác có giá trị nhiều hơn + Trồng siêu lúa (Super rice): Tiềm năng của lúa ở vùng ôn đới đến 13 tấn/ha vì khí hậu thu ận l ợi b ởi lúa của vùng này chỉ trồng vào mùa hè có ngày dài, nhiều ánh sáng, ít mây và nhiệt độ ban đêm thấp Năng suất bình quân của California là 9,8 t ấn/ha, Úc châu 8,4 tấn/ha và Ai Cập 8,5 tấn/ha Vì vậy các chuyên gia lúa g ạo trên th ế giới đang nghiên cứu đưa tiềm năng năng suất lúa lên 15 đến 17 tấn/ha - Phát triển công nghệ chế biến + Công nghệ chế biến nông sản: Ngành công nghệ chế biến nông sản gồm cả lúa gạo rất quan trọng vì làm tăng giá trị nông sản, làm bớt khó khăn trong vấn đề bảo quản và thị trường tiêu thụ, tạo công việc làm và đồng th ời giúp cải tiến nền nông nghiệp cổ truyền Một khi nền kinh tế n ước nhà phát triển mạnh và đời sống của người dân cao, nhu cầu về các th ực ph ẩm g ạo chế biến có thể sử dụng nhanh chóng (nếu được ưa chuộng) sẽ gia tăng + Phơi sấy: Ngày nay đã áp dụng việc sấy lúa cả trong mùa khô và t ất nhiên mùa mưa sẽ giảm thất thoát do phơi sấy - Áp dụng công nghệ sinh học của ngành trồng lúa Thế kỉ 21 sẽ là kỉ nguyên của công nghệ sinh học và tin học Công ngh ệ sinh học đã và đang được ứng dụng cho ngành sản xuất lúa nh ư c ấy mô, c ứu phôi, đột biến, chẩn đoán nguyên nhân bệnh Đồng th ời v ới s ự ứng d ụng công nghệ sinh học cho ngành trồng lúa thì tin tức công nghệ sinh học, luật lệ an toàn sinh học và chuẩn bị đào tạo thêm chất xám để tiến lên trình độ cao cho tương lai cũng được quan tâm, tiến hành song song và ph ương pháp bi ến đổi gen cũng đã được chú trọng đến trong những trường h ợp có khả năng ứng dụng Nhờ những tiến bộ vượt bậc trong khoa học kĩ thuật mà hiện nay mặc dù diện tích trồng lúa tăng rất chậm hoặc không tăng mà s ản l ượng ngành trồng lúa vẫn tăng nhanh Bảng 1 Diện tích và sản lượng cây lương thực nước ta giai đoạn 2000 – 2017 Năm 2000 2005 2010 2015 Sơ bộ 2017 Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) Cây lương Trong đó cây Cây lương Trong đó cây thực có hạt lúa thực có hạt lúa 8.399,1 7.666,3 34.538,9 32.529,5 8.383,4 7.329,2 39.621,6 35.832,9 8.615,9 7.489,4 44.632,2 40.005,6 9.008,8 7.828,0 50.379,5 45.091,0 8.810,7 7.708,7 47.899,0 42.763,4 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam) Trong giai đoạn 2000 – 2017, diện tích trồng lúa tăng r ất ch ậm t ừ 7.666,3 nghìn ha lên 8.810,7 nghìn ha (tăng 100,5%) nhưng sản lượng lúa lại tăng nhanh từ 32.529,5 lên 42.763,4 nghìn tấn (tăng 131,5%) Sản l ượng lúa tăng trong khi diện tích gần như không thay đổi là kết quả c ủa việc thâm canh, tăng năng suất Hiện nay, đồng bằng sông H ồng là vùng có năng su ất lúa cao nhất cả nước (54,3 tạ/ha năm 2000 và 58,8 tạ/ha năm 2009); ti ếp theo là đồng bằng sông Cửu Long (tương ứng là 42,3 tạ/ha và 53,0 t ạ/ha) Về cơ cấu mùa vụ, nước ta có 3 vụ kế tiếp nhau là vụ mùa, v ụ đông xuân và vụ hè thu trong đó quan trọng nhất là vụ mùa và vụ đông xuân Năm 2017, vụ đông xuân cả nước gieo cấy được 3,08 triệu ha, giảm 5,7 nghìn ha so với vụ đông xuân trước Diện tích lúa đông xuân thời gian gần đây có xu hướng thu hẹp dần ( tập trung chủ yếu tại Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long) do ảnh hưởng của thời tiết và một số địa phương chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa sang sử dụng cho mục đích khác Năng suất lúa đông xuân đạt 62,2 tạ/ha, giảm 0,7 tạ/ha so với vụ đông xuân 2016; sản lượng đạt 19,15 triệu tấn, giảm 259 nghìn tấn, trong đó một số địa phương sản lượng giảm nhiều: Đồng Tháp giảm 165,8 nghìn tấn; Long An giảm 96,5 nghìn tấn; Hà Tĩnh giảm 86,8 nghìn tấn; Cần Th ơ giảm 59,1 nghìn tấn Diện tích gieo cấy lúa hè thu năm 2017 đạt 2,11 triệu ha, t ương đương vụ hè thu năm 2016; năng suất đạt 54,5 tạ/ha, tăng 1,2%; sản lượng đạt 11,49 triệu tấn, tăng 1,3% Năng suất và sản l ượng lúa hè thu năm nay của hầu hết các vùng tăng so với năm trước (riêng vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung do ảnh hưởng của mưa, bão và sâu bệnh nên năng suất và sản lượng giảm), trong đó vùng Đồng bằng sông C ửu Long năng suất đạt 54,8 tạ/ha, tăng 1 tạ/ha; sản lượng đạt 9,05 tri ệu t ấn, tăng 37,2 nghìn tấn Diện tích lúa thu đông tại Đồng bằng sông Cửu Long năm nay ước tính đạt 769,4 nghìn ha, giảm 3,3 nghìn ha so với năm 2016; năng su ất ước tính đạt 52,2 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha; sản lượng đạt 4,02 triệu tấn, tăng 124,2 nghìn tấn Diện tích gieo trồng lúa thu đông giảm m ạnh ở An Giang (gi ảm 17,8 nghìn ha) và Đồng Tháp (giảm 15,1 nghìn ha) do các đ ịa ph ương ch ủ động xả lũ vào ruộng để tăng cường phù sa và ngăn ngừa dịch bệnh cho v ụ lúa sau Bảng 2 Diện tích và sản lượng các vụ lúa nước ta giai đoạn 2000 – 2017 Diện tích (Nghìn ha) Lúa đông xuân Sản lượng (Nghìn tấn) Lúa hè thu Lúa mùa Lúa đông xuân Lúa hè thu Lúa mùa 1999 2.888,9 2.341,2 2.423,5 14.103,0 8.758,3 8.532,5 2005 2.942,1 2.349,3 2.037,8 17.331,6 10.436,2 8.065,1 2010 3.085,9 2.436,0 1.967,5 19.216,8 11.686,1 9.102,7 2015 3.168,0 2.869,1 1.790,9 21.091,7 15.341,3 8.658,0 Sơ bộ 2017 3.117,1 2.878,0 1.713,6 19.415,7 15.461,8 7.886,0 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam) Các tỉnh trọng điểm lúa vừa có sản lượng lớn, v ừa có diện tích nhi ều Trong đó dẫn đầu về diện tích và sản lượng là các tỉnh ở đồng bằng sông C ửu Long (năm 2016) như An Giang (669 nghìn ha; 3,9 tri ệu t ấn); Kiên Giang (765,9 nghìn ha; 4,1 triệu tấn); Đồng Tháp (551,4 nghìn ha; 3,4 tri ệu t ấn); Long An (527,4 nghìn ha; 2,8 triệu tấn); Sóc Trăng (356,6 nghìn ha; 2,1 tri ệu tấn); Tiền Giang (215,5 nghìn ha; 1,3 triệu tấn) Ở các vùng còn lại đi ển hình có Thanh Hóa, Thái Bình, Hà Nội là có sản lượng trên 1 triệu tấn Hai vùng trồng lúa tập trung lớn nhất nước ta là đ ồng bằng châu th ổ sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long là v ựa lúa lớn nhất nước ta với diện tích tự nhiên vào khoảng 40000 km 2, đây là vùng có địa hình thấp, ngập nước, độ cao trung bình khoảng 2m trên m ực n ước bi ển, được cấu tạo bởi phù sa mới có nguồn gốc sông biển Càng ra bi ển, chi ều dày của lớp phù sa càng lớn Tại Long An chiều dày của l ớp phù sa m ới đ ạt 20m, Mỹ Tho 70m, Bạc Liêu 110m, Cà Mau 200m, Năm Căn 260m V ới nh ững th ế mạnh về mặt tự nhiên đồng bằng sông Cửu Long là n ơi cung cấp l ương th ực lớn nhất cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu Đứng thứ hai cả nước về sản xuất lúa là vùng đồng bằng sông H ồng Đây là đồng bằng được bồi tụ bởi phù sa sông của hai con sông l ớn là sông Hồng và sông Thái Bình với diện tích tự nhiên khoảng 15000 km 2 Nếu như đồng bằng sông Cửu Long mới được khai thác cách đây 5 - 6 th ế k ỉ thì đ ồng bằng sông Hồng đã có lịch sử khai thác lâu đời hàng nghìn năm Đây cũng là vùng có trình độ thâm canh cao nhất cả nước Ngoài hai đồng bằng trên, sản xuất lúa còn tập trung tại các đ ồng bằng duyên hải miền Trung Trong đó điển hình là dải đồng bằng Thanh Nghệ - Tĩnh với diện tích khá rộng lớn với đồng bằng sông C ả t ương đ ối phì nhiêu và màu mỡ, dải đồng bằng Bình – Trị - Thiên, đồng bằng Nam – Ngãi – Định, đồng bằng Phú Yên – Khánh Hòa, đồng bằng Ninh Thuận – Bình Thu ận Tuy nhiên qui mô của các đồng bằng nhỏ (tổng diện tích x ấp x ỉ đ ồng b ằng sông Hồng), không tập trung, đất đai kém màu mỡ Bên cạnh các đồng bằng, ở nước ta còn có một số cánh đồng trồng lúa ở miền núi như Trùng Khánh, Quảng Uyên, Đông Khê, Th ất Khê (Đông B ắc), Than Uyên, Nghĩa Lộ, Điện Biên (Tây Bắc)…Đây là cơ sở lương th ực quan trọng cho một số tỉnh miền núi Với những thành tựu đặc biệt của ngành trồng lúa, t ừ chỗ thi ếu đói nước ta đã có gạo để xuất khẩu vào năm 1989 Từ năm 1991 tr ở l ại đây, lượng gạo xuất khẩu ngày càng tăng Đến năm 2008, n ước ta đã có 4,7 tri ệu tấn gạo được xuất khẩu đạt kim ngạch xuất khẩu gần 2,9 tỉ USD Gạo tr ở thành một trong ba mặt hàng xuất khẩu chủ lực cùng với hàng dệt may, th ủy sản và dầu thô), Việt Nam được xếp vào những nước hàng đầu th ế gi ới về xuất khẩu lúa gạo 2 Hoa màu lương thực Hoa màu (bao gồm ngô, khoai, sắn và các loại cây lương th ực ngoài lúa) chiếm một vị trí quan trọng trong lương thực cho con người, thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và tham gia một phần vào mặt hàng xuất khẩu Việt Nam có diện tích đất đai tương đối rộng l ớn, đi ều ki ện thời tiết thuận lợi, kinh nghiệm gieo trồng nhiều loại hoà màu vào nhiều vụ trong một năm, nhất là các loại hoà màu trồng cạn ở trung du và miền núi Trong vòng hai thập kỉ qua, diện tích cây màu lương th ực dao đ ộng t ừ khoảng 1 triệu đến 1,8 triệu ha, sản lượng giao động từ 5 tri ệu đ ến 15 tri ệu tấn qui thóc Sự biến động vê diện tích màu không lớn nh ưng cơ cấu di ện tích lại có sự thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tăng diện tích tr ồng ngô và sắn, giảm diện tích trồng khoai lang Ở nước ta ngô là cây lương thực sau lúa, những năm trở l ại đây s ản xuất ngô đang được chú ý do ngô không những là lương th ực mà còn s ử d ụng làm thức ăn gia súc trong khi cơ cấu nông nghiệp đã chuy ển dịch theo h ướng giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi nên nhu cầu về ngô là khá lớn Hai vùng trồng ngô lớn nhất cả nước là Đông Bắc (21,6% diện tích ngô cả nước năm 2009), Tây Nguyên (22,4%), tiếp theo là Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và đồng bằng sông Hồng Phát triển ngô đông trên đất lúa ở những nơi có điều kiện phù hợp, có đ ủ n ước tưới Đây là h ướng đi tích cực trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo h ướng thâm canh tăng v ụ, góp phần tăng sản lượng lương th ực vững chắc đặc biệt ở khu v ực dân c ư miền núi Hiện nay diện tích trồng ngô cả nước là gần 1,2 triệu ha, năng suất trung bình 43 tạ/ ha, sản lượng giao động trong kho ảng 4,5 - 5 tri ệu tấn/năm, trong khi nhu cầu về ngô của nước ta hiện nay là trên 5 triệu t ấn/ năm kể cả cho chế biến lương thực và chăn nuôi, hơn nữa tổng sản lượng ngô sản xuất vẫn chưa đủ cho nhu cầu trong nước, hàng năm v ẫn ph ải nh ập trên nửa triệu tấn Đây là điều kiện thuận lợi để sản xuất ngô phát triển mở rộng Việc áp dụng khoa học kĩ thuật, nhất là chọn giống trong ngành rất được chú ý Bảng 3 Diện tích và sản lượng ngô nước ta giai đoạn 2000 - 2017 2015 Sơ b ộ 2017 1.052, 1.125, 1.178, Diện tích (nghìn ha) 730,2 6 7 9 1.099,9 2.005, 3.787, 4.625, 5.287, 9 1 7 2 5.131,9 2000 Sản lượng (nghìn tấn) 2005 2010 Ngoài ngô thì khoai lang cũng là loại hoa màu l ương th ực quan tr ọng của nước ta Khoai lang là cây màu trồng luân canh với lúa vào vụ đông xuân trên đất cao pha cát Tuy năng suất cao (82,6 tạ/ha năm 2009) nh ưng v ẫn xếp vào nhóm lương thực phụ và chủ yếu làm thức ăn nuôi gia súc Trong những năm trở lại đây, diện tích và sản lượng khoai lang đều giảm Bảng 4 Diện tích và sản lượng khoai lang nước ta giai đoạn 2000 - 2017 Diện tích (Nghìn Sản lượng (Nghìn tấn ) ha) Năm 2000 730,2 2.005,9 2005 1.052,6 3.787,1 2010 1.125,7 4.625,7 2015 1.178,9 5.287,2 1.099,9 5.131,9 Sơ 2017 bộ (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam) Cây sắn là cây lấy củ được du nhập vào nước ta từ đầu thế kỷ 19; cùng với lúa và ngô, sắn là cây lương thực và cây cứu đói Hiện nay, cây s ắn đã chuyển đổi vai trò từ cây lương thực sang cây trồng xuất kh ẩu và mang tính hàng hóa cao Quan niệm đối với cây sắn gần đây đã có những thay đổi vì l ợi ích và giá trị mà nó mang lại cho các ngành công nghi ệp ch ế bi ến nh ư: s ản xuất tinh bột, thức ăn gia súc, đường, bột ngọt, nhiên liệu sinh h ọc… Xu ất khẩu sắn đã có khởi sắc và dự đoán có thể đạt 2 tỷ USD vào nh ững năm t ới Sắn cùng với lúa, ngô là ba cây trồng được ưu tiên phát tri ển trong tầm nhìn chiến lược đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp& PTNT Năm 2014, diện tích trồng sắn toàn quốc đạt 551,30 ngàn ha, năng suất củ t ươi bình quân 18,55 tấn/ ha, sản lượng 10,2 triệu tấn So v ới năm 2000, s ản l ượng sắn Việt Nam đã tăng hơn 3,93 lần, năng suất sắn đã tăng lên h ơn hai l ần Các vùng trồng sắn chính của Việt Nam là Bắc Trung bộ, Duyên h ải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và Trung du miền núi phía Bắc Diện tích sắn của 5 vùng sinh thái này chiếm khoảng 97% diện tích s ắn c ả n ước Trong các vùng trồng sắn chính của Việt Nam thì chỉ có vùng Đông Nam bộ và một ít diện tích của vùng Bắc Trung bộ, Duyên h ải miền Trung là s ắn đ ược trồng trên đất bằng; còn lại sắn được trồng chủ yếu trên đất dốc, đất nghèo dinh dưỡng đã và đang bị xói mòn và thoái hóa rất nghiêm trọng Do v ậy, năng suất sắn của Việt Nam hiện nay còn thấp (18,55 tấn/ ha) ch ỉ t ương đ ương với năng suất sắn trung bình của thế giới Sắn là cây dễ trồng, đầu tư thấp và không kén đất lại cho năng suất trên m ột đơn vị diện tích cao (có thể trồng được trên các loại đ ất x ấu, đ ất khô h ạn, nghèo dinh dưỡng mà các cây trồng khác không th ể sống n ổi (Đất cát khô hạn ở ven biển Duyên hải miền Trung) 3 Cây thực phẩm Hiện nay cả nước có trên 90 vạn ha rau đậu các loại T ập đoàn cây thực phẩm nước ta tương đối phong phú và đa dạng là do ngoài số l ượng l ớn các cây bản địa còn có thêm các giống cây nhập nội và các gi ống cây đ ược lai tạo Các loài rau nhiệt đới được trồng phổ biến trên phạm vi cả nước, đặc biệt trong vụ xuân hè để phục vụ cho nhu cầu hàng ngày của nhân dân Ph ổ biến nhất là rau muống, các loại bí, bầu, cà, m ướp…Vùng tr ồng rau qui mô lớn nhất Việt Nam hiện nay là đồng bằng sông Hồng Các lo ại rau c ận nhi ệt và ôn đới như bắp cải, su su… phân bố chủ yếu tại các vùng núi, cao nguyên như Sa pa, Tam Đảo, Đà Lạt Các vùng trồng cây thực phẩm đã và đang được hình thành vầ phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lên của thị trường nội địa, nhất là các lo ại rau sạch, rau an toàn II Ngành trồng cây công nghiệp Cây công nghiệp có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước Việc phát triển cây công nghiệp có ý nghĩa quan tr ọng trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên đất, nước và khí hậu , sử dụng tốt hơn nguồn lao động nông nghiệp, đa dạng hóa nông nghiệp , đặc biệt tạo nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng Hàng năm các nông sản như bông, đay, lạc, mía, đậu tương, cao su, cà phê, chè…trở thành nguyên liệu quan trọng trong công nghiệp chế biến Trong nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, cây công nghiệp có vai trò quan trọng Năm 2009, diện tích cây công nghiệp đạt gần 2,7 triệu ha, chiếm 19,5% diện tích gieo trồng cả nước Giá trị sản xuất đạt 32165,4 tỉ đồng (theo giá so sánh năm 1994) chiếm 25,8% giá trị sản xuất của ngành trồng trọt Năm 2017, diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm ước tính đạt 2.215,1 nghìn ha, tăng 35,2 nghìn ha so với năm 2016, trong đó diện tích cao su đạt 971,6 nghìn ha, giảm 0,2% so với năm trước do một số tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ đang có xu hướng phá bỏ cây cao su già cỗi, chuy ển đổi sang trồng tiêu và cây trồng khác, sản lượng cả vụ đạt 1.086,7 nghìn tấn, tăng 5%; hồ tiêu diện tích đạt 152 nghìn ha, tăng 17,6%, sản lượng đạt 241,5 nghìn tấn, tăng 11,6%; cà phê diện tích đạt 664,6 nghìn ha, tăng 2,2%, sản lượng đạt 1.529,7 nghìn tấn, tăng 4,7%; điều diện tích đạt 297,5 nghìn ha, tăng 1,5%, sản lượng đạt 210,9 nghìn tấn, giảm 30,9%; chè diện tích đạt 129,3 nghìn ha, giảm 3,1% do vùng chè Yên Bái và một số tỉnh miền núi phía Bắc đã chuy ển sang trồng nhóm cây có múi (chủ yếu là cây cam), sản lượng chè búp đạt 1.040,8 nghìn tấn, tăng 0,7% Trước đây ngành trồng cây công nghiệp nước ta phát triển chậm và manh mún, qui mô nhỏ hẹp Sau Đổi mới, cây công nghiệp đ ược đ ầu t ư phát triển mạnh trên cơ sở hình thành vùng chuyên canh qui mô l ớn nh ằm khai thác có hiệu quả mọi tiểm năng về tự nhiên và kinh tế xã h ội để phục vụ cho nhu càu trong nước và xuất khẩu Ở nước ta, cây công nghiệp thường được chia thành hai nhóm: cây công nghiệp lâu năm và cây hàng năm Cây công nghiệp hàng năm hay cây ngắn ngày có chu kì t ừ lúc gieo trồng đến khi thu hoạch dưới một năm (đay, cói, lạc, mía, bông, thu ốc lá, đ ậu tương…) Cây công nghiệp lâu năm hay cây dài ngày có chu kì kinh doanh dài (cao su, chè, cà phê, hồi, quế… Ngoài ra còn có các cách phân loại khác Về phương diện sử d ụng kinh tế , người ta phân cây công nghiệp thành các nhóm là cây l ấy s ợi (bông, đay, cói ), cây cho chất kích thích (chè, cà phê, thuốc lá…), cây lấy d ầu (l ạc, v ừng, đậu tương, dầu, cọ dầu…), cây lấy nhựa (cao su, thông nh ựa, bồ đề, cánh kiến,…), cây lấy đường (mía, thốt nốt…) 1 Nhóm cây công nghiệp hàng năm Các cây công nghiệp hàng năm n ước ta khá đa d ạng, tuy nhiên có di ện tích lớn hơn cả là mía, bông, lạc, đậu tương, thuốc lá, đay, dâu t ằm… Bảng 5 Diện tích gieo trồng và sản lượng của một số cây công nghiệp hàng năm giai đoạn 2000 - 2017 Mía Bông Lạc Đậu tương Diện tích (Nghìn ha) 2000 302,3 18,6 244,9 124,1 2005 266,3 25,8 269,6 204,1 2010 269,1 9,1 231,4 197,8 2015 284,2 1,2 200,2 100,8 Sơ bộ 2017 280,4 0,4 195,8 68,5 Sản lượng (Nghìn tấn) 2000 15.044,3 18,8 355,3 149,3 2005 14.948,7 33,5 489,3 292,7 2010 16.161,7 12,5 487,2 298,6 2015 18.337,3 1,3 454,1 146,4 Sơ bộ 2017 18.319,2 0,5 461,5 102,3 * Cây mía: là loại cây có đường phổ biến ở nước ta với hàm lượng đ ường trong thân khá cao (10 – 15% trọng lượng thân cây) Đây là loài cây nhi ệt đ ới có nguồn gốc từ Đông Nam Á, cây đòi hỏi nhiệt đ ộ cao, ấm quanh năm, đ ất tốt Ở nước ta, cây mía phân bố rộng rãi ở nhiều n ơi, nó đ ược tr ồng c ả ở vùng núi, trung du và đồng bằng Hiện nay, cây mía tập trung nhi ều nh ất ở 4 vùng là đồng bằng sông Cửu Long (trên 20% diện tích và gần 30% s ản l ượng của cả nước), Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ Riêng 4 vùng này chiếm tới 77,7% và 79,4% sản lượng mía của n ước ta Các t ỉnh trồng mía nhiều nhất là Tây Ninh, Hậu Giang, Thanh Hóa, Phú Yên, Gia Lai, Long An, Khánh Hòa, Sóc Trăng * Cây lạc: là cây trồng chủ yếu để lấy dầu ở nước ta Đây là loại cây của vùng nhiệt đới ẩm có nguồn gốc từ bắc Achentina và nam Bôlivia, đòi h ỏi nhiệt độ trung bình tương đối cao, ổn định và đủ độ ẩm Có một số giống lạc dài ngày (6 tháng) và ngắn ngày (3 tháng) Cây lạc được trồng chủ yếu ở Bắc Trung Bộ (30,6% diện tích và 29,9% sản lượng cả nước) và Đông Bắc Ngoài ra lạc còn đ ược trồng ở duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ… Các tỉnh đứng đầu về diện tích trồng lạc là Nghệ An, Tây Ninh, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Bắc Giang,… * Cây đậu tương: hạt đậu tương được sử dụng làm thực phẩm, ép lấy dầu còn khô dầu được sử dụng trong chăn nuôi Đây là loại cây đi ển hình cho vùng châu Á gió mùa, độ ẩm cao nhưng không đòi h ỏi nhi ệt Đ ậu t ương g ồm nhiều giống, thích nghi được nhiều vùng khí hậu khác nhau từ ôn đ ới đến nhiệt đới Cây đậu tương tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng (21,7% diện tích và 24,6% sản lượng), Đông Bắc (28,9% diện tích và 22,9% sản lượng), tiếp đến là Tây Nguyên và Tây Bắc…Các tỉnh tr ồng nhiều đ ỗ tương nhất là Hà Giang, Thái Bình, Đắc Nông… * Cây bông: là nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp kéo sợi, dệt v ải Đây là loại cây ưu nóng, không cần nhiều ẩm Tuy nhiên vào th ời kì bông ra quả cần mưa nhiều nhưng lúc quả chín lại cần thời tiết tuy ệt đối hanh khô Vì thế ở nước ta chỉ có một số vùng thích h ợp cho vi ệc tr ồng bông Các t ỉnh trồng nhiều bông nhất là Sơn La, Lai Châu, Lâm Đồng… Nhìn chung, tình hình phát triển của các cây công nghi ệp hàng năm của nước ta còn thiếu ổn định 2 Nhóm cây công nghiệp lâu năm Cây công nghiệp lâu năm ở nước ta ngày càng có vai trò quan tr ọng Các cây công nghiệp lâu năm có giá trị cao ở nước ta là cao su, cà phê, chè,… Bảng 6 Diện tích gieo trồng và sản lượng một số cây công nghi ệp lâu năm ở nước ta giai đoạn 2005 - 2016 2005 2010 2015 Sơ b ộ 2016 Điều 348,1 379,3 290,4 293,0 Cao su 482,7 748,7 985,6 976,4 Cà phê 497,4 554,8 643,3 645,4 Chè 122,5 129,9 133,6 131,5 Hồ tiêu 49,1 51,3 101,6 124,5 Điều 240,2 310,5 352,0 303,9 Cao su (Mủ khô) 481,6 751,7 1.012,7 1.032,1 Cà phê (Nhân) 752,1 1.100,5 1.453,0 1.467,9 Chè (Búp tươi) 570,0 834,6 1.012,9 1.022,9 Hồ tiêu 80,3 105,4 Diện tích (nghìn ha) Sản lượng (nghìn tấn) 176,8 193,3 * Cao su: là nhóm cây trồng lấy mủ (nhựa) c ó nguồn gốc từ Nam Mỹ cây cao su đầu tiên được người Pháp đưa vào Việt Nam năm 1878 nh ưng không s ống được Năm 1892, 2.000 hạt cao su từ Indonesia nhập vào Việt Nam và đ ến 1907 được đánh dấu sự hiện diện cây cao su ở Việt Nam Cao su loài cây thân gỗ, có thể cao tới trên 30m Nh ựa hay m ủ màu trắng có trong các mạch ở vỏ cây Cây đạt độ tuổi 5-6 năm thì ng ười ta b ắt đầu thu hoạch mủ Cho năng suất cao nhất trong độ tuổi t ừ 11 đ ến 25, sẽ ngừng sản sinh mủ khi đạt độ tuổi 26-32 năm Ngoài ra, gỗ cao su còn đ ược dùng sản xuất đổ gỗ, được xem là loại gỗ thân thiện môi tr ường vì ch ỉ đ ược khai thác khi cây kết thúc chu trình sinh mủ Biểu đồ 1 Diện tích trồng cao su ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2011 Nguồn: Công ty cổ phần chứng khoán An Bình (ABS) Biểu đồ 2 Phân bố diện tích trồng cao su ở Việt Nam năm 2011 Nguồn: ABS Sản lượng và năng suất khai thác cao su không ngừng tăng lên trong 10 năm qua, Việt Nam hiện là một trong những n ước d ẫn đầu th ế gi ới v ề sản lượng và xuất khẩu cao su Năm 2011, diện tích tr ồng cao su g ần 850 ngàn ha, sản lượng trên 800 ngàn tấn, năng suất lên đến 1,72 t ấn/ha (trong khi năm 2001 chỉ đạt 1,3 tấn/ha), thuộc nhóm 3 n ước d ẫn đ ầu th ế gi ới, tương đương Thái Lan, chỉ sau Ấn Độ (1,78 tấn/ha) M ức năng suất bình quân trên thế giới là 1,45 tấn/ha Tính trong 9 tháng 2012, Vi ệt Nam chính thức vượt qua Ấn Độ trở thành nước sản xuất cao su tự nhiên lớn thứ 4 th ế giới, sau Thái Lan, Indonesia, và Malaysia Tuy v ậy, quỹ đ ất đang thu h ẹp d ần và Việt Nam khuyến khích đầu tư mở rộng diện tích trồng và khai thác cao su ở Lào và Campuchia Biểu đồ 3 Sản lượng cao su tự nhiên ở Việt Nam giai đoạn 2002 - 2011 Nguồn: ABS Hiện nay cây cao su phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ, trong đó tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh Khí hậu cận xích đạo và đất đai Đông Nam Bộ rất thích hợp cho việc trồng cây cao su, 80% diện tích trồng cao su cho mủ là ở vùng này Ngoài ra, cao su còn được trồng ở Tây Nguyên (Gia Lai), Bắc Trung Bộ (Quảng Trị, Nghệ An) và một số ít ở trung du và miền núi Bắc Bộ * Cà phê: là cây nhiệt đới rất ưu nhiệt (nhiệt độ trên 15 0C) và ưa ẩm (lượng mưa trên 1250mm/năm) Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Việt nam từ năm 1870, mãi đến đầu thế kỷ 20 mới được phát triển trồng ở m ột số đ ồn điền của người Pháp Năm 1930 ở Việt nam có 5.900 ha Trong thời kỳ những năm 1960 - 1970, cây cà phê được phát triển ở một số nông trường quốc doanh ở các tỉnh miền Bắc, khi cao nh ất (19641966) đã đạt tới 13.000 ha song không bền vững do sâu bệnh ở cà phê Arabica và do các yếu tố tự nhiên không phù hợp với cà phê Robusta nên m ột số lớn diện tích cà phê phải thanh lý Cho đến năm 1975, đất nước thống nhất, diện tích cà phê của cả nước có khoảng trên 13.000 ha, cho s ản l ượng 6.000 tấn Sau 1975, cà phê ở Việt Nam được phát triển mạnh tại các tỉnh Tây nguyên nhờ có vốn từ các Hiệp định hợp tác liên Chính ph ủ v ới các n ước: Liên xô cũ, CHDC Đức, Bungary, Tiệp khắc và Ba lan, đến năm 1990 đã có 119.300 ha Trên cơ sở này, từ 1986 phong trào trồng cà phê phát tri ển m ạnh trong nhân dân, đến nay đã có trên 390.000 ha, đạt sản lượng gần 700.000 t ấn Hiện nay, cà phê nhập vào nước ta có ba giống là cà phê chè có ngu ồn gốc từ Êtiôpi, cà phê vối nguồn gốc từ Côngô và cà phê mít ngu ồn g ốc t ừ Libêria Ngành cà phê nước ta đã có những bước phát triển nhanh v ượt b ậc Chỉ trong vòng 15-20 năm trở lại đây nước ta đã đưa sản lượng cà phê cả nước tăng lên hàng trăm lần Diện tích cây cà phê ở nước ta tăng lên tương đối nhanh Gần 90% diện tích trồng cà phê n ước ta tập trung ở Tây Nguyên (đặc biệt là Đắc Lắc và Lâm Đồng) Cây cà phê là loại cây đem l ại hi ệu qu ả kinh tế cao, nhu cầu sử dụng cà phê trên Thế giới còn r ất l ớn H ướng phát triển chủ yêu cây cà phê trong những năm tới là ổn định diện tích và t ập trung vào loại cà phê có chất lượng (cà phê chè) Tuy nhiên trong vài năm lại đây do sự biến động mạnh mẽ của giá cả thị trường, giá cà phê giảm liên tục đến mức thấp kỷ lục 30 năm lại đây nên diện tích trồng cà phê đang có xu hướng sụt giảm * Chè: là loại cây bụi thường xanh của miền nhiệt đới và cận nhiệt gió mùa , có mùa đông lạnh và khô Ở nước ta hiện nay chủ yếu trồng giống chè Trung Quốc lá to ở các tỉnh trung du phía Bắc và chè Shan ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Lâm Đồng Cây chè được coi là cây có hiệu quả kinh tế cao so v ới các cây tr ồng khác, đóng vai trò xoá đói giảm nghèo và góp phần quan trọng đ ể làm giàu cho địa phương Hiện cả nước có 130.000 ha diện tích trồng chè v ới h ơn 500 cơ sở sản xuất chế biến, công suất đạt trên 500.000 tấn chè khô m ỗi năm Nhiều vùng chè cho năng suất cao và chất lượng tốt, nổi tiếng trong n ước như: Tân Cương (Thái Nguyên), Mộc Châu (Sơn La), Bảo Lộc (Lâm Đồng)… Các sản phẩm chè ngày càng đa dạng, phong phú về chủng lo ại, đảm b ảo phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người tiêu dùng trong và ngoài n ước nh ư: Chè sao lăn, chè xanh, chè Ô Long, chè Hương, chè Thảo dược Các vùng chè nổi tiếng của nước ta là vùng núi cao Bắc Bộ (chè Shan), vùng trung du và núi thấp Bắc Bộ (vùng trồng chè l ớn nh ất c ả n ước), vùng nam và bắc Tây Nguyên Phát triển ngành chè góp phần thúc đẩy nền nông nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người nông dân, đồng thời giúp người nông dân tăng thu nh ập, nâng cao mức sống, xoá đói giảm nghèo cho các vùng, đồng th ời vi ệc tr ồng chè đã nâng cao việc sử dụng hiệu quả đất đai vùng mi ền núi trung du, giúp người dân tộc có thu nhập và dần chuy ển t ừ du canh du c ư sang đ ịnh canh định cư Tốc độ phát triển của ngành chè đem lại hiệu quả kinh tế - xã h ội, t ừ đó làm giảm đi sự cách biệt giữa vùng thành thị và vùng miền núi, Hiện nay, Việt Nam là nước sản xuất chè lớn thứ 7 và xuất khẩu chè lớn thứ 5 toàn Thế giới Chè Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang 3 quốc gia là Pakistan, Đài Loan (Trung Quốc) và Nga * Hồ tiêu Cây hồ tiêu có tên khoa học là Piper nigrum, thuộc họ Piperaceae, có nguồn gốc từ Ấn Độ, được người Pháp trồng ở Việt Nam từ thế kỷ XVII Đến cuối thế kỷ XIX, hồ tiêu đã trở thành sản phẩm hàng hóa đ ược tr ồng ở Phú Quốc, Hòn Chồng và Hà Tiên (Kiên Giang) Đầu thế kỷ XX, hồ tiêu được phát triển lên vùng đất đỏ bazan ở miền Đông Nam Bộ và miền Trung Tuy nhiên, vào những năm 1970, diện tích hồ tiêu tại Việt Nam vẫn còn ít, m ới có khoảng 400 ha, đạt sản lượng khoảng 500 tấn Hiện nay, Việt Nam có 6 tỉnh trọng điểm sản xuất h ồ tiêu gồm: Bình Phước 12.148 ha, Đắk Nông 11.154 ha, Đắk Lắk 12.082 ha, Bà R ịa – Vũng Tàu 9.074, Đồng Nai 9.010, Gia Lai 11.245 Trong đó, khu v ực Tây Nguyên và mi ền Đông Nam Bộ đứng đầu về diện tích, năng suất và sản lượng Ngoài ra, còn có các vùng trồng tiêu khác như Phú Quốc (Kiên Giang) đã có th ương hi ệu lâu nay và vùng trồng hồ tiêu ở Quảng Trị … Việt Nam có tốc độ xuất khẩu hồ tiêu tăng nhanh, đạt tốc độ tăng 1520% bình quân mỗi năm Năm 2001, lần đầu tiên Vi ệt Nam tr ở thành n ước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới với tổng lượng xuất khẩu 50.506 tấn, đạt kim ngạch xuất khẩu khoảng 90 triệu USD Năm 2014, ngành sản xuất h ồ tiêu thế giới giảm sút do một số nước bị mất mùa đẩy giá tiêu lên cao, riêng Việt Nam vẫn ổn định, đạt diện tích hơn 73.500 ha, s ản l ượng g ần 140.000 tấn, xuất khẩu 156.396 tấn (bao gồm cả lượng nh ập về đ ể tái xu ất) và đ ạt kim ngạch xuất khẩu 1.204,98 tỷ USD Hiện nay, hồ tiêu Việt Nam được xuất khẩu đến 97 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc châu Á, châu Âu, châu Mỹ, châu Phi Đặc biệt, s ản ph ẩm h ồ tiêu chất lượng cao của Việt Nam xuất khẩu vào Mỹ và các n ước EU ngày càng tăng Các nước châu Âu chiếm thị phần 40%, đã chấp nhận công nghệ sản xuất hồ tiêu Việt Nam và các mặt hàng gia vị chế biến từ hồ tiêu Việt Nam III Ngành trồng cây ăn quả Ngành trồng cây ăn quả đã được phát triển từ lâu nhưng trước đây qui mô còn hạn chế Nước ta có nhiều tiềm năng về tự nhiên và kinh tế xã h ội đ ể phát triển cây ăn quả Những sản phẩm cây ăn quả rất n ổi tiếng c ủa n ước ta có thể kể đến cam Xã Đoài; bưởi Đoan Hùng, Phúc Tr ạch, Năm Roi; nhãn Hưng Yên; xoài Cao Lãnh, đào Sapa, mận Lạng Sơn… Sự phát triển của ngành trồng cây ăn quả nhiền chung còn ch ậm và thiếu ổn định Năm 2009, cả nước có khoảng 774 nghìn cây ăn qu ả các lo ại Tỉ trọng của ngành trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành tr ồng tr ọt dao đ ộng t ừ 9% lên 7,8% trong giai đoạn 1995 - 2009 Trong tương lai, hướng phát triển của ngành là chú tr ọng đầu t ư và phát triển một số vùng sản xuất có tính hàng hóa đồng th ời chú ý đ ến khâu chế biến và thị trường tiêu thụ sản phẩm B MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TRONG THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA Câu 1 Nêu ý nghĩa của việc sản xuất lương thực - thực phẩm Dựa và Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học, t rình bày điều kiện sản xuất và tình hình sản xuất lương thực ở nước ta Gợi ý trả lời a Ý nghĩa: Đẩy mạnh sản xuất lương thực có tầm quan trọng đặc biệt nh ằm đ ảm bảo LT cho một nước hơn 80 triệu dân, cung cấp thức ăn cho chăn nuôi và nguồn hàng cho xuất khẩu Việc đảm bảo an ninh lương th ực cũng là c ơ s ở đ ể đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp b Điều kiện phát triển: Thuận lợi: ĐKTN, ĐKKT-XH Khó khăn: thiên tai, trình độ phát triển, cơ sở vật chất, vốn đầu tư, th ị trường *Tình hình phát triển và phân bố: - Trong cơ cấu cây lương thực quan trọng nhất là cây lúa: + Diện tích gieo trồng tăng mạnh, từ 5,6 triệu ha (1980) lên 7,3 triệu ha (2005) + Cơ cấu mùa vụ có nhiều thay đổi + Năng suất lúa tăng nhanh, hiện nay BQ đạt 49 tạ/ha + Sản lượng tăng rất nhanh, hiện nay đạt trên 36 triệu tấn (năm 1980:11,6 triệu tấn) + Bình quân LT theo đầu người tăng, đạt hơn 470 kg/ năm N ước ta đã trở thành nước XK gạo hàng đầu thế giới (3-4 triệu tấn/năm) - Các cây lương thực khác, nhất là ngô cũng được chú tr ọng phát tri ển - Các vùng sản xuất lương thực lớn: + Đồng bằng sông Cửu Long là vùng SXLT l ớn nh ất (> 50% DT và SL lúa) BQ đầu người năm trên 1000 kg + Đồng bằng sông Hồng là vùng SX LT lớn thứ 2 và là vùng có năng su ất lúa lớn nhất cả nước Câu 2 Phân tích vai trò của cây công nghiệp Tại sao cây công nghiệp lại được phát triển mạnh trong những năm gần đây ? Gợi ý trả lời a Phân tích vai trò của cây công nghiệp - Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên - Khai thác được thế mạnh của vùng đồi núi và trung du, phá th ế đ ộc canh trong nông nghiệp, đưa nông nhiệp phát triển đa canh - Tạo nguồn nguyên liệu phong phú cung cấp cho các ngành và phân b ố l ại sản xuất công nghiệp - Tạo nguồn hàng xuất khẩu quan trọng - Giải quyết việc làm, góp phần phân bố lại dân cư và lao động trên c ả n ước - Nâng cao đời sống của nhân dân, giải quyết nhu cầu =) như vậy việc đẩy mạnh sản xuất cây công nghiệp sẽ phát huy đ ược hi ệu qủa của nền nông nghiệp nhiệt đới, góp phần phát triển kinh tế miền núi trung du và cao nguyên, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước b Trong những năm gần đây cây công nghiệp phát triển m ạnh vì : * Nước ta có nhiều thế mạnh về tự nhiền và kinh tế - xã hội - Thế mạnh tự nhiên + Địa hình và đất đai nước ta rất thích h ợp cho việc phát tri ển cây công nghiệp: ở vùng núi và trung du có đất feralit thích h ợp phát tri ển cây công nghiệp lâu năm, ở đồng bằng có đất phù sa thích hợp phát tri ển cây công nghiệp ngắn ngày + Nguồn nước (trên mặt và nước ngầm ): tương đối dồi dào, phong phú đảm bảo đủ nước tưới cho cây công nghiệp + Khí hậu: nhiệt đới ,gió mùa phân hóa đa dạng (theo mùa, theo đ ộ cao, theo bắc – nam) tạo điều kiện phát triển cây công nghiệp quanh năm v ới c ơ cấu cây trồng đa dạng (cây miền nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đ ới) + Sinh vật : có các giống cây công nghiệp bản đ ịa cho năng su ất cao, ch ất lượng tốt - Thế mạnh KT – XH + Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm trong việc trồng và ch ế bi ến cây công nghiệp + Cở sở vật chất kĩ thuật (các trị giống, cơ sở bảo vệ thực vật, cơ sở chế biến …), cơ sở hạ tầng (GTVT, thông tin liên lạc, ) ngày càng hoàn thi ện + Thị trường tiêu thụ cả trong nước ngoài ngoài nước ngày càng m ở rộng + Sự tiến bộ khoa học – kĩ thuật, sự hoàn thiện của công nghệ chế biến sau thu hoạch đã góp phần nâng cao chất sượng sản phẩm tăng khả năng canh tranh trên thị trường + Chính sách khuyến khích ưu tiên phát triển cây công nghiệp c ủa Nhà nước + Việc đảm bảo an ninh lương thực góp phần đẩy mạnh sản xu ất cây công nghiệp * Khi phát triển cây công nghiệp sẽ đem lại nhiều hiệu quả to lớn (phân tích) Câu 3 Tại sao nói việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghi ệp gắn với công nghiệp chế biến là một trong những ph ương hướng l ớn trong chiến lược phát triển nông nghiệp của nước ta? Gợi ý trả lời - Có điều kiện chế biến sản phẩm tại chỗ từ cây công nghi ệp thành nh ững mặt hàng có giá trị kinh tế cao, dễ bảo quản, dễ chuyên chở, tiêu th ụ và xuất khẩu Từ đó có thể mở rộng diện tích trồng cây công nghiệp - Xây dựng vùng chuyên canh gắn với cơ sở chế biến + Gắn sản xuất nông nghiệp với công nghiệp, tạo ra các liên hợp nông – công nghiệp + Đây chính là bước đi trên con đường hiện đại hoá nông nghi ệp - Góp phần giảm cước phí vận chuyển, giảm giá thành sản phẩm Cho phép sản phẩm cây công nghiệp của nước ta xâm nhập và đứng vững trên thị trường thế giới Câu 4 Thế nào là vùng chuyên canh công nghiệp Trình bày các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn ở nước ta Gợi ý trả lời * Khái niệm: Vùng chuyên canh cây công nghiệp là vùng tập trung các lo ại cây CN trên cơ sở điều kiện tự nhiên đặc biệt thuận lợi cho một số cây CN có giá trị Việc hình thành các vùng chuyên canh cây CN đã và sẽ thu hút lao đ ộng, góp phần phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng * Trình bày 3 vùng chuyên canh - Đông Nam Bộ (qui mô, điều kiện phát triển, các loại cây chuyên canh) - Tây Nguyên - Trung du và miền núi Bắc Bộ Câu 5 Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, t rình bày sự phân bố các cây CN hàng năm và lâu năm chủ yếu ở nước ta Gợi ý trả lời * Cây CN lâu năm - Cà phê: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, cà phê chè m ới đ ược trồng nhiều ở Tây Bắc - Cao su: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, 1 số tỉnh DHMT - Hồ tiêu: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, 1 số tỉnh DHMT - Điều: Đông Nam Bộ - Chè: TDMNBB, Tây Nguyên (Lâm Đồng) - Dừa: ĐBSCL * Cây CN hàng năm + Mía: ĐBSCL, ĐNB, DHMT + Lạc: đồng bằng Thanh – Nghệ - Tĩnh, đất xám bạc mầu ở ĐNB, Đắc Lắc + Đậu tương: TDMNBB, Đắc Lắc… + Đay: ĐBSH + Cói: ven biển Ninh Bình, Thanh Hóa… + Thuốc lá: TDMNBB, DHNTB… KẾT LUẬN Việt Nam là một quốc gia có nền nông nghiệp phát tri ển lâu đ ời Trong ngành nông nghiệp của Việt Nam, trồng trọt là vẫn là ngành kinh t ế quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn Trong chuyên đề của mình, tôi đã đ ưa ra những vẫn đề cơ bản nhất của ngành trồng trọt Việt Nam, đồng th ời đ ưa ra một số dạng câu hỏi thường gặp trong thi học sinh giỏi quốc gia môn Đ ịa lý Tuy vậy bài viết không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót Vì th ế tôi rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của các th ầy cô đ ể n ội dung chuyên đề trở nên hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 GS.TS Đỗ Thị Minh Đức (chủ biên) (2007), Giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội 2 Lê Thông (2011), Địa lí kinh tế - xã hội Việt Nam , Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội 3 Tổng cục thống kê, Niên giám thống kê 2015, Nxb Thống kê 4 Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Đức Vũ, Nguyễn Minh Tuệ Bồi dưỡng học sinh giỏi Địa lí THPT NXBGD, năm 2009 5 Lê Thông (chủ biên), Nguyễn Minh Tuệ, Bùi Thị Nhiệm, Vũ Thị Hải Yến Hướng dẫn ôn thi học sinh giỏi môn Địa lí NXBGD, năm 2011 6 Các trang web: - www.gso.gov.vn - https://nongnghiep.vn/ ... Việt Nam quốc gia có nơng nghiệp phát tri ển lâu đ ời Trong ngành nông nghiệp Việt Nam, trồng trọt ngành kinh t ế quan trọng chiếm tỉ trọng lớn Trong chuyên đề mình, tơi đ ưa đề ngành trồng trọt. .. mình, tơi đ ưa đề ngành trồng trọt Việt Nam, đồng th ời đ ưa số dạng câu hỏi thường gặp thi học sinh giỏi quốc gia môn Đ ịa lý Tuy viết tránh khỏi hạn chế thi? ??u sót Vì th ế tơi mong nhận nhận... sản phẩm B MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP TRONG THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA Câu Nêu ý nghĩa việc sản xuất lương thực - thực phẩm Dựa Atlat địa lý Việt Nam kiến thức học, t rình bày điều kiện sản xuất tình